Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt
C 107: Người làm thuê hay nô lệ
Làm quen được với Mai Diễm, Hoàng Anh Minh càng có được lợi thế trong quá trình tìm hiểu về sự hình thành, phát triển, những thế lực tham gia vào cái chợ nhân công kia. Đi kèm với việc tìm hiểu chợ nhân công, Minh cũng mạnh tay chi tiền để mua quà cáp tặng cho Mai Diễm, từ những đồ dành cho cô ta đến những đồ dành cho Lương Vũ Phong, để khiến tất cả những ai để ý đều nghĩ rằng cậu ta làm thế là vì muốn nịnh hót chứ không biết tới ý đồ thực sự là tìm hiểu về chợ nhân công để mà để ý hay cản trở gì.
Nhờ thế, Minh dần dần đã có thể nhìn được toàn bộ thực trạng của chợ nhân công. Cậu ta thậm chí đi gặp cả chủ nhân cái chợ- Bang chủ Bang Bất Lương tên là Thái Chí Phú. Hắn ta ngày trước từng đi lính, sau này được một đại nhân vật để ý, giúp đỡ, nên lập Bang Bất Lương, hoành hành ngang dọc ở Châu Nam Bình. Gặp lúc Lương Vũ Phong đề xuất việc lập chợ nhân công, hắn ta thấy được cơ hội, liền đứng ra hưởng ứng đầu tiên, và cùng nhiều người khác lập cái chợ nhân công này để cho dân thường mất đất đi kiếm việc, chủ xưởng lẫn thương nhân biết chỗ thuê người. Nhưng Thái Chí Phú là kẻ gan lớn, tài cao, có chỗ chống lưng, liền từng bước tiêu diệt hoặc thôn tính những kẻ khác, trở thành kẻ duy nhất nắm quyền ở chợ nhân công này. Bang Bất Lương từ đó có thu nhập ổn định, phát triển mạnh mẽ.
Gặp được Thái Chí Phú, Minh biện lễ cẩn thận, cũng nói rõ mong muốn, hi vọng được ông ta giúp đỡ. Một mặt Minh là một Thái Học Sinh, mặt khác việc Minh đang làm đang khiến Thành chủ An Định, Tri Châu Nam Bình vui vẻ, mà cậu ta cũng lễ lạt đầy đủ, Thái Chí Phú đồng ý cho Minh làm tất cả mọi việc cậu thấy cần. Tất nhiên, nếu Minh dám nhảy ra phá chợ, ông ta không ngại đánh cho bỏ mẹ luôn, Dù gì, Thái Chí Phú cũng là một tên liều mạng.
Minh bắt đầu đi khắp chợ, đầu tiên là gặp những người đến đây tìm việc. Cậu ta hỏi họ về nguyên nhân phải tới đây xin làm việc, rồi hoàn cảnh gia đình hiện nay, rồi thì công việc thường làm. Cậu gặp từ người có tuổi lẫn trẻ em, nam lẫn nữ, cứ thế hỏi hết thảy. Minh đặc biệt quan tâm việc huấn luyện và đào tạo nghề. Ở làng Hồng Bàng, ngày trước khi Kiệt làm máy móc, cậu ta thuê người mới thì cũng phải mất thời gian đào tạo cho họ, để họ làm thử, lúc đó không trả lương chỉ bao ăn, đến khi làm được sản phẩm tốt, bán được tiền mới có lương. Vì thế thợ được đào tạo tốt, lại hăng hái học để khiến bản thân sớm có tiền lương, thành ra nhân lực đào tạo vừa nhanh lại vừa tốt. Nhưng ở đây, là tự rút kinh nghiệm, cứ đi làm, làm lỗi thì ăn đòn, mất việc, rồi bị thương hoặc nhìn người khác bị thương, chết thì tự khôn ra ngay thôi.
