Hamil Al Obaydi bị bỏ lại một mình ở giữa phòng. Sau khi hai trong số bốn vệ binh đã lột trần ông ta, hai người còn lại kiểm tra một cách thành thạo từng mũi may áo quần ông ta để tìm bất cứ cái gì có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của Tổng thống họ.
Ngay sau một cái gật đầu của một người có vẻ là cấp chỉ huy vệ binh, một cánh cửa bên mở ra và một viên bác sĩ bước vào phòng, theo sau là một nhân viên phục vụ, tay xách một chiếc ghế và tay kia cầm một găng cao su. Chiếc ghế đã được đặt phía sau Al Obaydi và ông ta được mời ngồi xuống. Ông ta liền làm theo. Viên bác sĩ thoạt tiên kiểm tra móng tay và lỗ tai của ông ta trước khi yêu cầu ông ta mở miệng thật rộng trong lúc viên bác sĩ gõ lên từng cái răng với một cây đè lưỡi. Rồi ông ta đặt một cái kẹp trong hàm để cho miệng lại càng mở rộng hơn nữa, giúp cho ông ta từ từ kiểm tra từng khe hở. Hài lòng rồi, ông ta mới lấy cái kẹp ra. Kế đó ông ta yêu cầu Al Obaydi đứng dậy, xoay người lại, vừa dang hai chân thắng và rộng ra, vừa cúi mình xuống cho tới khi hai bàn tay chạm vào mặt ghế. Al Obaydi nghe tiếng găng cao su được mang vào bàn tay của viên bác sĩ và bất thần cảm thấy đau đớn khi hai ngón tay thọc vào hậu môn ông ta. Ông ta kêu lên và mấy gã vệ binh phía trước ông ta bật cười to. Các ngón tay giật mạnh ra, lại tạo nên một cơn đau đớn.
- Cám ơn, ông Phó đại sứ, - viên bác sĩ nói, tựa hồ ông ta chỉ vừa kiểm tra nhiệt độ của Al Obaydi để cho một liều thuốc cúm nhẹ. - Bây giờ ông có thể mặc áo quần.
Al Obaydi quy xuống và nhặt chiếc quần lên trong lúc vị bác sĩ và người phục vụ rời khỏi phòng.
Trong lúc mặc áo quần, Al Obaydi không thể không thắc mắc có phải chăng mỗi thành viên của Hội đồng An ninh đều có phải thông qua nỗi nhục như thế mỗi lần Saddam triệu tập một phiên họp của Hội đồng Chỉ huy Cách mạng.
Lệnh trở về Baghdad để báo cáo cho vị Sayedi những tin tức mới nhất về công việc gần đây, như vị đại sứ tại Liên Hiệp Quốc đã mô tả chỉ thị khiến lòng Al Obaydi tràn đầy lo sợ cho dù sau cuộc gặp gỡ sau cùng với Cavalli. Ông ta đã cảm thấy mình thừa sức trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà vị Tổng thống có thể đặt ra cho ông ta.
Có lần Al Obaydi đã đến Baghdad sau một cuộc hành trình tưởng chừng không bao giờ chấm dứt xuyên qua Jordan - những chuyến bay trực tiếp bị đình chỉ như là một phần trừng phạt của Liên Hiệp Quốc - ông ta đã không được phép nghỉ ngơi hoặc thậm chí thay đổi áo quần. Ông ta đã được đưa thẳng tới đại bản doanh Baath trong một chiếc Mercedes màu đen.
Khi Al Obaydi mặc xong áo quần, ông ta soi lại trong một tấm gương nhỏ trên tường. Y phục của ông ta trong dịp này khá khiêm tốn so với những bộ ông ta đã bỏ lại trong căn hộ ở New York: com lê Sabs ở đại lộ 5, áo thu Valentino, giày Church và một đồng hồ tay Cartier bằng vàng khối. Tất cả những thứ đó bị gạt ra để ủng hộ cho một bộ y phục A rập rẻ tiền mà ông ta đã giũ lại tận dưới đáy ngăn kéo tủ áo của ông ta tại Manhattan.
Sau khi Al Obaydi soi gương xong, một gã vệ binh ra hiệu cho ông ta đi theo trong lúc cánh cửa ở cuối phòng mở ra lần đầu tiên. Sự tương phản với cảnh tượng trơ trụi không khác gì một trại lính của phòng kiểm tra khiến ông ta hết sức ngạc nhiên. Một hành lang trải thảm dày sơn lòe loẹt được soi sáng trưng bởi nhiều ngọn đèn treo chỉ cách nhau mấy bước.
Viên Phó đại sứ đi theo gã vệ binh trong hành lang, cứ thêm mỗi bước lại thấy rõ hơn cánh cửa đồ sộ sơn vàng lù lù ở phía trước ông ta. Nhưng khi ông ta chỉ còn cách mấy bước, gã vệ binh chợt mở một cánh cửa bên và dẫn ông ta vào trong một tiền sảnh cũng sang trọng không kém hành lang.
Al Obaydi bị bỏ lại một mình trong phòng, nhưng ông ta chỉ vừa ngồi xuống trên chiếc trường kỷ lớn thì cánh cửa lại mở ra. Al Obaydi đứng bật dậy nhưng chỉ có một cô gái bước vào bưng một cái khay, ở giữa là một tách cà phê Thổ Nhĩ Kỳ nhỏ. Cô ta đặt tách cà phê lên một cái bàn bên cạnh trường kỷ, cúi đầu chào và lặng lẽ bỏ đi cũng như khi đến. Al Obaydi xoay trở chiếc tách biết rằng mình đã quen với món cà phê sữa kiểu Tây phương. Ông ta uống một thứ nước đen như bùn chỉ vì nôn nóng muốn làm một việc gì đó.
Một tiếng đồng hồ trôi qua một cách chậm chạp, ông ta mỗi lúc một thêm bồn chồn trong một căn phòng không có gì đề đọc ngoại trừ một bức chân dung khổng lồ của Saddam Hussein để nhìn. Al Obaydi dùng thời gian này để rà soát lại từỉng chi tiết những điều Cavalli đã nói với ông ta, ước ao mình có thể tham khảo hồ sơ trong chiếc cặp nhỏ mà bọn vệ binh đã lấy đi từ lúc ông ta còn chưa đến phòng kiểm tra.
Trong tiếng đồng hồ thứ hai, lòng tự tin của ông ta bắt đầu mệt dần. Trong tiếng thứ ba, ông ta khởi sự tự hỏi mình có thể ra khỏi toà nhà này mà vẫn còn sống hay không.
Rời bất thình lình cánh cửa mở ra và Al Obaydi nhận ra ánh sáng lấp lánh đỏ vàng trên bộ đồng phục của một vệ binh của Tổng thống Saddam có tên là Hemaya.
- Tổng thống sẽ gặp anh bây giờ. - Viên sĩ quan trẻ chỉ nói có thế và Al Obaydi đứng lên, lặng lẽ bước nhanh theo anh ta trên hành lang về phía cánh cửa sơn vàng.
Viên sĩ quan gõ mở cánh cửa đồ sộ và đứng sang một bên để cho viên Phó đại sứ tham dự một phiên họp đầy đủ của Hội đồng Lãnh đạo Cách mạng.
Al Obaydi đứng và chờ, như một tù nhân trên ghế bị cáo hy vọng được vị quan toà bảo rằng tối thiểu y có thể được phép ngồi. Ông ta cứ đứng như thế, thừa biết rằng chưa từng có một ai bắt tay với Tổng thống, trừ phi được mời làm việc đó. Ông ta nhìn quanh hội đồng mười hai người, nhận thấy chỉ có hai thành viên, Thủ tướng Tarlq Aziz và Biện lý chính phú Nakir Farrar, mặc com lê. Mười thành viên khác đều mặc quân phục nhưng không mang vũ khí ở thắt lưng. Khấu súng lục duy nhất, khác với loại của Đại tướng Hamil, Chỉ huy trưởng của đội Vệ binh Tổng thống, và hai quân nhân vũ trang ở ngay phía sau Saddam, được đặt trên mặt bàn trước mặt Tổng thống, ngay chỗ đặt tập giấy của các vị đầu não quốc gia khác.
Al Obaydi ý thức một cách sâu sắc rằng đôi mắt của Tồng thống đã không hề rời khỏi ông ta kể từ lúc ông ta bắt đầu bước vào phòng. Saddam vẩy điếu xì gà Coheba ra hiệu cho Al Obaydi ngồi vào chiếc ghế trống ở đầu mút bàn.
Vị Bộ trưởng Ngoại giao nhìn về phía Tổng thống. Thấy Tổng thống gật đầu, ông ta hướng sự chú ý về phía người đang bồn chồn ngồi đàng xa.
- Thưa Tổng thống, như ngài biết, đây là Hamil Al Obaydi, Phó đại sứ của chúng ta tại Liên Hiệp Quốc, người mà ngài đã ban cho một niềm vinh dự thực hiện mệnh lệnh lấy trộm bản Tuyên ngôn Độc lập của bọn Mỹ ngoại đạo. Theo chỉ thị của ngài, ông ta đã trở về Baghdad để đích thân báo cáo với ngài về những tiến bộ mà ông ta đã đạt được. Tôi đã không có cơ hội nào để nói chuyện với ông ta. Vì thế xin Tổng thống tha thứ cho tôi nếu tôi có mặt nơi đây cùng với ngài, để làm một kẻ tìm kiếm tin tức.
Saddam lại vẩy điếu xì gà ra dấu cho Bộ trưởng Ngoại giao tiếp tục.
- Có lẽ tôi có thể bắt đầu, ông Phó Đại sứ, bằng cách yêu cầu ông giới thiệu với tất cả chúng tôi các sự kiện mới nhất liên quan đến kế hoạch đầy sáng tạo của Tổng thống.
- Tôi xin cám ơn ông Bộ trưởng Ngoại giao, - Al Obaydi trả lời, như thể ông ta chưa bao giờ gặp vị Bộ trưởng.
Đoạn ông ta quay lại với Saddam mà đôi mắt đen vẫn dán chặt vào ông ta và nói tiếp:
- Thưa Tổng thống, tôi xin bắt đầu bằng cách bày tỏ niềm vinh dự của tôi khi được giao phó công việc này, nhất là nhớ rằng ý kiến đã xuất phát từ chính ngài.
Mọi thành viên của Hội đồng giờ đây đều tập trung sự chú ý vào viên Phó đại sứ, nhưng Al Obaydi nhận thấy rằng thỉnh thoảng mọi người lại liếc mắt về phía Saddam để xem Tổng thống phản ứng như thế nào.
- Tôi rất sung sướng có thể báo cáo rằng toàn đội được chế tạo bởi ông Antonio Cavalli.
Saddam đưa một bàn tay lên và nhìn về phía viên Biện lý Chính phủ đang ngồi trước một tập hồ sơ đã mở sẵn.
Viên Biện lý chính phủ Nakir Farrar là người mà dàn chúng khiếp sợ đứng hàng thứ hai sau Saddam trong chế độ của Iraq. Mọi người đều biết tiếng ông ta. Một sinh viên đỗ hạng ưu về khoa pháp luật tại Oxford, Chủ tịch Nghiệp đoàn và một thành viên của Lincolns Inn 1. Đó chính là nơi lần đầu tiên Al Obaydi đã tình cờ gặp ông ta. Dù Farrar không hề thừa nhận sự tồn tại của mình, ông ta đã được xem như người Iraq đầu tiên nhận chức cố vấn của Hoàng gia Anh. Nhưng rồi xảy ra việc xâm lăng tỉnh thứ Mười chín và người Anh trục xuất con người đầy hoài bão đó, mặc dù có nhiều kháng nghị của một số người ở cấp cao.
Farrar trở về một thành phố mà ông ta đã bỏ đi ở tuổi mười một và lập tức dâng hiến tài năng xuất sắc của mình cho cá nhân Saddam Hussein. Trong vòng một năm, Saddam đã bổ nhiệm ông ta làm Biện lý Chính phủ, một chức vụ, theo người ta đồn đại, do chính ông ta lựa chọn cho mình.
- Thưa Tổng thống, Cavalli là một tội phạm ở New York. Bởi vì y có một bằng cấp luật khoa và đứng đầu một văn phòng luật sư tư nhân, y tạo nên một bề ngoài hợp pháp cho một hoạt động như thế.
Saddam gật đầu và hướng sự chú ý trở lại Al Obaydi.
- Ông Cavalli đã hoàn tất giai đoạn chuẩn bị và đội điều hành của ông ta đang sẵn sàng thực hiện các mệnh lệnh của Tổng thống.
- Chúng ta đã xác định ngày chưa? - Farrar hỏi.
- Đã, thưa ông Biện lý chính phủ. Ngày 22 tháng 5, Clinton có một chương trình làm việc trọn ngày ở Nhà Trắng với các chuyên viên soạn thảo diễn văn trong buổi sáng, và tổ công tác về chính sách y tế trong buổi chiều, và vì vậy ông ta - vị đại sứ Iraq tại Liên Hiệp Quốc đã cảnh giác Al Obaydi chớ bao giờ nhắc đến Clinton với tư cách "Tổng thống" - sẽ không hiện diện trước công chúng ngày hôm ấy khiến cho công việc của chúng ta trở nên bất khả thi.
- Ông Phó đại sứ hãy nói cho tôi biết, - viên Biện lý chính phủ nói, - có phải luật sư của ông Cavalli đã thành công trong việc xin giấy phép chặn đường giữa Nhà Trắng với Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trong khoảng thời gian Clinton bận rộn với những phiên họp nội bộ đó? - Không, thưa ông Biện lý chính phủ. Ông ta không làm việc đó, - Al Obaydi trả lời. - Tuy nhiên, văn phòng Thị trưởng đã cấp một giấy phép quay phim trên đại Pennsylvania từ đường 18 ở phía Đông. Nhưng đường chỉ chặn trong bốn mươi lăm phút. Dường như viên Thị trưởng này không dễ khắc phục như người tiền nhiệm của ông ta.
Một vài thành viên của Hội đồng có vẻ không hiểu.
- Không dễ khắc phục? - vị Bộ trưởng Ngoại giao hỏi.
- Có lẽ "thuyết phục" là từ đúng hơn.
- Và việc thuyết phục theo dạng nghĩa nào? - Đại tướng Hamil hỏi, ông ta ngồi phía bên phải Tổng thống và chỉ biết một dạng thuyết phục.
- Một số tiền đóng góp 250.000 đô la cho quỹ tái bầu cử của bà ta.
Saddam bắt đầu cười to. Thế là những người khác chung quanh bàn bắt chước theo.
- Còn vị Viện trưởng vẫn tin chính Clinton sẽ viếng thăm ông ta chứ? - viên Biện lý chính phủ hỏi.
- Vâng, - Al Obaydi nói - Ngay trước khi tôi bay về, Cavalli đã cho tám người của ông ta quản lý toàn bộ toà nhà, giả làm một đội trinh sát sơ khởi thuộc Sở Mật vụ. Vị Viện trưởng hết lòng cộng tác và Cavalli đã được cho đủ thời gian để kiểm tra mọi việc. Cuộc luyện tập đó sẽ khiến cho việc đánh tráo bản Tuyên ngôn vào ngày 25 tháng 5 dễ dàng hơn đối với ông ta.
- Nhưng tôi chỉ nói nếu, bọn họ thành công trong việc lấy ban gốc ra ngoài, họ đã sắp xếp mọi việc để chuyển bàn tài liệu qua tay ông? - viên Biện lý chính phủ hỏi.
- Vâng, - Al Obaydi trả lời một cách tự tin. - Tôi hiểu rằng Tổng thống muốn tài liệu sẽ được giao cho Barazan Al-Tikriti, vị đại sứ đáng kính của chúng ta tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva. Khi ông ấy đã nhận được tấm giấy da, và chỉ khi đó, tôi mới được phép trả phần tiền còn lại.
Tổng thống gật đầu chấp thuận. Xét cho cùng, viên đại sứ đáng kính ở Geneva là anh em cùng cha khác mẹ của ông.
Viên Biện lý chính phủ tiếp tục chất vấn:
- Nhưng chúng ta làm sao có thể chắc chắn cái được giao cho chúng ta sẽ là bản gốc, chứ không phải chỉ là một bản sao tinh xảo? - ông ta hỏi. - Điều gì ngăn cản họ làm trò bằng cách đi vào rồi lại đi ra khỏi Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, mà thực ra không hề đánh tráo bản Tuyên ngôn đó?
Một nụ cười xuất hiện trên đôi môi của Al Obaydi lần đầu tiên, trong lúc ông ta trả lời:
- Thưa ông Biện lý chính phủ, tôi đã đề phòng đòi bằng chứng đó. Khi bán giả thay thế bản gốc, nó sẽ được tiếp tục trưng bày để cho công chúng xem. Ông có thể an tâm vì tôi sẽ có mặt trong công chúng đó.
- Nhưng ông chưa trả lời câu hỏi của tôi, - viên Biện lý chính phủ gay gắt nói. Làm sao ông biết được cái của chúng ta là bản gốc?
- Bởi vì trên bản gốc do Timothy Matlock viết có một lỗi chính tả nhỏ và lỗi này đã được sửa lại trong bản sao do Bill O'Reilly thực hiện.
Viên Biện lý chính phủ miễn cưỡng ngồi trở xuống ghế khi vị thủ tướng của ông ta đưa một bàn tay lên.
- Một tội phạm khác, thưa ngài, - vị Bộ trưởng Ngoại giao giải thích. - Lần này là một kẻ làm giả có trách nhiệm làm bản sao tài liệu.
- Như thế, - viên Biện lý Chính phủ vừa nói vừa nghiêng mình về phía trước một lần nữa, - nếu lỗi chính tả chưa được sửa vẫn còn trên tài liệu trưng bày ở Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia vào ngày 25 tháng 5, ông sẽ biết chúng ta có một bản giả và sẽ không trả thêm một xu nào nữa. Có phải như thế không.
- Phải, thưa ông Biện lý Chính phủ, - Al Obaydi nói.
- Từ nào trên bản gốc đã sai lỗi chính tả? - viên Biện lý Chính phủ lại hỏi. Khi ông Phó đại sứ đã nói cho ông ta nghe, Nakir Farrar chỉ bảo:
- Hay lắm.
Đoạn ông ta gập hồ sơ trước mặt lại.
- Tuy nhiên, tôi còn cần phải trả tiền tận tay, - Al Obaydi nói tiếp, - nếu tôi bàng lòng với phần việc họ đã làm theo thoả thuận, và chúng ta đã nắm trong tay bản Tuyên ngôn gốc.
Vị Bộ trưởng Ngoại giao nhìn về phía Saddam và Saddam lại gật đầu.
- Mọi việc sẽ đâu vào đó ngày 25 tháng 5, - vị Bộ trưởng Ngoại giao nói - Tôi thích, có cơ hội rà soát lại một số chi tiết trước khi ông ta trở lại New York với điều kiện Tổng thống chấp thuận.
Saddam vẫy một bàn tay để ra hiệu một thỉnh cầu như thế không quan trọng dối với ông. Đôi mắt của ông vẫn còn chăm chú nhìn Al Obaydi. Viên Phó đại sứ không biết rõ ông ta có nên đi hay là chờ chất vấn thêm nữa. Ông ta nghĩ thận trọng thì hơn và vẫn ngồi im lặng.
Một lúc sau mới có người nói.
- Hamid, chắc hấn ông muốn biết vì sao tôi đặt một tầm quan trọng như thế vào mảnh giấy da vô dụng này… Vì viên Phó đại sứ chưa bao giờ được gặp Tổng thống, ông ta ngạc nhiên vì được gọi bằng cái tên đó.
- Tôi không được quyền hỏi tới lý luận của ngài, - Al Obaydi trả lời.
- Tuy nhiên - Saddam nói tiếp, - đã là con người thì anh ta tự hỏi tại sao tôi sẵn sàng bỏ ra một trăm triệu dô la và đồng thời có nguy cơ bị mất mặt trên thế giới nếu ông thất bại.
Al Obaydi cảm thấy không thoải mái với từ "ông".
- Thưa Sayedi, tôi sẽ rất sung sướng nếu biết được ngài có cảm thấy có thể tin cậy một con người vô tài bất tướng hay không.
Mười hai thành viên của Hội đồng cùng nhìn về phía Tồng thống để đo lường phản ứng của ông đối với lời nói của viên Phó đại sứ. Al Obaydi cảm thấy ngay lập tức rằng mình đã đi quá xa. Ông ta ngồi kinh hãi trong sự im lặng tưởng chừng dài nhất trong đời mình.
- Thế thì tôi sẽ thổ lộ điều bí mật của tôi cho ông nghe, Hamid, - Saddam nói với đôi mắt xoáy vào viên Phó đại sứ - Khi tôi chiếm lấy tỉnh thứ mười chín cho nhân dân yêu quý, tôi tự nhận thấy không phải đang gây chiến với những kẻ phản bội chúng ta đang xám lấn mà với sức mạnh kết hợp của thế giới phương Tây - và điều đó, bất kể một bản thoả ước đã đạt được trước đó với Đại sứ Mỹ. "Tại sao?" Tôi đã phải hỏi khi mọi người đều biết rằng Kuwait được lèo lái bởi một số ít gia đình thối nát rất ít quan tâm tới hạnh phúc nhân dân của chính họ. Tôi sẽ nói cho ông biết tại sao. Chỉ một từ: Dầu mỏ. Nếu tỉnh thứ mười chín chỉ xuất khẩu cà phê hạt, ông sẽ không bao giờ trông thấy, dù chỉ một chiếc xuồng chèo của Mỹ trang bị một cái máy bắn đá đi vào vùng Vịnh.
Vị Bộ trưởng Ngoại giao mỉm cười và gật đầu.
- Và ai là những nhà lãnh đạo hùa nhàu để chống lại tôi? Thatcher, Gorbachev và Bush. Điều đó đã bắt đầu từ gần ba năm trước. Và chuyện gì đã xảy đến với họ từ lúc ấy? Thatcher đã bị loại bỏ bởi một vụ do chỉnh những người đã từng ủng hộ bà ta tổ chức; Gorbachev thì bị truất phế bởi một người mà chính ông ta đã sa thải chỉ một năm trước đó và giờ đây địa vị chính những người này cũng có vẻ tròng trành; Bush thì trải qua một thất bại nhục nhã bởi nhân dân Mỹ. Trong lúc tôi vẫn là nhà lãnh đạo tối cao và Tổng thống của đất nước tôi.
Tiếp theo đó là một tràng vỗ tay tắt ngay khi Saddam bắt đầu nói tiếp:
- Đó tất nhiên là phần thưởng rất lớn cho đại đa số nhân dân, nhưng không phải cho tôi đâu, Hamid. Bởi vì vị trí của Bush đã được thay thế bởi Clinton, là người không học hỏi được gì từ những lỗi lầm của người tiền nhiệm của ông ta và hiện nay cũng muốn xoá bỏ quyền lực tối cao của tôi Nhưng lần này chính tôi cũng có ý định hạ nhục ông ta cùng với bọn ngoại đạo Mỹ trước khi bọn họ có cơ hội làm việc đó. Và tôi sẽ thực hiện vụ này theo một cách sẽ khiến cho Clinton không thể nào hồi phục bất kỳ một sự tín nhiệm nào trong suốt đời ông ta. Tôi quyết tâm làm cho Clinton và nhân dân Mỹ trở thành kho truyện cười của thế giới.
Những chiếc đầu liên tiếp gật gù.
- Ông đã chứng kiến khả năng của tôi biến lòng tham của chính nhân dân họ thành một ý nguyện lấy trộm tài liệu lịch sử trìu mến nhất trong lịch sử của chỉnh đất nước họ. Và ông, Hamid, là con tàu được chọn để đảm bảo cho thiên tài của tôi sẽ được công nhận.
Al Obaydi cúi đầu trong lúc Saddam vẫn nói tiếp:
- Một khi tôi đã lấy được bản Tuyên ngôn độc lập, tôi sẽ kiên nhẫn chờ đợi cho tới ngày 4 tháng 7, khi toàn thể nước Mỹ sẽ bỏ ra một ngày chủ nhật hoà bình để làm lễ ký niệm Ngày Độc lập.
Không một ai trong phòng thốt ra một lời trong lúc Tổng thống của họ chợt ngừng lái một lúc rồi mới lại tiếp:
- Tôi cũng sẽ làm lễ kỷ niệm Ngày Độc lập, không phải ở Washington hoặc New York mà ở Quảng trường Tahrir, bao quanh bởi nhân dân yêu quý của tôi, Lúc bấy giờ, tôi, Saddam Hussein, Tổng thống Iraq, sẽ đứng trước ống kính trực tiếp truyền hình đi khắp thế giới, đốt thành tro bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ.
° ° °
Hannah nằm thao thức trên giường trong căn phòng kiểu trại lính, nàng cảm thấy không khác cô bé mười ba năm về trước, khi nàng trải qua đêm đầu tiên ở trường nội trú. Nàng đã đến lấy những chiếc valy của Karima Saib ở thang cuốn tại phi trường Charles de Gaulle, lo sợ những gì nàng có thể tìm thấy trong đó.
Một người tài xế đã đón nàng như ước hẹn, nhưng vi nàng đã không thích bắt chuyện nên nàng biết sự việc sẽ ra sao khi xe dừng lại bên ngoài Toà đại sứ Joran. Hannah ngạc nhiên vì tầm cỡ của nó.
Ngôi nhà cổ xinh đẹp nằm thụt sâu tên đại lộ Maurice Barrès xưa kia là nhà của Aga Khan. Khu vực của Iraq được dành riêng trọn hai tầng, bằng chứng hiển nhiên tỏ ra người Jordan không muốn làm trái ý Saddam.
Trong lúc đi vào khu Iraq, người đầu tiên nàng gặp là Abdul Kanuk, Trưởng phòng Hành chính. Anh ta tất nhiên không có vẻ như một nhà ngoại giao, và khi anh ta mở miệng, nàng nhận thấy ngay điều đó. Kanuk thông báo với nàng rằng vị đại sứ và cô thư ký chính của ông ta là Mun Ahmed đang bận nhiều cuộc họp cho nên nàng cứ sắp xếp đặt đồ đạc và chờ trong phòng cho tới lúc được gọi lại.
Chỗ ở chật chội chỉ vừa đủ cho một cái giường và hai cái valy, và rất có thể, nàng nghĩ, vốn là một phòng chứa đồ trước khi đoàn Iraq dọn đến. Cuối cùng, khi nàng mở được chiếc valy của Karima Saib, nàng nhanh chóng khám phá ra rằng những món duy nhất vừa khít trong đó là đôi giày của cô ta. Hannah không biết có nên thoái mái vì sở thích của Saib hay là lo lắng về việc nàng đã mang theo quá ít đồ dùng.
Muna Ahmed, cô thư ký chính, gặp nàng trong bếp vào bữa ăn tối hôm ấy. Dường như các cô thư ký trong Toà đại sứ được đối xử chẳng khác gì đám nhân viên phục vụ.
Hannah tìm cách thuyết phục Muna rằng mọi việc đã khá hơn nàng tưởng, nhất là vì họ chỉ có thể sử dụng khu nhà phụ của Toà đại sứ Jordan. Muna giải thích rằng đối với Ngoại giao đoàn Pháp, đại sứ Iraq chỉ được đối xử với tư cách một Trưởng ban Lợi ích, mặc dù họ luôn nói với ông ta bằng cái từ "Thưa ngài" hoặc "Thưa ông Đại sứ".
Trong mấy ngày đầu tiên với công việc mới, Hannah ngồi trong phòng kế cận phòng Đại sứ về phía bên kia bàn của Muna. Nàng dùng phần lớn thời gian của mình vào việc săm soi ngón tay. Hannah nhanh chóng khám phá ra rằng không có ai quan tâm nhiều tới điều này, nếu nàng hoàn tất bất kỳ công việc nào mà viên đại sứ đã giao lại cho nàng trên máy đọc của ông ta. Quả thực đó chính là vấn đề quan trọng nhất của Hannah, vì nàng phải làm việc chậm lại để khiến cho Muna có vẻ đầy năng lực hơn. Điều duy nhất Hannah không được quên là luôn luôn mang cặp kính không độ.
Trong những buổi tối, vừa ăn trong bếp, Hannah vừa học được từ Muna mọi điều mà một phụ nữ Iraq ở nước ngoài cần phải biết, kể cả làm cách nào để tránh né những cuộc tán tỉnh của Abdul Kanuk, viên Trưởng phòng Hành chính. Qua tuần thứ hai. việc học tập của nàng đã chậm lại và dần dần Hannah nhận thấy viên đại sứ đang tin tưởng vào kỹ năng của nàng. Nàng cố khỏng bộc lộ quá rõ khả năng.
Mỗi khi đã hoàn tất công việc, Hannah và Muna thường ở trong phòng và không được phép rời khỏi nhà vào ban đêm, trừ phi cùng đi với viên Trưởng phòng Hành chính, một triển vọng mà cả hai người đều không lấy làm hứng thú. Vì Muna không quan tâm đến âm nhạc, kịch nghệ, cũng như đi đến quán ăn, cô ta thích thú được ở trong phòng đọc các bài diễn văn của Saddam Hussein.
Trong lúc những ngày chầm chậm trôi qua, Hannah bắt đầu hy vọng trong nhân viên Mossad ở Paris sẽ tiếp xúc với nàng. Như vậy nàng có thể được rút lui, và đưa trở về Do thái để chuẩn bị cho nhiệm vụ của nàng - mặc dù nàng không có một manh mối về nhân viên Mossad. Nàng tự hỏi phải chăng họ có một người nào đó trong Toà đại sứ. Một mình trong phòng, nàng thường suy đoán. Người tài xế chăng? Quá chậm chạp. Người làm vườn chăng? Quá đần độn. Cô đầu bếp chăng? Có thể lắm - thức ăn khả dở để tin cậy đây là công việc thứ yếu của cô ta. Hay là Abdul Kanuk, viên Trưởng phòng Hành chính? Khỏng có lý. Bởi vì anh ta xuất hiện tối thiểu ba lần mỗi ngày, anh ta lại còn là một người em họ của Barazan Ai Tikriti, anh em cùng cha khác mẹ với Saddam Hussein và Đại sứ tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva. Kanuk cũng là người ngồi lê đôi mách số một ở Toà đại sứ, và cung cáp thông tin cho Hannah về Saddam Hussein và những người tuỳ tùng trong đêm nhiều hơn viên đại sứ trong một tuần. Quả thực, viên đại sứ ít khi nói đến vị Sayedi trước mặt nàng, và khỉ nói, ông ta luôn luôn thận trọng và tôn kính.
Trong tuần lễ thứ hai, Hannah được giới thiệu với bà vợ của viên đại sứ. Hannah nhanh chóng khám phá ra rằng bà ta hết sức riêng biệt, một phần bởi vì bà ta có một nửa giòng máu Thổ Nhĩ Kỳ và không nghĩ rằng nhiệm vụ của bà ta bắt buộc bà ta luôn luôn ở trong khuôn viên Toà đại sứ. Bà ta làm nhiều điều được xem là cực đoan theo các tiêu chuẩn của Iraq, như đi cùng chồng bà ta đến các bữa tiệc cốc tay, và thậm chí người ta còn biết rằng bà ta tự rót rượu cho mình mà không chờ được yêu cầu. Bà ta cũng đi bơi - điều quan trọng hơn đối với Hannah - hai lần một tuần tại nhà tắm gần như công cộng ở đại lộ Lannes. Viên đại sứ đã đồng ý, sau một cuộc thuyết phục nhỏ, rằng cô thư ký mới có thể đi cùng với vợ ông ta.
° ° °
Scott đến Paris vào một ngày chủ nhật. Người ta đã đưa cho anh một chìa khoá của một căn hộ nhỏ trên đại lộ Messine và mở một tài khoản cho anh ở Socíeté Général tên đại lộ Haussmann với cái tên Simon Rosenthal.
Anh phải điện thoại hoặc fax cho Langley chỉ sau khi anh đã xác định được vị trí của nhân viên Mossad. Không một nhân viên nào khác được thông báo về sự hiện hữu của anh, và anh đã được dặn dò không tiếp xúc với bất kỳ nhân viên khu vực nào mà anh đã từng cộng tác trong quá khứ và hiện nay đang được điều động đến châu Âu.
Scott dùng hai ngày đầu tiên vào việc khám phá chín nơi mà từ đó anh có thể quan sát cửa trước của Toà đại sứ Jordan và không ai ở đó có thể trông thấy anh.
Tới cuối một tuần lễ, anh bắt đầu hiểu ra lần đầu tiên các nhân viên thực sự ngụ ý với cụm từ "những giờ phút cô đơn". Anh thậm chí khởi sự quên một số sinh viên của anh.
Anh triển khai một công việc hàng ngày. Mỗi buổi sáng, trước bữa điểm tâm, anh chạy tám cây số trong công viên Monceau trước khi anh bắt đầu ca sáng. Mỗi buổi tối, anh bỏ ra hai tiếng đồng hồ trong một phòng tập thể dục ở đường Berne trước khi nấu bữa tối và anh ăn một mình trong căn hộ của anh.
Scott bắt đầu thất vọng về nhân viên Mossad chưa hề rời khỏi khuôn viên Toà đại sứ và tự hỏi phải chăng cô Kopec thậm chí không có ở đó. Bà vợ của viên đại sứ dường như là người phụ nữ duy nhất tự do ra vào.
Thế rồi, không hề báo trước, vào ngày thứ ba của tuần lễ thứ hai, một người khác ra khỏi toà nhà cùng với bà vợ của viên đại sứ. Phải chăng đó là Hannah Kopec? Anh chỉ trông thấy thoáng qua trong lúc chiếc xe hơi phóng đi.
Anh theo sau chiếc Mercedes có tài xế lái luôn luôn giữ cách một góc đường, như thế sẽ khiến cho tài xế của viên đại sứ khó phát hiện anh trong kính chiếu hậu của anh ta.
Hai người phụ nữ xuống xe ở bên ngoài hồ bơi trên đại lộ Lannes. Anh quan sát họ ra khỏi xe. Trong tấm hình người ta đưa cho anh xem ở Langley, Hannah Kopec có mái tóc đen dài. Mái tóc bây giờ được cắt ngắn, nhưng rõ ràng là của nàng.
Scott lái xe thêm một trăm mét, quẹo phải và đậu lại. Anh đi bộ trở lui, bước vào toà nhà và mua một vé tham quan với giá hai franc. Anh thong thả bước ra bao lơn trông xuống hồ nước. Lúc anh đã chọn được một chỗ ngồi trong bóng tối của dãy hành lang thì cô nhân viên Mossad đang bơi tới lui trong hồ. Scott chỉ mất một lát để nhận thấy nàng mạnh khỏe như thế nào, cho dù bộ áo tắm của Iraq không bộc lộ hết vẻ quyến rũ của nàng. Tốc độ của nàng chỉ chậm lại khi bà vợ của viên đại sứ xuất hiện ở mép hồ bơi, sau đó Kopec chỉ thỉnh thoảng bơi chó từ đầu này sang phía kia.
Khoảng bốn mươi phút sau khi bà vợ viên đại sứ rời khỏi hồ bơi, Kopec lập tức tăng tốc độ, bơi suốt chiều dọc của hồ chưa tới một phút. Khi nàng đã bơi mười lần như vậy, nàng mới lên khỏi hồ và biến mất về phía phòng thay quần áo.
Scott trở lại xe cửa anh và khi hai người phụ nữ xuất hiện lại, anh để cho chiếc Mercedes qua mặt anh rồi mới theo sau họ trở về Toà đại sứ. Đêm hôm ấy, anh fax cho Dexter Hutchins ở Langley để báo cho ông ta biết anh đã trông thấy nàng và giờ đây đang cố tìm cách tiếp xúc. Sáng hôm sau, anh mua một chiếc quần tắm.
° ° °
Vào ngày thứ năm, Hannah chú ý đến anh lần đầu tiên. Anh bơi sải với một tốc độ đều, mỗi chiều dài của hồ bơi trong khoảng bốn mươi giây và trông như anh giống như một vận động viên tài ba. Nàng cố theo kịp tốc độ của anh nhưng chỉ có thể thực hiện được năm vòng thì anh bứt lên trước. Nàng quan sát anh bước lên khỏi hồ bơi sau mười hai vòng nữa và đi về phía phòng thay áo quần nam.
Vào buổi sáng thứ hai của tuần lễ kế tiếp, bà vợ của viên đại sứ báo cho Hannah biết rằng bà ta sẽ không thể đi bơi với nàng như thường lệ vào ngày hôm sau vì bà ta sẽ đi theo viên đại sứ trong chuyến viếng thăm người em cùng cha khác mẹ của Saddam Hussein ở Geneva. Hannah đã nghe viên Trưởng phòng Hành chính nói về chuyến đi đó thậm chí từng chi tiết nhỏ nhất.
- Tôi cũng không biết tại sao cô lại không được mời đi cùng với ông Đại sứ, - cô đầu bếp nói tối hôm ấy.
Viên Trưởng phòng Hành chính lặng thinh trong gần hai phút cho tới lúc Muna rời khỏi bếp để về phòng riêng. Rồi anh ta tiết lộ một mẩu tin khiến cho Hannah lo lắng.
Ngày hôm sau, Hannah được phép đi bơi một mình. Nàng vui mừng vì có được một cái cớ để đi khỏi toà nhà, nhất là khi Kanuk phụ trách phái đoàn trong thời gian viên đại sứ đi vắng. Anh ta đã dành riêng chiếc Mercedes, vì thế nàng tự đi đến đại lộ Lannes bằng xe điện ngầm.
Nàng thất vọng không thấy người đàn ông bơi giỏi ở đâu cả khi nàng đã bơi ba mươi lần chiều dài. Sau khi đã hoàn tất phần tập luyện, nàng bám vào bờ, mệt mỏi và hơi thở hơi nhanh. Đột nhiên, nàng nhận thấy anh đang bơi về phía nàng trong đường bên ngoài. Khi anh chạm tay vào cuối đường, anh trở lại một cách êm xuôi và nói rất rõ:
- Đừng cứ động, Hannah. Tôi sẽ trở lại.
Hannah phỏng đoán anh hẳn là một người nào đó đã nhớ nàng từ thời nàng còn là một người mẫu, và phản ứng ngay lập tức của nàng là chạy trốn. Nhưng nàng vẫn tiếp tục bơi trong lúc nàng chờ anh trở lại, với ý nghĩ có lẽ anh là nhân viên Mossad mà Kratz đã dề cập tới.
Nàng quan sát anh bơi về phía nàng, và mỗi lúc một trở nên lo lắng hơn với từng kiểu bơi. Khi anh chạm tay vào mép bờ hồ, anh đột ngột ngừng lại và hỏi:
- Có phải cô chỉ có một mình.
- Vâng, - nàng đáp.
- Tôi đã tưởng tôi không thể trông thấy bà vợ của viên đại sứ. Bà ta thường đập tung tóe nước mà chẳng tiến tới được bao nhiêu. À, tôi là Simon Rosenthal. Đại tá Kratz đã yêu cầu tôi tiếp xúc. Tôi có một thông điệp cho cô.
Hannah cảm thấy ngốc nghếch khi bắt tay với người đàn ông trong lúc cả hai đang bám vào mép hồ bơi.
- Cô có biết đại lộ Bugeaud?
- Vâng, - nàng trả lời.
- Tốt, sẽ gặp cô tại quán rượu Porte Dauphine trong vòng mười lăm phút nữa.
Anh nhún người lên khỏi hồ và mất dạng về phía phòng thay áo quần nam trước khi nàng kịp trả lời.
Hai mươi lăm phút sau, Hannah bước vào quán rượu Porte Dauphine. Nàng tìm kiếm quanh phòng và suýt không trông thấy anh ngồi vắt vẻo phía sau một trong những chiếc ghế lưng cao ngay phía dưới một bức bích hoạ lớn sặc sỡ. Anh đứng lên để chào đón nàng rồi gọi một tách cà phê khác. Anh báo trước với nàng rằng họ chỉ ở cạnh nhau vài ba phút mà thôi, bởi vì nàng phải trở về Toà đại sứ không chậm trễ. Trong lúc nàng nhấm nháp ngụm cà phê chính hiệu đầu tiên mà nàng đã uống nhiều tuần nay.
Hannah nhìn anh gần hơn, và bắt đầu hồi tường lại cảm nghĩ của mình như thế nào khi được uống một cốc rượu với một người nào gây thích thú cho mình. Câu thứ hai của anh đánh bật nàng quay về với thực tại:
- Kratz dự kiến đưa cô đi khỏi Paris trong nay mai.
- Có lý do gì đặc biệt không - nàng hỏi.
- Ngày hành động của Baghdad đã được xác định.
- Cám ơn Chúa, - Hannah nói.
- Tại sao cô nói như thế - Scott hỏi câu đầu tiên.
- Viên đại sứ tin tưởng sẽ được triệu tập về Baghdad và nhận một chức vụ mới. Ông ta có ý định yêu cầu tôi đi theo ông ta, - Hannah trả lời. - Đó là điều viên Trường phòng Hành chính đang nói với tất cả mọi người, trừ Muna.
- Tôi sẽ báo tin cho Kratz.
- Này, Simon. Tôi đã nhặt được vài ba mẩu tin rất có thể hữu ích đối với Kratz.
Anh gật đầu và lắng nghe trong lúc Hannah bắt đầu cho anh biết nhiều chi tiết về tổ chức nội bộ của Toà đại sứ, và những cuộc đến và đi của nhiều chính trị gia cũng như thương nhân công khai nói ra những lời chống đối Saddam Hussein trong lúc vẫn cố gắng ký kết nhiều hợp đồng với ông ta. Mấy phút sau, anh ta chặn lời nàng và nói:
- Bây giờ cô nên đi. Họ có thể bắt đầu để ý đến sự vắng mặt của cô đấy. Tồi sẽ cố gắng sắp xếp một cuộc gặp khác khi nào có thể.
Nàng mỉm cười, đứng lên khỏi bàn và bỏ đi không nhìn trở lại.
Tối hôm ấy, Scott gửi một bức mật mã cho Dexter Hutchins ở Virginia để báo cho ông biết rằng anh đã tiếp xúc được với Hannah Kopec.
Một giờ sau, bức fax được chuyển đến với chỉ một chỉ thị.
--- ------ ------ ------ -------
1 Lincolns Inn: một trong bốn toà nhà Inns of Court (Grays Inn, Lincolns Inn, Inner Temple và Middle Temple) của bốn công ty luật ở London có đặc quyền nhận các luật sư tập sự.
Ngay sau một cái gật đầu của một người có vẻ là cấp chỉ huy vệ binh, một cánh cửa bên mở ra và một viên bác sĩ bước vào phòng, theo sau là một nhân viên phục vụ, tay xách một chiếc ghế và tay kia cầm một găng cao su. Chiếc ghế đã được đặt phía sau Al Obaydi và ông ta được mời ngồi xuống. Ông ta liền làm theo. Viên bác sĩ thoạt tiên kiểm tra móng tay và lỗ tai của ông ta trước khi yêu cầu ông ta mở miệng thật rộng trong lúc viên bác sĩ gõ lên từng cái răng với một cây đè lưỡi. Rồi ông ta đặt một cái kẹp trong hàm để cho miệng lại càng mở rộng hơn nữa, giúp cho ông ta từ từ kiểm tra từng khe hở. Hài lòng rồi, ông ta mới lấy cái kẹp ra. Kế đó ông ta yêu cầu Al Obaydi đứng dậy, xoay người lại, vừa dang hai chân thắng và rộng ra, vừa cúi mình xuống cho tới khi hai bàn tay chạm vào mặt ghế. Al Obaydi nghe tiếng găng cao su được mang vào bàn tay của viên bác sĩ và bất thần cảm thấy đau đớn khi hai ngón tay thọc vào hậu môn ông ta. Ông ta kêu lên và mấy gã vệ binh phía trước ông ta bật cười to. Các ngón tay giật mạnh ra, lại tạo nên một cơn đau đớn.
- Cám ơn, ông Phó đại sứ, - viên bác sĩ nói, tựa hồ ông ta chỉ vừa kiểm tra nhiệt độ của Al Obaydi để cho một liều thuốc cúm nhẹ. - Bây giờ ông có thể mặc áo quần.
Al Obaydi quy xuống và nhặt chiếc quần lên trong lúc vị bác sĩ và người phục vụ rời khỏi phòng.
Trong lúc mặc áo quần, Al Obaydi không thể không thắc mắc có phải chăng mỗi thành viên của Hội đồng An ninh đều có phải thông qua nỗi nhục như thế mỗi lần Saddam triệu tập một phiên họp của Hội đồng Chỉ huy Cách mạng.
Lệnh trở về Baghdad để báo cáo cho vị Sayedi những tin tức mới nhất về công việc gần đây, như vị đại sứ tại Liên Hiệp Quốc đã mô tả chỉ thị khiến lòng Al Obaydi tràn đầy lo sợ cho dù sau cuộc gặp gỡ sau cùng với Cavalli. Ông ta đã cảm thấy mình thừa sức trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà vị Tổng thống có thể đặt ra cho ông ta.
Có lần Al Obaydi đã đến Baghdad sau một cuộc hành trình tưởng chừng không bao giờ chấm dứt xuyên qua Jordan - những chuyến bay trực tiếp bị đình chỉ như là một phần trừng phạt của Liên Hiệp Quốc - ông ta đã không được phép nghỉ ngơi hoặc thậm chí thay đổi áo quần. Ông ta đã được đưa thẳng tới đại bản doanh Baath trong một chiếc Mercedes màu đen.
Khi Al Obaydi mặc xong áo quần, ông ta soi lại trong một tấm gương nhỏ trên tường. Y phục của ông ta trong dịp này khá khiêm tốn so với những bộ ông ta đã bỏ lại trong căn hộ ở New York: com lê Sabs ở đại lộ 5, áo thu Valentino, giày Church và một đồng hồ tay Cartier bằng vàng khối. Tất cả những thứ đó bị gạt ra để ủng hộ cho một bộ y phục A rập rẻ tiền mà ông ta đã giũ lại tận dưới đáy ngăn kéo tủ áo của ông ta tại Manhattan.
Sau khi Al Obaydi soi gương xong, một gã vệ binh ra hiệu cho ông ta đi theo trong lúc cánh cửa ở cuối phòng mở ra lần đầu tiên. Sự tương phản với cảnh tượng trơ trụi không khác gì một trại lính của phòng kiểm tra khiến ông ta hết sức ngạc nhiên. Một hành lang trải thảm dày sơn lòe loẹt được soi sáng trưng bởi nhiều ngọn đèn treo chỉ cách nhau mấy bước.
Viên Phó đại sứ đi theo gã vệ binh trong hành lang, cứ thêm mỗi bước lại thấy rõ hơn cánh cửa đồ sộ sơn vàng lù lù ở phía trước ông ta. Nhưng khi ông ta chỉ còn cách mấy bước, gã vệ binh chợt mở một cánh cửa bên và dẫn ông ta vào trong một tiền sảnh cũng sang trọng không kém hành lang.
Al Obaydi bị bỏ lại một mình trong phòng, nhưng ông ta chỉ vừa ngồi xuống trên chiếc trường kỷ lớn thì cánh cửa lại mở ra. Al Obaydi đứng bật dậy nhưng chỉ có một cô gái bước vào bưng một cái khay, ở giữa là một tách cà phê Thổ Nhĩ Kỳ nhỏ. Cô ta đặt tách cà phê lên một cái bàn bên cạnh trường kỷ, cúi đầu chào và lặng lẽ bỏ đi cũng như khi đến. Al Obaydi xoay trở chiếc tách biết rằng mình đã quen với món cà phê sữa kiểu Tây phương. Ông ta uống một thứ nước đen như bùn chỉ vì nôn nóng muốn làm một việc gì đó.
Một tiếng đồng hồ trôi qua một cách chậm chạp, ông ta mỗi lúc một thêm bồn chồn trong một căn phòng không có gì đề đọc ngoại trừ một bức chân dung khổng lồ của Saddam Hussein để nhìn. Al Obaydi dùng thời gian này để rà soát lại từỉng chi tiết những điều Cavalli đã nói với ông ta, ước ao mình có thể tham khảo hồ sơ trong chiếc cặp nhỏ mà bọn vệ binh đã lấy đi từ lúc ông ta còn chưa đến phòng kiểm tra.
Trong tiếng đồng hồ thứ hai, lòng tự tin của ông ta bắt đầu mệt dần. Trong tiếng thứ ba, ông ta khởi sự tự hỏi mình có thể ra khỏi toà nhà này mà vẫn còn sống hay không.
Rời bất thình lình cánh cửa mở ra và Al Obaydi nhận ra ánh sáng lấp lánh đỏ vàng trên bộ đồng phục của một vệ binh của Tổng thống Saddam có tên là Hemaya.
- Tổng thống sẽ gặp anh bây giờ. - Viên sĩ quan trẻ chỉ nói có thế và Al Obaydi đứng lên, lặng lẽ bước nhanh theo anh ta trên hành lang về phía cánh cửa sơn vàng.
Viên sĩ quan gõ mở cánh cửa đồ sộ và đứng sang một bên để cho viên Phó đại sứ tham dự một phiên họp đầy đủ của Hội đồng Lãnh đạo Cách mạng.
Al Obaydi đứng và chờ, như một tù nhân trên ghế bị cáo hy vọng được vị quan toà bảo rằng tối thiểu y có thể được phép ngồi. Ông ta cứ đứng như thế, thừa biết rằng chưa từng có một ai bắt tay với Tổng thống, trừ phi được mời làm việc đó. Ông ta nhìn quanh hội đồng mười hai người, nhận thấy chỉ có hai thành viên, Thủ tướng Tarlq Aziz và Biện lý chính phú Nakir Farrar, mặc com lê. Mười thành viên khác đều mặc quân phục nhưng không mang vũ khí ở thắt lưng. Khấu súng lục duy nhất, khác với loại của Đại tướng Hamil, Chỉ huy trưởng của đội Vệ binh Tổng thống, và hai quân nhân vũ trang ở ngay phía sau Saddam, được đặt trên mặt bàn trước mặt Tổng thống, ngay chỗ đặt tập giấy của các vị đầu não quốc gia khác.
Al Obaydi ý thức một cách sâu sắc rằng đôi mắt của Tồng thống đã không hề rời khỏi ông ta kể từ lúc ông ta bắt đầu bước vào phòng. Saddam vẩy điếu xì gà Coheba ra hiệu cho Al Obaydi ngồi vào chiếc ghế trống ở đầu mút bàn.
Vị Bộ trưởng Ngoại giao nhìn về phía Tổng thống. Thấy Tổng thống gật đầu, ông ta hướng sự chú ý về phía người đang bồn chồn ngồi đàng xa.
- Thưa Tổng thống, như ngài biết, đây là Hamil Al Obaydi, Phó đại sứ của chúng ta tại Liên Hiệp Quốc, người mà ngài đã ban cho một niềm vinh dự thực hiện mệnh lệnh lấy trộm bản Tuyên ngôn Độc lập của bọn Mỹ ngoại đạo. Theo chỉ thị của ngài, ông ta đã trở về Baghdad để đích thân báo cáo với ngài về những tiến bộ mà ông ta đã đạt được. Tôi đã không có cơ hội nào để nói chuyện với ông ta. Vì thế xin Tổng thống tha thứ cho tôi nếu tôi có mặt nơi đây cùng với ngài, để làm một kẻ tìm kiếm tin tức.
Saddam lại vẩy điếu xì gà ra dấu cho Bộ trưởng Ngoại giao tiếp tục.
- Có lẽ tôi có thể bắt đầu, ông Phó Đại sứ, bằng cách yêu cầu ông giới thiệu với tất cả chúng tôi các sự kiện mới nhất liên quan đến kế hoạch đầy sáng tạo của Tổng thống.
- Tôi xin cám ơn ông Bộ trưởng Ngoại giao, - Al Obaydi trả lời, như thể ông ta chưa bao giờ gặp vị Bộ trưởng.
Đoạn ông ta quay lại với Saddam mà đôi mắt đen vẫn dán chặt vào ông ta và nói tiếp:
- Thưa Tổng thống, tôi xin bắt đầu bằng cách bày tỏ niềm vinh dự của tôi khi được giao phó công việc này, nhất là nhớ rằng ý kiến đã xuất phát từ chính ngài.
Mọi thành viên của Hội đồng giờ đây đều tập trung sự chú ý vào viên Phó đại sứ, nhưng Al Obaydi nhận thấy rằng thỉnh thoảng mọi người lại liếc mắt về phía Saddam để xem Tổng thống phản ứng như thế nào.
- Tôi rất sung sướng có thể báo cáo rằng toàn đội được chế tạo bởi ông Antonio Cavalli.
Saddam đưa một bàn tay lên và nhìn về phía viên Biện lý Chính phủ đang ngồi trước một tập hồ sơ đã mở sẵn.
Viên Biện lý chính phủ Nakir Farrar là người mà dàn chúng khiếp sợ đứng hàng thứ hai sau Saddam trong chế độ của Iraq. Mọi người đều biết tiếng ông ta. Một sinh viên đỗ hạng ưu về khoa pháp luật tại Oxford, Chủ tịch Nghiệp đoàn và một thành viên của Lincolns Inn 1. Đó chính là nơi lần đầu tiên Al Obaydi đã tình cờ gặp ông ta. Dù Farrar không hề thừa nhận sự tồn tại của mình, ông ta đã được xem như người Iraq đầu tiên nhận chức cố vấn của Hoàng gia Anh. Nhưng rồi xảy ra việc xâm lăng tỉnh thứ Mười chín và người Anh trục xuất con người đầy hoài bão đó, mặc dù có nhiều kháng nghị của một số người ở cấp cao.
Farrar trở về một thành phố mà ông ta đã bỏ đi ở tuổi mười một và lập tức dâng hiến tài năng xuất sắc của mình cho cá nhân Saddam Hussein. Trong vòng một năm, Saddam đã bổ nhiệm ông ta làm Biện lý Chính phủ, một chức vụ, theo người ta đồn đại, do chính ông ta lựa chọn cho mình.
- Thưa Tổng thống, Cavalli là một tội phạm ở New York. Bởi vì y có một bằng cấp luật khoa và đứng đầu một văn phòng luật sư tư nhân, y tạo nên một bề ngoài hợp pháp cho một hoạt động như thế.
Saddam gật đầu và hướng sự chú ý trở lại Al Obaydi.
- Ông Cavalli đã hoàn tất giai đoạn chuẩn bị và đội điều hành của ông ta đang sẵn sàng thực hiện các mệnh lệnh của Tổng thống.
- Chúng ta đã xác định ngày chưa? - Farrar hỏi.
- Đã, thưa ông Biện lý chính phủ. Ngày 22 tháng 5, Clinton có một chương trình làm việc trọn ngày ở Nhà Trắng với các chuyên viên soạn thảo diễn văn trong buổi sáng, và tổ công tác về chính sách y tế trong buổi chiều, và vì vậy ông ta - vị đại sứ Iraq tại Liên Hiệp Quốc đã cảnh giác Al Obaydi chớ bao giờ nhắc đến Clinton với tư cách "Tổng thống" - sẽ không hiện diện trước công chúng ngày hôm ấy khiến cho công việc của chúng ta trở nên bất khả thi.
- Ông Phó đại sứ hãy nói cho tôi biết, - viên Biện lý chính phủ nói, - có phải luật sư của ông Cavalli đã thành công trong việc xin giấy phép chặn đường giữa Nhà Trắng với Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trong khoảng thời gian Clinton bận rộn với những phiên họp nội bộ đó? - Không, thưa ông Biện lý chính phủ. Ông ta không làm việc đó, - Al Obaydi trả lời. - Tuy nhiên, văn phòng Thị trưởng đã cấp một giấy phép quay phim trên đại Pennsylvania từ đường 18 ở phía Đông. Nhưng đường chỉ chặn trong bốn mươi lăm phút. Dường như viên Thị trưởng này không dễ khắc phục như người tiền nhiệm của ông ta.
Một vài thành viên của Hội đồng có vẻ không hiểu.
- Không dễ khắc phục? - vị Bộ trưởng Ngoại giao hỏi.
- Có lẽ "thuyết phục" là từ đúng hơn.
- Và việc thuyết phục theo dạng nghĩa nào? - Đại tướng Hamil hỏi, ông ta ngồi phía bên phải Tổng thống và chỉ biết một dạng thuyết phục.
- Một số tiền đóng góp 250.000 đô la cho quỹ tái bầu cử của bà ta.
Saddam bắt đầu cười to. Thế là những người khác chung quanh bàn bắt chước theo.
- Còn vị Viện trưởng vẫn tin chính Clinton sẽ viếng thăm ông ta chứ? - viên Biện lý chính phủ hỏi.
- Vâng, - Al Obaydi nói - Ngay trước khi tôi bay về, Cavalli đã cho tám người của ông ta quản lý toàn bộ toà nhà, giả làm một đội trinh sát sơ khởi thuộc Sở Mật vụ. Vị Viện trưởng hết lòng cộng tác và Cavalli đã được cho đủ thời gian để kiểm tra mọi việc. Cuộc luyện tập đó sẽ khiến cho việc đánh tráo bản Tuyên ngôn vào ngày 25 tháng 5 dễ dàng hơn đối với ông ta.
- Nhưng tôi chỉ nói nếu, bọn họ thành công trong việc lấy ban gốc ra ngoài, họ đã sắp xếp mọi việc để chuyển bàn tài liệu qua tay ông? - viên Biện lý chính phủ hỏi.
- Vâng, - Al Obaydi trả lời một cách tự tin. - Tôi hiểu rằng Tổng thống muốn tài liệu sẽ được giao cho Barazan Al-Tikriti, vị đại sứ đáng kính của chúng ta tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva. Khi ông ấy đã nhận được tấm giấy da, và chỉ khi đó, tôi mới được phép trả phần tiền còn lại.
Tổng thống gật đầu chấp thuận. Xét cho cùng, viên đại sứ đáng kính ở Geneva là anh em cùng cha khác mẹ của ông.
Viên Biện lý chính phủ tiếp tục chất vấn:
- Nhưng chúng ta làm sao có thể chắc chắn cái được giao cho chúng ta sẽ là bản gốc, chứ không phải chỉ là một bản sao tinh xảo? - ông ta hỏi. - Điều gì ngăn cản họ làm trò bằng cách đi vào rồi lại đi ra khỏi Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, mà thực ra không hề đánh tráo bản Tuyên ngôn đó?
Một nụ cười xuất hiện trên đôi môi của Al Obaydi lần đầu tiên, trong lúc ông ta trả lời:
- Thưa ông Biện lý chính phủ, tôi đã đề phòng đòi bằng chứng đó. Khi bán giả thay thế bản gốc, nó sẽ được tiếp tục trưng bày để cho công chúng xem. Ông có thể an tâm vì tôi sẽ có mặt trong công chúng đó.
- Nhưng ông chưa trả lời câu hỏi của tôi, - viên Biện lý chính phủ gay gắt nói. Làm sao ông biết được cái của chúng ta là bản gốc?
- Bởi vì trên bản gốc do Timothy Matlock viết có một lỗi chính tả nhỏ và lỗi này đã được sửa lại trong bản sao do Bill O'Reilly thực hiện.
Viên Biện lý chính phủ miễn cưỡng ngồi trở xuống ghế khi vị thủ tướng của ông ta đưa một bàn tay lên.
- Một tội phạm khác, thưa ngài, - vị Bộ trưởng Ngoại giao giải thích. - Lần này là một kẻ làm giả có trách nhiệm làm bản sao tài liệu.
- Như thế, - viên Biện lý Chính phủ vừa nói vừa nghiêng mình về phía trước một lần nữa, - nếu lỗi chính tả chưa được sửa vẫn còn trên tài liệu trưng bày ở Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia vào ngày 25 tháng 5, ông sẽ biết chúng ta có một bản giả và sẽ không trả thêm một xu nào nữa. Có phải như thế không.
- Phải, thưa ông Biện lý Chính phủ, - Al Obaydi nói.
- Từ nào trên bản gốc đã sai lỗi chính tả? - viên Biện lý Chính phủ lại hỏi. Khi ông Phó đại sứ đã nói cho ông ta nghe, Nakir Farrar chỉ bảo:
- Hay lắm.
Đoạn ông ta gập hồ sơ trước mặt lại.
- Tuy nhiên, tôi còn cần phải trả tiền tận tay, - Al Obaydi nói tiếp, - nếu tôi bàng lòng với phần việc họ đã làm theo thoả thuận, và chúng ta đã nắm trong tay bản Tuyên ngôn gốc.
Vị Bộ trưởng Ngoại giao nhìn về phía Saddam và Saddam lại gật đầu.
- Mọi việc sẽ đâu vào đó ngày 25 tháng 5, - vị Bộ trưởng Ngoại giao nói - Tôi thích, có cơ hội rà soát lại một số chi tiết trước khi ông ta trở lại New York với điều kiện Tổng thống chấp thuận.
Saddam vẫy một bàn tay để ra hiệu một thỉnh cầu như thế không quan trọng dối với ông. Đôi mắt của ông vẫn còn chăm chú nhìn Al Obaydi. Viên Phó đại sứ không biết rõ ông ta có nên đi hay là chờ chất vấn thêm nữa. Ông ta nghĩ thận trọng thì hơn và vẫn ngồi im lặng.
Một lúc sau mới có người nói.
- Hamid, chắc hấn ông muốn biết vì sao tôi đặt một tầm quan trọng như thế vào mảnh giấy da vô dụng này… Vì viên Phó đại sứ chưa bao giờ được gặp Tổng thống, ông ta ngạc nhiên vì được gọi bằng cái tên đó.
- Tôi không được quyền hỏi tới lý luận của ngài, - Al Obaydi trả lời.
- Tuy nhiên - Saddam nói tiếp, - đã là con người thì anh ta tự hỏi tại sao tôi sẵn sàng bỏ ra một trăm triệu dô la và đồng thời có nguy cơ bị mất mặt trên thế giới nếu ông thất bại.
Al Obaydi cảm thấy không thoải mái với từ "ông".
- Thưa Sayedi, tôi sẽ rất sung sướng nếu biết được ngài có cảm thấy có thể tin cậy một con người vô tài bất tướng hay không.
Mười hai thành viên của Hội đồng cùng nhìn về phía Tồng thống để đo lường phản ứng của ông đối với lời nói của viên Phó đại sứ. Al Obaydi cảm thấy ngay lập tức rằng mình đã đi quá xa. Ông ta ngồi kinh hãi trong sự im lặng tưởng chừng dài nhất trong đời mình.
- Thế thì tôi sẽ thổ lộ điều bí mật của tôi cho ông nghe, Hamid, - Saddam nói với đôi mắt xoáy vào viên Phó đại sứ - Khi tôi chiếm lấy tỉnh thứ mười chín cho nhân dân yêu quý, tôi tự nhận thấy không phải đang gây chiến với những kẻ phản bội chúng ta đang xám lấn mà với sức mạnh kết hợp của thế giới phương Tây - và điều đó, bất kể một bản thoả ước đã đạt được trước đó với Đại sứ Mỹ. "Tại sao?" Tôi đã phải hỏi khi mọi người đều biết rằng Kuwait được lèo lái bởi một số ít gia đình thối nát rất ít quan tâm tới hạnh phúc nhân dân của chính họ. Tôi sẽ nói cho ông biết tại sao. Chỉ một từ: Dầu mỏ. Nếu tỉnh thứ mười chín chỉ xuất khẩu cà phê hạt, ông sẽ không bao giờ trông thấy, dù chỉ một chiếc xuồng chèo của Mỹ trang bị một cái máy bắn đá đi vào vùng Vịnh.
Vị Bộ trưởng Ngoại giao mỉm cười và gật đầu.
- Và ai là những nhà lãnh đạo hùa nhàu để chống lại tôi? Thatcher, Gorbachev và Bush. Điều đó đã bắt đầu từ gần ba năm trước. Và chuyện gì đã xảy đến với họ từ lúc ấy? Thatcher đã bị loại bỏ bởi một vụ do chỉnh những người đã từng ủng hộ bà ta tổ chức; Gorbachev thì bị truất phế bởi một người mà chính ông ta đã sa thải chỉ một năm trước đó và giờ đây địa vị chính những người này cũng có vẻ tròng trành; Bush thì trải qua một thất bại nhục nhã bởi nhân dân Mỹ. Trong lúc tôi vẫn là nhà lãnh đạo tối cao và Tổng thống của đất nước tôi.
Tiếp theo đó là một tràng vỗ tay tắt ngay khi Saddam bắt đầu nói tiếp:
- Đó tất nhiên là phần thưởng rất lớn cho đại đa số nhân dân, nhưng không phải cho tôi đâu, Hamid. Bởi vì vị trí của Bush đã được thay thế bởi Clinton, là người không học hỏi được gì từ những lỗi lầm của người tiền nhiệm của ông ta và hiện nay cũng muốn xoá bỏ quyền lực tối cao của tôi Nhưng lần này chính tôi cũng có ý định hạ nhục ông ta cùng với bọn ngoại đạo Mỹ trước khi bọn họ có cơ hội làm việc đó. Và tôi sẽ thực hiện vụ này theo một cách sẽ khiến cho Clinton không thể nào hồi phục bất kỳ một sự tín nhiệm nào trong suốt đời ông ta. Tôi quyết tâm làm cho Clinton và nhân dân Mỹ trở thành kho truyện cười của thế giới.
Những chiếc đầu liên tiếp gật gù.
- Ông đã chứng kiến khả năng của tôi biến lòng tham của chính nhân dân họ thành một ý nguyện lấy trộm tài liệu lịch sử trìu mến nhất trong lịch sử của chỉnh đất nước họ. Và ông, Hamid, là con tàu được chọn để đảm bảo cho thiên tài của tôi sẽ được công nhận.
Al Obaydi cúi đầu trong lúc Saddam vẫn nói tiếp:
- Một khi tôi đã lấy được bản Tuyên ngôn độc lập, tôi sẽ kiên nhẫn chờ đợi cho tới ngày 4 tháng 7, khi toàn thể nước Mỹ sẽ bỏ ra một ngày chủ nhật hoà bình để làm lễ ký niệm Ngày Độc lập.
Không một ai trong phòng thốt ra một lời trong lúc Tổng thống của họ chợt ngừng lái một lúc rồi mới lại tiếp:
- Tôi cũng sẽ làm lễ kỷ niệm Ngày Độc lập, không phải ở Washington hoặc New York mà ở Quảng trường Tahrir, bao quanh bởi nhân dân yêu quý của tôi, Lúc bấy giờ, tôi, Saddam Hussein, Tổng thống Iraq, sẽ đứng trước ống kính trực tiếp truyền hình đi khắp thế giới, đốt thành tro bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ.
° ° °
Hannah nằm thao thức trên giường trong căn phòng kiểu trại lính, nàng cảm thấy không khác cô bé mười ba năm về trước, khi nàng trải qua đêm đầu tiên ở trường nội trú. Nàng đã đến lấy những chiếc valy của Karima Saib ở thang cuốn tại phi trường Charles de Gaulle, lo sợ những gì nàng có thể tìm thấy trong đó.
Một người tài xế đã đón nàng như ước hẹn, nhưng vi nàng đã không thích bắt chuyện nên nàng biết sự việc sẽ ra sao khi xe dừng lại bên ngoài Toà đại sứ Joran. Hannah ngạc nhiên vì tầm cỡ của nó.
Ngôi nhà cổ xinh đẹp nằm thụt sâu tên đại lộ Maurice Barrès xưa kia là nhà của Aga Khan. Khu vực của Iraq được dành riêng trọn hai tầng, bằng chứng hiển nhiên tỏ ra người Jordan không muốn làm trái ý Saddam.
Trong lúc đi vào khu Iraq, người đầu tiên nàng gặp là Abdul Kanuk, Trưởng phòng Hành chính. Anh ta tất nhiên không có vẻ như một nhà ngoại giao, và khi anh ta mở miệng, nàng nhận thấy ngay điều đó. Kanuk thông báo với nàng rằng vị đại sứ và cô thư ký chính của ông ta là Mun Ahmed đang bận nhiều cuộc họp cho nên nàng cứ sắp xếp đặt đồ đạc và chờ trong phòng cho tới lúc được gọi lại.
Chỗ ở chật chội chỉ vừa đủ cho một cái giường và hai cái valy, và rất có thể, nàng nghĩ, vốn là một phòng chứa đồ trước khi đoàn Iraq dọn đến. Cuối cùng, khi nàng mở được chiếc valy của Karima Saib, nàng nhanh chóng khám phá ra rằng những món duy nhất vừa khít trong đó là đôi giày của cô ta. Hannah không biết có nên thoái mái vì sở thích của Saib hay là lo lắng về việc nàng đã mang theo quá ít đồ dùng.
