Mưa xuân như gột rửa vạn vật, ngoài sân cỏ thơm xanh mướt, hoa mận như tuyết, đào thắm tựa ráng chiều.
Nhìn từ xa, cành cây vẫn trơ trụi nhưng đến gần đã có thể nhận ra những chiếc chồi non nhỏ xíu xinh đẹp, chim ca ríu rít, khung cảnh ngập sàn sắc xuân.
Phó Vân anh mặc chiếc áo bào lụa xanh, tóc vấn trong khăn gấm, chân mang ủng, nàng đi dưới tán cây, gió nhẹ thổi qua, từng cơn mưa hoa theo gió rụng xuống, dính lên tóc nàng.
Ngày xuân, ngắm hoa xuân, mặc đồ mùa xuân, thiếu niên đĩnh đạc thanh tú, dung nhan như ngọc, như thể vừa bước ra từ trong tranh.
Phía đầu hành lang bên kia vọng lại tiếng cười trộm khúc khích của thiếu nữ.
Phó Vân anh lấy quạt xếp từ trong tay áo ra, phất cánh hoa nơi đầu vai xuống, mắt vẫn nhìn về phía trước, đi thẳng vào thư phòng của Triệu sư gia.
Đợi nàng đi vào thư phòng, năm sáu tiểu nương tử mặc đồ mới, cài trâm hoa, dáng vẻ xinh đẹp kiều diễm đang trốn phía sau chiếc cột trong hành lang mới bước ra, nhìn theo bóng nàng, thất vọng nói, "Phó thiếu gia thật lạnh lùng, chẳng thèm nhìn chúng ta lần nào."
một tiểu thư Phạm gia có khuôn mặt tròn trịa nắm tay Triệu Thúc Uyển, hỏi: "Uyển tỷ nhi, tỷ từng nói chuyện với Phó thiếu gia rồi đúng không, hắn vẫn luôn là người lãnh đạm như vậy sao?"
Triệu Thúc Uyển bực tức, "Cái người này ấy mà, thật là nhỏ mọn! Ta đắc tội với em gái hắn, tới tận giờ hắn vẫn không thèm nói chuyện với ta."
Tiểu thư mặt tròn cười ha ha, "thì ra hắn rất yêu thương em gái."
Thư phòng có một chiếc cửa sổ thông gió, quay thẳng ra vườn, tiếng cười nói của các vị tiểu thư truyền vào phòng, Triệu sư gia cười ha hả, trêu chọc Phó Vân anh, "Ngươi mà là nam thật thì không biết có bao nhiêu tiểu nương tử gào khóc đòi gả cho ngươi đâu."
Phó Vân anh mỉm cười, vén tay áo mài mực cho Triệu sư gia. Giữa tiếng mài mực nhu hòa, mùi mực nhàn nhạt tỏa ra tràn ngập trong không khí.
Triệu sư gia cầm cuốn sách của nàng mở ra xem, "Sổ tay đã in thêm ba lần, bên ngoài sốt xình xịch tới nơi rồi, ngươi vẫn quyết định chỉ tặng không bán sao? "In sách chi phí thấp, bản khắc có sẵn rồi, cứ in đi in lại là được, cũng không tốn bao nhiêu tiền." Phó Vân anh ngừng lại một chút, đẩy nghiên mực sang một bên, "Ở Hồ Quảng thì chỉ tặng không bán, thương nhân bán sách bên Nam Trực Lệ, Bắc Trực Lệ, Chiết Giang, Phúc Kiến tới xin bản thảo, bọn họ đưa con tiền nhuận bút, về sau chuyện bán sổ tay ở các nơi khác sẽ do họ bán, giá cả do họ quyết định."
Có sự khác biệt này mới có thể khiến văn nhân Hồ Quảng biết được hành động chỉ tặng không bán này của Đan Ánh công tử nhân nghĩa tới độ nào. Nàng là người Hồ Quảng, thanh danh phải gắn liền với Hồ Quảng. Đây là giữ lại một đường lui cho tương lai.
Triệu sư gia gật đầu, "Ngươi làm khá lắm. Gần đây xuân về hoa nở, trên núi hoa đào, hoa trà, hoa ngọc lan đều nở cả rồi, Phạm Duy Bình muốn tổ chức hội văn, hội thơ ở ngoại thành, những sĩ tử thành danh trong thành đều sẽ đi, bọn họ mời ngươi dự tiệc, ngươi có đi không?"
Muốn nhận được lời mời tới hội văn không khó nhưng Phó Vân anh lại được đích thân Phạm Duy Bình mời, nàng hiện giờ là nhân tài mới xuất hiện nổi bật nhất ở phủ Võ Xương, có rất nhiều người muốn có cơ hội gặp mặt nàng trực tiếp.
Phó Vân anh nghĩ ngợi rồi nói: "Thầy thay con từ chối đi ạ."
Triệu sư gia cười: "Ta cũng có ý này. Càng vào thời điểm như thế này, ngươi càng phải thận trọng, không thể để danh tiếng nhất thời làm mờ mắt. Lúc này danh tiếng đang lên ai chẳng muốn thêm mấy lời ca ngợi vô thưởng vô phạt, có cũng được, không có cũng chẳng sao, tới khi ngươi gặp khó khăn mới biết ai tốt ai xấu."
Ông ta dứt lời, ngẩng đầu nhìn những cơn mưa cánh hoa hồng nhạt ngoài cửa sổ, bỗng đổi sang chủ đề khác, hỏi: "Nhị ca ngươi có hồi âm không?"
Phó Vân anh lắc đầu, "Con nhờ thương nhân chuyển thư giúp, thư đi thư về cũng phải mất ít nhất một tháng, lần trước nhận được thư của nhi ca là lúc vừa sang năm mới."
"Cũng nên tới rồi."
Triệu sư gia lẩm bẩm một câu.
nói thêm vài câu chuyện phiếm, Triệu sư gia khép cuốn sách lại. "Cứ để ở chỗ này đã, ba ngày sau ta đưa lại cho ngươi, ta nhớ là ta có một bộ "Phòng Thư" [1] nhưng lại quên để ở chỗ nào, đợi khi nào ta tìm ra sẽ đưa ngươi tham khảo."
[1] Bộ sách tập hợp 8 bài văn nổi tiếng thời Minh - Thanh.
"Làm phiền thầy rồi."
Hai thầy trò lại tiếp tục bàn luận thêm mấy vấn đề kiến thức, Triệu sư gia bảo Phó Vân anh ở lại ăn cơm, nàng từ chối rồi nói: "Con định đi Dương gia một chuyến."
...
Chu Hòa Sưởng trông thì cao lớn nhưng thực ra rất yếu ớt, mùa xuân trời khi ấm khi lạnh, hắn bị cảm phong hàn, ốm đau nằm liệt giường, Sở Vương lập tức phái người đưa hắn về Dương gia dưỡng bệnh. Hôm qua Cát Tường trở lại thư viện nhờ Phó Vân anh tìm mấy cuốn tiểu thuyết cho Chu Hòa Sưởng, nói hắn suốt ngày ở trong phòng nhàm chán, nên rầu rĩ ủ ê, Sở Vương lo lắng vô cùng. Chủ tử không vui, người hầu kẻ hạ trong Dương gia và Sở Vương phủ cũng nơm nớp lo sợ, làm gì cũng rón rén sợ nhỡ đâu làm sai cái gì. Cát Tường bị Sở Vương sai tới thư viện mời Phó Vân anh qua thăm Chu Hòa Sưởng, từ nhỏ hắn chỉ ở trong nội viện, chỉ có một người bạn là nàng.
Hơn nữa, thực ra lần này Chu Hòa Sưởng bị bệnh cũng là do nàng. Nàng bận tối tăm mặt mũi, ngày nào cũng tới tận canh ba mới ngủ. Chu Hòa Sưởng thấy nàng hằng ngày mất ăn mất ngủ, chong đèn thâu đêm nên xung phong giúp nàng sắp xếp bản thảo. Nàng nghĩ Chu Hòa Sưởng đại khái chẳng làm gì nghiêm túc bao giờ, cảm thấy việc sắp xếp bản thảo này mới lạ, hay ho nên mới đòi làm liền để kệ cho hắn làm, không ngăn cản. Nào ngờ Chu Hòa Sưởng làm việc còn nghiêm túc hơn cả Phó Vân Khải, chép lại từng câu từng chữ trong bản thảo, phân loại kĩ càng từng bài văn của học sinh theo đề văn. Đêm nào Cát Tường cũng phải giục ba bốn lần hắn mới chịu đi ngủ. hắn từ xưa đến nay được chiều chuộng, thức đêm mấy hôm, ban ngày gặp cơn gió lạ liền ngã bệnh luôn.
...
Phó Vân anh bước từ Phạm phủ ra, Kiều Gia và Vương Đại Lang đã chờ nàng ở bên ngoài, dắt ngựa ra đón.
Nàng lên ngựa, nhìn về phía mấy con ngõ nhỏ, nghĩ ngợi một lúc rồi nói: "Đại Lang, ra tiệm mua mấy loại điểm tâm về đây."
Đại Lang vâng dạ rồi lôi túi tiền ra, "Thiếu gia, mua đồ ngọt hay đồ mặn ạ?"
"Mua nhiều bánh xốp một chút, món đấy kích thích vị giác. Mua một ít kẹo đậu phộng, bánh sơn tra, phải là hàng của phủ Tô Châu ấy."
Đại Lang gật đầu lia lịa, xoay người chạy về phía đầu ngõ, chỉ chốc lát sau đã ôm mấy bao giấy quay lại.
Mấy chủ tớ xuyên qua phố xa đông đúc, nhanh chóng tới trước cửa Dương gia.
