Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt
Chương 71: Phục kích
Thấy lũ cướp biển không có ý muốn rút đi, lo sợ rằng nếu như cứ trốn mãi, hoặc vì lý do nào đó mà bị lộ, hoặc là bọn chúng đóng lại quá lâu khiến lương thực cạn kiệt, Kiệt tổ chức cuộc họp bàn biện pháp ứng phó.
- Ý của con là ta phải tổ chức phản công lại ư?- Bá hộ Đào lo lắng hỏi
- Đúng vậy, nếu bị động chờ đợi thì không biết khả năng nào sẽ xảy ra nữa! Ta không thể chắc nó có xảy ra hay không, nhưng nó mà xảy ra là cực tệ, thà cứ chuẩn bị cho điều không tới, còn hơn để nó tới mà chưa chuẩn bị gì!- Kiệt nói, giá như mấy người này sống cùng thời với Kiệt thì có lẽ họ sẽ biết tới thứ gọi là “ hiệu ứng bánh bơ”: khi một điều tồi tệ được xác nhận có khả năng xảy ra thì nó sẽ xảy ra, giống như cái bánh phết bơ mà rơi thì nó sẽ nhiều khả năng là rơi mặt phết bơ xuống sàn. Nhưng do không ai biết, Kiệt buộc phải lý luận như thế.
- Tấn công là đúng đắn đây!- Lý Tuấn gật gù, song cũng nói ra điều lo lắng- Nhưng lính Hồng Bàng quá kém, gần 100 người đánh có khoảng bốn mấy người mà còn chết, còn bị thương, đối phương gần 200 người, tôi thấy khó.
- Dân Hồng Bàng đâu có phải lính chuyên nghiệp, bị thương vong khi chiến đấu lần đầu là phải, nhưng mà cũng không thể phủ nhận, sau trận này họ sẽ đánh khá hơn!- Kiệt an ủi đồng thời cũng nâng sĩ khí cho các tiểu đội trưởng tham dự cuộc họp.
- Nghe cậu nói thì hình như đã có kế hoạch rồi ư? - Đúng vậy, tôi nghĩ là ta có thể dùng cách đánh du kích với địch. Tôn Tử nói, ta làm cho địch hiển hiện, mà ta như vô hình. Ta vô hình thì địch không biết phải phòng thủ ở đâu, hễ chúng phòng thủ bên trái thì bên phải yếu mỏng, hễ chúng muốn giữ phía trước thì phía sau yếu mỏng, hễ chúng muốn bảo vệ nơi nơi thì nơi nơi yếu mỏng. Ta không bị lộ thì có thể tập hợp lực lượng nhanh hơn, vì thế ta đánh địch sẽ luôn là lấy nhiều đánh ít. Ta vô hình trong mắt địch, tức là quyền chủ động sẽ ở nơi ta, ta đánh chỗ nào địch không biết, phục kích ở đâu địch không hay.- Kiệt tuôn ra một loạt triết lý chiến trận học lỏm trên mạng ngày trước, và khiến ai nghe cũng phải gật gù. Quả thực cũng khó mà bắt bẻ.
- Vậy tóm lại, là mình phải làm gì!- Mấy ông tiểu đội trưởng nghe xong, vui vẻ gật đầu, rồi hỏi lại một câu thật mất hết cả hứng.
Kiệt phải ngồi xuồng, gọi mấy cậu liên lạc ra, bảo họ vẽ lại lược đồ làng Hồng Bàng. Sau đó, cậu chú thích thêm những nơi mà địch ẩn náu, những chỗ mà chúng đang cho người đi lùng sục dân Hồng Bàng,...
- Giờ ta cần làm hai việc, thứ nhất là đảm bảo chỗ này không bị địch phát giác.
- Vậy là giết hết bọn đang đi lùng sục hả?
- Đúng vậy, nhưng trình tự giết phải đảm bảo là để chúng không chú ý tới chỗ này! Nếu ta giết ở đây trước, hoặc giết không hết, tất chúng sẽ biết dân làng ta náu ở đây, thế là chúng kéo vào đánh nơi này mất.
