Vinh An đi rồi, tôi lại phải bận rộn với luận văn tốt nghiệp. Số lần tới Yum càng giảm hẳn đi.
Cún con mỗi ngày một lớn, trông rất khỏe mạnh đáng yêu, mỗi khi nghe thấy tiếng mở cổng sắt, liền chạy tới bên chân tôi vừa sủa vừa nhảy.
Chỉ cần ôm nó lên, nhìn thấy cái tinh hoàn only one của nó, tôi lập tức nhớ tới Vinh An.
Đúng là sự liên tưởng kỳ cục.
Mùa đông đến rồi, Lý San Lam không còn để cún con nằm ngoài sân nữa, đưa nó vào trong phòng.
Khi cô ấy đi Đài Bắc, sẽ giao nó cho tôi, tôi cũng sẽ để cho nó ở trong căn phòng tầng trên.
Nó rất ngoan, khi tôi ngồi vào bàn học, nó sẽ yên lặng ngồi bên chân tôi.
Khi tôi ra bến xe đón cô ấy từ Đài Bắc trở về, cô ấy vừa vào cửa sẽ chạy thẳng lên phòng tôi ôm nó xuống dưới.
Nhưng khi tôi về phòng, luôn nhìn thấy một món quà nhỏ cô ấy đặt trên bàn.
Phòng nghiên cứu quá lạnh, vì thế dù tôi bận rộn đến mấy, cũng đều về nhà để ngủ.
Có hôm gió mùa, lại lất phất mưa, tôi lạnh không chịu nổi, vội vàng về sớm.
Ngồi vào bàn viết, loáng thoáng nghe thấy tung một tiếng.
Nghe giống như tiếng Lý San Lam gõ lên trần nhà gọi tôi, nhưng nhẹ lắm, hơn nữa cũng không chỉ có một cái chứ.
Tôi dỏng tai nghe ngóng, qua hơn 20 giây, lại có một tiếng tung nữa.
Tuy tiếng động đã lớn hơn một chút, nhưng vẫn là quá nhẹ.
Nếu đúng là cô ấy gọi tôi, tại sau hai tiếng này lại cách quãng nhau như vậy? Đặt bút xuống, chần chừ một phút, cuối cùng quyết định đi xuống nhà xem thử.
Cửa phòng Lý San Lam mở hé, ánh sáng màu trắng hắt qua khe cửa, tôi bèn đẩy cửa bước vào.
Cô ấy nằm trên sàn nhà, người cuộn lại, tôi sửng sốt: “Cô làm sao vậy?”
“Tôi…” Cô ấy nói rất vất vả, “Tôi đau bụng.”
“Có phải ăn phải đồ ăn hư không?”
“Tôi cũng không biết.”
“Đau lắm sao?”
“Ừ.” Lông mày cô ấy nhíu lại, chầm chậm gật đầu.
Nhìn đồng hồ, đã sắp 12 giờ, bệnh viện đều đóng cửa rồi, chỉ còn phòng cấp cứu là mở cửa thôi.
Quãng đường đi ra đầu ngõ gọi taxi đối với cô ấy quá là xa, hơn nữa giờ này cũng chẳng dễ gọi xe.
Tôi vội chạy lên phòng lấy chiếc áo khoác dầy nhất cho cô ấy mặc, rồi giúp cô ấy mặc áo mưa của tôi vào.
Nổ máy xe, để cô ấy ngồi sau ôm chặt eo tôi, hai tay đan vào nhau.
Tôi lái xe bằng một tay, tay kia nắm chặt lấy hai tay cô ấy, chỉ sợ cô ấy không cẩn thận ngã xuống đường.
Xuyên qua làn mưa ấm, cẩn thận rẽ quẹo, tôi mất bảy phút để đến được phòng cấp cứu.
Người ở phòng cấp cứu rất đông, động tác của mọi người chia thành cực trái ngược hẳn nhau:
Bác sĩ và y tá động tác cực kỳ tốc độ; bệnh nhân và người nhà dìu bệnh nhân động tác cực kỳ chậm chạp.
