Thời tiết bắt đầu mát mẻ.
Chân của Vinh An đã khỏi, lại tràn đầy sức sống, tung ta tung tẩy, khiến người ta nghi ngờ có thật đã từng bị thương.
Thường xuyên đi tới Yum, thỉnh thoảng sẽ gặp Martini tiên sinh.
Mà tôi với Vỹ Đình có lẽ cứ như vậy, không còn có thêm ký ức gì mới mẻ; trừ khi cái ông Mausolus kia lại tính ra cái tỉ lệ hy hữu cổ quái gì.
Tôi đã năm thứ tư rồi, cũng nên nghiêm túc chuẩn bị luận văn tốt nghiệp, tôi thật sự không muốn học quá lâu.
Vì thế thời gian ở lại trường dài ra, thời gian ngồi trước máy tính ngắn lại.
Nhưng tôi và Vinh An vẫn thường cùng nhau ăn cơm, thỉnh thoảng cậu ấy cũng sẽ mang bữa đêm đến phòng nghiên cứu tìm tôi.
Có lần tôi và cậu ta tới một tiệm ăn mới mở ở gần nhà để ăn cơm, vừa vào cửa phục vụ đã nói:
“Xin hỏi các anh có đặt chỗ không ạ?”
“Không.” Tôi nói.
“Vậy à…” Phục vụ tỏ vẻ do dự khó xử, nói: “Xin đứng đây đợi một chút.”
Sau đó đi vào bên trong.
Tôi và Vinh An thấp giọng nói với nhau không ngờ nhà hàng này làm ăn tốt như vậy.
Một lát sau, phục vụ đi tới nói với chúng tôi: “Xin mời đi theo tôi.”
Chúng tôi đi theo anh ta vào trong, phát hiện ra cả nhà hàng vắng tanh, vẫn còn gần 20 bàn trống.
Nói cho chính xác, trừ một bàn nào đó có ba người khách nữ ra, chỉ có hai người khách nữa là tôi và Vinh An.
“Rõ ràng là chẳng có người, còn hỏi bọn mình có đặt chỗ không làm gì?” Vinh An nói.
“Làm ăn không tốt cũng đâu phải là chuyện gì mất mặt.”
“Ông chủ này chắc chắn là người chọn hổ.” Tôi cười nói.
“Không sai.” Vinh An cũng cười, “Chỉ có người chọn hổ mới sĩ diện tới chết như vậy.”
“Đúng vậy.”
Nói xong tim như thắt lại, bởi vì tôi bỗng nhiên nhớ tới Lưu Vỹ Đình.
Xét cho cùng thì Lưu Vỹ Đình không giống với Liễu Vỹ Đình. Đối với Liễu Vỹ Đình, tôi tuy có không nỡ, đau buồn, hối hận, nhưng không áy náy.
Nhưng khi tôi nhớ tới Lưu Vỹ Đình luôn có một cảm giác áy náy, mấy năm nay đều luôn như vậy.
Hơn nữa cảm giác áy náy này không hề nhạt đi theo thời gian.
Khi tự tôn của một người bị tổn thương, cần bao lâu mới có thể phục hồi? Một năm? Năm năm? Mười năm? Hay là cả đời?
Nếu như người này lại vừa vặn là người chọn hổ thì sao?
Bữa cơm này tôi ăn không được tập trung lắm, nói chuyện với Vinh An cũng không có tinh thần.
Vinh An không truy hỏi.
Có thể cậu ấy cho rằng tôi bỗng nhớ tới Vỹ Đình nên tâm trạng bỗng rơi xuống đáy vực.
Tôi cũng không muốn giải thích nhiều.
Ăn cơm xong, tôi đến phòng nghiên cứu, có một chương trình cần xử lý.
11 giờ 15, Vinh An gọi điện đến hỏi tôi có rỗi không?
“Làm gì?” Tôi nói.
“Dẫn cậu đi chỗ này chơi, cho khuây khoả.” Cậu ấy ra vẻ thần bí, “Không phải Yum đâu.”
“Mình đang sửa chương trình, cần phải tập trung, không cần khuây khoả.” Tôi nói.
Vinh An lại nói một tràng nào là chỉ một tí thôi, ngày mai sửa cũng có chết đâu vân vân và mây mây.
Tôi lười tranh cãi với cậu ấy, bèn đồng ý luôn.
20 phút sau, Vinh An và một cậu em gọi là Kim Cát Mạch đã đợi tôi ở cổng trường.
Cậu em Kim Cát Mạch học dưới tôi một khoá, thực ra cậu ta không phải họ Kim, cũng không phải tên là Cát Mạch, Kim Cát Mạch chỉ là biệt danh.
Cậu ta từng tổ chức thi đấu bóng bàn trên khoa, lấy tên là: Cúp Kim Cát Mạch.
Bởi vì “Kim Cát Mạch” quả thực rất khó nghe, mọi người bèn khiến cho cậu ta ác giả ác báo, bắt đầu gọi cậu ta là Kim Cát Mạch.
Lần thi đấu bóng bàn liên khoa mà tôi và Vỹ Đình đánh với nhau, Kim Cát Mạch cũng tham gia.
Kim Cát Mạch chào tôi một câu “Em chào anh” rất thân mật, sau đó mời tôi lên xe.
Hoá ra là cậu ta lái xe chở Vinh An tới.
Trên xe ba người chúng tôi nói chuyện một hồi, tôi mới biết bây giờ cậu ta làm cùng một công trường với Vinh An.
“Anh.” Kim Cát Mạch nói với tôi, “Anh có mang theo nhiều tờ một trăm tệ không?”
“Cái gì?” Tôi chẳng hiểu gì cả.
“Tôi có.” Vinh An cướp lời, “Đưa cậu năm tờ trước, không đủ tính sau.”
Nói xong Vinh An đếm năm tờ một trăm tệ đưa cho tôi.
“Đến rồi.” Kim Cát Mạch nói.
Xuống xe rồi, tôi phát hiện trong chu vi năm mươi mét, không có một biển hiệu nào sáng đèn.
Cũng khó trách, dù sao bây giờ đã là 11 giờ 50, rất muộn rồi.
Ba người chúng tôi xếp thành hàng thẳng đi về phía trước, Kim Cát Mạch đi sát phía cửa hàng, tôi đi sát phía đường cái.
Mới đi được hơn chục bước, Kim Cát Mạch bèn nói: “Anh, ở đây.”
Tôi dừng chân, nhìn thấy cậu ta rẽ trái lên cầu thang, Vinh An lại dừng ở cửa cầu thang.
Lùi lại hai bước, cũng vẫn đi theo lên trên, Vinh An đi ở sau cùng.
Cầu thang chỉ rộng đủ hai người đi, có khoảng 30 bậc, bị hai bức tường hai bên quây thành một ngách nhỏ hẹp.
Ánh đèn vàng đậm chiếu sáng bức tường bên trái, trên tường đầy những hình vẽ graffiti nguệch ngoạc.
Nói là nguệch ngoạc cũng không hẳn, tổng thể vẫn giống như đã được phác hoạ qua.
Lúc bước lên bậc thứ 13, nhìn thấy trên tường viết bốn chữ màu đen to nhỏ khác nhau: BÚP BÊ TRUNG QUỐC.
Còn dùng các hình góc cạnh giống như ngôi sao quây lấy bốn chữ này, tạo hiệu ứng nổi.
Đang lúc băn khoăn không biết Búp bê Trung Quốc có phải là tên quán hay không, lại mơ hồ nghe thấy tiếng nhạc loảng xoảng.
Thường xuyên đi tới Yum, thỉnh thoảng sẽ gặp Martini tiên sinh.
Mà tôi với Vỹ Đình có lẽ cứ như vậy, không còn có thêm ký ức gì mới mẻ; trừ khi cái ông Mausolus kia lại tính ra cái tỉ lệ hy hữu cổ quái gì.
Tôi đã năm thứ tư rồi, cũng nên nghiêm túc chuẩn bị luận văn tốt nghiệp, tôi thật sự không muốn học quá lâu.
Vì thế thời gian ở lại trường dài ra, thời gian ngồi trước máy tính ngắn lại.
Nhưng tôi và Vinh An vẫn thường cùng nhau ăn cơm, thỉnh thoảng cậu ấy cũng sẽ mang bữa đêm đến phòng nghiên cứu tìm tôi.
Có lần tôi và cậu ta tới một tiệm ăn mới mở ở gần nhà để ăn cơm, vừa vào cửa phục vụ đã nói:
“Xin hỏi các anh có đặt chỗ không ạ?”
“Không.” Tôi nói.
“Vậy à…” Phục vụ tỏ vẻ do dự khó xử, nói: “Xin đứng đây đợi một chút.”
Sau đó đi vào bên trong.
Tôi và Vinh An thấp giọng nói với nhau không ngờ nhà hàng này làm ăn tốt như vậy.
Một lát sau, phục vụ đi tới nói với chúng tôi: “Xin mời đi theo tôi.”
Chúng tôi đi theo anh ta vào trong, phát hiện ra cả nhà hàng vắng tanh, vẫn còn gần 20 bàn trống.
Nói cho chính xác, trừ một bàn nào đó có ba người khách nữ ra, chỉ có hai người khách nữa là tôi và Vinh An.
“Rõ ràng là chẳng có người, còn hỏi bọn mình có đặt chỗ không làm gì?” Vinh An nói.
“Làm ăn không tốt cũng đâu phải là chuyện gì mất mặt.”
“Ông chủ này chắc chắn là người chọn hổ.” Tôi cười nói.
“Không sai.” Vinh An cũng cười, “Chỉ có người chọn hổ mới sĩ diện tới chết như vậy.”
“Đúng vậy.”
Nói xong tim như thắt lại, bởi vì tôi bỗng nhiên nhớ tới Lưu Vỹ Đình.
