Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt

Chương 78: Tính sổ với Từ Văn Đồng

Dẫn theo con nhóc Trần Phương Nhung này về quán trọ của làng Hồng Bàng để nghỉ ngơi đồng thời thu xếp việc cho nó xong một hồi, Kiệt mới chuẩn bị vài món đồ làm quàn tặng, nhờ người ta gửi tới chỗ Từ Văn Đồng kèm lá thư xin được gặp mặt.

Từ lúc bức thư được gửi đi tới khi nhận được hồi âm, cũng phải 3- 4 ngày rồi ấy chứ. Kiệt trong thời gian này cũng không rảnh đợi không, mà đi khắp huyện thị xem xét tình hình, tham khảo giá cả các loại vật phẩm, tính toán xem có mối làm ăn nào tốt một tí để đầu tư không. Tới lúc này, Từ Văn Đồng mới hồi đáp, đồng ý gặp mặt, địa điểm gặp mặt là quán ăn Hồng Bàng.

Theo lễ chủ khách, Kiệt chọn một phòng tương riêng, yêu cầu nhà bếp làm vài món ngon một chút để nhấm nháp trong khi bàn chuyện làm ăn. Hẹn nhau bữa trưa, nhưng tới chiều tối, Từ Văn Đồng mới khoan thai tới, khiến Kiệt phải chờ gần 3 canh giờ ( 6 tiếng đồng hồ).

- Xin lỗi, tới muộn quá! Không phiền chứ hả?- Một tên hầu của Từ Văn Đồng nhảy lên nói trước, chặn họng tất cả mọi người bên Hoàng Anh Kiệt

- Ông chủ Từ Văn Đông khách sáo quá! Hai bên chúng ta dù gì cũng còn nhiều thời gian, vậy hãy lên nhà ăn uống chút đỉnh chứ hả?- Đỗ Bá Xuyên nhảy lên ngăn chặn hai phe khắc khẩu, kết thúc nhanh cuộc trò chuyện vô vị để bắt đầu bữa cơm. Dù gì, trời đánh tránh miếng ăn.

Thấy bên Kiệt phải đấu dịu, Từ Văn Đồng và đám tay chân khẽ cười, gật đầu rồi bước lên trên nhà, Kiệt không đi mà vẫy tay gọi nhà bếp, dặn họ làm vài món ăn khác.

Hai bên chủ khách ngồi một hồi thì thức ăn được bưng lên, đó là những món ăn mà dân Hồng Bàng từng phải ăn khi họ bị cướp biển tấn công phá làng lần đầu tiên: cơm trắng, thịt kho mặn, rau luộc.

- Đây là ý gì vậy! Các người đãi khách thế này ư! - Các vị chớ vội, món ăn này, tuy rất tầm thường, nhưng lại có chỗ không tầm thường. Các vị chắc không biết, làng Hồng Bàng lần đầu tiên bị cướp biển đánh phá, tuy tổn hại về người chỉ có một, nhưng lúc đó toàn bộ làng không chỗ nào còn nguyên vẹn, nhà cửa bị đốt, kho thóc bị phá, tất cả cơ sở sản xuất đều tanh bành, bữa cơm mà ta ăn thế này, là coi như bữa cơm mà dân làng Hồng Bàng chỉ có thể ăn vào những lúc có việc mừng trong hơn một năm sau đó. Giờ đây, làng Hồng Bàng lại bị phá một lần nữa, nhưng dân Hồng Bàng chúng cháu đều tin là không lâu nữa đâu, làng Hồng Bàng sẽ lại đâu vào đấy. Vì thế, nhân ngày vui hôm nay, làng Hồng Bàng bọn cháu mời các bác các chú các anh đây ăn thử món ăn này đó.

Kiệt đĩnh đạc kể lại mọi thứ, khiến mặt của Từ Văn Đồng hơi tái đi. Nhưng rất nhanh, ông ta lấy lại bình tĩnh, bọn này làm sao có thể biết được việc ông ta thuê lũ cướp biển cơ chứ. Khả năng lớn nhất khi bày món này ra, chẳng qua để cố tình trả đũa vụ bị cho chờ 3 canh giờ qua. Nhưng tài ứng khẩu của đứa nhóc kia cũng tốt, nên Từ Văn Đồng bỏ qua.

