Tôi không hiểu vì sao Việt Nam đã bước vào hội nhập từ lâu và xã hội
cũng thay đổi, chuyển mình rất nhiều nhưng có những thứ vẫn cứ trơ gan
cùng tuế nguyệt. Cụ thể ở đây tôi muốn nói đến cái khái niệm “tuổi lấy
chồng”. Công thức phổ biến cho những cô gái ngoan ngoãn từ nhỏ tới lớn
được gia đình chăm lo, rèn rũa là học hành giỏi giang, nền nã vâng lời,
tề gia nội trợ, cái gì cũng hay chỉ đàn ông là không biết. Họ bị cấm yêu lúc còn đi học nhưng ngay khi tốt nghiệp đại học đến khoảng hai tư, hai lăm tuổi, có công việc ổn định là bị giục lấy chồng. Chưa có người yêu
thì họ hàng làng mạc sẽ nhiệt tình xúm lại mai mối cho đối tượng tương
xứng. Và nếu không “nhanh chân” lên xe hoa, chờ tới ngoài ba mươi là mặc định trở thành “hàng tồn kho mất chìa khóa”, là sự thất bại, nỗi mặc
cảm của gia đình. Tôi thực muốn gào lên câu hỏi, vậy những cô gái đó
sống vì mình vào lúc nào? Bé phải nghe lời bố mẹ, vừa trưởng thành bươn
ra đời, bắt đầu tự chủ về kinh tế, cuộc sống thì lại bị một “thằng ất ơ” nào đó tròng ngay vào cổ cái dây xích “mẹ hiền vợ đảm”.
- Phụ nữ là như vậy mà con. – Mẹ tôi nhấn nhá từng từ, dù nói đến cả ngàn lần ngữ điệu vẫn tràn đầy xúc động như lần đầu tiên. – Đức tính hi sinh luôn đi hàng đầu.
- Hừ, mình không vì mình trời chu đất diệt. – Tôi lầm bầm.
- Mẹ mà không chịu hi sinh thì con được như ngày nay đấy. – Bà quắc mắt.
Tôi bĩu môi. Hơn hai mươi năm sống trên đời tôi đã phải nghe mòn tai cái chuyện vì mang bầu tôi mà mẹ hụt chuyến chạy đua chức tổ trưởng bộ môn. Mẹ hình như quên là sau đó bà có cố chạy ít nhất ba lần đều trượt, không hiểu sao vẫn cứ quy trách nhiệm cho tôi.
- Con chịu, con chỉ sống vì con thôi, hi sinh cho bố mẹ là cùng, người khác thì dẹp.
- Con cứ thế thằng nào nó thèm rước? - Không ai rước thì thôi, con cũng có ăn bám bố mẹ đâu mà mẹ phải lo.
Thấy bầu không khí bắt đầu hơi nóng, tôi liền bốc vội miếng bánh rồi lủi lên nhà. Thời gian gần đây, chủ đề yêu đương, lấy chồng của tôi trở nên khá nhạy cảm, chỉ động tới là cơn huyết áp của các cụ có thể tới bất cứ lúc nào.
Thật ra không phải tôi chưa từng yêu, ngược lại thì đúng hơn. Tôi yêu sớm, từ đầu cấp ba đã yêu. Tôi vẫn nhớ người yêu đầu tiên là anh chàng lớp kế bên, nhân ngày Valentine có dúi vào tay tôi cái thiếp origamic tự làm, tôi liền gật đầu. Đâu đó được hai tuần thì tôi phát hiện ra chàng có sở thích ngoáy mũi, thế là bao nhiêu mộng mơ lập tức tan thành bọt nước. Tới tận bây giờ thỉnh thoảng chat trên facebook chàng vẫn hỏi vì sao ngày đó tôi lại bỏ chàng mà tôi chỉ biết trả lời bằng cái icon mặt cười và lảng qua chuyện khác. Các mối tình tiếp theo của tôi cũng đại khái nhạt nhòa và lãng xẹt như vậy.
Mối tình gần đây nhất là khoảng mấy tháng cuối trước khi ra trường, tôi nhận lời yêu bạn ông anh họ. Anh là cựu sinh viên Bách Khoa, cao ráo, đẹp trai, hát hay và có hoài bão. Mối quan hệ của chúng tôi tương đối tốt dù cho sau này nghĩ lại tôi không sao nhớ ra được kỷ niệm gì trong suốt thời gian quen nhau. Trước ngày tôi chính thức nhận việc, anh rủ tôi đi uống nước, đồng thời thông báo rằng anh được cấp học bổng toàn phần sang Nhật làm tiến sĩ mấy năm. Anh hăm hở vẽ lên viễn cảnh tương lai tươi đẹp sau khi anh về nước với con đường sự nghiệp thênh thang rộng mở.
- Chờ anh mấy năm, khi nào anh về chúng mình sẽ làm đám cưới. – Giọng anh chắc nịch như một lời cam kết.