Xét cho cùng thì Lưu Vỹ Đình không giống với Liễu Vỹ Đình. Đối với Liễu Vỹ Đình, tôi tuy có không nỡ, đau buồn, hối hận, nhưng không áy náy.
Nhưng khi tôi nhớ tới Lưu Vỹ Đình luôn có một cảm giác áy náy, mấy năm nay đều luôn như vậy.
Hơn nữa cảm giác áy náy này không hề nhạt đi theo thời gian.
Khi tự tôn của một người bị tổn thương, cần bao lâu mới có thể phục hồi? Một năm? Năm năm? Mười năm? Hay là cả đời?
Nếu như người này lại vừa vặn là người chọn hổ thì sao?
Bữa cơm này tôi ăn không được tập trung lắm, nói chuyện với Vinh An cũng không có tinh thần.
Vinh An không truy hỏi.
Có thể cậu ấy cho rằng tôi bỗng nhớ tới Vỹ Đình nên tâm trạng bỗng rơi xuống đáy vực.
Tôi cũng không muốn giải thích nhiều.
Ăn cơm xong, tôi đến phòng nghiên cứu, có một chương trình cần xử lý.
11 giờ 15, Vinh An gọi điện đến hỏi tôi có rỗi không?
“Làm gì?” Tôi nói.
“Dẫn cậu đi chỗ này chơi, cho khuây khoả.” Cậu ấy ra vẻ thần bí, “Không phải Yum đâu.”
“Mình đang sửa chương trình, cần phải tập trung, không cần khuây khoả.” Tôi nói.
Vinh An lại nói một tràng nào là chỉ một tí thôi, ngày mai sửa cũng có chết đâu vân vân và mây mây.
Tôi lười tranh cãi với cậu ấy, bèn đồng ý luôn.
20 phút sau, Vinh An và một cậu em gọi là Kim Cát Mạch đã đợi tôi ở cổng trường.
Cậu em Kim Cát Mạch học dưới tôi một khoá, thực ra cậu ta không phải họ Kim, cũng không phải tên là Cát Mạch, Kim Cát Mạch chỉ là biệt danh.
Cậu ta từng tổ chức thi đấu bóng bàn trên khoa, lấy tên là: Cúp Kim Cát Mạch.
Bởi vì “Kim Cát Mạch” quả thực rất khó nghe, mọi người bèn khiến cho cậu ta ác giả ác báo, bắt đầu gọi cậu ta là Kim Cát Mạch.
Lần thi đấu bóng bàn liên khoa mà tôi và Vỹ Đình đánh với nhau, Kim Cát Mạch cũng tham gia.
Kim Cát Mạch chào tôi một câu “Em chào anh” rất thân mật, sau đó mời tôi lên xe.
Hoá ra là cậu ta lái xe chở Vinh An tới.
Trên xe ba người chúng tôi nói chuyện một hồi, tôi mới biết bây giờ cậu ta làm cùng một công trường với Vinh An.
“Anh.” Kim Cát Mạch nói với tôi, “Anh có mang theo nhiều tờ một trăm tệ không?”
“Cái gì?” Tôi chẳng hiểu gì cả.
“Tôi có.” Vinh An cướp lời, “Đưa cậu năm tờ trước, không đủ tính sau.”
Nói xong Vinh An đếm năm tờ một trăm tệ đưa cho tôi.
“Đến rồi.” Kim Cát Mạch nói.
Xuống xe rồi, tôi phát hiện trong chu vi năm mươi mét, không có một biển hiệu nào sáng đèn.
Cũng khó trách, dù sao bây giờ đã là 11 giờ 50, rất muộn rồi.
Ba người chúng tôi xếp thành hàng thẳng đi về phía trước, Kim Cát Mạch đi sát phía cửa hàng, tôi đi sát phía đường cái.
Mới đi được hơn chục bước, Kim Cát Mạch bèn nói: “Anh, ở đây.”
Tôi dừng chân, nhìn thấy cậu ta rẽ trái lên cầu thang, Vinh An lại dừng ở cửa cầu thang.
Lùi lại hai bước, cũng vẫn đi theo lên trên, Vinh An đi ở sau cùng.
Cầu thang chỉ rộng đủ hai người đi, có khoảng 30 bậc, bị hai bức tường hai bên quây thành một ngách nhỏ hẹp.
Ánh đèn vàng đậm chiếu sáng bức tường bên trái, trên tường đầy những hình vẽ graffiti nguệch ngoạc.
Nói là nguệch ngoạc cũng không hẳn, tổng thể vẫn giống như đã được phác hoạ qua.
Lúc bước lên bậc thứ 13, nhìn thấy trên tường viết bốn chữ màu đen to nhỏ khác nhau: BÚP BÊ TRUNG QUỐC.
Còn dùng các hình góc cạnh giống như ngôi sao quây lấy bốn chữ này, tạo hiệu ứng nổi.
Đang lúc băn khoăn không biết Búp bê Trung Quốc có phải là tên quán hay không, lại mơ hồ nghe thấy tiếng nhạc loảng xoảng.
Danh sách chương