Giữa trưa ngày 28 tháng giêng, tàu Nau-ti-lúx nổi lên mặt nước và trông thấy đất liền cách tàu tám hải lý về phía tây. Ngay sau khi xác định được tọa độ, tôi xuống phòng khách tìm địa điểm đó trên bản đồ và thấy rằng mình đang ở gần bờ biển Xây-lan, hòn đảo nằm ở gần cực nam bán đảo ấn Độ. Tôi vào thư viện tìm xem có cuốn sách nào nói cặn kẽ về đảo Xây-lan, hòn đảo được coi như phì nhiêu nhất của trái đất này không. Tôi tìm thấy tác phẩm của Xi-rơ nhan đề "Xây-lan và người Xin-ga-le". Quay về phòng khách, trước hết tôi làm quen với những số liệu thống kê nói về Xây-lan. Đảo này nằm giữa 5055’ và 9049’ độ vĩ bắc và 79042’ và 8204’ độ kinh đông. Từ bắc xuống nam, đảo dài hai trăm bảy nhăm hải lý, từ đông sang tây rộng một trăm năm mươi hải lý; diện tích đảo là hai vạn bốn ngàn bốn trăm bốn tám hải lý vuông, nói cách khác đi là gần bằng diện tích Iếc-lan. Lúc đó thuyền trưởng Nê-mô và thuyền phó vào phòng khách. Nê-mô nhìn bản đồ rồi quay lại bảo tôi:

-Đảo Xây-lan nổi tiếng về nghề mò ngọc trai. Ngài A-rô-nắc, ngài có đến xem nơi mò ngọc không? -Thưa thuyền trưởng, xin sẵn sàng.

-Được cũng dễ thu xếp thôi. Thế này nhé: chúng ta sẽ tới chỗ đó nhưng không thấy thợ mò ngọc đâu. Mùa ngọc chưa bắt đầu. Nhưng không sao. Tôi sẽ ra lệnh cho tàu hướng về vịnh Ma-na và ta sẽ tới đó đêm nay. Nê-mô nói mấy lời với thuyền phó. ông này ra khỏi phòng khách. Một lát sau, tàu Nau-ti-lúx bắt đầu lặn xuống. Kim đồng hồ chỉ độ sâu mười mét. Tôi cúi xuống bản đồ để tìm vịnh Ma-na. Tôi thấy nó ở vĩ tuyến 9, gần bờ biển tây bắc Xây-lan. Muốn tới đó, phải đi vòng hết bờ biển phía tây Xây-lan. Thuyền trưởng Nê-mô nói:

-Thưa giáo sư người ta mò ngọc trai ở vịnh Ben-gan, ở biển ấn Độ, biển Trung Quốc và Nhật Bản, ở biển Nam Mỹ, ở vịnh Pa-na-ma, vịnh Ca-li-pho-ni-a, nhưng những vùng mò ngọc trai chủ yếu tập trung ở Xây-lan. Đúng là chúng ta tới đó quá sớm! Thợ mò ngọc xuất hiện ở vịnh Ma-na sớm nhất là vào tháng ba. Lúc đó ở đây tập trung tới ba trăm thuyền làm cái nghề có lãi nhất này trong ba mươi ngày. Trên mỗi thuyền có mười người chèo và mười thợ lặn. Thợ lặn làm việc theo hai kíp. Khi lặn xuống sâu mười hai mét, họ kẹp vào giữa hai chân một hòn đá nặng. Tới độ 103 104 sâu cần thiết, họ buông hòn đá ra để người trên thuyền kéo đá lên.

-Thế nghĩa là người ta vẫn dùng cách mò ngọc cổ xưa nhất?

-Đáng tiếc là vẫn dùng, -Nê-mô trả lời, -mặc dù những nơi có ngọc đó thuộc một nước có nền công nghiệp lớn nhất là nước Anh.

-Tôi vẫn cảm thấy rằng bộ đồ lặn đã được cải tiến của ngài có thể giúp ích nhiều cho họ trong việc này.

-Vâng! Những người mò ngọc khốn khổ không thể ở lâu dưới nước được. Tôi biết một số thợ mò ngọc đã ở dưới nước 57 giây, những người dai sức nhất có thể lặn lâu tới 87 giây. Nhưng những người đó rất hiếm, và cứ mỗi lần lặn xong thì nước ở tai và mũi trào ra có hòa lẫn máu. Trong thời gian ngắn ngủi đó họ phải kịp cho vào rọ những con trai có ngọc vừa mò được! Thợ lặn thường không thọ. Họ rất sớm suy sụp, mắt kém đi, thân thể bị lở loét và thường hay chết dưới nước vì chảy máu não.

-Vâng, -tôi nói, -đó là một nghề buồn thảm. Và tất cả cũng chỉ nhằm thỏa mãn tính cầu kỳ của phụ nữ. Nhưng xin thuyền trưởng cho biết, một thuyền như vậy có thể mò được bao nhiêu trai một ngày?

-Khoảng từ bốn vạn đến năm vạn con. Người ta còn nói năm 1814 chính phủ Anh đã đứng ra tổ chức mò ngọc, chỉ trong hai mươi ngày thợ lặn đã mò được bảy mươi sáu triệu con trai.

-ít nhất thì lao động của người thợ lặn cũng được trả giá cao chứ ạ?

-Tôi hỏi.

-Thưa giáo sư, rất thấp. ở Pa-na-ma mỗi tuần họ kiếm được không quá một đô-la. Thường họ chỉ được trả một xu mỗi con trai có ngọc. Mà còn biết bao nhiêu con không có ngọc!

-Một xu thôi ư? Thật là bất công! Thật là ghê tởm!

-Giáo sư và hai người cùng đi sẽ thăm vịnh Ma-na. Và nếu may mắn gặp một người thợ lặn nào đó đến mò trai sớm thì ngài sẽ được làm quen với kỹ thuật của họ.

-Thưa thuyền trưởng, vâng.

-Thế giáo sư có sợ cá mập không?

-Cá mập ạ? Câu hỏi đó đối với tôi có vẻ thừa.

-Thế giáo sư có ý kiến gì về cá mập?

-Nê-mô hỏi gặng.

-Thưa thuyền trưởng, xin thú thực rằng tôi chưa thật quen với loài cá này.

-Thế mà chúng tôi đã quen với chúng. Rồi ngài cũng sẽ quen thôi. Chúng ta sẽ trang bị vũ khí và nếu có thể, sẽ đi săn cá mập một chuyến. Săn cá mập hết sức thú vị. Xin hẹn giáo sư đến mai. Giáo sư hãy chuẩn bị lên đường thật sớm. Nê-mô nói những lời đó bằng một giọng bình thản rồi ra khỏi phòng khách. Nếu người ta mời bạn đi săn gấu ở vùng núi Thụy-sĩ, bạn có thể nói:

“Tuyệt lắm! Mai sẽ đi!" Nếu bạn được mời đi săn sư tử ở thung lũng át-lax và săn hổ ở rừng rậm ấn Độ, bạn có thể nói:

“A! Ta sẽ đi ngay!"

Nhưng nếu bạn được mời đi săn cá mập dưới biển sâu thì chắc bạn phải suy nghĩ nhiều trước khi nhận lời. Còn tôi, tôi đã lấy tay lau trán lấm tấm mấy giọt mồ hôi lạnh. Tôi nghĩ bụng:

“Phải nghĩ cho kỹ. Chớ vội. Đi săn ở khu rừng ngầm gần đảo Crét-xpô là một chuyện, còn dò dẫm dưới đáy biển mà không biết lúc nào chạm trán với cá mập lại là chuyện khác hẳn! Tôi được biết ở đôi nơi, đặc biệt là ở vùng đảo An-đa-man, những người da đen thường xông thẳng vào cá mập, một tay cầm dao găm, còn tay kia cầm thòng lọng. Nhưng tôi cũng được biết là trong cuộc chiến đấu tay đôi với cá mập, nhiều người gan góc đó đã về chầu tổ tiên! Tôi hình dung ra cá mập, cái mồm to tướng với nhiều dãy răng có thể cắn đứt đôi người. Tôi đã cảm thấy đau ở thắt lưng. Tôi không chịu nổi cái giọng bình thản của Nê-mô đã dùng để mời tôi đi săn! Vấn đề đâu có phải là lảng tránh một con cầy, con cáo nào đó trong rừng. Tôi nghĩ:

