Tháng Tám năm 1997, tôi rời Trung Quốc sang Anh. Chuyến đi tới Đồi Hét đã làm tôi chấn động. Tôi cảm thấy cần được hít thở một bầu không khí mới - được biết thế nào là sống trong một xã hội tự do. Trên chuyến bay tới Luân Đôn, tôi ngồi cạnh một người đàn ông kể với tôi rằng ông ta lên đường về nước sau chuyến đi lần thứ bảy tới Trung Quốc. Ông ta đã đi thăm tất cả những địa danh lịch sử quan trọng của Trung Quốc. Ông ta nói với vẻ đầy am hiểu về trà, lụa và Cách Mạng Văn Hóa. Lấy làm tò mò, tôi hỏi ông ta biết gì về địa vị của người phụ nữ trong xã hội Trung Quốc. Ông ta đáp rằng với ông ta Trung Quốc là một xã hội rất bình đẳng: đâu đâu ông ta tới cũng thấy đàn ông và đàn bà làm việc như nhau.
Tôi lên máy bay với ý tưởng rằng có lẽ mình sẽ tìm một cách nào đó để khắc họa cuộc sống của phụ nữ Trung Quốc với người Phương Tây. Đột nhiên, khi tình cờ đối diện với sự hiểu biết rất hạn chế của người đàn ông này, nhiệm vụ đó dường như càng thêm dễ nản. Tôi cần phải quay lại thật xa vào ký ức của mình để lấy lại tất cả những câu chuyện tôi đã thu thập suốt bao năm qua. Lẽ ra tôi đã phải làm sống lại những cảm xúc tôi trải qua khi nghe chúng lần đầu và cố tìm ra những lời lẽ hay nhất để diễn tả lại những nỗi đau đớn, cay đắng, và tình yêu mà những người phụ nữ đó đã bày tỏ. Và ngay cả thế, tôi cũng không chắc độc giả Phương Tây sẽ hiểu những câu chuyện đó như thế nào. Chưa bao giờ sang Phương Tây, tôi biết rất ít về việc người Phương Tây biết gì về Trung Quốc.
Bốn ngày sau khi tôi tới Luân Đôn, Công Nương Diana qua đời. Tôi nhớ mình đang ngồi trên sân ga tàu điện ngầm Ealing Broadway xung quanh đầy những người ôm theo những bó hoa họ định đặt xuống cổng cung điện Buckingham. Tôi không thể cưỡng lại sự thôi thúc nghề nghiệp, bèn quay sang hỏi người phụ nữ bên cạnh trong đám đông rằng Công Nương Diana có ý nghĩa như thế nào đối với bà ta. Chúng tôi bắt đầu nói về địa vị của người phụ nữ trong xã hội Anh Quốc. Sau một lúc, bà ta hỏi tôi cuộc sống của người phụ nữ ở Trung Quốc thì thế nào. Bà ta bảo với người Phương Tây phụ nữ Trung Quốc hiện đại dường như vẫn đeo chiếc mạng che mặt thời cổ đại. Bà ta tin rằng việc cố gắng nhìn qua tấm mạng đó là rất quan trọng. Những lời bà ta nói khơi dậy nguồn cảm hứng trong tôi. Có lẽ rốt cuộc cũng sẽ có một thính giả ở Phương Tây quan tâm tới những câu chuyện của tôi. Sau này, khi tới làm việc tại Khoa Phương Đông và Châu Phi thuộc Đại Học Luân Đôn, nhiều người khác cũng khích lệ tôi. Tôi kể với một giáo viên về vài cuộc phỏng vấn của tôi và bà ta kiên quyết khuyên tôi nên viết chúng ra. Bà ta bảo hầu hết các cuốn sách viết ra cho tới thời điểm đó đều là về một gia tộc Trung Quốc cụ thể. Những câu chuyện này sẽ đưa tới một viễn cảnh rộng lớn hơn.
