Năm 1866 được đánh dấu bằng một sự kiện kỳ lạ, một hiện tượng không được giải thích và không thể giải thích nổi mà chắc chưa ai quên. Những lời đồn đại về hiện tượng bí hiểm đó chẳng những làm nhân dân các thành phố cảng và các lục địa xôn xao, mà còn gây hoang mang lớn trong đám thủy thủ. Cánh lái buôn, chủ tàu, thuyền trưởng ở châu ŒU và châu Mỹ, các sĩ quan hải quân các nước, và sau đó nhiều chính phủ ở cả hai châu đều hết sức lo lắng về sự kiện này. Số là thời gian gần đây, nhiều tàu buôn đi biển thường gặp một vật hình thoi dài đôi khi sáng lấp lánh, vượt xa cá voi về kích thước và tốc độ di chuyển. Những lời ghi trong nhật ký của các con tàu đó giống nhau một cách lạ lùng về sự miêu tả hình dáng bên ngoài, về tốc độ ghê gớm và sức mạnh của vật đó, cũng như về thái độ đặc biệt của nó. Nếu đó là một loại cá voi thì theo sự miêu tả, nó lớn hơn tất cả những con cá voi đã được khoa học biết đến. Không một nhà khoa học nào có thể tin được hiện tượng kỳ lạ này nếu không được nhìn thấy nó tận mắt. Nếu bỏ qua những sự đánh giá quá dè dặt cho rằng con quái vật không dài quá sáu mươi mét và gạt đi những lời thổi phồng quá đáng miêu tả nó như một con vật khổng lồ rộng một hải lý, dài ba hải lý, thì ta vẫn phải thừa nhận rằng quái vật, nếu có thật, nhất định vượt quá những kích thước đã được các nhà động vật học ghi nhận. Con người vốn cả tin những điều huyền hoặc, nên ta cũng dễ hiểu rằng hiện tượng kỳ lạ này đã làm họ xao xuyến thế nào. Một số người đã tìm cách xếp tất cả các câu chuyện đó vào một loại bịa đặt hão huyền, nhưng vô ích! Con vật kia vẫn tồn tại, điều đó không còn nghi ngờ gì nữa. Ngày 20 tháng 7 năm 1866, chiếc tàu Ga-vớc-nơ Hi-ghin-xơn của công ty tàu biển Can-cút-ta-en Béc-nắc đã gặp một vật nổi khổng lồ cách bờ biển phía đông úc năm hải lý. Thoạt tiên, thuyền trưởng Bê-cơ đinh ninh rằng mình phát hiện ra một dải đá ngầm chưa được ghi trên bản đồ. ạng ta vừa bắt đầu xác định tọa độ của dải đá, thì từ trong lòng cái khối màu đen ấy bỗng vọt lên hai cột nước cao hơn bốn mươi mét. Vì sao vậy? Đó là một dải đá mạch nước ngầm? Hay đó chỉ là một động vật có vú sống dưới biển phun không khí từ mũi ra làm vọt lên những luồng nước? Ngày 23 tháng 7 năm đó, tàu Cri-xtô-ban Cô-lôn của Công ty tàu biển Đông ấn lại thấy hiện tượng này ở vùng biển Thái Bình Dương. Xưa nay đâu có chuyện cá voi bơi với tốc độ lạ thường như vậy? Chỉ trong ba ngày mà hai chiếc tàu gặp nó ở hai điểm cách nhau trên bảy trăm dặm. Mười lăm ngày sau, cách nơi nói trên hai ngàn dặm, tàu Hen-vê-xi-a của Công ty tàu biển Quốc gia và tàu Sa-nơn của Công ty Roi-ơn Mây-lơ trên đường đi giữa châu Mỹ và châu Œu gặp nhau ở Đại Tây Dương, đã phát hiện ra quái vật ở 42,15 độ vĩ bắc và 60,35 độ kinh về phía tây kinh tuyến Grin-uýt. Hai tàu cũng quan sát và xác định được bằng mắt, là con vật có vú, dài ít nhất hơn một trăm mét. Họ xác định được như vậy là vì hai tàu đều nhỏ hơn con vật, mặc dù cả hai đều dài một trăm mét. Giống cá voi khổng lồ ở vùng đảo A-lê-út cũng không thể dài quá năm mươi mét. Những tin tức này dồn dập bay về, những thông báo mới của tàu Pê-rê vượt Đại Tây Dương, cuộc chạm trán giữa quái vật với tàu ét-na, biên bản của các sĩ quan trên chiếc tàu chiến Pháp Noóc-măng-đi và bản báo cáo tỉ mỉ của Phít-xơ Giêm-xơ, thuyền trưởng tàu Lo Clai-đơ -tất cả những cái đó đã làm náo động dư luận. ở những nước hay suy nghĩ hồ đồ thì hiện tượng kỳ lạ này là đề tài vô tận cho những chuyện bông đùa, nhưng những nước chín chắn hơn và có đầu óc thực tế như Anh, Mỹ, Đức thì hết sức quan tâm đến chuyện này. ở thủ đô các nước, con quái vật đã trở thành "mốt": người ta hát về nó trong các tiệm cà phê, nhạo báng nó trên báo chí, đưa nó lên sân khấu. Vớ được dịp may hiếm có, mấy tờ lá cải tha hồ tung tin vịt. Họ dựng lên đủ loại quái vật hoang đường, từ con cá voi trắng khủng khiếp ở các nước vùng Bắc cực đến những con bạch tuộc gớm ghiếc có thể dùng vòi cuốn cả tàu chở nặng năm trăm tấn dìm xuống đáy biển. Trong các hội nghiên cứu và các tạp chí khoa học nổi lên một cuộc tranh luận ồn ào không dứt giữa những người tin và không tin.
Các nhà báo, những người yêu khoa học trong cuộc tranh cãi với đối phương, đã phải đổ biết bao nhiêu mực thậm chí một số đã đổ cả máu vì cuộc đấu khẩu về con rắn biển đó dẫn tới những trận đấu chân đấu tay thực sự! Cuộc "chiến tranh" này đã kéo dài suốt sáu tháng ròng không phân thắng bại. .. Mấy tháng đầu năm 1867, câu chuyện quái vật hình như đã bị chôn vùi và chẳng cần gợi lại làm gì. Nhưng những sự kiện mới lại lan truyền trong công chúng. Bây giờ không còn là chuyện giải quyết một vấn đề khoa học thú vị nữa, mà là một nguy cơ nghiêm trọng. Quái vật đó đã biến thành một hòn đảo, một dải đá ngầm di động, bí hiểm, không thể bắt được! Mùng năm tháng ba năm 1867, tàu Mô-ra-vi-an của Công ty tàu biển Mông-rê-an đang chạy nhanh ở 27,30 độ vĩ và 72,15 độ kinh bỗng đâm phải một dải đá ngầm không thấy ghi trên một bản đồ hoa tiêu nào. Nhờ gió thuận và động cơ mạnh bốn trăm sức ngựa, chiếc tàu chạy với tốc độ mười ba hải lý một giờ. Tàu đâm mạnh đến nỗi nếu vỏ tàu không thật vững vàng thì nhất định sẽ bị đắm cùng với hai trăm ba mươi bảy thủy thủ và hành khách từ Ca-na-đa về. Cuộc va chạm xảy ra lúc rạng đông, khoảng năm giờ sáng. Các sĩ quan trực nhật lao tới mũi tàu. Họ xem xét rất kỹ mặt biển, nhưng chẳng thấy gì đáng nghi ngờ, ngoài một đợt sóng to nổi lên cách đó hơn nửa ki-lô-mét. Xác định tọa độ xong, tàu Mô-ra-vi-an lại tiếp tục hành trình mà không thấy chỗ nào bị hư hại. Nó đã va phải cái gì vậy? Một dải đá ngầm hay xác một chiếc tàu bị đắm? Chẳng ai biết cả. Nhưng sau đó, khi xem xét phần dưới của tàu ở xưởng sửa chữa, người ta thấy một bộ phận của lòng tàu bị hư hại. Sự kiện nghiêm trọng này chắc cũng có thể bị lãng quên nhanh chóng như nhiều sự kiện khác tương tự, nếu ba tuần sau đó nó không được lặp lại trong những điều kiện y hệt. Và cũng do chiếc tàu mang cờ một cường quốc và thuộc một công ty hàng hải nên tin xảy ra tai nạn được truyền đi rất rộng...
Ngày 13 tháng 4 năm 1867, tàu Xcốt-len cũng thuộc công ty nói trên đang ở 15,37 độ kinh và 45,37 độ vĩ. Biển lặng, gió nhẹ. Nhờ động cơ rất mạnh, tàu chạy hơn mười ba hải lý một giờ. Guồng bánh quay đều trong sóng biển. Bốn giờ mười bảy phút chiều, khi hành khách đang ăn trong phòng ăn thì thân tàu bỗng rung lên vì va nhẹ vào một vật gì đó ở phía lái, sau guồng bên trái một chút. Xét tính chất của va chạm, có thể đoán là tàu vừa bị một vật nhọn đâm vào. Nhưng có lẽ cũng chẳng ai chú ý tới sự việc đó nhiều, nếu thợ đốt lò không chạy lên boong và kêu ầm lên:
-Hầm tàu bị thủng! Hầm tàu bị thủng! Trong giây phút đầu, hành khách hoang mang nhốn nháo, nhưng thuyền trưởng An-đớc-xơn đã làm họ bình tĩnh lại. Thực ra tàu không bị đe dọa gì. Vì nó được chia thành bảy ngăn riêng biệt không thấm nước, nên một chỗ rò rỉ nhỏ chẳng đáng sợ. An-đớc-xơn lập tức xuống hầm tàu. ạng ta thấy ngăn số năm bị ngập nước. Căn cứ vào tốc độ nước ùa vào, thì lỗ thủng ở thân tàu khá to. Cũng may là ở ngăn này không có nồi hơi, nếu có thì đã bị tắt ngấm. An-đớc-xơn ra lệnh tắt máy và cử một thuỷ thủ lặn xuống nước xem xét chỗ thủng. Mấy phút sau xác định được rằng phần dưới thân tàu có một lỗ thủng rộng hai mét. Vì không có khả năng bịt kín chỗ đó nên tàu Xcốt-len phải tiếp tục hành trình, để guồng bánh xe ngập một nửa xuống nước. Tai nạn xảy ra cách mũi Cle ba trăm hải lý. Thế là tàu Xcốt-len cập bến Li-vớc-pun chậm mất ba ngày, làm mọi người hết sức lo lắng. Tàu được đưa vào xưởng sửa chữa để các kỹ sư xem xét. Họ không tin ở mắt mình nữa! ở thân tàu, dưới mặt nước hai mét rưỡi, có một lỗ thủng hình tam giác cân. Ba cạnh của lỗ thủng rất nhẵn, tựa như bị kéo cắt. Rõ ràng là vật chọc thủng thân tàu phải có độ rắn rất cao. Hơn nữa sau khi xuyên qua lá thép dày bốn cen-ti-mét, nó tự rút ra được. Sự việc đó không ai giải thích nổi!
Từ ngày đó, tất cả những tai nạn ngoài biển mà không có nguyên nhân đều quy cả cho quái vật. Nó phải chịu trách nhiệm về nhiều vụ đắm tàu. Đáng tiếc rằng số tàu bị đắm khá lớn và ít nhất có hai trăm trong số tàu đắm được coi là "mất tích". Dù sao thì cũng do quái vật mà giao thông giữa các lục địa ngày càng nguy hiểm. Dư luận tha thiết yêu cầu phải trừ khử quái vật đó bằng bất kỳ giá nào.
Các nhà báo, những người yêu khoa học trong cuộc tranh cãi với đối phương, đã phải đổ biết bao nhiêu mực thậm chí một số đã đổ cả máu vì cuộc đấu khẩu về con rắn biển đó dẫn tới những trận đấu chân đấu tay thực sự! Cuộc "chiến tranh" này đã kéo dài suốt sáu tháng ròng không phân thắng bại. .. Mấy tháng đầu năm 1867, câu chuyện quái vật hình như đã bị chôn vùi và chẳng cần gợi lại làm gì. Nhưng những sự kiện mới lại lan truyền trong công chúng. Bây giờ không còn là chuyện giải quyết một vấn đề khoa học thú vị nữa, mà là một nguy cơ nghiêm trọng. Quái vật đó đã biến thành một hòn đảo, một dải đá ngầm di động, bí hiểm, không thể bắt được! Mùng năm tháng ba năm 1867, tàu Mô-ra-vi-an của Công ty tàu biển Mông-rê-an đang chạy nhanh ở 27,30 độ vĩ và 72,15 độ kinh bỗng đâm phải một dải đá ngầm không thấy ghi trên một bản đồ hoa tiêu nào. Nhờ gió thuận và động cơ mạnh bốn trăm sức ngựa, chiếc tàu chạy với tốc độ mười ba hải lý một giờ. Tàu đâm mạnh đến nỗi nếu vỏ tàu không thật vững vàng thì nhất định sẽ bị đắm cùng với hai trăm ba mươi bảy thủy thủ và hành khách từ Ca-na-đa về. Cuộc va chạm xảy ra lúc rạng đông, khoảng năm giờ sáng. Các sĩ quan trực nhật lao tới mũi tàu. Họ xem xét rất kỹ mặt biển, nhưng chẳng thấy gì đáng nghi ngờ, ngoài một đợt sóng to nổi lên cách đó hơn nửa ki-lô-mét. Xác định tọa độ xong, tàu Mô-ra-vi-an lại tiếp tục hành trình mà không thấy chỗ nào bị hư hại. Nó đã va phải cái gì vậy? Một dải đá ngầm hay xác một chiếc tàu bị đắm? Chẳng ai biết cả. Nhưng sau đó, khi xem xét phần dưới của tàu ở xưởng sửa chữa, người ta thấy một bộ phận của lòng tàu bị hư hại. Sự kiện nghiêm trọng này chắc cũng có thể bị lãng quên nhanh chóng như nhiều sự kiện khác tương tự, nếu ba tuần sau đó nó không được lặp lại trong những điều kiện y hệt. Và cũng do chiếc tàu mang cờ một cường quốc và thuộc một công ty hàng hải nên tin xảy ra tai nạn được truyền đi rất rộng...
