Hoàng Tôn Tố thấy Trương Nguyên rất yêu quý con trai mình Hoàng Tông Hi, trước khi chia tay cười nói:
-Giới Tử hiền đệ, đợi khuyển tử lớn hơn chút nữa thì cho nó nhận đệ làm thầy đi theo đệ đọc sách, học cùng với hai vị tiểu công tử Lục gia đây nhé! Trương Nguyên thầm nghĩ:
-Đệ làm gì có thời gian dạy học. Mai này Hoàng Tông Hi sẽ trở thành đệ tử của Lưu Tông Chu. Lưu Tông Chu tiên sinh cũng sắp cáo quan về rồi. Tính tình Lưu Tông Chu tiên sinh rất thẳng thắn, bướng bỉnh. Người như vậy không thích hợp để làm quan, chỉ thích hợp để dạy học thôi.
Trương Nguyên cười nói:
-Được đấy, được đấy. Nhưng không biết đệ có phúc phận được đến Dư Diêu làm quan không nữa.
Ngày mười bảy tháng tư, đoàn người Dương Thạch Hương, Lục Thao, Trương Nhược Hi dẫn theo Lý Thuần và Lý Khiết còn sáu tên người hầu rời khỏi Sơn Âm. Chi nhánh cửa hàng Thịnh Mỹ ở Sơn Âm đã tìm được đại điểm để mở chi nhánh rồi, chỗ đó ngay bên cạnh cầu Vụ Lộ, cách hiệu thuốc bắc Lỗ Vân Cốc mấy gian hàng. Trương Nhược Hi để Lục Đại Hữu ở lại để xử lý và lo liệu mọi việc, tiền bạc thì do chưởng quản Y Đình quản lý. Tơ lụa, vải vóc sắp hết cũng đã chở bằng thuyền từ Thanh Phổ đến đây rồi. Vẫn như cũ dùng cách của Trương Nguyên đó là phân chia lợi nhuận cho công nhân may quần áo để mở rộng nguồn tiêu thụ. Nếu cửa hàng kinh doanh ở Sơn Âm này thu được lợi nhuận thì sẽ tiếp tục mở một chi nhánh nữa ở Hàng Châu. Như vậy thì Hàng Châu sẽ là điểm chung chuyển hàng hóa từ Thanh Phổ đến Sơn Âm, sẽ thuận tiện hơn rất nhiều.
Trương Nguyên viết thư cho Vương Vi, nhờ tỷ tỷ Trương Nhược Hi mang đến giao cho Vương Vi. Trương Nhược Hi nói:
-Khi nào về đến Thanh Phổ, tỷ sẽ giao lá thư này cho cô ấy. Đệ yên tâm đi, tỷ tỷ sẽ chăm sóc cô ấy giúp đệ.
Trương Nguyên cười “hắc hắc”, chắp tay nói:
-Cảm ơn tỷ tỷ!
Trương Nhược Hi dặn dò:
-Đệ hãy chuẩn bị tốt cho kì thi hương đi, đừng để bị phân tâm. Đệ là Hàn Xã Xã thủ, mọi người đều chú ý quan tâm đến đệ đấy.
Nghe tỷ tỷ nói như vậy, Trương Nguyên thực sự cảm thấy áp lực rất lớn. Hiện nay hắn bình luận phê bình văn bát cổ, tham gia vào những việc chính trị, làm chủ của Hàn Xã, danh tiếng vang xa. Mà kì thi hương đang ở trước mắt rồi, đây chính là một cửa ải lớn mà hắn cần phải vượt qua. Nếu hắn thi trượt, danh tiếng tất nhiên sẽ bị tiêu tan hết. Vì thế kì thi hương này hắn chỉ có thể đỗ chứ không được phép trượt. Quả thật là hắn không có đường để lui nữa. Trong kì thi hương thì tỷ lệ thi đỗ ước chừng khoảng ba mươi người mới có một người đỗ. Kì thi này không phải là ngươi cứ làm văn bát cổ giỏi là nhất định có thể thi đỗ mà trong đó còn rất nhiều biến cố không lường trước được, hắn nhất định phải chuẩn bị thật cẩn thận, tận lực loại trừ những nhân tố bất lợi cho mình.
Dương Thạch Hương từ Thanh Phổ mang đến sách “Tiêu thị bút thừa”(bút tích của Tiêu thị) và “Cảnh Thế Thông ngôn” (lời nói của Cảnh Thế Thông), cùng với Trương Nguyên bình luận về hơn ba nghìn tập văn bát cổ, được bốn trăm hai mươi lượng bạc, đem số bạc đó mua lại cửa hiệu sách ở ngã tư đường Phủ Học Cung, hiệu sách này đã có từ lâu, cũng giống như cửa hiệu Thịnh Mỹ. Nhà in Hàn Xã cũng mở một tiệm sách ở thị trấn Đại Thành-Giang Nam.
Một đoàn người thân bạn hữu cuối cùng rời khỏi Sơn Âm, Trương Nguyên không phải tất bật đi xã giao nữa, cuối cùng cũng được yên tĩnh rồi. Từ bây giờ còn cách kì thi hương Hàng Châu được tổ chức vào tháng tám còn không đến bốn tháng nữa. Những quyển sách bắt buộc phải đọc khi dự thi là “Thuyết uyển”, “Đại học diễn nghĩa”. “Lịch đại danh thần tấu nghị”, “Ngự chế đại cáo”. Tất cả sách này Trương Nguyên đều đọc hết rồi, giờ thì chỉ cần tiếp tục dùi mài kinh sử, sưu tập đề thi hương những năm gần đây ở Chiết Giang, Trực Lệ và ở Kinh thành để tham khảo. Kì thi hương ở ba nơi này là có tính tiêu biểu và điển hình nhất.
Bắt đầu từ ngày hai mươi tháng tư, Trương Nguyên đóng cửa không ra ngoài mà chỉ ở lầu gỗ bên cạnh sông Đầu Lao đọc sách, viết văn. Đương nhiên, mỗi buổi sáng sớm và chiều tối thì dành để tập thể dục, tập bắn tên. Những việc này thì chưa bao giờ bị gián đoạn cả.
Thương Đạm Nhiên giúp đỡ Trương mẫu quản lý việc nhà. Vẫn duy trì những thói quen sinh hoạt như lúc còn ở Hội Kê như: đọc sách, vẽ tranh, đá cầu… Có Trương Nguyên bên cạnh, trong lòng cũng tràn đầy hạnh phúc, mỗi buổi sáng sớm đều đi học Thái Cực Quyền cùng với Trương Nguyên, vì Trương Nguyên mà đọc sách, tay nắm tay, mắt liếc mắt, hết sức ân ái ngọt ngào.
Chớp mắt đã đến mồng một tháng năm, thuyền rồng ở bên kia sông Phủ đi lại đánh trống “tùng tùng tùng”. Buổi sáng ngày hôm đó, Trương Nguyên đang ở trên lầu gỗ nghe Thương Đạm Nhiên đọc bài thi của trạng nguyên Từ Quang Khải, đó là cuốn “Thuấn chi cư thâm sơn chi trung” (Vua Thuấn ở trong núi sâu), chợt nghe thấy tiếng Trương Ngạc trên cây cầu đá hình vòm lớn tiếng gọi mình:
-Giới Tử, Giới Tử! Kính phường vừa cho người tới báo rằng, chiếc kính thiên lý đã chế tạo thành công, đệ cùng ta đến đó xem đi.
Thương Đạm Nhiên thản nhiên cười, buông quyển sách xuống nói:
-Trương lang đi thôi, hôm nay nghỉ ngơi một ngày. Mười ngày học cũng phải có một ngày nghỉ ngơi chứ!
Trương Nguyên dẫn theo Vũ Lăng đến bên sông. Trương Ngạc vui mừng chào đón, nói:
-Giới Tử, cả ngày đệ đều ân ân ái ái với thê tử. Đại huynh cũng thế, gần như là đóng cửa vất vả đọc sách suốt ngày.
Trương Nguyên cười nói:
-Không phải tam huynh cũng suốt ngày ân ái với thê tử rất ít khi đi ra ngoài đấy sao. Đúng rồi, Lục Mai chắc cũng sắp sinh rồi phải không? Phải chúc mừng Tam huynh rồi.
Trương Ngạc đối với việc mình sắp làm cha rất ngượng ngùng xấu hổ, vì thế liền nói lảng đi:
-Ta là không có người chơi cùng, lại sợ Tổ phụ mắng. Đi, đi đến Kính phường thôi.
Kính phường ban đầu là một tòa nhà ba gian của người dân. Thợ làm kính thủ công, người học nghề, người chế tạo kính đều ở chung một chỗ. Đầu năm Trương Nguyên bàn bạc với Trương Ngạc, bỏ ra năm trăm lượng bạc, mua một ngôi nhà dân bên cạnh làm nởi cho thợ thủ công làm kính, cho người học nghề, người chế tạo kính. Còn toàn bộ toà nhà ở lúc trước thì dùng để làm xưởng sản xuất chế tạo kính. Hai người thợ làm kính được mời từ Hàng Châu đến lúc trước, giờ đây đã chiêu mộ thêm mười đệ tử ở Sơn Âm để truyền nghề. Theo cách sắp xếp của Trương Nguyên thì mỗi người chỉ học một khâu trong toàn bộ quá trình chế tạo kính. Như vậy vừa đơn giản, vừa nhanh chóng có thể ra nghề được, tăng thêm hiệu suất và chất lượng chế tạo sản xuất kính lên rất nhiều lần.
Cạnh miếu Quan Vương bên kia có một người thợ thủ công trẻ tuổi chuyên chế tạo các đồ khí cụ bằng đồng, người đó tên là Cam Luân. Y là một người thông minh, hiếu học, tay nghề tinh xảo. Được một người ở Tô Châu xui khiến, Cam Luân bắt trước chế tạo ra loại lư đồng giống hệt lư đồng Tuyên Đức, từ màu sắc, hình thức đến chữ khắc trên đó đều bị làm giả, chỉ có loại giấy màu Tàng Kinh kia mới có thể làm ra được loại lư đồng Tuyên Đức thượng đẳng đó.
Những chiếc lư đồng được người ở Tô Châu đó giả làm đồ cổ để đem bán. Một cái lư có tai cầm được bán với giá mười lăm lượng bạc, một chiếc lư nhỏ thì bán được hai mươi đồng bạc. Nào biết được ở Sơn Âm nhiều người biết thưởng thức tinh tế đến vậy, bị phát hiện là đồ giả, người Tô Châu đó chạy trốn suốt đêm. Mấy người thân hào nông thôn yêu thích đồ cổ mua phải đồ giả liền đến bắt Cam Luân phải bồi thường bạc. Cam Luân phải quỳ xuống đất cầu xin, nói rằng mình chế tạo ra một cái lư đồng chỉ được có một lượng ba bạc, làm gì có bạc mà bồi thường. Mấy người thân hào nông thôn đó liền kêu Lưu Bổ đầu của huyện nha đến bắt Cam Luân đến quan phủ để xét xử. Cam Luân và mẹ của y sợ đến mức khóc lớn.
Trương Ngạc đang đi dạo nhìn thấy chuyện đó bèn hỏi tri huyện ngọn nguồn câu chuyện. Trương Ngạc bỗng nhiên nghĩ đến kính phường Hàn Xã đang thiếu một người thợ thủ công chế tạo đồ đồng, vì thế liền bỏ tiền ra bồi thường cho mấy thân hào nông thôn thay cho Cam Luân, sau đó mang Cam Luân về kính phường Hàn Xã làm người chế tạo kính viễn vọng bằng đồng loại có thể kéo ra ấn vào được. Quả nhiên là quyết định sáng suốt, tên Cam Luân này biết chữ, lại chịu khó học hỏi, rất nhanh đã nắm vững nguyên lý chế tạo kính viễn vọng. Cuối cùng quy trình sản xuất và lắp ráp kính viễn vọng đều do Cam Luân chỉ huy.
