Chim bồ câu rất nhiều giống, đất Tấn (tỉnh Sơn Tây) có Khôn tinh, đất Lỗ (tỉnh Sơn Đông) có Hạch tú, đất Kiềm (vùng Quý Châu) có Dịch diệp, đất Lương (tỉnh Hà Nam) có Phiên khiêu, đất Việt (tỉnh Chiết Giang) có Chư tiêm, đều là những giống lạ. Lại có các loại Hài đầu, Điểm tử, Đại bạch, Hắc thạch, Phu phụ tước, Hoa cẩu nhãn, bấm đốt ngón tay không thể kể hết, chỉ những kẻ ham thích mới biết rõ. Công tử Trương Công Lượng ở huyện Trâu Bình (tỉnh Sơn Đông) nghiện nuôi chim câu, cứ theo sách Cáp tử kinh mà tìm, muốn có đủ hết các giống. Nuôi nấng chim câu thì như chăm chút trẻ thơ, chim lạnh thì chữa bằng cỏ phấn, chim nóng thì cho ăn muối hạt. Chim câu thích ngủ nhưng ngủ nhiều quá thì bị tê bại mà chết, Trương mua ở Quảng Lăng một con giá mười lượng vàng, thân rất nhỏ mà hay chạy, nếu thả xuống đất cứ chạy loanh quanh không ngừng, đến chết mới thôi nên phải có người bắt lại, ban đêm thả vào bầy cho các con khác kinh động để khỏi mắc bệnh tê bại, có tên là Dạ du.
Những nhà nuôi chim câu ở vùng Tề Lỗ đều không sành bằng, công tử cũng lấy việc nuôi chim để kiêu hãnh. Một đêm công tử đang ngồi trong thư phòng, bỗng một thiếu niên áo trắng gõ cửa bước vào, nhìn ra thì chưa từng quen biết. Công tử hỏi, khách đáp "Kẻ phiêu bạt tên họ có gì đáng nói. Ở xa nghe đồn công tư nuôi rất nhiều chim câu, bình sinh ta cũng ưa thích, xin được cho xem". Trương đem hết ra, đủ cả năm sắc, rực rỡ như mây như gấm. Thiếu niên cười nói "Lời đồn quả không ngoa, có thể nói công tử biết hết mọi sự trong nghề nuôi chim câu. Ta cũng có đem theo một hai con, công tử có muốn xem không?", Trương mừng bèn đi theo thiếu niên.
Đêm trăng mờ mờ, đồng không mông quạnh, Trương đang thầm ngờ sợ thì thiếu niên chỉ ra phía trước nói "Xin cố đi thêm một đoạn, nơi ta ngụ không còn xa đâu”. Đi thêm mấy chặng thì thấy một khu nhà chỉ có hai gian. Thiếu niên dắt tay Trương vào, thấy trong nhà không có chút đèn lửa. Thiếu niên đứng giữa sân, bắt chước tiếng chim câu gù, chợt có một đôi chim bay ra, vóc dáng như chim thường nhưng lông tuyền màu trắng, bay cao ngang mái hiên, vừa gù vừa chọi, đánh nhau rất hăng. Thiếu niên lấy tay xua, hai con nối cánh bay đi. Thiếu niên lại chúm miệng kêu thành tiếng rất lạ, lại có hai con chim câu ra, con lớn to bằng con le, con nhỏ to bằng nắm tay đỗ xuống thềm múa như chim hạc múa. Con lớn vươn cổ đứng thẳng, xòe cánh làm bình phong, nhún nhảy vừa gù vừa bước như dẫn dắt, con nhỏ vừa kêu vừa bay liệng lên xuống, có lúc đậu lên đầu con lớn, cánh chấp chới như chim én đáp xuống bãi lau, tiếng kêu lắc cắc như tiếng trống bỏi. Con lớn thì vươn cổ đứng yên không động đậy, tiếng kêu càng gấp rút, nghe như tiếng khánh đá, hai giọng hòa vào nhau cũng có tiết tấu. Kế con nhỏ bay vọt lên, con lớn lại lắc lư như chào gọi.
Trương tấm tắc khen ngợi không ngớt lời, tự biết mình kiến thức còn hẹp hòi bèn vái lạy thiếu niên xin được chia sẻ điều ưa thích. Thiếu niên không chìu, Trương nài nỉ mãi, thiếu niên bèn quát đuổi hai con chim câu đang múa đi gọi hai con chim câu trắng ra, bắt lấy đưa Trương, nói "Nếu không ghét bỏ, xin biếu đôi này". Trương nhận lấy ngắm nhìn, thấy mắt chim phản chiếu ánh trăng lấp lánh như hổ phách như không có tròng mắt mà con ngươi tròn đen láy như hạt tiêu kéo cánh lên thấy da thịt trong suốt có thể nhìn rõ tạng phủ. Trương càng lấy làm lạ song vẫn chưa thỏa ý, lại nài xin nữa. Thiếu niên nói "Còn có hai giống nữa chưa đưa ra trình, nhưng giờ không dám mời ông xem nữa". Đang phân bua thì người nhà soi đuốc vào tìm chủ, Trương nhìn lại thì thiếu niên biến thành con chim câu trắng to như con gà bay vút lên trời, còn nhà cửa trước mắt cũng biến mất chỉ còn một ngôi mộ nhỏ trên trồng hai cây bách, bèn cùng gia nhân ôm đôi chim than thở kinh sợ ra về.
Thử bảo bay, chim vẫn thuần lạ như trước, tuy không phải là loại quý nhất nhưng cũng là giống hiếm có trên đời, vì vậy Trương càng yêu quý. Qua hai năm, chim đẻ thêm được ba trống ba mái, dù là thân thích cầu xin Trương cũng không cho. Có ông Mỗ bạn cha là bậc quý quan, một hôm gặp công tử hỏi nuôi chim câu được nhiều không. Công tử dạ dạ cáo lui, nghĩ rằng ông cũng thích, muốn làm vừa lòng nhưng khó nỗi dứt ruột chia sẻ vật mình yêu thích. Nhưng lại nghĩ bậc trưởng thượng đã hỏi tới thì không thể làm ngơ, không dám đưa chim thường bèn chọn hai con chim câu trắng bỏ vào lồng gởi biếu, tự cho rằng ngàn vàng cũng không sánh được.
Ngày khác gặp ông Mỗ, công tử có vẻ đắc ý nhưng không thấy ông nói một câu cảm ơn, không nhịn được bèn hỏi đôi chim hôm trước tốt không, Mỗ đáp cũng béo ngon. Trương phát hoảng hỏi "Đã mổ thịt rồi ạ?", ông đáp "Phải". Trương cả kinh nói "Đó không phải loại chim câu thường, người ta vẫn gọi là giống Thát đát đấy ạ", ông Mỗ nhớ lại rồi nói "Mùi vị cũng không khác chim thường mấy", Trương thương tiếc ôm hận trở về. Đến tối Trương mơ thấy thiếu niên áo trắng đến trách "Ta thấy ông có lòng yêu thương nên mới đem con cháu gởi gắm, sao lại đem ngọc sáng ném cho thằng mù để tới nỗi chúng bị nấu nướng. Nay ta dắt hết lũ con đi đây". Nói xong hóa thành chim câu, các con chim câu trắng Trương nuôi đều bay theo. Sáng ra Trương tới chuồng xem thì quả không còn con nào nữa, vô cùng ân hận bèn đem tất cả chim câu mình nuôi chia tặng bạn bè, vài hôm thì hết sạch.
Dị Sử thị nói: Vật nào cũng quy tụ về chỗ kẻ ưa thích nó, lời ấy đúng lắm. Như Diệp công tử thích rồng thì có rồng thật vào nhà*, huống hồ kẻ học thích bạn tốt, vua sáng thích tôi hiền ư? Nhưng chỉ có tiền bạc là ưa thích càng nhiều thì quy tụ càng ít, cũng cho thấy quỷ thần giận sự tham lam chứ không giận sự si mê vậy.
*Diệp công tử... vào nhà: Thân tử chép công tử Diệp Cao Chi thích rồng, chạm vẽ hình rồng khắp nhà, rồng trên trời nghe biết bèn tới nhà thò đầu vào xem.
Những nhà nuôi chim câu ở vùng Tề Lỗ đều không sành bằng, công tử cũng lấy việc nuôi chim để kiêu hãnh. Một đêm công tử đang ngồi trong thư phòng, bỗng một thiếu niên áo trắng gõ cửa bước vào, nhìn ra thì chưa từng quen biết. Công tử hỏi, khách đáp "Kẻ phiêu bạt tên họ có gì đáng nói. Ở xa nghe đồn công tư nuôi rất nhiều chim câu, bình sinh ta cũng ưa thích, xin được cho xem". Trương đem hết ra, đủ cả năm sắc, rực rỡ như mây như gấm. Thiếu niên cười nói "Lời đồn quả không ngoa, có thể nói công tử biết hết mọi sự trong nghề nuôi chim câu. Ta cũng có đem theo một hai con, công tử có muốn xem không?", Trương mừng bèn đi theo thiếu niên.
Đêm trăng mờ mờ, đồng không mông quạnh, Trương đang thầm ngờ sợ thì thiếu niên chỉ ra phía trước nói "Xin cố đi thêm một đoạn, nơi ta ngụ không còn xa đâu”. Đi thêm mấy chặng thì thấy một khu nhà chỉ có hai gian. Thiếu niên dắt tay Trương vào, thấy trong nhà không có chút đèn lửa. Thiếu niên đứng giữa sân, bắt chước tiếng chim câu gù, chợt có một đôi chim bay ra, vóc dáng như chim thường nhưng lông tuyền màu trắng, bay cao ngang mái hiên, vừa gù vừa chọi, đánh nhau rất hăng. Thiếu niên lấy tay xua, hai con nối cánh bay đi. Thiếu niên lại chúm miệng kêu thành tiếng rất lạ, lại có hai con chim câu ra, con lớn to bằng con le, con nhỏ to bằng nắm tay đỗ xuống thềm múa như chim hạc múa. Con lớn vươn cổ đứng thẳng, xòe cánh làm bình phong, nhún nhảy vừa gù vừa bước như dẫn dắt, con nhỏ vừa kêu vừa bay liệng lên xuống, có lúc đậu lên đầu con lớn, cánh chấp chới như chim én đáp xuống bãi lau, tiếng kêu lắc cắc như tiếng trống bỏi. Con lớn thì vươn cổ đứng yên không động đậy, tiếng kêu càng gấp rút, nghe như tiếng khánh đá, hai giọng hòa vào nhau cũng có tiết tấu. Kế con nhỏ bay vọt lên, con lớn lại lắc lư như chào gọi.
