Thuở nhỏ, Tống Thao sống cùng cha nuôi Tống Lai Hỉ ở thôn Trư Lĩnh.
Trư Lĩnh là nơi hẻo lánh nhất trong cả huyện Tân Kiến, sát rìa bãi tha ma ngoại thành, lại là chốn tụ tập của dân phiêu bạt, lưu manh, vô lại.

Tống Lai Hỉ vốn cũng là người khốn khổ, khi ấy làm chức vụ ngỗ tác - khám nghiệm tử thi trong nha môn, tuy mang danh là người được quan phủ thuê mướn, nhưng thực chất chẳng khác gì nô bộc hay đào kép.
Khám nghiệm tử thi vốn chuyên xử lý xác chết, từ xưa đã bị khinh thường, cho là xúi quẩy, chuyên chạm vào điều xấu.

Tống Lai Hỉ địa vị thấp hèn, xưa nay chẳng được ai coi trọng.
Huống hồ, Tống Thao lại không phải con ruột của ông ta.

1.
Năm ấy, cuối đông tuyết lạnh, Tống Lai Hỉ được sai ra ngoại thành thu dọn xác chết. 
Khi đi ngang qua bãi tha ma, ông nhặt được một đứa bé bị bỏ rơi, còn bọc trong tã lót.

Khi đó ông đã ngoài ba mươi, biết thân biết phận mình sau này già cả cô độc, nên liền ôm đứa bé về nhà.
Hôm sau, ông còn cất công lên tận huyện thành, tìm đến lão Giải sĩ bán chữ ở ven đường để xin đặt tên.

Tống Lai Hỉ cúi đầu khom lưng, mặt mày rạng rỡ. 
Lão Giải sĩ nhận hai mươi đồng tiền đồng của ông rồi mới chậm rãi viết một chữ “Thao (操)” lên giấy.
Lão nói: “Thao trong ‘hiền thao’, ý là người vừa có đức vừa có hạnh.”
Tống Lai Hỉ hớn hở mang tờ giấy về nhà, càng ngắm con bé càng thấy thích, còn đặt thêm cho nó một cái tên ở nhà, gọi là Lan tỷ nhi.

Lan tỷ nhi từ nhỏ đã lanh lợi, lại hay cười, là một đứa trẻ đáng yêu.
Tống Lai Hỉ thương nó hết mực. 
Bản thân ăn mặc rách rưới, mặt mũi gầy gò, nghèo kiết xác, vậy mà năm nào cũng may cho nó quần áo mới, ngày ngày nấu cơm trắng cho nó ăn.
Cả năm lương bổng ở nha môn chỉ có sáu lượng bạc, ông đành chạy vạy nhận thêm việc mai táng, khâm liệm xác c.h.ế.t để kiếm đồng ra đồng vào.

Năm Tống Thao năm tuổi, vì nhà chứa t.h.i t.h.ể của công phủ không có người trông coi, Tống Lai Hỉ liền vội vàng xin nhận phần việc này, thêm một suất ăn, thêm một phần lương.
Nhà chứa t.h.i t.h.ể đặt ở ven thành, cách thôn không xa, là một căn lán rách nát dựng tạm bằng tre nứa, bên trong chất đầy quan tài.
Thi thể không có ai nhận, nạn nhân các vụ án... đều được đưa đến đây chờ xử lý.

Từ khi nhận việc, buổi tối Tống Lai Hỉ phải dọn đến ở luôn tại đó.
Tống Thao khi ấy mới năm tuổi, bắt đầu phải ở nhà một mình.
Nhưng nàng chẳng hề sợ.

Một là vì còn nhỏ, chưa biết sợ là gì.
Hai là bởi nhà quá nghèo, cha lại làm nghề khám nghiệm tử thi, đến cả bọn trộm cướp đi ngang cũng tránh như tránh tà.

Nói là vậy, nhưng mỗi khi rời nhà vào lúc hoàng hôn, Tống Lai Hỉ đều đứng trước cửa chờ đến khi nàng cài then cửa xong mới chịu đi.

Cái then cửa đặt cao, Tống Thao phải đứng lên ghế con mới với tới được.
Mỗi lần nàng bước xuống khỏi ghế, Kim Nguyên Bảo lại vẫy đuôi chạy tới, phấn khích l.i.ế.m lấy tay nàng.

Kim Nguyên Bảo là một con ch.ó vàng, mắt tròn vo, mũi lúc nào cũng ươn ướt, dáng vẻ vừa trung thành vừa ngốc nghếch.
Trong nhà chỉ khi không có ai, Tống Thao mới lén đem nửa bát cơm trắng dành dụm lại để cho nó ăn.

Tống Lai Hỉ xưa nay sống nhờ cháo rau, cơm trắng đều để dành cho con gái. 
Nào ngờ con bé lại âm thầm nhường phần cho chó.
Thế nhưng với Tống Thao, Kim Nguyên Bảo là người bạn duy nhất.

Trư Lĩnh vốn lạnh lùng, người dân ở đây sống khép kín, hàng xóm chẳng mấy ai qua lại.
Kim Nguyên Bảo lớn lên cùng Tống Thao, bầu bạn với nàng mỗi ngày.
Ban đêm trong nhà tối om, Kim Nguyên Bảo nằm ngủ bên mép giường, một người một chó say giấc bên nhau.

Tống Thao rất yêu quý Kim Nguyên Bảo, cũng yêu cả cha nàng — Tống Lai Hỉ.

Nàng ngày một lớn lên, còn Tống Lai Hỉ ngày một già đi.
Ông luôn nở nụ cười khi gặp người khác, đã quen với sự thấp hèn, quen với cúi đầu và khép nép.
Đôi bàn tay từng sờ xác, bó xương, lại có thể thành thạo nhóm lửa nấu cơm, buộc tóc tết b.í.m gọn gàng cho con gái mình.

Tống Thao lanh lợi lắm, cũng hay cười giống cha, chỉ là trên mặt thì ngây thơ hồn nhiên, còn trong mắt lại ánh lên vài phần tinh ranh.

Lên bảy, nàng đã biết nấu cơm, xào rau, thậm chí còn biết rán bánh.
Gặp dịp lễ Tết, cầm d.a.o làm cá cũng chẳng chút ngần ngại.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn -
Mỗi lần Tống Lai Hỉ về nhà có cơm nóng canh ngon chờ sẵn, ông xúc động đến mức phải lấy tay áo lau nước mắt.
Ông bảo:
“Kiếp này cha sống thế là đủ! 
Sống thì được ăn cơm con gái nấu, c.h.ế.t rồi có con chôn cất, cũng đáng lắm rồi!”

Tống Thao chun mũi nói:
“Cha đừng có chết, con không chôn đâu! 
Chết rồi con quẳng cha xuống mương!”

Tống Lai Hỉ: “…?”

Mỗi khi nha môn có án mạng, Tống Lai Hỉ lại bận túi bụi ở nhà xác. 
Tống Thao sợ cha đói, thường xách giỏ tre, dắt theo Kim Nguyên Bảo đi bộ ba dặm đường để đưa cơm.

Nhà xác nằm ở vùng ven thành, cỏ dại mọc um tùm, nhà cửa rách nát, thường xuyên có nhiều xác c.h.ế.t để đó.
Trời lạnh thì còn đỡ, nhưng vào những ngày hè oi bức, mùi xác thối trong nhà nồng nặc không tài nào ngửi nổi.

Hai tên sai dịch từ huyện nha đến đây cũng than trời than đất, suốt ngày trốn việc ngoài sân, lại còn ăn sạch cơm nàng mang đến. 
Ăn xong, chúng vừa xỉa răng vừa nhăn nhở:

“Lan tỷ nhi, lần sau nhớ mang cơm nhiều một chút cho ba người cha này nhé, chừng này không đủ ăn! 
Với lại đừng chỉ xào mỗi bí xanh, chẳng có tí mỡ nào cả!”

“Phải rồi, kho thịt đi, tiện thể xách thêm một vò rượu, cha thích uống rượu đấy!”

Hai tên vừa nói vừa phá lên cười sằng sặc.
Tống Thao bực lắm, ôm lấy cái bánh rán định để dành cho cha, quay người đi thẳng vào nhà.

Bên trong chỉ có Tống Lai Hỉ đang bận rộn. 
Trong không khí đầy mùi xác thối, thoang thoảng mùi chua của giấm chua, ông đang dùng giấm để khử mùi.
Tống Lai Hỉ lấy khăn vải buộc kín mũi miệng, không có ai giúp, cứ thế một mình làm việc.

Tống Thao mở rương nghề ra rất thuần thục, lấy một mảnh vải đã xông qua xà phòng và giấm, đeo lên mặt, rồi bước đến làm phụ.
Tống Lai Hỉ thấy nàng thì quýnh lên:

“Tổ tông của cha ơi! Sao con lại đến nữa rồi! 
📜 Bản dịch nhà Họa Âm Ký, xin đừng mang đi chơi khi chưa xin phép!
📜 Follow Fanpage "Họa Âm Ký" để cập nhật truyện mới mỗi ngày bạn nhé ^^

Về nhà mau đi! Một con bé cứ lảng vảng chỗ này suốt, sau này ai còn dám lấy con!”

Tống Thao chẳng buồn nghe, cười toe toét:
“Chút nữa! Chút nữa con về!”

Cái “chút nữa” ấy, rốt cuộc luôn kéo dài cho đến khi Tống Lai Hỉ khám nghiệm xong.
Khám nghiệm tử thi — người làm nghề này còn gọi là “hạng người ô uế”.
Tay nghề của Tống Lai Hỉ là truyền đời mà có.

Tổ tiên nhà ông từng giàu có, làm nghề buôn bán quan tài.
Về sau đến đời cụ thì sa sút, để kiếm miếng ăn mới đành chuyển sang làm nghề khám nghiệm.

Người ta nói: “Sinh ra là bê con, không hỏi cội nguồn.”

Tống Thao là con gái Tống Lai Hỉ, từ nhỏ đã quen nhìn xác chết.
Có lần nàng nhặt một đoạn xương người cha mang về, tưởng là củi nhóm lửa mà đem dùng. 
Đến khi biết đó là xương, nàng lại hỏi cha:
“Dùng tốt lắm! Cha còn không? Cho con thêm vài cái!”

Tống Lai Hỉ nghèo mạt hạng, ai cũng né tránh như ôn dịch.
Vậy mà con gái ông lại to gan, lắm lời, cứ đứng cạnh ông lúc ông làm xác, hỏi đông hỏi tây không ngớt.

Ông bảo nàng đừng hỏi, nàng trợn mắt:
“Con cứ hỏi!”

Tống Lai Hỉ chẳng bao giờ trị nổi con bé.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện