RỪNG KHỘP, CON ĐƯỜNG ĐẾN CHHEP VÀ TRẬN
ĐÁNH DAM PHIEP
Qua một đêm dài như bất tận tại trận địa, đội hình lại tiếp tục lên đường.
Sáng ngày 9/ 1, đội hình trợ chiến của chiến dịch và sư đoàn, dưới sự hỗ trợ của e29 hành quân tiếp cận với e95. Những chiếc tăng và thiết giáp của e574, lần lượt dừng lại phía sau chúng tôi chừng 50 m, những anh lính tăng ngồi trên xe, nhìn chúng tôi có vẻ tư lự. Tôi bước đến chưa kịp hỏi gì, thì anh pháo thủ ném cho gói thuốc Đà Lạt và hỏi “Hôm qua đánh dữ lắm phải không? Tôi mất ba thằng đồng hương rồi.” Anh này dân Mộ Đức Quảng Ngãi. Tôi thuật lại cho anh diễn biến trận đánh, trông gương mặt anh có vẻ buồn lắm.
Tại SCH e95 có cuộc họp phân công nhiệm vụ giữa các đơn vị, và đội hình hành tiến về thị trấn Chhep như sau:
1. Tăng (2c) + thiết giáp (4c) + tăng (3c) + xe sửa chữa tăng (2c).
2. dBB2 + dBB3 + Trợ chiến e95 + Pháo binh + dBB1.
Tôi và ba trinh sát f đi trên chiếc tăng đầu tiên, cùng anh thông tin PRC 25, khi giao nhiệm vụ cho tôi, TMT e95 có nói là luôn theo dõi mức hành tiến, xác định các tọa độ dọc hai bên đường, để khi cần là gọi pháo ngay (khi đến Chhep, tôi mới biết là có một đơn vị pháo vẫn còn ở trận địa ngày 8/ 1 do e29 bảo vệ và sẵn sàng chờ lệnh).
Khoảng tám giờ đội hình xuất phát.
Nắng đã lên và đường bụi mù khi xe chạy qua... Hơi thở chưa kịp ra khỏi mũi khỏi miệng, hình như đã bị rút kiệt hơi nước làm cho đặc lại. Bụi đất chỉ chờ hé miệng ra là đã tràn vào, nên giọng nói cứ lao khao, ram ráp.
Hai bên đường phần lớn chỉ có các loại cây họ dầu lá rộng, rụng lá vào mùa khô, xen kẽ là những cụm bằng lăng trắng... Đang là thời kì cao điểm của mùa khô, rừng khộp trụi lá, ngỡ như là... rừng chết, không còn thấy màu xanh, chỉ thấy những thân cây sần sùi xám mốc, những cành nhánh khẳng khiu, trơ trụi lá và nắng như đốt bỏng da người... Bởi sắc vàng lấp lánh miên man khắp cánh rừng. Bởi những chiếc lá vàng rụng chấp chới, ngập ngừng trong nắng nghiêng ban mai.
Xe vượt qua những vùng khô cằn bỏ hoang, mặt đất là các loại cỏ, le và cây con mọc dày đặc. Cỏ cháy vàng suộm, khô giòn từng đồi, từng cánh đồng nhìn mà nhức cả mắt.
Khi còn ở XA – XB, những cánh rừng khộp mới ngày nào còn mơn mởn, tươi xanh, trên đường đi trinh sát địch, vẫn dừng chân bên các bờ suối của cánh rừng khộp mà nghỉ. Thế mà giờ đây, chỉ sau vài tháng, những cánh rừng khộp như vừa qua cơn bệnh trọng... Rừng khộp có lẽ là nơi cảm nhận được hết cái khốc liệt của mùa khô. Suối trơ đáy. Gió hình như không thể đến được nơi này…
Anh xạ thủ trên tăng luôn quan sát hai bên đường, tay đặt vào súng, mặt như đanh lại… thỉnh thoảng đưa tôi bi đông nước của anh, tôi cũng tranh thủ làm vài nắp cho đỡ khô họng.
Súng máy M113 bắn vào hai bên đường liên tục, anh em BB cũng bắn cầm chừng những nơi nghi vấn, và cả tuyến đường đến Chhep chúng tôi không gặp sự kháng cự của địch.
Khoảng mười một giờ trưa, chúng tôi đến thị trấn Chhep (trên bản đồ thuộc tỉnh Preah Vihear) khi cách Chhep khoảng 2 km, tôi nhìn thấy bên vệ đường có bóng người dân đứng cạnh đường, TMT e95 lệnh cho trinh sát nhảy xuống xe, cùng với d3 bám theo hai bên đường, yểm trợ cho đội hình tiến vào thị trấn Chhep.
Men theo vệ đường cùng các anh em c9, tôi gặp một gia đình người dân gồm hai vợ chồng và hai đứa con, khi gặp chúng tôi, người chồng khoảng năm mươi tuổi khóc một cách đáng thương, như chưa bao giờ được khóc. Ông nói tiếng Việt trong tiếng nấc “Tôi chờ bộ đội mình mấy năm nay rồi.” Ông chỉ vào hai đứa nhỏ cũng khoảng trên dưới mười tuổi và nói “Giống nòi của mình đó các chú!” Chúng tôi nhìn hai đứa nhỏ mà lòng xúc cảm khi nghe hai chữ “giống nòi.” Con cháu dòng giống Lạc Hồng mà như những con ma đói, thê lương như thế này sao? Ông năn nỉ cho gia đình ông đi theo bộ đội, vì nếu ở lại, chúng biết ông là người Việt chúng nó sẽ giết, và chúng tôi cho ông đi theo ở phía sau cuối đội hình c9.
Thị trấn Cheep thì không sung túc bằng nếu so với Thala, nhưng cũng là một thị trấn khá lớn, với những dãy nhà và các con đường ngoằn ngoèo trong Phum.
Trong Phum dân tụ tập khá đông chắc khoảng một nghìn người, và nhìn dân ở đây chúng tôi mới có khái niệm về đất nước bị diệt chủng, cũng như sự diệt vong của một dân tộc. Trước mắt chúng tôi là những con người sao? Làm sao tin họ là những con người của thế kỉ XX nổi đây? Những thây ma chờ chết không hơn không kém… những con người chỉ còn da bọc xương, con mắt to hơn cái bụng… trên thân hình những lằn gân xanh nổi lên… Phụ nữ với những đôi mắt đẹp, đượm vẻ buồn man mác… những đứa trẻ con… nhìn cái đầu, mới biết các em là người.
Qua tiếp xúc với gia đình người dân khi nãy, chúng tôi biết được hoàn cảnh của ông như sau: Ông là người dân Long An (huyện gì có chữ Hưng…) qua Phnôm Pênh làm ăn buôn bán, sau đó trôi dạt về miền Nam Campuchia làm nghề đánh cá trên Biển Hồ, cưới một người phụ nữ Việt Nam dân Hồng Ngự, sinh được hai đứa con, thời Lon Nol tàn sát dân mình, ông trốn lên Preah Vihear sinh sống, bà vợ người Việt bị bệnh chết năm 1974, ông nuôi hai đứa con… năm 1977 Ăngka cưới vợ cho ông, và người vợ chúng tôi gặp là người vợ Campuchia, kém ông khoảng hai mươi tuổi, nên bà không biết nói tiếng Việt.
Nhìn kĩ hai đứa trẻ, đúng là mang hình dáng của người Việt, vẫn còn nét đẹp giống người mẹ miền Tây Nam Bộ, chỉ có điều nhìn thân xác kia, không ai có thể tin là giống nòi Lạc Hồng.
Qua một đêm dài như bất tận tại trận địa, đội hình lại tiếp tục lên đường.
Sáng ngày 9/ 1, đội hình trợ chiến của chiến dịch và sư đoàn, dưới sự hỗ trợ của e29 hành quân tiếp cận với e95. Những chiếc tăng và thiết giáp của e574, lần lượt dừng lại phía sau chúng tôi chừng 50 m, những anh lính tăng ngồi trên xe, nhìn chúng tôi có vẻ tư lự. Tôi bước đến chưa kịp hỏi gì, thì anh pháo thủ ném cho gói thuốc Đà Lạt và hỏi “Hôm qua đánh dữ lắm phải không? Tôi mất ba thằng đồng hương rồi.” Anh này dân Mộ Đức Quảng Ngãi. Tôi thuật lại cho anh diễn biến trận đánh, trông gương mặt anh có vẻ buồn lắm.
Tại SCH e95 có cuộc họp phân công nhiệm vụ giữa các đơn vị, và đội hình hành tiến về thị trấn Chhep như sau:
1. Tăng (2c) + thiết giáp (4c) + tăng (3c) + xe sửa chữa tăng (2c).
2. dBB2 + dBB3 + Trợ chiến e95 + Pháo binh + dBB1.
Tôi và ba trinh sát f đi trên chiếc tăng đầu tiên, cùng anh thông tin PRC 25, khi giao nhiệm vụ cho tôi, TMT e95 có nói là luôn theo dõi mức hành tiến, xác định các tọa độ dọc hai bên đường, để khi cần là gọi pháo ngay (khi đến Chhep, tôi mới biết là có một đơn vị pháo vẫn còn ở trận địa ngày 8/ 1 do e29 bảo vệ và sẵn sàng chờ lệnh).
Khoảng tám giờ đội hình xuất phát.
Nắng đã lên và đường bụi mù khi xe chạy qua... Hơi thở chưa kịp ra khỏi mũi khỏi miệng, hình như đã bị rút kiệt hơi nước làm cho đặc lại. Bụi đất chỉ chờ hé miệng ra là đã tràn vào, nên giọng nói cứ lao khao, ram ráp.
Hai bên đường phần lớn chỉ có các loại cây họ dầu lá rộng, rụng lá vào mùa khô, xen kẽ là những cụm bằng lăng trắng... Đang là thời kì cao điểm của mùa khô, rừng khộp trụi lá, ngỡ như là... rừng chết, không còn thấy màu xanh, chỉ thấy những thân cây sần sùi xám mốc, những cành nhánh khẳng khiu, trơ trụi lá và nắng như đốt bỏng da người... Bởi sắc vàng lấp lánh miên man khắp cánh rừng. Bởi những chiếc lá vàng rụng chấp chới, ngập ngừng trong nắng nghiêng ban mai.
Xe vượt qua những vùng khô cằn bỏ hoang, mặt đất là các loại cỏ, le và cây con mọc dày đặc. Cỏ cháy vàng suộm, khô giòn từng đồi, từng cánh đồng nhìn mà nhức cả mắt.
Khi còn ở XA – XB, những cánh rừng khộp mới ngày nào còn mơn mởn, tươi xanh, trên đường đi trinh sát địch, vẫn dừng chân bên các bờ suối của cánh rừng khộp mà nghỉ. Thế mà giờ đây, chỉ sau vài tháng, những cánh rừng khộp như vừa qua cơn bệnh trọng... Rừng khộp có lẽ là nơi cảm nhận được hết cái khốc liệt của mùa khô. Suối trơ đáy. Gió hình như không thể đến được nơi này…
Anh xạ thủ trên tăng luôn quan sát hai bên đường, tay đặt vào súng, mặt như đanh lại… thỉnh thoảng đưa tôi bi đông nước của anh, tôi cũng tranh thủ làm vài nắp cho đỡ khô họng.
Súng máy M113 bắn vào hai bên đường liên tục, anh em BB cũng bắn cầm chừng những nơi nghi vấn, và cả tuyến đường đến Chhep chúng tôi không gặp sự kháng cự của địch.
Khoảng mười một giờ trưa, chúng tôi đến thị trấn Chhep (trên bản đồ thuộc tỉnh Preah Vihear) khi cách Chhep khoảng 2 km, tôi nhìn thấy bên vệ đường có bóng người dân đứng cạnh đường, TMT e95 lệnh cho trinh sát nhảy xuống xe, cùng với d3 bám theo hai bên đường, yểm trợ cho đội hình tiến vào thị trấn Chhep.
Men theo vệ đường cùng các anh em c9, tôi gặp một gia đình người dân gồm hai vợ chồng và hai đứa con, khi gặp chúng tôi, người chồng khoảng năm mươi tuổi khóc một cách đáng thương, như chưa bao giờ được khóc. Ông nói tiếng Việt trong tiếng nấc “Tôi chờ bộ đội mình mấy năm nay rồi.” Ông chỉ vào hai đứa nhỏ cũng khoảng trên dưới mười tuổi và nói “Giống nòi của mình đó các chú!” Chúng tôi nhìn hai đứa nhỏ mà lòng xúc cảm khi nghe hai chữ “giống nòi.” Con cháu dòng giống Lạc Hồng mà như những con ma đói, thê lương như thế này sao? Ông năn nỉ cho gia đình ông đi theo bộ đội, vì nếu ở lại, chúng biết ông là người Việt chúng nó sẽ giết, và chúng tôi cho ông đi theo ở phía sau cuối đội hình c9.
Thị trấn Cheep thì không sung túc bằng nếu so với Thala, nhưng cũng là một thị trấn khá lớn, với những dãy nhà và các con đường ngoằn ngoèo trong Phum.
Trong Phum dân tụ tập khá đông chắc khoảng một nghìn người, và nhìn dân ở đây chúng tôi mới có khái niệm về đất nước bị diệt chủng, cũng như sự diệt vong của một dân tộc. Trước mắt chúng tôi là những con người sao? Làm sao tin họ là những con người của thế kỉ XX nổi đây? Những thây ma chờ chết không hơn không kém… những con người chỉ còn da bọc xương, con mắt to hơn cái bụng… trên thân hình những lằn gân xanh nổi lên… Phụ nữ với những đôi mắt đẹp, đượm vẻ buồn man mác… những đứa trẻ con… nhìn cái đầu, mới biết các em là người.
Qua tiếp xúc với gia đình người dân khi nãy, chúng tôi biết được hoàn cảnh của ông như sau: Ông là người dân Long An (huyện gì có chữ Hưng…) qua Phnôm Pênh làm ăn buôn bán, sau đó trôi dạt về miền Nam Campuchia làm nghề đánh cá trên Biển Hồ, cưới một người phụ nữ Việt Nam dân Hồng Ngự, sinh được hai đứa con, thời Lon Nol tàn sát dân mình, ông trốn lên Preah Vihear sinh sống, bà vợ người Việt bị bệnh chết năm 1974, ông nuôi hai đứa con… năm 1977 Ăngka cưới vợ cho ông, và người vợ chúng tôi gặp là người vợ Campuchia, kém ông khoảng hai mươi tuổi, nên bà không biết nói tiếng Việt.
Nhìn kĩ hai đứa trẻ, đúng là mang hình dáng của người Việt, vẫn còn nét đẹp giống người mẹ miền Tây Nam Bộ, chỉ có điều nhìn thân xác kia, không ai có thể tin là giống nòi Lạc Hồng.
Danh sách chương