“Được! Tất nhiên Công-xây sẽ từ chối không tham gia cuộc đi săn này!" Thế là tôi sẽ có cớ không đi cùng Nê-mô. Còn về Nét thì thú thực là tôi không tin ở sự chín chắn của anh ta. Sự nguy hiểm, dù lớn đến đâu, bao giờ cũng hấp dẫn cái bản chất hay gây gổ của Nét. Tôi cầm lấy cuốn sách của Xi-rơ, nhưng chỉ lật từng tờ như một cái máy. Giữa những dòng chữ hiện lên những cái mồm cá mập ngoác rộng. Nhưng lúc đó Công-xây và Nét vào. Hai người đều tươi tỉnh. Họ chẳng biết chuyện gì đang chờ đợi họ. Nét nói:

-Thưa giáo sư, thực thà mà nói, thuyền trưởng Nê-mô của ngài đã đề nghị chúng ta một việc rất đáng hoan nghênh.

-à, thế ra các bạn đã biết...

-Thưa giáo sư, -Công-xây trả lời, -thuyền trưởng Nê-mô mời chúng tôi cùng giáo sư đi thăm những nơi mò ngọc trai nổi tiếng của Xây-lan. ông ta hết sức lịch thiệp và tỏ ra là một người quân tử.

-Nê-mô không nói gì nữa à?

-Thưa giáo sư, không, -Nét trả lời, -ông ta chỉ nói là đã mời ngài tham gia cuộc dạo chơi dưới biển này.

-Đúng vậy. Nhưng ông ta không đả động đến một chuyện...

-Thưa giáo sư, chẳng có chuyện gì cả. Ngài có đi với chúng tôi không ạ?

-Tôi... tất nhiên rồi! Tôi thấy ông Nét đã mê cái món dạo chơi dưới đáy biển rồi đấy!

-Vâng! Rất thú vị, rất thú vị ạ!

-Và nguy hiểm nữa!

-Tôi thêm.

-Nguy hiểm gì?

-Nét trả lời.

-Đó chỉ là một cuộc dạo chơi đơn giản thôi! Rõ ràng thuyền trưởng Nê-mô thấy không cần phải gợi cho các bạn tôi nghĩ tới cá mập. Tôi hoảng hốt nhìn hai người, tựa như họ đã bị cụt mất chân, hoặc tay rồi. Tôi có nên báo cho họ biết trước nỗi hiểm nguy sắp tới không? Tất nhiên là nên. Nhưng tôi chẳng biết thế nào.

-Giáo sư có thể kể cho chúng tôi nghe chi tiết hơn về cách mò ngọc trai không ạ? Tôi hỏi:

-Về cách mò trai hay về những chuyện ngẫu nhiên liên quan tới việc mò trai?

-Tất nhiên là về cách mò trai!

-Nét nói.

-Trước khi lên đường, cần biết sẽ theo hướng nào chứ...

-Thế thì mời các bạn ngồi xuống, tôi sẽ kể các bạn nghe tất cả những điều tôi biết về nghề mò trai có ngọc qua cuốn sách của Xi-rơ. Nét và Công-xây ngồi xuống đi-văng. Nét hỏi ngay:

-Thưa giáo sư, thế ngọc trai là gì?

-Đối với nhà thơ, ngọc trai là hạt lệ của biển cả. Đối với các dân tộc phương đông, đó là hạt sương sớm đã hóa đá. Đối với phụ nữ, đó là viên đá quý hình bồ dục màu xanh óng ánh mà họ đeo ở cổ, ở tay, ở tai như một thứ trang sức. Đối với nhà hóa học, đó là kết hợp của muối fotfat và canxi cácbonat. Cuối cùng, đối với nhà tự nhiên học, nó chỉ là một cái u hình cầu màu xanh nằm trong mô ác mềm của một số nhuyễn thể...

-Thế có trường hợp nào một con trai chứa nhiều ngọc không ạ?

-Công-xây hỏi.

-Có chứ, anh bạn. Người ta kể là đã thấy một trăm năm mươi con cá mập trong một viên ngọc, tuy tôi không tin lắm.

-Một trăm rưởi con cá mập à?

-Nét sửng sốt.

-Tôi nói là "cá mập" ư?

-Tôi lúng túng.

-Tôi muốn nói là một trăm rưởi hạt ngọc ấy. Cá mập dính dáng gì đến chuyện này!

-Giá trị của viên ngọc tùy thuộc ở độ to nhỏ của nó phải không ạ?

-Công-xây hỏi.

-Chẳng những tùy thuộc vào độ to nhỏ mà còn tùy thuộc ở hình dáng, màu sắc, ở độ sáng của ngọc...

-Phân loại ngọc chắc là một việc khó khăn và mất thì giờ.

-Nét nói.

-Chẳng khó lắm đâu, ông bạn ạ! Người ta dùng sàng để phân loại. Có cả thảy mười một loại sàng. Đầu tiên người ta dùng sàng thưa có từ hai mươi đến tám mươi lỗ. Những viên ngọc còn lại trên sàng được xếp loại một. Loại sàng có từ một trăm đến tám trăm lỗ cho ta ngọc loại hai. Loại sàng có từ chín trăm đến một nghìn lỗ cho ta ngọc loại ba.

-Họ khôn thật!

-Công-xây nói.

-Tôi thấy họ đã phân loại ngọc một cách máy móc. Thưa giáo sư, ngài có biết việc khai thác các vùng biển có ngọc đem lại lợi nhuận bao nhiêu không ạ?

-Theo sách của Xi-rơ, những vùng biển có ngọc của Xây-lan hằng năm đem lại ba triệu con cá mập.

-Ba triệu quan chứ ạ!

-Công-xây nói.

-ừ, ừ, ba triệu quan!

-Tôi chữa lại.

-Tôi nghe nói có mấy viên ngọc quý đắt tiền lắm phải không ạ?

-Đúng vậy. Người ta kể lại rằng, Xê-da đã biếu Xéc-vi-li-a viên ngọc giá một trăm hai mươi ngàn phrăng! Nhưng tôi nghĩ chẳng ông vua nào có viên ngọc lớn bằng viên ngọc của thuyền trưởng Nê-mô.

-Viên này ạ?

-Công-xây chỉ vào viên ngọc đặt trong hộp kính.

-Tôi đánh giá nó hai triệu phrăng đấy! Thế mà Nê-mô chỉ cần cúi xuống một chút là nhặt được.

-Biết đâu ngày mai đi chơi ta chẳng nhặt được một viên như thế.

-Hy vọng gì!

-Công-xây nghi ngờ.

-Sao lại không?

-Trên tàu Nau-ti-lúx này thì có tiền triệu để làm gì?

-Đúng là trên tàu thì chẳng cần, nhưng... ở chỗ khác...

-ở chỗ khác à?

-Công-xây lắc đầu.

-ông Nét nói đúng.

-Tôi nhận xét.

-Nếu sau này ta mang về châu Œu hay châu Mỹ một viên ngọc giá mấy triệu thì những chuyện ta kể càng có trọng lượng hơn và dễ tin hơn. Công-xây hỏi thêm:

-Nghề mò ngọc có nguy hiểm không ạ?

-Không!

-Tôi trả lời ngay.

-Đặc biệt là nếu áp dụng một số biện pháp đề phòng.

-Nghề đó thì có gì là nguy hiểm? Chỉ uống mấy hụm nước mặn là cùng chứ gì!

-Nét nói.

-ông nói rất đúng!

-Tôi cố nói bằng cái giọng bình thản của Nê-mô.

-à ông Nét này, ông có sợ cá mập không?

-Tôi ấy à? Tôi là thợ săn cá nhà nghề! Tôi coi khinh chúng!

-Vấn đề không phải là đứng trên tàu câu cá mập, kéo nó lên boong, lấy rìu chặt đứt đuôi, mổ bụng moi tim rồi lại quẳng xác xuống biển đâu!

-Nghĩa là phải xuống nước chứ gì?

-Đúng đấy!

-Sợ quái gì! Thế súng săn của tôi để làm chi? Thưa giáo sư, cá mập là giống cá vụng về. Muốn đớp ngài, nó phải ngửa bụng lên. Lúc đó... Nét nói chữ "đớp" bằng một giọng khiến tôi lạnh ớn xương sống.

-Thế còn anh, anh nghĩ thế nào về cá mập, Công-xây?

-Tôi xin nói thành thực với giáo sư thế này: nếu giáo sư quyết định đi săn cá mập thì tôi, người đầy tớ trung thành của giáo sư, sao có thể không đi theo được?
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện