Là nhiều năm về trước, một ngọn đèn cô lẻ chiếu sáng trong mật thất, chiếu sáng người đó gương mặt cuồng dại xông đến trước mặt chàng gào lên, nợ ta, nợ ta, đời này kiếp này ngươi đều nợ ta!
Khương Trầm Ngư nhìn Chiêu Doãn gào thét, cũng không khuyên can, mà chỉ lạnh nhạt đứng nhìn.
Chiêu Doãn… năm đó không phải cũng nói với Cơ Anh những lời giống thế này sao? Khi y quyết ý cướp Hy Hòa, khi Cơ Anh biết tin đã xông vào hoàng cung tìm y đối chất, cũng chính những lời này của y cuối cùng đã khiến Cơ Anh lòng như tro tàn? Người và người, quả nhiên là… không giống nhau.
Có công tử như thế này.
Cũng có đế vương như thế này.
Khương Trầm Ngư không nhịn được mỉm cười chua chát, thấp giọng nói: “Đúng thế. Là vì quá đau khổ, là vì quá trầm trọng, cũng là vì quan điểm khác nhau, đạo chẳng cùng đường… Chúng ta đều vì những nguyên nhân như thế này như thế kia mà vứt bỏ gia tộc, chỉ có công tử, rõ ràng rất coi thường hành vi tư lợi làm rối loạn kỷ cương, rất ghét thói xấu tham tiền háo sắc, nhưng vì những người đó đều là người thân, cho nên, chàng lặng lẽ gánh chịu, kiên trì, không từ bỏ, mà dùng phương thức nhu hòa nhất của bản thân đề thay đổi gia tộc… Đây chính là điểm khác biệt giữa hoàng thượng, thiếp và công tử”.
Khóe mắt Chiêu Doãn co giật, giống như bị câu nói cuối cùng đâm trúng.
“Cơ gia không tham ô, thế thì tiền trong quốc khố đi đâu?”. Khương Trầm Ngư chuyển chủ đề: “Ngày hai mươi mốt tháng chín, ở hồ Phượng Thê thiếp bỗng nhìn thấy một chiếc thuyền chèo từ trong Đoan Tắc cung ra, trên thuyền có hai người, một là Suy Ông Ngôn Duệ danh tiếng lẫy lừng”.
“Cái gì? Ông Lão cũng tới hoàng cung”. Hy Hòa ngạc nhiên.
“Khi ấy ta cảm thấy rất kỳ quái, tại sao Ngôn Duệ lại không kèn không trống vào cung? Tại sao sau khi vào cung Ngôn Duệ không tìm người quen cũ là phu nhân mà lại đến Đoan Tắc cung? Tại sao Ngôn Duệ sớm không về muộn không về lại trở về đúng ngày làm lễ cho công tử… Ta nghĩ kiểu gì cũng không ra. Bây giờ ngẫm lại, khi đó ta quá chú ý đến Ngôn Duệ, nhưng lại bỏ qua một việc khác gần ngay trong gang tấc, đó là người thứ hai”.
“Người thứ hai?”.
“Đúng thế. Khi đó trên chiếc thuyền nhỏ còn có người thứ hai. Nhưng vì khi ấy người đó đang chèo thuyền, thân hình lại nhỏ thó dung mạo bình thường, cho nên ta cứ tưởng là cung nữ của Đoan Tắc cung, nên không để tâm, bây giờ mới biết, ta đã cực kỳ sai lầm, người đó chính là Cơ Hốt”. Khương Trầm Ngư quay sang Chiêu Doãn nói: “Thiếp nói có đúng không? Hoàng thượng”.
Chiêu Doãn cười lạnh lùng, không thừa nhận cũng chẳng phủ nhận.
Khương Trầm Ngư lại nói tiếp: “Đúng như những gì ta nói, nếu Liên thành bích có thể là một người, tại sao Tứ quốc phổ nhất định phải là sách? Số tiền trong quốc khố đó đi đâu? Số ám vệ giống như Điền Cửu bên cạnh hoàng thượng không ít, là ai đã thay hoàng thượng huấn luyện tử sĩ? Là ai giăng mạng lưới tình báo khắp nơi, để chuyện phát sinh vào ngày mười chín tháng chín ở Giang Đô, hai ngày sau đã được truyền đến đế đô? Xâu chuỗi tất cả những điều này với nhau, một câu trả lời đã trở nên vô cùng rõ ràng…”.
Hy Hòa giọng run run nói tiếp: “Là Cơ Hốt… Cơ Hốt là Tứ quốc phổ?”.
“Nói chính xác là Ngôn Duệ. Cơ Hốt có lẽ là đệ tử của ông ta, cũng có thể là tình nhân của ông ta… Điều này bây giờ vẫn chưa thể khẳng định”.
Chiêu Doãn cười lạnh nói: “Sao? Trên đời này còn có chuyện mà hoàng hậu chưa thể khẳng định ư? Hoàng hậu không phải điều gì cũng biết sao?”.
Khương Trầm Ngư không bị y khích bác, vẫn rất bình tĩnh trả lời: “Chỉ cần cho thiếp thêm một chút thời gian, thiếp nhất định có thể tra ra”.
Lại một lần nữa Chiêu Doãn ngậm miệng.
Khương Trầm Ngư không thèm đếm xỉa đến y nữa mà quay sang nhìn Hy Hòa: “Để ta nói tiếp, nói cho phu nhân biết vì sao cái ngày hai mươi chín tháng ba đó, công tử không đến theo hẹn được”.
Cuối cùng nàng đã nói đến vấn đề Hy Hòa quan tâm nhất, mắt của Hy Hòa bỗng chốc đỏ hoe, túm chặt vạt áo trước ngực, cả người hơi run run.
Thấy dáng vẻ Hy Hòa như thế, trong lòng Khương Trầm Ngư thầm thở dài một tiếng, chẳng phân rõ được là bản thân thương tiếc hơn hay là đau đớn hơn. Chỉ có thể khẳng định một điều, tạo hóa trêu ngươi, vận mệnh thường luôn tàn khốc, cho dù là với nàng, với Hy Hòa… hay là với Cơ Anh.
“Một ngày tháng ba, Chiêu Doãn ra khỏi cung nhìn thấy phu nhân, sau đó, quyết định muốn có được phu nhân”.
Hy Hòa cắn chặt môi, lúc này lời Chiêu Doãn nói hôm ấy tái hiện trong đầu, trùng khớp với lời của Khương Trầm Ngư, không chút sai lệch.
“Đó là tháng ba tiết trời se lạnh, nàng giặt quần áo bên hồ, ăn vận rất mỏng manh, mũi và tay đều bị lạnh cóng đỏ ửng cả lên, sau đó móc ra một bình rượu từ phía sau, uống mấy ngụm, rồi lại giặt tiếp… Khi ấy, nàng mải giặt quần áo, hoàn toàn không nhìn thấy ta trong chiếc xe ngựa bên đường, nhưng cách khung cửa xe ta vẫn luôn nhìn nàng, nhìn mãi, từ lúc đó trở đi, ta tự nói với mình, nhất định phải có được nàng”.
“Nhưng đồng thời Chiêu Doãn cũng biết mối quan hệ giữa phu nhân và Cơ Anh, cho nên, cố ý báo chuyện này cho Cơ Tịch”.
“… Cho nên, vài ngày sau, trẫm triệu Cơ Tịch vào cung, nói với lão thất phu rằng trẫm muốn có tình nhân của con trai lão”.
“Cơ Tịch quay về nói với công tử, đương nhiên công tử cả kinh thất sắc, kiên quyết không chịu. Vì thế, ngay trong đêm đó chàng viết một lá thứ sai Thôi quản gia mang đến cho phu nhân, hẹn phu nhân vào ngày hai mươi chín tháng ba, đợi chàng trong rừng hạnh”.
Trong phút chốc, tầm nhìn của Hy Hòa bỗng nhòe nhoẹt, nước mắt trào ra, che lấp tất cả mọi thứ.
Trong lòng Khương Trầm Ngư cũng cực kỳ buồn bã, vẻ mặt của Thôi quản gia khi quỳ trước mặt nàng thú nhận chuyện năm xưa, nàng vẫn không hề quên dù chỉ là một chút, bà lão như ngọn nến tàn trước gió ấy đã quỳ gối trên nền đất lạnh giá, hết lần này đến lần khác tự vả vào mặt mình, khóc đến mức đau đớn không thiết sống…
“Lão nô có lỗi với công tử! Nương nương, lão nô có lỗi với công tử!”. Thôi quản gia vừa đấm ngực mình vừa khóc thảm thiết: “Công tử tin tưởng lão nô, sai lão nô đưa thư cho Hy Hòa cô nương. Lão nô cũng đưa đi, nhưng trên đường trở về, càng nghĩ lại càng sợ hãi, sợ công tử sẽ đưa Hy Hòa cô nương cao chạy xa bay, bỏ mặc tất cả người nhà chúng ta. Thế nên, sau khi về phủ lão nô liền ngấm ngầm giám sát công tử, lén thấy quả nhiên công tử đang thu dọn hành lý, lòng lão nô bỗng chốc trở nên lạnh lùng… Lão nô không phải là người nữa! Lúc ấy lão nô đã bị ma sai quỷ khiến rồi! Lão nô liền, liền, liền đi, đi mách lão hầu gia! Hu hu hu…”.
