Giống Rồng
Tác giả: Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ mười chín
Đại phá Vũ -Tống Bình Nam thắng lớn
Bình định Giao Châu họ Đỗ vang danh
Chương 19.2 Nỗi niềm nào đâu ai tỏ?
Định Hòa quay ra phía Thi Nguyên, bốn mắt nhìn nhau rồi cùng phá lên cười, chỉ vào mặt nhau trách móc đã quá đa nghi. Họ Định hồ hởi kéo quân ra hai bên, cầm giáo dài chỉ về phía bờ nói:
- Phải chăng là Giản Tâm người châu Ung? Giữ thành Cổ Loa huyện Bình Đạo.
Quân sĩ phía bờ giương gươm giáo hô hào, ba quân mừng rỡ gặp nhau. Định Hòa và Thi Nguyên cho quân ghé vào trong trại binh gặp một viên tướng trẻ người Ung Châu tên là Giản Tâm. Người này nói năng chậm chạp, không khéo nói chuyện, bộc tệch như đứa trẻ. Người cao năm thước, thân hình mập mạp, da trắng như đám tiểu thư nhà khuê các trông chẳng ra dáng kẻ làm tướng. Khuôn mặt bùng beo, gò má nhô cao như hai quả đào đính trên mặt. Mái tóc hoe vàng cháy nắng rẽ mái hai bên xòa xuống, đầu quấn khăn nâu đỏ, môi dày nâu thẫm, mắt to vàng đục, tiếng cười lúc nào cũng khanh khách như kẻ bị ma chơi. Ấy thế người ta vẫn gọi người này là Bạch Quỷ Đào, bọn tướng sĩ quân Hàn thường gọi hắn là thằng mập quỷ.
Vốn từ tấm bé được cha mẹ nuông chiều vì Bạch Quỷ Đào là thằng con trai hiếm hoi tại một gia đình gia thế ở châu Ung. Nhà có ba người anh em trai, hai người em trai của Giản Tâm đứa lớn mới bảy tuổi, đứa nhỏ lên ba và mười một chị em gái.
Lão hào trưởng họ Giản cha của Tâm lấy hai bà vợ mà cứ mỗi bà sinh ra bốn đứa con gái trong vòng mười năm. Lão Giản chán chường, trông ngóng có thằng con trai nối dõi tông đường mà lấy thêm một người con gái trong hương kém lão đến cả hai chục tuổi. Thuở ấy, mẹ của Giản Tâm mới tuổi mười bốn, làm mẹ của Tâm lúc tuổi chưa tròn mười lăm.
Thói đời ganh ghét hay nảy sinh từ những chuyện trời ơi. Lúc sinh ra Giản Tâm gần tròn một năm, hai bà vợ cả của lão Giản cũng lần lượt sinh ra thêm hai đứa con gái nữa, sợ bị lão Giản cho ra rìa nên đem lòng đố kỵ.
Một lần hai bà dụ dỗ "bà ba" trẻ người non dạ đi dự hội. Rồi hai bà ta lơ vảng trốn về nhà lúc nào chẳng hay. Trong hội, bọn thanh niên thấy bà mẹ trẻ một con mà tròn con mắt có ý chòng ghẹo "bà ba" nhà lão Giản. Rồi chuyện chẳng lành xảy đến, "bà ba" trẻ người non dạ bị lôi kéo vào cuộc lạc hoan của những tên lưu manh khốn nạn.
Nhục nhã, u uất "bà ba" trẻ tuổi sinh ra hoảng loạn tinh thần. "Bà ba" sinh ra thêm một đứa con gái nữa trong cái dè bỉu, khinh ngờ của cả lão Giản và toàn thể gia đình. Sớm mồng một tết, khi ấy Tâm vẫn còn chưa đầy hai tuổi, con gái của "bà ba" cũng vừa mới hết thôi nôi, "bà ba" lúi húi dưới bếp lò điên dại gào thét khiến "bà hai" "giật mình" đổ cả nồi nước sôi vào người. Ngày sau mẹ của Giản Tâm chết khi mới qua tuổi trăng tròn.
Ấy vì thế mà lão Giản coi chừng Giản Tâm kỹ lưỡng. Lão cho thầy đến giúp Tâm văn ôn võ luyện hết thảy đều ở trong trướng rủ màn che. Tất cả mọi sinh hoạt to nhỏ của Tâm đều không một ai biết, đến cả khuôn mặt của Tâm cũng chỉ có mình lão Giản biết. Đến khi Tâm lên mười ba tuổi, bà hai sinh ra một cậu con trai nữa thì bấy giờ cả nhà mới biết đến hình hài mập mạp, da trắng đến độ bủng beo của Tâm. Nhưng điều ấy vẫn hết sức hạn chế vì chỉ có ngày giỗ chạp hay đám cưới các chị gái Tâm mới được phép ra ngoài gặp gỡ mọi người.
Mười bảy tuổi, quân Nam Chiếu cướp bóc Ung Châu, gia đình lão Giản bị mất đến phân nửa của cải, ruộng đất. Giản Tâm được cha gửi cho vị tướng quân Mã Thực, họ Mã bấy giờ dẹp loạn Hoàn Vương ở đất Lục Châu, sau lại kéo quân đánh giặc Nam Chiếu.
Họ Mã bị Hàn Ước cướp công nên trốn vào vùng man di. Giản Tâm viết thư hỏi cha, lão Giản nói Tâm theo Ước mà lập cơ nghiệp, cuộc sống ở châu Ung đã không còn nhàn hạ như lúc Tâm còn nhỏ nữa. Phần vì gia sản đã bị cướp bóc, phần vì gả đám con gái lấy chồng cả chục đứa, của hồi môn đem san sẻ hết.
