Tám trăm lưu khấu gào thét rút khỏi thành Lạc Dương, nhưng hình ảnh của một đội quân "Hổ lang chi sư" đã khắc sâu vào tâm khảm của cả triều đình Đại Hán.
Buổi tối, trong phủ của Đại tướng quân Hà Tiến.
Thần sắc của Hà Tiến rất nghiêm trọng, hắn nói với đám người Viên Phùng: "Tám trăm lưu khấu tấn công, chư công đều đã nhìn thấy chúng đúng là đội hổ lang chi sư. Quân của chúng ta không thể đối địch với chúng được. Tây viên và Vũ lâm quân lại do Yêm đảng chỉ huy, không điều động được. Nhưng nếu xảy ra biến cố, Lạc Dương thất thủ, tông miếu sẽ bị phá hủy. Chúng ta nên ban chiếu lệnh cần vương cho mười ba châu quận của Đại Hán, chư công nghĩ thế nào?"
Viên Thiệu nghe vậy rất xấu hổ. Hôm nay trận chiến ở cửa đông, binh mã đã bị tặc khấu chém giết tơi bời. Đối với một người bản tính cao ngạo như Viên Thiệu mà nói thì đấy là một sự đả kích rất lớn.
Nghe Hà Tiến nói như vậy, Viên Phùng vội khuyên nhủ: "Đại tướng quân, không thể được, ngày nay thiên hạ đại loạn. Lương Châu có Bắc Cung Bá Ngọc, Hà Bắc có Trương Thuần, Trường Sa có Khu Tinh dấy binh làm phản. Nếu lúc này lại gọi binh mã các địa phương vào kinh cần vương thì những nơi đó sẽ bỏ trống, quân phản tặc thừa dịp tấn công chẳng những không thể cần vương mà còn làm cho thiên hạ thêm loạn".
Thị trung Vương Doãn bỗng nói: "Tám trăm lưu khấu tuy hùng mạnh nhưng không có ý đánh chiếm Lạc Dương. Đại tướng quân không cần phải lo lắng".
Hà Tiến nghe vậy, thần sắc biến đổi: "Tử Sư (Vương Doãn) nói thế là có ý gì?"
Vương Doãn nói: "Nếu tặc khấu có ý định đánh chiếm Lạc Dương tất đóng quân ngoài thành, ngày đêm xây dựng khí giới công thành. Bây giờ tặc khấu lại xua quân đi cướp bóc vùng phụ cận, không có dấu hiệu nào cho thấy tặc khấu sẽ công thành. Nếu đúng theo như Doãn tính toán thì tặc khấu sẽ tự rút lui sau mấy ngày nữa".
Hà Tiến nói: "Ngay cả khi tám trăm lưu khấu không có mặt ở Lạc Dương thì chúng ta dựa vào cái gì để đánh bại tám trăm lưu khấu?"
Vương Doãn cứng họng. Ngay cả khi tám trăm lưu khấu không tấn công Lạc Dương nhưng cũng không thể để mặc chúng cướp bóc vùng phụ cận kinh thành như thế được. Nếu thế thì sự tôn nghiêm của triều đình liệu có còn không?
Thái Ung chợt nói: "Đại tướng quân, tám trăm lưu khấu tuy như hổ lang nhưng lực lượng ít, khó làm nên đại sự được. Nhưng chúng ta vẫn có thể trì hoãn được. Bè lũ Yêm đảng (nhóm thập thường thị - mười hoạn quan ở cuối đời Đông Hán) đã gây hại cho đất nước, cần phải sớm diệt trừ chúng. Lúc này tám trăm lưu khấu xâm phạm Lạc Dương thật ra là cơ hội tốt cho Đại tướng quân đoạt lấy binh quyền, làm suy yếu thế lực của Yêm đảng".
Hà Tiến đưa mắt nhìn Thái Ung nói: "Xin chỉ giáo!"
Thái Ung suy nghĩ một lát rồi nói: "Tám trăm lưu khấu đều là Hổ lang chi binh, người khác không thể đánh bại được. Bản Sơ vừa bại trận, kinh thành chấn động, ngay cả Yêm đảng cũng kinh hãi. Nếu lúc này Đại tướng quân vào yết kiến Hoàng thượng, xin binh mã để tiêu diệt tặc khấu, Yêm đảng sẽ không ngăn cản. Binh mã tân quân Tây Viên tất vào tay Đại tướng quân".
Hà Tiến nghe thế mừng rỡ nói: "Như vậy, bản tướng lập tức tiến cung ra mắt thánh thượng, xin thánh chỉ phá giặc".
Đêm khuya, Trung thường thị Cao Vọng nhìn xung quanh, thập thường thị lại một lần nữa tụ tập đông đủ.
Trương Nhượng nói: "Binh mã tặc khấu xâm phạm Lạc Dương, đánh cướp các phủ phụ cận. Ti đãi giáo úy Viên Thiệu đã bại trận, tặc khấu binh lực mạnh mẽ. Chư công đều đã thấy tận mắt. Bọn ta không thông hiểu quân sự, không biết dùng binh. Nếu Lạc Dương lại bị tặc khấu tấn công, tông miếu bị phá hủy. Tên bán thịt họ Hà đã tiến cung yết kiến hoàng thượng, thỉnh cầu quân lệnh để phá giặc. Đại địch trước mặt, hay là chúng ta đem quân Tây viên giao cho Hà đại tướng quân thống lĩnh, đánh lui tặc binh, bảo toàn tông miếu".