Tôi trố mắt, tự hỏi anh có uống nhầm thuốc không.
- Chờ cái gì cơ? – Tôi ngỡ ngàng hỏi lại.
- Thì… – Anh cũng ngạc nhiên nhìn tôi.
- Ý anh là anh đi học còn em ở nhà đợi anh về, trong mấy năm đó đóng cửa thủ tiết không tiếp xúc với ai ấy hả?
- Anh sẽ thu xếp về mỗi năm.
- Anh sao thế nhỉ? Thời buổi nào rồi anh còn nói chuyện đó? – Tôi suýt phá lên cười. – Anh đi thì mình chia tay thôi chứ.
- Anh biết là em rất buồn vì anh đi, nhưng đừng gây sức ép với anh thế này. Đàn ông là phải có sự nghiệp.
- Hình như anh hiểu nhầm ý em. – Tôi lắc đầu, mặt không giấu vẻ chán ngán. – Em đâu muốn anh bỏ chuyến đi. Việc của anh anh cứ làm, em cũng có việc của em. Dù sao mình mới yêu có nửa năm, lại chẳng có gì ràng buộc để can thiệp vào cuộc sống của nhau.
- …
- Em không có ý định chờ đợi gì cả. Tuổi thanh xuân của con gái ngắn lắm, việc gì em phải phung phí như vậy?
- Sao em ích kỷ quá thế? – Anh nhìn tôi vẻ không thể hiểu được.
- Em đã bao giờ giấu anh là em ích kỷ đâu. – Tôi nhún vai.
Tôi trông có vẻ là con người sắt đá thế thôi chứ tối hôm chia tay về lòng tôi nặng trĩu, cứ loanh quanh trong phòng, nghĩ ngợi lung tung.
- Anh rảnh không đi uống bia với em đi.
- Chín giờ?
- Vâng.
- Anh đón cô ở đâu?
- Nhà em.
Chia tay người yêu không làm tôi quá buồn nhưng cảm giác quạnh quẽ, thừa tay thừa chân thì khiến tôi hết chịu nổi, đành nhấc máy gọi Bách, rủ đi chơi giải sầu. Thực ra tôi không uống được, nhưng tôi biết hắn thích uống bia nên nói vậy. Đến Tạ Hiện rồi kiểu gì tôi cũng lấy bia cho hắn còn tôi sẽ gọi trà đá cùng nem rán, khoai chiên và chim nướng để “phá mồi”.
- Cô lại chia tay hả?
- Vâng, ông ấy đi Nhật mấy năm, chẳng hiểu nghĩ gì mà kêu em ở nhà chờ.
- Sao không chờ?
- Điên. – Tôi phẩy tay. – Nhìn em có giống các cụ ngày xưa vẫy mùi xoa sụt sùi khóc tiễn chồng lên đường nhập ngũ không? Đi thì nghỉ thôi, thời buổi nào rồi còn nói chuyện chờ với đợi.
- Anh hỏi thật cô, nếu ông ấy không đi Nhật thì cô có yêu tiếp không?
- … – Tôi ngẫm nghĩ một lát rồi khẽ lắc đầu. – Chắc là không.
Thực ra tôi yêu nhiều người nhưng chưa ai quá sáu tháng. Quy trình chung là nam nữ gặp nhau, nói chuyện thấy vui vui, nhìn hợp mắt, đôi bên vẫn độc thân thì yêu, sau vài tháng, qua giai đoạn ngọt ngào, động đâu cũng thấy lỗi thì chia tay. Nói chung tính tôi khá thoải mái, không để bụng nên chẳng buồn phiền gì lâu. Mỗi lần chia tay tôi mất độ hai ngày là vui vẻ trở lại, mối quan hệ với người yêu cũ cũng hoàn toàn bình thường, gặp ngoài đường vui vẻ chào nhau như bạn cũ. Bách hỏi câu vừa xong vì hắn quá hiểu tôi.
- Trong tất cả các mối quan hệ đã qua, em chưa thấy bất cứ ai để lại ấn tượng sâu sắc. – Tôi nói rồi hạ giọng thì thào. – Hay là vì…?
Đây chính là bí mật đặc sắc khác của tôi. Dù bố hay nói tôi thuộc loại “rách giời rơi xuống”, tôi vẫn là con của các cụ, tư tưởng vẫn bị ảnh hưởng, không nhiều thì ít. Bạn biết đấy, bố mẹ tôi là giáo viên nên giáo huấn tôi kỹ vô cùng. Mẹ luôn “nhồi sọ” chị em tôi mớ tư tưởng xưa cũ về “cái ngàn vàng” như thể cái màng mỏng manh đó là giá trị duy nhất của con gái. Sau này tôi có nhiều lần tranh cãi với mẹ, rằng tôi không bác bỏ những giá trị truyền thống nhưng không thể chấp nhận việc phán xét phiến diện như thế. Tuy vậy, nỗ lực của bố mẹ vẫn có hiệu quả nhất định, bằng chứng là nỗi ám ảnh trong tiềm thức tôi lớn đến mức các mối quan hệ trước giờ chưa đủ mạnh để tôi vượt qua.
- Vì gì?
- Em cứ nghĩ mãi, người ta bảo là tình yêu không “chuyện ấy” thì chỉ là tình đồng chí thôi, đúng không?
-...
- Hay đấy là lý do em không gắn bó sâu sắc với ai được?
- Anh không nghĩ thế. Nếu dùng “chuyện ấy” để giữ quan hệ cũng không phải giải pháp tốt. Đặt vấn đề ngược lại, có lẽ các mối quan hệ của cô chưa đủ sâu sắc để cô sẵn sàng cho chuyện đó.
Bàn bên cạnh có người liếc mắt qua cười trộm khiến tôi bất giác đỏ bừng mặt, vội lảng sang chuyện khác.
- Ông bà già đợt này cứ giục em lấy chồng, mệt mỏi chết đi được.
- Đến tuổi rồi còn gì?
- Em không thích. Không phải là không thích lấy chồng mà em không thích kiểu kết hôn như bà Sa, sống thế thì vui gì?
- Nhưng chị Sa hạnh phúc mà.
- Ừ, bà ý hạnh phúc nhưng em không muốn giống như bà ý.
Như tôi từng kể chị Sa nhà tôi là bác sỹ. Ai cũng biết rằng học Y lâu hơn học bên khối kinh tế rất nhiều, chưa kể chị tôi còn học nội trú thêm ba năm nữa. Học hành trong trường thì bận bù đầu, làm gì có thời gian chăm sóc bản thân hay tìm hiểu yêu đương, và đến khi ra trường chị tôi đã hơi cứng tuổi. Mọi người liền xúm vào mai mối cho anh rể tôi bây giờ. Anh Cường là chuyên viên trên Bộ Tài chính, gia thế tốt, con đường sự nghiệp rất sáng, tính tình lại điềm đạm, chỉn chu đâu vào đó. Trai gái vừa sắc vừa tài gặp nhau, vậy là gật, về bản chất không khác mấy so với chuyện tình của bố mẹ tôi. Sau khi cưới hai bên gia đình hùn vào mua cho đôi trẻ một căn chung cư xinh xắn. Giờ anh chị đã có hai đứa nhóc một trai một gái, công việc ổn định, cuộc sống về cơ bản là ước mơ của nhiều người xung quanh, xứng đáng ngồi trên áp phích cổ động, tuyên truyền cho “Gia đình hai con, vợ chồng hạnh phúc”.
- Em thấy cuộc sống tính toán kiểu một cộng một bằng hai nó cứ thế nào ấy. – Tôi ngẫm nghĩ, kết luận. – Có lúc em hỏi chị Sa có yêu anh Cường không, thì chị ấy đáp là đã quyết định đúng vì anh Cường là người phù hợp nhất. Nhưng em vẫn không hiểu không yêu sao lại cưới?
- Thì cô yêu bao nhiêu người rồi, cô có muốn cưới ai trong số đấy không?
- …
Tôi im lặng, vì không thể trả lời.
Đến đây hẳn bạn đang thắc mắc Bách là ai, đúng không? Đó là một câu chuyện khá dài.
………………
Năm tôi học lớp 6.
Do cấp một tôi học trái tuyến ở Thăng Long đâm ra khi lên cấp hai không còn gặp lại bạn cũ nào, mấy ngày đầu có hơi buồn. Đã thế lại còn bị cô xếp ngồi cùng bàn với một thằng con trai. Tính tôi phóng khoáng từ bé nên không bao giờ có chuyện kẻ vạch chia bàn rồi lăm lăm cái thước vụt bạn nếu bạn lấn sang. Tôi cũng không kỳ thị gì bọn con trai, thậm chí chơi với rất nhiều bạn nam, nhưng không thích ngồi chung bàn bởi ngồi cùng con gái mới dễ… nói chuyện riêng và cùng nhau ăn vặt. May mắn làm sao, sau ít ngày rụt rè, tôi phát hiện ra Bách, thằng bé xinh trai đó, có sở thích y hệt như tôi, nghĩa là nói chuyện nhiều và ăn quà như mỏ khoét. Chúng tôi nhanh chóng bắt thân và trở thành đôi bạn thường xuyên được biểu dương trên lớp, tất nhiên là theo nghĩa tích cực.
Như tôi đã từng kể, mặc cho bản chất của tôi còn xa mới đạt tới danh hiệu “con nhà người ta” nhưng với lòng kiên nhẫn của hai nhà-giáo-suýt-nhân-dân và sự hỗ trợ đắc lực của chổi phất trần, thành tích thời phổ thông, đặc biệt là cấp một, cấp hai của tôi rất tốt. Bách khác với tôi, nó học giỏi đều mà dường như chẳng cần cố gắng gì. Hàng ngày hết giờ học trên lớp buổi sáng, chiều nó đi bơi, học võ, đá bóng, học đàn, học vẽ và đủ các thứ linh tinh khác, đến tối mới ngồi làm bài tập khoảng hai tiếng rồi đi ngủ. Kết quả là sau này lớn lên, chiều cao của tôi dừng chuẩn xác ở con số một mét sáu ba, kiến thức xã hội may ra chỉ đủ phân biệt được rau dền với rau đay còn Bách cao tới mét tám và không gì là không biết.
Quay lại câu chuyện thời cấp hai, do học bạ cấp một đẹp đẽ, tôi được bầu làm lớp phó học tập, chức quyền duy nhất tôi có trong suốt cuộc đời. Thật ra tôi không ham hố gì cái chức vụ hữu danh vô thực này nhưng khi đã bị đặt vào vị trí đó, với tâm lý một đứa trẻ con còn “hăng tiết vịt”, tôi đã phải nỗ lực hết mình vì nó. Về sau ra đời tôi rút kinh nghiệm rất nhiều, xét cho cùng các loại giải thưởng, bằng khen chỉ là gông cùm vô hình trói buộc con người ta. Tôi dần học được cách phớt lờ mọi lời khen chê, lẫn những kỳ vọng của người khác để thoải mái đi con đường của riêng mình. Tuy vậy, tôi vẫn phải cám ơn cái chức danh lớp phó “ảo diệu” kia bởi nó đã dẫn tới bước ngoặt trong mối quan hệ giữa tôi và Bách.
Nhân một ngày hiếm hoi bố mẹ đi vắng, không ai quản thúc, tôi tranh thủ xem hết bộ phim hai phần trên HBO, đến khi hai cụ về mới hốt hoảng nhớ ra còn bài tập thì đồng hồ đã chỉ mười một giờ. Cả đêm tôi ngủ trong thấp thỏm. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi không làm bài tập.
Sáng hôm sau tới lớp, tôi ngoắt Bách ra một góc, may mắn là nó thường đi học khá sớm.
- Mày soạn văn chưa? Cả bài tập tiếng Anh nữa.
- Xong rồi.
- Cho… tao mượn được không? – Tôi rụt rè nói. Đây là lần đầu tiên tôi phải mượn bài người khác copy.
- Sao mày chưa làm bài?
- Tối qua mải xem phim.
- Kệ mày, tao không cho mày mượn. – Bách nhún vai, tàn nhẫn trả lời.
Tôi méo xệch miệng. Bách là đứa duy nhất trong lớp học giỏi ngang tôi nên có mở mồm ra mượn nó cũng không quá ngại. Tôi không đủ can đảm đi mượn đứa khác vì dù sao tôi vẫn là lớp phó học tập, học giỏi nhất nhì lớp. Nhưng nếu không làm bài thì còn kinh khủng hơn, cán bộ lớp mà bị ghi tên vào sổ ghi đầu bài, nghĩ tới đó thôi mồ hôi tôi đã chảy lạnh gáy.
- Mày cho tao mượn đi, năn nỉ đấy, cứu tao đi mà. – Tôi níu tay áo nó giọng nằn nì như sắp khóc tới nơi.
- Thôi được rồi, – Nó rút hai quyển vở ra. – tao cho mày mượn nhưng phải có điều kiện.
- Điều kiện gì? – Giờ dù nó có bảo tôi quỳ gối dập đầu tôi cũng làm.
- Gọi tao là anh.
- Tại sao? – Tôi tròn mắt.
- Vì nếu tao là anh mày, bọn trong lớp sẽ phải gọi tao là bác, là anh hết.
Hóa ra là vậy. Vốn trẻ con có một trò chơi rất phổ biến là lập quan hệ gia đình. Vì tôi là cán bộ lớp, tính tình lại hào phóng, thường xuyên nhắc bài các bạn xung quanh nên khi lập “phả hệ”, tôi được gọi là “chị”, “dì”, “cô”, “mẹ”, thậm chí cả “bà”. Nhìn đi nhìn lại, đúng là chưa ai trong lớp có vị trí cao hơn tôi, trừ thằng Hải lớp trưởng là “chồng” thì tạm coi như ngang hàng. Nếu tôi gọi Bách là anh, nó đương nhiên trở thành đứa có “địa vị” cao nhất trong lớp.
- Được được, từ giờ gọi mày là anh. – Tôi vui vẻ nói rồi giật hai quyển vở trên tay nó, chép lấy chép để.
Tôi không rõ cái trò chơi trẻ con kia có ý nghĩa gì không nhưng từ khi gọi Bách là anh, tôi cảm thấy nó người lớn hẳn lên, chằng còn “bằng vai phải lứa” với tôi như trước. Sau này ngẫm lại tôi thấy đúng là nó đã đối xử với tôi không khác gì một ông anh lớn. Có đôi lúc tôi bắt nạt quá khiến nó cự nự thì tôi lại dài giọng ra đọc cái bài thơ ai ai cũng thuộc “Làm anh khó lắm, phải đâu chuyện đùa” rồi kết luận “Nếu anh không muốn làm anh nữa thì chúng ta lại mày tao như trước”. Và lần nào cũng vậy, nó sẽ chiều ý tôi để được tiếp tục “ngồi trên đầu thiên hạ”. Tôi nói rồi mà, danh hiệu ảo có sức nặng lớn lắm chứ không phải bỡn.
Cứ như vậy, anh em tôi vui vẻ vượt qua bốn năm cấp hai với vô số kỷ niệm đáng nhớ. Rồi duyên số đưa đẩy thế nào, ngày đi thi vào chuyên Ams Bách bị đau ruột thừa phải nằm viện cho đến hết cả kỳ thi vào Tổng hợp nên cuối cùng hắn đến học cùng tôi ở Kim Liên. Lại cùng lớp và cùng bàn như trước.
- Phụ nữ là như vậy mà con. – Mẹ tôi nhấn nhá từng từ, dù nói đến cả ngàn lần ngữ điệu vẫn tràn đầy xúc động như lần đầu tiên. – Đức tính hi sinh luôn đi hàng đầu.
- Hừ, mình không vì mình trời chu đất diệt. – Tôi lầm bầm.
- Mẹ mà không chịu hi sinh thì con được như ngày nay đấy. – Bà quắc mắt.
Tôi bĩu môi. Hơn hai mươi năm sống trên đời tôi đã phải nghe mòn tai cái chuyện vì mang bầu tôi mà mẹ hụt chuyến chạy đua chức tổ trưởng bộ môn. Mẹ hình như quên là sau đó bà có cố chạy ít nhất ba lần đều trượt, không hiểu sao vẫn cứ quy trách nhiệm cho tôi.
- Con chịu, con chỉ sống vì con thôi, hi sinh cho bố mẹ là cùng, người khác thì dẹp.
- Con cứ thế thằng nào nó thèm rước? - Không ai rước thì thôi, con cũng có ăn bám bố mẹ đâu mà mẹ phải lo.
Thấy bầu không khí bắt đầu hơi nóng, tôi liền bốc vội miếng bánh rồi lủi lên nhà. Thời gian gần đây, chủ đề yêu đương, lấy chồng của tôi trở nên khá nhạy cảm, chỉ động tới là cơn huyết áp của các cụ có thể tới bất cứ lúc nào.
Thật ra không phải tôi chưa từng yêu, ngược lại thì đúng hơn. Tôi yêu sớm, từ đầu cấp ba đã yêu. Tôi vẫn nhớ người yêu đầu tiên là anh chàng lớp kế bên, nhân ngày Valentine có dúi vào tay tôi cái thiếp origamic tự làm, tôi liền gật đầu. Đâu đó được hai tuần thì tôi phát hiện ra chàng có sở thích ngoáy mũi, thế là bao nhiêu mộng mơ lập tức tan thành bọt nước. Tới tận bây giờ thỉnh thoảng chat trên facebook chàng vẫn hỏi vì sao ngày đó tôi lại bỏ chàng mà tôi chỉ biết trả lời bằng cái icon mặt cười và lảng qua chuyện khác. Các mối tình tiếp theo của tôi cũng đại khái nhạt nhòa và lãng xẹt như vậy.
Mối tình gần đây nhất là khoảng mấy tháng cuối trước khi ra trường, tôi nhận lời yêu bạn ông anh họ. Anh là cựu sinh viên Bách Khoa, cao ráo, đẹp trai, hát hay và có hoài bão. Mối quan hệ của chúng tôi tương đối tốt dù cho sau này nghĩ lại tôi không sao nhớ ra được kỷ niệm gì trong suốt thời gian quen nhau. Trước ngày tôi chính thức nhận việc, anh rủ tôi đi uống nước, đồng thời thông báo rằng anh được cấp học bổng toàn phần sang Nhật làm tiến sĩ mấy năm. Anh hăm hở vẽ lên viễn cảnh tương lai tươi đẹp sau khi anh về nước với con đường sự nghiệp thênh thang rộng mở.
- Chờ anh mấy năm, khi nào anh về chúng mình sẽ làm đám cưới. – Giọng anh chắc nịch như một lời cam kết.
Tôi trố mắt, tự hỏi anh có uống nhầm thuốc không.
- Chờ cái gì cơ? – Tôi ngỡ ngàng hỏi lại.
- Thì… – Anh cũng ngạc nhiên nhìn tôi.
- Ý anh là anh đi học còn em ở nhà đợi anh về, trong mấy năm đó đóng cửa thủ tiết không tiếp xúc với ai ấy hả?
- Anh sẽ thu xếp về mỗi năm.
- Anh sao thế nhỉ? Thời buổi nào rồi anh còn nói chuyện đó? – Tôi suýt phá lên cười. – Anh đi thì mình chia tay thôi chứ.
- Anh biết là em rất buồn vì anh đi, nhưng đừng gây sức ép với anh thế này. Đàn ông là phải có sự nghiệp.
- Hình như anh hiểu nhầm ý em. – Tôi lắc đầu, mặt không giấu vẻ chán ngán. – Em đâu muốn anh bỏ chuyến đi. Việc của anh anh cứ làm, em cũng có việc của em. Dù sao mình mới yêu có nửa năm, lại chẳng có gì ràng buộc để can thiệp vào cuộc sống của nhau.
- …
- Em không có ý định chờ đợi gì cả. Tuổi thanh xuân của con gái ngắn lắm, việc gì em phải phung phí như vậy?
- Sao em ích kỷ quá thế? – Anh nhìn tôi vẻ không thể hiểu được.
- Em đã bao giờ giấu anh là em ích kỷ đâu. – Tôi nhún vai.
Tôi trông có vẻ là con người sắt đá thế thôi chứ tối hôm chia tay về lòng tôi nặng trĩu, cứ loanh quanh trong phòng, nghĩ ngợi lung tung.
- Anh rảnh không đi uống bia với em đi.
- Chín giờ?
- Vâng.
- Anh đón cô ở đâu?
- Nhà em.
Chia tay người yêu không làm tôi quá buồn nhưng cảm giác quạnh quẽ, thừa tay thừa chân thì khiến tôi hết chịu nổi, đành nhấc máy gọi Bách, rủ đi chơi giải sầu. Thực ra tôi không uống được, nhưng tôi biết hắn thích uống bia nên nói vậy. Đến Tạ Hiện rồi kiểu gì tôi cũng lấy bia cho hắn còn tôi sẽ gọi trà đá cùng nem rán, khoai chiên và chim nướng để “phá mồi”.
- Cô lại chia tay hả?
- Vâng, ông ấy đi Nhật mấy năm, chẳng hiểu nghĩ gì mà kêu em ở nhà chờ.
- Sao không chờ?
- Điên. – Tôi phẩy tay. – Nhìn em có giống các cụ ngày xưa vẫy mùi xoa sụt sùi khóc tiễn chồng lên đường nhập ngũ không? Đi thì nghỉ thôi, thời buổi nào rồi còn nói chuyện chờ với đợi.
- Anh hỏi thật cô, nếu ông ấy không đi Nhật thì cô có yêu tiếp không?
- … – Tôi ngẫm nghĩ một lát rồi khẽ lắc đầu. – Chắc là không.
Thực ra tôi yêu nhiều người nhưng chưa ai quá sáu tháng. Quy trình chung là nam nữ gặp nhau, nói chuyện thấy vui vui, nhìn hợp mắt, đôi bên vẫn độc thân thì yêu, sau vài tháng, qua giai đoạn ngọt ngào, động đâu cũng thấy lỗi thì chia tay. Nói chung tính tôi khá thoải mái, không để bụng nên chẳng buồn phiền gì lâu. Mỗi lần chia tay tôi mất độ hai ngày là vui vẻ trở lại, mối quan hệ với người yêu cũ cũng hoàn toàn bình thường, gặp ngoài đường vui vẻ chào nhau như bạn cũ. Bách hỏi câu vừa xong vì hắn quá hiểu tôi.
- Trong tất cả các mối quan hệ đã qua, em chưa thấy bất cứ ai để lại ấn tượng sâu sắc. – Tôi nói rồi hạ giọng thì thào. – Hay là vì…?
Đây chính là bí mật đặc sắc khác của tôi. Dù bố hay nói tôi thuộc loại “rách giời rơi xuống”, tôi vẫn là con của các cụ, tư tưởng vẫn bị ảnh hưởng, không nhiều thì ít. Bạn biết đấy, bố mẹ tôi là giáo viên nên giáo huấn tôi kỹ vô cùng. Mẹ luôn “nhồi sọ” chị em tôi mớ tư tưởng xưa cũ về “cái ngàn vàng” như thể cái màng mỏng manh đó là giá trị duy nhất của con gái. Sau này tôi có nhiều lần tranh cãi với mẹ, rằng tôi không bác bỏ những giá trị truyền thống nhưng không thể chấp nhận việc phán xét phiến diện như thế. Tuy vậy, nỗ lực của bố mẹ vẫn có hiệu quả nhất định, bằng chứng là nỗi ám ảnh trong tiềm thức tôi lớn đến mức các mối quan hệ trước giờ chưa đủ mạnh để tôi vượt qua.
- Vì gì?
- Em cứ nghĩ mãi, người ta bảo là tình yêu không “chuyện ấy” thì chỉ là tình đồng chí thôi, đúng không?
-...
- Hay đấy là lý do em không gắn bó sâu sắc với ai được?
- Anh không nghĩ thế. Nếu dùng “chuyện ấy” để giữ quan hệ cũng không phải giải pháp tốt. Đặt vấn đề ngược lại, có lẽ các mối quan hệ của cô chưa đủ sâu sắc để cô sẵn sàng cho chuyện đó.
Bàn bên cạnh có người liếc mắt qua cười trộm khiến tôi bất giác đỏ bừng mặt, vội lảng sang chuyện khác.
- Ông bà già đợt này cứ giục em lấy chồng, mệt mỏi chết đi được.
- Đến tuổi rồi còn gì?
- Em không thích. Không phải là không thích lấy chồng mà em không thích kiểu kết hôn như bà Sa, sống thế thì vui gì?
- Nhưng chị Sa hạnh phúc mà.
- Ừ, bà ý hạnh phúc nhưng em không muốn giống như bà ý.
Như tôi từng kể chị Sa nhà tôi là bác sỹ. Ai cũng biết rằng học Y lâu hơn học bên khối kinh tế rất nhiều, chưa kể chị tôi còn học nội trú thêm ba năm nữa. Học hành trong trường thì bận bù đầu, làm gì có thời gian chăm sóc bản thân hay tìm hiểu yêu đương, và đến khi ra trường chị tôi đã hơi cứng tuổi. Mọi người liền xúm vào mai mối cho anh rể tôi bây giờ. Anh Cường là chuyên viên trên Bộ Tài chính, gia thế tốt, con đường sự nghiệp rất sáng, tính tình lại điềm đạm, chỉn chu đâu vào đó. Trai gái vừa sắc vừa tài gặp nhau, vậy là gật, về bản chất không khác mấy so với chuyện tình của bố mẹ tôi. Sau khi cưới hai bên gia đình hùn vào mua cho đôi trẻ một căn chung cư xinh xắn. Giờ anh chị đã có hai đứa nhóc một trai một gái, công việc ổn định, cuộc sống về cơ bản là ước mơ của nhiều người xung quanh, xứng đáng ngồi trên áp phích cổ động, tuyên truyền cho “Gia đình hai con, vợ chồng hạnh phúc”.
- Em thấy cuộc sống tính toán kiểu một cộng một bằng hai nó cứ thế nào ấy. – Tôi ngẫm nghĩ, kết luận. – Có lúc em hỏi chị Sa có yêu anh Cường không, thì chị ấy đáp là đã quyết định đúng vì anh Cường là người phù hợp nhất. Nhưng em vẫn không hiểu không yêu sao lại cưới?
- Thì cô yêu bao nhiêu người rồi, cô có muốn cưới ai trong số đấy không?
- …
Tôi im lặng, vì không thể trả lời.
Đến đây hẳn bạn đang thắc mắc Bách là ai, đúng không? Đó là một câu chuyện khá dài.
………………
Năm tôi học lớp 6.
Do cấp một tôi học trái tuyến ở Thăng Long đâm ra khi lên cấp hai không còn gặp lại bạn cũ nào, mấy ngày đầu có hơi buồn. Đã thế lại còn bị cô xếp ngồi cùng bàn với một thằng con trai. Tính tôi phóng khoáng từ bé nên không bao giờ có chuyện kẻ vạch chia bàn rồi lăm lăm cái thước vụt bạn nếu bạn lấn sang. Tôi cũng không kỳ thị gì bọn con trai, thậm chí chơi với rất nhiều bạn nam, nhưng không thích ngồi chung bàn bởi ngồi cùng con gái mới dễ… nói chuyện riêng và cùng nhau ăn vặt. May mắn làm sao, sau ít ngày rụt rè, tôi phát hiện ra Bách, thằng bé xinh trai đó, có sở thích y hệt như tôi, nghĩa là nói chuyện nhiều và ăn quà như mỏ khoét. Chúng tôi nhanh chóng bắt thân và trở thành đôi bạn thường xuyên được biểu dương trên lớp, tất nhiên là theo nghĩa tích cực.
Như tôi đã từng kể, mặc cho bản chất của tôi còn xa mới đạt tới danh hiệu “con nhà người ta” nhưng với lòng kiên nhẫn của hai nhà-giáo-suýt-nhân-dân và sự hỗ trợ đắc lực của chổi phất trần, thành tích thời phổ thông, đặc biệt là cấp một, cấp hai của tôi rất tốt. Bách khác với tôi, nó học giỏi đều mà dường như chẳng cần cố gắng gì. Hàng ngày hết giờ học trên lớp buổi sáng, chiều nó đi bơi, học võ, đá bóng, học đàn, học vẽ và đủ các thứ linh tinh khác, đến tối mới ngồi làm bài tập khoảng hai tiếng rồi đi ngủ. Kết quả là sau này lớn lên, chiều cao của tôi dừng chuẩn xác ở con số một mét sáu ba, kiến thức xã hội may ra chỉ đủ phân biệt được rau dền với rau đay còn Bách cao tới mét tám và không gì là không biết.
Quay lại câu chuyện thời cấp hai, do học bạ cấp một đẹp đẽ, tôi được bầu làm lớp phó học tập, chức quyền duy nhất tôi có trong suốt cuộc đời. Thật ra tôi không ham hố gì cái chức vụ hữu danh vô thực này nhưng khi đã bị đặt vào vị trí đó, với tâm lý một đứa trẻ con còn “hăng tiết vịt”, tôi đã phải nỗ lực hết mình vì nó. Về sau ra đời tôi rút kinh nghiệm rất nhiều, xét cho cùng các loại giải thưởng, bằng khen chỉ là gông cùm vô hình trói buộc con người ta. Tôi dần học được cách phớt lờ mọi lời khen chê, lẫn những kỳ vọng của người khác để thoải mái đi con đường của riêng mình. Tuy vậy, tôi vẫn phải cám ơn cái chức danh lớp phó “ảo diệu” kia bởi nó đã dẫn tới bước ngoặt trong mối quan hệ giữa tôi và Bách.
Nhân một ngày hiếm hoi bố mẹ đi vắng, không ai quản thúc, tôi tranh thủ xem hết bộ phim hai phần trên HBO, đến khi hai cụ về mới hốt hoảng nhớ ra còn bài tập thì đồng hồ đã chỉ mười một giờ. Cả đêm tôi ngủ trong thấp thỏm. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi không làm bài tập.
Sáng hôm sau tới lớp, tôi ngoắt Bách ra một góc, may mắn là nó thường đi học khá sớm.
- Mày soạn văn chưa? Cả bài tập tiếng Anh nữa.
- Xong rồi.
- Cho… tao mượn được không? – Tôi rụt rè nói. Đây là lần đầu tiên tôi phải mượn bài người khác copy.
- Sao mày chưa làm bài?
- Tối qua mải xem phim.
- Kệ mày, tao không cho mày mượn. – Bách nhún vai, tàn nhẫn trả lời.
Tôi méo xệch miệng. Bách là đứa duy nhất trong lớp học giỏi ngang tôi nên có mở mồm ra mượn nó cũng không quá ngại. Tôi không đủ can đảm đi mượn đứa khác vì dù sao tôi vẫn là lớp phó học tập, học giỏi nhất nhì lớp. Nhưng nếu không làm bài thì còn kinh khủng hơn, cán bộ lớp mà bị ghi tên vào sổ ghi đầu bài, nghĩ tới đó thôi mồ hôi tôi đã chảy lạnh gáy.
- Mày cho tao mượn đi, năn nỉ đấy, cứu tao đi mà. – Tôi níu tay áo nó giọng nằn nì như sắp khóc tới nơi.
- Thôi được rồi, – Nó rút hai quyển vở ra. – tao cho mày mượn nhưng phải có điều kiện.
- Điều kiện gì? – Giờ dù nó có bảo tôi quỳ gối dập đầu tôi cũng làm.
- Gọi tao là anh.
- Tại sao? – Tôi tròn mắt.
- Vì nếu tao là anh mày, bọn trong lớp sẽ phải gọi tao là bác, là anh hết.
Hóa ra là vậy. Vốn trẻ con có một trò chơi rất phổ biến là lập quan hệ gia đình. Vì tôi là cán bộ lớp, tính tình lại hào phóng, thường xuyên nhắc bài các bạn xung quanh nên khi lập “phả hệ”, tôi được gọi là “chị”, “dì”, “cô”, “mẹ”, thậm chí cả “bà”. Nhìn đi nhìn lại, đúng là chưa ai trong lớp có vị trí cao hơn tôi, trừ thằng Hải lớp trưởng là “chồng” thì tạm coi như ngang hàng. Nếu tôi gọi Bách là anh, nó đương nhiên trở thành đứa có “địa vị” cao nhất trong lớp.
- Được được, từ giờ gọi mày là anh. – Tôi vui vẻ nói rồi giật hai quyển vở trên tay nó, chép lấy chép để.
Tôi không rõ cái trò chơi trẻ con kia có ý nghĩa gì không nhưng từ khi gọi Bách là anh, tôi cảm thấy nó người lớn hẳn lên, chằng còn “bằng vai phải lứa” với tôi như trước. Sau này ngẫm lại tôi thấy đúng là nó đã đối xử với tôi không khác gì một ông anh lớn. Có đôi lúc tôi bắt nạt quá khiến nó cự nự thì tôi lại dài giọng ra đọc cái bài thơ ai ai cũng thuộc “Làm anh khó lắm, phải đâu chuyện đùa” rồi kết luận “Nếu anh không muốn làm anh nữa thì chúng ta lại mày tao như trước”. Và lần nào cũng vậy, nó sẽ chiều ý tôi để được tiếp tục “ngồi trên đầu thiên hạ”. Tôi nói rồi mà, danh hiệu ảo có sức nặng lớn lắm chứ không phải bỡn.
Cứ như vậy, anh em tôi vui vẻ vượt qua bốn năm cấp hai với vô số kỷ niệm đáng nhớ. Rồi duyên số đưa đẩy thế nào, ngày đi thi vào chuyên Ams Bách bị đau ruột thừa phải nằm viện cho đến hết cả kỳ thi vào Tổng hợp nên cuối cùng hắn đến học cùng tôi ở Kim Liên. Lại cùng lớp và cùng bàn như trước.
Danh sách chương