- Phải ha! Thế còn điều cần làm thứ hai?
- Tiêu diệt một phần sinh lực địch. Nếu bị đánh một trận đau, chúng tất phải co cụm lại, bớt hung hăng hiếu chiến đi lùng dân làng, mà như thế thì ta cũng được nghỉ một chút.
- Vậy sao ta không làm một mồi nhử?- Lý Tuấn đề nghị
- Mồi nhử ư?
- Ta sẽ giả tấn công kẻ địch ở một nơi, dụ chúng tới đó, rồi sau đó đánh vào sào huyệt của chúng trong làng, tiêu hủy bớt lương thực thực phẩm của chúng, thậm chí đốt thuyền con.
- Không được, như vậy là khiến chúng điên hơn.
- Đánh chúng cũng khiến chúng điên hơn.
- Nhưng nếu đòn đủ đau thì chúng sẽ phải sợ.- Kiệt nói. Ý tưởng đánh vào nguồn lương thực không tồi, nhưng đó phải là khi hai bên ở xa nhau cơ. Dân làng đang ở quá gần bọn cướp, mất lương thực hay phương tiện đi lại, chúng sẽ phát khùng và càng manh động trong cuộc săn lùng hơn. Cách làm của Lý Tuấn là đúng nếu bên mình đang đánh lâu dài, tiêu hủy sinh lực địch, chứ không phải là đánh ngắn ngày, với nhu cầu buộc đối phương phải lùi bước ngay như hiện tại.
- Kiệt nói đúng, ta phải khiến chúng biết sợ.
Dù phản bác ý kiến của Lý Tuấn trong mục tiêu cuối cùng, nhưng Kiệt lại tiếp thu ý tưởng việc phục kích đối phương sau khi cho đối phương một miếng mồi. Cậu ta biết rằng bất kể trong thời đại nào, phục kích một lực lượng đang di chuyển rõ ràng là tốt, vì khi đó chúng luôn bị giãn đội hình. Quân Hồng Bàng cũng đã làm điều tương tự với cướp biển trong trận chiến lúc tờ mờ sáng, và rõ ràng là hiệu quả của nó là tốt.
- Vậy là chúng ta khiến chúng tin rằng đã phát hiện được vị trí của mình, rồi tổ chức mai phục chúng khi chúng đang đi vào vị trí đó hả.
- Giống như trận lúc sáng, có điều không cần đội dụ địch mà thôi.
- Đâu có đâu, ta vẫn cần một đội dụ địch. Và cũng nên chờ thêm ngày nữa là tốt.
.................................
- Mẹ kiếp, không biết mấy thằng ở lại ngôi làng kia đang làm gì nhỉ?
- Chè chén bù khú, chắc luôn.
Nhóm cướp biển được cử đi để tìm kiếm dân làng Hồng Bàng đang cáu. Chúng mệt khi phải đì mò mẫm nơi rừng cây rậm rạp này, trong khi bọn ở nhà chắc đang đánh chén no nê. Đã vậy, do không tìm được tung tích dân Hồng Bàng, Kogoro còn đập mỗi thằng đội dò tìm mấy cái. Đau không quá đau, nhưng mà ức.
Lúc này đã là ngày thứ hai mà lũ cướp biển này lên làng Hồng Bàng. Hôm nay, đội dò tìm đi sâu vào khu rừng núi phía sau làng Hồng Bàng, con đường khó đi quá, nên chúng đi vã hết cả mồ hôi, thở hụt cả hơi. Đang tính chửi động, chợt một tên ra tín hiệu im lặng.
- Chuyện gì thế!
- Có mùi thức ăn!- Một tên khẽ nói.
Cả bọn cướp vội vã đi nhẹ nói khẽ cười duyên, tìm kiế nơi phát ra mùi hương. Và rồi bọn nó phát hiện một khu lán trại, có rất nhiều người đang ngồi ăn cơm, dọn dẹp. Và chúng cũng thấy được bếp Hoàng Cầm đang nấu, khói lan là là mặt đất. Nhìn vậy là chúng hiểu tại sao không thấy cột khói rồi.
- Mẹ cái bọn dân này khó chơi thật.
- May mà hôm nay nhìn thấy, không thì không biết sẽ thế nào.
- Về báo cho thuyền trưởng thôi.
Mấy tên này vừa toan chạy đi, thì đột nhiên một tiếng hét vang lên ngay sau lưng.
- Cướp biển! Cướp biển!
Bọn chúng cuồng cuồng quay lại thì thấy một bóng người nhỏ vứt bó củi ra đường, rồi chạy biến mất, chỗ lán trại thì có tiếng lộn xộn. Biết là không ổn, bọn này cắm đầu cắm cổ chạy, nhưng những tiếng tên bắn vun vút vang lên, vài tên gục ngay. Cùng lúc đó là đám lính làng Hồng Bàng cũng chạy tới, cố bắt thêm mấy tên nữa. Sau cùng, có 4 tên chạy được, chạy bán sống bán chết, chạy lộn ruột lộn gan về làng Hồng Bàng báo tin.
Biết được rằng dân Hồng Bàng có thể nấu ăn mà không lộ lửa lộ khói, Kogoro tỏ ra khá kinh ngạc, nhưng cũng chỉ thế thôi, hắn quyết phải đi gấp trong chiều nay, để đánh tới chỗ dân Hồng Bàng đang ẩn náu. Theo như Kogoro đoán, bọn dân làng giờ đang chạy tụt quần, hàng ngũ không chỉnh tề, quân ta ùa lên nhất định bắt sống.
Đám cướp biển lập tức nai nịt gọn gàng mà lên đường đuổi gấp. Chúng chạy một mạch hàng giờ liền, và tới được nơi bọn truy lùng tìm được dấu tích của làng. Khi tới nơi, đúng như Kogoro nhận định, dấu tích của một cuộc trốn chạy vội vàng hiển hiện rõ.
Thế là bọn cướp đuổi ngay, vì tính là sẽ đuổi kịp đoàn người đang hoảng loạn kia thì dù có mệt chút cũng đáng. Song đuổi theo một hồi, đến khi trời sập tối thì phát hiện ra là mất dấu. Điều này khiến lũ cướp chưng hửng, không hiểu tại sao nữa. Kogoro giận quá, lôi 4 thằng phát hiện ra dân Hồng Bàng lại hỏi cho kỹ, xem tại sao nếu bọn nó thực sự nhìn thấy rằng dân Hồng Bàng ở đây, thì sao giờ lại mất dấu. Rõ ràng là dân Hồng Bàng có người gia, trẻ nhỏ không thể cơ động bằng đám cướp vốn toàn thanh niên trai tráng.
Trong cơn hoang mang, Kogoro đánh phải để lính của mình nổi lửa nấu cơm. Dù mệt và giận, tiếng càu nhàu vang liên tục, xong cuối cùng đám cướp cũng nấu xong cơm, ăn no nê rồi, chúng ngồi toan ngồi nghỉ ngơi cho xuôi rồi quay lại làng Hồng Bàng.
- Đến lúc rồi đó!- Từ khu xung quanh, nhận được tin báo từ các liên lạc về việc đám cướp đã ăn cơm xong, Kiệt gật đầu ra hiệu. Mấy đứa nhỏ liên lạc liền chạy ra, mỗi đứa cầm một cái tù và, và thổi.
- Ù ù ù ù ù ù!- Tiếng tù và vang vọng khắp núi đồi, báo hiệu cho quân Hồng Bàng cũng quân của Lý Tuấn sẵn sàng cho cuộc tấn công.
Đây là nơi mà bọn họ đã chọn để làm một cuộc tấn công vào lũ cướp biển. Ngay từ đầu, thứ lán trại mà bọn truy lùng kia thấy chỉ là giả, do dân Hồng Bàng lợp gấp, và những người ở đó đều là người khỏe mạnh trong làng, mặc quần áo giả đàn bà với người già. Ngay khi bọn truy lùng tới gần khu trại giả, chúng đã bị theo dõi, tất cả những gì chúng thấy là thứ mà họ sắp xếp, đứa trẻ đánh rơi củi và báo động chính là để tạo tình huống, khiến bọn nó không quan sát được lâu thêm mà có thể phát hiện sơ hở. Cũng vì thế, bọn nó có 4 thằng chạy thoát.
Sau khi chúng nó thoát được, khu lán được dỡ ngay, đồng thời tất cả lập tức tiến hành đóng giả dấu vết chạy trốn, làm sao để khiến bọn nó thấy được rõ là sự lộn xộn, vô kỷ luật, rồi cả dấu chân trẻ em- từ các liên lạc viên và như thế là chúng thèm thuồng đuổi theo như sói thấy mùi máu.
Dấu vết dẫn chúng đi đủ xa, để chúng thấm mệt. Tới nơi dấu vết bị mất dấu, chính là một khu vực tương đối bằng phẳng song chật hẹp, phát huy tốt ưu thế bao vây từ các hướng của quân Hồng Bàng. Nơi này ban đầu không hề có quân Hồng Bàng ẩn nấp, mà họ đi khá là xa, nơi mà bọn cướp chắc chắn không thể ngờ tới. Tới khi bọn cướp biển đã chán và quay về nấu cơm, thì quân Hồng Bàng mới đi tới gần. Tất cả họ miệng ngậm cái đũa để không được thì thào gì cả, cứ lần lần lần lần theo dấu mà các liên lạc viên tạo ra, đó là những mảnh vải trắng dễ thấy trong đêm. Tới khi lũ cướp đã nấu cơm và ăn no rồi, đảm bảo là sự mệt mỏi của những giờ truy đuổi cộng thêm sự no nê đã làm giảm đi khả năng chiến đấu của bọn nó, Kiệt mới đồng ý phát động tấn công.
Chương 71: Phục kích
Thấy lũ cướp biển không có ý muốn rút đi, lo sợ rằng nếu như cứ trốn mãi, hoặc vì lý do nào đó mà bị lộ, hoặc là bọn chúng đóng lại quá lâu khiến lương thực cạn kiệt, Kiệt tổ chức cuộc họp bàn biện pháp ứng phó.
- Ý của con là ta phải tổ chức phản công lại ư?- Bá hộ Đào lo lắng hỏi
- Đúng vậy, nếu bị động chờ đợi thì không biết khả năng nào sẽ xảy ra nữa! Ta không thể chắc nó có xảy ra hay không, nhưng nó mà xảy ra là cực tệ, thà cứ chuẩn bị cho điều không tới, còn hơn để nó tới mà chưa chuẩn bị gì!- Kiệt nói, giá như mấy người này sống cùng thời với Kiệt thì có lẽ họ sẽ biết tới thứ gọi là “ hiệu ứng bánh bơ”: khi một điều tồi tệ được xác nhận có khả năng xảy ra thì nó sẽ xảy ra, giống như cái bánh phết bơ mà rơi thì nó sẽ nhiều khả năng là rơi mặt phết bơ xuống sàn. Nhưng do không ai biết, Kiệt buộc phải lý luận như thế.
- Tấn công là đúng đắn đây!- Lý Tuấn gật gù, song cũng nói ra điều lo lắng- Nhưng lính Hồng Bàng quá kém, gần 100 người đánh có khoảng bốn mấy người mà còn chết, còn bị thương, đối phương gần 200 người, tôi thấy khó.
- Dân Hồng Bàng đâu có phải lính chuyên nghiệp, bị thương vong khi chiến đấu lần đầu là phải, nhưng mà cũng không thể phủ nhận, sau trận này họ sẽ đánh khá hơn!- Kiệt an ủi đồng thời cũng nâng sĩ khí cho các tiểu đội trưởng tham dự cuộc họp.
- Nghe cậu nói thì hình như đã có kế hoạch rồi ư? - Đúng vậy, tôi nghĩ là ta có thể dùng cách đánh du kích với địch. Tôn Tử nói, ta làm cho địch hiển hiện, mà ta như vô hình. Ta vô hình thì địch không biết phải phòng thủ ở đâu, hễ chúng phòng thủ bên trái thì bên phải yếu mỏng, hễ chúng muốn giữ phía trước thì phía sau yếu mỏng, hễ chúng muốn bảo vệ nơi nơi thì nơi nơi yếu mỏng. Ta không bị lộ thì có thể tập hợp lực lượng nhanh hơn, vì thế ta đánh địch sẽ luôn là lấy nhiều đánh ít. Ta vô hình trong mắt địch, tức là quyền chủ động sẽ ở nơi ta, ta đánh chỗ nào địch không biết, phục kích ở đâu địch không hay.- Kiệt tuôn ra một loạt triết lý chiến trận học lỏm trên mạng ngày trước, và khiến ai nghe cũng phải gật gù. Quả thực cũng khó mà bắt bẻ.
- Vậy tóm lại, là mình phải làm gì!- Mấy ông tiểu đội trưởng nghe xong, vui vẻ gật đầu, rồi hỏi lại một câu thật mất hết cả hứng.
Kiệt phải ngồi xuồng, gọi mấy cậu liên lạc ra, bảo họ vẽ lại lược đồ làng Hồng Bàng. Sau đó, cậu chú thích thêm những nơi mà địch ẩn náu, những chỗ mà chúng đang cho người đi lùng sục dân Hồng Bàng,...
- Giờ ta cần làm hai việc, thứ nhất là đảm bảo chỗ này không bị địch phát giác.
- Vậy là giết hết bọn đang đi lùng sục hả?
- Đúng vậy, nhưng trình tự giết phải đảm bảo là để chúng không chú ý tới chỗ này! Nếu ta giết ở đây trước, hoặc giết không hết, tất chúng sẽ biết dân làng ta náu ở đây, thế là chúng kéo vào đánh nơi này mất.
- Phải ha! Thế còn điều cần làm thứ hai?
- Tiêu diệt một phần sinh lực địch. Nếu bị đánh một trận đau, chúng tất phải co cụm lại, bớt hung hăng hiếu chiến đi lùng dân làng, mà như thế thì ta cũng được nghỉ một chút.
- Vậy sao ta không làm một mồi nhử?- Lý Tuấn đề nghị
- Mồi nhử ư?
- Ta sẽ giả tấn công kẻ địch ở một nơi, dụ chúng tới đó, rồi sau đó đánh vào sào huyệt của chúng trong làng, tiêu hủy bớt lương thực thực phẩm của chúng, thậm chí đốt thuyền con.
- Không được, như vậy là khiến chúng điên hơn.
- Đánh chúng cũng khiến chúng điên hơn.
- Nhưng nếu đòn đủ đau thì chúng sẽ phải sợ.- Kiệt nói. Ý tưởng đánh vào nguồn lương thực không tồi, nhưng đó phải là khi hai bên ở xa nhau cơ. Dân làng đang ở quá gần bọn cướp, mất lương thực hay phương tiện đi lại, chúng sẽ phát khùng và càng manh động trong cuộc săn lùng hơn. Cách làm của Lý Tuấn là đúng nếu bên mình đang đánh lâu dài, tiêu hủy sinh lực địch, chứ không phải là đánh ngắn ngày, với nhu cầu buộc đối phương phải lùi bước ngay như hiện tại.
- Kiệt nói đúng, ta phải khiến chúng biết sợ.
Dù phản bác ý kiến của Lý Tuấn trong mục tiêu cuối cùng, nhưng Kiệt lại tiếp thu ý tưởng việc phục kích đối phương sau khi cho đối phương một miếng mồi. Cậu ta biết rằng bất kể trong thời đại nào, phục kích một lực lượng đang di chuyển rõ ràng là tốt, vì khi đó chúng luôn bị giãn đội hình. Quân Hồng Bàng cũng đã làm điều tương tự với cướp biển trong trận chiến lúc tờ mờ sáng, và rõ ràng là hiệu quả của nó là tốt.
- Vậy là chúng ta khiến chúng tin rằng đã phát hiện được vị trí của mình, rồi tổ chức mai phục chúng khi chúng đang đi vào vị trí đó hả.
- Giống như trận lúc sáng, có điều không cần đội dụ địch mà thôi.
- Đâu có đâu, ta vẫn cần một đội dụ địch. Và cũng nên chờ thêm ngày nữa là tốt.
.................................
- Mẹ kiếp, không biết mấy thằng ở lại ngôi làng kia đang làm gì nhỉ?
- Chè chén bù khú, chắc luôn.
Nhóm cướp biển được cử đi để tìm kiếm dân làng Hồng Bàng đang cáu. Chúng mệt khi phải đì mò mẫm nơi rừng cây rậm rạp này, trong khi bọn ở nhà chắc đang đánh chén no nê. Đã vậy, do không tìm được tung tích dân Hồng Bàng, Kogoro còn đập mỗi thằng đội dò tìm mấy cái. Đau không quá đau, nhưng mà ức.
Lúc này đã là ngày thứ hai mà lũ cướp biển này lên làng Hồng Bàng. Hôm nay, đội dò tìm đi sâu vào khu rừng núi phía sau làng Hồng Bàng, con đường khó đi quá, nên chúng đi vã hết cả mồ hôi, thở hụt cả hơi. Đang tính chửi động, chợt một tên ra tín hiệu im lặng.
- Chuyện gì thế!
- Có mùi thức ăn!- Một tên khẽ nói.
Cả bọn cướp vội vã đi nhẹ nói khẽ cười duyên, tìm kiế nơi phát ra mùi hương. Và rồi bọn nó phát hiện một khu lán trại, có rất nhiều người đang ngồi ăn cơm, dọn dẹp. Và chúng cũng thấy được bếp Hoàng Cầm đang nấu, khói lan là là mặt đất. Nhìn vậy là chúng hiểu tại sao không thấy cột khói rồi.
- Mẹ cái bọn dân này khó chơi thật.
- May mà hôm nay nhìn thấy, không thì không biết sẽ thế nào.
- Về báo cho thuyền trưởng thôi.
Mấy tên này vừa toan chạy đi, thì đột nhiên một tiếng hét vang lên ngay sau lưng.
- Cướp biển! Cướp biển!
Bọn chúng cuồng cuồng quay lại thì thấy một bóng người nhỏ vứt bó củi ra đường, rồi chạy biến mất, chỗ lán trại thì có tiếng lộn xộn. Biết là không ổn, bọn này cắm đầu cắm cổ chạy, nhưng những tiếng tên bắn vun vút vang lên, vài tên gục ngay. Cùng lúc đó là đám lính làng Hồng Bàng cũng chạy tới, cố bắt thêm mấy tên nữa. Sau cùng, có 4 tên chạy được, chạy bán sống bán chết, chạy lộn ruột lộn gan về làng Hồng Bàng báo tin.
Biết được rằng dân Hồng Bàng có thể nấu ăn mà không lộ lửa lộ khói, Kogoro tỏ ra khá kinh ngạc, nhưng cũng chỉ thế thôi, hắn quyết phải đi gấp trong chiều nay, để đánh tới chỗ dân Hồng Bàng đang ẩn náu. Theo như Kogoro đoán, bọn dân làng giờ đang chạy tụt quần, hàng ngũ không chỉnh tề, quân ta ùa lên nhất định bắt sống.
Đám cướp biển lập tức nai nịt gọn gàng mà lên đường đuổi gấp. Chúng chạy một mạch hàng giờ liền, và tới được nơi bọn truy lùng tìm được dấu tích của làng. Khi tới nơi, đúng như Kogoro nhận định, dấu tích của một cuộc trốn chạy vội vàng hiển hiện rõ.