Sau đấy, hai bà vợ của lão Giản cũng mắc bệnh mà chết. Bọn gia nô cũng trốn biệt sau trận chiến, giờ trong nhà chỉ còn lão cùng với năm đứa trẻ và cô em họ của bà hai. Sau khi bà hai chết, người em họ của bà được bà hai gửi gắm tới trang để chăm cho thằng em của Tâm. Lửa gần rơm, chẳng phải lão Giản dụ dỗ gì, lão Giản đường đường chính chính tằng tịu với cô ta sinh ra đứa em út của Tâm.
Giản Tâm chậm nói nhưng được dùi mài kinh sử từ tấm bé, đánh qua biết bao trận, giành thắng lợi cũng nhiều nên được lòng Hàn Ước. Nay gặp Định Hòa và Thi Nguyên ở đất Mê Linh lúc quân châu Phong nổi dậy khiến họ Thi không khỏi ngạc nhiên:
- Người này là ai, không phải là Giản Tâm đấy chứ? Ta có nghe cái tên Giản Tâm khác thường mà cũng chẳng thể nghĩ rằng trông anh ta lại như thế này.
Ầm ầm tiếng trống từ bên trong gian đền thờ hắt ra, lời nói văng vẳng bên tai đám quân Tống Bình. Giản Tâm cười khanh khách khiến bọn quân lính Tống Bình không khỏi giật mình há hốc mồm. Định Hòa nói:
- Người này Thi Nguyên chớ có nhìn vẻ bề ngoài mà khinh thường.
Nhớ lại trận đánh ở Lục Châu mùa hạ, Định Hòa theo Trình Mậu mang quân đánh Lục Châu mấy tuần trời không phá được quân Hoàn Vương. Bấy giờ, Vương Thăng Triều sai quân truy đuổi đám tàn binh Lý Nguyên Gia đến tận sông Thái Bình, tình thế nguy cấp.
Viên tướng Mã Thực theo kế của Giản Tâm mà vừa khéo đuổi quân Nam Chiếu rút theo đường Nà Lữ về châu Ung. Sau đó chính Bạch Quỷ Đào cầm quân xé giao kết giữa họ Mã và quân Nam Chiếu. Quân Nam Chiếu nghĩ họ Mã bội ước hòng cho quân quay đầu lại thì gặp quân của Lý Toàn ở Phục Hòa. Tình thế đứng giữa hai bên địch buộc quân Nam Chiếu phải rút.
Diễn biến Nam Chiếu rút khỏi châu Ung mở đường cho thắng lợi của Mã Thực ở Lục Châu. Sau này, cái thói đời kẻ làm người hưởng nên Giản Tâm buộc phải theo họ Hàn đánh thêm năm sáu trận đánh theo dọc tuyến sông Như Nguyệt, đẩy lùi quân Nam về phía tây.
Chẳng biết có phải trông thấy viên tướng bủng beo, lại nói chậm như đứa trẻ lên hai mà các tướng người nam lơ là cảnh giác. Một mình Giản Tâm bắt giết được năm tướng người nam và buộc huyện lịnh Bình Đạo phải dâng đất đầu hàng.
Ấy thế mà viên cựu Liễu tá Đô hộ phủ là Đặng Khả có thơ khen tặng Giản Tâm lúc mới đến Giao Châu dẹp loạn Vương Thăng Triều. Lời thơ của họ Đặng tới dân chúng vùng Giao Châu, tiếng thơ ấy đám phường kỹ ca ở Tống Bình vẫn hát cho đám lại hầu nghe. Bọn trẻ con cũng thuộc làu làu, đọc rêu rao khắp các thành Long Biên, Cổ Loa, Liên Thụ, Luy Lâu rằng:
"Châu Ung có vị hương hào
Mười năm nheo nhóc biết bao muộn phiền
Hai bà vợ, tám nàng tiên
Gái ơi gái lớn, bạc tiền phần ai? Số đời nhiều lắm ương tai
Lão yêu cô nhỏ nhà ai cưới về
Nhỏ nhoi chẳng phận thiếp thê
Ôm trai bé bỏng bộn bề lo toan
Mong con mau lớn khôn ngoan
Mẹ yên giấc ngủ trên ngàn dõi theo
Thời gian thấm thoắt trôi vèo
Tuổi trai mười bảy hùm beo chẳng bì
Hoàn Vương nghe tiếng chạy đi
Phục Hòa, Nà Lữ tản di mấy lần
Thắng bại Như Nguyệt chưa phân
Ước dùng mưu kế "dụng Tâm hạ thành"
Hai mươi cái tuổi xuân xanh
Chiến công trăm trận uy danh lẫy lừng."
Ở La Thành lúc Hàn Ước tới, họ Trần dè bỉu lời của Đặng Khả lại kể lể nhiều điều chối tai về viên tướng quân trẻ tuổi kia. Có lần họ Đặng chửi Khôn trước điện rằng Khôn chỉ lo cho cái ghế của mình, chứ nào biết đánh trận mưu lược, so với Giản Tâm, Khôn như giọt nước so với mặt hồ. Khôn cả giận đuổi Khả về Luy Lâu. Sau lại mách kế với Hàn Ước để Giản Tâm ở Cổ Loa ít binh biến để Tâm không có dịp khoe tài. Ước phần vẫn muốn giữ Giản Tâm, phần vẫn nghe theo Trần Khôn mà cho Tâm giữ huyện Bình Đạo vốn chẳng chịu áp lực từ nghĩa quân người nam.
Bụng dạ Trần Khôn, Ước vẫn biết nhưng họ Hàn vốn yêu mến Khôn từ thuở Khôn len lén mang vàng bạc đút lót cho Trung thư thị lang, Đổng bình chương sự Vi Xử Hậu để nâng đỡ cho Ước. Ấy thế nên Hàn Ước luôn cho lời của Khôn là đúng.
Việc quân ở Giao Châu vốn đã chẳng phải chuyện như ăn miếng cơm vào miệng. Ước thấy Khôn liệu cơm gắp mắm cũng phần nào giảm bớt cái hung hăng của đám tướng sĩ người Nam Việt mà trao thêm nhiều quyền cho Khôn. Nhưng cũng vì Khôn luôn nghĩ bọn lại tướng theo Hàn Ước bấy lâu chẳng thể bỏ Ước mà đi nên có phần khiến bọn sĩ tướng Kinh – Nam ấm ức.
Giản Tâm chẳng phải là người duy nhất phải ấm ức vì những quyết định trái dở của Khôn. Thật may cho Ước, Giản Tâm cũng như cái tên của anh ta, anh chẳng bao giờ bận tâm mấy cái việc vụn vặt cỏn con của cái tên đàn bà mang hình hài đàn ông họ Trần ấy.
Chàng miệt mài thao luyện quân sĩ chiến đấu chẳng thể có lời chê. Chàng giảng giải binh lược, bình kinh thư cho đám sĩ tướng hay đến nỗi cả đàn kiến đang vội vã chạy cơn mưa rào cũng phải dừng lại rỏng tai nghe. Ấy thế mà quân trong tay anh chàng nhìn như công tử đúc bằng bột kia lúc nào cũng hừng hực đầy khí thế, luôn luôn giành phần ưu trong mọi trận chiến.
Kể hết thảy những tán tụng về Giản Tâm chắc Thi Nguyên sẽ phải nghe Định Hòa thao thao bất tuyệt thêm mấy đêm trăng nữa. Bấy giờ, Giản Tâm vẫn nhe răng, rung mình nhìn Thi Nguyên cười. Thi Nguyên tỏ vẻ khó chịu:
- Quái lạ! Nãy giờ anh nhìn tôi có điều gì mà khiến anh cười mãi như thế!
Bạch Quỷ Đào xua tay năm ngón xòe rộng, ria mép lún phún mấy cọng chưa cạo hết rung rung trên chiếc ghế đẩu, nhìn Nguyên hai vai tiếp tục rung lên, lời nói chậm rãi:
- Lão Thi người nam, ngu muội…
Thi Nguyên trợn trừng mắt, đập chiếc gậy nửa mặt rồng, nửa mặt rắn xuống bàn giận dữ:
- Anh thật hỗn xược!
Định Hòa xòe hai bàn tay vuốt xuôi ngực họ Thi mà vỗ về. Giản Tâm hết sức thư thả nói:
- Ngu muội lắm! Quách Thôi với Thi Nguyên anh, vì cái lợi nhỏ cá nhân so kè mà khiến quân ta lao đao, hai lão các anh chẳng khác Trần Khôn với Đặng Khả ở Tống Bình. Hết thảy ngu muội.
Thi Nguyên giận lắm tức tốc chạy ra phía ngoài đền. Họ Thi đứng trên gò đất cao gió lộng nghĩ xa xăm.
Đứng giữa ba làn nước chảy, vết chân vạc trên cát đụn nâu đen bờ bên này Thi Nguyên đang đứng, đánh mắt sang bên bờ kia đất vẹm hoắm, phía còn lại trơ trơ đầy cỏ mọc, họ Thi bỗng nhức mắt đổ lệ. Thi đã đổ máu vì ai, biết bao nhiêu lần đã vào sinh ra từ cùng những kẻ nào? Nguyên đã chừng ấy năm trời phục tùng cho cái mà họ Thi cho là Trung là nghĩa.
Nhớ năm nào, Thi Nguyên vì lòng đố kỵ với Du Khanh mà nghi ngờ Liêu Thái Công đút lót trường thi, Hữu Phương được tới Trường An thi thố, dẫu chẳng đậu Tiến sĩ cũng được làm Hiệu thư lang. Họ Thi căm thù đám miệng thì trung nghĩa mà sau lưng luồn lách, ấy thế mà Thi cũng lách luồn làm tới chức Đô úy. Từ uất hận mà giết thầy, lật lọng với Dương Thanh, phò Thôi, giúp Quế, cùng Long Trạch dẹp nghĩa quân người Nam.
Để rồi sao? Một tên mặt bủng beo còn chưa dám mùi nắng, hắn ngồi rung rung người ngạo nghễ "dạy bảo tướng người Nam ngu muội".
Sóng bạc đầu rì rào vỗ, nhìn dưới mặt sông lớp lớp tựa khí thế quân Lĩnh Nam thuở Trưng Vương giữ cõi. Ầm ầm những tiếng ba quân đánh trận, gió rít từng cơn ngỡ như ngàn tượng binh đang dồn dập tiến bước.
Họ Thi nhìn lên tấm bia đá trắng, những chữ cổ đập vào mắt họ Thi. Nhớ lại những lần Long Trạch cùng Thi Nguyên thức trắng đêm học chữ cổ của tổ tông, không dám cho bọn sĩ tướng người Hoa Hạ biết. Thi Nguyên nhẩm lại mấy lời trên bia đá:
"Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này"
Thi Nguyên đọc xong mấy vần thơ rồi ngẩng đầu nhìn trời cao. Nước mắt kẻ chí lớn chẳng toại rơi xuống, chiếc gậy nửa rồng nửa rắn để lại phía sân đền. Họ Thi phi ngựa về phía bắc mặc cho quân sĩ ra sức cản ngăn, ú ớ đuổi phía sau.
Nghe dân Mê Linh thuở ấy kể lại rằng, chỗ cây gậy nửa rắn nửa rồng họ Thi đánh rơi mọc lên một cây kỳ lạ chẳng có lá, mà lúc nào cũng xanh bám chặt vào chiếc cột đền bằng gỗ táu. Từ thân ấy mọc ra quả màu đỏ có những vảy màu xanh. Người dân hiếu kỳ trẩy quả ấy ăn thì ngọt mát vô cùng. Sau này, có dân buôn xứ Phù Nam nghe có chuyện kỳ lạ ghé thăm thì biết quả ấy xứ Phù Nam có rất nhiều, vốn được lái buôn Ba Tư mang theo các thuyền lớn tới trồng ở Phù Nam.
Sau khi họ Thi bỏ lại anh em vào sinh ra tử từ thuở còn ở đất Vũ Bình chiếm thành chống lại Dương Thanh, đám quân nam ấy cũng dần tản mát, kẻ trốn được, người bị bắt bớ. Định Hòa đem ba nghìn người tới Quỳnh Châu xa mù tắp ngoài biển khơi. Số còn lại trở về Tống Bình tiếp tục đánh trận chống lại quân Dương Thanh.
Nhắc tới chuyện Thi Nguyên rời Mê Linh đi về phía bắc, Nguyên gặp một đám tàn quân rách rưới uể oải lững thững đi từ phía tây tới. Đi đầu là viên phó tướng của Quách Thôi họ Thẩm, Thi Nguyên mặt đăm đăm hỏi bọn chúng đi đâu. Họ Thẩm nói là dẫn tàn binh đi theo đường phía bắc thành Bạch Hạc, gặp phải một tên oắt con hung dữ, cầm xích trùy giết chết cả trăm binh mã.
Bọn chúng cố sống cố chết cho hai con ngựa kéo chiếc quan tài suốt từ Gia Ninh tới hồ Điển Triệt. Thoát khỏi tên oắt con cầm trùy thì gặp một tên chạy nhanh hơn cả ngựa miệng liên hổi nói Hỏa Tốc Tốc gì đó.
Lúc gặp Thi Nguyên cũng là lúc đám quân châu Phong ấy không đuổi theo nữa. Thi Nguyên nhìn bọn chúng lại hỏi tiếp:
- Chiếc quan tài đó chứa xác của ai?
Đứa nào đứa nấy chẳng dám cười hoặc là mặt bọn chúng nhếch nhác đến nỗi nhìn chúng cười như mếu mà thưa:
- Bẩm tướng quân. Không phải xác người đâu ạ.
Thi Nguyên nhếch mép cười, chiếc quan tài lục đục từ phía trong, giọng nói xứ Khâm Châu rõ một mà như kẻ bị thiến thốt lên:
- Ối dồi ôi! Đau nhức quá! Mẹ cái quân gian hiểm châu Phong. Làm ta đây suýt phải bỏ mạng ở cái nơi khỉ ho cò gáy ấy. Đứa nào nói tao đã chết? Còn không mau cậy nắp cho tao.
Thi Nguyên biết là họ Quách ngoảnh mặt đi hướng về phía bắc. Họ Thẩm đánh mắt vẫy tay gọi Thi Nguyên quay lại:
- Tướng quân chớ đi về phía ấy. Tôi nghe nói bọn châu Phong đã chiếm được đất Bình Nguyên, mấy mươi châu ki mi phía bắc đều đã thuộc về tay bọn chúng. Lại cả đám quân áo đen, e là dữ chứ chẳng phải lành.
Thi Nguyên kéo cương quay lại, Quách Thôi vẫn rên rỉ thò đầu lên khỏi chiếc quan tài. Miệng hắn lẩm nhẩm liên hồi:
- Ái da da, tay sao nhức quá. Cái chân ta sao chẳng nhấc được lên! Thi Nguyên đấy à? Anh chạy được nhanh vậy mà chẳng dẫn chúng đi. Để cho tôi điếng người gần chết. Mà quân đâu sao anh lại đi một mình về phía ấy? Anh muốn nạp mạng cho bọn cáo chồn ở đấy?
Thẩm quay ra cười cười với Nguyên, Thi Nguyên giục ngựa lao tới, giành lấy thương của họ Thẩm vung lên. Tiếng ngựa bị kéo cương khiến Quách Thôi kinh hãi, mắt mở to hai tay ôm lấy đầu than khóc, nhìn lên trời trong xanh cao vút, mây trắng đều tăm tắp như những nấm xôi.
Lia một đường, mũi thương dính đầy máu lẫn bụi. Họ Thi dừng ngựa, nheo mắt, kéo thương một đoạn dài hơn dặm, vừa đi vừa la hét oang oang:
- Ta hận kiếp này ta làm giặc!
Phải chăng có một sự thay lòng hướng về nghĩa quân người Nam của họ Thi? Những diễn biến của cuộc giành giật quyền lực ở An Nam đô hộ phủ sẽ tiếp diễn như thế nào? Những câu chuyện còn để ngỏ, chương sau sẽ tỏ.
Tác giả: Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ mười chín
Đại phá Vũ -Tống Bình Nam thắng lớn
Bình định Giao Châu họ Đỗ vang danh
Chương 19.2 Nỗi niềm nào đâu ai tỏ?
Định Hòa quay ra phía Thi Nguyên, bốn mắt nhìn nhau rồi cùng phá lên cười, chỉ vào mặt nhau trách móc đã quá đa nghi. Họ Định hồ hởi kéo quân ra hai bên, cầm giáo dài chỉ về phía bờ nói:
- Phải chăng là Giản Tâm người châu Ung? Giữ thành Cổ Loa huyện Bình Đạo.
Quân sĩ phía bờ giương gươm giáo hô hào, ba quân mừng rỡ gặp nhau. Định Hòa và Thi Nguyên cho quân ghé vào trong trại binh gặp một viên tướng trẻ người Ung Châu tên là Giản Tâm. Người này nói năng chậm chạp, không khéo nói chuyện, bộc tệch như đứa trẻ. Người cao năm thước, thân hình mập mạp, da trắng như đám tiểu thư nhà khuê các trông chẳng ra dáng kẻ làm tướng. Khuôn mặt bùng beo, gò má nhô cao như hai quả đào đính trên mặt. Mái tóc hoe vàng cháy nắng rẽ mái hai bên xòa xuống, đầu quấn khăn nâu đỏ, môi dày nâu thẫm, mắt to vàng đục, tiếng cười lúc nào cũng khanh khách như kẻ bị ma chơi. Ấy thế người ta vẫn gọi người này là Bạch Quỷ Đào, bọn tướng sĩ quân Hàn thường gọi hắn là thằng mập quỷ.
Vốn từ tấm bé được cha mẹ nuông chiều vì Bạch Quỷ Đào là thằng con trai hiếm hoi tại một gia đình gia thế ở châu Ung. Nhà có ba người anh em trai, hai người em trai của Giản Tâm đứa lớn mới bảy tuổi, đứa nhỏ lên ba và mười một chị em gái.
Lão hào trưởng họ Giản cha của Tâm lấy hai bà vợ mà cứ mỗi bà sinh ra bốn đứa con gái trong vòng mười năm. Lão Giản chán chường, trông ngóng có thằng con trai nối dõi tông đường mà lấy thêm một người con gái trong hương kém lão đến cả hai chục tuổi. Thuở ấy, mẹ của Giản Tâm mới tuổi mười bốn, làm mẹ của Tâm lúc tuổi chưa tròn mười lăm.
Thói đời ganh ghét hay nảy sinh từ những chuyện trời ơi. Lúc sinh ra Giản Tâm gần tròn một năm, hai bà vợ cả của lão Giản cũng lần lượt sinh ra thêm hai đứa con gái nữa, sợ bị lão Giản cho ra rìa nên đem lòng đố kỵ.
Một lần hai bà dụ dỗ "bà ba" trẻ người non dạ đi dự hội. Rồi hai bà ta lơ vảng trốn về nhà lúc nào chẳng hay. Trong hội, bọn thanh niên thấy bà mẹ trẻ một con mà tròn con mắt có ý chòng ghẹo "bà ba" nhà lão Giản. Rồi chuyện chẳng lành xảy đến, "bà ba" trẻ người non dạ bị lôi kéo vào cuộc lạc hoan của những tên lưu manh khốn nạn.
Nhục nhã, u uất "bà ba" trẻ tuổi sinh ra hoảng loạn tinh thần. "Bà ba" sinh ra thêm một đứa con gái nữa trong cái dè bỉu, khinh ngờ của cả lão Giản và toàn thể gia đình. Sớm mồng một tết, khi ấy Tâm vẫn còn chưa đầy hai tuổi, con gái của "bà ba" cũng vừa mới hết thôi nôi, "bà ba" lúi húi dưới bếp lò điên dại gào thét khiến "bà hai" "giật mình" đổ cả nồi nước sôi vào người. Ngày sau mẹ của Giản Tâm chết khi mới qua tuổi trăng tròn.
Ấy vì thế mà lão Giản coi chừng Giản Tâm kỹ lưỡng. Lão cho thầy đến giúp Tâm văn ôn võ luyện hết thảy đều ở trong trướng rủ màn che. Tất cả mọi sinh hoạt to nhỏ của Tâm đều không một ai biết, đến cả khuôn mặt của Tâm cũng chỉ có mình lão Giản biết. Đến khi Tâm lên mười ba tuổi, bà hai sinh ra một cậu con trai nữa thì bấy giờ cả nhà mới biết đến hình hài mập mạp, da trắng đến độ bủng beo của Tâm. Nhưng điều ấy vẫn hết sức hạn chế vì chỉ có ngày giỗ chạp hay đám cưới các chị gái Tâm mới được phép ra ngoài gặp gỡ mọi người.
Mười bảy tuổi, quân Nam Chiếu cướp bóc Ung Châu, gia đình lão Giản bị mất đến phân nửa của cải, ruộng đất. Giản Tâm được cha gửi cho vị tướng quân Mã Thực, họ Mã bấy giờ dẹp loạn Hoàn Vương ở đất Lục Châu, sau lại kéo quân đánh giặc Nam Chiếu.
Họ Mã bị Hàn Ước cướp công nên trốn vào vùng man di. Giản Tâm viết thư hỏi cha, lão Giản nói Tâm theo Ước mà lập cơ nghiệp, cuộc sống ở châu Ung đã không còn nhàn hạ như lúc Tâm còn nhỏ nữa. Phần vì gia sản đã bị cướp bóc, phần vì gả đám con gái lấy chồng cả chục đứa, của hồi môn đem san sẻ hết.
Sau đấy, hai bà vợ của lão Giản cũng mắc bệnh mà chết. Bọn gia nô cũng trốn biệt sau trận chiến, giờ trong nhà chỉ còn lão cùng với năm đứa trẻ và cô em họ của bà hai. Sau khi bà hai chết, người em họ của bà được bà hai gửi gắm tới trang để chăm cho thằng em của Tâm. Lửa gần rơm, chẳng phải lão Giản dụ dỗ gì, lão Giản đường đường chính chính tằng tịu với cô ta sinh ra đứa em út của Tâm.
Giản Tâm chậm nói nhưng được dùi mài kinh sử từ tấm bé, đánh qua biết bao trận, giành thắng lợi cũng nhiều nên được lòng Hàn Ước. Nay gặp Định Hòa và Thi Nguyên ở đất Mê Linh lúc quân châu Phong nổi dậy khiến họ Thi không khỏi ngạc nhiên:
- Người này là ai, không phải là Giản Tâm đấy chứ? Ta có nghe cái tên Giản Tâm khác thường mà cũng chẳng thể nghĩ rằng trông anh ta lại như thế này.
Ầm ầm tiếng trống từ bên trong gian đền thờ hắt ra, lời nói văng vẳng bên tai đám quân Tống Bình. Giản Tâm cười khanh khách khiến bọn quân lính Tống Bình không khỏi giật mình há hốc mồm. Định Hòa nói:
- Người này Thi Nguyên chớ có nhìn vẻ bề ngoài mà khinh thường.
Nhớ lại trận đánh ở Lục Châu mùa hạ, Định Hòa theo Trình Mậu mang quân đánh Lục Châu mấy tuần trời không phá được quân Hoàn Vương. Bấy giờ, Vương Thăng Triều sai quân truy đuổi đám tàn binh Lý Nguyên Gia đến tận sông Thái Bình, tình thế nguy cấp.
Viên tướng Mã Thực theo kế của Giản Tâm mà vừa khéo đuổi quân Nam Chiếu rút theo đường Nà Lữ về châu Ung. Sau đó chính Bạch Quỷ Đào cầm quân xé giao kết giữa họ Mã và quân Nam Chiếu. Quân Nam Chiếu nghĩ họ Mã bội ước hòng cho quân quay đầu lại thì gặp quân của Lý Toàn ở Phục Hòa. Tình thế đứng giữa hai bên địch buộc quân Nam Chiếu phải rút.
Diễn biến Nam Chiếu rút khỏi châu Ung mở đường cho thắng lợi của Mã Thực ở Lục Châu. Sau này, cái thói đời kẻ làm người hưởng nên Giản Tâm buộc phải theo họ Hàn đánh thêm năm sáu trận đánh theo dọc tuyến sông Như Nguyệt, đẩy lùi quân Nam về phía tây.
Chẳng biết có phải trông thấy viên tướng bủng beo, lại nói chậm như đứa trẻ lên hai mà các tướng người nam lơ là cảnh giác. Một mình Giản Tâm bắt giết được năm tướng người nam và buộc huyện lịnh Bình Đạo phải dâng đất đầu hàng.
Ấy thế mà viên cựu Liễu tá Đô hộ phủ là Đặng Khả có thơ khen tặng Giản Tâm lúc mới đến Giao Châu dẹp loạn Vương Thăng Triều. Lời thơ của họ Đặng tới dân chúng vùng Giao Châu, tiếng thơ ấy đám phường kỹ ca ở Tống Bình vẫn hát cho đám lại hầu nghe. Bọn trẻ con cũng thuộc làu làu, đọc rêu rao khắp các thành Long Biên, Cổ Loa, Liên Thụ, Luy Lâu rằng:
"Châu Ung có vị hương hào
Mười năm nheo nhóc biết bao muộn phiền
Hai bà vợ, tám nàng tiên
Gái ơi gái lớn, bạc tiền phần ai? Số đời nhiều lắm ương tai
Lão yêu cô nhỏ nhà ai cưới về
Nhỏ nhoi chẳng phận thiếp thê
Ôm trai bé bỏng bộn bề lo toan
Mong con mau lớn khôn ngoan
Mẹ yên giấc ngủ trên ngàn dõi theo
Thời gian thấm thoắt trôi vèo
Tuổi trai mười bảy hùm beo chẳng bì
Hoàn Vương nghe tiếng chạy đi
Phục Hòa, Nà Lữ tản di mấy lần
Thắng bại Như Nguyệt chưa phân
Ước dùng mưu kế "dụng Tâm hạ thành"
Hai mươi cái tuổi xuân xanh
Chiến công trăm trận uy danh lẫy lừng."
Ở La Thành lúc Hàn Ước tới, họ Trần dè bỉu lời của Đặng Khả lại kể lể nhiều điều chối tai về viên tướng quân trẻ tuổi kia. Có lần họ Đặng chửi Khôn trước điện rằng Khôn chỉ lo cho cái ghế của mình, chứ nào biết đánh trận mưu lược, so với Giản Tâm, Khôn như giọt nước so với mặt hồ. Khôn cả giận đuổi Khả về Luy Lâu. Sau lại mách kế với Hàn Ước để Giản Tâm ở Cổ Loa ít binh biến để Tâm không có dịp khoe tài. Ước phần vẫn muốn giữ Giản Tâm, phần vẫn nghe theo Trần Khôn mà cho Tâm giữ huyện Bình Đạo vốn chẳng chịu áp lực từ nghĩa quân người nam.
Bụng dạ Trần Khôn, Ước vẫn biết nhưng họ Hàn vốn yêu mến Khôn từ thuở Khôn len lén mang vàng bạc đút lót cho Trung thư thị lang, Đổng bình chương sự Vi Xử Hậu để nâng đỡ cho Ước. Ấy thế nên Hàn Ước luôn cho lời của Khôn là đúng.
Việc quân ở Giao Châu vốn đã chẳng phải chuyện như ăn miếng cơm vào miệng. Ước thấy Khôn liệu cơm gắp mắm cũng phần nào giảm bớt cái hung hăng của đám tướng sĩ người Nam Việt mà trao thêm nhiều quyền cho Khôn. Nhưng cũng vì Khôn luôn nghĩ bọn lại tướng theo Hàn Ước bấy lâu chẳng thể bỏ Ước mà đi nên có phần khiến bọn sĩ tướng Kinh – Nam ấm ức.
Giản Tâm chẳng phải là người duy nhất phải ấm ức vì những quyết định trái dở của Khôn. Thật may cho Ước, Giản Tâm cũng như cái tên của anh ta, anh chẳng bao giờ bận tâm mấy cái việc vụn vặt cỏn con của cái tên đàn bà mang hình hài đàn ông họ Trần ấy.
Chàng miệt mài thao luyện quân sĩ chiến đấu chẳng thể có lời chê. Chàng giảng giải binh lược, bình kinh thư cho đám sĩ tướng hay đến nỗi cả đàn kiến đang vội vã chạy cơn mưa rào cũng phải dừng lại rỏng tai nghe. Ấy thế mà quân trong tay anh chàng nhìn như công tử đúc bằng bột kia lúc nào cũng hừng hực đầy khí thế, luôn luôn giành phần ưu trong mọi trận chiến.
Kể hết thảy những tán tụng về Giản Tâm chắc Thi Nguyên sẽ phải nghe Định Hòa thao thao bất tuyệt thêm mấy đêm trăng nữa. Bấy giờ, Giản Tâm vẫn nhe răng, rung mình nhìn Thi Nguyên cười. Thi Nguyên tỏ vẻ khó chịu:
- Quái lạ! Nãy giờ anh nhìn tôi có điều gì mà khiến anh cười mãi như thế!
Bạch Quỷ Đào xua tay năm ngón xòe rộng, ria mép lún phún mấy cọng chưa cạo hết rung rung trên chiếc ghế đẩu, nhìn Nguyên hai vai tiếp tục rung lên, lời nói chậm rãi:
- Lão Thi người nam, ngu muội…
Thi Nguyên trợn trừng mắt, đập chiếc gậy nửa mặt rồng, nửa mặt rắn xuống bàn giận dữ:
- Anh thật hỗn xược!
Định Hòa xòe hai bàn tay vuốt xuôi ngực họ Thi mà vỗ về. Giản Tâm hết sức thư thả nói:
- Ngu muội lắm! Quách Thôi với Thi Nguyên anh, vì cái lợi nhỏ cá nhân so kè mà khiến quân ta lao đao, hai lão các anh chẳng khác Trần Khôn với Đặng Khả ở Tống Bình. Hết thảy ngu muội.
Thi Nguyên giận lắm tức tốc chạy ra phía ngoài đền. Họ Thi đứng trên gò đất cao gió lộng nghĩ xa xăm.
Đứng giữa ba làn nước chảy, vết chân vạc trên cát đụn nâu đen bờ bên này Thi Nguyên đang đứng, đánh mắt sang bên bờ kia đất vẹm hoắm, phía còn lại trơ trơ đầy cỏ mọc, họ Thi bỗng nhức mắt đổ lệ. Thi đã đổ máu vì ai, biết bao nhiêu lần đã vào sinh ra từ cùng những kẻ nào? Nguyên đã chừng ấy năm trời phục tùng cho cái mà họ Thi cho là Trung là nghĩa.
Nhớ năm nào, Thi Nguyên vì lòng đố kỵ với Du Khanh mà nghi ngờ Liêu Thái Công đút lót trường thi, Hữu Phương được tới Trường An thi thố, dẫu chẳng đậu Tiến sĩ cũng được làm Hiệu thư lang. Họ Thi căm thù đám miệng thì trung nghĩa mà sau lưng luồn lách, ấy thế mà Thi cũng lách luồn làm tới chức Đô úy. Từ uất hận mà giết thầy, lật lọng với Dương Thanh, phò Thôi, giúp Quế, cùng Long Trạch dẹp nghĩa quân người Nam.
Để rồi sao? Một tên mặt bủng beo còn chưa dám mùi nắng, hắn ngồi rung rung người ngạo nghễ "dạy bảo tướng người Nam ngu muội".
Sóng bạc đầu rì rào vỗ, nhìn dưới mặt sông lớp lớp tựa khí thế quân Lĩnh Nam thuở Trưng Vương giữ cõi. Ầm ầm những tiếng ba quân đánh trận, gió rít từng cơn ngỡ như ngàn tượng binh đang dồn dập tiến bước.
Họ Thi nhìn lên tấm bia đá trắng, những chữ cổ đập vào mắt họ Thi. Nhớ lại những lần Long Trạch cùng Thi Nguyên thức trắng đêm học chữ cổ của tổ tông, không dám cho bọn sĩ tướng người Hoa Hạ biết. Thi Nguyên nhẩm lại mấy lời trên bia đá:
"Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này"
Thi Nguyên đọc xong mấy vần thơ rồi ngẩng đầu nhìn trời cao. Nước mắt kẻ chí lớn chẳng toại rơi xuống, chiếc gậy nửa rồng nửa rắn để lại phía sân đền. Họ Thi phi ngựa về phía bắc mặc cho quân sĩ ra sức cản ngăn, ú ớ đuổi phía sau.
Nghe dân Mê Linh thuở ấy kể lại rằng, chỗ cây gậy nửa rắn nửa rồng họ Thi đánh rơi mọc lên một cây kỳ lạ chẳng có lá, mà lúc nào cũng xanh bám chặt vào chiếc cột đền bằng gỗ táu. Từ thân ấy mọc ra quả màu đỏ có những vảy màu xanh. Người dân hiếu kỳ trẩy quả ấy ăn thì ngọt mát vô cùng. Sau này, có dân buôn xứ Phù Nam nghe có chuyện kỳ lạ ghé thăm thì biết quả ấy xứ Phù Nam có rất nhiều, vốn được lái buôn Ba Tư mang theo các thuyền lớn tới trồng ở Phù Nam.
Sau khi họ Thi bỏ lại anh em vào sinh ra tử từ thuở còn ở đất Vũ Bình chiếm thành chống lại Dương Thanh, đám quân nam ấy cũng dần tản mát, kẻ trốn được, người bị bắt bớ. Định Hòa đem ba nghìn người tới Quỳnh Châu xa mù tắp ngoài biển khơi. Số còn lại trở về Tống Bình tiếp tục đánh trận chống lại quân Dương Thanh.
Nhắc tới chuyện Thi Nguyên rời Mê Linh đi về phía bắc, Nguyên gặp một đám tàn quân rách rưới uể oải lững thững đi từ phía tây tới. Đi đầu là viên phó tướng của Quách Thôi họ Thẩm, Thi Nguyên mặt đăm đăm hỏi bọn chúng đi đâu. Họ Thẩm nói là dẫn tàn binh đi theo đường phía bắc thành Bạch Hạc, gặp phải một tên oắt con hung dữ, cầm xích trùy giết chết cả trăm binh mã.
Bọn chúng cố sống cố chết cho hai con ngựa kéo chiếc quan tài suốt từ Gia Ninh tới hồ Điển Triệt. Thoát khỏi tên oắt con cầm trùy thì gặp một tên chạy nhanh hơn cả ngựa miệng liên hổi nói Hỏa Tốc Tốc gì đó.
Lúc gặp Thi Nguyên cũng là lúc đám quân châu Phong ấy không đuổi theo nữa. Thi Nguyên nhìn bọn chúng lại hỏi tiếp:
- Chiếc quan tài đó chứa xác của ai?
Đứa nào đứa nấy chẳng dám cười hoặc là mặt bọn chúng nhếch nhác đến nỗi nhìn chúng cười như mếu mà thưa:
- Bẩm tướng quân. Không phải xác người đâu ạ.
Thi Nguyên nhếch mép cười, chiếc quan tài lục đục từ phía trong, giọng nói xứ Khâm Châu rõ một mà như kẻ bị thiến thốt lên:
- Ối dồi ôi! Đau nhức quá! Mẹ cái quân gian hiểm châu Phong. Làm ta đây suýt phải bỏ mạng ở cái nơi khỉ ho cò gáy ấy. Đứa nào nói tao đã chết? Còn không mau cậy nắp cho tao.
Thi Nguyên biết là họ Quách ngoảnh mặt đi hướng về phía bắc. Họ Thẩm đánh mắt vẫy tay gọi Thi Nguyên quay lại:
- Tướng quân chớ đi về phía ấy. Tôi nghe nói bọn châu Phong đã chiếm được đất Bình Nguyên, mấy mươi châu ki mi phía bắc đều đã thuộc về tay bọn chúng. Lại cả đám quân áo đen, e là dữ chứ chẳng phải lành.
Thi Nguyên kéo cương quay lại, Quách Thôi vẫn rên rỉ thò đầu lên khỏi chiếc quan tài. Miệng hắn lẩm nhẩm liên hồi:
- Ái da da, tay sao nhức quá. Cái chân ta sao chẳng nhấc được lên! Thi Nguyên đấy à? Anh chạy được nhanh vậy mà chẳng dẫn chúng đi. Để cho tôi điếng người gần chết. Mà quân đâu sao anh lại đi một mình về phía ấy? Anh muốn nạp mạng cho bọn cáo chồn ở đấy?
Thẩm quay ra cười cười với Nguyên, Thi Nguyên giục ngựa lao tới, giành lấy thương của họ Thẩm vung lên. Tiếng ngựa bị kéo cương khiến Quách Thôi kinh hãi, mắt mở to hai tay ôm lấy đầu than khóc, nhìn lên trời trong xanh cao vút, mây trắng đều tăm tắp như những nấm xôi.
Lia một đường, mũi thương dính đầy máu lẫn bụi. Họ Thi dừng ngựa, nheo mắt, kéo thương một đoạn dài hơn dặm, vừa đi vừa la hét oang oang:
- Ta hận kiếp này ta làm giặc!
Phải chăng có một sự thay lòng hướng về nghĩa quân người Nam của họ Thi? Những diễn biến của cuộc giành giật quyền lực ở An Nam đô hộ phủ sẽ tiếp diễn như thế nào? Những câu chuyện còn để ngỏ, chương sau sẽ tỏ.
Danh sách chương