Nghe tới đó, Minh đã phải lắc đầu, làm thế này thì hiệu suất thấp quá thôi. Nhưng chỉ mơi ở tại chợ, nghe nói thì là vậy, tới khi Minh đi ra tận nơi xem xét nơi họ làm việc, thì cậu càng thêm đau lòng. Công việc nào cũng nặng nhọc, cơm ăn giữa giờ ít, điều kiện làm việc thiếu an toàn, tiền lương ít ỏi, chủ thì mắng nhiếc, coi thường, đánh đập, thực sự quá đáng thương. Minh cũng ra gặp mấy người chủ, đốc công để hỏi họ sao lại không để thợ ăn uống tốt, điều kiện đảm bảo hơn, tránh việc mất thợ thì họ cười và nói rằng có một tên thợ lành nghề thì quá tốn thời gian, mà đây toàn việc cần sức không cần tài, nên vắt được bao nhiêu sức cứ vắt thôi.
Minh tuy phẫn nộ, nhưng phải giấu trong lòng. Cậu ta hỏi người lao động rằng sao cam chịu. Họ nói có thích thì theo họ về nhà. Minh đi theo những người này về nhà họ, và thấy được cuộc sống khốn cùng của họ, và của những người hàng xóm với họ, hoặc giống như họ, hoặc sắp giống như họ, mất ruộng đất, không có thể canh tác kiếm sống, phải đi bán sức lao động, nếu không sẽ chết đói. Có nhiều người từng bán vợ con để chuộc lại đất mà cuối cùng vẫn phải bán đi, rồi lại làm thuê họ thôi.
Dần dà, Minh từng bước vẽ nên được bức tranh về nguyên nhân sâu xa khiến chợ nhân công ra đời gồm: Một là chính sách bóc lột từ Đại Hoa khiến người dân kiệt quệ, phải bán đất đai mà trả những khoản thuế má khổng lồ. Còn hai là do chính các tầng lớp quyền lực người Bách Việt câu kết hệ thống quan lại để thôn tính đất đai, ép dân nghèo làm tá điền, để từ đó trở thành giai cấp địa chủ lớn, làm giàu cho bản thân. Về phía chính sách bóc lột, Minh có cảm thấy phẫn nộ vì sự bất nhân, song cũng chỉ vậy thôi, Đại Hoa là kẻ chiến thắng, kẻ thắng có quyền làm mọi thứ với kẻ bại, kẻ bại trận muốn không chịu tiếp áp bức, thì chỉ có vùng lên hoặc làm sao đó để kẻ thắng phải thấy được giá trị của kẻ bại để từ đó cải thiện cách đối xử. Điều này, có lẽ chính cậu ta cũng không dám nghĩ tiếp, vì đi tiếp chính là nổi dậy chống ách thống trị, quân đội Đại Hoa hùng cường, dân Bách Việt gần 20 năm nay đã dần quen ách thống trị, thật khó mà nổi loạn. Nhưng ở lý do thứ hai, Minh ngoài phẫn nộ khi thấy việc người cùng dân tộc bóc lột lẫn nhau, còn thấy thương cảm cho những người địa chủ, cường hào, ác bá kia. Họ càng bóc lột người dân, càng tích lũy tài sản, thì càng giống một con lợn béo mà thôi.
Nho Giáo xưa nay tại sao trọng nông mà khinh thương. Ấy là vì thời điểm Nho Giáo bắt đầu ra đời, sản xuất nông nghiệp rất thô sơ, lại phụ thuộc vào thiên nhiên quá nhiều, muốn có cái ăn thường cần sức người bù đắp, nên rất khó nhọc. Tiếp đó kỹ thuật thời đó quả thật lạc hậu, công nghiệp chưa giúp được nhiều cho nông nghiệp, nên bị coi là kỹ xảo hoa mỹ, không có thực dụng. Thương nghiệp thì do con người tư lợi, thường làm trò mua rẻ bán đắt, thậm chí dùng tiền tài mua lương thực đem bán kiếm lời, gián tiếp gây thiếu hụt lương thực. Bởi thế, hai ngành công thương không được chú trọng, thậm chí nếu quá nhiều người làm hai ngành trên thì sẽ thiếu nhân lực làm nông, một khi đói kém xảy ra, tất người dân khổ sở. Khổng Tử với lòng nhân đạo, tất nhiên không muốn thấy cảnh này, nên đề xường trọng nông khinh thương là vì thế. Tuy nhiên, đi đôi với quá trình phát triển của Nho giáo, ý tưởng nhân đạo khi trọng nông dần biến đổi thành việc coi nông nghiệp là ngành kinh tế duy nhất. Với việc nông nghiệp là ngành sản xuất duy nhất, thì tư liệu sản xuất của ngành này tất nhiên sẽ là miếng mồi béo bở được nhắm tới, và thứ tư liệu sản xuất ở đây không gì khác ngoài đất đai. Đất đai không sinh ra, khai hoang thì tốn kém, nên giá chỉ tăng không giảm, vì thế ai càng sở hữu nhiều đất, thì tức là càng giàu, và để tăng cường sở hữu đất, thì phải thôn tính chúng.
Quá trình thôn tính, sáp nhập và tập trung đất đai này, chính là vòng tuần hoàn chết chóc của nên kinh tế phong kiến vậy: đất đai còn nhiều, mọi người đều có phần, có người nhanh chóng giàu lên, thôn tính đất, người nghèo mất đất làm tá điền, kẻ có nhiều đất thì giàu mà tìm cách trốn thuế, thuế bị áp lên vai người nghèo, người nghèo không chịu nổi phải bán đất đai, đất đai tập trung lại tay những kẻ giàu có, thuế thu vào cho quốc gia giảm, phải tăng thuế, người giàu tiếp tục trốn thuế, người nghèo tiếp tục chịu thuế và mất thêm đất, tới lúc này các tệ nạn phát sinh, cuối cùng thì cách mạng chia lại ruộng đất nổ ra, thay đổi vương triều và vòng tuần hoàn mới bắt đầu. Nhưng ở đây có một vấn đề, đó là nếu địa chủ là người Đại Hoa, với những mối quan hệ của họ, thì kinh tế quốc gia suy sụp thì kệ kinh tế quốc gia, họ vẫn cứ giàu có. Còn địa chủ Bách Việt ư, nếu kinh tế Nam Giao Đô Ty gặp khó khăn, thì xin lỗi, quan lại ở đây lại chả xin tí huyết của họ ngay. Thậm chí, chém đầu xét nhà cũng đều có thể chứ nói gì tới thu thuế cao.
Dù vậy, tình hình hiện tại cũng có thể thấy là chưa tới lúc mà quan lại Nam Giao Đô Ty cần đánh vào giới địa chủ, nên người hiện đang gặp xui xẻo chính là những thường dân thấp cổ bé họng đang ngày một nghèo khó, đứng trước nguy cơ phá sản, phải bán rẻ đất đai để nạp thuế, phải đi bán sức lao động kiếm miếng cơm hàng ngày. Rồi họ tiếp tục bị các chủ xưởng, thương nhân Bách Việt cũng nhân cơ hội làm giàu cho mình bằng việc tận lực bóc lột sức lao động. Họ trả cho nhân công đồng lương chết đói, ép họ phải lảm trong những điều kiện hết sức khó khăn, vì nhân công chết thì thôi, không lứa này lại có lứa khác, khi mà càng ngày số người bị mất ruộng đất sẽ chỉ tăng chứ không có giảm.
Muốn cứu nguy được cho những nhân công đó, về lâu dài thì phải khiến cho khoa học kỹ thuật nông nghiệp mới như làng Hồng Bàng tới được tay người nông dân, còn về trước mắt, thì phải khiến giới chủ: các chủ xưởng, các thương nhân có nhận thức mới về những người lao động như cách mà Kiệt đang làm ở làng Hồng Bàng vậy. Đó là nhân công, người lao động là một nguồn tài nguyên cần bảo tồn. Đó chính là những ý kiến riêng của Minh. Viết song bản tổng kết này, Minh nhanh chóng đưa nó về làng Hồng Bàng cho Kiệt xem, bổ sung thêm các ý kiến, đồng thời cũng giục Kiệt sớm lên trên đây để có thể xem xét giúp đỡ những con người đó. Thời gian qua, đi tìm hiểu về chợ nhân công, xem xét điều kiện của những người lao động kia, Minh luôn bị ám ảnh, cậu chỉ mong có thể giải thoát họ khỏi tất cả những công việc nặng nhọc, nguy hiểm kia.