Đám hoạn quan Triệu Trung đã bị binh lực hùng mạnh của tám trăm lưu khấu dọa cho khiếp đảm. Chúng rối rít gật đầu đồng ý.
"Nếu giao binh quyền ra. Các vị hãy ngồi chờ chết đi".
Thập thường thị đang thương nghị thì chợt nghe sau bình phong vang lên tiếng nói. Bọn Trương Nhượng tất cả đều thất sắc, nhìn Cao công hỏi: "Cao công, người đó là ai vậy?"
Cao Vọng nói: "Đây là người đưa thư mật của thái thú Đông quận Tào Tháo".
Cao Vọng vừa rứt lời thì từ sau bình phong một người bước ra, vóc người thanh tú, cao, cằm phất phơ mấy sợi râu, dáng vẻ phi thường. Người đó hướng đám người Trương Nhượng vái một cái thật sâu rồi cất cao giọng nói: "Tại hạ là Trần Cung, chủ bạ của Đông quận thái thú Tào Tháo. Xin ra mắt các vị công công".
Trương Nhượng vừa nghe thấy đúng là có tin mật của Tào Tháo thì sắc mặt lộ vẻ không vui. Hiện nay tặc khấu uy hiếp Lạc Dương, triều đình chấn động, Đại Hán có nguy cơ diệt vong. Còn có ai có tâm tư đi quan tâm đến chuyện của Tào Tháo. Nếu lúc này để Hà Tiến biết được để hắn trước mặt hoàng thượng tấu lên là thập thường thị tư thông với nghịch thần, chẳng hóa ra chúng tự châm lửa đốt mình ư?
Trần Cung nhìn thập thường thị rồi trầm giọng nói: "Công công và mọi người có biết là đang ngồi chờ tai họa giáng xuống không?"
Trương Nhượng hờn giận nói: "Tiên sinh, hà cớ gì lại nói những lời ấy?"
Trần Cung nói: "Hà Tiến có bụng thoán nghịch, liên kết với Viên gia sắp đặt gian kế. Lúc này Viên Thiệu là Ti đãi giáo úy, Viên Thuật làm Dự Châu mục, ngoài ra còn có Lưu Đại, Lưu Biểu làm ngoại viện, vây cánh đã thành. Cuộc chiến Dĩnh Xuyên để lại nghi vấn lớn lao. Tám trăm lưu khấu công chiếm Hổ Lao quan, xâm phạm Lạc Dương nhìn như là vô tình nhưng thực ra đó là một âm mưu. Đó là kế mượn đao giết người của Hà Tiến".
Triệu Trung nói: "Mượn đao giết người" Ai làm đao? Muốn giết ai?"
Trần Cung nói: "Tám trăm lưu khấu chính là thanh đao để giết các vị công công".
Trương Nhượng nói: "Ý tiên sinh là cuộc chiến Dĩnh Xuyên là dụng ý của gian đảng Hà Tiến sao?"
Trần Cung nói: "Chính thế! Gian đảng Hà Tiến dung túng cho tám trăm lưu khấu công hạ Hổ Lao quan, xâm phạm Lạc Dương, chúng ở phía sau lại giá họa cho Tào Tháo đại nhân, chúng thật hiểm ác. Thật ra chúng có hai dụng tâm: Tám trăm lưu khấu uy hiếp Lạc Dương, chúng muốn bức Chu công công giao binh quyền ra cho chúng. Thứ hai: Tào Tháo là cháu nội của Tào công. Tào công và Chu công là bạn hữu. Nếu Tào công bị hại chỉ sợ sẽ làm người trong thiên hạ bất phục, thử hỏi sau này còn ai dám trung thành với Chu công. Hai điều này xảy ra, Chu công sẽ gặp tai họa".
Trương Nhượng nghe vậy thất sắc nói: "Nếu không phải được tiên sinh nhắc nhở, bọn ta suýt nữa sẽ bị hại. Chúng ta đối phó với Hà Tiến như thế nào?"
Trần Cung nói: "Tại hạ có một kế, đảm bảo Chu công sẽ bình an vô sự mà còn loại trừ được gian đảng Hà Tiến".
Trương Nhượng nói: "Mời tiên sinh chỉ giáo".
Trần Cung hỏi: "Long thể của thánh thượng như thế nào?"
Trượng Nhượng trả lời: "Tuy có bị kinh sợ, nhưng không có gì nguy hiểm".
Trần Cung hỏi: "Túc công đang ở đâu?"
Túc Thạc đáp: "Ta đây".
Trần Cung nói: "Túc công có thể lấy cớ thánh thượng long thể bất an dẫn một đạo quân vũ lâm phong tỏa cấm cung, không cho Hà Tiến cùng gian đảng vào gặp hoàng thượng, cũng không cho hoàng hậu gặp gỡ thánh thượng. Ngăn cản mọi con đường Hà Tiến tiếp xúc với thánh thượng".
Túc Thạc hỏi: "Ý tiên sinh muốn gì?"
Trần Cung cười âm trầm nói: "Giả thánh chỉ, diệt trừ vây cánh của Hà Tiến".