Ăn thử một chút món cơm với thịt kho, rau luộc, Từ Văn Đồng buông đũa, tỏ ý muốn nói chuyện, nhưng đám người Hồng Bàng không có ý dừng bữa. Bọn chúng ăn như rồng cuốn, lại rất nhiệt tình mời Từ Văn Đồng ăn thêm. Phải mất ít lâu, bọn họ ăn hết xong, dọn bàn thì hai bên mới bắt đầu cuộc bàn bạc.

Lần này, dường như đã trả thù nhỏ xong, với lại cũng thực sự cần tiền để gấp rút trù tính khôi phục lại làng, nên việc đàm phán diễn ra trong thuận lợi. Hiện tại, làng Hồng Bàng cần thời gian khôi phục, nhưng với dự tính về việc khai phá phần đất phía sau làng, ở những ngọn núi, thì lượng gạo cần bán ra sẽ cực kỳ cao, cần có chỗ sẵn sàng tiêu thụ. Ngoài ra, cũng phải mua trước một lượng lớn nông cụ, hạt giống,... nên tiền đầu tư cũng rất cần thiết. Ngoài ra, làng Hồng Bàng cũng đề nghị mua một số lượng gạo. Họ vừa thu nạp thêm làng Thụi, dân số tăng, nhu cầu tiêu thụ lương thực tạm thời tăng cao, nên hi vọng Từ Văn Đồng giúp đỡ. Khoản nợ này sẽ được trả vào lúc thu hoạch.

Từ Văn Đồng nghe vậy thì đồng ý, vì nếu làm điều này sẽ rất có lợi cho một kẻ buôn gạo như ông ta. Xong Từ Văn Đồng bàn lại điều khoản chia, với những điều khoản có lợi hơn, ví dụ chia lãi suất vay, rồi thì chất lượng gạo ông ta đưa sẽ không bị hạn chế (để lão tuồn gạo cũ cho làng Hồng Bàng), nhưng lại yêu cầu gắt gao về chất lượng gạo làng Hồng Bàng dùng để trả nợ. Hai bên cũng kỳ kèo một hồi, nhưng sau cùng làng Hồng Bàng cũng đồng ý với một vài điều khoản tương đối bất lợi một tí. Nhưng ai cũng vui vẻ vì quả thực họ đang có điều cần kíp.

Sau khi mọi thứ được bàn bạc xong xuôi, Từ Văn Đồng hoan hỉ ra về. Vụ làm ăn này có thể nói là một vụ làm ăn cực kỳ thành công, nội trong 3 năm tới, tiệm gạo của ông ta nhất định tăng mạnh lợi nhuận, thậm chí khuynh đảo thị trường gạo ở tòan bộ huyện Sơn Hải luôn, chứ không phải chỉ ở huyện thị nữa.

Cùng với sự hỗ trợ của Từ Văn Đồng, sự tái thiết của làng Hồng Bàng diễn ra nhanh chóng hơn hẳn. Bù lại, Từ Văn Đồng cũng nhận được những khoản lãi kinh khủng. Đến năm thứ hai, Từ Văn Đồng thậm chí còn tự mình tới làng Hồng Bàng để kiểm tra, và kinh ngạc nhận ra lời lãi của làng Hồng Bàng thực sự quá mức ông ta tưởng tượng được. Điều này khiến lòng tham của lão già này nổi lên, nhưng bây giờ mọi chuyện đã khác, bọn cướp biển đã bị đánh lui, lão già không còn cách nào để gây hại làng Hồng Bàng nữa. Thế là lão già nghĩ ra cách là nhập cổ phần. Lão đề nghị làng Hồng Bàng cũng làm ăn với lão, thực tế là định dùng cách lừa đảo qua sổ sách: làm giả chi tiêu, giả vờ thất thoát,... để không ngừng chiếm đoạt tài sản từ làng Hồng Bàng. Kiệt biết rõ điều này, nhưng vẫn động viên người trong làng đồng ý tham gia, bởi cậu biết lão già chó chết này trước tiên sẽ cố tạo lợi nhuận để tạo lòng tin, sau đó mới làm một cú vét một khoản lớn, rồi báo lỗ.

