Albel đang chú ý xem một mẩu tin nói về ngân hàng Lester, Kane và Công ty trong trang tài chính của tờ Diễn đàn Chicago. Phần lớn trên trang báo là những bài dự đoán về hậu quả của việc Nhật tiến công vào Trân Châu Cảng. Giá như mẩu tin ngắn kia không kèm theo một bức ảnh nhỏ chụp William Kane từ xưa, tức là hồi Abel đến gặp anh ta ở Boston cách đây hơn mười năm, thì có lẽ Abel cũng bỏ qua không để ý đến. Rõ ràng trong tấm ảnh này Kane còn quá trẻ, không tương xứng với nội dung tin mô tả anh ta như một chủ tịch xuất sắc của ngân hàng Lester, Kane và Công ty mới thành lập Trong bài còn dự đoán: Ngân hàng mới này, sáp nhập Lester ở New York với Kane và Cabot ở Boston là hai ngân hàng đã có lịch sử lâu đời, rất có thể sẽ trở thành một trong những thể chế tài chính quan trọng nhất ở Mỹ. Theo bán báo cáo được biết, chứng khoán sẽ nằm cả trong tay khoảng hai chục người có liên quan hoặc có dính dáng chặt chẽ với hai gia đình nói trên.
Abel lấy làm hài lòng với mẩu tin này. Anh tin chắc là bây giờ Kane không còn kiểm soát được toàn bộ. Anh đọc lại mẩu tin. Vậy là từ hồi hai người so kiếm với nhau đến giờ, William Kane rõ ràng đã leo cao hơn nữa rồi. Nhưng Abel đâu có kém. Và bây giờ anh biết là mình còn món nợ cũ phải thanh toán với con người mới làm chủ tịch ngân hàng Lester này đã.
Trong hơn mười năm qua, Công ty Nam tước đã làm ăn rất khám khá. Abel đã trả xong các khoản tiền vay của người ủng hộ mình trước đây, thực hiện đúng những điều đã ký kết, tức là chỉ trong mười năm trả hết nợ và hoàn toàn làm chủ các tài sản của công ty.
Vào cuối quý của năm 1939, không những Abel đã trả hết nợ mà lợi nhuận của năm 1940 xem ra còn vượt cả mức dự kiến đến hơn nửa triệu đô la. Thành tích này trùng hợp với việc mở thêm hai khách sạn Nam tước, một ở Washington và một ở San Francisco.
Mặc dầu trong thời kỳ này Abel không còn là một anh chồng tận tụy như trước, mà phần lớn là do Zaphia không thích đuổi theo những tham vọng của chồng, nhưng anh vẫn rất nâng niu cô con gái của mình. Zaphia muốn có đứa con thú hai để đỡ cảm thấy quá rảnh rỗi, đã giục anh cứ thử đi khám bác sĩ xem sao. Nhưng đến khi Abel được cho biết là tinh trùng của anh quá yếu, có lẽ do ốm đau và ăn uống quá kham khổ từ hồi bị quân Đức và quân Nga chiếm đóng trước kia, anh đành coi chỉ có Florentyna là đứa con duy nhất, từ bỏ hy vọng có thêm con trai và từ nay dành hết mọi thứ cho cô con gái vậy.
Danh tiếng của Abel bây giờ đã lan ra khắp nước Mỹ. Báo chí thường chỉ nhắc đến tên anh như "Nam tước Chicago" thôi. Anh không còn bận tâm đến những lời chế giễu sau lưng. Bây giờ Wladek Koskiewicz đã thành đạt, và điều quan trọng là anh sẽ đứng vững với sự nghiệp ở đây. Lợi nhuận của mười ba khách sạn trong năm tài chính vừa qua đã suýt soát một triệu đô la, nếu cộng với vốn cũ dôi ra nữa là bây giờ anh có thể quyết định về một chính sách bành trướng được rồi.
Bất ngờ, Nhật tiến công Trân Châu Cảng.
Kể từ ngày 1 tháng 9 khủng khiếp của năm 1939 khi quân đội Quốc xã tiến đánh Ba lan rồi sau đó chạm trán với quân Nga ở Brest Litovsk và một lần nữa đất nước của anh lại bị chia cắt, Abel đã gửi rất nhiều tiền cho Hội Chữ thập đỏ Anh để cứu trợ quê hương. Anh đã tiến hành một cuộc đấu tranh quyết liệt cả với đảng Dân chủ và với báo chí, để đẩy nước Mỹ lừng khừng phải tham gia vào cuộc chiến, dù cho sau đó họ có đứng về phía quân Nga đi nữa. Nhưng mọi cố gắng của anh cho đến lúc này đều vô hiệu. Rồi vào cái ngày chủ nhật của tháng Chạp ấy, với các trạm đài ở khắp nước đều tường thuật ầm ĩ về cuộc tiến công bất ngờ của Nhật, Abel biết chắc là đến bây giờ thì Mỹ phải nhảy vào cuộc chiến rồi. Ngày 11 tháng Chạp, anh nghe Tổng thống Roosevelt thông báo với quốc dân rằng Đức và Ý đã tuyên chiến với Mỹ. Abel rất muốn vào quân đội đi chiến đấu. Nhưng trước hết anh phải có lời tuyên bố chiến tranh riêng của mình đã, vì vậy anh gọi đến cho Curtis Fenton ở Ngân hàng Continental. Nhiều năm qua, Abel đã dần dần tin ở những điều dự đoán của Fenton, và bây giờ anh vẫn còn giữ ông ta trong ban giám đốc của Công ty Nam tước mặc dầu tự anh đã hoàn toàn kiểm soát được tình hình. Anh làm như vậy đề duy trì mối quan hệ chặt giữa Công ty Nam tước với Ngân hàng Continental mà thôi.
Curtis Fenton ra nghe máy, giọng nói vẫn rất lễ độ.
- Nhờ ông xem giùm tiền dự trữ của công ty ngoài tài khoản là bao nhiêu, - Abel nói.
Curtis Fenton lấy ra một hồ sơ ngoài bìa đề "Tài khoản số 6". Trước nay ông vẫn đề tất cả những gì liên quan đến Rosnovski vào cùng một hồ sơ. ông liếc nhìn qua vài con số.
- Khoảng dưới hai triệu đô-la, - ông nói.
- Tốt, - Abel nói. - Tôi muốn ông xem giùm cái ngân hàng mới thành lập có tên là Lester, Kane và Công ty ông tìm giúp tên tuổi từng cổ đông trong đó, xem mỗi cổ đông chiếm tỷ lệ bao nhiêu và xem họ muốn bán những cổ phiếu ấy không. Nhưng ông không được để cho chủ tịch ngân hàng là William Kane được biết chuyện này, và cũng không nhắc gì đến tên tôi cả.
Curtis Fenton nín thở, không nói gì. ông tỏ ra rất ngạc nhiên. May mà nói chuyện điện thoại nên Abel Rosnovski không thấy được vẻ mặt của ông. Tại sao Abel Rosnovski lại muốn đổ tiền vào đây, và chuyện đó liên quan gì đến William Kane? Fenton cũng đã đọc Nhật báo phố Wall có bài nói về việc sáp nhập hai ngân hàng tư nhân nổi tiếng đó rồi. ông đang còn lo về chuyện Trân Châu Cảng và việc vợ ông nhức đầu, giá như Ronovski không gọi điện thoại yêu cầu về chuyện này thì ông đã quên khuấy đi mất, lẽ ra phải có bức điện mừng gửi cho William Kane rồi. ông lấy bút chỉ ghi vài chữ vào dưới hồ sơ Công ty Nam tước trong khi vẫn nghe Abel dặn.
- Sau khi ông đã có đủ các chi tiết rồi, tôi muốn được ông thông báo lại bằng miệng chứ không nên viết trên giấy.
- Vâng, thưa ông Rosnovski.
Hẳn là giữa hai người này có chuyện gì với nhau rồi, Curtis Fenton nghĩ bụng. Nhưng mình cũng chẳng cần biết làm gì. Abel nói tiếp:
- Tôi cũng muốn được ông thêm vào báo cáo hàng quý những chi tiết về tất cả những gì ngân hàng Lester công bố, và cả những công ty liên quan đến họ nữa.
- Tất nhiên rồi, ông Rosnovski.
- Xin cảm ơn ông, ông Fenton. Nhân đây tôi xin nói để ông biết bộ phận nghiên cứu thị trường của tôi có khuyên tôi nên mở thêm một khách sạn Nam tước ở Montreal.
- Ông không lo là có chiến tranh sao, ông Rosnovski? - Trời ơi, việc gì phải lo. Nếu bọn Đức đến được Montreal thì ai cũng phải đóng cửa hết, kể cả ngân hàng Continental của ông. Dù sao, lần trước chúng ta đã đánh bại bọn khốn kiếp ấy rồi, lần này tất nhiên sẽ đánh bại nữa. Chỉ có điều khác là lần này thì tôi có thể tham gia hành động được. Thôi chào ông, ông Fenton.
Mình chẳng hiểu được đầu óc Abel Rosnovski đang nghĩ gì, Curtis Fenton bỏ máy xuống tự hỏi. ông chợt nghĩ về những yêu cầu của Abel với chi tiết các chứng khoán trong ngân hàng Lester. Điều này khiến ông lo ngại. Mặc dầu William Kane không còn gì liên quan đến Rosnovski nữa, nhưng Fenton vẫn sợ rằng nếu khách hàng của mình nắm giữ được tình hình cổ phiếu của ngân hàng Lester thì không biết rồi sẽ ra sao? Ông quyết định không nói cho Rosnovski biết về nỗi lo ngại đó của mình. Ông tính rồi thế nào cũng có ngày một trong hai người đó sẽ giải thích cho ông biết là họ đang tính toán chuyện gì.
Abel cũng nghĩ không biết mình có nên nói cho Curtis Fenton biết tại sao mua chứng khoán của Lester không. Nhưng rồi anh nghĩ càng ít người biết về kế hoạch của mình càng tốt.
Anh tạm gạt bỏ William Kane sang một bên, không nghĩ đến nữa. Anh bảo thư ký đi tìm George, mới đây cũng được cử làm phó chủ tịch công ty Nam tước. Anh ta đã cùng khấm khá lên với Abel và hiện nay là người được Abel tin cậy nhất. Ngồi trong phòng làm việc trên tầng thứ bốn mươi hai của khách sạn Nam tước Chicago, Abel nhìn xuống hồ Michigan, nơi được người ta mệnh danh là Bờ biển Vàng. Lúc này đầu óc anh đang nghĩ về đất nước Ba Lan. Anh tự hỏi không biết mình sẽ còn sống được để thấy lại tòa lâu đài nữa không. Abel biết sẽ không bao giờ còn về sống ở Ba Lan được nữa, nhưng vẫn muốn tòa lâu đài ấy được trả về cho mình. Cái ý nghĩ về quân Đức hoặc quân Nga lại một lần nữa chiếm đóng quê hương tươi đẹp của mình khiến anh muốn . . . Đang nghĩ thế thì George bước vào.
- Muốn tìm tôi ư, Abel?
George là người duy nhất trong công ty dám gọi Nam tước Chicago bằng tên tục.
- Ừ. Liệu anh có thể quản được tất cả các khách sạn trong ít tháng nếu tôi phải đi vắng xa không?
- Được chứ, - George nói. - Sao, anh đi nghỉ à?
- Không, - Abel đáp. - Ra trận.
- Sao? - George hỏi. - Sao?
- Sáng mai tôi đi New York đăng lính.
- Anh điên à? Có thể chết đấy.
- Chết sao được, - Abel đáp. - Nhưng mình sẽ phải giết mấy tên Đức. Bọn khốn kiếp ấy trước kia đã không tóm được mình thì lần này cũng chẳng tóm được đâu.
George vẫn phản đối. Anh ta bảo không có Abel thì nước Mỹ vẫn chiến thắng được. Zaphia cũng phản đối. Cứ nói đến chiến tranh là chị ta ghét rồi. Florentyna, lúc này đã gần tám tuổi, không hiểu chiến tranh là thế nào, nhưng biết lần này bố đi xa và đi lâu nên cô bé khóc váng lên.
Mặc dầu nhiều người phản đối, Abel vẫn nhảy lên chuyến máy bay đầu tiên đi New York vào ngày hôm sau. Cả nước Mỹ như đang kéo nhau đi khắp ngả.
Anh đến thành phố chỉ thấy toàn những thanh niên mặc quần áo ka-ki màu xanh nước biển đang từ biệt cha mẹ vợ con và người yêu. Ai cũng nói với nhau tuy trong bụng không tin rằng chiến tranh chỉ trong mấy tuần nữa là kết thúc.
Abel đến khách sạn Nam tước New York vừa gặp lúc ăn tối. Phòng ăn đầy chặt những thanh niên. Các cô gái bíu chặt lấy những chàng trai, hoặc là lính bộ, lính thủy, hoặc là không quân, trong khi đó vang lên tiếng hát của Frank Sinatra và kèn trống của dàn nhạc Tommy Dorsey. Abel nhìn những người trẻ tuổi trên sàn nhẩy ấy, trong bụng nghĩ không biết trong số họ sẽ còn bao nhiêu người được dịp hưởng một tối vui như thế này nữa. Anh không thể không nhớ đến lời giải thích của Sammy trước đây khi ông ta trở thành người phụ trách nhà ăn ở khách sạn Plaza như thế nào. Ba người đi trước ông ta từ mặt trận phía Tây trở về mỗi người chỉ còn một chân. Trong lớp người trẻ tuổi đang nhảy ở đây, không ai hiểu được chiến tranh thực sự là thế nào. Anh không thể nào cùng chia vui với họ được. Anh trở về phòng.
Sáng hôm sau anh mặc vào người một bộ đồ sẫm và đi xuống phòng tuyển quân ở Quảng trường Thời đại Anh đã phải xuống New York đê đăng linh vì sợ ở Chicago sẽ có người nhận ra anh mà không cho. Ở đây còn đông người hơn cả ở sàn nhảy đêm trước, nhưng không có ai bíu lấy ai cả. Anh không thể không nhận thấy mọi người khác đều có vẻ khỏe mạnh hơn anh nhiều. Gần hết buổi sáng Abel mới được đưa cho một tờ khai. Anh nghĩ bụng việc này nếu là ở chỗ mình thì chỉ mất mấy phút. Rồi sau đó anh lại phải xếp hàng hơn hai tiếng đồng hồ nữa, chờ đến lượt một viên thượng sĩ hỏi anh làm nghề gì.
- Quản lý khách sạn, - Abel nói, rồi liền đó kể cho ông ta nghe kinh nghiệm anh đã trải qua trong cuộc chiến tranh lần trước. Viên thượng sĩ yên lặng nghe một anh chàng vừa béo vừa lùn đứng trước mặt mình nói những điều ông ta không tin được. Giá như Abel xưng mình là Nam tước Chicago thì có thể ông kia không nghi ngờ gì lắm về chuyện tù tội và bỏ trốn của anh.
Nhưng Abel lại không nói gì về điều đó, vì anh không muốn được ưu đãi gì hết.
- Sáng mai anh sẽ kiểm tra sức khỏe, - viên thượng sĩ tuyển quân chỉ nói thế sau khi Abel độc thoại một hồi. Rồi, như để nói thêm cho ''đủ phận sự", ông ta bảo: - Cảm ơn anh đã tình nguyện.
Hôm sau Abel lại phải chờ mấy tiếng đồng hồ nữa mới được khám sức khỏe. Bác sĩ nói thẳng là tình hình của Abel không ra gì. Từ nhiều năm nay, do địa vị và thành công của anh, không ai dám bình luận gì về con người của anh cả. Bây giờ bỗng bác sĩ liệt anh vào loại 4, tức là loại bị loại, khiến anh sửng sốt.
- Anh quá cân, mắt kém và lại thọt. Nói thật nhé, Rosnovski, anh không thể vào quân đội được. Chúng tôi không thể lấy những người lính mà chưa trông thấy địch đã có thể bị đau tim rồi. Nhưng như thế không có nghĩa là chúng tôi không thể dùng đến những năng lực của anh, nếu anh quan tâm thì có rất nhiều những việc liên quan đến giấy tờ để làm trong chiến tranh đấy.
Abel chỉ muốn đấm cho ông ta một cái, nhưng anh biết làm thế cũng chả được vào lính.
- Không cảm ơn ông, - anh nói. - Tôi muốn chiến đấu chống bọn Đức chứ không phải là viết thư cho chúng.
Anh thất vọng quay trở về khách sạn, nhưng rồi đến tối anh lại nghĩ mình vẫn còn có cơ hội. Hôm sau, anh đến một trạm tuyển quân khác, nhưng kết quả vẫn như trước và lại quay về khách sạn. ông bác sĩ khác có lễ độ hơn một chút, nhưng ông ta vẫn kiên quyết như bác sĩ trước vậy, và Abel lại bị liệt xuống loại 4. Abel thấy rõ nếu cứ trong tình trạng sức khỏe như hiện nay thì người ta chẳng cho anh đi chiến đấu chống bất cứ ai.
Sáng hôm sau, anh tìm đến một nhà thể dục ở phía Tây đường 57, thuê một huấn luyện viên làm như thế nào đó để thay đổi được tình trạng sức khỏe của anh.
Ba tháng liền, anh tập luyện đủ các môn, đánh bốc, đánh vật, chạy, nhảy, cử tạ, và cả nhịn đói nữa. Đến một lúc, huấn luyện viên bảo anh là không thể nào khỏe hơn và gầy hơn thế được nữa. Abel trở lại phòng tuyển quân làm lại bản khai dưới cái tên Wladek Koskiewicz. Lần này là một viên thượng sĩ khác có vẻ hy vọng hơn, còn bác sĩ khám thì thử đi thử lại nhiều lần, cuối cùng cho anh vào danh sách dự bị, chờ khi nào cần sẽ gọi.
- Nhưng tôi muốn ra trận ngay bây giờ, - Abel nói.- Tôi muốn diệt cái bọn khốn kiếp ấy.
- Chúng tôi sẽ liên hệ với anh, Koskiewicz, - viên thượng sĩ nói. - Anh hãy giữ sức khỏe cho đầy đủ, sẵn sàng. Chưa thể biết lúc nào chúng tôi sẽ cần đến anh.
Abel bực mình bỏ ra ngoài. Anh nhìn nhiều người Mỹ khác trẻ hơn, gầy hơn, đang được nhận vào lính ngay. Anh đang bước qua cửa chưa biết sẽ làm gì tiếp thì đụng ngay phải một người cao lớn dữ tợn mặc quân phục và trên vai có nhiều sao.
- Tôi xin lỗi, - Abel nhìn lên nói và lùi lại.
- Này anh, - ông tướng nói.
Abel vẫn cứ đi, nghĩ bụng không phải ông ta nói với mình, vả lại chả có ai còn gọi mình như thế nữa, mặc dầu đến bây giờ anh cũng chỉ mới ba mươi lăm tuổi. Ông tướng kia lại gọi.
- Này anh, - ông ta nói to hơn
Lần này Abel quay lại.
- Tôi à? - anh hỏi.
- Phải, anh.
Abel bước đến chỗ ông tướng.
- Xin mời ông đến chỗ tôi, ông Rosnovski.
Chết cha, Abel nghĩ bụng. ông ta biết mình là ai rồi, thế là bây giờ không ai cho mình ra trận nữa.
Phòng làm việc tạm thời của ông tướng đó ở ngay sau ngôi nhà. Đó chỉ là một căn phòng nhỏ có chiếc bàn với hai ghế gỗ, tường sơn xanh đã tróc đi một ít và cửa luôn luôn để mở. Đến một nhân viên xoàng nhất của khách sạn Nam tước anh cũng không để cho phải ngồi làm việc trong một căn phòng như thế này được.
- Ông Rosnovski, - ông tướng nói bằng một giọng sang sảng, - tôi là Mark Clark, chỉ huy quân đoàn 5 của Mỹ. Tôi ở đảo Govemon vừa về đây một ngày để kiểm tra tình hình, bỗng thế nào lại gặp ông ở đây, thật là thú vị. Từ lâu tôi vẫn khâm phục ông lắm. Chuyện của ông làm bất cứ người Mỹ nào cũng phải lấy làm hài lòng. Xin cho biết, ông ở trạm tuyển quân này làm gì thế?
- Thế ông tưởng tôi làm gì? - Abel nói. - Tôi xin lỗi, tôi thật là vô lễ, nhưng không có ai nhận cho tôi tham gia làm gì trong cuộc chiến tranh khốn kiếp này cả.
- Thế ông muốn làm gì trong cuộc chiến tranh khốn kiếp này? - viên tướng hỏi.
- Vào quân đội và đi đánh bọn Đức.
- Làm lính bộ binh ư? - viên tướng không tin hỏi lại.
- Vâng, - Abel đáp. - ông chả cần đến từng người một đó sao?
- Tất nhiên rồi, - viên tướng nói. - Nhưng tôi có thể dùng tài năng đặc biệt của ông vào những việc tốt hơn là lính bộ binh nhiều chứ.
- Tôi sẽ làm bất cứ gì, - Abel nói. - Bất cứ gì.
- Ông có làm ngay bây giờ được không? - viên tướng nói. - Và bất cứ gì chứ nếu như tôi yêu cầu ông nhường khách sạn ở New York cho quân đội dùng làm sở chỉ huy ở đây, thì ông nghĩ sao? Vì, nói thật với ông, ông Rosnovski ạ, như vậy còn có ích cho chúng tôi nhiều hơn là đích thân ông giết được hơn chục thằng Đức.
- Cho ông toàn quyền dùng khách sạn Nam tước, - Abel nói. - Vậy bây giờ ông có cho tôi ra trận không ?
- Thế là ông điên đấy, ông biết không? - tướng Clark nói.
- Tôi là người Ba Lan, - Abel nói, và hai người cùng cười. Abel nói tiếp bằng một giọng nghiêm túc. - ông nên biết tôi sinh ra gần Slonim, ở Ba Lan. Tôi đã chứng kiến bọn Đức đến chiếm nhà tôi, bọn Nga hiếp chị tôi. Sau đó tôi trốn khỏi được trại khổ sai của Nga và may mắn mà chạy sang được đến Mỹ. Tôi có điên đâu Đây là đất nước duy nhất trên thế giới anh có thể đến mà trong tay không có gì và trở thành triệu phú nếu chịu làm việc vất vả, không kể quá khứ của anh là thế nào. Bây giờ bọn khốn kiếp ấy lại muốn một cuộc chiến tranh nữa. Tôi đâu có điên, hả ông. Tôi rất con người đấy chứ.
- Thôi được, nếu ông rất muốn vào quân đội, ông Rosnovski, thì tới có thể sử dụng ông được, nhưng không phải theo cách như ông nghĩ. Tướng Demers đang cần có người đứng phụ trách hậu cần cho quân đoàn 5 trong khi họ chiến đấu ngoài tiền tuyến. Nếu ông tin rằng điều Napoleon nói là đúng khi ông ta bảo quân đội hành quân bằng cái dạ dày của mình, thì ông có thể đóng một vai trò quyết định đấy. Công việc này cần một người ở cấp thiếu tá. ĐÓ là một cách ông có thể giúp nước Mỹ thắng cuộc chiến tranh này được. Ông thấy sao nào?
- Tôi sẽ làm việc đó, thưa ông.
- Cảm ơn ông Rosnovski.
Viên tướng bấm một nút chuông trên bàn. Một viên trung uý trẻ bước vào đứng nghiêm chào.
- Trung uý, anh đưa Thiếu tá Rosnovski đến phòng nhân sự rồi lại đưa ông trở lại đây nhé.
- Thưa vâng. - Viên trung úy quay sang Abel. - xin mời Thiếu tá đi lối này.
Abel bước theo anh ta và quay lại nói: - Cảm ơn Ngài.
Cuối tuần, Abel về Chicago với Zaphia và Florentyna. Zaphia hỏi anh bây giờ chị biết làm thế nào với mười lăm bộ quần áo của anh đây.
- Thì cứ để đấy, - anh đáp và không hiểu tại sao chị lại hỏi thế. - Anh có ra trận để chết đâu.
- Chắc là anh không chết rồi, Abel, - chị nói. - Em không lo điều đó. Chỉ có cái là tất cả những quần áo đó bây giờ đều quá rộng đối với anh rồi.
Abel cười và đem tất cả những quần áo ấy đến cho trung tâm tị nạn người Ba Lan. Rồi anh quay lại New York, đến khách sạn Nam tước, hủy bỏ danh sách những khách đặt phòng, và mười hai ngày sau giao lại tòa nhà cho Quân đoàn 5. Báo chí ca tụng quyết định của Abel như một cử chỉ quên mình của một người đã từng là dân tị nạn trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Lại mất ba tháng nữa Abel mới được gọi ra làm việc thường trực. Trước đó anh giúp cho Tướng Clark điều khiển các hoạt động trong khách sạn Nam tước New York. Rồi anh đến doanh trại Benning trình diện và học một lớp huấn luyện sĩ quan. Cuối cùng khi nhận được lệnh đến với Tướng Denness của Quân đoàn 5, anh mới biết là mình phải sang Bắc Phi. Anh nghĩ bụng không biết bao giờ mới sang đến Đức.
Trước ngày lên đường ra nước ngoài, anh thảo một chúc thư dặn lại những người thừa hành nhường toàn bộ Công ty Nam tước cho David Maxton với giá rẻ nếu anh bị chết trong chiến tranh, tài sản còn lại chia cho Zaphia và Florentyna. Đây là lần đầu tiên từ gần hai mươi năm nay anh nghĩ đến cái chết, mặc dầu anh nghĩ là nếu mình cứ ở hậu cần trung đoàn thì làm sao chết được.
Trong khi con tàu chở quân rời cảng New York, Abel ngắm nhìn bức tượng Thần Tự Do. Anh rất nhớ cái cảm giác của mình lần đầu trông thấy pho tượng ấy gần hai mươi năm trước đây. Tàu đi qua tượng đài rồi, anh không quay lại nhìn nữa mà nói to lên một mình: "Sẽ gặp lại cô nàng Pháp nhé, sau khi Mỹ đã thắng cuộc chiến tranh này rồi."
Tàu qua Đại Tây Dương. Abel đem theo mình hai người bếp trưởng với năm nhân viên khác cũng đã vào quân đội lượt này. Tàu dừng lại ở Algiers ngày 1 tháng 2 năm 1943. Abel phải sống gần một năm trong nắng nóng và cát bụi cua sa mạc, đảm bảo cho mọi người trong sư đoàn được ăn uống tử tế.
- Chúng ta ăn xoàng thôi, nhưng còn hơn bất cứ ai khác, - Tướng Clark bình thản.
Abel giành một khách sạn duy nhất tốt ở Algiers và biến nó thành sở chỉ huy của tướng Clark. Mặc dầu Abel có thể thấy mình đang đóng một vai trò đáng kể trong chiến tranh, nhưng anh vẫn cứ ngứa ngáy muốn đi chiến đấu thực sự. Tuy nhiên, một thiếu tá phụ trách hậu cần thì chẳng bao giờ người ta cho ra trận, mà chỉ có nhiệm vụ nuôi quân thôi.
Anh viết thư về cho Zaphia và George. Xem ảnh, thấy con gái yêu quý Florentyna của anh đã lớn lên nhiều. Anh còn nhận được cả thư của Curtis Fenton thỉnh thoảng gửi đến báo cho biết Công ty Nam tước ngày càng kiếm được lãi to, và tất cả các khách sạn ở Mỹ đều luôn luôn đầy chặt vì quân đội và thường dân đi lại rất nhiều. Abel rất tiếc không có mặt ở nhà để khánh thành khách sạn mới ở Montreal, chỉ có George đại diện cho anh thôi. Đây cũng là lần đầu tiên anh vắng mặt ở một cuộc khánh thành khách sạn Nam tước nhưng George viết thư đảm bảo với anh là khách sạn mới này sẽ rất thành công. Abel nghĩ bụng như vậy là mình đã xây dựng được khá nhiều ở Mỹ.
Anh rất muốn trở về với vùng đất mà bây giờ anh đã coi như quê hương của mình rồi. Chẳng mấy chốc anh đã thấy chán với cảnh sống ở châu Phi. Ngoài sa mạc phía Tây thỉnh thoảng có vài trận đánh nhau lẻ tẻ gì đó. Anh chỉ nghe ngươi ta về thuật lại chứ chưa tận mắt trông thấy đánh nhau bao giờ Đôi khi đưa lương thực ra tiền tuyến anh cũng có nghe thấy tiếng súng, nhưng điều đó chỉ càng làm anh tức giận thêm. Một hôm anh rất vui mừng được tin Quân đoàn 5 của Tướng Clark sẽ sang đóng ở miền Nam Châu Âu. Abel hy vọng đây là cơ hội sẽ được thấy lại Ba Lan.
Vì quân đoàn 5 là của Mỹ nên đổ bộ vào vùng bờ biển nước Ý bằng xe lội nước. Không quân yểm hộ chiến thuật. Việc đổ bộ quân gặp phải sự chống cự khá mạnh, trước hết là ở Anzio rồi sau đó ở Monte Cassino. Tuy nhiên, chẳng có cuộc nào Abel được tham gia cả. Anh bắt đầu lo ngại rằng có thể chiến tranh chấm dứt mà mình không được đánh đấm gì hết. Anh cũng không làm cách nào để mình có thể trực tiếp chiến đấu được. Anh được phong trung tá và phái sang London để chờ lệnh mới, thế là anh không còn cơ hội nào khác ra trận nữa.
Đến ngày N, cuộc đại tiến công vào Châu Âu bắt đầu Quân đồng minh tiến vào Pháp và giải phóng Paris ngày 25 tháng 8 năm 1944. Abel cùng đi diễn binh với lính Mỹ và lính Pháp tự do dọc Đại lộ Elysée ở phía sau tướng De Gaule được chào mừng như một anh hùng, anh để ý nhìn thành phố rất tráng lệ và xem đâu là chỗ anh có thể xây khách sạn Nam tước đầu tiên của mình trên đất Pháp được.
Quân đồng minh tiếp tục tiến qua miền Bắc nước Pháp, qua biên giới Đức và cuối cùng tiến quân về phía Berlin. Abel được điều lên quân đoàn Một dưới quyền chỉ huy của Tướng Omar Bradley. Lương thực chủ yếu đem từ Anh sang. Nguồn tiếp tế địa phương hầu như không có, vì quân đồng minh hễ vào được thành phố hay thị trấn nào thì nơi đó đều đã bị quân Đức phá hết khi họ rút lui. Khi Abel đến một thành phố mới. Anh chỉ mất vài tiếng đồng hồ là có thể thu được toàn bộ lương thực còn lại cho quân của mình, trong khi các sĩ quan hậu cần khác còn tìm chưa ra.
Các sĩ quan Anh Mỹ rất sung sướng được cùng ăn với Sư đoàn thiết giáp số 9 và họ không hiểu Sư đoàn này kiếm đâu ra? Sĩ quan Patton cùng đến ăn với tướng Bradley, Abel được dẫn ra giới thiệu với tướng Patton nổi tiếng, vì ông này bao giờ ra trận cũng vung tay trong khẩu súng có cán bằng ngà.
- Đây là bữa ăn ngon nhất của tôi trong suốt cuộc chiến tranh khốn kiếp này, - Patton nói.
Đến tháng hai năm 1945, Abel đã mặc quân phục được gần ba năm, và anh biết là chiến tranh sẽ chỉ trong mấy tháng nữa là kết thúc. Tướng Bradley vẫn gửi thư khen và cho anh những huân chương rất vô nghĩa để anh đeo lên ngực bộ áo mỗi ngày một rộng thùng thình. Nhưng anh chả yên tâm tí nào. Abel vẫn cứ xin tướng Bradley cho anh được tham gia chỉ một trận đánh thôi, nhưng ông không nghe.
Mặc dầu việc chở những xe lương thực ra tiền tuyến và kiểm tra việc phân phối cho quân lính là nhiệm vụ của sĩ quan dưới quyền, nhưng Abel thường tự mình lĩnh trách nhiệm ấy. Giống như việc quản lý các khách sạn, anh không bao giờ cho nhân viên dưới quyền mình biết trước sẽ làm gì và ở đâu.
Vào một ngày tháng ba, chính là do thấy có nhiều cáng phủ chăn ùn ùn khiêng về trại nên Abel muốn tự mình ra mặt trận xem thế nào. Đến một lúc không thể chịu được cái cảnh chỉ thấy có xác người chở về thôi, Abel bèn tập hợp người của mình và đích thân tổ chức một chuyến mười bốn xe lương thực ra trận.
Anh đem theo một trung úy, một thượng sĩ, hai hạ sĩ và hai mươi tám lính.
Sáng hôm đó, chuyến đi ra mặt trận mặc dầu chỉ có hai chục dặm thôi nhưng đi rất ì ạch. Abel cầm lái chiếc xe đầu - anh có cảm tưởng như mình cũng hơi giống tướng Patton - qua mưa to và đường rất lầy lội.
Nhiều lần anh phải cho xe tránh sang bên đường để xe cứu thương Ở mặt trận về được nhanh.
Thương binh còn quan trọng hơn bụng đói. Những đám người được chở về ấy không chỉ là bị thương mà thôi, họ gần như không còn dấu hiệu gì là sống nữa.
Mỗi dặm đường bùn lầy đến gần mặt trận, Abel lại cảm thấy rõ hơn là đang có đánh nhau ác liệt ở Renmagen. Tim anh đập rộn lên, và biết là lần này anh được dính đến chiến tranh thật rồi.
Đến sở chỉ huy tiền phương, anh đã có thể nghe thấy tiếng súng của địch ở cách đó không xa. Anh dậm chân tức giận khi nhìn thấy những chiếc cáng lại tiếp tục khiêng những bạn chết và bị thương không biết từ đâu về. Abel đã chán với việc mình chẳng hiểu biết gì về chiến tranh thật sự, và chỉ khi nó đã kết thúc và đi vào lịch sử rồi mới biết. Anh nghĩ có lẽ bất cứ độc giả nào của Thời báo New York cũng đều có thể biết hơn anh về điều đó.
Abel đưa đoàn xe của mình đến một chỗ gọi là bếp dã chiến rồi dừng xe lại. Mưa vẫn nặng hạt. Anh trú mưa ở đây mà thấy xấu hổ vì cách đây chỉ vài dặm các bạn đồng ngũ không chỉ trú mưa mà còn trú bom đạn nữa kia. Anh cho gỡ một trăm thùng súp, một tấn thịt bò ướp muối, hai trăm con gà, nửa tấn bơ, ba tấn khoai và một trăm hộp đậu mỗi hộp mười cân, ngoài ra còn những suất đặc biệt cho những ai sắp ra trận hoặc ở mặt trận về. Bước vào lều làm nhà ăn, Abel chỉ thấy toàn những bàn ghế dài trống không. Anh để hai bếp trưởng ở lại chuẩn bị bữa ăn và đám lính ngồi gọt một ngàn củ khoai, còn anh đi tìm sĩ quan chỉ huy ở đây. Abel đi thẳng đến lều của tướng John Leonard xem tình hình thế nào. Trên đường anh vẫn gặp những chiếc cáng khiêng lính chết và gần chết. Nếu là bình thường trông thấy những cảnh ấy không ai chịu nổi, nhưng đây là Remagen nên người bị thương là chuyện quá phổ biến. Abel vừa sắp bước vào trong lều tướng Leonard cùng người trợ lý của ông ta cũng ở trong đó ra. ông ta vừa đi vừa nói với Abel.
- Tôi làm gì được cho ông đây, Trung tá?
- Tôi đã bắt đầu chuẩn bị lương thực cho tiểu đoàn của ngài theo yêu cầu của lệnh đã phát trong đêm. Và bây giờ. . .
- Bây giờ ông không phải lo chuyện lương thực nữa, Trung tá. Sáng sớm nay Trung uý Burrows của Sư đoàn 9 phát hiện ra một chiếc cầu có đường sắt ở phía lắc Remagen chưa bị phá hoại, đó là cầu Ludendorff, tôi đã ra lệnh phải vượt qua chiếc cầu đó ngay và phải tìm mọi cách thiết lập được đầu cầu ở bên kia bờ sông. Cho đến nay, bọn Đức đã phá được mọi chiếc cầu qua sông Rhine trước khi chúng ta đến. Vì vậy không thể ngồi đó chờ ăn trưa để chúng phá nốt chiếc cầu này. .
- Sư Đoàn 9 đã qua cầu được chưa ạ? - Abel hỏi.
- Qua rồi chứ, - viên tướng đáp, - nhưng sang đến bìa rừng bên kia thì họ gặp sức chống cự ghê gớm. Những trung đội đầu tiên bị phục kích. Chỉ có Chúa mới biết chúng ta đã mất bao nhiêu người. Bây giờ thì ông hãy cất số lượng thực ấy đi, ông Trung tá, vì tôi chỉ quan tâm đến chuyện còn bao nhiêu người sống sót trở về thôi.
- Tôi có thể làm gì giúp vào đây được không? - Abel hỏi.
Viên tư lệnh đứng lại rồi nhìn anh trung tá béo lùn một lát.
- Ông có bao nhiêu người trong tay lúc này?
- Một trung uý, một thượng sĩ, hai hạ sĩ quan, hai mươi tám lính. Tất cả ba mươi ba người, kể cả tôi, thưa ngài.
- Tốt. Đi báo cho bệnh viện dã chiến rồi dùng người của ông mang về được bao nhiêu người bị chết với bị thương thì tuỳ.
- Tuân lệnh, - Abel nói rồi chạy một mạch về bếp dã chiến.
Phần lớn những người của anh còn đang ngồi trong góc lều hút thuốc. Không ai để ý thấy Abel bước vào trong lều.
- Đứng dậy đi, đồ lười ở đâu. Chúng ta có việc khác để làm đây.
Cả ba mươi hai người vùng dậy đứng nghiêm.
- Theo tôi? - Abel quát. - Mau lên?
Anh quay ngoắt người và lại chạy, lần này chạy về hướng bệnh viện dã chiến. Một bác sĩ trẻ đang nói với mười sáu người trong đội y tế. Abel và những người của anh thở hồng hộc chạy đến trước cửa lều.
- Tôi giúp gì được ông đây? - bác sĩ hỏi.
- Không, chúng tôi hy vọng giúp ông được, - Abel đáp - Tôi có ở đây ba mươi hai người do Tướng Leonard ra lệnh đến đây giúp ông.
Đám người theo anh bây giờ mới nghe nói thế. Bác sĩ nhìn Trung tá kinh ngạc.
- Vâng thưa ông.
- Đừng thưa ông với tôi, - Abel nói. - Chúng tôi đến đây xem có thể giúp ông được gì không?
Vâng, thưa ông, - bác sĩ lại nói.
Bác sĩ đưa cho anh một hộp băng có dấu Chữ thập đỏ. Mấy anh bếp trưởng và đám gọt khoai lúc này cầm lấy băng đeo lên tay mình trong khi tai nghe bác sĩ dặn dò. Bác sĩ cũng nói chi tiết trận chiến vừa rồi ở trong rừng bên kia cầu Ludendorff.
- Sư Đoàn 9 bị thương vong rất nặng, - bác sĩ nói tiếp. - Những người có chuyên môn về y tế này sẽ ở lại trong khu vực tác chiến, còn những người của ông cố gắng đưa về đây được càng nhiều người bị thương càng tốt.
Abel lấy làm mừng bây giờ được hoạt động rồi. Bác sĩ lúc này chỉ huy cả một đội bốn mươi chín người, đưa ra mười tám chiếc cáng và mỗi người được nhận một túi cứu thương. Ông ta dẫn đoàn người ô hợp đi về phía cầu Ludendorff. Abel đi theo sau ông ta chỉ cách một thước. Đi trong mưa và qua đám bùn lầy, họ lên tiếng hát, nhưng gần đến cầu họ không hát nữa.
Trước mắt họ có những chiếc cáng có người nằm trên nhưng đều là bất động. Họ lặng lẽ men theo đường tàu đi qua bên kia cầu. Bọn Đức có dùng chất nổ nhưng không phá được trụ cầu. Gần về phía rừng có tiếng súng. Abel thấy xúc động vì đã gần địch nhưng anh lại lo sợ không biết quân địch có thể làm gì đối với các bạn đồng ngũ của mình. Từ các phía vang lên những tiếng kêu đau của các bạn anh, những người bạn cho đến hôm nay vẫn còn tin là chiến tranh đã sắp kết thúc...
Anh thấy bác sĩ thỉnh thoảng dừng lại xem những người bị thương. Đôi khi, nếu thấy không còn tí hy vọng nào cứu được một người bị thương nữa, bác sĩ giúp cho họ chết được nhanh hơn. Abel đi từ người này đến người khác giúp một tay cho những người khiêng cáng đưa thương binh về phía cầu Ludendorff.
Tới lúc đến được bìa rừng thì chỉ còn có bác sĩ, một người gọt khoai lúc trước và Abel. Mọi người khác đã khiêng người chết và người bị thương về bệnh viện.
Ba người chạy vụt vào trong rừng. Họ nghe tiếng súng địch nổ rất gần. Abel trông thấy rõ một khẩu pháo dưới lùm cây chĩa nòng về phía cầu, nhưng bây giờ đã hỏng không còn dùng được nữa. Rồi anh nghe thấy một loạt đạn nổ rất to và biết quân địch ở phía trước chỉ cách mình có vài trăm thước. Abel vội quỳ một đầu gối xuống, lắng nghe kỹ. Bỗng một đám lửa bắn tóe lên trước mặt. Abel nhảy chồm lên và chạy về phía trước, bác sĩ và anh gọt khoai buột phải chạy theo sau. Họ chạy tiếp vài trăm thước nữa rồi đến một bụi cây rậm rạp trong đó nằm rải rác những xác lính Mỹ. Abel và ông bác sĩ xem từng xác một.
- Chúng nó tàn sát thế này đây, - Abel tức giận hét lên. Anh nghe tiếng súng xa dần. Bác sĩ không nói gì, ba năm trước đây ông ta đã kêu hét nhiều rồi.
- Đừng lo đến người chết nữa, - bác sĩ nói. - Xem có tìm được ai còn sống không.
- Ở đây này, Abel kêu lên rồi quỳ xuống bên cạnh một thượng sĩ nằm trong đống bùn. Hai mắt người đó trợn trừng chỉ còn lòng trắng: Abel đặt hai miếng gạc lên tròng mắt anh ta và chờ.
- Anh ta chết rồi, Trung tá, - bác sĩ nói và cũng không nhìn lại nữa. Abel lại đến xác sau, rồi xác sau nữa, nhưng cái nào cũng vậy. Chỉ đến lúc trông thấy một cái đầu đã bị chặt đứt khỏi thân người và đặt đúng giữa đống bùn Abel mới sững người lại. Anh cứ nhìn mãi vào đó, tưởng như cái tượng của một ông thần La Mã nào. Abel bỗng đọc lên một loạt những lời xưa kia được Nam tước dạy cho: Máu, tàn phá và những điều khủng khiếp trở thành quen thuộc đến nỗi các bà mẹ chỉ còn biết cười mà ôm trong tay mình những đứa trẻ do chiến tranh vứt lại. Anh điên tiết, quát lên:
- Không có gì thay đổi được sao?
- Chỉ có chiến trường thôi, - bác sĩ nói.
Khi Abel đã xem được ba chục người - hay bốn chục, anh cũng không biết nữa - anh quay lại chỗ bác sĩ lúc này đang tìm cách cứu sống một viên đại uý đầu quấn đầy băng thấm máu chỉ còn chừa lại một mắt nhắm nghiền và cái miệng. Abel đứng sau bác sĩ nhìn vào viên đại uý một cách tuyệt vọng, anh để ý nhìn thấy cầu vai của anh ta có quân hiệu - Đoàn thiết giáp số 9 - và chợt nhớ lại câu nói của Tướng Leonard lúc trước: Có Chúa mới biết được chúng ta mất bao nhiêu người.
- Bọn Đức hèn mạt, - Abel thốt lên.
- Đúng đấy, - bác sĩ nói.
- Anh ta chết chưa? - Abel hỏi.
- Rất có thể, - bác sĩ đáp lại như cái máy. - Anh ta mất nhiều máu quá. Vấn đề chỉ còn là thời gian thôi.
Bác sĩ ngửng lên.
- Ở đây không còn gì cho ông làm nữa đâu, Trung tá. Sao ông không cố đem được người này về bệnh viện dã chiến. May ra anh ta có thể sống
được Và nhờ ông nói với tư lệnh là tôi còn đi lên phía trên nữa, và tôi cần bất cứ người nào ông có thể cho được
- Đồng ý, - Abel đáp. Rồi anh cùng bác sĩ nhẹ tay đỡ viên đại uý nằm lên cáng. Abel với anh linh gọt khoai từ từ khiêng cáng về trại. Bác sĩ đã dặn anh trước là phải rất cẩn thận vì bất cứ một động tác bất ngờ nào đụng đến cáng sẽ chỉ làm cho người đó mất thêm máu. Trong suốt chặng đường dài hai dặm về đến bệnh viện, Abel không cho anh gọt khoai được nghỉ một tí nào. Anh muốn cho viên đại uý này có cơ hội sống được. Rồi sau đó anh sẽ trở lại khu rừng với bác sĩ.
Trong hơn một giờ họ bì bõm trong bùn và trong mưa. Abel cảm thấy viên đại uý chắc là chết rồi. Cuối cùng, về được đến bệnh viện thì hai người mệt lử và giao chiếc cáng lại cho một tổ y tế.
Lúc người ta đưa lên xe đẩy đi, viên đại uý mở một bên mắt không bị băng nhìn xoáy vào Abel. Anh ta tính giơ cánh tay lên. Abel chào, thấy anh ta mở mắt và định giơ tay mà mừng quá. Anh cầu nguyện cho người đó sống được.
Anh chạy ra ngoài bệnh viện, định trở lại rừng với tốp người của mình thì một sĩ quan trực đến giữ anh lại
- Trung tá, - anh ta nói, - Tôi đi tìm ông khắp nơi. Hiện có ba trăm người đang cần ăn. Trời ơi, ông đi đâu thế?
- Đi làm một việc khác có ý nghĩa vậy thôi.
Abel từ từ quay trở về nơi có bếp dã chiến và suy nghĩ về viên đại uý trẻ vừa rồi.
Đối với cả hai người, chiến tranh thế là đã kết thúc.
Abel lấy làm hài lòng với mẩu tin này. Anh tin chắc là bây giờ Kane không còn kiểm soát được toàn bộ. Anh đọc lại mẩu tin. Vậy là từ hồi hai người so kiếm với nhau đến giờ, William Kane rõ ràng đã leo cao hơn nữa rồi. Nhưng Abel đâu có kém. Và bây giờ anh biết là mình còn món nợ cũ phải thanh toán với con người mới làm chủ tịch ngân hàng Lester này đã.
Trong hơn mười năm qua, Công ty Nam tước đã làm ăn rất khám khá. Abel đã trả xong các khoản tiền vay của người ủng hộ mình trước đây, thực hiện đúng những điều đã ký kết, tức là chỉ trong mười năm trả hết nợ và hoàn toàn làm chủ các tài sản của công ty.
Vào cuối quý của năm 1939, không những Abel đã trả hết nợ mà lợi nhuận của năm 1940 xem ra còn vượt cả mức dự kiến đến hơn nửa triệu đô la. Thành tích này trùng hợp với việc mở thêm hai khách sạn Nam tước, một ở Washington và một ở San Francisco.
Mặc dầu trong thời kỳ này Abel không còn là một anh chồng tận tụy như trước, mà phần lớn là do Zaphia không thích đuổi theo những tham vọng của chồng, nhưng anh vẫn rất nâng niu cô con gái của mình. Zaphia muốn có đứa con thú hai để đỡ cảm thấy quá rảnh rỗi, đã giục anh cứ thử đi khám bác sĩ xem sao. Nhưng đến khi Abel được cho biết là tinh trùng của anh quá yếu, có lẽ do ốm đau và ăn uống quá kham khổ từ hồi bị quân Đức và quân Nga chiếm đóng trước kia, anh đành coi chỉ có Florentyna là đứa con duy nhất, từ bỏ hy vọng có thêm con trai và từ nay dành hết mọi thứ cho cô con gái vậy.
Danh tiếng của Abel bây giờ đã lan ra khắp nước Mỹ. Báo chí thường chỉ nhắc đến tên anh như "Nam tước Chicago" thôi. Anh không còn bận tâm đến những lời chế giễu sau lưng. Bây giờ Wladek Koskiewicz đã thành đạt, và điều quan trọng là anh sẽ đứng vững với sự nghiệp ở đây. Lợi nhuận của mười ba khách sạn trong năm tài chính vừa qua đã suýt soát một triệu đô la, nếu cộng với vốn cũ dôi ra nữa là bây giờ anh có thể quyết định về một chính sách bành trướng được rồi.
Bất ngờ, Nhật tiến công Trân Châu Cảng.
Kể từ ngày 1 tháng 9 khủng khiếp của năm 1939 khi quân đội Quốc xã tiến đánh Ba lan rồi sau đó chạm trán với quân Nga ở Brest Litovsk và một lần nữa đất nước của anh lại bị chia cắt, Abel đã gửi rất nhiều tiền cho Hội Chữ thập đỏ Anh để cứu trợ quê hương. Anh đã tiến hành một cuộc đấu tranh quyết liệt cả với đảng Dân chủ và với báo chí, để đẩy nước Mỹ lừng khừng phải tham gia vào cuộc chiến, dù cho sau đó họ có đứng về phía quân Nga đi nữa. Nhưng mọi cố gắng của anh cho đến lúc này đều vô hiệu. Rồi vào cái ngày chủ nhật của tháng Chạp ấy, với các trạm đài ở khắp nước đều tường thuật ầm ĩ về cuộc tiến công bất ngờ của Nhật, Abel biết chắc là đến bây giờ thì Mỹ phải nhảy vào cuộc chiến rồi. Ngày 11 tháng Chạp, anh nghe Tổng thống Roosevelt thông báo với quốc dân rằng Đức và Ý đã tuyên chiến với Mỹ. Abel rất muốn vào quân đội đi chiến đấu. Nhưng trước hết anh phải có lời tuyên bố chiến tranh riêng của mình đã, vì vậy anh gọi đến cho Curtis Fenton ở Ngân hàng Continental. Nhiều năm qua, Abel đã dần dần tin ở những điều dự đoán của Fenton, và bây giờ anh vẫn còn giữ ông ta trong ban giám đốc của Công ty Nam tước mặc dầu tự anh đã hoàn toàn kiểm soát được tình hình. Anh làm như vậy đề duy trì mối quan hệ chặt giữa Công ty Nam tước với Ngân hàng Continental mà thôi.
Curtis Fenton ra nghe máy, giọng nói vẫn rất lễ độ.
- Nhờ ông xem giùm tiền dự trữ của công ty ngoài tài khoản là bao nhiêu, - Abel nói.
Curtis Fenton lấy ra một hồ sơ ngoài bìa đề "Tài khoản số 6". Trước nay ông vẫn đề tất cả những gì liên quan đến Rosnovski vào cùng một hồ sơ. ông liếc nhìn qua vài con số.
- Khoảng dưới hai triệu đô-la, - ông nói.
- Tốt, - Abel nói. - Tôi muốn ông xem giùm cái ngân hàng mới thành lập có tên là Lester, Kane và Công ty ông tìm giúp tên tuổi từng cổ đông trong đó, xem mỗi cổ đông chiếm tỷ lệ bao nhiêu và xem họ muốn bán những cổ phiếu ấy không. Nhưng ông không được để cho chủ tịch ngân hàng là William Kane được biết chuyện này, và cũng không nhắc gì đến tên tôi cả.
Curtis Fenton nín thở, không nói gì. ông tỏ ra rất ngạc nhiên. May mà nói chuyện điện thoại nên Abel Rosnovski không thấy được vẻ mặt của ông. Tại sao Abel Rosnovski lại muốn đổ tiền vào đây, và chuyện đó liên quan gì đến William Kane? Fenton cũng đã đọc Nhật báo phố Wall có bài nói về việc sáp nhập hai ngân hàng tư nhân nổi tiếng đó rồi. ông đang còn lo về chuyện Trân Châu Cảng và việc vợ ông nhức đầu, giá như Ronovski không gọi điện thoại yêu cầu về chuyện này thì ông đã quên khuấy đi mất, lẽ ra phải có bức điện mừng gửi cho William Kane rồi. ông lấy bút chỉ ghi vài chữ vào dưới hồ sơ Công ty Nam tước trong khi vẫn nghe Abel dặn.
- Sau khi ông đã có đủ các chi tiết rồi, tôi muốn được ông thông báo lại bằng miệng chứ không nên viết trên giấy.
- Vâng, thưa ông Rosnovski.
Hẳn là giữa hai người này có chuyện gì với nhau rồi, Curtis Fenton nghĩ bụng. Nhưng mình cũng chẳng cần biết làm gì. Abel nói tiếp:
- Tôi cũng muốn được ông thêm vào báo cáo hàng quý những chi tiết về tất cả những gì ngân hàng Lester công bố, và cả những công ty liên quan đến họ nữa.
- Tất nhiên rồi, ông Rosnovski.
- Xin cảm ơn ông, ông Fenton. Nhân đây tôi xin nói để ông biết bộ phận nghiên cứu thị trường của tôi có khuyên tôi nên mở thêm một khách sạn Nam tước ở Montreal.
- Ông không lo là có chiến tranh sao, ông Rosnovski? - Trời ơi, việc gì phải lo. Nếu bọn Đức đến được Montreal thì ai cũng phải đóng cửa hết, kể cả ngân hàng Continental của ông. Dù sao, lần trước chúng ta đã đánh bại bọn khốn kiếp ấy rồi, lần này tất nhiên sẽ đánh bại nữa. Chỉ có điều khác là lần này thì tôi có thể tham gia hành động được. Thôi chào ông, ông Fenton.
Mình chẳng hiểu được đầu óc Abel Rosnovski đang nghĩ gì, Curtis Fenton bỏ máy xuống tự hỏi. ông chợt nghĩ về những yêu cầu của Abel với chi tiết các chứng khoán trong ngân hàng Lester. Điều này khiến ông lo ngại. Mặc dầu William Kane không còn gì liên quan đến Rosnovski nữa, nhưng Fenton vẫn sợ rằng nếu khách hàng của mình nắm giữ được tình hình cổ phiếu của ngân hàng Lester thì không biết rồi sẽ ra sao? Ông quyết định không nói cho Rosnovski biết về nỗi lo ngại đó của mình. Ông tính rồi thế nào cũng có ngày một trong hai người đó sẽ giải thích cho ông biết là họ đang tính toán chuyện gì.
Abel cũng nghĩ không biết mình có nên nói cho Curtis Fenton biết tại sao mua chứng khoán của Lester không. Nhưng rồi anh nghĩ càng ít người biết về kế hoạch của mình càng tốt.
Anh tạm gạt bỏ William Kane sang một bên, không nghĩ đến nữa. Anh bảo thư ký đi tìm George, mới đây cũng được cử làm phó chủ tịch công ty Nam tước. Anh ta đã cùng khấm khá lên với Abel và hiện nay là người được Abel tin cậy nhất. Ngồi trong phòng làm việc trên tầng thứ bốn mươi hai của khách sạn Nam tước Chicago, Abel nhìn xuống hồ Michigan, nơi được người ta mệnh danh là Bờ biển Vàng. Lúc này đầu óc anh đang nghĩ về đất nước Ba Lan. Anh tự hỏi không biết mình sẽ còn sống được để thấy lại tòa lâu đài nữa không. Abel biết sẽ không bao giờ còn về sống ở Ba Lan được nữa, nhưng vẫn muốn tòa lâu đài ấy được trả về cho mình. Cái ý nghĩ về quân Đức hoặc quân Nga lại một lần nữa chiếm đóng quê hương tươi đẹp của mình khiến anh muốn . . . Đang nghĩ thế thì George bước vào.
- Muốn tìm tôi ư, Abel?
George là người duy nhất trong công ty dám gọi Nam tước Chicago bằng tên tục.
- Ừ. Liệu anh có thể quản được tất cả các khách sạn trong ít tháng nếu tôi phải đi vắng xa không?
- Được chứ, - George nói. - Sao, anh đi nghỉ à?
- Không, - Abel đáp. - Ra trận.
- Sao? - George hỏi. - Sao?
- Sáng mai tôi đi New York đăng lính.
- Anh điên à? Có thể chết đấy.
- Chết sao được, - Abel đáp. - Nhưng mình sẽ phải giết mấy tên Đức. Bọn khốn kiếp ấy trước kia đã không tóm được mình thì lần này cũng chẳng tóm được đâu.
George vẫn phản đối. Anh ta bảo không có Abel thì nước Mỹ vẫn chiến thắng được. Zaphia cũng phản đối. Cứ nói đến chiến tranh là chị ta ghét rồi. Florentyna, lúc này đã gần tám tuổi, không hiểu chiến tranh là thế nào, nhưng biết lần này bố đi xa và đi lâu nên cô bé khóc váng lên.
Mặc dầu nhiều người phản đối, Abel vẫn nhảy lên chuyến máy bay đầu tiên đi New York vào ngày hôm sau. Cả nước Mỹ như đang kéo nhau đi khắp ngả.
Anh đến thành phố chỉ thấy toàn những thanh niên mặc quần áo ka-ki màu xanh nước biển đang từ biệt cha mẹ vợ con và người yêu. Ai cũng nói với nhau tuy trong bụng không tin rằng chiến tranh chỉ trong mấy tuần nữa là kết thúc.
Abel đến khách sạn Nam tước New York vừa gặp lúc ăn tối. Phòng ăn đầy chặt những thanh niên. Các cô gái bíu chặt lấy những chàng trai, hoặc là lính bộ, lính thủy, hoặc là không quân, trong khi đó vang lên tiếng hát của Frank Sinatra và kèn trống của dàn nhạc Tommy Dorsey. Abel nhìn những người trẻ tuổi trên sàn nhẩy ấy, trong bụng nghĩ không biết trong số họ sẽ còn bao nhiêu người được dịp hưởng một tối vui như thế này nữa. Anh không thể không nhớ đến lời giải thích của Sammy trước đây khi ông ta trở thành người phụ trách nhà ăn ở khách sạn Plaza như thế nào. Ba người đi trước ông ta từ mặt trận phía Tây trở về mỗi người chỉ còn một chân. Trong lớp người trẻ tuổi đang nhảy ở đây, không ai hiểu được chiến tranh thực sự là thế nào. Anh không thể nào cùng chia vui với họ được. Anh trở về phòng.
Sáng hôm sau anh mặc vào người một bộ đồ sẫm và đi xuống phòng tuyển quân ở Quảng trường Thời đại Anh đã phải xuống New York đê đăng linh vì sợ ở Chicago sẽ có người nhận ra anh mà không cho. Ở đây còn đông người hơn cả ở sàn nhảy đêm trước, nhưng không có ai bíu lấy ai cả. Anh không thể không nhận thấy mọi người khác đều có vẻ khỏe mạnh hơn anh nhiều. Gần hết buổi sáng Abel mới được đưa cho một tờ khai. Anh nghĩ bụng việc này nếu là ở chỗ mình thì chỉ mất mấy phút. Rồi sau đó anh lại phải xếp hàng hơn hai tiếng đồng hồ nữa, chờ đến lượt một viên thượng sĩ hỏi anh làm nghề gì.
- Quản lý khách sạn, - Abel nói, rồi liền đó kể cho ông ta nghe kinh nghiệm anh đã trải qua trong cuộc chiến tranh lần trước. Viên thượng sĩ yên lặng nghe một anh chàng vừa béo vừa lùn đứng trước mặt mình nói những điều ông ta không tin được. Giá như Abel xưng mình là Nam tước Chicago thì có thể ông kia không nghi ngờ gì lắm về chuyện tù tội và bỏ trốn của anh.
Nhưng Abel lại không nói gì về điều đó, vì anh không muốn được ưu đãi gì hết.
- Sáng mai anh sẽ kiểm tra sức khỏe, - viên thượng sĩ tuyển quân chỉ nói thế sau khi Abel độc thoại một hồi. Rồi, như để nói thêm cho ''đủ phận sự", ông ta bảo: - Cảm ơn anh đã tình nguyện.
Hôm sau Abel lại phải chờ mấy tiếng đồng hồ nữa mới được khám sức khỏe. Bác sĩ nói thẳng là tình hình của Abel không ra gì. Từ nhiều năm nay, do địa vị và thành công của anh, không ai dám bình luận gì về con người của anh cả. Bây giờ bỗng bác sĩ liệt anh vào loại 4, tức là loại bị loại, khiến anh sửng sốt.
- Anh quá cân, mắt kém và lại thọt. Nói thật nhé, Rosnovski, anh không thể vào quân đội được. Chúng tôi không thể lấy những người lính mà chưa trông thấy địch đã có thể bị đau tim rồi. Nhưng như thế không có nghĩa là chúng tôi không thể dùng đến những năng lực của anh, nếu anh quan tâm thì có rất nhiều những việc liên quan đến giấy tờ để làm trong chiến tranh đấy.
Abel chỉ muốn đấm cho ông ta một cái, nhưng anh biết làm thế cũng chả được vào lính.
- Không cảm ơn ông, - anh nói. - Tôi muốn chiến đấu chống bọn Đức chứ không phải là viết thư cho chúng.
Anh thất vọng quay trở về khách sạn, nhưng rồi đến tối anh lại nghĩ mình vẫn còn có cơ hội. Hôm sau, anh đến một trạm tuyển quân khác, nhưng kết quả vẫn như trước và lại quay về khách sạn. ông bác sĩ khác có lễ độ hơn một chút, nhưng ông ta vẫn kiên quyết như bác sĩ trước vậy, và Abel lại bị liệt xuống loại 4. Abel thấy rõ nếu cứ trong tình trạng sức khỏe như hiện nay thì người ta chẳng cho anh đi chiến đấu chống bất cứ ai.
Sáng hôm sau, anh tìm đến một nhà thể dục ở phía Tây đường 57, thuê một huấn luyện viên làm như thế nào đó để thay đổi được tình trạng sức khỏe của anh.
Ba tháng liền, anh tập luyện đủ các môn, đánh bốc, đánh vật, chạy, nhảy, cử tạ, và cả nhịn đói nữa. Đến một lúc, huấn luyện viên bảo anh là không thể nào khỏe hơn và gầy hơn thế được nữa. Abel trở lại phòng tuyển quân làm lại bản khai dưới cái tên Wladek Koskiewicz. Lần này là một viên thượng sĩ khác có vẻ hy vọng hơn, còn bác sĩ khám thì thử đi thử lại nhiều lần, cuối cùng cho anh vào danh sách dự bị, chờ khi nào cần sẽ gọi.
- Nhưng tôi muốn ra trận ngay bây giờ, - Abel nói.- Tôi muốn diệt cái bọn khốn kiếp ấy.
- Chúng tôi sẽ liên hệ với anh, Koskiewicz, - viên thượng sĩ nói. - Anh hãy giữ sức khỏe cho đầy đủ, sẵn sàng. Chưa thể biết lúc nào chúng tôi sẽ cần đến anh.
Abel bực mình bỏ ra ngoài. Anh nhìn nhiều người Mỹ khác trẻ hơn, gầy hơn, đang được nhận vào lính ngay. Anh đang bước qua cửa chưa biết sẽ làm gì tiếp thì đụng ngay phải một người cao lớn dữ tợn mặc quân phục và trên vai có nhiều sao.
- Tôi xin lỗi, - Abel nhìn lên nói và lùi lại.
- Này anh, - ông tướng nói.
Abel vẫn cứ đi, nghĩ bụng không phải ông ta nói với mình, vả lại chả có ai còn gọi mình như thế nữa, mặc dầu đến bây giờ anh cũng chỉ mới ba mươi lăm tuổi. Ông tướng kia lại gọi.
- Này anh, - ông ta nói to hơn
Lần này Abel quay lại.
- Tôi à? - anh hỏi.
- Phải, anh.
Abel bước đến chỗ ông tướng.
- Xin mời ông đến chỗ tôi, ông Rosnovski.
Chết cha, Abel nghĩ bụng. ông ta biết mình là ai rồi, thế là bây giờ không ai cho mình ra trận nữa.
Phòng làm việc tạm thời của ông tướng đó ở ngay sau ngôi nhà. Đó chỉ là một căn phòng nhỏ có chiếc bàn với hai ghế gỗ, tường sơn xanh đã tróc đi một ít và cửa luôn luôn để mở. Đến một nhân viên xoàng nhất của khách sạn Nam tước anh cũng không để cho phải ngồi làm việc trong một căn phòng như thế này được.
- Ông Rosnovski, - ông tướng nói bằng một giọng sang sảng, - tôi là Mark Clark, chỉ huy quân đoàn 5 của Mỹ. Tôi ở đảo Govemon vừa về đây một ngày để kiểm tra tình hình, bỗng thế nào lại gặp ông ở đây, thật là thú vị. Từ lâu tôi vẫn khâm phục ông lắm. Chuyện của ông làm bất cứ người Mỹ nào cũng phải lấy làm hài lòng. Xin cho biết, ông ở trạm tuyển quân này làm gì thế?
- Thế ông tưởng tôi làm gì? - Abel nói. - Tôi xin lỗi, tôi thật là vô lễ, nhưng không có ai nhận cho tôi tham gia làm gì trong cuộc chiến tranh khốn kiếp này cả.
- Thế ông muốn làm gì trong cuộc chiến tranh khốn kiếp này? - viên tướng hỏi.
- Vào quân đội và đi đánh bọn Đức.
- Làm lính bộ binh ư? - viên tướng không tin hỏi lại.
- Vâng, - Abel đáp. - ông chả cần đến từng người một đó sao?
- Tất nhiên rồi, - viên tướng nói. - Nhưng tôi có thể dùng tài năng đặc biệt của ông vào những việc tốt hơn là lính bộ binh nhiều chứ.
- Tôi sẽ làm bất cứ gì, - Abel nói. - Bất cứ gì.
- Ông có làm ngay bây giờ được không? - viên tướng nói. - Và bất cứ gì chứ nếu như tôi yêu cầu ông nhường khách sạn ở New York cho quân đội dùng làm sở chỉ huy ở đây, thì ông nghĩ sao? Vì, nói thật với ông, ông Rosnovski ạ, như vậy còn có ích cho chúng tôi nhiều hơn là đích thân ông giết được hơn chục thằng Đức.
- Cho ông toàn quyền dùng khách sạn Nam tước, - Abel nói. - Vậy bây giờ ông có cho tôi ra trận không ?
- Thế là ông điên đấy, ông biết không? - tướng Clark nói.
- Tôi là người Ba Lan, - Abel nói, và hai người cùng cười. Abel nói tiếp bằng một giọng nghiêm túc. - ông nên biết tôi sinh ra gần Slonim, ở Ba Lan. Tôi đã chứng kiến bọn Đức đến chiếm nhà tôi, bọn Nga hiếp chị tôi. Sau đó tôi trốn khỏi được trại khổ sai của Nga và may mắn mà chạy sang được đến Mỹ. Tôi có điên đâu Đây là đất nước duy nhất trên thế giới anh có thể đến mà trong tay không có gì và trở thành triệu phú nếu chịu làm việc vất vả, không kể quá khứ của anh là thế nào. Bây giờ bọn khốn kiếp ấy lại muốn một cuộc chiến tranh nữa. Tôi đâu có điên, hả ông. Tôi rất con người đấy chứ.
- Thôi được, nếu ông rất muốn vào quân đội, ông Rosnovski, thì tới có thể sử dụng ông được, nhưng không phải theo cách như ông nghĩ. Tướng Demers đang cần có người đứng phụ trách hậu cần cho quân đoàn 5 trong khi họ chiến đấu ngoài tiền tuyến. Nếu ông tin rằng điều Napoleon nói là đúng khi ông ta bảo quân đội hành quân bằng cái dạ dày của mình, thì ông có thể đóng một vai trò quyết định đấy. Công việc này cần một người ở cấp thiếu tá. ĐÓ là một cách ông có thể giúp nước Mỹ thắng cuộc chiến tranh này được. Ông thấy sao nào?
- Tôi sẽ làm việc đó, thưa ông.
- Cảm ơn ông Rosnovski.
Viên tướng bấm một nút chuông trên bàn. Một viên trung uý trẻ bước vào đứng nghiêm chào.
- Trung uý, anh đưa Thiếu tá Rosnovski đến phòng nhân sự rồi lại đưa ông trở lại đây nhé.
- Thưa vâng. - Viên trung úy quay sang Abel. - xin mời Thiếu tá đi lối này.
Abel bước theo anh ta và quay lại nói: - Cảm ơn Ngài.
Cuối tuần, Abel về Chicago với Zaphia và Florentyna. Zaphia hỏi anh bây giờ chị biết làm thế nào với mười lăm bộ quần áo của anh đây.
- Thì cứ để đấy, - anh đáp và không hiểu tại sao chị lại hỏi thế. - Anh có ra trận để chết đâu.
- Chắc là anh không chết rồi, Abel, - chị nói. - Em không lo điều đó. Chỉ có cái là tất cả những quần áo đó bây giờ đều quá rộng đối với anh rồi.
Abel cười và đem tất cả những quần áo ấy đến cho trung tâm tị nạn người Ba Lan. Rồi anh quay lại New York, đến khách sạn Nam tước, hủy bỏ danh sách những khách đặt phòng, và mười hai ngày sau giao lại tòa nhà cho Quân đoàn 5. Báo chí ca tụng quyết định của Abel như một cử chỉ quên mình của một người đã từng là dân tị nạn trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Lại mất ba tháng nữa Abel mới được gọi ra làm việc thường trực. Trước đó anh giúp cho Tướng Clark điều khiển các hoạt động trong khách sạn Nam tước New York. Rồi anh đến doanh trại Benning trình diện và học một lớp huấn luyện sĩ quan. Cuối cùng khi nhận được lệnh đến với Tướng Denness của Quân đoàn 5, anh mới biết là mình phải sang Bắc Phi. Anh nghĩ bụng không biết bao giờ mới sang đến Đức.
Trước ngày lên đường ra nước ngoài, anh thảo một chúc thư dặn lại những người thừa hành nhường toàn bộ Công ty Nam tước cho David Maxton với giá rẻ nếu anh bị chết trong chiến tranh, tài sản còn lại chia cho Zaphia và Florentyna. Đây là lần đầu tiên từ gần hai mươi năm nay anh nghĩ đến cái chết, mặc dầu anh nghĩ là nếu mình cứ ở hậu cần trung đoàn thì làm sao chết được.
Trong khi con tàu chở quân rời cảng New York, Abel ngắm nhìn bức tượng Thần Tự Do. Anh rất nhớ cái cảm giác của mình lần đầu trông thấy pho tượng ấy gần hai mươi năm trước đây. Tàu đi qua tượng đài rồi, anh không quay lại nhìn nữa mà nói to lên một mình: "Sẽ gặp lại cô nàng Pháp nhé, sau khi Mỹ đã thắng cuộc chiến tranh này rồi."
Tàu qua Đại Tây Dương. Abel đem theo mình hai người bếp trưởng với năm nhân viên khác cũng đã vào quân đội lượt này. Tàu dừng lại ở Algiers ngày 1 tháng 2 năm 1943. Abel phải sống gần một năm trong nắng nóng và cát bụi cua sa mạc, đảm bảo cho mọi người trong sư đoàn được ăn uống tử tế.
- Chúng ta ăn xoàng thôi, nhưng còn hơn bất cứ ai khác, - Tướng Clark bình thản.
Abel giành một khách sạn duy nhất tốt ở Algiers và biến nó thành sở chỉ huy của tướng Clark. Mặc dầu Abel có thể thấy mình đang đóng một vai trò đáng kể trong chiến tranh, nhưng anh vẫn cứ ngứa ngáy muốn đi chiến đấu thực sự. Tuy nhiên, một thiếu tá phụ trách hậu cần thì chẳng bao giờ người ta cho ra trận, mà chỉ có nhiệm vụ nuôi quân thôi.
Anh viết thư về cho Zaphia và George. Xem ảnh, thấy con gái yêu quý Florentyna của anh đã lớn lên nhiều. Anh còn nhận được cả thư của Curtis Fenton thỉnh thoảng gửi đến báo cho biết Công ty Nam tước ngày càng kiếm được lãi to, và tất cả các khách sạn ở Mỹ đều luôn luôn đầy chặt vì quân đội và thường dân đi lại rất nhiều. Abel rất tiếc không có mặt ở nhà để khánh thành khách sạn mới ở Montreal, chỉ có George đại diện cho anh thôi. Đây cũng là lần đầu tiên anh vắng mặt ở một cuộc khánh thành khách sạn Nam tước nhưng George viết thư đảm bảo với anh là khách sạn mới này sẽ rất thành công. Abel nghĩ bụng như vậy là mình đã xây dựng được khá nhiều ở Mỹ.
Anh rất muốn trở về với vùng đất mà bây giờ anh đã coi như quê hương của mình rồi. Chẳng mấy chốc anh đã thấy chán với cảnh sống ở châu Phi. Ngoài sa mạc phía Tây thỉnh thoảng có vài trận đánh nhau lẻ tẻ gì đó. Anh chỉ nghe ngươi ta về thuật lại chứ chưa tận mắt trông thấy đánh nhau bao giờ Đôi khi đưa lương thực ra tiền tuyến anh cũng có nghe thấy tiếng súng, nhưng điều đó chỉ càng làm anh tức giận thêm. Một hôm anh rất vui mừng được tin Quân đoàn 5 của Tướng Clark sẽ sang đóng ở miền Nam Châu Âu. Abel hy vọng đây là cơ hội sẽ được thấy lại Ba Lan.
Vì quân đoàn 5 là của Mỹ nên đổ bộ vào vùng bờ biển nước Ý bằng xe lội nước. Không quân yểm hộ chiến thuật. Việc đổ bộ quân gặp phải sự chống cự khá mạnh, trước hết là ở Anzio rồi sau đó ở Monte Cassino. Tuy nhiên, chẳng có cuộc nào Abel được tham gia cả. Anh bắt đầu lo ngại rằng có thể chiến tranh chấm dứt mà mình không được đánh đấm gì hết. Anh cũng không làm cách nào để mình có thể trực tiếp chiến đấu được. Anh được phong trung tá và phái sang London để chờ lệnh mới, thế là anh không còn cơ hội nào khác ra trận nữa.
Đến ngày N, cuộc đại tiến công vào Châu Âu bắt đầu Quân đồng minh tiến vào Pháp và giải phóng Paris ngày 25 tháng 8 năm 1944. Abel cùng đi diễn binh với lính Mỹ và lính Pháp tự do dọc Đại lộ Elysée ở phía sau tướng De Gaule được chào mừng như một anh hùng, anh để ý nhìn thành phố rất tráng lệ và xem đâu là chỗ anh có thể xây khách sạn Nam tước đầu tiên của mình trên đất Pháp được.
Quân đồng minh tiếp tục tiến qua miền Bắc nước Pháp, qua biên giới Đức và cuối cùng tiến quân về phía Berlin. Abel được điều lên quân đoàn Một dưới quyền chỉ huy của Tướng Omar Bradley. Lương thực chủ yếu đem từ Anh sang. Nguồn tiếp tế địa phương hầu như không có, vì quân đồng minh hễ vào được thành phố hay thị trấn nào thì nơi đó đều đã bị quân Đức phá hết khi họ rút lui. Khi Abel đến một thành phố mới. Anh chỉ mất vài tiếng đồng hồ là có thể thu được toàn bộ lương thực còn lại cho quân của mình, trong khi các sĩ quan hậu cần khác còn tìm chưa ra.
Các sĩ quan Anh Mỹ rất sung sướng được cùng ăn với Sư đoàn thiết giáp số 9 và họ không hiểu Sư đoàn này kiếm đâu ra? Sĩ quan Patton cùng đến ăn với tướng Bradley, Abel được dẫn ra giới thiệu với tướng Patton nổi tiếng, vì ông này bao giờ ra trận cũng vung tay trong khẩu súng có cán bằng ngà.
- Đây là bữa ăn ngon nhất của tôi trong suốt cuộc chiến tranh khốn kiếp này, - Patton nói.
Đến tháng hai năm 1945, Abel đã mặc quân phục được gần ba năm, và anh biết là chiến tranh sẽ chỉ trong mấy tháng nữa là kết thúc. Tướng Bradley vẫn gửi thư khen và cho anh những huân chương rất vô nghĩa để anh đeo lên ngực bộ áo mỗi ngày một rộng thùng thình. Nhưng anh chả yên tâm tí nào. Abel vẫn cứ xin tướng Bradley cho anh được tham gia chỉ một trận đánh thôi, nhưng ông không nghe.
Mặc dầu việc chở những xe lương thực ra tiền tuyến và kiểm tra việc phân phối cho quân lính là nhiệm vụ của sĩ quan dưới quyền, nhưng Abel thường tự mình lĩnh trách nhiệm ấy. Giống như việc quản lý các khách sạn, anh không bao giờ cho nhân viên dưới quyền mình biết trước sẽ làm gì và ở đâu.
Vào một ngày tháng ba, chính là do thấy có nhiều cáng phủ chăn ùn ùn khiêng về trại nên Abel muốn tự mình ra mặt trận xem thế nào. Đến một lúc không thể chịu được cái cảnh chỉ thấy có xác người chở về thôi, Abel bèn tập hợp người của mình và đích thân tổ chức một chuyến mười bốn xe lương thực ra trận.
Anh đem theo một trung úy, một thượng sĩ, hai hạ sĩ và hai mươi tám lính.
Sáng hôm đó, chuyến đi ra mặt trận mặc dầu chỉ có hai chục dặm thôi nhưng đi rất ì ạch. Abel cầm lái chiếc xe đầu - anh có cảm tưởng như mình cũng hơi giống tướng Patton - qua mưa to và đường rất lầy lội.
Nhiều lần anh phải cho xe tránh sang bên đường để xe cứu thương Ở mặt trận về được nhanh.
Thương binh còn quan trọng hơn bụng đói. Những đám người được chở về ấy không chỉ là bị thương mà thôi, họ gần như không còn dấu hiệu gì là sống nữa.
Mỗi dặm đường bùn lầy đến gần mặt trận, Abel lại cảm thấy rõ hơn là đang có đánh nhau ác liệt ở Renmagen. Tim anh đập rộn lên, và biết là lần này anh được dính đến chiến tranh thật rồi.
Đến sở chỉ huy tiền phương, anh đã có thể nghe thấy tiếng súng của địch ở cách đó không xa. Anh dậm chân tức giận khi nhìn thấy những chiếc cáng lại tiếp tục khiêng những bạn chết và bị thương không biết từ đâu về. Abel đã chán với việc mình chẳng hiểu biết gì về chiến tranh thật sự, và chỉ khi nó đã kết thúc và đi vào lịch sử rồi mới biết. Anh nghĩ có lẽ bất cứ độc giả nào của Thời báo New York cũng đều có thể biết hơn anh về điều đó.
Abel đưa đoàn xe của mình đến một chỗ gọi là bếp dã chiến rồi dừng xe lại. Mưa vẫn nặng hạt. Anh trú mưa ở đây mà thấy xấu hổ vì cách đây chỉ vài dặm các bạn đồng ngũ không chỉ trú mưa mà còn trú bom đạn nữa kia. Anh cho gỡ một trăm thùng súp, một tấn thịt bò ướp muối, hai trăm con gà, nửa tấn bơ, ba tấn khoai và một trăm hộp đậu mỗi hộp mười cân, ngoài ra còn những suất đặc biệt cho những ai sắp ra trận hoặc ở mặt trận về. Bước vào lều làm nhà ăn, Abel chỉ thấy toàn những bàn ghế dài trống không. Anh để hai bếp trưởng ở lại chuẩn bị bữa ăn và đám lính ngồi gọt một ngàn củ khoai, còn anh đi tìm sĩ quan chỉ huy ở đây. Abel đi thẳng đến lều của tướng John Leonard xem tình hình thế nào. Trên đường anh vẫn gặp những chiếc cáng khiêng lính chết và gần chết. Nếu là bình thường trông thấy những cảnh ấy không ai chịu nổi, nhưng đây là Remagen nên người bị thương là chuyện quá phổ biến. Abel vừa sắp bước vào trong lều tướng Leonard cùng người trợ lý của ông ta cũng ở trong đó ra. ông ta vừa đi vừa nói với Abel.
- Tôi làm gì được cho ông đây, Trung tá?
- Tôi đã bắt đầu chuẩn bị lương thực cho tiểu đoàn của ngài theo yêu cầu của lệnh đã phát trong đêm. Và bây giờ. . .
- Bây giờ ông không phải lo chuyện lương thực nữa, Trung tá. Sáng sớm nay Trung uý Burrows của Sư đoàn 9 phát hiện ra một chiếc cầu có đường sắt ở phía lắc Remagen chưa bị phá hoại, đó là cầu Ludendorff, tôi đã ra lệnh phải vượt qua chiếc cầu đó ngay và phải tìm mọi cách thiết lập được đầu cầu ở bên kia bờ sông. Cho đến nay, bọn Đức đã phá được mọi chiếc cầu qua sông Rhine trước khi chúng ta đến. Vì vậy không thể ngồi đó chờ ăn trưa để chúng phá nốt chiếc cầu này. .
- Sư Đoàn 9 đã qua cầu được chưa ạ? - Abel hỏi.
- Qua rồi chứ, - viên tướng đáp, - nhưng sang đến bìa rừng bên kia thì họ gặp sức chống cự ghê gớm. Những trung đội đầu tiên bị phục kích. Chỉ có Chúa mới biết chúng ta đã mất bao nhiêu người. Bây giờ thì ông hãy cất số lượng thực ấy đi, ông Trung tá, vì tôi chỉ quan tâm đến chuyện còn bao nhiêu người sống sót trở về thôi.
- Tôi có thể làm gì giúp vào đây được không? - Abel hỏi.
Viên tư lệnh đứng lại rồi nhìn anh trung tá béo lùn một lát.
- Ông có bao nhiêu người trong tay lúc này?
- Một trung uý, một thượng sĩ, hai hạ sĩ quan, hai mươi tám lính. Tất cả ba mươi ba người, kể cả tôi, thưa ngài.
- Tốt. Đi báo cho bệnh viện dã chiến rồi dùng người của ông mang về được bao nhiêu người bị chết với bị thương thì tuỳ.
- Tuân lệnh, - Abel nói rồi chạy một mạch về bếp dã chiến.
Phần lớn những người của anh còn đang ngồi trong góc lều hút thuốc. Không ai để ý thấy Abel bước vào trong lều.
- Đứng dậy đi, đồ lười ở đâu. Chúng ta có việc khác để làm đây.
Cả ba mươi hai người vùng dậy đứng nghiêm.
- Theo tôi? - Abel quát. - Mau lên?
Anh quay ngoắt người và lại chạy, lần này chạy về hướng bệnh viện dã chiến. Một bác sĩ trẻ đang nói với mười sáu người trong đội y tế. Abel và những người của anh thở hồng hộc chạy đến trước cửa lều.
- Tôi giúp gì được ông đây? - bác sĩ hỏi.
- Không, chúng tôi hy vọng giúp ông được, - Abel đáp - Tôi có ở đây ba mươi hai người do Tướng Leonard ra lệnh đến đây giúp ông.
Đám người theo anh bây giờ mới nghe nói thế. Bác sĩ nhìn Trung tá kinh ngạc.
- Vâng thưa ông.
- Đừng thưa ông với tôi, - Abel nói. - Chúng tôi đến đây xem có thể giúp ông được gì không?
Vâng, thưa ông, - bác sĩ lại nói.
Bác sĩ đưa cho anh một hộp băng có dấu Chữ thập đỏ. Mấy anh bếp trưởng và đám gọt khoai lúc này cầm lấy băng đeo lên tay mình trong khi tai nghe bác sĩ dặn dò. Bác sĩ cũng nói chi tiết trận chiến vừa rồi ở trong rừng bên kia cầu Ludendorff.
- Sư Đoàn 9 bị thương vong rất nặng, - bác sĩ nói tiếp. - Những người có chuyên môn về y tế này sẽ ở lại trong khu vực tác chiến, còn những người của ông cố gắng đưa về đây được càng nhiều người bị thương càng tốt.
Abel lấy làm mừng bây giờ được hoạt động rồi. Bác sĩ lúc này chỉ huy cả một đội bốn mươi chín người, đưa ra mười tám chiếc cáng và mỗi người được nhận một túi cứu thương. Ông ta dẫn đoàn người ô hợp đi về phía cầu Ludendorff. Abel đi theo sau ông ta chỉ cách một thước. Đi trong mưa và qua đám bùn lầy, họ lên tiếng hát, nhưng gần đến cầu họ không hát nữa.
Trước mắt họ có những chiếc cáng có người nằm trên nhưng đều là bất động. Họ lặng lẽ men theo đường tàu đi qua bên kia cầu. Bọn Đức có dùng chất nổ nhưng không phá được trụ cầu. Gần về phía rừng có tiếng súng. Abel thấy xúc động vì đã gần địch nhưng anh lại lo sợ không biết quân địch có thể làm gì đối với các bạn đồng ngũ của mình. Từ các phía vang lên những tiếng kêu đau của các bạn anh, những người bạn cho đến hôm nay vẫn còn tin là chiến tranh đã sắp kết thúc...
Anh thấy bác sĩ thỉnh thoảng dừng lại xem những người bị thương. Đôi khi, nếu thấy không còn tí hy vọng nào cứu được một người bị thương nữa, bác sĩ giúp cho họ chết được nhanh hơn. Abel đi từ người này đến người khác giúp một tay cho những người khiêng cáng đưa thương binh về phía cầu Ludendorff.
Tới lúc đến được bìa rừng thì chỉ còn có bác sĩ, một người gọt khoai lúc trước và Abel. Mọi người khác đã khiêng người chết và người bị thương về bệnh viện.
Ba người chạy vụt vào trong rừng. Họ nghe tiếng súng địch nổ rất gần. Abel trông thấy rõ một khẩu pháo dưới lùm cây chĩa nòng về phía cầu, nhưng bây giờ đã hỏng không còn dùng được nữa. Rồi anh nghe thấy một loạt đạn nổ rất to và biết quân địch ở phía trước chỉ cách mình có vài trăm thước. Abel vội quỳ một đầu gối xuống, lắng nghe kỹ. Bỗng một đám lửa bắn tóe lên trước mặt. Abel nhảy chồm lên và chạy về phía trước, bác sĩ và anh gọt khoai buột phải chạy theo sau. Họ chạy tiếp vài trăm thước nữa rồi đến một bụi cây rậm rạp trong đó nằm rải rác những xác lính Mỹ. Abel và ông bác sĩ xem từng xác một.
- Chúng nó tàn sát thế này đây, - Abel tức giận hét lên. Anh nghe tiếng súng xa dần. Bác sĩ không nói gì, ba năm trước đây ông ta đã kêu hét nhiều rồi.
- Đừng lo đến người chết nữa, - bác sĩ nói. - Xem có tìm được ai còn sống không.
- Ở đây này, Abel kêu lên rồi quỳ xuống bên cạnh một thượng sĩ nằm trong đống bùn. Hai mắt người đó trợn trừng chỉ còn lòng trắng: Abel đặt hai miếng gạc lên tròng mắt anh ta và chờ.
- Anh ta chết rồi, Trung tá, - bác sĩ nói và cũng không nhìn lại nữa. Abel lại đến xác sau, rồi xác sau nữa, nhưng cái nào cũng vậy. Chỉ đến lúc trông thấy một cái đầu đã bị chặt đứt khỏi thân người và đặt đúng giữa đống bùn Abel mới sững người lại. Anh cứ nhìn mãi vào đó, tưởng như cái tượng của một ông thần La Mã nào. Abel bỗng đọc lên một loạt những lời xưa kia được Nam tước dạy cho: Máu, tàn phá và những điều khủng khiếp trở thành quen thuộc đến nỗi các bà mẹ chỉ còn biết cười mà ôm trong tay mình những đứa trẻ do chiến tranh vứt lại. Anh điên tiết, quát lên:
- Không có gì thay đổi được sao?
- Chỉ có chiến trường thôi, - bác sĩ nói.
Khi Abel đã xem được ba chục người - hay bốn chục, anh cũng không biết nữa - anh quay lại chỗ bác sĩ lúc này đang tìm cách cứu sống một viên đại uý đầu quấn đầy băng thấm máu chỉ còn chừa lại một mắt nhắm nghiền và cái miệng. Abel đứng sau bác sĩ nhìn vào viên đại uý một cách tuyệt vọng, anh để ý nhìn thấy cầu vai của anh ta có quân hiệu - Đoàn thiết giáp số 9 - và chợt nhớ lại câu nói của Tướng Leonard lúc trước: Có Chúa mới biết được chúng ta mất bao nhiêu người.
- Bọn Đức hèn mạt, - Abel thốt lên.
- Đúng đấy, - bác sĩ nói.
- Anh ta chết chưa? - Abel hỏi.
- Rất có thể, - bác sĩ đáp lại như cái máy. - Anh ta mất nhiều máu quá. Vấn đề chỉ còn là thời gian thôi.
Bác sĩ ngửng lên.
- Ở đây không còn gì cho ông làm nữa đâu, Trung tá. Sao ông không cố đem được người này về bệnh viện dã chiến. May ra anh ta có thể sống
được Và nhờ ông nói với tư lệnh là tôi còn đi lên phía trên nữa, và tôi cần bất cứ người nào ông có thể cho được
- Đồng ý, - Abel đáp. Rồi anh cùng bác sĩ nhẹ tay đỡ viên đại uý nằm lên cáng. Abel với anh linh gọt khoai từ từ khiêng cáng về trại. Bác sĩ đã dặn anh trước là phải rất cẩn thận vì bất cứ một động tác bất ngờ nào đụng đến cáng sẽ chỉ làm cho người đó mất thêm máu. Trong suốt chặng đường dài hai dặm về đến bệnh viện, Abel không cho anh gọt khoai được nghỉ một tí nào. Anh muốn cho viên đại uý này có cơ hội sống được. Rồi sau đó anh sẽ trở lại khu rừng với bác sĩ.
Trong hơn một giờ họ bì bõm trong bùn và trong mưa. Abel cảm thấy viên đại uý chắc là chết rồi. Cuối cùng, về được đến bệnh viện thì hai người mệt lử và giao chiếc cáng lại cho một tổ y tế.
Lúc người ta đưa lên xe đẩy đi, viên đại uý mở một bên mắt không bị băng nhìn xoáy vào Abel. Anh ta tính giơ cánh tay lên. Abel chào, thấy anh ta mở mắt và định giơ tay mà mừng quá. Anh cầu nguyện cho người đó sống được.
Anh chạy ra ngoài bệnh viện, định trở lại rừng với tốp người của mình thì một sĩ quan trực đến giữ anh lại
- Trung tá, - anh ta nói, - Tôi đi tìm ông khắp nơi. Hiện có ba trăm người đang cần ăn. Trời ơi, ông đi đâu thế?
- Đi làm một việc khác có ý nghĩa vậy thôi.
Abel từ từ quay trở về nơi có bếp dã chiến và suy nghĩ về viên đại uý trẻ vừa rồi.
Đối với cả hai người, chiến tranh thế là đã kết thúc.
Danh sách chương