Trương Nhượng nói: "Nhưng Hà Tiến là hoàng thân quốc thích, chỉ sợ Hoàng thượng không hạ chỉ".
Trần Cung nói: "Tại hạ tự có đối sách, Tào Tháo đại nhân có gửi một mật thư. Trong thư ý nói Hà Tiến có ý soán nghịch. Viên gia bốn đời làm tam công, nhưng bất trung, giúp đỡ gian đảng. Xin mời công công đem trình mật thư này lên hoàng thượng. Sau khi thánh thượng đọc xong tất nổi giận. Trương công, Triệu công ở bên cạnh hoàng thượng tùy tình hình thêm mắm thêm muối vào. Thánh thượng sẽ không nghi ngờ gì cả. Gian đảng của Hà Tiến tất sẽ bị diệt trừ".
Nói xong Trần Cung lấy từ trong tay áo ra một phong thư đưa cho Trương Nhượng.
Trong mắt Túc Thạc lóe lên sát khí: "Như thế sao không diệt trừ luôn Hà Tiến, chấm dứt hậu hoạn?"
Trần Cung vội nói: "Không ổn, Hà Tiến chết, trong triều tất đại loạn. Lúc đó tám trăm lưu khấu cũng sẽ thừa dịp đánh vào. Đại Hán sẽ sụp đổ, không nên vì chuyện nhỏ mà làm hỏng đại sự".
Tẩm cung của Hán Linh đế.
Ánh mắt Hán Linh đế hoảng hốt, ngủ gà ngủ gật, dáng vẻ mệt mỏi nằm trên long sàng. Trương Nhượng đứng trước long sàng đang đọc mật thư của Tào Tháo.
"Thần, thái thú Đông quận. cẩn thận coi sóc việc quân không dám có một ngày lơi là.
Trải qua hơn trăm trận chiến với quân phản loạn. Tuy không có công lớn nhưng cũng chút công lao. Không ngờ Hoàng Phủ Tung, Chu Tuyển thân là danh tướng Đại Hán nhưng lại là Hán tặc, để lộ tin tức cho quân tặc khấu làm cho vi thần đại bại, tổn thất hơn phân nửa quân mã".
"Tặc khấu thắng trận, công hạ Hổ Lao quan, xâm phạm Lạc Dương, gây chấn động thiên hạ".
"Đại tướng quân Hà Tiến có lòng soán nghịch. Viên gia bốn đời làm tam công, hưởng ân sủng của triều đình nhưng lại bất trung cấu kết với gian đảng làm điều bất nghĩa. Ti đãi giáo úy Viên Thiệu, Dự châu mục Viên Thuật đều là tay chân của Hà Tiến. Viên Thuật khi đến Nam Dương, Dự châu bài xích kỷ cương, tin dùng thân tín. Đường xa vạn dặm, khó đến tai thánh thượng. Ở Nam Dương, Dự châu, dân chúng chỉ biết tên Đại tướng quân chứ không biết đến sự uy nghiêm của Thiên tử. Nếu để kéo dài, e rằng …"
"Đủ rồi" Hán Linh đế không nhịn được nữa nằm trên long sàng hỏi: "Tào Tháo tâu trình đúng hay không đã điều tra chưa hay mới chỉ là lời tâu trình của hắn".
Trương Nhượng cẩn trọng nói: "Bệ hạ, việc Dĩnh Xuyên rất kỳ quặc. Tào Tháo tâu trình dù không tin hoàn toàn nhưng cũng có chỗ đáng xem xét. Trong mật thư có đề cập tới một chuyện làm lão nô lo lắng".
Hán Linh đế đương nhiên rất tín nhiệm Trương Nhượng và Triệu Trung, vội hỏi: "Chuyện gì?"
Trương Nhượng nói: "Đại tướng quân cùng Tư không Viên Phùng, Tư đồ Viên Ngỗi có quan hệ rất mật thiết. Dự Châu mục Viên Thuật, Ti Đãi giáo úy Viên Thiệu đều là thân tín của Đại tướng quân, Duyện Châu mục Lưu Đại, Kinh Châu mục Lưu Biểu tuy là tôn thất nhưng cũng rất thân thiết với Đại tướng quân. Vì vậy nếu Đại tướng quân làm phản thiên hạ tất hưởng ứng".
Hán Linh đế cau mày nói: "Như thế Đại tướng quân quả có mưu thoán nghịch sao?"
Trương Nhượng khẽ khàng cất giọng nói: "Đại tướng quân có lòng soán nghịch hay không thì lão nô không dám vọng ngôn nhưng bệ hạ cần sớm chuẩn bị nếu không lại rước họa vào thân".
Hán Linh đế trầm tư suy nghĩ, trong mắt hiện sát cơ rồi trầm giọng nói: "Không bằng triệu hồi Viên Thuật, Lưu Đại, Lưu Biểu cùng Viên Thiệu đem giết đi. Vây cánh hết, Hà Tiến dù có lòng mưu phản cũng không thể làm được".
Trương Nhượng rối rít xua tay, thất thanh nói: "Hoàng thượng, không thể được".
Hán Linh đế không nhẫn nại được liền nói: "Cái này không được, cái kia cũng không được, vậy phải làm gì bây giờ?"