Sau khoảng chừng 3 tháng, lão già Từ Văn Đồng trả lãi cao, rồi đề nghị đầu tư thêm. Kiệt đề nghị mọi người nên gọi lão tới, lấy lý do dân trong làng không quá an tâm việc giao ra nhiều tiền thế, hi vọng lão tới bàn bạc cụ thể. Từ Văn Đồng chả nghi ngờ gì cả, lập tức đi thuyền tới làng Hồng Bàng, mang theo rất nhiều của cải để lòe dân Hồng Bàng. Có điều lão ta mãi mãi không thể tới được làng Hồng Bàng, một đội dân quân Hồng Bàng đã đóng giả toán cướp biển của Ebisu, chặn đoàn thuyền, giết chết Từ Văn Đồng, cướp sạch của cải, làm bị thương một số thuyền viên, rồi rút đi. Xong việc, họ nhắn lại đám thuyền viên chuyển lời rằng: “Tên họ Từ này dám làm ăn hai mang, vừa chơi với bọn ta, lại ăn lãi với đám dân Hồng Bàng, nên đáng chết. Bọn dân Hồng Bàng cũng nhớ lấy, các ông nhất định giết hết tụi mày.”

Sau khi “ đám cướp” rút đi, tất cả thuyền viên lập tức đưa thuyền quay vào bờ, rồi đi báo quan. Kiểm tra hết mọi thứ xong, thấy không có gì bất ổn, họ thả đám thuyền viên về nhà. Bọn này được tha về thì lập tức đi vội mua ít bia về uống giải xui và làm mâm cơm cảm ơn tổ tiên đã gánh cho khỏi chết trong trận này.

Việc đám cướp quay lại, Từ Văn Đồng làm ăn với chúng và sự an nguy của làng Hồng Bàng bị đe dọa là kế của Kiệt để một mũi tên trúng nhiều đích. Đầu tiên là hợp lý hóa cái chết của Từ Văn Đồng. Thứ hai, giục Lý Sử A sớm ra biển, để Lý Tuấn ở lại, làng Hồng Bàng có không gian hoạt động. Thứ ba, họ dùng cách này để phá cơ nghiệp của Từ Văn Đồng, khiến gia đình lão để tránh nạn buộc phải bán tháo cửa hàng buôn gạo, làng Hồng Bàng do có phần hùn vốn, thì được ưu tiên mua lại. Vậy là họ đã có được một cơ sở tương đối tốt để đặt chân vào thị trường buôn gạo, cũng là một mạng lưới những con đường vận tải mà Từ Văn Đồng nắm giữ, để về sau nếu cần thiết thì có thể dùng để phục vụ nên thương mại của làng Hồng Bàng.

Những người ra tay trong vụ án lần này toàn bộ đều là những người thân tín nhất với Kiệt trong lực lượng quân đội đầu tiên của làng Hồng Bàng, tất cả được thử thách cẩn thận, đảm bảo biết giữ bí mật, và có thù với kẻ có ý định phá làng Hồng Bàng. Họ được biết đầy đủ tiền căn hậu quả, và đều đồng lòng với quyết định giết Từ Văn Đồng. Kiệt mất thời gian tập cho họ điệu bộ của lũ cướp, vài ngôn ngữ bọn chúng hay dùng từ bản khai thu thập được từ Ebisu. Nhờ thế, khi hành động, đám thủy thủ không ai phát hiện ra, nên lời khai rất có lợi cho đám của Kiệt.

Hơn nữa, từ lâu nay, Kiệt cũng đã đạo diễn rất khéo để không ai nghi tới làng Hồng Bàng. Việc hợp tác mạnh với Từ Văn Đồng là ý đó. Cuộc hợp tác mà làng Hồng Bàng đang hưởng quá nhiều lợi ích như thế, làm sao ai nghi tới họ được. Thậm chí, nghe việc làng Hồng Bàng nhảy vào kiểm soát tiệm gạo của Từ Văn Đồng thì dễ, chứ công sức bỏ ra cũng khiến người ta khó thấy là đây là chuyện được tính trước. Khi Từ Văn Đồng vừa chết cái, biết bao nhiêu khó khăn của tiệm gạo lộ ra, làng Hồng Bàng gần như chọn bán tháo. Nhưng tất cả những nhân vật máu mặt đều hiểu là chỉ làng Hồng Bàng đủ sức giữ lại tiệm gạo này, từ đó đảm bảo giá gạo, nên họ gần như ép dân Hồng Bàng phải nhận tiệm. Đóng vai không muốn nhận đến vài lần, ép được thêm tí dầu mỡ, dân Hồng Bàng miễn cưỡng nhận lấy, đồng thời cũng phải dùng hết sức chín trâu hai hổ mới làm mọi thứ tạm ổn.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện