Khi Ôn Trường Phong đến nhà ta đưa sính lễ, ta bất chấp khả năng bị quở trách, trốn đằng sau bình phong nhìn lén hắn.
Ta thấy hắn khí phách hăng hái, quần áo trang trọng. Mặt mày hắn sáng sủa, tóc đen búi cao, mỗi một lần giơ tay nhấc chân đều biểu hiện tính tình con người khiêm tốn, ôn hòa. Tính ra thì hắn có vẻ ngoài dễ nhìn nhất trong những người bình thường.
Ta nhẹ nhàng thở ra, cảm thấy bản thân còn xứng đôi với hắn.
Hắn thảo luận chính sử với cha ta, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, không kiêu ngạo không siểm nịnh, làm khóe môi cha ta cong lên, gật đầu liên tục.
Ta tính toán trong lòng, cảm thấy so với ở lại Vân phủ thì gả cho hắn còn tốt hơn.
Biểu hiện Ôn Trường Phong rất khá, chưa từng vì thân phận con vợ lẽ của ta mà tỏ ra không hài lòng mảy may nào.
Cho đến khi Vân Tú, con gái của vợ cả quay về sau chuyến du ngoạn. Nàng không màng tôi tớ ngăn cản, hấp tấp vọt vào trong phòng. Một thân váy đỏ như đóa thược dược phô trương xòe ra theo bước chân nàng, nom chẳng khác gì ngọn lửa bùng cháy.
Vân Tú không ngại trong phòng có người ngoài. Nàng gối đầu lên đùi cha, nhướng mày chớp mắt kể về những tin đồn thú vị ở phương xa.
Nàng mô tả lúc đánh đuổi người bán rong tham lam, cứu thiếu nữ bị người ta đùa giỡn, còn tiện tay giải thoát con thỏ rơi vào bẫy săn thú.
Ôn Trường Phong không nói gì. Hắn ngơ ngẩn nhìn chằm chằm gương mặt Vân Tú đỏ bừng.
Cha cưng chiều vỗ về mái tóc đen trên đầu gối, nhẹ nhàng trách móc nàng: “A Tú, đang có khách khứa, con đừng thất lễ thế.”
Ngay sau đó, ánh mắt nóng bỏng kia hơi khựng lại. Giống như có một chậu nước lạnh, vô tình tưới lên đồ vật mỏng manh mới vừa bén lửa.
Cô gái mà hắn muốn cưới về nhà tên Vân Hà.
Không phải Vân Tú.
Hoa rơi cố ý, nước chảy vô tình. Lần nào Ôn Trường Phong nhờ người tặng quà cho ta đều kèm theo một phần cho Vân Tú. Trong thư vấn an cũng luôn có một câu “Hỏi thăm tiểu thư Vân Tú có khỏe không”.
Tiếc là Vân Tú luôn đọc qua loa rồi ném sang một bên. Người trong lòng nàng là Triệu Khâm Thần, công tử của phủ Thừa tướng.
Công tử Triệu phong lưu phóng khoáng, dung mạo xuất trần. Cha ta lại thấy người này bừa bãi quá mức, tuổi qua hai mươi còn chưa mưu cầu công danh mà chỉ biết lưu luyến chốn phong trần, thật sự không thể gửi gắm con gái cho hắn. Thứ duy nhất hắn có thể lấy làm vẻ vang chính là thân phận con vợ cả nhà Thừa Tướng.
Cha ra lệnh cho ta đi khuyên nhủ Vân Tú, không nên nặng lòng với một khối bùn lầy không trát được lên tường.
Ta nghe lời cha, vừa lúc bắt gặp cảnh nàng đang ăn nho Triệu Khâm Thần đưa tặng.
“Cả đời ngươi có nằm mơ cũng không với tới nổi hạng người như công tử Triệu. Chàng coi trọng ta rồi thì ngươi nên vui mừng cho ta mới phải.” Nàng cười nhạo ta, tùy tiện vân vê một quả nho ném vào trán ta cho vui.
Bộp một tiếng, ta cau mày che trán lại.
Nàng vui sướng nói: “Vân Hà, ngươi đừng có mà không ăn được nho thì nói nho còn xanh.”
Ta cúi đầu, im lặng chịu đựng bị nàng nhục nhã.
Ta là con của vợ lẽ, mẹ ta vốn là nô tỳ hầu hạ cho cha ta, sau một lần ngoài ý muốn mới có ta. Nói trắng ra thì ta cũng chẳng khác gì nô tỳ.
Chủ nhân hứng lên thì thưởng cơm ăn, chủ nhân bực mình thì giơ gậy đánh chết cũng là chuyện bình thường.
Đó là đạo lý Vân Tú dạy cho ta.