-Tam thiếu gia, Giới Tử tướng công!
Cam Luân chắp tay trước ngực thi lễ, người học trò đứng bên cạnh y lấy ra một chiếc kính viễn vọng từ chiếc hộp gỗ đang cầm trong tay, cung kính đưa cho Trương Ngạc nói:
-Đây là chiếc kính mới nhất có thể nhìn xa vạn dặm, nhìn rõ hơn loại kính chế tạo từ năm trước nhiều, tam thiếu gia thử đi sẽ biết!
Trương Ngạc tiếp nhận chiếc kính viễn vọng bằng đồng trắng, vặn ra co vào, độ co duỗi không tồi, kính nhìn cũng rất là tinh xảo. Trương Ngạc liền đi đến bên cạnh cửa sổ, dùng kính viễn vọng nhìn ra gác chuông cách đó một dặm, bỗng nhiên “ha” một tiếng, vừa cười vừa tiếp tục nhìn, cũng không biết là nhìn thấy việc gì thú vị nữa.
-Giới Tử, ngươi xem, gác chuông bên kia, đám trẻ con đó cũng không sợ ngã chết hả!
Trương Ngạc đưa kính viễn vọng cho Trương Nguyên, cười không ngừng.
Trương Nguyên cầm lấy kính viễn vọng nhìn một chút, thấu kính trong suốt, tay nghề mài thấu kính của thợ thủ công quả thật tiến bộ rất nhiều. Trương Ngạc điều chỉnh tiêu cự cũng rất hợp lý, gác chuông cách đây một dặm nhìn cứ như là gác chuông đó chỉ ở ngay trên đường phố cách đây có hai trượng vậy.
-Giới Tử hiền đệ, đợi khuyển tử lớn hơn chút nữa thì cho nó nhận đệ làm thầy đi theo đệ đọc sách, học cùng với hai vị tiểu công tử Lục gia đây nhé! Trương Nguyên thầm nghĩ:
-Đệ làm gì có thời gian dạy học. Mai này Hoàng Tông Hi sẽ trở thành đệ tử của Lưu Tông Chu. Lưu Tông Chu tiên sinh cũng sắp cáo quan về rồi. Tính tình Lưu Tông Chu tiên sinh rất thẳng thắn, bướng bỉnh. Người như vậy không thích hợp để làm quan, chỉ thích hợp để dạy học thôi.
Trương Nguyên cười nói:
-Được đấy, được đấy. Nhưng không biết đệ có phúc phận được đến Dư Diêu làm quan không nữa.
Ngày mười bảy tháng tư, đoàn người Dương Thạch Hương, Lục Thao, Trương Nhược Hi dẫn theo Lý Thuần và Lý Khiết còn sáu tên người hầu rời khỏi Sơn Âm. Chi nhánh cửa hàng Thịnh Mỹ ở Sơn Âm đã tìm được đại điểm để mở chi nhánh rồi, chỗ đó ngay bên cạnh cầu Vụ Lộ, cách hiệu thuốc bắc Lỗ Vân Cốc mấy gian hàng. Trương Nhược Hi để Lục Đại Hữu ở lại để xử lý và lo liệu mọi việc, tiền bạc thì do chưởng quản Y Đình quản lý. Tơ lụa, vải vóc sắp hết cũng đã chở bằng thuyền từ Thanh Phổ đến đây rồi. Vẫn như cũ dùng cách của Trương Nguyên đó là phân chia lợi nhuận cho công nhân may quần áo để mở rộng nguồn tiêu thụ. Nếu cửa hàng kinh doanh ở Sơn Âm này thu được lợi nhuận thì sẽ tiếp tục mở một chi nhánh nữa ở Hàng Châu. Như vậy thì Hàng Châu sẽ là điểm chung chuyển hàng hóa từ Thanh Phổ đến Sơn Âm, sẽ thuận tiện hơn rất nhiều.
Trương Nguyên viết thư cho Vương Vi, nhờ tỷ tỷ Trương Nhược Hi mang đến giao cho Vương Vi. Trương Nhược Hi nói:
-Khi nào về đến Thanh Phổ, tỷ sẽ giao lá thư này cho cô ấy. Đệ yên tâm đi, tỷ tỷ sẽ chăm sóc cô ấy giúp đệ.
Trương Nguyên cười “hắc hắc”, chắp tay nói:
-Cảm ơn tỷ tỷ!
Trương Nhược Hi dặn dò:
-Đệ hãy chuẩn bị tốt cho kì thi hương đi, đừng để bị phân tâm. Đệ là Hàn Xã Xã thủ, mọi người đều chú ý quan tâm đến đệ đấy.
Nghe tỷ tỷ nói như vậy, Trương Nguyên thực sự cảm thấy áp lực rất lớn. Hiện nay hắn bình luận phê bình văn bát cổ, tham gia vào những việc chính trị, làm chủ của Hàn Xã, danh tiếng vang xa. Mà kì thi hương đang ở trước mắt rồi, đây chính là một cửa ải lớn mà hắn cần phải vượt qua. Nếu hắn thi trượt, danh tiếng tất nhiên sẽ bị tiêu tan hết. Vì thế kì thi hương này hắn chỉ có thể đỗ chứ không được phép trượt. Quả thật là hắn không có đường để lui nữa. Trong kì thi hương thì tỷ lệ thi đỗ ước chừng khoảng ba mươi người mới có một người đỗ. Kì thi này không phải là ngươi cứ làm văn bát cổ giỏi là nhất định có thể thi đỗ mà trong đó còn rất nhiều biến cố không lường trước được, hắn nhất định phải chuẩn bị thật cẩn thận, tận lực loại trừ những nhân tố bất lợi cho mình.
Dương Thạch Hương từ Thanh Phổ mang đến sách “Tiêu thị bút thừa”(bút tích của Tiêu thị) và “Cảnh Thế Thông ngôn” (lời nói của Cảnh Thế Thông), cùng với Trương Nguyên bình luận về hơn ba nghìn tập văn bát cổ, được bốn trăm hai mươi lượng bạc, đem số bạc đó mua lại cửa hiệu sách ở ngã tư đường Phủ Học Cung, hiệu sách này đã có từ lâu, cũng giống như cửa hiệu Thịnh Mỹ. Nhà in Hàn Xã cũng mở một tiệm sách ở thị trấn Đại Thành-Giang Nam.
Một đoàn người thân bạn hữu cuối cùng rời khỏi Sơn Âm, Trương Nguyên không phải tất bật đi xã giao nữa, cuối cùng cũng được yên tĩnh rồi. Từ bây giờ còn cách kì thi hương Hàng Châu được tổ chức vào tháng tám còn không đến bốn tháng nữa. Những quyển sách bắt buộc phải đọc khi dự thi là “Thuyết uyển”, “Đại học diễn nghĩa”. “Lịch đại danh thần tấu nghị”, “Ngự chế đại cáo”. Tất cả sách này Trương Nguyên đều đọc hết rồi, giờ thì chỉ cần tiếp tục dùi mài kinh sử, sưu tập đề thi hương những năm gần đây ở Chiết Giang, Trực Lệ và ở Kinh thành để tham khảo. Kì thi hương ở ba nơi này là có tính tiêu biểu và điển hình nhất.
Bắt đầu từ ngày hai mươi tháng tư, Trương Nguyên đóng cửa không ra ngoài mà chỉ ở lầu gỗ bên cạnh sông Đầu Lao đọc sách, viết văn. Đương nhiên, mỗi buổi sáng sớm và chiều tối thì dành để tập thể dục, tập bắn tên. Những việc này thì chưa bao giờ bị gián đoạn cả.
Thương Đạm Nhiên giúp đỡ Trương mẫu quản lý việc nhà. Vẫn duy trì những thói quen sinh hoạt như lúc còn ở Hội Kê như: đọc sách, vẽ tranh, đá cầu… Có Trương Nguyên bên cạnh, trong lòng cũng tràn đầy hạnh phúc, mỗi buổi sáng sớm đều đi học Thái Cực Quyền cùng với Trương Nguyên, vì Trương Nguyên mà đọc sách, tay nắm tay, mắt liếc mắt, hết sức ân ái ngọt ngào.
Chớp mắt đã đến mồng một tháng năm, thuyền rồng ở bên kia sông Phủ đi lại đánh trống “tùng tùng tùng”. Buổi sáng ngày hôm đó, Trương Nguyên đang ở trên lầu gỗ nghe Thương Đạm Nhiên đọc bài thi của trạng nguyên Từ Quang Khải, đó là cuốn “Thuấn chi cư thâm sơn chi trung” (Vua Thuấn ở trong núi sâu), chợt nghe thấy tiếng Trương Ngạc trên cây cầu đá hình vòm lớn tiếng gọi mình:
-Giới Tử, Giới Tử! Kính phường vừa cho người tới báo rằng, chiếc kính thiên lý đã chế tạo thành công, đệ cùng ta đến đó xem đi.
Thương Đạm Nhiên thản nhiên cười, buông quyển sách xuống nói:
-Trương lang đi thôi, hôm nay nghỉ ngơi một ngày. Mười ngày học cũng phải có một ngày nghỉ ngơi chứ!
Trương Nguyên dẫn theo Vũ Lăng đến bên sông. Trương Ngạc vui mừng chào đón, nói:
-Giới Tử, cả ngày đệ đều ân ân ái ái với thê tử. Đại huynh cũng thế, gần như là đóng cửa vất vả đọc sách suốt ngày.
Trương Nguyên cười nói:
-Không phải tam huynh cũng suốt ngày ân ái với thê tử rất ít khi đi ra ngoài đấy sao. Đúng rồi, Lục Mai chắc cũng sắp sinh rồi phải không? Phải chúc mừng Tam huynh rồi.
Trương Ngạc đối với việc mình sắp làm cha rất ngượng ngùng xấu hổ, vì thế liền nói lảng đi:
-Ta là không có người chơi cùng, lại sợ Tổ phụ mắng. Đi, đi đến Kính phường thôi.
Kính phường ban đầu là một tòa nhà ba gian của người dân. Thợ làm kính thủ công, người học nghề, người chế tạo kính đều ở chung một chỗ. Đầu năm Trương Nguyên bàn bạc với Trương Ngạc, bỏ ra năm trăm lượng bạc, mua một ngôi nhà dân bên cạnh làm nởi cho thợ thủ công làm kính, cho người học nghề, người chế tạo kính. Còn toàn bộ toà nhà ở lúc trước thì dùng để làm xưởng sản xuất chế tạo kính. Hai người thợ làm kính được mời từ Hàng Châu đến lúc trước, giờ đây đã chiêu mộ thêm mười đệ tử ở Sơn Âm để truyền nghề. Theo cách sắp xếp của Trương Nguyên thì mỗi người chỉ học một khâu trong toàn bộ quá trình chế tạo kính. Như vậy vừa đơn giản, vừa nhanh chóng có thể ra nghề được, tăng thêm hiệu suất và chất lượng chế tạo sản xuất kính lên rất nhiều lần.
Cạnh miếu Quan Vương bên kia có một người thợ thủ công trẻ tuổi chuyên chế tạo các đồ khí cụ bằng đồng, người đó tên là Cam Luân. Y là một người thông minh, hiếu học, tay nghề tinh xảo. Được một người ở Tô Châu xui khiến, Cam Luân bắt trước chế tạo ra loại lư đồng giống hệt lư đồng Tuyên Đức, từ màu sắc, hình thức đến chữ khắc trên đó đều bị làm giả, chỉ có loại giấy màu Tàng Kinh kia mới có thể làm ra được loại lư đồng Tuyên Đức thượng đẳng đó.
Những chiếc lư đồng được người ở Tô Châu đó giả làm đồ cổ để đem bán. Một cái lư có tai cầm được bán với giá mười lăm lượng bạc, một chiếc lư nhỏ thì bán được hai mươi đồng bạc. Nào biết được ở Sơn Âm nhiều người biết thưởng thức tinh tế đến vậy, bị phát hiện là đồ giả, người Tô Châu đó chạy trốn suốt đêm. Mấy người thân hào nông thôn yêu thích đồ cổ mua phải đồ giả liền đến bắt Cam Luân phải bồi thường bạc. Cam Luân phải quỳ xuống đất cầu xin, nói rằng mình chế tạo ra một cái lư đồng chỉ được có một lượng ba bạc, làm gì có bạc mà bồi thường. Mấy người thân hào nông thôn đó liền kêu Lưu Bổ đầu của huyện nha đến bắt Cam Luân đến quan phủ để xét xử. Cam Luân và mẹ của y sợ đến mức khóc lớn.
Trương Ngạc đang đi dạo nhìn thấy chuyện đó bèn hỏi tri huyện ngọn nguồn câu chuyện. Trương Ngạc bỗng nhiên nghĩ đến kính phường Hàn Xã đang thiếu một người thợ thủ công chế tạo đồ đồng, vì thế liền bỏ tiền ra bồi thường cho mấy thân hào nông thôn thay cho Cam Luân, sau đó mang Cam Luân về kính phường Hàn Xã làm người chế tạo kính viễn vọng bằng đồng loại có thể kéo ra ấn vào được. Quả nhiên là quyết định sáng suốt, tên Cam Luân này biết chữ, lại chịu khó học hỏi, rất nhanh đã nắm vững nguyên lý chế tạo kính viễn vọng. Cuối cùng quy trình sản xuất và lắp ráp kính viễn vọng đều do Cam Luân chỉ huy.
-Tam thiếu gia, Giới Tử tướng công!
Cam Luân chắp tay trước ngực thi lễ, người học trò đứng bên cạnh y lấy ra một chiếc kính viễn vọng từ chiếc hộp gỗ đang cầm trong tay, cung kính đưa cho Trương Ngạc nói:
-Đây là chiếc kính mới nhất có thể nhìn xa vạn dặm, nhìn rõ hơn loại kính chế tạo từ năm trước nhiều, tam thiếu gia thử đi sẽ biết!
Trương Ngạc tiếp nhận chiếc kính viễn vọng bằng đồng trắng, vặn ra co vào, độ co duỗi không tồi, kính nhìn cũng rất là tinh xảo. Trương Ngạc liền đi đến bên cạnh cửa sổ, dùng kính viễn vọng nhìn ra gác chuông cách đó một dặm, bỗng nhiên “ha” một tiếng, vừa cười vừa tiếp tục nhìn, cũng không biết là nhìn thấy việc gì thú vị nữa.
-Giới Tử, ngươi xem, gác chuông bên kia, đám trẻ con đó cũng không sợ ngã chết hả!
Trương Ngạc đưa kính viễn vọng cho Trương Nguyên, cười không ngừng.
Trương Nguyên cầm lấy kính viễn vọng nhìn một chút, thấu kính trong suốt, tay nghề mài thấu kính của thợ thủ công quả thật tiến bộ rất nhiều. Trương Ngạc điều chỉnh tiêu cự cũng rất hợp lý, gác chuông cách đây một dặm nhìn cứ như là gác chuông đó chỉ ở ngay trên đường phố cách đây có hai trượng vậy.
Danh sách chương