Chu Hòa Sưởng từ khi còn nhỏ bị trúng độc ngay trong Vương phủ nên rất ít khi ở Vương phủ, thường ở trong phủ đệ khác, ngoài cổng treo biển đề tên Dương gia.
Quản gia nghe gã sai vặt thông báo Phó Vân anh tới bèn đích thân ra đón.
Phó Vân anh đưa cho ông ta mấy bao giấy, "Cho thiếu gia nhà các ngươi."
Cát Tường bảo Chu Hòa Sưởng dưỡng bệnh nhàm chán, nàng nhờ người mua mấy cuốn tiểu thuyết đang thịnh hành ở phía nam cho hắn đỡ buồn, ở phủ Võ Xương tạm thời chưa bán mấy cuốn này, hắn chắc chắn chưa đọc. Nhưng mà dù sao đến thăm bệnh, chỉ mang mấy cuốn sách thì cũng không phải phép cho lắm, nàng mua thêm mấy thứ điểm tâm, toàn là mấy món mà bình thường Phó Vân Khải cứ bị ốm là lại đòi ăn.
Quản gia a một tiếng, Chu Hòa Sưởng là Thế tử của Vương phủ, ngài ấy thiếu gì đồ ăn đồ chơi? Người dưới biếu xén cho ngài ấy lúc nào cũng chọn lựa những thứ quý hiếm chưa gặp bao giờ, Phó thiếu gia thì ngược lại, quá ngây thơ, mang một bao lớn toàn các loại điểm tâm mua ở cửa hàng bên đường tới cho Thế tử!
Mắng thầm thì cứ mắng thầm, ông ta vẫn sai người đem điểm tâm xuống biết để bà tử kiểm tra.
Tòa nhà này lấy danh nghĩa Dương gia nhưng bên trong lại được xây dựng theo cấp bậc công hầu, rường cột trạm trổ, sơn son thiếp vàng, nhà chính bảy gian chín giá, rất tráng lệ.
Quản gia dẫn Phó Vân vòng hết hành lang này tới hành lang khác, đi tầm một khắc mới tới nơi.
Chu Hòa Sưởng bị bệnh, thầy thuốc không cho phép hắn ra gió, cửa sổ đóng chặt, trong phòng buông rèm kín mít, giữa ban ngày nhưng vẫn phải thắp đèn.
Phó Vân anh bước vào gian trong, nhíu mày.
Phía trong vang lên giọng điệu vui mừng của Chu Hòa Sưởng: "Vân ca nhi tới hả? Mau dẫn đệ ấy vào đi."
Giọng nói nghe hơi yếu ớt.
Mấy thị nữ xiêm y rực rỡ vén rèm lên, Phó Vân anh ngẩng đầu, nhìn về phía Chu Hòa Sưởng đang nửa nằm nửa ngồi trên giường, hơi ngẩn người.
Sắc mặt Chu Hòa Sưởng tái nhợt, trắng bệch gần như không có một chút huyết sắc nào, đôi môi hơi xanh, nhìn đã biết là người bệnh nặng.
Cảm phong hàn ở chỗ nào! rõ ràng là mắc bệnh nặng!
"Vân ca nhi, đệ lại gần chút đi, ta không nghe thấy tiếng đệ." Chu Hòa Sưởng mỉm cười nhìn nàng, vẫy tay gọi nàng.
Nàng bàng hoàng, cúi đầu, đi về phía trước mấy bước.
Thị nữ lập tức kê một chiếc ghế tới cho nàng ngồi.
Nàng đang khom lưng định ngồi thì Chu Hòa Sưởng lại vỗ vào một bên giường, hỏi: "Đệ có thể ngồi cạnh ta không?"
không đợi Phó Vân anh trả lời, đám thị nữ nhìn nhau, nhanh chóng bê chiếc ghế đi, tiện tay còn dọn sạch ghế trong phòng.
Chu Hòa Sưởng nhìn đám thị nữ, trên mặt có ý khen ngợi, tuy vẫn uể oải mệt mỏi nhưng vẫn có tâm trạng để trêu đùa đám thị nữ, ánh mắt dịu dàng như gió xuân, lưu luyến triền miên.
Đám thị nữ đỏ bừng mặt, cúi đầu, mím môi cười trộm.
Tốt rồi, nhìn cái khí chất phong lưu này của hắn thì bệnh có khi cũng không nặng lắm đâu. Phó Vân anh ngồi bên mép giường, cẩn thận quan sát sắc mặt hắn.
Chu Hòa Sưởng mỉm cười, khẽ nói: "không sao, ta thường xuyên như thế ấy mà, một lần bị bệnh thì ba ngày năm ngày không thể ra ngoài."
Thuốc của Trương đạo trưởng chữa khỏi cho hắn nhưng không thể thay đổi hoàn toàn thể chất của hắn.
Phó Vân anh lấy sách nàng chọn cho hắn ra, "Mấy cuốn này là ta tự chọn, huynh đọc xong rồi bảo Cát Tường tới thư viện tìm ta là được."
Chu Hòa Sưởng vui lắm, tay nhận sách, miệng vẫn nói: "Đệ bận rộn như thế, đừng lo cho ta quá, ta đọc cái gì chả được."
Hỏi thăm được mấy câu, quản gia đích thân bưng điểm tâm Phó Vân anh mang tới vào, "Gia, đây là đồ Phó thiếu gia mua cho ngài."
Bánh sơn tra mềm mướt trong veo, đỏ thẫm lấp lánh, đặt trong đĩa men trắng, chỉ nhìn thôi đã khiến người tay ngứa tay muốn cầm lên ăn. [1]
[1] Cho dễ tưởng tượng, đây là món giống bánh da lợn/bánh chín tầng mây màu đỏ.
Chu Hòa Sưởng lập tức sai thị nữ múc nước cho hắn rửa tay.
Thấy hắn muốn ăn, quản gia cười tươi như hoa, vội vàng sai khiến thị nữ trong phòng.
Phó Vân anh ngồi bên cạnh khuyên: "Món này chua chua ngot ngọt, không ăn được nhiều, có thể ăn kèm với phô mai." [2]
[2] Phô mai Trung Quốc làm từ sữa dê lên men, sữa đặc lại nhưng vẫn khá lỏng và mềm, mềm hơn creamcheese.
Rồi nàng lại hỏi quản gia, "Hỏi thầy thuốc chưa? Thế tử có thể ăn những món này được không?"
Quản gia cười đáp: "Hỏi rồi ạ, thầy thuốc bảo gia nên ăn thêm chút cơm canh nhưng gia không thích ăn, từ sáng đến giờ chỉ uống mấy ngụm cháo."
Thị nữ nhanh chóng bưng một bát phô mai vào, Chu Hòa Sưởng rửa sạch tay, cầm thìa bạc, thấy không ai hầu hạ Phó Vân anh, nhíu mày hỏi: "Sao không lấy cho Vân ca nhi?"
Quản gia đánh bốp một cái lên đầu mình, cúi người nhận tội, "Xem cái trí nhớ của tiểu nhân này..."
Trong phòng lại tất bật, thị nữ chuẩn bị nước cho Phó Vân anh rửa tay rồi bưng một bát phô mai tới cho nàng.
Nàng không đói nhưng vẫn cầm thìa ăn, người bệnh ăn uống không tốt, có người ở bên cạnh ăn cùng sẽ ăn nhiều hơn một chút.
Chu Hòa Sưởng ăn phô mai với bánh sơn tra xong vẫn còn thòm thèm, quản gia nhân cơ hội này sai nhà bếp bưng canh tổ yến lên, hắn lại uống được thêm hai bát.
Quản gia sợ hắn không tiêu hóa được, không dám để hắn ăn nhiều.
Chu Hòa Sưởng ăn no, muốn xuống đất đi lại.
Phó Vân anh thấy hắn không cần thị nữ hầu hạ, đứng lên đỡ hắn xuống giường.
Thị nữ mang quần áo tới cho hắn.
Hằn nhìn căn phòng che rèm kín mít, cười gượng nói: "không cần mặc thêm, dù sao cũng không ra ngoài nổi."
Mấy thị nữ xung quanh mặt mày biến sắc, những ánh mắt sắc như dao bắn về phía thị nữ vừa đưa áo.
Thị nữ kia tay chân cứng đơ, chỉ trong khoảnh khắc mà mồ hôi đã tứa ra, vừa sợ sệt vừa xấu hổ, cúi đầu lui ra ngoài.
Chu Hòa Sưởng mắc bệnh, nói chuyện cũng khẽ khàng, ôn hòa, hoàn toàn không giống với tên ngốc lúc nào cũng hi hi ha ha hằng ngày.
Phó Vân anh đang ngẩn người đắm chìm trong suy nghĩ, bỗng nghe thấy Chu Hòa Sưởng thở dài, "Vân ca nhi, có phải đệ thấy ta thật đáng thương hại không?"
Nàng đỡ Chu Hòa Sưởng sang nhã gian bên cạnh, cả người hắn yếu ớt, mềm nhũn, nửa trọng lượng cơ thể đè lên người nàng, vóc người cao lớn như thế mà chẳng nặng chút nào.
"Chẳng có gì là đáng thương hại cả, người bệnh cơ thể đã khó chịu lắm rồi, trong lòng cũng không thoải mái, cho nên ta mới đối xử với huynh tốt một chút."
Nàng nói, sau lại thêm một câu, "Huynh là thế tử cơ mà, ai dám nói huynh đáng thương hại.”
Nếu người như hắn còn đáng thương hại thì những người khác sống trên đời làm gì nữa.