Tuy nhiên, có một điều Minh không biết, rằng bản thảo cậu ta viết, đã bị sao chép lại bởi Nguyễn Thị Lý. Dù sao, bản thảo này Minh nghĩ mình đã viết bằng chữ quốc ngữ, có ai đọc được cũng không sao, nên không cẩn mật canh phòng, với cả cậu ta thường xuyên phải đi thu thập tài liệu thực tế, nên cứ viết xong lại để đấy, Nguyễn Thị Lý chỉ cần giả vờ dọn dẹp, rồi vào đó chép lại là xong. Dù không hề biết chữ quốc ngữ, nhưng cô ta vẫn tìm cách chép lại cho giống hệt những gì Minh viết, rồi họ đưa về làng Hồng Bàng để mẹ con Nguyễn Thị Xoan dịch ra chữ Hoa, sau đó đưa lại cho Mai Diễm đọc. Đọc những gì Minh viết ra, Mai Diễm thấy vô cùng kinh ngạc. Do đâu mà một tên nhóc mới 18 tuổi lại có thể viết ra những điều nghe thì ly kinh phản đạo song lại có sự tinh tế nhất định, và càng ngẫm thì càng thấy có lý. Thực là may mắn khi họ bố trí được người bên cạnh Hoàng Anh Minh, nếu không thì hẳn là họ sẽ bỏ qua một nhân tài như cậu ta. Nữ Lưu nhất định phải kiểm soát được con người này.Từ những gì Minh viết ra, có thể thấy cậu ta là một chính nhân quân tử, tiền tài, sắc đẹp, công danh sự nghiệp tầm thường không phải thứ cậu ta muốn,… để kiểm soát Minh, phải đi theo được con đường phấn đấu của cậu ta: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Trước mắt, chính là giúp Minh trong việc giải quyết vấn đề chợ nhân công, giúp những người lao động có cuộc sống tốt hơn. Nữ Lưu ngay lập tức được khởi động, họ nhanh chóng bắt lại liên lạc với những người nào đang là tình nhân, vợ lẽ hay được các thương nhân để ý, để sẵn sàng một khi Hoàng Anh Minh cần làm gì, thì sẽ có thể giúp cậu ta hết sức.
C 107: Người làm thuê hay nô lệ
Làm quen được với Mai Diễm, Hoàng Anh Minh càng có được lợi thế trong quá trình tìm hiểu về sự hình thành, phát triển, những thế lực tham gia vào cái chợ nhân công kia. Đi kèm với việc tìm hiểu chợ nhân công, Minh cũng mạnh tay chi tiền để mua quà cáp tặng cho Mai Diễm, từ những đồ dành cho cô ta đến những đồ dành cho Lương Vũ Phong, để khiến tất cả những ai để ý đều nghĩ rằng cậu ta làm thế là vì muốn nịnh hót chứ không biết tới ý đồ thực sự là tìm hiểu về chợ nhân công để mà để ý hay cản trở gì.
Nhờ thế, Minh dần dần đã có thể nhìn được toàn bộ thực trạng của chợ nhân công. Cậu ta thậm chí đi gặp cả chủ nhân cái chợ- Bang chủ Bang Bất Lương tên là Thái Chí Phú. Hắn ta ngày trước từng đi lính, sau này được một đại nhân vật để ý, giúp đỡ, nên lập Bang Bất Lương, hoành hành ngang dọc ở Châu Nam Bình. Gặp lúc Lương Vũ Phong đề xuất việc lập chợ nhân công, hắn ta thấy được cơ hội, liền đứng ra hưởng ứng đầu tiên, và cùng nhiều người khác lập cái chợ nhân công này để cho dân thường mất đất đi kiếm việc, chủ xưởng lẫn thương nhân biết chỗ thuê người. Nhưng Thái Chí Phú là kẻ gan lớn, tài cao, có chỗ chống lưng, liền từng bước tiêu diệt hoặc thôn tính những kẻ khác, trở thành kẻ duy nhất nắm quyền ở chợ nhân công này. Bang Bất Lương từ đó có thu nhập ổn định, phát triển mạnh mẽ.
Gặp được Thái Chí Phú, Minh biện lễ cẩn thận, cũng nói rõ mong muốn, hi vọng được ông ta giúp đỡ. Một mặt Minh là một Thái Học Sinh, mặt khác việc Minh đang làm đang khiến Thành chủ An Định, Tri Châu Nam Bình vui vẻ, mà cậu ta cũng lễ lạt đầy đủ, Thái Chí Phú đồng ý cho Minh làm tất cả mọi việc cậu thấy cần. Tất nhiên, nếu Minh dám nhảy ra phá chợ, ông ta không ngại đánh cho bỏ mẹ luôn, Dù gì, Thái Chí Phú cũng là một tên liều mạng.
Minh bắt đầu đi khắp chợ, đầu tiên là gặp những người đến đây tìm việc. Cậu ta hỏi họ về nguyên nhân phải tới đây xin làm việc, rồi hoàn cảnh gia đình hiện nay, rồi thì công việc thường làm. Cậu gặp từ người có tuổi lẫn trẻ em, nam lẫn nữ, cứ thế hỏi hết thảy. Minh đặc biệt quan tâm việc huấn luyện và đào tạo nghề. Ở làng Hồng Bàng, ngày trước khi Kiệt làm máy móc, cậu ta thuê người mới thì cũng phải mất thời gian đào tạo cho họ, để họ làm thử, lúc đó không trả lương chỉ bao ăn, đến khi làm được sản phẩm tốt, bán được tiền mới có lương. Vì thế thợ được đào tạo tốt, lại hăng hái học để khiến bản thân sớm có tiền lương, thành ra nhân lực đào tạo vừa nhanh lại vừa tốt. Nhưng ở đây, là tự rút kinh nghiệm, cứ đi làm, làm lỗi thì ăn đòn, mất việc, rồi bị thương hoặc nhìn người khác bị thương, chết thì tự khôn ra ngay thôi.
Nghe tới đó, Minh đã phải lắc đầu, làm thế này thì hiệu suất thấp quá thôi. Nhưng chỉ mơi ở tại chợ, nghe nói thì là vậy, tới khi Minh đi ra tận nơi xem xét nơi họ làm việc, thì cậu càng thêm đau lòng. Công việc nào cũng nặng nhọc, cơm ăn giữa giờ ít, điều kiện làm việc thiếu an toàn, tiền lương ít ỏi, chủ thì mắng nhiếc, coi thường, đánh đập, thực sự quá đáng thương. Minh cũng ra gặp mấy người chủ, đốc công để hỏi họ sao lại không để thợ ăn uống tốt, điều kiện đảm bảo hơn, tránh việc mất thợ thì họ cười và nói rằng có một tên thợ lành nghề thì quá tốn thời gian, mà đây toàn việc cần sức không cần tài, nên vắt được bao nhiêu sức cứ vắt thôi.
Minh tuy phẫn nộ, nhưng phải giấu trong lòng. Cậu ta hỏi người lao động rằng sao cam chịu. Họ nói có thích thì theo họ về nhà. Minh đi theo những người này về nhà họ, và thấy được cuộc sống khốn cùng của họ, và của những người hàng xóm với họ, hoặc giống như họ, hoặc sắp giống như họ, mất ruộng đất, không có thể canh tác kiếm sống, phải đi bán sức lao động, nếu không sẽ chết đói. Có nhiều người từng bán vợ con để chuộc lại đất mà cuối cùng vẫn phải bán đi, rồi lại làm thuê họ thôi.
Dần dà, Minh từng bước vẽ nên được bức tranh về nguyên nhân sâu xa khiến chợ nhân công ra đời gồm: Một là chính sách bóc lột từ Đại Hoa khiến người dân kiệt quệ, phải bán đất đai mà trả những khoản thuế má khổng lồ. Còn hai là do chính các tầng lớp quyền lực người Bách Việt câu kết hệ thống quan lại để thôn tính đất đai, ép dân nghèo làm tá điền, để từ đó trở thành giai cấp địa chủ lớn, làm giàu cho bản thân. Về phía chính sách bóc lột, Minh có cảm thấy phẫn nộ vì sự bất nhân, song cũng chỉ vậy thôi, Đại Hoa là kẻ chiến thắng, kẻ thắng có quyền làm mọi thứ với kẻ bại, kẻ bại trận muốn không chịu tiếp áp bức, thì chỉ có vùng lên hoặc làm sao đó để kẻ thắng phải thấy được giá trị của kẻ bại để từ đó cải thiện cách đối xử. Điều này, có lẽ chính cậu ta cũng không dám nghĩ tiếp, vì đi tiếp chính là nổi dậy chống ách thống trị, quân đội Đại Hoa hùng cường, dân Bách Việt gần 20 năm nay đã dần quen ách thống trị, thật khó mà nổi loạn. Nhưng ở lý do thứ hai, Minh ngoài phẫn nộ khi thấy việc người cùng dân tộc bóc lột lẫn nhau, còn thấy thương cảm cho những người địa chủ, cường hào, ác bá kia. Họ càng bóc lột người dân, càng tích lũy tài sản, thì càng giống một con lợn béo mà thôi.