Nàng lại ném nho vào mặt ta, không nghiêng không lệch đập vào chóp mũi, chọc cho nàng cười ha hả: “Ngươi có biết mấy quả nho này ngang ngửa với một tháng tiền tiêu vặt của ngươi không? Không nhờ công tử Triệu thì ta không có mà ăn đâu.”
Nàng rất thích trào phúng ta keo kiệt, nghèo rớt mồng tơi.
“Ngươi nha...” Đôi mắt nàng sáng lấp lánh: “Y hệt người mẹ đã qua đời của ngươi, cả người nồng nặc mùi nghèo hèn thì hiểu được gì chứ?”
Ta cúi đầu chăm chú nhìn mũi giày, lặng im không lên tiếng.
Mẹ ta bị Vân Tú trêu đùa đến chết.
Khi còn bé, lúc ta đang nghỉ trưa thì Vân Tú lén chạy tới. Nàng muốn cướp búp bê vải của ta. Mẹ ta khuyên một câu, nói đợi ta tỉnh lại mà không thấy búp bê vải đó sẽ khóc. Nàng tức giận, chạy ra đòi nhảy xuống hồ.
Nàng nhẹ nhàng nhảy xuống làm mẹ ta hoảng sợ, chỉ có thể căng da đầu lao vào hồ nước cứu nàng. Nhưng nàng biết bơi còn mẹ ta thì không.
Nàng bò lên bờ mà không gọi người tới, cười hỉ hả nhìn mẹ ta đạp nước chìm xuống dưới. Lúc ta tỉnh lại thì thi thể mẹ ta đã bị mang ra ngoài chôn.
Lúc người khác chất vấn, kỹ xảo Vân Tú thuần thục nhất là khóc. Đơn giản mà hiệu quả, dùng rất tốt.
Nàng bảo mẹ ta muốn đi vớt túi tiền nàng đánh rơi xuống hồ nước, bởi vì tham tài nên mới chết. Mẹ ta gieo gió gặt bão, không liên quan gì đến nàng. Ai cũng tin tưởng lời nàng nói.
Vậy là bắt đầu từ hôm đó, ngoại trừ tiền ra thì ta không cần bất kỳ thứ gì khác.
Thấy ta không nói lời nào, Vân Tú hừ một tiếng. Nàng lại tùy tiện bóp nát quả nho, mặc kệ chất lỏng trong suốt nhỏ giọt xuống đất: “Nhìn xem, ngươi không ăn nổi quả nho này, ta thì có thể tùy ý bóp nát. Chớ thấy tuổi còn nhỏ mà lơ là, chưa gì đã học cách ghen tuông, nhìn người ta sống tốt thì không vừa mắt.”
Ta cúi đầu đáp: “Cảm ơn tiểu thư dạy dỗ.”
Ta lùi lại vài bước, đi ra ngoài. Một lúc sau, ta thật sự không còn lời nào mà nói.
Cha ta tức giận, thà để Vân Tú làm ni cô cũng không chịu gả nàng cho Triệu Khâm Thần. Nàng không biết phải làm sao, mắt thấy người trong lòng có vẻ yêu thích cô gái khác thì nóng lòng lắm.
Vào một đêm trăng cao gió lớn, Vân Tú trèo tường ra ngoài, đến sáng sớm hôm sau mới quay lại. Khi về đến nhà thì quần áo nàng rối loạn, búi tóc nghiêng lệch, trâm cài cũng rớt mất mấy cái.
Nàng đắc ý nói với ta, nàng đã tự ý trao thân cho Triệu Khâm Thần. Chỉ cần cha nguôi giận là hắn sẽ tới Vân phủ hỏi cưới ngay.
Ta khiếp sợ nhưng không thấy ngoài ý muốn: “Các ngươi chưa thành thân, làm sao có thể...”
Nàng liếc ta, vươn ngón tay chọt trán ta nói: “Đồ ngốc này! Bên cạnh công tử Triệu có nhiều mỹ nhân như vậy, nếu như ta không chịu bỏ ra chút vốn liếng thì làm sao câu được chàng chứ?”
Da đầu ta tê dại: “Vậy thì... làm sao khiến cha đồng ý được?”
Nàng cười hì hì: “Chờ ta đi tìm cha, nói nếu không gả ta cho hắn thì ta nhảy xuống hồ. Nhất định cha sẽ tức giận la mắng vài câu, nên lát nữa ngươi canh giữ bên cạnh hồ, đợi khi nào ta rơi vào nước thì ngươi lập tức gọi cha tới.”
“Dù sao ta cũng biết bơi lội, không có việc gì đâu.”
Ta ngơ ngẩn.
Nàng “a” một tiếng, nhíu mày đánh giá ta: “Ngươi vẫn còn ghi hận chuyện năm xưa à?”
Ta lắc đầu, ra vẻ ngoan ngoãn nghe lời nàng.
Ta thấy hắn khí phách hăng hái, quần áo trang trọng. Mặt mày hắn sáng sủa, tóc đen búi cao, mỗi một lần giơ tay nhấc chân đều biểu hiện tính tình con người khiêm tốn, ôn hòa. Tính ra thì hắn có vẻ ngoài dễ nhìn nhất trong những người bình thường.
Ta nhẹ nhàng thở ra, cảm thấy bản thân còn xứng đôi với hắn.
Hắn thảo luận chính sử với cha ta, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, không kiêu ngạo không siểm nịnh, làm khóe môi cha ta cong lên, gật đầu liên tục.
Ta tính toán trong lòng, cảm thấy so với ở lại Vân phủ thì gả cho hắn còn tốt hơn.
Biểu hiện Ôn Trường Phong rất khá, chưa từng vì thân phận con vợ lẽ của ta mà tỏ ra không hài lòng mảy may nào.
Cho đến khi Vân Tú, con gái của vợ cả quay về sau chuyến du ngoạn. Nàng không màng tôi tớ ngăn cản, hấp tấp vọt vào trong phòng. Một thân váy đỏ như đóa thược dược phô trương xòe ra theo bước chân nàng, nom chẳng khác gì ngọn lửa bùng cháy.
Vân Tú không ngại trong phòng có người ngoài. Nàng gối đầu lên đùi cha, nhướng mày chớp mắt kể về những tin đồn thú vị ở phương xa.
Nàng mô tả lúc đánh đuổi người bán rong tham lam, cứu thiếu nữ bị người ta đùa giỡn, còn tiện tay giải thoát con thỏ rơi vào bẫy săn thú.
Ôn Trường Phong không nói gì. Hắn ngơ ngẩn nhìn chằm chằm gương mặt Vân Tú đỏ bừng.
Cha cưng chiều vỗ về mái tóc đen trên đầu gối, nhẹ nhàng trách móc nàng: “A Tú, đang có khách khứa, con đừng thất lễ thế.”
Ngay sau đó, ánh mắt nóng bỏng kia hơi khựng lại. Giống như có một chậu nước lạnh, vô tình tưới lên đồ vật mỏng manh mới vừa bén lửa.
Cô gái mà hắn muốn cưới về nhà tên Vân Hà.
Không phải Vân Tú.
Hoa rơi cố ý, nước chảy vô tình. Lần nào Ôn Trường Phong nhờ người tặng quà cho ta đều kèm theo một phần cho Vân Tú. Trong thư vấn an cũng luôn có một câu “Hỏi thăm tiểu thư Vân Tú có khỏe không”.
Tiếc là Vân Tú luôn đọc qua loa rồi ném sang một bên. Người trong lòng nàng là Triệu Khâm Thần, công tử của phủ Thừa tướng.
Công tử Triệu phong lưu phóng khoáng, dung mạo xuất trần. Cha ta lại thấy người này bừa bãi quá mức, tuổi qua hai mươi còn chưa mưu cầu công danh mà chỉ biết lưu luyến chốn phong trần, thật sự không thể gửi gắm con gái cho hắn. Thứ duy nhất hắn có thể lấy làm vẻ vang chính là thân phận con vợ cả nhà Thừa Tướng.
Cha ra lệnh cho ta đi khuyên nhủ Vân Tú, không nên nặng lòng với một khối bùn lầy không trát được lên tường.
Ta nghe lời cha, vừa lúc bắt gặp cảnh nàng đang ăn nho Triệu Khâm Thần đưa tặng.
“Cả đời ngươi có nằm mơ cũng không với tới nổi hạng người như công tử Triệu. Chàng coi trọng ta rồi thì ngươi nên vui mừng cho ta mới phải.” Nàng cười nhạo ta, tùy tiện vân vê một quả nho ném vào trán ta cho vui.
Bộp một tiếng, ta cau mày che trán lại.
Nàng vui sướng nói: “Vân Hà, ngươi đừng có mà không ăn được nho thì nói nho còn xanh.”
Ta cúi đầu, im lặng chịu đựng bị nàng nhục nhã.
Ta là con của vợ lẽ, mẹ ta vốn là nô tỳ hầu hạ cho cha ta, sau một lần ngoài ý muốn mới có ta. Nói trắng ra thì ta cũng chẳng khác gì nô tỳ.
Chủ nhân hứng lên thì thưởng cơm ăn, chủ nhân bực mình thì giơ gậy đánh chết cũng là chuyện bình thường.
Đó là đạo lý Vân Tú dạy cho ta.
Nàng lại ném nho vào mặt ta, không nghiêng không lệch đập vào chóp mũi, chọc cho nàng cười ha hả: “Ngươi có biết mấy quả nho này ngang ngửa với một tháng tiền tiêu vặt của ngươi không? Không nhờ công tử Triệu thì ta không có mà ăn đâu.”
Nàng rất thích trào phúng ta keo kiệt, nghèo rớt mồng tơi.
“Ngươi nha...” Đôi mắt nàng sáng lấp lánh: “Y hệt người mẹ đã qua đời của ngươi, cả người nồng nặc mùi nghèo hèn thì hiểu được gì chứ?”
Ta cúi đầu chăm chú nhìn mũi giày, lặng im không lên tiếng.
Mẹ ta bị Vân Tú trêu đùa đến chết.
Khi còn bé, lúc ta đang nghỉ trưa thì Vân Tú lén chạy tới. Nàng muốn cướp búp bê vải của ta. Mẹ ta khuyên một câu, nói đợi ta tỉnh lại mà không thấy búp bê vải đó sẽ khóc. Nàng tức giận, chạy ra đòi nhảy xuống hồ.
Nàng nhẹ nhàng nhảy xuống làm mẹ ta hoảng sợ, chỉ có thể căng da đầu lao vào hồ nước cứu nàng. Nhưng nàng biết bơi còn mẹ ta thì không.
Nàng bò lên bờ mà không gọi người tới, cười hỉ hả nhìn mẹ ta đạp nước chìm xuống dưới. Lúc ta tỉnh lại thì thi thể mẹ ta đã bị mang ra ngoài chôn.
Lúc người khác chất vấn, kỹ xảo Vân Tú thuần thục nhất là khóc. Đơn giản mà hiệu quả, dùng rất tốt.
Nàng bảo mẹ ta muốn đi vớt túi tiền nàng đánh rơi xuống hồ nước, bởi vì tham tài nên mới chết. Mẹ ta gieo gió gặt bão, không liên quan gì đến nàng. Ai cũng tin tưởng lời nàng nói.
Vậy là bắt đầu từ hôm đó, ngoại trừ tiền ra thì ta không cần bất kỳ thứ gì khác.
Thấy ta không nói lời nào, Vân Tú hừ một tiếng. Nàng lại tùy tiện bóp nát quả nho, mặc kệ chất lỏng trong suốt nhỏ giọt xuống đất: “Nhìn xem, ngươi không ăn nổi quả nho này, ta thì có thể tùy ý bóp nát. Chớ thấy tuổi còn nhỏ mà lơ là, chưa gì đã học cách ghen tuông, nhìn người ta sống tốt thì không vừa mắt.”
Ta cúi đầu đáp: “Cảm ơn tiểu thư dạy dỗ.”
Ta lùi lại vài bước, đi ra ngoài. Một lúc sau, ta thật sự không còn lời nào mà nói.
Cha ta tức giận, thà để Vân Tú làm ni cô cũng không chịu gả nàng cho Triệu Khâm Thần. Nàng không biết phải làm sao, mắt thấy người trong lòng có vẻ yêu thích cô gái khác thì nóng lòng lắm.
Vào một đêm trăng cao gió lớn, Vân Tú trèo tường ra ngoài, đến sáng sớm hôm sau mới quay lại. Khi về đến nhà thì quần áo nàng rối loạn, búi tóc nghiêng lệch, trâm cài cũng rớt mất mấy cái.
Nàng đắc ý nói với ta, nàng đã tự ý trao thân cho Triệu Khâm Thần. Chỉ cần cha nguôi giận là hắn sẽ tới Vân phủ hỏi cưới ngay.
Ta khiếp sợ nhưng không thấy ngoài ý muốn: “Các ngươi chưa thành thân, làm sao có thể...”
Nàng liếc ta, vươn ngón tay chọt trán ta nói: “Đồ ngốc này! Bên cạnh công tử Triệu có nhiều mỹ nhân như vậy, nếu như ta không chịu bỏ ra chút vốn liếng thì làm sao câu được chàng chứ?”
Da đầu ta tê dại: “Vậy thì... làm sao khiến cha đồng ý được?”
Nàng cười hì hì: “Chờ ta đi tìm cha, nói nếu không gả ta cho hắn thì ta nhảy xuống hồ. Nhất định cha sẽ tức giận la mắng vài câu, nên lát nữa ngươi canh giữ bên cạnh hồ, đợi khi nào ta rơi vào nước thì ngươi lập tức gọi cha tới.”
“Dù sao ta cũng biết bơi lội, không có việc gì đâu.”
Ta ngơ ngẩn.
Nàng “a” một tiếng, nhíu mày đánh giá ta: “Ngươi vẫn còn ghi hận chuyện năm xưa à?”
Ta lắc đầu, ra vẻ ngoan ngoãn nghe lời nàng.
Danh sách chương