Môi đỏ rời tiêu trắng, lông mi nhẹ chớp, con ngươi như nước ngước nhìn Trương Nguyên đang đứng trước giường, cô hỏi:
- Tướng công còn muốn nghe nữa không?
Trương Nguyên thấy bờ môi ẩm ướt của Vương Vi, trong lòng xúc động, liền đưa tay lau đi, môi mềm và tay chạm nhau, thầm nghĩ nếu làm thế thì không biết tiêu hồn đến mức nào nữa. Hắn nói:
- Đợi gối đầu hẵng thưởng thức.
Vương Vi nghiêng đầu, gò má cọ nhẹ vào tay Trương Nguyên, mắt đẹp mi nghiêng vô cùng kiều mị, khẽ gọi một tiếng:
- Tướng công.
Vừa ngượng vừa giận, âm thanh thỏ thẻ, ngay cả tiêu sứ cũng không hay đến thế.
Trương Nguyên nắm lấy tay Vương Vi, cầm đèn lưu ly vào phòng ngủ bên cạnh. Thấy ánh trăng len vào rọi sáng bên giường, hắn liền thổi tắt đèn. Hai người ở trên giường phẩm vị độc nhãn tiêu, gảy đàn khuyết dây, lạc tuyệt chốn khuê phòng khó mà tả xiết. Vương Vi bảy tuổi được kẻ dưỡng sấu mã (kinh doanh xác thịt) Dương Châu nhận nuôi, học cầm kỳ thư họa, đánh cờ song lục,lau quân bài, ăn mặc trang điểm, tư thế ngồi nằm. Đến mười một mười hai tuổi, dựa theo “Như ý quân truyện” và “Ngọc phòng bí quyết” mà học phong tình trên gối, mưa dầm thấm lâu, cô am hiểu cơ man tình thú trên giường. Giờ đây nằm trong lòng người thương, hiển nhiên mị thái lộ rõ, phong tình vạn phần khiến Trương Nguyên vừa lòng đẹp ý. Vui vẻ như lên tiên hồi lâu, phòng ngủ mới được trả về sự tĩnh mịch, ánh trăng mới đầu còn chiếu trên đầu giường giờ đã lui ra ngoài cửa. Trương Nguyên khẽ cười:
- “Vén rèm thêu, một vầng minh nguyệt lén soi vào, người chưa ngủ, dựa gối, thoa rơi, tóc xõa dài” – bài từ này của Pha ông (tức Tô Thức) chính là viết cho chúng ta, nhưng chúng ta lợi hại hơn một chút, minh nguyệt thẹn đến mức trốn luôn rồi.
Vương Vi nằm nghiêng thở gấp, thân thể run nhẹ, hãy còn dư vị cao trào, tay đặt trước ngực Trương Nguyên, ngón tay lả lướt… Không biết viết chữ gì, nghe thấy Trương Nguyên cười, cô nói:
- Tướng công đại tài, ngày thường đàm thơ luận nghệ, bình phẩm thi gia đương thế, nhưng trừ văn bát cổ và cổ văn ra thì chưa từng thấy tướng công thơ từ đại tác hay như đêm nay, tướng công nếu không ngại cứ ngâm một bài.
Trương Nguyên thầm nhủ: “Lúc này còn muốn ngâm thơ, nữ văn thanh này thật khó hầu hạ”. Bàn tay loạn động lên xuống trên eo của nữ nhân, hắn nói:
- Ta nói được nhưng làm khó, có thể bình phẩm, song tự làm rất kém.
Vương Vi nói:
- Lần đầu làm kém thì làm nhiều một chút, vậy thì đạt đến cảnh giới cao rồi, ngâm một bài nữa cho Tu Vi nghe đi.
