Vào tháng 10, trận mưa tuyết đầu tiên ở Bắc Kinh đã ập đến, tuyết rơi suốt mấy ngày liền phủ một lớp dày trên mặt đất, tòa Tử Cấm thành chìm ngập trong tuyết trắng trở nên lạnh lẽo hơn và cũng trang nghiêm hơn.
Thiên uy khó dò, ai cũng không đoán biết được tiếp theo sẽ xảy ra chuyện gì? Gió rét căm căm, tuyết bay tứ tung, mặt trời lấp ló yếu ớt không đủ sưởi ấm khắp mặt đất bao la, trong thời điểm giá rét này, hoàng đế Càn Long an minh thần vũ bước vào giai đoạn cuối cùng của cuộc đời.
Trong 2 tháng liền Hòa Thân một mặt tích cực chuẩn bị đối phó với tình hình nguy ngập sắp diễn ra, mặt khác theo dõi mật thiết từng cử động của các thế lực trong thành Bắc Kinh, phe cánh tranh đoạt ngôi vị đã bắt đầu mài dao múa kiếm rồi.
Mỗi ngày Hòa Thân đều nhận được thông tin tình báo do Đỗ Tử Kiệt thu thập bên ngoài, Càn Long trong cơn bệnh nặng liên tục tiếp kiến trọng thần triều đình, tất nhiên cũng bao gồm các võ tướng trấn thủ vùng biên ải, đó cũng là điều dễ hiểu, một bậc đế vương sao có thể trơ mắt ra nhìn Đại Thanh thịnh thế do một tay mình sáng lập đứng trên bờ vực sụp đổ mà khoanh tay không làm gì chứ?
Đối với Càn Long, hiện nay kẻ địch nguy hại đến giang sơn xã tắc không chỉ có Hòa Thân, quan trọng nhất là mấy vị hoàng tử vì tranh đoạt ngôi vị đã đối đầu kịch liệt rồi, có khả năng lập lại tình cảnh cửu vương đoạt đích vào những năm cuối đời Khang Hy, đó là hành động nguy hại đến đế quốc Đại Thanh.
Trong mắt Càn Long, dù trong triều đại nào chuyện hoàng tử cốt nhục tương tàn đều nguy hại đến xã tắc, sau cùng sẽ diễn biến thành chiến họa liên miên, sinh linh đồ thán, tuy chiếu thư truyền ngôi đã viết sẵn đặt sau tấm bảng Chánh Đại Quang Minh ở Càn Thanh cung, nhưng trước mắt các thế lực đấu đá dữ dội, sau cùng cũng không biết là tên súc sinh nào ngồi lên ngai vàng đây?
Trước kia Càn Long dùng sách lược dung túng đối phó với Hòa Thân chính vì Hòa Thân mang lại tiền tài xài hoài không hết cho Đại Thanh, Thừa Đức sơn trang và Viên Minh Viên đều tu sửa xong, đại nội hoàng cung xây lại như mới, chiến sự biên ải diễn ra thuận lợi, thiên tai có tiền cứu tế, nhân họa không còn diễn ra cảnh quốc khố trống rỗng không có sức dẹp loạn, nhìn về lịch sử, Tam hoàng Ngũ đế, Đường tông Tống tổ chẳng qua chỉ làm được đến thế mà thôi.
Những gì cần có đã có đủ, vinh hoa phú quý, quyền lực uy nghiêm trên thế gian đều đã hưởng thụ, Càn Long còn gì không mãn nguyện chứ? Sinh lão bệnh tử trên đời không ai tránh khỏi, Càn Long hiểu rõ đạo lý trên, giờ đây làm thế nào để gìn giữ khung cảnh thịnh thế cho Đại Thanh mới là vấn đề mà Càn Long cần đau đầu suy nghĩ nhất.
Đã gần đến thời khắc lìa đời, Càn Long cảm thấy đã đến lúc ra tay rồi, xem như vẽ một dấu chấm câu hoàn mỹ đặt dấu chấm dứt lên cuộc đời Càn Long đại đế vĩ đại, cũng như nhổ sạch chông gai bên cạnh người kế vị tương lai.
Mấy ngày sau, từng đạo thánh chỉ gây chấn động khắp triều đình từ Tử Cấm thành ban ra.
Đạo thánh chỉ đầu tiên là bãi miễn tư cách quân cơ đại thần, chức Lại bộ thị lang của Doãn Kế Thiện: “Phe cánh Doãn Kế Thiện hùa theo Nghi thân vương Ngung Toàn, vào kinh không biết tận trung hoàng thượng, ổn định triều chính, vô cớ sinh sự, tự ý can thiệp hoàng thất nội vụ, truyền chỉ: cách chức Văn Hoa điện đại học sĩ, thái tử thái bảo, quân cơ đại thần và Lại bộ thị lang, niệm tình là hoàng thân quốc thích, trọng thần tiên triều nên giữ lại chức Lưỡng Giang tổng đốc, khi nhận chỉ lập tức quay về Nam Kinh!”
Đạo thánh chỉ trên tuy vượt ngoài suy đoán của nhiều người, nhưng suy nghĩ sâu xa hơn thì Doãn Kế Thiện là lão trượng nhân của Ngung Toàn, vào thời khắc quyết định bày mưu tính kế giúp Ngung Toàn cũng là lẽ đương nhiên, Càn Long trừng trị cảnh cáo âu cũng hợp tình hợp lý, nhưng những đạo thánh chỉ tiếp theo mới thật sự chấn động cả triều.
“Dư đảng Thiên Địa hội tụ tập làm phản ở Diêm Khánh, Mật Vân, đây vốn là một bọn ô hợp, trẫm đã hạ chỉ huyện lệnh địa phương bắt giữ thẩm tra. Quân cơ đại thần Phúc Khang An xử lý nóng vội, tự ý mệnh lệnh Mật Vân trú quân tiến đánh, không những để đầu đảng trốn thoát, 300 tên tặc khấu giết được cũng là lương dân. Truyền chỉ cách chức thị vệ nội đại thần, thái tử thái bảo, Văn Uyên các đại học sĩ, quân cơ đại thần, giáng đến đại doanh Phong Đài!”
Triều thần chưa hết kinh ngạc, lại nhận được thánh chỉ tiếp theo: “Quân cơ đại thần kiêm Hình bộ thượng thư Lưu Dung, nhiều năm hầu cận thánh giá không lập thành tích, Sơn Đông, Hà Nam nay phiên khố thâm hụt nghiêm trọng, quan viên hủ bại đủ thấy Lưu Dung năng lực hạn hẹp, truyền chỉ bãi miễn mọi chức vụ, niệm công lao tổ tiên vẫn cho phép đi lại cho bộ quân cơ…”
Thánh chỉ liên tiếp ban ra, những người bị phế bỏ toàn là nhân vật thân cận bên cạnh hoàng thượng, trước lúc xảy ra không hề có dấu hiệu nào báo trước, lúc ban chỉ cũng không thèm hỏi ý bất kỳ ai, vào lúc nước sôi lửa bỏng, các quan trong triều thấp thõm lo âu, cầu trời khấn phật, lại không ai dám viết tấu trương trình bày ý kiến, sợ thánh thượng nổi giận vạ lây đến mình thì nguy to.
Các quan không ai ngờ được vì động thái trên khác xa tác phong thường ngày của Càn Long, tuy nhiên Hòa Thân lại sáng suốt hơi hết thảy mọi người, một phần vì hắn thuộc làu sử sách, phần còn lại phải cám ơn các học giả nghiên cứu về Càn Long thời hiện đại rồi.
Số đại thần bị Càn Long phế bỏ toàn là rường cột quốc gia, số người này một khi bị lôi vào phe cánh tranh đoạt ngôi vị thì Đại Thanh xem như vô phương cứu chữa, nếu họ đứng nhằm hàng ngũ thì hoàng đế mới khi lên ngôi khó tránh đại khai sát giới, còn đứng đúng hàng ngũ thì trở thành đại công thần của hoàng đế tương lai, vậy sau này khó mà sai khiến được nữa.
Bởi thế Càn Long mới đẩy họ ra khỏi Bắc Kinh, cách ly khỏi vòng xoáy tranh chấp quyền lực, khi hoàng đế mới đăng cơ, chỉ cần ban chiếu chỉ phục chức thì họ lại quay về phụng sự quốc gia.
Chiêu này của Càn Long quá xảo quyệt, nhưng vẫn không giấu được Hòa Thân. Chỉ riêng việc không đụng tới Hòa Thân và quân cơ đại thần đại học sĩ Vu Mẫn Trung là đủ biết, Vu Mẫn Trung tuổi già sức yếu, xem như sắp nằm vào quan tài rồi, các quan viên đâu ai bợ đỡ ông ta nữa nên không cần lo.
Giờ đây bên cạnh Càn Long xem như chỉ còn lại một trọng thần Hòa Thân rồi, hắn phải tỏ ra tận tâm tận lực mới không phụ thánh ân, đó cũng là mưu kế hiểm độc của Càn Long, muốn vắt kiệt sức Hòa Thân trước khi đem ra tùng xẻo.
Tuy Càn Long tính toán cẩn trọng, nhưng cũng có khe hở chết người, chính là ban chiếu chỉ để Tô Quảng Tế tiếp nhận chức Trực Đãi tổng đốc của Nhạc Chung Kỳ bệnh nặng đã lâu, Tô Quảng Tế xét tư cách đúng là nên tận trung với Càn Long, con trai ông ta là phò mã lấy Hòa Tịnh công chúa, chỗ thông gia với Càn Long, mấy năm qua Tô Quảng Tế lên như diều gặp gió, từ một quan viên nhỏ Nội vụ phủ nhảy lên chức Hà Nam bố chính sứ, nay lại được Càn Long đề bạt vào vị trí quan trọng khiến nhiều người thèm thuồng.
Thật ra Hòa Thân đã sớm biết Tô Quảng Tế vừa bất tài vừa tham lam, nửa năm trước khi chưa vào kinh, Tô Quảng Tế đã ngồi không yên ở chức vị Hà Nam bố chính sứ rồi, lúc ấy đang thịnh hành tiền giấy, ông lén sai người tặng cho Hòa Thân một món tiền lớn, dụng ý rất rõ ràng, con dâu Hòa Tịnh công chúa sắp tắt thở, những ngày tháng dựa hơi đàn bà thăng quan phát tài sắp chấm dứt nên mới nhờ Hòa Thân tìm giúp cơ hội khác vào thời điểm thích hợp ở kinh thành.
Trực Đãi tổng đốc chính là bức bình phong chốn kinh sư, một khi có biến cố sẽ rước họa diệt thân, lần này vốn do Càn Long toan tính đưa ra quyết định, nhưng Tô Quảng Tế lại tưởng lầm Hòa Thân góp công nói giúp, bởi thế không cần Hòa Thân đến lôi kéo, Tô Quảng Tế đã chủ động tìm đến cảm tạ. Giờ đang là lúc dùng người, nếu có thằng ngu đâm đầu vào, đương nhiên Hòa Thân gật đầu tiếp nhận, tạm thời để Tô Quảng Tế làm một số việc ngoại vi nhỏ nhặt.
Nghe thông báo Tô đại nhân đang chờ trong vườn, Hòa Thân cố tình để ông chờ đợi, hắn biết mình càng tỏ thái độ thờ ơ lạnh nhạt thì Tô Quảng Tế càng cảm thấy dính vào được cây cao bóng cả Hòa trung đường là may mắn chín đời.
Ngoài trời lạnh lẽo, gió quất từng cơn vù vù, Hòa Thân thong dong bước ra ngoài, thấy Tô Quảng Tế vẫn đứng khép nép chờ đợi, hắn không khỏi khâm phục năng lực bợ đỡ của Tô đại nhân, bèn quay sang Nhất Thanh bên cạnh dặn dò: “Mau mời Trực Đãi tổng đốc Tô Quảng Tế đại nhân!”
conem_bendoianh
Hòa Thân Tân Truyện
Tác giả: Độc Cô Hắc Mã
-----oo0oo-----
Thiên uy khó dò, ai cũng không đoán biết được tiếp theo sẽ xảy ra chuyện gì? Gió rét căm căm, tuyết bay tứ tung, mặt trời lấp ló yếu ớt không đủ sưởi ấm khắp mặt đất bao la, trong thời điểm giá rét này, hoàng đế Càn Long an minh thần vũ bước vào giai đoạn cuối cùng của cuộc đời.
Trong 2 tháng liền Hòa Thân một mặt tích cực chuẩn bị đối phó với tình hình nguy ngập sắp diễn ra, mặt khác theo dõi mật thiết từng cử động của các thế lực trong thành Bắc Kinh, phe cánh tranh đoạt ngôi vị đã bắt đầu mài dao múa kiếm rồi.
Mỗi ngày Hòa Thân đều nhận được thông tin tình báo do Đỗ Tử Kiệt thu thập bên ngoài, Càn Long trong cơn bệnh nặng liên tục tiếp kiến trọng thần triều đình, tất nhiên cũng bao gồm các võ tướng trấn thủ vùng biên ải, đó cũng là điều dễ hiểu, một bậc đế vương sao có thể trơ mắt ra nhìn Đại Thanh thịnh thế do một tay mình sáng lập đứng trên bờ vực sụp đổ mà khoanh tay không làm gì chứ?
Đối với Càn Long, hiện nay kẻ địch nguy hại đến giang sơn xã tắc không chỉ có Hòa Thân, quan trọng nhất là mấy vị hoàng tử vì tranh đoạt ngôi vị đã đối đầu kịch liệt rồi, có khả năng lập lại tình cảnh cửu vương đoạt đích vào những năm cuối đời Khang Hy, đó là hành động nguy hại đến đế quốc Đại Thanh.
Trong mắt Càn Long, dù trong triều đại nào chuyện hoàng tử cốt nhục tương tàn đều nguy hại đến xã tắc, sau cùng sẽ diễn biến thành chiến họa liên miên, sinh linh đồ thán, tuy chiếu thư truyền ngôi đã viết sẵn đặt sau tấm bảng Chánh Đại Quang Minh ở Càn Thanh cung, nhưng trước mắt các thế lực đấu đá dữ dội, sau cùng cũng không biết là tên súc sinh nào ngồi lên ngai vàng đây?
Trước kia Càn Long dùng sách lược dung túng đối phó với Hòa Thân chính vì Hòa Thân mang lại tiền tài xài hoài không hết cho Đại Thanh, Thừa Đức sơn trang và Viên Minh Viên đều tu sửa xong, đại nội hoàng cung xây lại như mới, chiến sự biên ải diễn ra thuận lợi, thiên tai có tiền cứu tế, nhân họa không còn diễn ra cảnh quốc khố trống rỗng không có sức dẹp loạn, nhìn về lịch sử, Tam hoàng Ngũ đế, Đường tông Tống tổ chẳng qua chỉ làm được đến thế mà thôi.
Những gì cần có đã có đủ, vinh hoa phú quý, quyền lực uy nghiêm trên thế gian đều đã hưởng thụ, Càn Long còn gì không mãn nguyện chứ? Sinh lão bệnh tử trên đời không ai tránh khỏi, Càn Long hiểu rõ đạo lý trên, giờ đây làm thế nào để gìn giữ khung cảnh thịnh thế cho Đại Thanh mới là vấn đề mà Càn Long cần đau đầu suy nghĩ nhất.
Đã gần đến thời khắc lìa đời, Càn Long cảm thấy đã đến lúc ra tay rồi, xem như vẽ một dấu chấm câu hoàn mỹ đặt dấu chấm dứt lên cuộc đời Càn Long đại đế vĩ đại, cũng như nhổ sạch chông gai bên cạnh người kế vị tương lai.
Mấy ngày sau, từng đạo thánh chỉ gây chấn động khắp triều đình từ Tử Cấm thành ban ra.
Đạo thánh chỉ đầu tiên là bãi miễn tư cách quân cơ đại thần, chức Lại bộ thị lang của Doãn Kế Thiện: “Phe cánh Doãn Kế Thiện hùa theo Nghi thân vương Ngung Toàn, vào kinh không biết tận trung hoàng thượng, ổn định triều chính, vô cớ sinh sự, tự ý can thiệp hoàng thất nội vụ, truyền chỉ: cách chức Văn Hoa điện đại học sĩ, thái tử thái bảo, quân cơ đại thần và Lại bộ thị lang, niệm tình là hoàng thân quốc thích, trọng thần tiên triều nên giữ lại chức Lưỡng Giang tổng đốc, khi nhận chỉ lập tức quay về Nam Kinh!”
Đạo thánh chỉ trên tuy vượt ngoài suy đoán của nhiều người, nhưng suy nghĩ sâu xa hơn thì Doãn Kế Thiện là lão trượng nhân của Ngung Toàn, vào thời khắc quyết định bày mưu tính kế giúp Ngung Toàn cũng là lẽ đương nhiên, Càn Long trừng trị cảnh cáo âu cũng hợp tình hợp lý, nhưng những đạo thánh chỉ tiếp theo mới thật sự chấn động cả triều.
“Dư đảng Thiên Địa hội tụ tập làm phản ở Diêm Khánh, Mật Vân, đây vốn là một bọn ô hợp, trẫm đã hạ chỉ huyện lệnh địa phương bắt giữ thẩm tra. Quân cơ đại thần Phúc Khang An xử lý nóng vội, tự ý mệnh lệnh Mật Vân trú quân tiến đánh, không những để đầu đảng trốn thoát, 300 tên tặc khấu giết được cũng là lương dân. Truyền chỉ cách chức thị vệ nội đại thần, thái tử thái bảo, Văn Uyên các đại học sĩ, quân cơ đại thần, giáng đến đại doanh Phong Đài!”
Triều thần chưa hết kinh ngạc, lại nhận được thánh chỉ tiếp theo: “Quân cơ đại thần kiêm Hình bộ thượng thư Lưu Dung, nhiều năm hầu cận thánh giá không lập thành tích, Sơn Đông, Hà Nam nay phiên khố thâm hụt nghiêm trọng, quan viên hủ bại đủ thấy Lưu Dung năng lực hạn hẹp, truyền chỉ bãi miễn mọi chức vụ, niệm công lao tổ tiên vẫn cho phép đi lại cho bộ quân cơ…”
Thánh chỉ liên tiếp ban ra, những người bị phế bỏ toàn là nhân vật thân cận bên cạnh hoàng thượng, trước lúc xảy ra không hề có dấu hiệu nào báo trước, lúc ban chỉ cũng không thèm hỏi ý bất kỳ ai, vào lúc nước sôi lửa bỏng, các quan trong triều thấp thõm lo âu, cầu trời khấn phật, lại không ai dám viết tấu trương trình bày ý kiến, sợ thánh thượng nổi giận vạ lây đến mình thì nguy to.
Các quan không ai ngờ được vì động thái trên khác xa tác phong thường ngày của Càn Long, tuy nhiên Hòa Thân lại sáng suốt hơi hết thảy mọi người, một phần vì hắn thuộc làu sử sách, phần còn lại phải cám ơn các học giả nghiên cứu về Càn Long thời hiện đại rồi.
Số đại thần bị Càn Long phế bỏ toàn là rường cột quốc gia, số người này một khi bị lôi vào phe cánh tranh đoạt ngôi vị thì Đại Thanh xem như vô phương cứu chữa, nếu họ đứng nhằm hàng ngũ thì hoàng đế mới khi lên ngôi khó tránh đại khai sát giới, còn đứng đúng hàng ngũ thì trở thành đại công thần của hoàng đế tương lai, vậy sau này khó mà sai khiến được nữa.
Bởi thế Càn Long mới đẩy họ ra khỏi Bắc Kinh, cách ly khỏi vòng xoáy tranh chấp quyền lực, khi hoàng đế mới đăng cơ, chỉ cần ban chiếu chỉ phục chức thì họ lại quay về phụng sự quốc gia.
Chiêu này của Càn Long quá xảo quyệt, nhưng vẫn không giấu được Hòa Thân. Chỉ riêng việc không đụng tới Hòa Thân và quân cơ đại thần đại học sĩ Vu Mẫn Trung là đủ biết, Vu Mẫn Trung tuổi già sức yếu, xem như sắp nằm vào quan tài rồi, các quan viên đâu ai bợ đỡ ông ta nữa nên không cần lo.
Giờ đây bên cạnh Càn Long xem như chỉ còn lại một trọng thần Hòa Thân rồi, hắn phải tỏ ra tận tâm tận lực mới không phụ thánh ân, đó cũng là mưu kế hiểm độc của Càn Long, muốn vắt kiệt sức Hòa Thân trước khi đem ra tùng xẻo.
Tuy Càn Long tính toán cẩn trọng, nhưng cũng có khe hở chết người, chính là ban chiếu chỉ để Tô Quảng Tế tiếp nhận chức Trực Đãi tổng đốc của Nhạc Chung Kỳ bệnh nặng đã lâu, Tô Quảng Tế xét tư cách đúng là nên tận trung với Càn Long, con trai ông ta là phò mã lấy Hòa Tịnh công chúa, chỗ thông gia với Càn Long, mấy năm qua Tô Quảng Tế lên như diều gặp gió, từ một quan viên nhỏ Nội vụ phủ nhảy lên chức Hà Nam bố chính sứ, nay lại được Càn Long đề bạt vào vị trí quan trọng khiến nhiều người thèm thuồng.
Thật ra Hòa Thân đã sớm biết Tô Quảng Tế vừa bất tài vừa tham lam, nửa năm trước khi chưa vào kinh, Tô Quảng Tế đã ngồi không yên ở chức vị Hà Nam bố chính sứ rồi, lúc ấy đang thịnh hành tiền giấy, ông lén sai người tặng cho Hòa Thân một món tiền lớn, dụng ý rất rõ ràng, con dâu Hòa Tịnh công chúa sắp tắt thở, những ngày tháng dựa hơi đàn bà thăng quan phát tài sắp chấm dứt nên mới nhờ Hòa Thân tìm giúp cơ hội khác vào thời điểm thích hợp ở kinh thành.
Trực Đãi tổng đốc chính là bức bình phong chốn kinh sư, một khi có biến cố sẽ rước họa diệt thân, lần này vốn do Càn Long toan tính đưa ra quyết định, nhưng Tô Quảng Tế lại tưởng lầm Hòa Thân góp công nói giúp, bởi thế không cần Hòa Thân đến lôi kéo, Tô Quảng Tế đã chủ động tìm đến cảm tạ. Giờ đang là lúc dùng người, nếu có thằng ngu đâm đầu vào, đương nhiên Hòa Thân gật đầu tiếp nhận, tạm thời để Tô Quảng Tế làm một số việc ngoại vi nhỏ nhặt.
Nghe thông báo Tô đại nhân đang chờ trong vườn, Hòa Thân cố tình để ông chờ đợi, hắn biết mình càng tỏ thái độ thờ ơ lạnh nhạt thì Tô Quảng Tế càng cảm thấy dính vào được cây cao bóng cả Hòa trung đường là may mắn chín đời.
Ngoài trời lạnh lẽo, gió quất từng cơn vù vù, Hòa Thân thong dong bước ra ngoài, thấy Tô Quảng Tế vẫn đứng khép nép chờ đợi, hắn không khỏi khâm phục năng lực bợ đỡ của Tô đại nhân, bèn quay sang Nhất Thanh bên cạnh dặn dò: “Mau mời Trực Đãi tổng đốc Tô Quảng Tế đại nhân!”
conem_bendoianh
Hòa Thân Tân Truyện
Tác giả: Độc Cô Hắc Mã
-----oo0oo-----
Danh sách chương