Nho Giáo xưa nay tại sao trọng nông mà khinh thương. Ấy là vì thời điểm Nho Giáo bắt đầu ra đời, sản xuất nông nghiệp rất thô sơ, lại phụ thuộc vào thiên nhiên quá nhiều, muốn có cái ăn thường cần sức người bù đắp, nên rất khó nhọc. Tiếp đó kỹ thuật thời đó quả thật lạc hậu, công nghiệp chưa giúp được nhiều cho nông nghiệp, nên bị coi là kỹ xảo hoa mỹ, không có thực dụng. Thương nghiệp thì do con người tư lợi, thường làm trò mua rẻ bán đắt, thậm chí dùng tiền tài mua lương thực đem bán kiếm lời, gián tiếp gây thiếu hụt lương thực. Bởi thế, hai ngành công thương không được chú trọng, thậm chí nếu quá nhiều người làm hai ngành trên thì sẽ thiếu nhân lực làm nông, một khi đói kém xảy ra, tất người dân khổ sở. Khổng Tử với lòng nhân đạo, tất nhiên không muốn thấy cảnh này, nên đề xường trọng nông khinh thương là vì thế. Tuy nhiên, đi đôi với quá trình phát triển của Nho giáo, ý tưởng nhân đạo khi trọng nông dần biến đổi thành việc coi nông nghiệp là ngành kinh tế duy nhất. Với việc nông nghiệp là ngành sản xuất duy nhất, thì tư liệu sản xuất của ngành này tất nhiên sẽ là miếng mồi béo bở được nhắm tới, và thứ tư liệu sản xuất ở đây không gì khác ngoài đất đai. Đất đai không sinh ra, khai hoang thì tốn kém, nên giá chỉ tăng không giảm, vì thế ai càng sở hữu nhiều đất, thì tức là càng giàu, và để tăng cường sở hữu đất, thì phải thôn tính chúng.
Quá trình thôn tính, sáp nhập và tập trung đất đai này, chính là vòng tuần hoàn chết chóc của nên kinh tế phong kiến vậy: đất đai còn nhiều, mọi người đều có phần, có người nhanh chóng giàu lên, thôn tính đất, người nghèo mất đất làm tá điền, kẻ có nhiều đất thì giàu mà tìm cách trốn thuế, thuế bị áp lên vai người nghèo, người nghèo không chịu nổi phải bán đất đai, đất đai tập trung lại tay những kẻ giàu có, thuế thu vào cho quốc gia giảm, phải tăng thuế, người giàu tiếp tục trốn thuế, người nghèo tiếp tục chịu thuế và mất thêm đất, tới lúc này các tệ nạn phát sinh, cuối cùng thì cách mạng chia lại ruộng đất nổ ra, thay đổi vương triều và vòng tuần hoàn mới bắt đầu. Nhưng ở đây có một vấn đề, đó là nếu địa chủ là người Đại Hoa, với những mối quan hệ của họ, thì kinh tế quốc gia suy sụp thì kệ kinh tế quốc gia, họ vẫn cứ giàu có. Còn địa chủ Bách Việt ư, nếu kinh tế Nam Giao Đô Ty gặp khó khăn, thì xin lỗi, quan lại ở đây lại chả xin tí huyết của họ ngay. Thậm chí, chém đầu xét nhà cũng đều có thể chứ nói gì tới thu thuế cao.
Dù vậy, tình hình hiện tại cũng có thể thấy là chưa tới lúc mà quan lại Nam Giao Đô Ty cần đánh vào giới địa chủ, nên người hiện đang gặp xui xẻo chính là những thường dân thấp cổ bé họng đang ngày một nghèo khó, đứng trước nguy cơ phá sản, phải bán rẻ đất đai để nạp thuế, phải đi bán sức lao động kiếm miếng cơm hàng ngày. Rồi họ tiếp tục bị các chủ xưởng, thương nhân Bách Việt cũng nhân cơ hội làm giàu cho mình bằng việc tận lực bóc lột sức lao động. Họ trả cho nhân công đồng lương chết đói, ép họ phải lảm trong những điều kiện hết sức khó khăn, vì nhân công chết thì thôi, không lứa này lại có lứa khác, khi mà càng ngày số người bị mất ruộng đất sẽ chỉ tăng chứ không có giảm.
Muốn cứu nguy được cho những nhân công đó, về lâu dài thì phải khiến cho khoa học kỹ thuật nông nghiệp mới như làng Hồng Bàng tới được tay người nông dân, còn về trước mắt, thì phải khiến giới chủ: các chủ xưởng, các thương nhân có nhận thức mới về những người lao động như cách mà Kiệt đang làm ở làng Hồng Bàng vậy. Đó là nhân công, người lao động là một nguồn tài nguyên cần bảo tồn. Đó chính là những ý kiến riêng của Minh. Viết song bản tổng kết này, Minh nhanh chóng đưa nó về làng Hồng Bàng cho Kiệt xem, bổ sung thêm các ý kiến, đồng thời cũng giục Kiệt sớm lên trên đây để có thể xem xét giúp đỡ những con người đó. Thời gian qua, đi tìm hiểu về chợ nhân công, xem xét điều kiện của những người lao động kia, Minh luôn bị ám ảnh, cậu chỉ mong có thể giải thoát họ khỏi tất cả những công việc nặng nhọc, nguy hiểm kia.
Tuy nhiên, có một điều Minh không biết, rằng bản thảo cậu ta viết, đã bị sao chép lại bởi Nguyễn Thị Lý. Dù sao, bản thảo này Minh nghĩ mình đã viết bằng chữ quốc ngữ, có ai đọc được cũng không sao, nên không cẩn mật canh phòng, với cả cậu ta thường xuyên phải đi thu thập tài liệu thực tế, nên cứ viết xong lại để đấy, Nguyễn Thị Lý chỉ cần giả vờ dọn dẹp, rồi vào đó chép lại là xong. Dù không hề biết chữ quốc ngữ, nhưng cô ta vẫn tìm cách chép lại cho giống hệt những gì Minh viết, rồi họ đưa về làng Hồng Bàng để mẹ con Nguyễn Thị Xoan dịch ra chữ Hoa, sau đó đưa lại cho Mai Diễm đọc. Đọc những gì Minh viết ra, Mai Diễm thấy vô cùng kinh ngạc. Do đâu mà một tên nhóc mới 18 tuổi lại có thể viết ra những điều nghe thì ly kinh phản đạo song lại có sự tinh tế nhất định, và càng ngẫm thì càng thấy có lý. Thực là may mắn khi họ bố trí được người bên cạnh Hoàng Anh Minh, nếu không thì hẳn là họ sẽ bỏ qua một nhân tài như cậu ta. Nữ Lưu nhất định phải kiểm soát được con người này.Từ những gì Minh viết ra, có thể thấy cậu ta là một chính nhân quân tử, tiền tài, sắc đẹp, công danh sự nghiệp tầm thường không phải thứ cậu ta muốn,… để kiểm soát Minh, phải đi theo được con đường phấn đấu của cậu ta: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Trước mắt, chính là giúp Minh trong việc giải quyết vấn đề chợ nhân công, giúp những người lao động có cuộc sống tốt hơn. Nữ Lưu ngay lập tức được khởi động, họ nhanh chóng bắt lại liên lạc với những người nào đang là tình nhân, vợ lẽ hay được các thương nhân để ý, để sẵn sàng một khi Hoàng Anh Minh cần làm gì, thì sẽ có thể giúp cậu ta hết sức.
Danh sách chương