Trước khi đi lấy số, tôi hỏi cô ấy đau ở chỗ nào? Tay cô ấy ấn vào bụng dưới.
“Đau bụng hả?” Cô y tá ở cửa lấy số hỏi, “Có phải vùng bụng dưới bên phải không?”
“Không phải.” Tôi đáp.
“Nếu đau vùng bụng dưới bên phải, thì là viêm ruột thừa.” Cô ta nói.
Sau khi đo huyết áp và nhiệt độ, y tá bảo chúng tôi ngồi đó đợi.
Tôi ngồi không yên, đứng dậy đọc trình tự xử lý cấp cứu viết trên tường.
Xếp đầu tiên có lẽ là xuất huyết hay bị sốc gì gì đó, các loại đau bụng xếp tít ở tận chân trời xa xôi.
Đến chảy máu răng cũng xếp phía trước đau bụng.
Quay đầu nhìn Lý San Lam vẫn đang nằm vật trên ghế, hai mắt nhắm nghiền, lông mày và nét mặt đều tỏ vẻ đau đớn.
Bỗng kích động muốn xông đến tát cho cô ấy một cái, để răng cô ấy chảy máu, rút ngắn thời gian chờ đợi.
Trong mười phút chờ đợi dài dằng dặc đó, tôi đứng lên ngồi xuống cả thảy hơn 20 lần.
“Đau bụng à?” một bác gái trông có vẻ là người nhà bệnh nhân ngồi cạnh tôi hỏi: “Có phải đau vùng bụng dưới bên phải không?”
“Không ạ.” Tôi nhịn, miễn cưỡng trả lời.
“Nếu đau vùng bụng dưới bên phải, thì là viêm ruột thừa.” Bác ấy lại nói.
Bây giờ là sao đây?
Chẳng lẽ đau bụng nhất định phải là viêm ruột thừa, đau đít nhất định phải là bị trĩ sao?
Cún con mỗi ngày một lớn, trông rất khỏe mạnh đáng yêu, mỗi khi nghe thấy tiếng mở cổng sắt, liền chạy tới bên chân tôi vừa sủa vừa nhảy.
Chỉ cần ôm nó lên, nhìn thấy cái tinh hoàn only one của nó, tôi lập tức nhớ tới Vinh An.
Đúng là sự liên tưởng kỳ cục.
Mùa đông đến rồi, Lý San Lam không còn để cún con nằm ngoài sân nữa, đưa nó vào trong phòng.
Khi cô ấy đi Đài Bắc, sẽ giao nó cho tôi, tôi cũng sẽ để cho nó ở trong căn phòng tầng trên.
Nó rất ngoan, khi tôi ngồi vào bàn học, nó sẽ yên lặng ngồi bên chân tôi.
Khi tôi ra bến xe đón cô ấy từ Đài Bắc trở về, cô ấy vừa vào cửa sẽ chạy thẳng lên phòng tôi ôm nó xuống dưới.
Nhưng khi tôi về phòng, luôn nhìn thấy một món quà nhỏ cô ấy đặt trên bàn.
Phòng nghiên cứu quá lạnh, vì thế dù tôi bận rộn đến mấy, cũng đều về nhà để ngủ.
Có hôm gió mùa, lại lất phất mưa, tôi lạnh không chịu nổi, vội vàng về sớm.
Ngồi vào bàn viết, loáng thoáng nghe thấy tung một tiếng.
Nghe giống như tiếng Lý San Lam gõ lên trần nhà gọi tôi, nhưng nhẹ lắm, hơn nữa cũng không chỉ có một cái chứ.
Tôi dỏng tai nghe ngóng, qua hơn 20 giây, lại có một tiếng tung nữa.
Tuy tiếng động đã lớn hơn một chút, nhưng vẫn là quá nhẹ.