Trương Nhượng khẽ nói: "Bệ hạ, có thể biếm Viên Thuật đang giữ chức Dự châu mục điều ra làm thứ sử Dương Châu, Ti đãi giáo úy Viên Thiệu ra làm thái thú Bột Hải, Duyện Châu mục, Kinh Châu mục Lưu Biểu giữ nguyên chức thứ sử, cho áp giải Chu Tuyển, Hoàng Phủ Tung về kinh giao cho nội đình điều tra nhưng chuyện tặc khấu Dĩnh Xuyên cũng nên giảm nhẹ tội đi. Vây cánh của Đại tướng quân bị chặt hết thì không còn lo lắng gì nữa".
Hán Linh đế nói: "Cứ như ngươi nói đi. Ngươi hãy lập tức đi làm đi".
Trương Nhượng đáp: "Lão nô tuân chỉ".
Sáng hôm sau, Ti đãi giáo úy bộ.
Trung thường thị Tống Điển tay cầm thánh chỉ. Bốn tên tiểu thái giám đi trước mở đường ngang nhiên đi thẳng vào trong, phía sau còn có mười mấy tên Kim Ngô vệ đi hộ vệ.
"Hoàng thượng có chỉ, Ti đãi giáo úy Viên Thiệu tiếp chỉ".
Đang triệu tập bộ hạ nghị sự, Viên Thiệu không dám chậm trễ, hắn cuống quýt dâng hương, thay quần áo, chuẩn bị đón nhân thánh chỉ từ Tống Điển. Sau cùng Viên Thiệu thống lĩnh quan viên lớn nhỏ quỳ gối trước cửa tam quan. Hắn cao giọng nói: "Thần Viên Thiệu lĩnh chỉ".
"Ti đãi giáo úy Viên Thiệu, tính tình ngoan cố, dùng binh không có phương pháp, nay cách chức Ti đãi giáo úy điều đi làm thái thú Bột Hải, ngay hôm nay lên đường, không được kháng chỉ".
Viên Thiệu biến sắc nói: "Thần lĩnh chỉ tạ ơn, thánh thượng vạn tuế, vạn tuế".
Tống Điển cười âm trầm, đem thánh chỉ đưa cho Viên Thiệu rồi nói: "Viên thái thú, đứng lên đi, hãy bắt đầu lên đường đi nhậm chức đi".
Tâm thần Viên Thiệu chấn động, hắn đứng dậy đã thấy mười mấy tên Kim Ngô vệ đứng bên cạnh. Gọi là hộ tống thực ra là giám sát, hắn thầm thở dài nói với Tống Điển: "Cho phép hạ quan hồi phủ từ biệt trước khi lên đường".
Tống Điển lạnh lùng nói: "Không cần, Trương Thuần làm phản ở Hà Bắc, đem quân đánh thẳng tới Bột Hải. Quân tình khẩn cấp. Xin mời Viên thái thú lấy quốc sự làm trọng. Lập tức lên đường nhậm chức".
Viên Thiệu bất đắc dĩ chắp tay hướng Tống Điển nói: "Hạ quan lập tức đi ngay".
Đêm khuya, phủ Đại tướng quân Hà Tiến.
Thái Ung đang đêm tối đi đến phu Đại tướng quân, đi tới cửa phủ hắn gặp Vương Doãn, hắn không nhịn được hỏi: "Tử Sư huynh, đang đêm Đại tướng quân cho đòi chúng ta tới, không biết có việc gì gấp?"
Vương Doãn nói: "Tại hạ cũng không biết".
Hai người cùng nhau đi thẳng vào Hà phủ, đến bí thất ở hậu viện. Hà Miêu, Viên Phùng, Viên Ngỗi đã đang ngồi ở đó. Cả hai thấy thần sắc Đại tướng quân Hà Tiến âm trầm, không khí trong bí thất rất ngột ngạt, hình như đã xảy ra chuyện gì rất nghiêm trọng.
Thấy Vương Doãn và Thái Ung tới, Hà Tiến chắp tay nói: "Tử Sư, Bá Thả xin mời ngồi".
Vương Doãn, Thái Ung ngồi xuống, không nhị được lên tiếng hỏi: "Các vị đại nhân, chuyện gì đã xảy ra vậy?"
Hà Miêu hít một hơi nói: "Tử Sư, Bá Thả. Bản Sơ đã bị cách chức Ti đãi giáo úy điều đi làm thái thú Bột Hải, cũng không được phép hồi phủ, rõ ràng sự tình trong đó không phải bình thường".
Vương Doãn thất thanh nói: "Lại có chuyện này ư?"
Viên Phùng nói: "Rất khả nghi. Bè lũ hoạn quan đột nhiên tuyên bố: Hoàng thượng long thể bất an, không gặp bất kỳ ai. Đại tướng quân tiến cung muốn gặp hoàng thượng cũng bị quân vũ lâm cản lại".
Săc mặt Thái Ung, Vương Doãn đại biến.
Viên Phùng trầm giọng nói: "Xem ra lũ hoạn quan này đã không chờ được nữa rồi, chúng muốn mượn cơ hội ra tay".
Vương Doãn nghi ngờ nói: "Yêm đảng nếu muốn ra tay, sao lại còn biếm đi nhậm chức nơi khác, có lẽ bên trong còn có ẩn tình khác".
Đang lúc đó, chợt có nô tì vào báo: "Lão gia, Ti Đãi giáo úy Viên Thiệu đại nhân tới phủ".