Tuy nhiên, khoảnh khắc khiến tôi quyết định là khi một cô gái người Hoa hai mươi hai tuổi đến nhờ tôi giúp đỡ. Cô bé đang học tại SOAS[7] và một hôm ngồi cạnh tôi trong căng tin sinh viên. Cô bé rất buồn phiền. Mẹ cô, không chút bận tâm tới cước điện thoại đường dài, ngày nào cũng gọi điện cho cô để cảnh báo rằng đàn ông Phương Tây là những kẻ du côn háo sắc và cô không được để cho họ tới gần. Không thể nhờ ai khuyên giải, cô gái tuyệt vọng muốn biết câu trả lời cho những câu hỏi cơ bản nhất về mối quan hệ giữa đàn ông và đàn bà. Nếu hôn một người đàn ông, liệu người ta có được coi là còn trinh nữa không? Tại sao đàn ông Phương Tây lại đụng chạm vào phụ nữ nhiều và dễ dàng đến thế? Lúc đó cũng có những sinh viên khác biết tiếng Trung và hiểu những gì cô bé kia đang nói ngồi cạnh chúng tôi trong căng tin. Họ cười phá lên vì không tin nổi lại có người ngây thơ đến thế. Nhưng tôi thì rất xúc động trước nỗi buồn khổ của cô bé. Mười năm trước Tiểu Ngọc viết thư cho tôi hỏi liệu tình yêu có phải là vi phạm thuần phong mỹ tục không rồi tự sát khi tôi vô tình không trả lời cô bé, ở đây lại có một cô bé khác mà người mẹ phải chịu trách nhiệm vì đã giữ cô trong tình trạng mù tịt hoàn toàn về giới tính. Những sinh viên Phương Tây mà cô ngồi học ngay bên cạnh, những người ôm nhau không cần suy nghĩ, không hề có chút ý niệm nào về điều mà cô phải chịu đựng. Thực ra, ở Trung Quốc, cũng có nhiều người phụ nữ trẻ có đời sống tình dục từng trải - thường là sống ở các đô thị - họ sẽ cười cô. Nhưng tôi đã nói chuyện với rất nhiều người phụ nữ trong tình huống tương tự. Sau khi cô bé đó cầu cứu, tôi càng thấy rằng cần phải dùng nước mắt của họ, và cả của tôi nữa, để mở một con đường dẫn tới hiểu biết.
Tôi nhớ lại lời ông Trần đã từng nói với tôi: “Hân Nhiên, cô nên viết chuyện đó ra. Viết là một kiểu ký thác và có thể giúp tạo ra một không gian trú ngụ cho những suy nghĩ và cảm xúc mới. Nếu cô không viết ra những câu chuyện này, trái tim cô sẽ tràn ứ và vỡ tung ra bởi chúng." Vào thời điểm đó ở Trung Quốc, có lẽ tôi đã bị vào tù vì viết ra một cuốn sách như thế này. Tôi không dám mạo hiểm bỏ rơi con trai tôi hay những người phụ nữ nhận được sự trợ giúp và động viên qua chương trình phát thanh của tôi. Ở Anh, cuốn sách này mới có thể ra đời. Như thể một cây bút đã hình thành trong trái tim tôi vậy.
CHÚ THÍCH
[1] Lời trong gió đêm.
[2] Phiên âm Hán Việt: Hân hân nhiên trương khai liễu nhãn (Xuân - Chu Tự Thanh)
[3] Tiếng Anh: A broken shoe, dịch từ nguyên văn tiếng Trung (Hán Việt: Phá Hài). Người Trung Quốc thời xưa hình dung âm đ*o người phụ nữ như chiếc giày, giày rách, chỉ những người phụ nữ không đường hoàng, hoặc làm nghề bán thân.
[4] Tên phiên âm Hán Việt là Bót cá dạng bàn hí. Tám vở nhạc kịch này được biểu diễn khắp Trung Quốc trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa. Các chủ đề đều hướng tới mục tiêu tuyên truyền cách mạng và ca ngợi Chủ Nghĩa Cộng Sản.
[5] Dược Sư Phật (hay còn gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang phật) là vị Phật đại diện cho sự trọn vẹn của Phật quả ngự cõi Tịnh độ. Tranh tượng của vị Phật này hay được vẽ với tay trái cầm thuốc chữa bệnh và tay mặt giữ Ấn thí nguyện. Dược Sư Phật được thờ ở Trung Quốc, Tây Tạng và Nhật Bản.