Khương Trầm Ngư nghe thấy tin này lòng tuy chấn động khôn xiết, nhưng vẫn giơ tay về phía Thôi quản gia: “Bà đứng dậy trước đã, có gì từ từ nói đi…”.
“Lão nô không đứng! Lão nô không đứng! Lão nô đã làm những chuyện như thế, phản bội sự tín nhiệm của công tử với mình, chia cắt công tử với Hy Hòa cô nương, lão nô không phải là người…”.
“Thế sau đó… chuyện gì xảy ra?”.
Thôi quản gia ngước khuôn mặt già nua chan chứa nước mắt lên, nghẹn ngào nói: “Già mách hầu gia xong, hầu gia bảo già tìm tất cả các chi các nhà trong kinh thành, họ mở một cuộc họp thâu đêm. Trong khi họ họp bàn thì công tử lại quỳ trong từ đường, nhìn bài vị của lão phu nhân, không hề nhúc nhích, cứ thế quỳ suốt một đêm. Đến giờ Mão, cuối cùng công tử cũng đứng dậy, lão nô biết công tử sắp đi, liền vội vàng thông báo cho bọn hầu gia. Cho nên, khi công tử từ trong từ đường bước ra…”.
Khi Cơ Anh từ trong từ đường bước ra, trước tiên là nhìn thấy một điểm sáng, đó là một bó đuốc được cầm chắc trong tay một người. Gió rất to, ánh lửa bập bùng, trong thoáng chốc chàng không nhìn rõ gương mặt người ấy.
Sau đó, đốm lửa thứ hai, đốm lửa thứ ba… vô số đốm lửa lần lượt xuất hiện.
Nguồn sáng tụ lại chiếu sáng cả màn đêm, cuối cùng chiếu sáng khuôn mặt của người cầm ngọn đuốc.
Cơ Anh kinh hoảng đờ người ra, chàng không kìm được lùi về phía sau một bước nhỏ, nhìn từng người từng người lần lượt đi tới, ai cũng cầm một bó đuốc trong tay, im lặng nhìn chàng, mỗi đôi mắt dường như đều đang trách móc chàng.
Người xuất hiện đầu tiên trong đám người đó từ từ bước về phía chàng, từng bước từng bước một, loạng chà loạng choạng. Người đó đi tới trước mặt chàng, không nói lời nào, chỉ một tay vén áo, khuỵu gối quỳ xuống.
Cơ Anh liên tiếp lùi lại, hai mắt đỏ xọc nhìn người đó, toàn thân không ngăn nổi run lên bần bật.
Người quỳ xuống là Cơ Tịch.
Chính là phụ thân của chàng!
Là người cha già tuổi cao sức yếu, bệnh tật đầy thân của chàng!
Phụ thân của chàng vừa cầm bó đuốc vừa ngẩng mặt lên, cất tiếng, mỗi tiếng tựa một lưỡi dao, yếu mềm đến chí mạng: “Anh Nhi, con không thể đi”.
“Bịch”.
“Bịch”.
“Bịch”.
Tiếng hai đầu gối chạm đất vang lên liên tiếp.
Cơ Anh kinh hoảng quay người lại thì thấy những người cầm đuốc đều nhất loạt quỳ xuống thành một vòng tròn. Những mái đầu đen và ánh lửa chập chờn làm nổi bật lẫn nhau, cảnh tượng đó cực kỳ cảm động, cũng cực kỳ… đau lòng.
“Công tử, công tử… không thể đi!”.
Hơn một trăm người cùng kêu gọi là cảnh tượng thế nào?
Hơn một trăm người cùng quỳ trên mặt đất kêu gọi là cảnh tượng thế nào?’
Hơn một trăm người thân thiết máu mủ ruột rà cùng quỳ trên mặt đất kêu gọi, là cảnh tượng thế nào?
Người chưa từng tự trải nghiệm sẽ không thể nào tưởng tượng nổi.
Đó là một cuộc hủy diệt không gươm không đao.
Hủy diệt một thiếu niên lòng không còn chút vấn vương với chốn quan trường, muốn đưa tình nhân cao chạy xa bay tránh xa vòng xoáy tranh giành.
Gió đêm lạnh lẽo.
Tiết xuân buốt giá.
Cơ Anh đứng đó, sau lưng là từ đường bày la liệt bài vị của liệt tổ liệt tông; trước mặt là những người thân thích nhất; còn trong rừng hạnh cách đó hơn mười dặm, một thiếu nữ không hay biết gì đang lòng đầy chờ đợi… Chàng ngẩng đầu lên ngước nhìn bầu trời đen như mực, sau đó bật cười.
“Ha… ha ha… ha ha ha… ha ha ha ha ha ha…”.
“Anh Nhi?”.
“Công tử?”.
“Ha ha ha ha…”. Tiếng kêu gọi của tất cả mọi người chàng đều không nghe thấy, chàng chỉ cười, cười đến mức nước mắt cũng tuôn ra, sau đó bằng một giọng nói có chút mơ hồ có chút mệt mỏi có chút thê lương lại có chút đau khổ, nhẹ nhàng hỏi ông trời một câu:
“Chỉ vì đứa trẻ bị đưa đi năm đó không phải là ta sao?”.
Câu hỏi không hoàn chỉnh này còn thiếu nửa câu, nhưng cho dù nửa câu kia là gì đều không quan trọng nữa…
Là bao nhiêu năm về trước, quỳ trước linh vị, đồng hồ cát đang chảy, trăng đêm náu mình, cuối cùng quyết định vứt bỏ tất cả để đi tìm người đó, chân trời góc bể bên nhau, không bao giờ quay trở lại;
Là bao nhiêu năm về trước, khoảnh khắc đẩy cửa từ đường bị ánh lửa rừng rực chiếu nhức đôi mắt, trong ánh lửa phụ thân già nua bước ra khỏi đám đông, quỳ xuống trước mặt chàng.
“Công tử hỏi câu đó xong liền ngã ngửa ra phía sau, nằm trên mặt đất. Mọi người sợ hãi vội vàng bế công tử vào phòng, bệnh tim phát tác khiến công tử hôn mê bất tỉnh suốt ba ngày ba đêm. Đến ngày thứ tư, công tử tỉnh lại, chúng ta rất mừng, nhưng dẫu có nói gì công tử cũng không trả lời. Công tử cứ nằm như thế trên giường, nhìn bầu trời bên ngoài cửa sổ, không nói một câu”. Thôi quản gia nói đến đây, nước mắt lại lã chã: “Trong những ngày công tử bị hôn mê đó, lão nô nghe nói cha của Hy Hòa cô nương nợ rất nhiều tiền, không có cách nào đành bán con gái vào cung. Ôi thật là tạo nghiệt… mụ già ta đã tạo nghiệt rồi… Nếu như ngày hôm đó, lão nô không mách lại với hầu gia, công tử đã có thể dẫn Hy Hòa đi, công tử sẽ không đau khổ như thế, công tử và Hy Hòa có thể hạnh phúc rồi… Tại sao lão nô phải đi tố giác? Tại sao? Tuy sau này công tử không trách lão nô nửa câu, nhưng lão nô biết trong thâm tâm công tử hẳn rất hận lão nô, lão nô có lỗi với công tử, lão nô có lỗi với công tử…”.
Tiếng khóc nức nở nghẹn ngào của Thôi quản gia dần dần tan biến, tiếng khóc của Hy Hòa dần trở nên rõ ràng. Khương Trầm Ngư chớp chớp mắt, hóa ra nàng vẫn còn đứng trong Ân Phái cung, thuật lại đoạn quá khứ rối như tơ vò này, nhận ra còn có một người khóc lóc trước mặt nàng, nhưng không phải là Thôi quản gia suốt đời sống trong sự ăn năn day dứt, mà là Hy Hòa đã bị cuộc tranh giành làm lỡ làng cả đời này.
Nàng không kìm nổi đưa tay vuốt ve mái tóc của Hy Hòa, giống như trong thời gian Hy Hòa bị điên, đã vô số lần nàng vỗ về an ủi nàng ta như thế. Quả nhiên, khoảnh khắc sau đó Hy Hòa giang tay ôm chặt lấy nàng, vùi đầu vào lòng nàng, khóc không thành tiếng.
Khương Trầm Ngư nhẹ nhàng nói: “Cho nên ngày hôm đó công tử không tới, không phải vì chàng không muốn tới mà là chàng không thể tới. Phu nhân, nàng… tha thứ cho công tử nhé”.
Khương Trầm Ngư nhìn Chiêu Doãn gào thét, cũng không khuyên can, mà chỉ lạnh nhạt đứng nhìn.
Chiêu Doãn… năm đó không phải cũng nói với Cơ Anh những lời giống thế này sao? Khi y quyết ý cướp Hy Hòa, khi Cơ Anh biết tin đã xông vào hoàng cung tìm y đối chất, cũng chính những lời này của y cuối cùng đã khiến Cơ Anh lòng như tro tàn? Người và người, quả nhiên là… không giống nhau.
Có công tử như thế này.
Cũng có đế vương như thế này.
Khương Trầm Ngư không nhịn được mỉm cười chua chát, thấp giọng nói: “Đúng thế. Là vì quá đau khổ, là vì quá trầm trọng, cũng là vì quan điểm khác nhau, đạo chẳng cùng đường… Chúng ta đều vì những nguyên nhân như thế này như thế kia mà vứt bỏ gia tộc, chỉ có công tử, rõ ràng rất coi thường hành vi tư lợi làm rối loạn kỷ cương, rất ghét thói xấu tham tiền háo sắc, nhưng vì những người đó đều là người thân, cho nên, chàng lặng lẽ gánh chịu, kiên trì, không từ bỏ, mà dùng phương thức nhu hòa nhất của bản thân đề thay đổi gia tộc… Đây chính là điểm khác biệt giữa hoàng thượng, thiếp và công tử”.
Khóe mắt Chiêu Doãn co giật, giống như bị câu nói cuối cùng đâm trúng.
“Cơ gia không tham ô, thế thì tiền trong quốc khố đi đâu?”. Khương Trầm Ngư chuyển chủ đề: “Ngày hai mươi mốt tháng chín, ở hồ Phượng Thê thiếp bỗng nhìn thấy một chiếc thuyền chèo từ trong Đoan Tắc cung ra, trên thuyền có hai người, một là Suy Ông Ngôn Duệ danh tiếng lẫy lừng”.
“Cái gì? Ông Lão cũng tới hoàng cung”. Hy Hòa ngạc nhiên.
“Khi ấy ta cảm thấy rất kỳ quái, tại sao Ngôn Duệ lại không kèn không trống vào cung? Tại sao sau khi vào cung Ngôn Duệ không tìm người quen cũ là phu nhân mà lại đến Đoan Tắc cung? Tại sao Ngôn Duệ sớm không về muộn không về lại trở về đúng ngày làm lễ cho công tử… Ta nghĩ kiểu gì cũng không ra. Bây giờ ngẫm lại, khi đó ta quá chú ý đến Ngôn Duệ, nhưng lại bỏ qua một việc khác gần ngay trong gang tấc, đó là người thứ hai”.
“Người thứ hai?”.
“Đúng thế. Khi đó trên chiếc thuyền nhỏ còn có người thứ hai. Nhưng vì khi ấy người đó đang chèo thuyền, thân hình lại nhỏ thó dung mạo bình thường, cho nên ta cứ tưởng là cung nữ của Đoan Tắc cung, nên không để tâm, bây giờ mới biết, ta đã cực kỳ sai lầm, người đó chính là Cơ Hốt”. Khương Trầm Ngư quay sang Chiêu Doãn nói: “Thiếp nói có đúng không? Hoàng thượng”.
Chiêu Doãn cười lạnh lùng, không thừa nhận cũng chẳng phủ nhận.
Khương Trầm Ngư lại nói tiếp: “Đúng như những gì ta nói, nếu Liên thành bích có thể là một người, tại sao Tứ quốc phổ nhất định phải là sách? Số tiền trong quốc khố đó đi đâu? Số ám vệ giống như Điền Cửu bên cạnh hoàng thượng không ít, là ai đã thay hoàng thượng huấn luyện tử sĩ? Là ai giăng mạng lưới tình báo khắp nơi, để chuyện phát sinh vào ngày mười chín tháng chín ở Giang Đô, hai ngày sau đã được truyền đến đế đô? Xâu chuỗi tất cả những điều này với nhau, một câu trả lời đã trở nên vô cùng rõ ràng…”.
Hy Hòa giọng run run nói tiếp: “Là Cơ Hốt… Cơ Hốt là Tứ quốc phổ?”.
“Nói chính xác là Ngôn Duệ. Cơ Hốt có lẽ là đệ tử của ông ta, cũng có thể là tình nhân của ông ta… Điều này bây giờ vẫn chưa thể khẳng định”.
Chiêu Doãn cười lạnh nói: “Sao? Trên đời này còn có chuyện mà hoàng hậu chưa thể khẳng định ư? Hoàng hậu không phải điều gì cũng biết sao?”.
Khương Trầm Ngư không bị y khích bác, vẫn rất bình tĩnh trả lời: “Chỉ cần cho thiếp thêm một chút thời gian, thiếp nhất định có thể tra ra”.
Lại một lần nữa Chiêu Doãn ngậm miệng.
Khương Trầm Ngư không thèm đếm xỉa đến y nữa mà quay sang nhìn Hy Hòa: “Để ta nói tiếp, nói cho phu nhân biết vì sao cái ngày hai mươi chín tháng ba đó, công tử không đến theo hẹn được”.
Cuối cùng nàng đã nói đến vấn đề Hy Hòa quan tâm nhất, mắt của Hy Hòa bỗng chốc đỏ hoe, túm chặt vạt áo trước ngực, cả người hơi run run.
Thấy dáng vẻ Hy Hòa như thế, trong lòng Khương Trầm Ngư thầm thở dài một tiếng, chẳng phân rõ được là bản thân thương tiếc hơn hay là đau đớn hơn. Chỉ có thể khẳng định một điều, tạo hóa trêu ngươi, vận mệnh thường luôn tàn khốc, cho dù là với nàng, với Hy Hòa… hay là với Cơ Anh.
“Một ngày tháng ba, Chiêu Doãn ra khỏi cung nhìn thấy phu nhân, sau đó, quyết định muốn có được phu nhân”.
Hy Hòa cắn chặt môi, lúc này lời Chiêu Doãn nói hôm ấy tái hiện trong đầu, trùng khớp với lời của Khương Trầm Ngư, không chút sai lệch.
“Đó là tháng ba tiết trời se lạnh, nàng giặt quần áo bên hồ, ăn vận rất mỏng manh, mũi và tay đều bị lạnh cóng đỏ ửng cả lên, sau đó móc ra một bình rượu từ phía sau, uống mấy ngụm, rồi lại giặt tiếp… Khi ấy, nàng mải giặt quần áo, hoàn toàn không nhìn thấy ta trong chiếc xe ngựa bên đường, nhưng cách khung cửa xe ta vẫn luôn nhìn nàng, nhìn mãi, từ lúc đó trở đi, ta tự nói với mình, nhất định phải có được nàng”.
“Nhưng đồng thời Chiêu Doãn cũng biết mối quan hệ giữa phu nhân và Cơ Anh, cho nên, cố ý báo chuyện này cho Cơ Tịch”.
“… Cho nên, vài ngày sau, trẫm triệu Cơ Tịch vào cung, nói với lão thất phu rằng trẫm muốn có tình nhân của con trai lão”.
“Cơ Tịch quay về nói với công tử, đương nhiên công tử cả kinh thất sắc, kiên quyết không chịu. Vì thế, ngay trong đêm đó chàng viết một lá thứ sai Thôi quản gia mang đến cho phu nhân, hẹn phu nhân vào ngày hai mươi chín tháng ba, đợi chàng trong rừng hạnh”.
Trong phút chốc, tầm nhìn của Hy Hòa bỗng nhòe nhoẹt, nước mắt trào ra, che lấp tất cả mọi thứ.
Trong lòng Khương Trầm Ngư cũng cực kỳ buồn bã, vẻ mặt của Thôi quản gia khi quỳ trước mặt nàng thú nhận chuyện năm xưa, nàng vẫn không hề quên dù chỉ là một chút, bà lão như ngọn nến tàn trước gió ấy đã quỳ gối trên nền đất lạnh giá, hết lần này đến lần khác tự vả vào mặt mình, khóc đến mức đau đớn không thiết sống…
“Lão nô có lỗi với công tử! Nương nương, lão nô có lỗi với công tử!”. Thôi quản gia vừa đấm ngực mình vừa khóc thảm thiết: “Công tử tin tưởng lão nô, sai lão nô đưa thư cho Hy Hòa cô nương. Lão nô cũng đưa đi, nhưng trên đường trở về, càng nghĩ lại càng sợ hãi, sợ công tử sẽ đưa Hy Hòa cô nương cao chạy xa bay, bỏ mặc tất cả người nhà chúng ta. Thế nên, sau khi về phủ lão nô liền ngấm ngầm giám sát công tử, lén thấy quả nhiên công tử đang thu dọn hành lý, lòng lão nô bỗng chốc trở nên lạnh lùng… Lão nô không phải là người nữa! Lúc ấy lão nô đã bị ma sai quỷ khiến rồi! Lão nô liền, liền, liền đi, đi mách lão hầu gia! Hu hu hu…”.
Khương Trầm Ngư nghe thấy tin này lòng tuy chấn động khôn xiết, nhưng vẫn giơ tay về phía Thôi quản gia: “Bà đứng dậy trước đã, có gì từ từ nói đi…”.
“Lão nô không đứng! Lão nô không đứng! Lão nô đã làm những chuyện như thế, phản bội sự tín nhiệm của công tử với mình, chia cắt công tử với Hy Hòa cô nương, lão nô không phải là người…”.
“Thế sau đó… chuyện gì xảy ra?”.
Thôi quản gia ngước khuôn mặt già nua chan chứa nước mắt lên, nghẹn ngào nói: “Già mách hầu gia xong, hầu gia bảo già tìm tất cả các chi các nhà trong kinh thành, họ mở một cuộc họp thâu đêm. Trong khi họ họp bàn thì công tử lại quỳ trong từ đường, nhìn bài vị của lão phu nhân, không hề nhúc nhích, cứ thế quỳ suốt một đêm. Đến giờ Mão, cuối cùng công tử cũng đứng dậy, lão nô biết công tử sắp đi, liền vội vàng thông báo cho bọn hầu gia. Cho nên, khi công tử từ trong từ đường bước ra…”.
Khi Cơ Anh từ trong từ đường bước ra, trước tiên là nhìn thấy một điểm sáng, đó là một bó đuốc được cầm chắc trong tay một người. Gió rất to, ánh lửa bập bùng, trong thoáng chốc chàng không nhìn rõ gương mặt người ấy.
Sau đó, đốm lửa thứ hai, đốm lửa thứ ba… vô số đốm lửa lần lượt xuất hiện.
Nguồn sáng tụ lại chiếu sáng cả màn đêm, cuối cùng chiếu sáng khuôn mặt của người cầm ngọn đuốc.
Cơ Anh kinh hoảng đờ người ra, chàng không kìm được lùi về phía sau một bước nhỏ, nhìn từng người từng người lần lượt đi tới, ai cũng cầm một bó đuốc trong tay, im lặng nhìn chàng, mỗi đôi mắt dường như đều đang trách móc chàng.
Người xuất hiện đầu tiên trong đám người đó từ từ bước về phía chàng, từng bước từng bước một, loạng chà loạng choạng. Người đó đi tới trước mặt chàng, không nói lời nào, chỉ một tay vén áo, khuỵu gối quỳ xuống.
Cơ Anh liên tiếp lùi lại, hai mắt đỏ xọc nhìn người đó, toàn thân không ngăn nổi run lên bần bật.
Người quỳ xuống là Cơ Tịch.
Chính là phụ thân của chàng!
Là người cha già tuổi cao sức yếu, bệnh tật đầy thân của chàng!
Phụ thân của chàng vừa cầm bó đuốc vừa ngẩng mặt lên, cất tiếng, mỗi tiếng tựa một lưỡi dao, yếu mềm đến chí mạng: “Anh Nhi, con không thể đi”.
“Bịch”.
“Bịch”.
“Bịch”.
Tiếng hai đầu gối chạm đất vang lên liên tiếp.
Cơ Anh kinh hoảng quay người lại thì thấy những người cầm đuốc đều nhất loạt quỳ xuống thành một vòng tròn. Những mái đầu đen và ánh lửa chập chờn làm nổi bật lẫn nhau, cảnh tượng đó cực kỳ cảm động, cũng cực kỳ… đau lòng.
“Công tử, công tử… không thể đi!”.
Hơn một trăm người cùng kêu gọi là cảnh tượng thế nào?
Hơn một trăm người cùng quỳ trên mặt đất kêu gọi là cảnh tượng thế nào?’
Hơn một trăm người thân thiết máu mủ ruột rà cùng quỳ trên mặt đất kêu gọi, là cảnh tượng thế nào?
Người chưa từng tự trải nghiệm sẽ không thể nào tưởng tượng nổi.
Đó là một cuộc hủy diệt không gươm không đao.
Hủy diệt một thiếu niên lòng không còn chút vấn vương với chốn quan trường, muốn đưa tình nhân cao chạy xa bay tránh xa vòng xoáy tranh giành.
Gió đêm lạnh lẽo.
Tiết xuân buốt giá.
Cơ Anh đứng đó, sau lưng là từ đường bày la liệt bài vị của liệt tổ liệt tông; trước mặt là những người thân thích nhất; còn trong rừng hạnh cách đó hơn mười dặm, một thiếu nữ không hay biết gì đang lòng đầy chờ đợi… Chàng ngẩng đầu lên ngước nhìn bầu trời đen như mực, sau đó bật cười.
“Ha… ha ha… ha ha ha… ha ha ha ha ha ha…”.
“Anh Nhi?”.
“Công tử?”.
“Ha ha ha ha…”. Tiếng kêu gọi của tất cả mọi người chàng đều không nghe thấy, chàng chỉ cười, cười đến mức nước mắt cũng tuôn ra, sau đó bằng một giọng nói có chút mơ hồ có chút mệt mỏi có chút thê lương lại có chút đau khổ, nhẹ nhàng hỏi ông trời một câu:
“Chỉ vì đứa trẻ bị đưa đi năm đó không phải là ta sao?”.
Câu hỏi không hoàn chỉnh này còn thiếu nửa câu, nhưng cho dù nửa câu kia là gì đều không quan trọng nữa…
Là bao nhiêu năm về trước, quỳ trước linh vị, đồng hồ cát đang chảy, trăng đêm náu mình, cuối cùng quyết định vứt bỏ tất cả để đi tìm người đó, chân trời góc bể bên nhau, không bao giờ quay trở lại;
Là bao nhiêu năm về trước, khoảnh khắc đẩy cửa từ đường bị ánh lửa rừng rực chiếu nhức đôi mắt, trong ánh lửa phụ thân già nua bước ra khỏi đám đông, quỳ xuống trước mặt chàng.
“Công tử hỏi câu đó xong liền ngã ngửa ra phía sau, nằm trên mặt đất. Mọi người sợ hãi vội vàng bế công tử vào phòng, bệnh tim phát tác khiến công tử hôn mê bất tỉnh suốt ba ngày ba đêm. Đến ngày thứ tư, công tử tỉnh lại, chúng ta rất mừng, nhưng dẫu có nói gì công tử cũng không trả lời. Công tử cứ nằm như thế trên giường, nhìn bầu trời bên ngoài cửa sổ, không nói một câu”. Thôi quản gia nói đến đây, nước mắt lại lã chã: “Trong những ngày công tử bị hôn mê đó, lão nô nghe nói cha của Hy Hòa cô nương nợ rất nhiều tiền, không có cách nào đành bán con gái vào cung. Ôi thật là tạo nghiệt… mụ già ta đã tạo nghiệt rồi… Nếu như ngày hôm đó, lão nô không mách lại với hầu gia, công tử đã có thể dẫn Hy Hòa đi, công tử sẽ không đau khổ như thế, công tử và Hy Hòa có thể hạnh phúc rồi… Tại sao lão nô phải đi tố giác? Tại sao? Tuy sau này công tử không trách lão nô nửa câu, nhưng lão nô biết trong thâm tâm công tử hẳn rất hận lão nô, lão nô có lỗi với công tử, lão nô có lỗi với công tử…”.
Tiếng khóc nức nở nghẹn ngào của Thôi quản gia dần dần tan biến, tiếng khóc của Hy Hòa dần trở nên rõ ràng. Khương Trầm Ngư chớp chớp mắt, hóa ra nàng vẫn còn đứng trong Ân Phái cung, thuật lại đoạn quá khứ rối như tơ vò này, nhận ra còn có một người khóc lóc trước mặt nàng, nhưng không phải là Thôi quản gia suốt đời sống trong sự ăn năn day dứt, mà là Hy Hòa đã bị cuộc tranh giành làm lỡ làng cả đời này.
Nàng không kìm nổi đưa tay vuốt ve mái tóc của Hy Hòa, giống như trong thời gian Hy Hòa bị điên, đã vô số lần nàng vỗ về an ủi nàng ta như thế. Quả nhiên, khoảnh khắc sau đó Hy Hòa giang tay ôm chặt lấy nàng, vùi đầu vào lòng nàng, khóc không thành tiếng.
Khương Trầm Ngư nhẹ nhàng nói: “Cho nên ngày hôm đó công tử không tới, không phải vì chàng không muốn tới mà là chàng không thể tới. Phu nhân, nàng… tha thứ cho công tử nhé”.
Danh sách chương