Chu Hòa Sưởng cười ha hả, vừa mới uống mấy bát canh tổ yến nhưng môi vẫn còn hơi tái, "Ta cũng nghĩ thế, ta thấy mình thật may mắn. Tuy từ nhỏ ta đã ốm đau bệnh tật, không thể ra khỏi phòng ngắm nhìn cảnh sắc bên ngoài, nhưng cha ta là Vương gia, ta là Thế tử. Trong Vương phủ, ngoài cha ta ra thì ta lớn nhất, không ai dám bắt nạt ta, từ nhỏ ta muốn gì được nấy, cả đời ăn ngon mặc đẹp, không phải lo lắng gì, tiền ta tiêu cũng không hết, còn có gì chưa thỏa mãn nữa?"
hắn bỗng nhiên cảm khái một hồi rồi lại bĩu môi, cúi đầu, ghé sát vào tai Phó Vân anh, lén lén lút lút, thì thầm: "Nhưng mà những lời này không thể nói trước mặt cha ta, ông già suốt ngày buồn buồn tủi tủi, than rằng mình thật đáng thương. Ông già kêu Vương phủ quá bí bức, chỉ suốt ngày nghĩ tới chuyện ra bên ngoài xem thế nào, thực ra thì bên ngoài có cái gì đẹp nhỉ?"
Phó Vân anh không đáp.
Vương không thể gặp vương [3], phiên vương các nơi chỉ có thể ở trong đất phong do mình cai quản, Sở Vương suốt đời không thể rời khỏi phủ Võ Xương, cùng lắm cũng chỉ có thể đi dạo trong phạm vi một trăm dặm ngoại thành mà thôi. Đối với đại đa số mọi người mà nói, vinh hoa phú quý của thân vương trong hoàng thất là đã đủ để họ cam tâm tình nguyện sống ở một nơi nào đó cả đời. Nhưng Sở Vương không phải người như vậy, ông ta muốn được nhìn thấy trời cao đất rộng, đáng tiếc từ khi sinh ra số mệnh đã định sẵn cả cuộc đời này ông ta sẽ không có được tự do.
[3] Các phiên vương không thể gặp nhau là chính sách nửa cuối triều Minh để các phiên vương không thể bàn bạc, chống tạo phản.
Đối với người là mật đường, đối với ta lại là thạch tín. [4]
[4] Ý nói cùng một sự vật nhưng ở góc nhìn của mỗi người lại khác nhau.
Chu Hòa Sưởng thực ra đã giác ngộ, thông suốt, hắn là Thế tử, có được những thứ mà những người khác có nằm mơ cũng không có được, hắn ăn ngon mặc đẹp, có đủ tiền để hắn và con cháu hắn có tiêu xài thế nào cũng không tiêu hết được, hắn cảm thấy thỏa mãn cho dù hắn đã từng phải ở trong căn phòng tối tăm như thế này nhiều năm, nhiều lần cửu tử nhất sinh.
"Ta mắc bệnh có nhiều người chăm sóc ta thế này, ta chẳng khó chịu chút nào cả, chỉ tội nằm suốt, trong lòng buồn bực thôi."
Chu Hòa Sưởng than thở xong, bắt đầu mè nheo làm nũng, "Vân ca nhi, hay là đệ ở lại đây với ta được không? Ta sai các phụ tá trong Vương phủ viết sách giúp đệ, sau đó đề tên đệ, bọn họ còn giỏi hơn các vị giáo thụ ở thư viện nữa cơ."
Dù biết hắn đang nói đùa, Phó Vân anh vẫn dứt khoát từ chối.
Chu Hòa Sưởng cười hề hề.
Hai người ngồi xuống bên bàn cờ, Phó Vân anh đánh cờ song lục với Chu Hòa Sưởng, chơi hơn một canh giờ, cơ bản là Phó Vân anh chơi với tỳ nữ hầu hạ trong phòng. Chu Hòa Sưởng ngồi dựa gối xem cho vui, cổ vũ nàng, dùng thân phận Thế tử của mình để bắt tỳ nữ cố ý thả cho nàng thắng.
Chơi một lúc, tiếng đùa giỡn của tỷ nữ càng lúc càng nhỏ, Phó Vân anh ngẩng đầu, phát hiện Chu Hòa Sưởng đã gục đầu sang một bên ngủ rồi.
hắn ngủ rất say, phát ra tiếng ngáy khe khẽ, sắc mặt có vẻ tốt hơn khi nãy.
Phó Vân anh đưa mắt ra hiệu cho đám từ nữ, mấy tỳ nữ hiểu ý, dọn bàn cờ đi, mang chăn và gối đầu tới.
Nàng cáo từ rồi ra khỏi phòng, đang định về, quản gia đứng chờ ở cạnh cửa từ nãy tới giờ vội vàng đi tới, "Phó thiếu gia, Vương gia muốn gặp thiếu gia."
...
Nếu không có tỳ nữ, người hầu trong phủ đứng hầu hai bên, Phó Vân anh căn bản không nhận ra người thợ làm vườn mồ hôi như tắm đang cầm cuốc đứng dưới gốc cây đào bới kia là Sở Vương.
Ông ta đội một chiếc khăn trùm đầu bằng vải bố, mặc áo ngắn tay bằng vải thô, quần chiết ống, dân chi giày rơm, không biết đang đào gì cạnh gốc cây. Người hầu xung quanh im thin thít, trầm mặc đứng nghiêm, tới một tiếng ho khan cũng không nghe thấy.
Quản gia đưa Phó Vân anh vào sân, đứng chờ bên cạnh vườn hoa.
một mình Sở Vương tất bật hồi lâu mới đứng lên, đấm eo, dùng chiếc khăn đang vắt trên vai lau mồ hôi, nhìn thấy Phó Vân anh thì mỉm cười, để cuốc xuống, sải bước về phía nàng, "Bảo Nhi sao rồi?"
"Thế tử ngủ rồi ạ." Quản gia cười trả lời, "Vừa nãy Thế tử dùng hai bát canh tổ yến, Phó thiếu gia ngồi chơi với Thế tử một lúc."
Sở Vương gật đầu, phất tay sai người bên cạnh lấy một từ giấy đỏ tràn ngập tên đưa cho Phó Vân anh, "Bản vương nhớ ngươi có một người anh họ tham gia thi hội lần này, đây là danh sách cống sĩ, ngươi xem đi."
Phó Vân anh hơi kinh ngạc, nhận lấy tờ giấy đỏ, nhanh chóng đọc một lượt, tìm thấy tên của Phó Vân Chương, nàng tươi cười, bên má hiện lên lúm đồng tiền nhàn nhạt.
Nhị ca quả nhiên có tên trên bảng.
"Đa tạ Vương gia."
Đối với dân chúng bình thường thư từ lui tới mất rất nhiều thời gian, chờ tin mừng về tới Hồ Quảng chắc phải chờ tới những ngày hè nắng chói chang, Sở Vương thần thông quảng đại, có tin tức nhanh hơn nàng rất nhiều.
Sở Vương xua tay, "Chuyện này đối với bản vương mà nói thì chỉ là tiện tay thì giúp mà thôi, ngươi là bạn của Bảo Nhi, chỉ cần Bảo Nhi vui là được."
Ông ta ám chỉ nàng cần phải làm Chu Hòa Sưởng vui vẻ, chuyện này nằm trong giao dịch giữa bọn họ.
Việc này Chu Hòa Sưởng không hay biết gì, như thế đối với hắn cũng không công bằng, hắn chỉ muốn có một người bạn thực sự mà thôi.
Nhưng mà suy đi nghĩ lại, Chu Hòa Sưởng từng có ý đồ dùng tiền mua một người anh em tốt là nàng còn gì, vậy nên thực ra hai cha con nhà này làm những việc giống nhau.
Phó Vân anh cảm thấy nếu có một ngày Chu Hòa Sưởng phát hiện ra Sở Vương ngầm yêu cầu nàng đối xử tốt với hắn sẽ không chỉ không giận dữ mà có khi còn cảm tạ Sở Vương cũng nên.
...
Nàng cầm danh sách cống sĩ trở về thư viện, đầu tiên viết thư cho Khổng tú tài, tin vui còn chưa được đưa về, đại khái Sở Vương là người đầu tiên ở Hồ Quảng biết Phó Vân Chương thi đỗ cống sĩ.
Có rất nhiều thứ phải chuẩn bị, phải đặt tiệc rượu, phải báo tin vui cho những người thân thiết với Phó Vân Chương...
Viết được nửa bức thư, tay cầm bút của nàng bỗng khựng lại, hơi chần chừ.
Có cần phải báo luôn cho Trần lão thái thái hay không?
Nhị ca trở thành cống sĩ, lại còn có thứ hạng cao, đỗ tiến sĩ chắc chắn là chuyện đương nhiên. Về lý mà nói thì hẳn phải báo tin vui này cho mẫu thân của nhị ca... Nhưng nàng lại cảm thấy có vẻ không ổn cho lắm.
Suy nghĩ một lát, nàng bảo Khổng tú tài tự suy xét rồi sắp xếp ổn thỏa, mọi chuyện đều cần chuẩn bị cho tốt đã, nhưng chưa cần để lộ tin vui này cho những người khác, tránh gặp phải mầm tai họa về sau.
...
Gửi thư được ba ngày thì Phó tứ lão gia tới phủ Võ Xương.
Ông không tới cửa hàng, vừa xuống thuyền đã lập tức đi Giang Thành thư viện.
Học sinh đang trong giờ học, hôm nay đúng lúc tới phiên Phó Vân anh giảng giải một đề văn, nàng đứng trước giảng đường, rõ ràng vóc dáng thấp hơn nhiều so với những học sinh khác nhưng rất có khí thế, tiếng nói cũng vang dội, nói rõ ràng từng chữ, tốc độ không nhanh không chậm, ai ai cũng có thể nghe được rõ ràng.