Trương tấm tắc khen ngợi không ngớt lời, tự biết mình kiến thức còn hẹp hòi bèn vái lạy thiếu niên xin được chia sẻ điều ưa thích. Thiếu niên không chìu, Trương nài nỉ mãi, thiếu niên bèn quát đuổi hai con chim câu đang múa đi gọi hai con chim câu trắng ra, bắt lấy đưa Trương, nói "Nếu không ghét bỏ, xin biếu đôi này". Trương nhận lấy ngắm nhìn, thấy mắt chim phản chiếu ánh trăng lấp lánh như hổ phách như không có tròng mắt mà con ngươi tròn đen láy như hạt tiêu kéo cánh lên thấy da thịt trong suốt có thể nhìn rõ tạng phủ. Trương càng lấy làm lạ song vẫn chưa thỏa ý, lại nài xin nữa. Thiếu niên nói "Còn có hai giống nữa chưa đưa ra trình, nhưng giờ không dám mời ông xem nữa". Đang phân bua thì người nhà soi đuốc vào tìm chủ, Trương nhìn lại thì thiếu niên biến thành con chim câu trắng to như con gà bay vút lên trời, còn nhà cửa trước mắt cũng biến mất chỉ còn một ngôi mộ nhỏ trên trồng hai cây bách, bèn cùng gia nhân ôm đôi chim than thở kinh sợ ra về.
Thử bảo bay, chim vẫn thuần lạ như trước, tuy không phải là loại quý nhất nhưng cũng là giống hiếm có trên đời, vì vậy Trương càng yêu quý. Qua hai năm, chim đẻ thêm được ba trống ba mái, dù là thân thích cầu xin Trương cũng không cho. Có ông Mỗ bạn cha là bậc quý quan, một hôm gặp công tử hỏi nuôi chim câu được nhiều không. Công tử dạ dạ cáo lui, nghĩ rằng ông cũng thích, muốn làm vừa lòng nhưng khó nỗi dứt ruột chia sẻ vật mình yêu thích. Nhưng lại nghĩ bậc trưởng thượng đã hỏi tới thì không thể làm ngơ, không dám đưa chim thường bèn chọn hai con chim câu trắng bỏ vào lồng gởi biếu, tự cho rằng ngàn vàng cũng không sánh được.
Ngày khác gặp ông Mỗ, công tử có vẻ đắc ý nhưng không thấy ông nói một câu cảm ơn, không nhịn được bèn hỏi đôi chim hôm trước tốt không, Mỗ đáp cũng béo ngon. Trương phát hoảng hỏi "Đã mổ thịt rồi ạ?", ông đáp "Phải". Trương cả kinh nói "Đó không phải loại chim câu thường, người ta vẫn gọi là giống Thát đát đấy ạ", ông Mỗ nhớ lại rồi nói "Mùi vị cũng không khác chim thường mấy", Trương thương tiếc ôm hận trở về. Đến tối Trương mơ thấy thiếu niên áo trắng đến trách "Ta thấy ông có lòng yêu thương nên mới đem con cháu gởi gắm, sao lại đem ngọc sáng ném cho thằng mù để tới nỗi chúng bị nấu nướng. Nay ta dắt hết lũ con đi đây". Nói xong hóa thành chim câu, các con chim câu trắng Trương nuôi đều bay theo. Sáng ra Trương tới chuồng xem thì quả không còn con nào nữa, vô cùng ân hận bèn đem tất cả chim câu mình nuôi chia tặng bạn bè, vài hôm thì hết sạch.
Dị Sử thị nói: Vật nào cũng quy tụ về chỗ kẻ ưa thích nó, lời ấy đúng lắm. Như Diệp công tử thích rồng thì có rồng thật vào nhà*, huống hồ kẻ học thích bạn tốt, vua sáng thích tôi hiền ư? Nhưng chỉ có tiền bạc là ưa thích càng nhiều thì quy tụ càng ít, cũng cho thấy quỷ thần giận sự tham lam chứ không giận sự si mê vậy.
*Diệp công tử... vào nhà: Thân tử chép công tử Diệp Cao Chi thích rồng, chạm vẽ hình rồng khắp nhà, rồng trên trời nghe biết bèn tới nhà thò đầu vào xem.
Danh sách chương