[6] A visitor to lce Moutain/ Băng Sơn Thượng Lai Khách: Một bộ phim chiến tranh nổi tiếng của Trung Quốc sản xuất năm 1963.
[7] School of Oriental and African Studies (Khoa Phương Đông và Châu Phi) viết tắt.
HẾT.
Tôi lên máy bay với ý tưởng rằng có lẽ mình sẽ tìm một cách nào đó để khắc họa cuộc sống của phụ nữ Trung Quốc với người Phương Tây. Đột nhiên, khi tình cờ đối diện với sự hiểu biết rất hạn chế của người đàn ông này, nhiệm vụ đó dường như càng thêm dễ nản. Tôi cần phải quay lại thật xa vào ký ức của mình để lấy lại tất cả những câu chuyện tôi đã thu thập suốt bao năm qua. Lẽ ra tôi đã phải làm sống lại những cảm xúc tôi trải qua khi nghe chúng lần đầu và cố tìm ra những lời lẽ hay nhất để diễn tả lại những nỗi đau đớn, cay đắng, và tình yêu mà những người phụ nữ đó đã bày tỏ. Và ngay cả thế, tôi cũng không chắc độc giả Phương Tây sẽ hiểu những câu chuyện đó như thế nào. Chưa bao giờ sang Phương Tây, tôi biết rất ít về việc người Phương Tây biết gì về Trung Quốc.
Bốn ngày sau khi tôi tới Luân Đôn, Công Nương Diana qua đời. Tôi nhớ mình đang ngồi trên sân ga tàu điện ngầm Ealing Broadway xung quanh đầy những người ôm theo những bó hoa họ định đặt xuống cổng cung điện Buckingham. Tôi không thể cưỡng lại sự thôi thúc nghề nghiệp, bèn quay sang hỏi người phụ nữ bên cạnh trong đám đông rằng Công Nương Diana có ý nghĩa như thế nào đối với bà ta. Chúng tôi bắt đầu nói về địa vị của người phụ nữ trong xã hội Anh Quốc. Sau một lúc, bà ta hỏi tôi cuộc sống của người phụ nữ ở Trung Quốc thì thế nào. Bà ta bảo với người Phương Tây phụ nữ Trung Quốc hiện đại dường như vẫn đeo chiếc mạng che mặt thời cổ đại. Bà ta tin rằng việc cố gắng nhìn qua tấm mạng đó là rất quan trọng. Những lời bà ta nói khơi dậy nguồn cảm hứng trong tôi. Có lẽ rốt cuộc cũng sẽ có một thính giả ở Phương Tây quan tâm tới những câu chuyện của tôi. Sau này, khi tới làm việc tại Khoa Phương Đông và Châu Phi thuộc Đại Học Luân Đôn, nhiều người khác cũng khích lệ tôi. Tôi kể với một giáo viên về vài cuộc phỏng vấn của tôi và bà ta kiên quyết khuyên tôi nên viết chúng ra. Bà ta bảo hầu hết các cuốn sách viết ra cho tới thời điểm đó đều là về một gia tộc Trung Quốc cụ thể. Những câu chuyện này sẽ đưa tới một viễn cảnh rộng lớn hơn.
Tuy nhiên, khoảnh khắc khiến tôi quyết định là khi một cô gái người Hoa hai mươi hai tuổi đến nhờ tôi giúp đỡ. Cô bé đang học tại SOAS[7] và một hôm ngồi cạnh tôi trong căng tin sinh viên. Cô bé rất buồn phiền. Mẹ cô, không chút bận tâm tới cước điện thoại đường dài, ngày nào cũng gọi điện cho cô để cảnh báo rằng đàn ông Phương Tây là những kẻ du côn háo sắc và cô không được để cho họ tới gần. Không thể nhờ ai khuyên giải, cô gái tuyệt vọng muốn biết câu trả lời cho những câu hỏi cơ bản nhất về mối quan hệ giữa đàn ông và đàn bà. Nếu hôn một người đàn ông, liệu người ta có được coi là còn trinh nữa không? Tại sao đàn ông Phương Tây lại đụng chạm vào phụ nữ nhiều và dễ dàng đến thế? Lúc đó cũng có những sinh viên khác biết tiếng Trung và hiểu những gì cô bé kia đang nói ngồi cạnh chúng tôi trong căng tin. Họ cười phá lên vì không tin nổi lại có người ngây thơ đến thế. Nhưng tôi thì rất xúc động trước nỗi buồn khổ của cô bé. Mười năm trước Tiểu Ngọc viết thư cho tôi hỏi liệu tình yêu có phải là vi phạm thuần phong mỹ tục không rồi tự sát khi tôi vô tình không trả lời cô bé, ở đây lại có một cô bé khác mà người mẹ phải chịu trách nhiệm vì đã giữ cô trong tình trạng mù tịt hoàn toàn về giới tính. Những sinh viên Phương Tây mà cô ngồi học ngay bên cạnh, những người ôm nhau không cần suy nghĩ, không hề có chút ý niệm nào về điều mà cô phải chịu đựng. Thực ra, ở Trung Quốc, cũng có nhiều người phụ nữ trẻ có đời sống tình dục từng trải - thường là sống ở các đô thị - họ sẽ cười cô. Nhưng tôi đã nói chuyện với rất nhiều người phụ nữ trong tình huống tương tự. Sau khi cô bé đó cầu cứu, tôi càng thấy rằng cần phải dùng nước mắt của họ, và cả của tôi nữa, để mở một con đường dẫn tới hiểu biết.
Tôi nhớ lại lời ông Trần đã từng nói với tôi: “Hân Nhiên, cô nên viết chuyện đó ra. Viết là một kiểu ký thác và có thể giúp tạo ra một không gian trú ngụ cho những suy nghĩ và cảm xúc mới. Nếu cô không viết ra những câu chuyện này, trái tim cô sẽ tràn ứ và vỡ tung ra bởi chúng." Vào thời điểm đó ở Trung Quốc, có lẽ tôi đã bị vào tù vì viết ra một cuốn sách như thế này. Tôi không dám mạo hiểm bỏ rơi con trai tôi hay những người phụ nữ nhận được sự trợ giúp và động viên qua chương trình phát thanh của tôi. Ở Anh, cuốn sách này mới có thể ra đời. Như thể một cây bút đã hình thành trong trái tim tôi vậy.
CHÚ THÍCH
[1] Lời trong gió đêm.
[2] Phiên âm Hán Việt: Hân hân nhiên trương khai liễu nhãn (Xuân - Chu Tự Thanh)
[3] Tiếng Anh: A broken shoe, dịch từ nguyên văn tiếng Trung (Hán Việt: Phá Hài). Người Trung Quốc thời xưa hình dung âm đ*o người phụ nữ như chiếc giày, giày rách, chỉ những người phụ nữ không đường hoàng, hoặc làm nghề bán thân.
[4] Tên phiên âm Hán Việt là Bót cá dạng bàn hí. Tám vở nhạc kịch này được biểu diễn khắp Trung Quốc trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa. Các chủ đề đều hướng tới mục tiêu tuyên truyền cách mạng và ca ngợi Chủ Nghĩa Cộng Sản.
[5] Dược Sư Phật (hay còn gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang phật) là vị Phật đại diện cho sự trọn vẹn của Phật quả ngự cõi Tịnh độ. Tranh tượng của vị Phật này hay được vẽ với tay trái cầm thuốc chữa bệnh và tay mặt giữ Ấn thí nguyện. Dược Sư Phật được thờ ở Trung Quốc, Tây Tạng và Nhật Bản.
[6] A visitor to lce Moutain/ Băng Sơn Thượng Lai Khách: Một bộ phim chiến tranh nổi tiếng của Trung Quốc sản xuất năm 1963.
[7] School of Oriental and African Studies (Khoa Phương Đông và Châu Phi) viết tắt.
HẾT.
Danh sách chương