Phó tứ lão gia đứng bên ngoài hành lang nhìn vào trong, thấy nàng dễ dàng chỉ huy một đám thiếu niên choai choai kiêu ngạo thì vui mừng khôn xiết.
Tới lúc tan học, Phó Vân anh mới phát hiện ra Phó tứ lão gia đứng bên ngoài, "Tứ thúc, tứ thúc tới từ khi nào vậy?"
"Tứ thúc mới đến thôi." Phó tứ lão gia mỉm cười nói, giơ tay định xoa đầu nàng nhưng lại nhớ ra thân phận hiện giờ của nàng đã thay đổi, thành thầy giáo dạy học rồi, không thể lại trêu chọc nàng giống như trước kia được nữa nên đành co tay về, ho khẽ một tiếng, "Bản thảo sách đã đưa cho thương nhân bán sách ở phía nam rồi, gần như là cho không, lúc về miệng ai cũng cười toe toét ra ấy chứ."
Phó gia chào giá thấp, đám thương nhân bán sách đều vui như được mùa. Có người còn lén chê cười Phó tứ lão gia là đồ ngốc, mất công mất tiền, cuối cùng chẳng được mấy đồng.
Khóe miệng Phó Vân anh hơi cong lên, lần này để đám thương nhân bán sách được lợi, về sau đương nhiên sẽ đòi lại từ chính bọn họ. Tới khi sổ tay của Đan Ánh công tử được phổ biến khắp các tỉnh, các châu huyện, thanh danh lẫy lừng, sau này nàng soạn sách mới sẽ không cần phải tự tìm thương nhân nhờ bán hộ sách nữa.
Hai chú cháu vừa ra ngoài vừa bàn bạc chuyện khắc sách in sách, Viên Tam và Phó Vân Khải nghe không hiểu nên đi ở phía sau tranh cãi.
"Quà con tặng Nguyệt tỷ nhi, con bé nhận được rồi, thích mê, bảo tứ thúc cảm ơn con thay nó." Phó tứ lão gia nói.
Phó Vân anh cười: "Nguyệt tỷ nhi thích là tốt rồi."
Phó tứ lão gia nhìn sang nàng, nàng mặc áo bào, eo thắt đai lụa, trong tay cầm một chiếc quạt, mấy cuốn sách, đi đứng thong dong chậm rãi, càng ngày càng giống một lang quân trẻ tuổi hào hoa phong nhã.
Mới ngày nào, nàng vừa nhỏ vừa gầy, bưng một bát mì gà xé sợi ngồi cạnh Hàn thị mím môi chấp một một ngụm canh, dễ thương biết mấy.
Giờ nàng đã độc lập, tự gánh vác cuộc sống của chính mình.
Ông thở dài, không nói chuyện Phó Nguyệt và Phó Quế nữa, cười bảo: "Lần này tứ thúc lên phía bắc khảo sát giá cả, không biết có tiện đường đi Bắc Trực Lệ một chuyến không, tứ thúc còn chưa lên kinh thành bao giờ cả, nhị ca con hẳn là thi xong rồi, vừa hay ta có thể tới thăm, xem kết quả thế nào."
Phó Vân anh mỉm cười, kéo nhẹ tay áo Phó tứ lão gia, chờ ông khom lưng xuống, ghé sát vào tai ông nói: "Tứ thúc, nhị ca đỗ cống sĩ rồi."
Phó tứ lão gia ngây người hồi lâu rồi bỗng bừng tỉnh, nơi đáy mắt hiện lên niềm vui không thể che lấp, người kích động tới mức run rẩy.
Phó Vân anh vội nói tiếp: "Tứ thúc, việc này chưa cần tiết lộ vội, chờ tới lúc tin mừng của triều đình được đưa tới Phó gia thì nói sau."
Phó tứ lão gia ừ ừ liên tục, gật đầu lia lịa, nhưng bởi quá vui mừng, không kiềm chế nổi hai hàng nước mắt tuôn rơi.
...
Phó tứ lão gia lên đường ngay đêm hôm đó, ông đã sắp xếp ổn thỏa việc ở cửa hàng, dẫn theo mấy tiểu nhị mà bình thường ông tin tưởng nhất, đi đường bộ lên phía bắc.
Ông mang theo năm chiếc rương đựng đầy "Sổ tay chế nghệ", "Sách anh tỷ nhi nhà chúng ta soạn, tứ thúc phải mang dư mấy cuốn, trên đường ta gặp ai tặng người đấy."
Phó Vân anh dở khóc dở cười.
Phó tứ lão gia chẳng màng tới sự ngăn cản của nàng, bảo tôi tớ chất mấy cái rương lên xe la rồi nói: "Con không biết đâu, giờ tư học trong huyện và tộc học đều dùng cuốn sách này để dạy bọn trẻ viết văn, ai cũng hâm mộ tứ thúc, nói phần mộ tổ tiên nhà chúng ta phong thủy tốt, con cháu đứa nào cũng có tiền đồ, không đứa nào kém đứa nào."
Ông nháy mắt với Phó Vân anh, thì thầm: "Tới khi bọn họ biết nhị ca con đỗ cống sĩ, nhà chúng ta phải tu sửa phần mộ tổ tiên một lần mới được, tốt nhất là phải xây tường bao lại, người trong huyện đang có ý đồ với ngọn núi trên đó có phần mộ tổ tiên nhà chúng ta nữa kia!"
...
Hoa đào tàn, trời càng lúc càng nóng lên.
Sáng nay trời đổ mưa rào, sau cơn mưa mặt đất đầy cánh hoa hồng nhạt, nước bùn tràn ra đường đi, sau một hồi mưa gió, trong sân đầy vũng nước đọng.
Học trưởng Lý Thuận tìm được Phó Vân anh đang dán thông báo sách mới ở trước Tàng Kinh Các, "Phó Vân, sơn trưởng gọi đệ đi chính đường."
"Chính đường ạ?"
Chính đường bình thường vẫn đóng, chỉ có những dịp trọng đại mới được mở.
Phó Vân anh về khu phía đông thay quần áo trước rồi vội vàng đi về phía chính đường.
Chính đường không mở cửa, chỉ mở một cửa nhỏ trong viện, Khương Bá Xuân đang đứng dưới tấm biển lớn, nhìn thấy nàng từ xa đã mỉm cười với nàng.
Dường như có dự cảm tới điều gì, nàng đột nhiên thấy lo lắng, tim đập thình thịch, đi từng bước về phía bậc thang.
"Phó Vân." Khương Bá Xuân mỉm cười nói, "Cách đây không lâu, ta và các vị giáo thụ đã thống nhất với nhau, nếu như sau nhiều lần thi trò đều đạt hạng nhất thì sẽ trao suất đi Quốc Tử Giám cho trò..."
Tim Phó Vân anh đập nhanh hơn một nhịp, không trả lời.
Theo quy định, cứ ba, năm năm, mỗi địa phương có thể chọn một nhân tài trẻ tuổi có tiềm năng để nhập học Quốc Tử Giám ở kinh thành, nghe qua thì chỉ là đổi chỗ học mà thôi nhưng người trong thiên hạ đều biết điểm khác biệt, người ta tới Quốc Tử Giám không phải để học, việc tới Quốc Tử Giám của họ chỉ là hình thức để đặt nền móng của việc bước vào quan trường.
Ai cũng biết muốn làm quan thì phải tham gia khoa cử, muốn làm quan lớn thì nhất thiết phải đỗ tiến sĩ, vậy nên văn nhân trong thiên hạ cần cù học tập ngày đêm, học tới lúc tóc đã hoa râm cũng phải tiếp tục thi, thi để giành được công danh, không có công danh thì không thể làm quan, không thể nở mày nở mặt.
Nhưng mà mọi sự trên đời luôn có ngoại lệ.
Ví dụ như một vị đại thần nào đó, từ trước tới nay chưa từng đỗ tiến sĩ, ông ta chỉ đỗ tú tài, đi từ chức quan nhỏ đi lên, tích lũy kinh nghiệm từng chút từng chút một, sau này có thành tích đặc biệt, dần dần được đề bạt lên chức vụ cao hơn, mấy chục năm sau, triều đình cho ông ta một đề thi, để ông ta viết một bài văn giải đề, coi đây là kì thi tượng trưng để trao công danh cho ông ta.
Nhưng ngoại lệ như thế này chỉ có ít ỏi vài trường hợp trong một hai trăm năm qua.
Theo lẽ thường, cử nhân thi trượt trong kì thi hội, kiếm một chức quan, từ từ tích lũy kinh nghiệm, tích đến lúc bạc đầu cũng chỉ tới tri huyện là cùng.
Quốc Tử Giám là một ngoại lệ khác, nó lựa chọn tốt nhất để những người chưa tham gia khoa cử bắt đầu con đường làm quan, nó gần như được dựng lên cho con cháu các nhà quyền quý công huân, dân chúng bình thường muốn nhập học ở Quốc Tử Giám chỉ như một giấc mơ không thực tế, chẳng thà cứ tham gia khoa cử quách cho xong.
Chuyện địa phương tiến cử nhân tài nghe thì rất công bằng nhưng thực ra đã bị hủy bỏ từ lâu.
Giang Thành thư viện mấy năm nay vẫn chưa tiến cử nhân tài đi kinh thành, vì sao Khương Bá Xuân bỗng nhiên lại nhắc tới chuyện này?
Lời tác giả:
Quốc Tử Giám ở mỗi thời kỳ lại có tác dụng khác nhau, ví dụ đầu thời nhà minh, làm quan thực ra có ba con đường: thi khoa cử, tiến cử, Quốc Tử Giám.
Tình tiết trong truyện không giống bất cứ thời kỳ nào dưới thời Minh - Thanh, nói một cách đơn giản thì trong truyện, chỉ cần vào Quốc Tử Giám sẽ tương đương với việc không cần tham gia khoa cử cũng có thể làm quan.
Nhìn từ xa, cành cây vẫn trơ trụi nhưng đến gần đã có thể nhận ra những chiếc chồi non nhỏ xíu xinh đẹp, chim ca ríu rít, khung cảnh ngập sàn sắc xuân.
Phó Vân anh mặc chiếc áo bào lụa xanh, tóc vấn trong khăn gấm, chân mang ủng, nàng đi dưới tán cây, gió nhẹ thổi qua, từng cơn mưa hoa theo gió rụng xuống, dính lên tóc nàng.
Ngày xuân, ngắm hoa xuân, mặc đồ mùa xuân, thiếu niên đĩnh đạc thanh tú, dung nhan như ngọc, như thể vừa bước ra từ trong tranh.
Phía đầu hành lang bên kia vọng lại tiếng cười trộm khúc khích của thiếu nữ.
Phó Vân anh lấy quạt xếp từ trong tay áo ra, phất cánh hoa nơi đầu vai xuống, mắt vẫn nhìn về phía trước, đi thẳng vào thư phòng của Triệu sư gia.
Đợi nàng đi vào thư phòng, năm sáu tiểu nương tử mặc đồ mới, cài trâm hoa, dáng vẻ xinh đẹp kiều diễm đang trốn phía sau chiếc cột trong hành lang mới bước ra, nhìn theo bóng nàng, thất vọng nói, "Phó thiếu gia thật lạnh lùng, chẳng thèm nhìn chúng ta lần nào."
một tiểu thư Phạm gia có khuôn mặt tròn trịa nắm tay Triệu Thúc Uyển, hỏi: "Uyển tỷ nhi, tỷ từng nói chuyện với Phó thiếu gia rồi đúng không, hắn vẫn luôn là người lãnh đạm như vậy sao?"
Triệu Thúc Uyển bực tức, "Cái người này ấy mà, thật là nhỏ mọn! Ta đắc tội với em gái hắn, tới tận giờ hắn vẫn không thèm nói chuyện với ta."
Tiểu thư mặt tròn cười ha ha, "thì ra hắn rất yêu thương em gái."
Thư phòng có một chiếc cửa sổ thông gió, quay thẳng ra vườn, tiếng cười nói của các vị tiểu thư truyền vào phòng, Triệu sư gia cười ha hả, trêu chọc Phó Vân anh, "Ngươi mà là nam thật thì không biết có bao nhiêu tiểu nương tử gào khóc đòi gả cho ngươi đâu."
Phó Vân anh mỉm cười, vén tay áo mài mực cho Triệu sư gia. Giữa tiếng mài mực nhu hòa, mùi mực nhàn nhạt tỏa ra tràn ngập trong không khí.
Triệu sư gia cầm cuốn sách của nàng mở ra xem, "Sổ tay đã in thêm ba lần, bên ngoài sốt xình xịch tới nơi rồi, ngươi vẫn quyết định chỉ tặng không bán sao? "In sách chi phí thấp, bản khắc có sẵn rồi, cứ in đi in lại là được, cũng không tốn bao nhiêu tiền." Phó Vân anh ngừng lại một chút, đẩy nghiên mực sang một bên, "Ở Hồ Quảng thì chỉ tặng không bán, thương nhân bán sách bên Nam Trực Lệ, Bắc Trực Lệ, Chiết Giang, Phúc Kiến tới xin bản thảo, bọn họ đưa con tiền nhuận bút, về sau chuyện bán sổ tay ở các nơi khác sẽ do họ bán, giá cả do họ quyết định."
Có sự khác biệt này mới có thể khiến văn nhân Hồ Quảng biết được hành động chỉ tặng không bán này của Đan Ánh công tử nhân nghĩa tới độ nào. Nàng là người Hồ Quảng, thanh danh phải gắn liền với Hồ Quảng. Đây là giữ lại một đường lui cho tương lai.
Triệu sư gia gật đầu, "Ngươi làm khá lắm. Gần đây xuân về hoa nở, trên núi hoa đào, hoa trà, hoa ngọc lan đều nở cả rồi, Phạm Duy Bình muốn tổ chức hội văn, hội thơ ở ngoại thành, những sĩ tử thành danh trong thành đều sẽ đi, bọn họ mời ngươi dự tiệc, ngươi có đi không?"
Muốn nhận được lời mời tới hội văn không khó nhưng Phó Vân anh lại được đích thân Phạm Duy Bình mời, nàng hiện giờ là nhân tài mới xuất hiện nổi bật nhất ở phủ Võ Xương, có rất nhiều người muốn có cơ hội gặp mặt nàng trực tiếp.
Phó Vân anh nghĩ ngợi rồi nói: "Thầy thay con từ chối đi ạ."
Triệu sư gia cười: "Ta cũng có ý này. Càng vào thời điểm như thế này, ngươi càng phải thận trọng, không thể để danh tiếng nhất thời làm mờ mắt. Lúc này danh tiếng đang lên ai chẳng muốn thêm mấy lời ca ngợi vô thưởng vô phạt, có cũng được, không có cũng chẳng sao, tới khi ngươi gặp khó khăn mới biết ai tốt ai xấu."
Ông ta dứt lời, ngẩng đầu nhìn những cơn mưa cánh hoa hồng nhạt ngoài cửa sổ, bỗng đổi sang chủ đề khác, hỏi: "Nhị ca ngươi có hồi âm không?"
Phó Vân anh lắc đầu, "Con nhờ thương nhân chuyển thư giúp, thư đi thư về cũng phải mất ít nhất một tháng, lần trước nhận được thư của nhi ca là lúc vừa sang năm mới."
"Cũng nên tới rồi."
Triệu sư gia lẩm bẩm một câu.
nói thêm vài câu chuyện phiếm, Triệu sư gia khép cuốn sách lại. "Cứ để ở chỗ này đã, ba ngày sau ta đưa lại cho ngươi, ta nhớ là ta có một bộ "Phòng Thư" [1] nhưng lại quên để ở chỗ nào, đợi khi nào ta tìm ra sẽ đưa ngươi tham khảo."
[1] Bộ sách tập hợp 8 bài văn nổi tiếng thời Minh - Thanh.
"Làm phiền thầy rồi."
Hai thầy trò lại tiếp tục bàn luận thêm mấy vấn đề kiến thức, Triệu sư gia bảo Phó Vân anh ở lại ăn cơm, nàng từ chối rồi nói: "Con định đi Dương gia một chuyến."
...
Chu Hòa Sưởng trông thì cao lớn nhưng thực ra rất yếu ớt, mùa xuân trời khi ấm khi lạnh, hắn bị cảm phong hàn, ốm đau nằm liệt giường, Sở Vương lập tức phái người đưa hắn về Dương gia dưỡng bệnh. Hôm qua Cát Tường trở lại thư viện nhờ Phó Vân anh tìm mấy cuốn tiểu thuyết cho Chu Hòa Sưởng, nói hắn suốt ngày ở trong phòng nhàm chán, nên rầu rĩ ủ ê, Sở Vương lo lắng vô cùng. Chủ tử không vui, người hầu kẻ hạ trong Dương gia và Sở Vương phủ cũng nơm nớp lo sợ, làm gì cũng rón rén sợ nhỡ đâu làm sai cái gì. Cát Tường bị Sở Vương sai tới thư viện mời Phó Vân anh qua thăm Chu Hòa Sưởng, từ nhỏ hắn chỉ ở trong nội viện, chỉ có một người bạn là nàng.
Hơn nữa, thực ra lần này Chu Hòa Sưởng bị bệnh cũng là do nàng. Nàng bận tối tăm mặt mũi, ngày nào cũng tới tận canh ba mới ngủ. Chu Hòa Sưởng thấy nàng hằng ngày mất ăn mất ngủ, chong đèn thâu đêm nên xung phong giúp nàng sắp xếp bản thảo. Nàng nghĩ Chu Hòa Sưởng đại khái chẳng làm gì nghiêm túc bao giờ, cảm thấy việc sắp xếp bản thảo này mới lạ, hay ho nên mới đòi làm liền để kệ cho hắn làm, không ngăn cản. Nào ngờ Chu Hòa Sưởng làm việc còn nghiêm túc hơn cả Phó Vân Khải, chép lại từng câu từng chữ trong bản thảo, phân loại kĩ càng từng bài văn của học sinh theo đề văn. Đêm nào Cát Tường cũng phải giục ba bốn lần hắn mới chịu đi ngủ. hắn từ xưa đến nay được chiều chuộng, thức đêm mấy hôm, ban ngày gặp cơn gió lạ liền ngã bệnh luôn.
...
Phó Vân anh bước từ Phạm phủ ra, Kiều Gia và Vương Đại Lang đã chờ nàng ở bên ngoài, dắt ngựa ra đón.
Nàng lên ngựa, nhìn về phía mấy con ngõ nhỏ, nghĩ ngợi một lúc rồi nói: "Đại Lang, ra tiệm mua mấy loại điểm tâm về đây."
Đại Lang vâng dạ rồi lôi túi tiền ra, "Thiếu gia, mua đồ ngọt hay đồ mặn ạ?"
"Mua nhiều bánh xốp một chút, món đấy kích thích vị giác. Mua một ít kẹo đậu phộng, bánh sơn tra, phải là hàng của phủ Tô Châu ấy."
Đại Lang gật đầu lia lịa, xoay người chạy về phía đầu ngõ, chỉ chốc lát sau đã ôm mấy bao giấy quay lại.
Mấy chủ tớ xuyên qua phố xa đông đúc, nhanh chóng tới trước cửa Dương gia.
Chu Hòa Sưởng từ khi còn nhỏ bị trúng độc ngay trong Vương phủ nên rất ít khi ở Vương phủ, thường ở trong phủ đệ khác, ngoài cổng treo biển đề tên Dương gia.
Quản gia nghe gã sai vặt thông báo Phó Vân anh tới bèn đích thân ra đón.
Phó Vân anh đưa cho ông ta mấy bao giấy, "Cho thiếu gia nhà các ngươi."
Cát Tường bảo Chu Hòa Sưởng dưỡng bệnh nhàm chán, nàng nhờ người mua mấy cuốn tiểu thuyết đang thịnh hành ở phía nam cho hắn đỡ buồn, ở phủ Võ Xương tạm thời chưa bán mấy cuốn này, hắn chắc chắn chưa đọc. Nhưng mà dù sao đến thăm bệnh, chỉ mang mấy cuốn sách thì cũng không phải phép cho lắm, nàng mua thêm mấy thứ điểm tâm, toàn là mấy món mà bình thường Phó Vân Khải cứ bị ốm là lại đòi ăn.
Quản gia a một tiếng, Chu Hòa Sưởng là Thế tử của Vương phủ, ngài ấy thiếu gì đồ ăn đồ chơi? Người dưới biếu xén cho ngài ấy lúc nào cũng chọn lựa những thứ quý hiếm chưa gặp bao giờ, Phó thiếu gia thì ngược lại, quá ngây thơ, mang một bao lớn toàn các loại điểm tâm mua ở cửa hàng bên đường tới cho Thế tử!
Mắng thầm thì cứ mắng thầm, ông ta vẫn sai người đem điểm tâm xuống biết để bà tử kiểm tra.
Tòa nhà này lấy danh nghĩa Dương gia nhưng bên trong lại được xây dựng theo cấp bậc công hầu, rường cột trạm trổ, sơn son thiếp vàng, nhà chính bảy gian chín giá, rất tráng lệ.
Quản gia dẫn Phó Vân vòng hết hành lang này tới hành lang khác, đi tầm một khắc mới tới nơi.
Chu Hòa Sưởng bị bệnh, thầy thuốc không cho phép hắn ra gió, cửa sổ đóng chặt, trong phòng buông rèm kín mít, giữa ban ngày nhưng vẫn phải thắp đèn.
Phó Vân anh bước vào gian trong, nhíu mày.
Phía trong vang lên giọng điệu vui mừng của Chu Hòa Sưởng: "Vân ca nhi tới hả? Mau dẫn đệ ấy vào đi."
Giọng nói nghe hơi yếu ớt.
Mấy thị nữ xiêm y rực rỡ vén rèm lên, Phó Vân anh ngẩng đầu, nhìn về phía Chu Hòa Sưởng đang nửa nằm nửa ngồi trên giường, hơi ngẩn người.
Sắc mặt Chu Hòa Sưởng tái nhợt, trắng bệch gần như không có một chút huyết sắc nào, đôi môi hơi xanh, nhìn đã biết là người bệnh nặng.
Cảm phong hàn ở chỗ nào! rõ ràng là mắc bệnh nặng!
"Vân ca nhi, đệ lại gần chút đi, ta không nghe thấy tiếng đệ." Chu Hòa Sưởng mỉm cười nhìn nàng, vẫy tay gọi nàng.
Nàng bàng hoàng, cúi đầu, đi về phía trước mấy bước.
Thị nữ lập tức kê một chiếc ghế tới cho nàng ngồi.
Nàng đang khom lưng định ngồi thì Chu Hòa Sưởng lại vỗ vào một bên giường, hỏi: "Đệ có thể ngồi cạnh ta không?"
không đợi Phó Vân anh trả lời, đám thị nữ nhìn nhau, nhanh chóng bê chiếc ghế đi, tiện tay còn dọn sạch ghế trong phòng.
Chu Hòa Sưởng nhìn đám thị nữ, trên mặt có ý khen ngợi, tuy vẫn uể oải mệt mỏi nhưng vẫn có tâm trạng để trêu đùa đám thị nữ, ánh mắt dịu dàng như gió xuân, lưu luyến triền miên.
Đám thị nữ đỏ bừng mặt, cúi đầu, mím môi cười trộm.
Tốt rồi, nhìn cái khí chất phong lưu này của hắn thì bệnh có khi cũng không nặng lắm đâu. Phó Vân anh ngồi bên mép giường, cẩn thận quan sát sắc mặt hắn.
Chu Hòa Sưởng mỉm cười, khẽ nói: "không sao, ta thường xuyên như thế ấy mà, một lần bị bệnh thì ba ngày năm ngày không thể ra ngoài."
Thuốc của Trương đạo trưởng chữa khỏi cho hắn nhưng không thể thay đổi hoàn toàn thể chất của hắn.
Phó Vân anh lấy sách nàng chọn cho hắn ra, "Mấy cuốn này là ta tự chọn, huynh đọc xong rồi bảo Cát Tường tới thư viện tìm ta là được."
Chu Hòa Sưởng vui lắm, tay nhận sách, miệng vẫn nói: "Đệ bận rộn như thế, đừng lo cho ta quá, ta đọc cái gì chả được."
Hỏi thăm được mấy câu, quản gia đích thân bưng điểm tâm Phó Vân anh mang tới vào, "Gia, đây là đồ Phó thiếu gia mua cho ngài."
Bánh sơn tra mềm mướt trong veo, đỏ thẫm lấp lánh, đặt trong đĩa men trắng, chỉ nhìn thôi đã khiến người tay ngứa tay muốn cầm lên ăn. [1]
[1] Cho dễ tưởng tượng, đây là món giống bánh da lợn/bánh chín tầng mây màu đỏ.
Chu Hòa Sưởng lập tức sai thị nữ múc nước cho hắn rửa tay.
Thấy hắn muốn ăn, quản gia cười tươi như hoa, vội vàng sai khiến thị nữ trong phòng.
Phó Vân anh ngồi bên cạnh khuyên: "Món này chua chua ngot ngọt, không ăn được nhiều, có thể ăn kèm với phô mai." [2]
[2] Phô mai Trung Quốc làm từ sữa dê lên men, sữa đặc lại nhưng vẫn khá lỏng và mềm, mềm hơn creamcheese.
Rồi nàng lại hỏi quản gia, "Hỏi thầy thuốc chưa? Thế tử có thể ăn những món này được không?"
Quản gia cười đáp: "Hỏi rồi ạ, thầy thuốc bảo gia nên ăn thêm chút cơm canh nhưng gia không thích ăn, từ sáng đến giờ chỉ uống mấy ngụm cháo."
Thị nữ nhanh chóng bưng một bát phô mai vào, Chu Hòa Sưởng rửa sạch tay, cầm thìa bạc, thấy không ai hầu hạ Phó Vân anh, nhíu mày hỏi: "Sao không lấy cho Vân ca nhi?"
Quản gia đánh bốp một cái lên đầu mình, cúi người nhận tội, "Xem cái trí nhớ của tiểu nhân này..."
Trong phòng lại tất bật, thị nữ chuẩn bị nước cho Phó Vân anh rửa tay rồi bưng một bát phô mai tới cho nàng.
Nàng không đói nhưng vẫn cầm thìa ăn, người bệnh ăn uống không tốt, có người ở bên cạnh ăn cùng sẽ ăn nhiều hơn một chút.
Chu Hòa Sưởng ăn phô mai với bánh sơn tra xong vẫn còn thòm thèm, quản gia nhân cơ hội này sai nhà bếp bưng canh tổ yến lên, hắn lại uống được thêm hai bát.
Quản gia sợ hắn không tiêu hóa được, không dám để hắn ăn nhiều.
Chu Hòa Sưởng ăn no, muốn xuống đất đi lại.
Phó Vân anh thấy hắn không cần thị nữ hầu hạ, đứng lên đỡ hắn xuống giường.
Thị nữ mang quần áo tới cho hắn.
Hằn nhìn căn phòng che rèm kín mít, cười gượng nói: "không cần mặc thêm, dù sao cũng không ra ngoài nổi."
Mấy thị nữ xung quanh mặt mày biến sắc, những ánh mắt sắc như dao bắn về phía thị nữ vừa đưa áo.
Thị nữ kia tay chân cứng đơ, chỉ trong khoảnh khắc mà mồ hôi đã tứa ra, vừa sợ sệt vừa xấu hổ, cúi đầu lui ra ngoài.
Chu Hòa Sưởng mắc bệnh, nói chuyện cũng khẽ khàng, ôn hòa, hoàn toàn không giống với tên ngốc lúc nào cũng hi hi ha ha hằng ngày.
Phó Vân anh đang ngẩn người đắm chìm trong suy nghĩ, bỗng nghe thấy Chu Hòa Sưởng thở dài, "Vân ca nhi, có phải đệ thấy ta thật đáng thương hại không?"
Nàng đỡ Chu Hòa Sưởng sang nhã gian bên cạnh, cả người hắn yếu ớt, mềm nhũn, nửa trọng lượng cơ thể đè lên người nàng, vóc người cao lớn như thế mà chẳng nặng chút nào.
"Chẳng có gì là đáng thương hại cả, người bệnh cơ thể đã khó chịu lắm rồi, trong lòng cũng không thoải mái, cho nên ta mới đối xử với huynh tốt một chút."
Nàng nói, sau lại thêm một câu, "Huynh là thế tử cơ mà, ai dám nói huynh đáng thương hại.”
Nếu người như hắn còn đáng thương hại thì những người khác sống trên đời làm gì nữa.
Chu Hòa Sưởng cười ha hả, vừa mới uống mấy bát canh tổ yến nhưng môi vẫn còn hơi tái, "Ta cũng nghĩ thế, ta thấy mình thật may mắn. Tuy từ nhỏ ta đã ốm đau bệnh tật, không thể ra khỏi phòng ngắm nhìn cảnh sắc bên ngoài, nhưng cha ta là Vương gia, ta là Thế tử. Trong Vương phủ, ngoài cha ta ra thì ta lớn nhất, không ai dám bắt nạt ta, từ nhỏ ta muốn gì được nấy, cả đời ăn ngon mặc đẹp, không phải lo lắng gì, tiền ta tiêu cũng không hết, còn có gì chưa thỏa mãn nữa?"
hắn bỗng nhiên cảm khái một hồi rồi lại bĩu môi, cúi đầu, ghé sát vào tai Phó Vân anh, lén lén lút lút, thì thầm: "Nhưng mà những lời này không thể nói trước mặt cha ta, ông già suốt ngày buồn buồn tủi tủi, than rằng mình thật đáng thương. Ông già kêu Vương phủ quá bí bức, chỉ suốt ngày nghĩ tới chuyện ra bên ngoài xem thế nào, thực ra thì bên ngoài có cái gì đẹp nhỉ?"
Phó Vân anh không đáp.
Vương không thể gặp vương [3], phiên vương các nơi chỉ có thể ở trong đất phong do mình cai quản, Sở Vương suốt đời không thể rời khỏi phủ Võ Xương, cùng lắm cũng chỉ có thể đi dạo trong phạm vi một trăm dặm ngoại thành mà thôi. Đối với đại đa số mọi người mà nói, vinh hoa phú quý của thân vương trong hoàng thất là đã đủ để họ cam tâm tình nguyện sống ở một nơi nào đó cả đời. Nhưng Sở Vương không phải người như vậy, ông ta muốn được nhìn thấy trời cao đất rộng, đáng tiếc từ khi sinh ra số mệnh đã định sẵn cả cuộc đời này ông ta sẽ không có được tự do.
[3] Các phiên vương không thể gặp nhau là chính sách nửa cuối triều Minh để các phiên vương không thể bàn bạc, chống tạo phản.
Đối với người là mật đường, đối với ta lại là thạch tín. [4]
[4] Ý nói cùng một sự vật nhưng ở góc nhìn của mỗi người lại khác nhau.
Chu Hòa Sưởng thực ra đã giác ngộ, thông suốt, hắn là Thế tử, có được những thứ mà những người khác có nằm mơ cũng không có được, hắn ăn ngon mặc đẹp, có đủ tiền để hắn và con cháu hắn có tiêu xài thế nào cũng không tiêu hết được, hắn cảm thấy thỏa mãn cho dù hắn đã từng phải ở trong căn phòng tối tăm như thế này nhiều năm, nhiều lần cửu tử nhất sinh.
"Ta mắc bệnh có nhiều người chăm sóc ta thế này, ta chẳng khó chịu chút nào cả, chỉ tội nằm suốt, trong lòng buồn bực thôi."
Chu Hòa Sưởng than thở xong, bắt đầu mè nheo làm nũng, "Vân ca nhi, hay là đệ ở lại đây với ta được không? Ta sai các phụ tá trong Vương phủ viết sách giúp đệ, sau đó đề tên đệ, bọn họ còn giỏi hơn các vị giáo thụ ở thư viện nữa cơ."
Dù biết hắn đang nói đùa, Phó Vân anh vẫn dứt khoát từ chối.
Chu Hòa Sưởng cười hề hề.
Hai người ngồi xuống bên bàn cờ, Phó Vân anh đánh cờ song lục với Chu Hòa Sưởng, chơi hơn một canh giờ, cơ bản là Phó Vân anh chơi với tỳ nữ hầu hạ trong phòng. Chu Hòa Sưởng ngồi dựa gối xem cho vui, cổ vũ nàng, dùng thân phận Thế tử của mình để bắt tỳ nữ cố ý thả cho nàng thắng.
Chơi một lúc, tiếng đùa giỡn của tỷ nữ càng lúc càng nhỏ, Phó Vân anh ngẩng đầu, phát hiện Chu Hòa Sưởng đã gục đầu sang một bên ngủ rồi.
hắn ngủ rất say, phát ra tiếng ngáy khe khẽ, sắc mặt có vẻ tốt hơn khi nãy.
Phó Vân anh đưa mắt ra hiệu cho đám từ nữ, mấy tỳ nữ hiểu ý, dọn bàn cờ đi, mang chăn và gối đầu tới.
Nàng cáo từ rồi ra khỏi phòng, đang định về, quản gia đứng chờ ở cạnh cửa từ nãy tới giờ vội vàng đi tới, "Phó thiếu gia, Vương gia muốn gặp thiếu gia."
...
Nếu không có tỳ nữ, người hầu trong phủ đứng hầu hai bên, Phó Vân anh căn bản không nhận ra người thợ làm vườn mồ hôi như tắm đang cầm cuốc đứng dưới gốc cây đào bới kia là Sở Vương.
Ông ta đội một chiếc khăn trùm đầu bằng vải bố, mặc áo ngắn tay bằng vải thô, quần chiết ống, dân chi giày rơm, không biết đang đào gì cạnh gốc cây. Người hầu xung quanh im thin thít, trầm mặc đứng nghiêm, tới một tiếng ho khan cũng không nghe thấy.
Quản gia đưa Phó Vân anh vào sân, đứng chờ bên cạnh vườn hoa.
một mình Sở Vương tất bật hồi lâu mới đứng lên, đấm eo, dùng chiếc khăn đang vắt trên vai lau mồ hôi, nhìn thấy Phó Vân anh thì mỉm cười, để cuốc xuống, sải bước về phía nàng, "Bảo Nhi sao rồi?"
"Thế tử ngủ rồi ạ." Quản gia cười trả lời, "Vừa nãy Thế tử dùng hai bát canh tổ yến, Phó thiếu gia ngồi chơi với Thế tử một lúc."
Sở Vương gật đầu, phất tay sai người bên cạnh lấy một từ giấy đỏ tràn ngập tên đưa cho Phó Vân anh, "Bản vương nhớ ngươi có một người anh họ tham gia thi hội lần này, đây là danh sách cống sĩ, ngươi xem đi."
Phó Vân anh hơi kinh ngạc, nhận lấy tờ giấy đỏ, nhanh chóng đọc một lượt, tìm thấy tên của Phó Vân Chương, nàng tươi cười, bên má hiện lên lúm đồng tiền nhàn nhạt.
Nhị ca quả nhiên có tên trên bảng.
"Đa tạ Vương gia."
Đối với dân chúng bình thường thư từ lui tới mất rất nhiều thời gian, chờ tin mừng về tới Hồ Quảng chắc phải chờ tới những ngày hè nắng chói chang, Sở Vương thần thông quảng đại, có tin tức nhanh hơn nàng rất nhiều.
Sở Vương xua tay, "Chuyện này đối với bản vương mà nói thì chỉ là tiện tay thì giúp mà thôi, ngươi là bạn của Bảo Nhi, chỉ cần Bảo Nhi vui là được."
Ông ta ám chỉ nàng cần phải làm Chu Hòa Sưởng vui vẻ, chuyện này nằm trong giao dịch giữa bọn họ.
Việc này Chu Hòa Sưởng không hay biết gì, như thế đối với hắn cũng không công bằng, hắn chỉ muốn có một người bạn thực sự mà thôi.
Nhưng mà suy đi nghĩ lại, Chu Hòa Sưởng từng có ý đồ dùng tiền mua một người anh em tốt là nàng còn gì, vậy nên thực ra hai cha con nhà này làm những việc giống nhau.
Phó Vân anh cảm thấy nếu có một ngày Chu Hòa Sưởng phát hiện ra Sở Vương ngầm yêu cầu nàng đối xử tốt với hắn sẽ không chỉ không giận dữ mà có khi còn cảm tạ Sở Vương cũng nên.
...
Nàng cầm danh sách cống sĩ trở về thư viện, đầu tiên viết thư cho Khổng tú tài, tin vui còn chưa được đưa về, đại khái Sở Vương là người đầu tiên ở Hồ Quảng biết Phó Vân Chương thi đỗ cống sĩ.
Có rất nhiều thứ phải chuẩn bị, phải đặt tiệc rượu, phải báo tin vui cho những người thân thiết với Phó Vân Chương...
Viết được nửa bức thư, tay cầm bút của nàng bỗng khựng lại, hơi chần chừ.
Có cần phải báo luôn cho Trần lão thái thái hay không?
Nhị ca trở thành cống sĩ, lại còn có thứ hạng cao, đỗ tiến sĩ chắc chắn là chuyện đương nhiên. Về lý mà nói thì hẳn phải báo tin vui này cho mẫu thân của nhị ca... Nhưng nàng lại cảm thấy có vẻ không ổn cho lắm.
Suy nghĩ một lát, nàng bảo Khổng tú tài tự suy xét rồi sắp xếp ổn thỏa, mọi chuyện đều cần chuẩn bị cho tốt đã, nhưng chưa cần để lộ tin vui này cho những người khác, tránh gặp phải mầm tai họa về sau.
...
Gửi thư được ba ngày thì Phó tứ lão gia tới phủ Võ Xương.
Ông không tới cửa hàng, vừa xuống thuyền đã lập tức đi Giang Thành thư viện.
Học sinh đang trong giờ học, hôm nay đúng lúc tới phiên Phó Vân anh giảng giải một đề văn, nàng đứng trước giảng đường, rõ ràng vóc dáng thấp hơn nhiều so với những học sinh khác nhưng rất có khí thế, tiếng nói cũng vang dội, nói rõ ràng từng chữ, tốc độ không nhanh không chậm, ai ai cũng có thể nghe được rõ ràng.
Phó tứ lão gia đứng bên ngoài hành lang nhìn vào trong, thấy nàng dễ dàng chỉ huy một đám thiếu niên choai choai kiêu ngạo thì vui mừng khôn xiết.
Tới lúc tan học, Phó Vân anh mới phát hiện ra Phó tứ lão gia đứng bên ngoài, "Tứ thúc, tứ thúc tới từ khi nào vậy?"
"Tứ thúc mới đến thôi." Phó tứ lão gia mỉm cười nói, giơ tay định xoa đầu nàng nhưng lại nhớ ra thân phận hiện giờ của nàng đã thay đổi, thành thầy giáo dạy học rồi, không thể lại trêu chọc nàng giống như trước kia được nữa nên đành co tay về, ho khẽ một tiếng, "Bản thảo sách đã đưa cho thương nhân bán sách ở phía nam rồi, gần như là cho không, lúc về miệng ai cũng cười toe toét ra ấy chứ."
Phó gia chào giá thấp, đám thương nhân bán sách đều vui như được mùa. Có người còn lén chê cười Phó tứ lão gia là đồ ngốc, mất công mất tiền, cuối cùng chẳng được mấy đồng.
Khóe miệng Phó Vân anh hơi cong lên, lần này để đám thương nhân bán sách được lợi, về sau đương nhiên sẽ đòi lại từ chính bọn họ. Tới khi sổ tay của Đan Ánh công tử được phổ biến khắp các tỉnh, các châu huyện, thanh danh lẫy lừng, sau này nàng soạn sách mới sẽ không cần phải tự tìm thương nhân nhờ bán hộ sách nữa.
Hai chú cháu vừa ra ngoài vừa bàn bạc chuyện khắc sách in sách, Viên Tam và Phó Vân Khải nghe không hiểu nên đi ở phía sau tranh cãi.
"Quà con tặng Nguyệt tỷ nhi, con bé nhận được rồi, thích mê, bảo tứ thúc cảm ơn con thay nó." Phó tứ lão gia nói.
Phó Vân anh cười: "Nguyệt tỷ nhi thích là tốt rồi."
Phó tứ lão gia nhìn sang nàng, nàng mặc áo bào, eo thắt đai lụa, trong tay cầm một chiếc quạt, mấy cuốn sách, đi đứng thong dong chậm rãi, càng ngày càng giống một lang quân trẻ tuổi hào hoa phong nhã.
Mới ngày nào, nàng vừa nhỏ vừa gầy, bưng một bát mì gà xé sợi ngồi cạnh Hàn thị mím môi chấp một một ngụm canh, dễ thương biết mấy.
Giờ nàng đã độc lập, tự gánh vác cuộc sống của chính mình.
Ông thở dài, không nói chuyện Phó Nguyệt và Phó Quế nữa, cười bảo: "Lần này tứ thúc lên phía bắc khảo sát giá cả, không biết có tiện đường đi Bắc Trực Lệ một chuyến không, tứ thúc còn chưa lên kinh thành bao giờ cả, nhị ca con hẳn là thi xong rồi, vừa hay ta có thể tới thăm, xem kết quả thế nào."
Phó Vân anh mỉm cười, kéo nhẹ tay áo Phó tứ lão gia, chờ ông khom lưng xuống, ghé sát vào tai ông nói: "Tứ thúc, nhị ca đỗ cống sĩ rồi."
Phó tứ lão gia ngây người hồi lâu rồi bỗng bừng tỉnh, nơi đáy mắt hiện lên niềm vui không thể che lấp, người kích động tới mức run rẩy.
Phó Vân anh vội nói tiếp: "Tứ thúc, việc này chưa cần tiết lộ vội, chờ tới lúc tin mừng của triều đình được đưa tới Phó gia thì nói sau."
Phó tứ lão gia ừ ừ liên tục, gật đầu lia lịa, nhưng bởi quá vui mừng, không kiềm chế nổi hai hàng nước mắt tuôn rơi.
...
Phó tứ lão gia lên đường ngay đêm hôm đó, ông đã sắp xếp ổn thỏa việc ở cửa hàng, dẫn theo mấy tiểu nhị mà bình thường ông tin tưởng nhất, đi đường bộ lên phía bắc.
Ông mang theo năm chiếc rương đựng đầy "Sổ tay chế nghệ", "Sách anh tỷ nhi nhà chúng ta soạn, tứ thúc phải mang dư mấy cuốn, trên đường ta gặp ai tặng người đấy."
Phó Vân anh dở khóc dở cười.
Phó tứ lão gia chẳng màng tới sự ngăn cản của nàng, bảo tôi tớ chất mấy cái rương lên xe la rồi nói: "Con không biết đâu, giờ tư học trong huyện và tộc học đều dùng cuốn sách này để dạy bọn trẻ viết văn, ai cũng hâm mộ tứ thúc, nói phần mộ tổ tiên nhà chúng ta phong thủy tốt, con cháu đứa nào cũng có tiền đồ, không đứa nào kém đứa nào."
Ông nháy mắt với Phó Vân anh, thì thầm: "Tới khi bọn họ biết nhị ca con đỗ cống sĩ, nhà chúng ta phải tu sửa phần mộ tổ tiên một lần mới được, tốt nhất là phải xây tường bao lại, người trong huyện đang có ý đồ với ngọn núi trên đó có phần mộ tổ tiên nhà chúng ta nữa kia!"
...
Hoa đào tàn, trời càng lúc càng nóng lên.
Sáng nay trời đổ mưa rào, sau cơn mưa mặt đất đầy cánh hoa hồng nhạt, nước bùn tràn ra đường đi, sau một hồi mưa gió, trong sân đầy vũng nước đọng.
Học trưởng Lý Thuận tìm được Phó Vân anh đang dán thông báo sách mới ở trước Tàng Kinh Các, "Phó Vân, sơn trưởng gọi đệ đi chính đường."
"Chính đường ạ?"
Chính đường bình thường vẫn đóng, chỉ có những dịp trọng đại mới được mở.
Phó Vân anh về khu phía đông thay quần áo trước rồi vội vàng đi về phía chính đường.
Chính đường không mở cửa, chỉ mở một cửa nhỏ trong viện, Khương Bá Xuân đang đứng dưới tấm biển lớn, nhìn thấy nàng từ xa đã mỉm cười với nàng.
Dường như có dự cảm tới điều gì, nàng đột nhiên thấy lo lắng, tim đập thình thịch, đi từng bước về phía bậc thang.
"Phó Vân." Khương Bá Xuân mỉm cười nói, "Cách đây không lâu, ta và các vị giáo thụ đã thống nhất với nhau, nếu như sau nhiều lần thi trò đều đạt hạng nhất thì sẽ trao suất đi Quốc Tử Giám cho trò..."
Tim Phó Vân anh đập nhanh hơn một nhịp, không trả lời.
Theo quy định, cứ ba, năm năm, mỗi địa phương có thể chọn một nhân tài trẻ tuổi có tiềm năng để nhập học Quốc Tử Giám ở kinh thành, nghe qua thì chỉ là đổi chỗ học mà thôi nhưng người trong thiên hạ đều biết điểm khác biệt, người ta tới Quốc Tử Giám không phải để học, việc tới Quốc Tử Giám của họ chỉ là hình thức để đặt nền móng của việc bước vào quan trường.
Ai cũng biết muốn làm quan thì phải tham gia khoa cử, muốn làm quan lớn thì nhất thiết phải đỗ tiến sĩ, vậy nên văn nhân trong thiên hạ cần cù học tập ngày đêm, học tới lúc tóc đã hoa râm cũng phải tiếp tục thi, thi để giành được công danh, không có công danh thì không thể làm quan, không thể nở mày nở mặt.
Nhưng mà mọi sự trên đời luôn có ngoại lệ.
Ví dụ như một vị đại thần nào đó, từ trước tới nay chưa từng đỗ tiến sĩ, ông ta chỉ đỗ tú tài, đi từ chức quan nhỏ đi lên, tích lũy kinh nghiệm từng chút từng chút một, sau này có thành tích đặc biệt, dần dần được đề bạt lên chức vụ cao hơn, mấy chục năm sau, triều đình cho ông ta một đề thi, để ông ta viết một bài văn giải đề, coi đây là kì thi tượng trưng để trao công danh cho ông ta.
Nhưng ngoại lệ như thế này chỉ có ít ỏi vài trường hợp trong một hai trăm năm qua.
Theo lẽ thường, cử nhân thi trượt trong kì thi hội, kiếm một chức quan, từ từ tích lũy kinh nghiệm, tích đến lúc bạc đầu cũng chỉ tới tri huyện là cùng.
Quốc Tử Giám là một ngoại lệ khác, nó lựa chọn tốt nhất để những người chưa tham gia khoa cử bắt đầu con đường làm quan, nó gần như được dựng lên cho con cháu các nhà quyền quý công huân, dân chúng bình thường muốn nhập học ở Quốc Tử Giám chỉ như một giấc mơ không thực tế, chẳng thà cứ tham gia khoa cử quách cho xong.
Chuyện địa phương tiến cử nhân tài nghe thì rất công bằng nhưng thực ra đã bị hủy bỏ từ lâu.
Giang Thành thư viện mấy năm nay vẫn chưa tiến cử nhân tài đi kinh thành, vì sao Khương Bá Xuân bỗng nhiên lại nhắc tới chuyện này?
Lời tác giả:
Quốc Tử Giám ở mỗi thời kỳ lại có tác dụng khác nhau, ví dụ đầu thời nhà minh, làm quan thực ra có ba con đường: thi khoa cử, tiến cử, Quốc Tử Giám.
Tình tiết trong truyện không giống bất cứ thời kỳ nào dưới thời Minh - Thanh, nói một cách đơn giản thì trong truyện, chỉ cần vào Quốc Tử Giám sẽ tương đương với việc không cần tham gia khoa cử cũng có thể làm quan.
Danh sách chương