Ngày 13 tháng 4 năm 1867, tàu Xcốt-len cũng thuộc công ty nói trên đang ở 15,37 độ kinh và 45,37 độ vĩ. Biển lặng, gió nhẹ. Nhờ động cơ rất mạnh, tàu chạy hơn mười ba hải lý một giờ. Guồng bánh quay đều trong sóng biển. Bốn giờ mười bảy phút chiều, khi hành khách đang ăn trong phòng ăn thì thân tàu bỗng rung lên vì va nhẹ vào một vật gì đó ở phía lái, sau guồng bên trái một chút. Xét tính chất của va chạm, có thể đoán là tàu vừa bị một vật nhọn đâm vào. Nhưng có lẽ cũng chẳng ai chú ý tới sự việc đó nhiều, nếu thợ đốt lò không chạy lên boong và kêu ầm lên:
-Hầm tàu bị thủng! Hầm tàu bị thủng! Trong giây phút đầu, hành khách hoang mang nhốn nháo, nhưng thuyền trưởng An-đớc-xơn đã làm họ bình tĩnh lại. Thực ra tàu không bị đe dọa gì. Vì nó được chia thành bảy ngăn riêng biệt không thấm nước, nên một chỗ rò rỉ nhỏ chẳng đáng sợ. An-đớc-xơn lập tức xuống hầm tàu. ạng ta thấy ngăn số năm bị ngập nước. Căn cứ vào tốc độ nước ùa vào, thì lỗ thủng ở thân tàu khá to. Cũng may là ở ngăn này không có nồi hơi, nếu có thì đã bị tắt ngấm. An-đớc-xơn ra lệnh tắt máy và cử một thuỷ thủ lặn xuống nước xem xét chỗ thủng. Mấy phút sau xác định được rằng phần dưới thân tàu có một lỗ thủng rộng hai mét. Vì không có khả năng bịt kín chỗ đó nên tàu Xcốt-len phải tiếp tục hành trình, để guồng bánh xe ngập một nửa xuống nước. Tai nạn xảy ra cách mũi Cle ba trăm hải lý. Thế là tàu Xcốt-len cập bến Li-vớc-pun chậm mất ba ngày, làm mọi người hết sức lo lắng. Tàu được đưa vào xưởng sửa chữa để các kỹ sư xem xét. Họ không tin ở mắt mình nữa! ở thân tàu, dưới mặt nước hai mét rưỡi, có một lỗ thủng hình tam giác cân. Ba cạnh của lỗ thủng rất nhẵn, tựa như bị kéo cắt. Rõ ràng là vật chọc thủng thân tàu phải có độ rắn rất cao. Hơn nữa sau khi xuyên qua lá thép dày bốn cen-ti-mét, nó tự rút ra được. Sự việc đó không ai giải thích nổi!
Từ ngày đó, tất cả những tai nạn ngoài biển mà không có nguyên nhân đều quy cả cho quái vật. Nó phải chịu trách nhiệm về nhiều vụ đắm tàu. Đáng tiếc rằng số tàu bị đắm khá lớn và ít nhất có hai trăm trong số tàu đắm được coi là "mất tích". Dù sao thì cũng do quái vật mà giao thông giữa các lục địa ngày càng nguy hiểm. Dư luận tha thiết yêu cầu phải trừ khử quái vật đó bằng bất kỳ giá nào.
Danh sách chương