Thế là bọn cướp đuổi ngay, vì tính là sẽ đuổi kịp đoàn người đang hoảng loạn kia thì dù có mệt chút cũng đáng. Song đuổi theo một hồi, đến khi trời sập tối thì phát hiện ra là mất dấu. Điều này khiến lũ cướp chưng hửng, không hiểu tại sao nữa. Kogoro giận quá, lôi 4 thằng phát hiện ra dân Hồng Bàng lại hỏi cho kỹ, xem tại sao nếu bọn nó thực sự nhìn thấy rằng dân Hồng Bàng ở đây, thì sao giờ lại mất dấu. Rõ ràng là dân Hồng Bàng có người gia, trẻ nhỏ không thể cơ động bằng đám cướp vốn toàn thanh niên trai tráng.
Trong cơn hoang mang, Kogoro đánh phải để lính của mình nổi lửa nấu cơm. Dù mệt và giận, tiếng càu nhàu vang liên tục, xong cuối cùng đám cướp cũng nấu xong cơm, ăn no nê rồi, chúng ngồi toan ngồi nghỉ ngơi cho xuôi rồi quay lại làng Hồng Bàng.
- Đến lúc rồi đó!- Từ khu xung quanh, nhận được tin báo từ các liên lạc về việc đám cướp đã ăn cơm xong, Kiệt gật đầu ra hiệu. Mấy đứa nhỏ liên lạc liền chạy ra, mỗi đứa cầm một cái tù và, và thổi.
- Ù ù ù ù ù ù!- Tiếng tù và vang vọng khắp núi đồi, báo hiệu cho quân Hồng Bàng cũng quân của Lý Tuấn sẵn sàng cho cuộc tấn công.
Đây là nơi mà bọn họ đã chọn để làm một cuộc tấn công vào lũ cướp biển. Ngay từ đầu, thứ lán trại mà bọn truy lùng kia thấy chỉ là giả, do dân Hồng Bàng lợp gấp, và những người ở đó đều là người khỏe mạnh trong làng, mặc quần áo giả đàn bà với người già. Ngay khi bọn truy lùng tới gần khu trại giả, chúng đã bị theo dõi, tất cả những gì chúng thấy là thứ mà họ sắp xếp, đứa trẻ đánh rơi củi và báo động chính là để tạo tình huống, khiến bọn nó không quan sát được lâu thêm mà có thể phát hiện sơ hở. Cũng vì thế, bọn nó có 4 thằng chạy thoát.
Sau khi chúng nó thoát được, khu lán được dỡ ngay, đồng thời tất cả lập tức tiến hành đóng giả dấu vết chạy trốn, làm sao để khiến bọn nó thấy được rõ là sự lộn xộn, vô kỷ luật, rồi cả dấu chân trẻ em- từ các liên lạc viên và như thế là chúng thèm thuồng đuổi theo như sói thấy mùi máu.
Dấu vết dẫn chúng đi đủ xa, để chúng thấm mệt. Tới nơi dấu vết bị mất dấu, chính là một khu vực tương đối bằng phẳng song chật hẹp, phát huy tốt ưu thế bao vây từ các hướng của quân Hồng Bàng. Nơi này ban đầu không hề có quân Hồng Bàng ẩn nấp, mà họ đi khá là xa, nơi mà bọn cướp chắc chắn không thể ngờ tới. Tới khi bọn cướp biển đã chán và quay về nấu cơm, thì quân Hồng Bàng mới đi tới gần. Tất cả họ miệng ngậm cái đũa để không được thì thào gì cả, cứ lần lần lần lần theo dấu mà các liên lạc viên tạo ra, đó là những mảnh vải trắng dễ thấy trong đêm. Tới khi lũ cướp đã nấu cơm và ăn no rồi, đảm bảo là sự mệt mỏi của những giờ truy đuổi cộng thêm sự no nê đã làm giảm đi khả năng chiến đấu của bọn nó, Kiệt mới đồng ý phát động tấn công.
Danh sách chương