Trương Nguyên nghĩ bụng: “Nàng ép ta thành kẻ đạo văn rồi, thôi kệ, chốn khuê phòng đạo một chút cũng không hề gì, dỗ dành ái thiếp vậy”. Hắn nghĩ ngợi rồi nói:
- “Tô Mạc Già”, nghe đây – “Gối ám hương, hoa nở rộ. Hẹn nhau tương phùng, sau hoàng hôn lưu luyến mãi thôi. Tiết trời lạnh lẽo người bệnh tửu, gió đông càn quét, suốt đêm lê hoa tàn. Khép màn lại, buông tay áo biếc. Tiếng tiêu từ đâu vọng lại, gợi dòng thương cảm day dứt. Đứt ruột, trăng sáng, hồng đậu khấu, trăng vẫn còn đó, bóng người ở nơi đâu?” (*)
(*) Bài từ này viết về nỗi nhớ người trong đêm trăng, hình ảnh “gió đông càn quét, lê hoa tàn” ám chỉ người hẹn kinh qua phong ba, dáng người thê lương tiêu điều. Tiếng tiêu văng vẳng khiến lòng người thương cảm như đứt ruột, ánh trăng chiếu trên khóm hồng đậu khấu đang rộ, người đứng lẻ loi nghĩ tình cảm không như hoa tàn rồi nở, mãi không có lần thứ hai.
Vương Vi nghe xong, im lặng hồi lâu.
Trương Nguyên hỏi:
- Tu Vi, ngủ rồi à? Vương Vi cười một tiếng, hỏi:
- Bài từ này của tướng công rất hay, nhưng tướng công đang tương tư ai vậy?
Trương Nguyên cứng vai, vội nói:
- Người tương tư đã ở trong lòng.
Vương Vi vui đến mức tim như ngừng đập, ôm chặt eo Trương Nguyên, đầu dụi vào ngực hắn, thổn thức:
- Tướng công điền từ này sau khi Tu Vi rời Sơn Âm sao?
Trương Nguyên “ừm” một tiếng, thầm nghĩ nữ lang đoán hay. Hiện giờ là gió tây gió bắc càn quét, hoa vàng rơi khắp đất mới phải, làm gì có gió đông và lê hoa, giải thích làm bài từ này vào tháng ba lúc Vương Vi rời Sơn Âm là ổn thỏa rồi. Vương Vi mãn nguyện thiếp đi trong cảm giác ngọt ngào.
Sớm hôm sau, những người hầu mới đầu nhập chạy đến trước cổng chào “Giải Nguyên Đệ”
đợi gia chủ sai bảo. Đêm qua thiếu chủ Trương Nguyên trở về, hắn hơi bất mãn bọn họ nên họ đến sớm hơn, ai nấy đều chuẩn bị lễ vật dâng tặng. Đầu canh một, cửa mở ra, Trương Nguyên theo phụ thân Trương Thụy Dương bước ra, phía sau là Lai Phúc, Song Thạch, Phù Thành cùng Phù Đại Công. Trương Thụy Dương nói rằng không nhận họ nữa, trao trả lại toàn bộ điền khế và bất động sản cho họ, bảo sao này tự an cư lạc nghiệp, đừng đến Đông Trương hầu hạ.
Như sét đánh ngang tai, những người hầu dâng lễ vật chợt mù mờ, lập tức quỳ xuống khẩn cầu, nói sống là người Trương gia chết làm ma Trương gia, hôm nay có chết ở dưới cổng chào cũng quyết không rời khỏi. Trương Thụy Dương không đành lòng, nhíu chặt mày nhìn con trai.
Trương Nguyên rất phản cảm với biểu hiện khoa trương của đám người này, thầm nghĩ: “Không phải là người ở trong nhà ta mấy chục năm, có tình cảm sâu đậm gì đâu, sống là người Trương gia chết làm ma Trương gia nữa chứ, chẳng qua chỉ toàn nịnh bợ”. Hắn nói:
- Gia nghiêm đã nói rất rõ, các vị hương thân đừng dài dòng nữa. Trương gia ta không nhận người đầu nhập, nếu thiếu người thì lập khuế thuê mướn, không cần các người đầu nhập hầu hạ. Số điền khế gia sản này ta vẫn chưa xác nhận, nó vẫn là của các người, lấy về đi.
Sáu hộ này vẫn sống chết không chịu lấy về, muốn nhờ cậy vào nhà Trương Nguyên.
Trương Nguyên bực dọc:
- Lẽ nào các vị đợi ta mời điển sử của huyện nha đến xử lý chuyện này à!
Họ thấy thái độ quyết tuyệt của Trương Nguyên thì không dám lôi thôi nữa, lấy lại điền khế, dâng quà rồi ủ rũ ra về. Mấy ngày nay họ đã khoe khoang mình đầu nhập nhà Trương giải Nguyên, ngờ đâu hôm nay lại bị đuổi ra, nhục nhã, thất vọng, phẫn hận đủ cả…
Trương Thụy Dương nhìn đám người kia đi mất, than thở:
- Đắc tội với họ rồi.
Trương Nguyên nói:
- Nên đắc tội thì phải đắc tội, không làm người hiền lành. Hôm nay nha môn nghỉ, phụ thân cùng con đến bái kiến Từ phủ tôn và Lưu huyện tôn đi.
Trương Nguyên và Trương Thụy Dương đến Tây Trương bái kiến Trương Nhữ Nam trước. Trương Nhữ Nam đã nghe chuyện Trương Thụy Dương đuổi người, nghĩ bụng: “Đây chắc chắn là chủ ý của Trương Nguyên, Trương Nguyên có chí hướng lớn, cẩn thận đề phòng, có thể là muốn tránh việc bị kẻ khác nắm thóp”. Y cười nói:
- Sơn Âm Trương thị đều đã có giải Nguyên và Trạng nguyên, phóng mắt nhìn khắp Giang Nam đều đứng nhất nhì.
Lại hỏi chuyện bịa đặt của Đổng, Uông, y nói:
- Chỉ sợ là còn kẻ chủ mưu, Tiền Khiêm Ích là người đảng Đông Lâm, tuyên đảng kỵ y nhất, Quy An Hàn Kỳ xem y như kẻ thù.
Nói đến đây, Trương Nhữ Nam chợt bật cười:
- Trương Nguyên, ngươi xuất thân là Sơn Âm Trương thị, bản thân đã là Chiết đảng, nhưng hiện tại phòng sư Dương Liên và tọa sư Tiền Khiêm Ích đều là người đảng Đông Lâm, Đông Lâm nhị quân Bộ Nguyên Tiêu và Cao Phàn Long lại rất thích ngươi, ngươi sẽ rất khó xử. Sau khi vào kinh phải xem thủ đoạn giao tế của ngươi rồi, tránh lấy lòng hai mặt, như thế chỉ có nước đắc tội cả hai.
Trương Nguyên vâng vâng dạ dạ, nhịn lại câu muốn nói “dựa vào một người dĩ nhiên thế lực yếu ớt, nhưng ta có thể tự lập một đảng, cùng nhau tung hoàng, mọi việc trôi chảy”.
Giờ Tỵ ba khắc, Trương Thụy Dương và Trương Nguyên đến Thiệu Hưng phủ nha bái kiến Tri phủ Từ Thì Tiến, dâng lễ mọn cho lão sư. Từ Thì Tiến là quan khảo khi Trương Nguyên thi, cũng xem như là lão sư của hắn. Trương Nguyên có thể trúng giải Nguyên, Từ Thì Tiến đương nhiên rất vui, dù sao hắn cũng là môn sinh của y, thấy phong thế liên tiếp của Trương Nguyên, thi xuân sang năm khả năng trúng rất cao. Năm nay hắn mới mười tám, tiền đồ rất rộng mở, vì vậy Từ Thì Tiến cực kỳ khách khí với phụ tử Trương Nguyên, muốn giữ hai ngưởi ở lại ăn trưa. Lúc này cách bữa trưa hãy còn sớm, Trương Nguyên khéo léo khước từ:
- Học trò còn phải đến thăm Lưu huyện tôn, thuận tiện trình báo công văn tham gia thi hội ở Lễ phòng huyện nha.
Sơn Âm Lưu Tri huyện nhìn thấy phụ tử Trương Thụy Dương thì tươi cười niềm nở, gọi Trương Thụy Dương là “Tuyền ông”, còn Trương Nguyên là “Giới Tử hiền đệ”. Y cũng nói thẳng sau này có chuyện gì cứ đến huyện nha tìm, điều này nói rõ là muốn giao quyền lợi nhờ vả cho Trương Thụy Dương rồi, Trương Thụy Dương khiêm tốn nói:
- Ngoại trừ việc công ích địa phương như kho lương cứu tế thì trị dân không dám vào cửa công. Những hộ dân đầu nhập mấy ngày trước trị dân cũng khéo léo khuyên họ về rồi, chính là sợ tạo thị phi.
Lưu Tri huyện bán tín bán nghi, rất ít sĩ thân không vào cửa công nhờ vả, lập tức khen Tuyền ông đức độ. Hôm nay Huyện lễ phòng không làm việc, Lưu Tri huyện cho người gọi Thư sử Lễ phòng đến, giúp Trương Nguyên điền xong công văn tham gia thi hội. Đến mùng năm tháng sau thì gom hết công văn những người thi hội ở bản huyện gửi đến thủ thượng, đoán chừng cuối tháng sau “công cư” (chứng bằng) trên tỉnh sẽ gửi về các huyện. Chập tối hôm đó, Trương Thụy Dương bày sáu mươi bàn tiệc tại khu đất trống trước cổng chào “Giải Nguyên Đệ”, mời thân bằng hảo hữu và hàng xóm đến dự, các món ăn đều là mời hai tửu lầu ở phố Thập Tự đến làm trực tiếp. Đối với những láng giềng đưa hậu lễ thì Trương Thụy Dương chối khéo, chỉ nhận lễ vài ba lượng bạc. Hôm nay Vương Bính Lân cũng đến Đông Trương uống rượu, sau khi tiệc tàn Trương Nguyên tiễn y về, Vương Bính Lân nói:
- Giới Tử, chiều tối mai ta mở tiệc tạ ơn thân bằng, đệ và Tông Tử nhất định phải đến.
- Tướng công còn muốn nghe nữa không?
Trương Nguyên thấy bờ môi ẩm ướt của Vương Vi, trong lòng xúc động, liền đưa tay lau đi, môi mềm và tay chạm nhau, thầm nghĩ nếu làm thế thì không biết tiêu hồn đến mức nào nữa. Hắn nói:
- Đợi gối đầu hẵng thưởng thức.
Vương Vi nghiêng đầu, gò má cọ nhẹ vào tay Trương Nguyên, mắt đẹp mi nghiêng vô cùng kiều mị, khẽ gọi một tiếng:
- Tướng công.
Vừa ngượng vừa giận, âm thanh thỏ thẻ, ngay cả tiêu sứ cũng không hay đến thế.
Trương Nguyên nắm lấy tay Vương Vi, cầm đèn lưu ly vào phòng ngủ bên cạnh. Thấy ánh trăng len vào rọi sáng bên giường, hắn liền thổi tắt đèn. Hai người ở trên giường phẩm vị độc nhãn tiêu, gảy đàn khuyết dây, lạc tuyệt chốn khuê phòng khó mà tả xiết. Vương Vi bảy tuổi được kẻ dưỡng sấu mã (kinh doanh xác thịt) Dương Châu nhận nuôi, học cầm kỳ thư họa, đánh cờ song lục,lau quân bài, ăn mặc trang điểm, tư thế ngồi nằm. Đến mười một mười hai tuổi, dựa theo “Như ý quân truyện” và “Ngọc phòng bí quyết” mà học phong tình trên gối, mưa dầm thấm lâu, cô am hiểu cơ man tình thú trên giường. Giờ đây nằm trong lòng người thương, hiển nhiên mị thái lộ rõ, phong tình vạn phần khiến Trương Nguyên vừa lòng đẹp ý. Vui vẻ như lên tiên hồi lâu, phòng ngủ mới được trả về sự tĩnh mịch, ánh trăng mới đầu còn chiếu trên đầu giường giờ đã lui ra ngoài cửa. Trương Nguyên khẽ cười:
- “Vén rèm thêu, một vầng minh nguyệt lén soi vào, người chưa ngủ, dựa gối, thoa rơi, tóc xõa dài” – bài từ này của Pha ông (tức Tô Thức) chính là viết cho chúng ta, nhưng chúng ta lợi hại hơn một chút, minh nguyệt thẹn đến mức trốn luôn rồi.
Vương Vi nằm nghiêng thở gấp, thân thể run nhẹ, hãy còn dư vị cao trào, tay đặt trước ngực Trương Nguyên, ngón tay lả lướt… Không biết viết chữ gì, nghe thấy Trương Nguyên cười, cô nói:
- Tướng công đại tài, ngày thường đàm thơ luận nghệ, bình phẩm thi gia đương thế, nhưng trừ văn bát cổ và cổ văn ra thì chưa từng thấy tướng công thơ từ đại tác hay như đêm nay, tướng công nếu không ngại cứ ngâm một bài.
Trương Nguyên thầm nhủ: “Lúc này còn muốn ngâm thơ, nữ văn thanh này thật khó hầu hạ”. Bàn tay loạn động lên xuống trên eo của nữ nhân, hắn nói:
- Ta nói được nhưng làm khó, có thể bình phẩm, song tự làm rất kém.
Vương Vi nói:
- Lần đầu làm kém thì làm nhiều một chút, vậy thì đạt đến cảnh giới cao rồi, ngâm một bài nữa cho Tu Vi nghe đi.
Trương Nguyên nghĩ bụng: “Nàng ép ta thành kẻ đạo văn rồi, thôi kệ, chốn khuê phòng đạo một chút cũng không hề gì, dỗ dành ái thiếp vậy”. Hắn nghĩ ngợi rồi nói:
- “Tô Mạc Già”, nghe đây – “Gối ám hương, hoa nở rộ. Hẹn nhau tương phùng, sau hoàng hôn lưu luyến mãi thôi. Tiết trời lạnh lẽo người bệnh tửu, gió đông càn quét, suốt đêm lê hoa tàn. Khép màn lại, buông tay áo biếc. Tiếng tiêu từ đâu vọng lại, gợi dòng thương cảm day dứt. Đứt ruột, trăng sáng, hồng đậu khấu, trăng vẫn còn đó, bóng người ở nơi đâu?” (*)
(*) Bài từ này viết về nỗi nhớ người trong đêm trăng, hình ảnh “gió đông càn quét, lê hoa tàn” ám chỉ người hẹn kinh qua phong ba, dáng người thê lương tiêu điều. Tiếng tiêu văng vẳng khiến lòng người thương cảm như đứt ruột, ánh trăng chiếu trên khóm hồng đậu khấu đang rộ, người đứng lẻ loi nghĩ tình cảm không như hoa tàn rồi nở, mãi không có lần thứ hai.
Vương Vi nghe xong, im lặng hồi lâu.
Trương Nguyên hỏi:
- Tu Vi, ngủ rồi à? Vương Vi cười một tiếng, hỏi:
- Bài từ này của tướng công rất hay, nhưng tướng công đang tương tư ai vậy?
Trương Nguyên cứng vai, vội nói:
- Người tương tư đã ở trong lòng.
Vương Vi vui đến mức tim như ngừng đập, ôm chặt eo Trương Nguyên, đầu dụi vào ngực hắn, thổn thức:
- Tướng công điền từ này sau khi Tu Vi rời Sơn Âm sao?
Trương Nguyên “ừm” một tiếng, thầm nghĩ nữ lang đoán hay. Hiện giờ là gió tây gió bắc càn quét, hoa vàng rơi khắp đất mới phải, làm gì có gió đông và lê hoa, giải thích làm bài từ này vào tháng ba lúc Vương Vi rời Sơn Âm là ổn thỏa rồi. Vương Vi mãn nguyện thiếp đi trong cảm giác ngọt ngào.
Sớm hôm sau, những người hầu mới đầu nhập chạy đến trước cổng chào “Giải Nguyên Đệ”
đợi gia chủ sai bảo. Đêm qua thiếu chủ Trương Nguyên trở về, hắn hơi bất mãn bọn họ nên họ đến sớm hơn, ai nấy đều chuẩn bị lễ vật dâng tặng. Đầu canh một, cửa mở ra, Trương Nguyên theo phụ thân Trương Thụy Dương bước ra, phía sau là Lai Phúc, Song Thạch, Phù Thành cùng Phù Đại Công. Trương Thụy Dương nói rằng không nhận họ nữa, trao trả lại toàn bộ điền khế và bất động sản cho họ, bảo sao này tự an cư lạc nghiệp, đừng đến Đông Trương hầu hạ.
Như sét đánh ngang tai, những người hầu dâng lễ vật chợt mù mờ, lập tức quỳ xuống khẩn cầu, nói sống là người Trương gia chết làm ma Trương gia, hôm nay có chết ở dưới cổng chào cũng quyết không rời khỏi. Trương Thụy Dương không đành lòng, nhíu chặt mày nhìn con trai.
Trương Nguyên rất phản cảm với biểu hiện khoa trương của đám người này, thầm nghĩ: “Không phải là người ở trong nhà ta mấy chục năm, có tình cảm sâu đậm gì đâu, sống là người Trương gia chết làm ma Trương gia nữa chứ, chẳng qua chỉ toàn nịnh bợ”. Hắn nói:
- Gia nghiêm đã nói rất rõ, các vị hương thân đừng dài dòng nữa. Trương gia ta không nhận người đầu nhập, nếu thiếu người thì lập khuế thuê mướn, không cần các người đầu nhập hầu hạ. Số điền khế gia sản này ta vẫn chưa xác nhận, nó vẫn là của các người, lấy về đi.
Sáu hộ này vẫn sống chết không chịu lấy về, muốn nhờ cậy vào nhà Trương Nguyên.
Trương Nguyên bực dọc:
- Lẽ nào các vị đợi ta mời điển sử của huyện nha đến xử lý chuyện này à!
Họ thấy thái độ quyết tuyệt của Trương Nguyên thì không dám lôi thôi nữa, lấy lại điền khế, dâng quà rồi ủ rũ ra về. Mấy ngày nay họ đã khoe khoang mình đầu nhập nhà Trương giải Nguyên, ngờ đâu hôm nay lại bị đuổi ra, nhục nhã, thất vọng, phẫn hận đủ cả…
Trương Thụy Dương nhìn đám người kia đi mất, than thở:
- Đắc tội với họ rồi.
Trương Nguyên nói:
- Nên đắc tội thì phải đắc tội, không làm người hiền lành. Hôm nay nha môn nghỉ, phụ thân cùng con đến bái kiến Từ phủ tôn và Lưu huyện tôn đi.
Trương Nguyên và Trương Thụy Dương đến Tây Trương bái kiến Trương Nhữ Nam trước. Trương Nhữ Nam đã nghe chuyện Trương Thụy Dương đuổi người, nghĩ bụng: “Đây chắc chắn là chủ ý của Trương Nguyên, Trương Nguyên có chí hướng lớn, cẩn thận đề phòng, có thể là muốn tránh việc bị kẻ khác nắm thóp”. Y cười nói:
- Sơn Âm Trương thị đều đã có giải Nguyên và Trạng nguyên, phóng mắt nhìn khắp Giang Nam đều đứng nhất nhì.
Lại hỏi chuyện bịa đặt của Đổng, Uông, y nói:
- Chỉ sợ là còn kẻ chủ mưu, Tiền Khiêm Ích là người đảng Đông Lâm, tuyên đảng kỵ y nhất, Quy An Hàn Kỳ xem y như kẻ thù.
Nói đến đây, Trương Nhữ Nam chợt bật cười:
- Trương Nguyên, ngươi xuất thân là Sơn Âm Trương thị, bản thân đã là Chiết đảng, nhưng hiện tại phòng sư Dương Liên và tọa sư Tiền Khiêm Ích đều là người đảng Đông Lâm, Đông Lâm nhị quân Bộ Nguyên Tiêu và Cao Phàn Long lại rất thích ngươi, ngươi sẽ rất khó xử. Sau khi vào kinh phải xem thủ đoạn giao tế của ngươi rồi, tránh lấy lòng hai mặt, như thế chỉ có nước đắc tội cả hai.
Trương Nguyên vâng vâng dạ dạ, nhịn lại câu muốn nói “dựa vào một người dĩ nhiên thế lực yếu ớt, nhưng ta có thể tự lập một đảng, cùng nhau tung hoàng, mọi việc trôi chảy”.
Giờ Tỵ ba khắc, Trương Thụy Dương và Trương Nguyên đến Thiệu Hưng phủ nha bái kiến Tri phủ Từ Thì Tiến, dâng lễ mọn cho lão sư. Từ Thì Tiến là quan khảo khi Trương Nguyên thi, cũng xem như là lão sư của hắn. Trương Nguyên có thể trúng giải Nguyên, Từ Thì Tiến đương nhiên rất vui, dù sao hắn cũng là môn sinh của y, thấy phong thế liên tiếp của Trương Nguyên, thi xuân sang năm khả năng trúng rất cao. Năm nay hắn mới mười tám, tiền đồ rất rộng mở, vì vậy Từ Thì Tiến cực kỳ khách khí với phụ tử Trương Nguyên, muốn giữ hai ngưởi ở lại ăn trưa. Lúc này cách bữa trưa hãy còn sớm, Trương Nguyên khéo léo khước từ:
- Học trò còn phải đến thăm Lưu huyện tôn, thuận tiện trình báo công văn tham gia thi hội ở Lễ phòng huyện nha.
Sơn Âm Lưu Tri huyện nhìn thấy phụ tử Trương Thụy Dương thì tươi cười niềm nở, gọi Trương Thụy Dương là “Tuyền ông”, còn Trương Nguyên là “Giới Tử hiền đệ”. Y cũng nói thẳng sau này có chuyện gì cứ đến huyện nha tìm, điều này nói rõ là muốn giao quyền lợi nhờ vả cho Trương Thụy Dương rồi, Trương Thụy Dương khiêm tốn nói:
- Ngoại trừ việc công ích địa phương như kho lương cứu tế thì trị dân không dám vào cửa công. Những hộ dân đầu nhập mấy ngày trước trị dân cũng khéo léo khuyên họ về rồi, chính là sợ tạo thị phi.
Lưu Tri huyện bán tín bán nghi, rất ít sĩ thân không vào cửa công nhờ vả, lập tức khen Tuyền ông đức độ. Hôm nay Huyện lễ phòng không làm việc, Lưu Tri huyện cho người gọi Thư sử Lễ phòng đến, giúp Trương Nguyên điền xong công văn tham gia thi hội. Đến mùng năm tháng sau thì gom hết công văn những người thi hội ở bản huyện gửi đến thủ thượng, đoán chừng cuối tháng sau “công cư” (chứng bằng) trên tỉnh sẽ gửi về các huyện. Chập tối hôm đó, Trương Thụy Dương bày sáu mươi bàn tiệc tại khu đất trống trước cổng chào “Giải Nguyên Đệ”, mời thân bằng hảo hữu và hàng xóm đến dự, các món ăn đều là mời hai tửu lầu ở phố Thập Tự đến làm trực tiếp. Đối với những láng giềng đưa hậu lễ thì Trương Thụy Dương chối khéo, chỉ nhận lễ vài ba lượng bạc. Hôm nay Vương Bính Lân cũng đến Đông Trương uống rượu, sau khi tiệc tàn Trương Nguyên tiễn y về, Vương Bính Lân nói:
- Giới Tử, chiều tối mai ta mở tiệc tạ ơn thân bằng, đệ và Tông Tử nhất định phải đến.
Danh sách chương