Nếu đúng là cô ấy gọi tôi, tại sau hai tiếng này lại cách quãng nhau như vậy? Đặt bút xuống, chần chừ một phút, cuối cùng quyết định đi xuống nhà xem thử.
Cửa phòng Lý San Lam mở hé, ánh sáng màu trắng hắt qua khe cửa, tôi bèn đẩy cửa bước vào.
Cô ấy nằm trên sàn nhà, người cuộn lại, tôi sửng sốt: “Cô làm sao vậy?”
“Tôi…” Cô ấy nói rất vất vả, “Tôi đau bụng.”
“Có phải ăn phải đồ ăn hư không?”
“Tôi cũng không biết.”
“Đau lắm sao?”
“Ừ.” Lông mày cô ấy nhíu lại, chầm chậm gật đầu.
Nhìn đồng hồ, đã sắp 12 giờ, bệnh viện đều đóng cửa rồi, chỉ còn phòng cấp cứu là mở cửa thôi.
Quãng đường đi ra đầu ngõ gọi taxi đối với cô ấy quá là xa, hơn nữa giờ này cũng chẳng dễ gọi xe.
Tôi vội chạy lên phòng lấy chiếc áo khoác dầy nhất cho cô ấy mặc, rồi giúp cô ấy mặc áo mưa của tôi vào.
Nổ máy xe, để cô ấy ngồi sau ôm chặt eo tôi, hai tay đan vào nhau.
Tôi lái xe bằng một tay, tay kia nắm chặt lấy hai tay cô ấy, chỉ sợ cô ấy không cẩn thận ngã xuống đường.
Xuyên qua làn mưa ấm, cẩn thận rẽ quẹo, tôi mất bảy phút để đến được phòng cấp cứu.
Người ở phòng cấp cứu rất đông, động tác của mọi người chia thành cực trái ngược hẳn nhau:
Bác sĩ và y tá động tác cực kỳ tốc độ; bệnh nhân và người nhà dìu bệnh nhân động tác cực kỳ chậm chạp.
Trước khi đi lấy số, tôi hỏi cô ấy đau ở chỗ nào? Tay cô ấy ấn vào bụng dưới.
“Đau bụng hả?” Cô y tá ở cửa lấy số hỏi, “Có phải vùng bụng dưới bên phải không?”
“Không phải.” Tôi đáp.
“Nếu đau vùng bụng dưới bên phải, thì là viêm ruột thừa.” Cô ta nói.
Sau khi đo huyết áp và nhiệt độ, y tá bảo chúng tôi ngồi đó đợi.
Tôi ngồi không yên, đứng dậy đọc trình tự xử lý cấp cứu viết trên tường.
Xếp đầu tiên có lẽ là xuất huyết hay bị sốc gì gì đó, các loại đau bụng xếp tít ở tận chân trời xa xôi.
Đến chảy máu răng cũng xếp phía trước đau bụng.
Quay đầu nhìn Lý San Lam vẫn đang nằm vật trên ghế, hai mắt nhắm nghiền, lông mày và nét mặt đều tỏ vẻ đau đớn.
Bỗng kích động muốn xông đến tát cho cô ấy một cái, để răng cô ấy chảy máu, rút ngắn thời gian chờ đợi.
Trong mười phút chờ đợi dài dằng dặc đó, tôi đứng lên ngồi xuống cả thảy hơn 20 lần.
“Đau bụng à?” một bác gái trông có vẻ là người nhà bệnh nhân ngồi cạnh tôi hỏi: “Có phải đau vùng bụng dưới bên phải không?”
“Không ạ.” Tôi nhịn, miễn cưỡng trả lời.
“Nếu đau vùng bụng dưới bên phải, thì là viêm ruột thừa.” Bác ấy lại nói.
Bây giờ là sao đây?
Chẳng lẽ đau bụng nhất định phải là viêm ruột thừa, đau đít nhất định phải là bị trĩ sao?
Danh sách chương