"Bản Sơ?" Hà Tiến biến sắc, hắn trầm giọng nói: "Mau mau, cho mời".
Gia nô lĩnh mệnh đi ra, trong chốc lát đã thấy Viên Thiệu ngang nhiên đi vào, không bận tâm về những người đang ở trong bí thất. Hắn hướng Hà Tiến nói: "Đại tướng quân, sự tình cấp bách. Xin hãy khởi binh trong phủ đánh vào cung lấy lý do thanh trừng nghịch tặc. tiễu từ Yêm đảng. Nếu chậm chễ thì e sẽ bị hại…..".
Hà Tiến nói: "Bản Sơ, sao lại không đi Bột Hải. Đêm khuya quay về, bè lũ Yêm đảng sẽ nghi ngờ".
Viên Thiệu nói: "Không sao, Thiệu đã đút lót cho quân Kim Ngô hộ tống, không có sơ xuất gì. Chuyện hôm nay rất cấp tốc. Xin Đại tướng quân lấy giang sơn Đại Hán làm trọng. Lập tức phát binh tiễu trừ Yêm đảng".
"Cái này….." Hà Tiến nói: "Lúc này thực không nên manh động. Yêm đảng có quân Vũ lâm, Tây viên tân quân. Nếu nóng vội, đại sự e rằng khó thành".
Viên Thiệu nói: "Có một cách cho lối thoát hiện nay, tìm sự sống trong cái chết nhưng đây là một canh bạc".
Hà Tiến suy nghĩ một lát rồi hắn lắc đầu nói: "Không ổn, vẫn chưa phải lúc".
"Ai da"
Viên Thiệu thở dài không nói.
Hà Tiến thấy mọi người không nghĩ ra giải pháp gì, hắn đành phải nói: "Chư vị tạm thời hồi phủ, ngày mai sẽ thương nghị tiếp".
Đám người Viên Phùng vội đứng dậy cáo từ. Hà Tiến tự thân tiễn ra đến tận cửa, khi hắn vừa xoay người đi vào trong ở cửa đột nhiên xuất hiện một viên tiểu lại, hắn nói với Hà Tiến: "Đại tướng quân, đại họa đã đến, sao không sớm chuẩn bị hậu sự đi?"
Hà Tiến nghe nói tức giận quay lại thì thấy đó là Mạc liêu Hứa Du hắn không khỏi giận dữ nói: "Tử Viễn, ngươi ăn nói xằng bậy, tưởng bản quan không dám giết ngươi ư?"
Hứa Du cúi người vái Hà Tiến một vái rồi khẳng khái đáp: "Đại tướng quân. Hãy vì lợi ích của lê dân trăm họ, lời nói thật thì khó nghe".
Sắc mặt Hà Tiến hòa hoãn lại, hắn hỏi: "Lời ấy có ý gì?"
Hứa Du nói: "Bè lũ Yêm đảng đã đóng cửa cung. Đại tướng quân khó có thể gặp hoàng thượng. Yêm đảng lại vừa giả truyền thánh chỉ biếm Viên Thiệu đi làm thái thú Bột Hải, Viên Thuật chuyển tới Dương Châu, Chu Tuyển, Hoàng Phủ Tung cũng bị áp giải hồi kinh. Đại tướng quân vây cánh bị chặt hết, binh quyền đã mất, lúc này giống như đao kề cổ, chết lúc nào cũng không biết".
Hà Tiến kinh hãi hỏi: "Việc lớn như thế, Tử Viên sao biết được?"
Hứa Du lạnh lùng nói: "Tất cả đều đã biết, chẳng lẽ Đại tướng quân lại điềm nhiên như vậy?"
Hà Tiến càng nghĩ càng sợ hãi, hắn lại hỏi: "Tiên sinh cho biết ta nên làm gì?"
Trong tình thế cấp bách, ngay cả xưng hô Hà Tiến cũng sửa lại. Hắn gọi Hứa Du là tiên sinh.
Hứa Du nhìn xung quanh không thấy ai mới khẽ nói: "Đại tướng quân, Tình hình hiện nay chỉ có một cách. Chỉ có cách làm ra vẻ yếu thế. Có thể cho người đến gặp Yêm đảng, cầu xin chúng, làm như Đại tướng quân không có ý tranh đoạt quyền lực, đổ hết trách nhiệm lên huynh đệ Viên Phùng, Viên Ngỗi, chuyển sự chú ý của Yêm đảng lên Viên gia huynh đệ. Đại tướng quân sẽ trút bỏ được mối lo".
Hà Tiến nói: "Cái này…."
Hứa Du lại nói: "Đợi ngày sau thế lực của Yêm đảng suy yếu. Đại tướng quân hãy âm thầm chuẩn bị lực lượng, bồi dưỡng thân tín thì mới có thể mưu đồ….."
Ánh mắt Hà Tiến từ từ chuyển sang âm lạnh, hắn không thể không gật đầu.
Mã Dược suất lĩnh hơn ngàn binh mã từ Nghi Dương phía tây Lạc Thủy tấn công vào Vĩnh Trứ. Vĩnh Trứ không có quân thủ thành nên huyện lệnh Vĩnh Trứ đang đêm bỏ thành chạy trốn. Tám trăm lưu khấu chiếm Vĩnh Trứ mà không mất một mũi tên, tên lính nào.
"Đại đầu lĩnh, có một vị tiểu thư tự xưng là khách từ Lạc Dương tới, xin được gặp người".
Mã Dược vừa bước vào huyện nha Vĩnh Trứ thì có một tên Tiểu đầu mục vội vào báo cáo.
"Khách Lạc Dương tới?" Mã Dược chấn động, hắn trầm giọng nói: "Người đang ở đâu?"
Tên tiểu đầu mục chỉ ngón tay về phía dẫy phòng đối diện, đáp: "Ở chỗ đó".
Mã Dược quay đầu lại nói với Điển Vi: "Lão Điển, chúng ta đi".
Điển Vi vác song thiết kích trên vai, đi theo sau Mã Dược thẳng tới dãy phòng nọ.
Mã Dược đi thẳng vào trong phòng, ánh sáng mặt trời khó có thể xuyên vào bên trong được, trong phòng ánh sáng lờ mờ. Hắn nhìn thấy một thân ảnh thon dài, lay động lòng người, đứng quay mặt vào tường. Nghe thấy tiếng bước chân, thân ảnh đó đột nhiên quay lại, cười với Mã Dược, để lộ hai hàng răng trắng, đẹp, nói với hắn: "Từ khi từ biệt bên bờ sông Dĩnh, thoáng chốc đã mấy tháng trời. Đại đầu lĩnh vẫn khỏe chứ?"
Ánh mắt Mã Dược ngưng lại. Hắn khẽ hỏi: "Điêu Thuyền?"
Điêu Thuyền quỳ xuống, chắp hai tay vái lạy nói: "Đúng là tiểu nữ".
Mã Dược lạnh lùng nhìn chắm chằm vào mặt Điêu Thuyền, cái nhìn làm cho người ta phải sợ hãi. Hắn trầm giọng hỏi: "Điêu Thuyền tiểu thư tới, chẳng lẽ Lạc Dương xảy ra biến cố gì sao?"
Điêu Thuyền nói: "Đại đầu lĩnh quả nhiên anh minh".
Mã Dược cúi đầu đi tới, ngồi xuống chiếu hỏi Điêu Thuyền: "Biến cố gì?"
Điêu Thuyền nói: "Hán Linh đế sợ hãi mà sinh bệnh. Thập thường thị (Mười hoạn quan) nhân cơ hội đóng cửa cung, giả truyền chiếu mệnh của Thiên tử biếm Ti Đãi giáo úy Viên Thiệu ra làm thái thú Bột Hải, Dự Châu mục Viên Thuật đi làm Dương Châu thứ sử, Kinh Châu mục Lưu Biểu, Duyện Châu mục Lưu Đại làm thứ sử. Lại hạ chỉ áp giải Chu Tuyển, Hoàng Phủ Tung hồi kinh, binh quyền trong thiên hại đã rơi vào tay Yêm đảng".
"Cái gì?" Mã Dược ngạc nhiên hỏi: "Binh quyền trong thiên hạ rơi vào tay Yêm đảng?"
"Đúng vậy!" Điêu Thuyền trả lời: " Nhân sự Lạc Dương biến động, lòng người chấn động. Yêm đảng không thông quân sự. Tướng sĩ oán hận. Nếu như lúc này Đại đầu lĩnh thống lĩnh quân đội quay lại thừa dịp tấn công thì có thể chiếm giữ Lạc Dương".
Hai mắt Mã Dược chợt lóe hàn quang rồi biến mất, nếu chuyện đúng như lời Điêu Thuyền nói thì đó là cơ hội có một không hai. Nếu có thể đánh chiếm được Lạc Dương, giết chết Hán Linh đế, Vương triều Đại Hán sẽ vĩnh viễn chấm dứt. Sẽ không cần phải đến sáu năm sau khi Đổng Trác tiến vào kinh thành.
Thời loạn thế, lê dân thiên hại tự nhiên phải gánh chịu tai ương. Nhưng với tám trăm lưu khấu thì cũng có chỗ tốt. Đặc biệt là tám trăm lưu khấu sẽ không phải là địch nhân của cả thiên hạ, cơ hội sinh tồn sẽ mở ra rất nhiều. Đợi đến khi Hán đế già chết đi thì quần hùng thiên hạ cũng sẽ khởi binh, lúc đó ai còn quan tâm đến xuất thân của người khác. Ai là người nắm trong tay sức mạnh người đó sẽ là cha, mẹ của người khác, thậm chí là lão đại.
Cho dù việc giết chết Hán Linh đế có bị sĩ phu thiên hạ thóa mạ, thậm chí là mục tiêu của người khác nhưng Mã Dược không quan tâm đến điều đó, trở thành mục tiêu của thiên hạ thì đã sao nào? Trong lịch sử mấy ngàn năm phong kiến của Trung Hoa rộng lớn, triều đại nào chả có nhiều kẻ thù, đã từng có rất nhiều sĩ phu chết vì miệng lưỡi đấy sao.
Mã Dược hít một hơi thật sâu, hắn hỏi: "Trong thành có nội ứng không?"
Điêu Thuyền lắc đầu, vẻ mặt hiện lên sự thất vọng. Trà trộn vào các nhà chứa ở kinh thành, gặp gỡ các đại quan tuy có thể thám thính được nhiều tin tức bí mật của triều đình nhưng không thực sự lấy được sự tín nhiệm, chẳng qua đó chỉ là bèo nước gặp nhau. Thủ đoạn hồ mị có thể làm cho nam nhân say mê nhưng làm cho bọn họ bán thân cho tặc khấu khì không có cách nào đạt được. Cái đó cũng là nỗi bi ai của kỹ nữ.
Bắc Cung Bá Ngọc và Lý Đồng Hầu hai người đều là người Khương Hồ (Vùng Hà Sáo, Lương Châu là nơi dân cư Hán, Hồ sống hỗn tạp)
Bắc Cung Bá Ngọc, Lý Đồng Hầu cầm đầu liên minh phản loạn, tập hợp được mấy vạn quân, phao lên là mười vạn quân, năm 184 sau công nguyên dấy binh làm phản, tập kích Kim Thành, giết thái thú Trần Ý, tàn hại Lương châu.
Năm Trung Nhị thứ hai, triều đình Đại Hán phái Thái úy Trương Ôn lĩnh tám ngàn tinh binh đi đánh dẹp, không lâu sau Trương Ôn phạm tội bị hạ ngục. Kiệu kỵ hiệu úy Đổng Trác thống lĩnh đại quân.
Năm Xuân Thượng thứ hai, Đổng Trác tiến vào Kim thành, Duẫn Vũ dẫn quân chặn đánh bị đại bại, mấy vạn quân bị chém đầu, phản quân thua chạy về Du Trung.
Quận Kim thành Lương Châu,, đại bản doanh phản quân của Du Trung.
Tứ đại tướng quân của phản quân: Bắc Cung Bá Ngọc, Lý Đồng Hầu, Biên Chương, Hàn Toại đang ngồi nhìn nhau sợ hãi. Ba ngày trước, Duẫn Vũ đánh một trận, mười vạn đại quân không địch nổi tám ngàn tinh binh của Chinh Lỗ tướng quân Đại Hán Đổng Trác, bị giết đến máu chảy thành sông, gần như toàn quân bị tiêu diệt.
Bắc Cung Bá Ngọc thở dài: "Quân ta mới bại, lại không có lương thực, lòng quân tan rã. Bây giờ phải làm sao đây?"
Lý Đồng Hầu nói: "Đại quân triều đình chỉ sợ không tới một ngày sẽ tới đây. Tường thành Du Trung đã đổ, nơi đây không phải là chỗ ở lâu dài, chi bằng chúng ta nên sớm lui quân".
Biên Chương nói: "Không bằng chúng ta trở lại Hà Sáo, chấn chỉnh lại đại quân, được không?"
Trong bốn người chỉ có Hàn Toại là không nói gì, hắn chỉ cúi đầu, trầm tư suy gnhĩ.
Biên Chương và Hàn Toại tình như thủ túc, hắn thấy Hàn Toại không nói gì, không khỏi ngạc nhiên hỏi: "Văn Ước, sao lại không nói gì?"
Hàn Toại khẽ thở dài nói với Biên Chương: "Huynh trưởng, quân ta thế cùng, chỉ còn một cách".
Biên Chương hỏi: "Cách gì?"
Hàn Toại đáp: "Đầu hàng".
Biên Chương nghe vậy biến sắc nói: "Văn Ước, sao có thể nói những lời ấy? Quân ta tuy bại trận nhưng vẫn còn thực lực. Nếu chúng ta quay về Hà Sáo, chiêu mộ tinh binh thì lúc đó thắng bại cũng chưa biết thế nào, sao lại có thể dễ ràng nói chuyện đầu hàng được?"
Bắc Cung Bá Ngọc, Lý Đồng Hầu cũng nổi giận nói: "Văn Ước, muốn hại chết bọn ta sao? Triều đình đã ra nghiêm lệnh, phàm dấy binh làm loạn đều chặt đầu, toàn gia bị chém đầu. Nếu chúng ta đầu hàng, Đổng Trác tất không tha cho chúng ta".
Hàn Toại nói: "Đã thế, Toại xin tử thủ Du Trung, đoạn hậu cho ba vị huynh trưởng".
Ngày hôm sau, Bắc Cung Bá Ngọc, Lý Đồng Hầu, Biên Chương tới quân doanh của hàn Toại từ biệt. Hàn Toại đã bày tiệc rượu chờ sẵn.
Hàn Toại nâng chung rượu, sảng khoái nói: "Các huynh trưởng, xin cạn chung này. Hôm nay từ biệt, chẳng biết ngày sau có được gặp lại hay không?"
Ba người Bắc Cung Bá Ngọc nhìn nhau buồn rầu. Bốn người từ khi cử binh làm phản đến nay tình như thủ túc, tình thâm nghĩ trọng. Hàn Toại lần này tử thủ Du Trung đoạn hậu chỉ sợ lành ít dữ nhiều.
"Xin mời!".
Hàn Toại và ba người Bắc Cung Bá Ngọc đồng loạt giơ chung, một hơi uống cạn.
Biên Chương tiến tới vung quyền đấm vào ngực Hàn Toại, cảm khái nói: "Văn Ước, bảo trọng! Bọn ta sang năm sẽ lại cử binh tái chiếm Lương Châu, quyết thư hùng một trận với Đổng Trác".
Nói xong, ba người Biên Chương, Bắc Cung bá Ngọc, Lý Đồng Hầu rời trướng thì Hàn Toại lạnh lùng nói: "Toại hôm nay bày rượu tiễn đưa ba vị huynh trưởng, không phải tiễn đưa các huynh trưởng quay lại Hà Sáo mà tiễn đưa các ngươi xuống âm phủ".
Ba người quay đầu lại thất sắc nói: "Văn Ước nói thế là có ý gì?"
Hàn Toại nói: "Toại muốn đầu hàng Đổng công, ba vị huynh trưởng lại không nghe theo, bất đắc dĩ phải dùng hạ sách này, đúng là chuyện không phải".
Biên Chương biến sắc, rút kiếm lạnh lùng nói: "Văn Ước, có ý gì?"
Bắc Cung Bá Ngọc, Lý Đồng Hầu cũng rối rít rút kiếm, cùng Biên Chương vây công Hàn Toại. Tuy nhiên ba người chưa kịp tiến lên bước nào, đã thấy bụng đau dữ dội, hai chân nhất thời ngã quỵ xuống.
"Độc!" Biên Chương cố hết sức giơ tay lên chỉ vào vẻ mặt đanh ác của Hàn Toại: "Trong rượu có độc, tên thất phu Hàn Toại, uổng bọn ta đối đãi với ngươi như huynh đệ".
Hàn Toại cười âm trầm, hai đầu gối khụy xuống, phục người xuống vái ba lạy, hắn trầm giọng nói: "Tiểu đệ Hàn Toại cung tiễn ba vị huynh trưởng lên đường, chỉ mong các huynh trưởng thượng lộ bình an, sớm lên tiên giới".
Lời vừa nói xong, ba người Biên Chương nặng nề ngã vật xuống đât, thất khiếu chảy máu, hồn đoạn khí tuyệt.
Hàn Toại lại vái ba lạy rồi hắn đứng lên, lạnh lùng nói: "Người đâu, nổi hiệu lệnh triệu tập quân sĩ".
Bắc Bình, phủ thái thú.
Công Tôn Toản đang cùng Đại tướng Nghiêm Cương, bào đệ Công Tôn Việt thương nghị việc xuất binh thảo phạt cuộc bạo loạn của Trương Thuần, chợt có một tên thân binh đi vào bẩm báo: "Khải bẩm đại nhân, có Lưu Bị đến từ Trác quận, xưng là bạn cũ của đại nhân xin vào bái kiến".
"Lưu Bị?" Công Tôn Toản nghe vậy mừng rỡ nói: "Lưu Huyền Đức! Ha, ha, ha, cho mời. Không, để tự ta đi nghênh đón".
Nói xong Công Tôn Toản, Nghiêm Cương cùng Công Tôn Việt đi ra cửa nghênh đón thì thấy hai người đứng trước cửa. Một người tai dài chớm vai, hai tay dài quá đầu gối, phong thái tao nhã, người này không phải bạn đồng học Lưu Bị thì còn là ai? Phía sau Lưu Bị còn một người thân cao chín thước, sắc mặt đỏ như gấc, mắt phượng, mày tằm, hết sức oai phong lẫm liệt.
"Huyền Đức!" Công Tôn Toản tiến lên hai bước, thân mật cầm tay Lưu Bị cười nói: "Quả nhiên là Huyền Đức tới, ha, ha".
Lưu Bị cũng nắm chặt hai tay Công Tôn Toản, hai giọt lệ từ trong mắt rơi xuống, ông ta cảm khái nói: "Bá Khuê huynh (ngày trước Công Tôn Toản và Lưu Bị đều theo học Trung lang tướng Lư Thực) cả hai xa nhau cũng đã mười năm, ân sư cũng đã tạ thế. Vật còn người mất".
Công Tôn Toản cười lớn: "Hôm nay huynh đệ ta gặp gỡ, một việc đáng mừng. Đâu cần nói những điều thương cảm thư thế. Huyền Đức, người phía sau hiền đệ là ai thế?"
Lưu Bị vội nén bi thương, kéo Quan Vũ lên phía trước rồi nói với Công Tôn Toản: "Bá Khuê huynh, đây là tiểu đệ kết nghĩ của đệ, họ Quan, tên Vũ, tự là Vân Trường, người làng Giải Lương, Hà Đông. Đệ còn người em kết nghĩ nữa, tam đệ Trương Phi, đáng tiếc sau trận đại bại ở Dĩnh Thủy đã bị ly tán, bây giờ không biết hạ lạc ở đâu nữa".
Quan Vũ trấn an Lưu Bị: "Đại ca không nên thương cảm. Tam đệ sức khỏe vô địch, lại có mười tám kỵ binh nước Yên bảo vệ. Tặc khấu không thể làm khó cho đệ ấy được, chắc chắn đệ ấy đang ẩn trốn ở nơi thâm sơn cùng cốc. Đại ca cứ chờ đến khi yên hàn chúng ta sẽ đi tìm".
Công Tôn Toản cười khen: "Thật đúng là tráng sĩ, lại đây, Huyền Đức hiền đệ, Vân Trường, mời vào trong".
Công Tôn Toản quay đầu nói với Công Tôn Việt: "Nhị đệ, ngươi mau sai người chuẩn bị rượu thịt. Hôm nay ta gặp lại Huyền Đức bạn cũ nhất định chúng ta phải cùng nhau uống say một bữa, ha, ha".