Muna Ahmed, cô thư ký chính, gặp nàng trong bếp vào bữa ăn tối hôm ấy. Dường như các cô thư ký trong Toà đại sứ được đối xử chẳng khác gì đám nhân viên phục vụ.
Hannah tìm cách thuyết phục Muna rằng mọi việc đã khá hơn nàng tưởng, nhất là vì họ chỉ có thể sử dụng khu nhà phụ của Toà đại sứ Jordan. Muna giải thích rằng đối với Ngoại giao đoàn Pháp, đại sứ Iraq chỉ được đối xử với tư cách một Trưởng ban Lợi ích, mặc dù họ luôn nói với ông ta bằng cái từ "Thưa ngài" hoặc "Thưa ông Đại sứ".
Trong mấy ngày đầu tiên với công việc mới, Hannah ngồi trong phòng kế cận phòng Đại sứ về phía bên kia bàn của Muna. Nàng dùng phần lớn thời gian của mình vào việc săm soi ngón tay. Hannah nhanh chóng khám phá ra rằng không có ai quan tâm nhiều tới điều này, nếu nàng hoàn tất bất kỳ công việc nào mà viên đại sứ đã giao lại cho nàng trên máy đọc của ông ta. Quả thực đó chính là vấn đề quan trọng nhất của Hannah, vì nàng phải làm việc chậm lại để khiến cho Muna có vẻ đầy năng lực hơn. Điều duy nhất Hannah không được quên là luôn luôn mang cặp kính không độ.
Trong những buổi tối, vừa ăn trong bếp, Hannah vừa học được từ Muna mọi điều mà một phụ nữ Iraq ở nước ngoài cần phải biết, kể cả làm cách nào để tránh né những cuộc tán tỉnh của Abdul Kanuk, viên Trưởng phòng Hành chính. Qua tuần thứ hai. việc học tập của nàng đã chậm lại và dần dần Hannah nhận thấy viên đại sứ đang tin tưởng vào kỹ năng của nàng. Nàng cố khỏng bộc lộ quá rõ khả năng.
Mỗi khi đã hoàn tất công việc, Hannah và Muna thường ở trong phòng và không được phép rời khỏi nhà vào ban đêm, trừ phi cùng đi với viên Trưởng phòng Hành chính, một triển vọng mà cả hai người đều không lấy làm hứng thú. Vì Muna không quan tâm đến âm nhạc, kịch nghệ, cũng như đi đến quán ăn, cô ta thích thú được ở trong phòng đọc các bài diễn văn của Saddam Hussein.
Trong lúc những ngày chầm chậm trôi qua, Hannah bắt đầu hy vọng trong nhân viên Mossad ở Paris sẽ tiếp xúc với nàng. Như vậy nàng có thể được rút lui, và đưa trở về Do thái để chuẩn bị cho nhiệm vụ của nàng - mặc dù nàng không có một manh mối về nhân viên Mossad. Nàng tự hỏi phải chăng họ có một người nào đó trong Toà đại sứ. Một mình trong phòng, nàng thường suy đoán. Người tài xế chăng? Quá chậm chạp. Người làm vườn chăng? Quá đần độn. Cô đầu bếp chăng? Có thể lắm - thức ăn khả dở để tin cậy đây là công việc thứ yếu của cô ta. Hay là Abdul Kanuk, viên Trưởng phòng Hành chính? Khỏng có lý. Bởi vì anh ta xuất hiện tối thiểu ba lần mỗi ngày, anh ta lại còn là một người em họ của Barazan Ai Tikriti, anh em cùng cha khác mẹ với Saddam Hussein và Đại sứ tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva. Kanuk cũng là người ngồi lê đôi mách số một ở Toà đại sứ, và cung cáp thông tin cho Hannah về Saddam Hussein và những người tuỳ tùng trong đêm nhiều hơn viên đại sứ trong một tuần. Quả thực, viên đại sứ ít khi nói đến vị Sayedi trước mặt nàng, và khỉ nói, ông ta luôn luôn thận trọng và tôn kính.
Trong tuần lễ thứ hai, Hannah được giới thiệu với bà vợ của viên đại sứ. Hannah nhanh chóng khám phá ra rằng bà ta hết sức riêng biệt, một phần bởi vì bà ta có một nửa giòng máu Thổ Nhĩ Kỳ và không nghĩ rằng nhiệm vụ của bà ta bắt buộc bà ta luôn luôn ở trong khuôn viên Toà đại sứ. Bà ta làm nhiều điều được xem là cực đoan theo các tiêu chuẩn của Iraq, như đi cùng chồng bà ta đến các bữa tiệc cốc tay, và thậm chí người ta còn biết rằng bà ta tự rót rượu cho mình mà không chờ được yêu cầu. Bà ta cũng đi bơi - điều quan trọng hơn đối với Hannah - hai lần một tuần tại nhà tắm gần như công cộng ở đại lộ Lannes. Viên đại sứ đã đồng ý, sau một cuộc thuyết phục nhỏ, rằng cô thư ký mới có thể đi cùng với vợ ông ta.
° ° °
Scott đến Paris vào một ngày chủ nhật. Người ta đã đưa cho anh một chìa khoá của một căn hộ nhỏ trên đại lộ Messine và mở một tài khoản cho anh ở Socíeté Général tên đại lộ Haussmann với cái tên Simon Rosenthal.
Anh phải điện thoại hoặc fax cho Langley chỉ sau khi anh đã xác định được vị trí của nhân viên Mossad. Không một nhân viên nào khác được thông báo về sự hiện hữu của anh, và anh đã được dặn dò không tiếp xúc với bất kỳ nhân viên khu vực nào mà anh đã từng cộng tác trong quá khứ và hiện nay đang được điều động đến châu Âu.
Scott dùng hai ngày đầu tiên vào việc khám phá chín nơi mà từ đó anh có thể quan sát cửa trước của Toà đại sứ Jordan và không ai ở đó có thể trông thấy anh.
Tới cuối một tuần lễ, anh bắt đầu hiểu ra lần đầu tiên các nhân viên thực sự ngụ ý với cụm từ "những giờ phút cô đơn". Anh thậm chí khởi sự quên một số sinh viên của anh.
Anh triển khai một công việc hàng ngày. Mỗi buổi sáng, trước bữa điểm tâm, anh chạy tám cây số trong công viên Monceau trước khi anh bắt đầu ca sáng. Mỗi buổi tối, anh bỏ ra hai tiếng đồng hồ trong một phòng tập thể dục ở đường Berne trước khi nấu bữa tối và anh ăn một mình trong căn hộ của anh.
Scott bắt đầu thất vọng về nhân viên Mossad chưa hề rời khỏi khuôn viên Toà đại sứ và tự hỏi phải chăng cô Kopec thậm chí không có ở đó. Bà vợ của viên đại sứ dường như là người phụ nữ duy nhất tự do ra vào.
Thế rồi, không hề báo trước, vào ngày thứ ba của tuần lễ thứ hai, một người khác ra khỏi toà nhà cùng với bà vợ của viên đại sứ. Phải chăng đó là Hannah Kopec? Anh chỉ trông thấy thoáng qua trong lúc chiếc xe hơi phóng đi.
Anh theo sau chiếc Mercedes có tài xế lái luôn luôn giữ cách một góc đường, như thế sẽ khiến cho tài xế của viên đại sứ khó phát hiện anh trong kính chiếu hậu của anh ta.
Hai người phụ nữ xuống xe ở bên ngoài hồ bơi trên đại lộ Lannes. Anh quan sát họ ra khỏi xe. Trong tấm hình người ta đưa cho anh xem ở Langley, Hannah Kopec có mái tóc đen dài. Mái tóc bây giờ được cắt ngắn, nhưng rõ ràng là của nàng.
Scott lái xe thêm một trăm mét, quẹo phải và đậu lại. Anh đi bộ trở lui, bước vào toà nhà và mua một vé tham quan với giá hai franc. Anh thong thả bước ra bao lơn trông xuống hồ nước. Lúc anh đã chọn được một chỗ ngồi trong bóng tối của dãy hành lang thì cô nhân viên Mossad đang bơi tới lui trong hồ. Scott chỉ mất một lát để nhận thấy nàng mạnh khỏe như thế nào, cho dù bộ áo tắm của Iraq không bộc lộ hết vẻ quyến rũ của nàng. Tốc độ của nàng chỉ chậm lại khi bà vợ của viên đại sứ xuất hiện ở mép hồ bơi, sau đó Kopec chỉ thỉnh thoảng bơi chó từ đầu này sang phía kia.
Khoảng bốn mươi phút sau khi bà vợ viên đại sứ rời khỏi hồ bơi, Kopec lập tức tăng tốc độ, bơi suốt chiều dọc của hồ chưa tới một phút. Khi nàng đã bơi mười lần như vậy, nàng mới lên khỏi hồ và biến mất về phía phòng thay quần áo.
Scott trở lại xe cửa anh và khi hai người phụ nữ xuất hiện lại, anh để cho chiếc Mercedes qua mặt anh rồi mới theo sau họ trở về Toà đại sứ. Đêm hôm ấy, anh fax cho Dexter Hutchins ở Langley để báo cho ông ta biết anh đã trông thấy nàng và giờ đây đang cố tìm cách tiếp xúc. Sáng hôm sau, anh mua một chiếc quần tắm.
° ° °
Vào ngày thứ năm, Hannah chú ý đến anh lần đầu tiên. Anh bơi sải với một tốc độ đều, mỗi chiều dài của hồ bơi trong khoảng bốn mươi giây và trông như anh giống như một vận động viên tài ba. Nàng cố theo kịp tốc độ của anh nhưng chỉ có thể thực hiện được năm vòng thì anh bứt lên trước. Nàng quan sát anh bước lên khỏi hồ bơi sau mười hai vòng nữa và đi về phía phòng thay áo quần nam.
Vào buổi sáng thứ hai của tuần lễ kế tiếp, bà vợ của viên đại sứ báo cho Hannah biết rằng bà ta sẽ không thể đi bơi với nàng như thường lệ vào ngày hôm sau vì bà ta sẽ đi theo viên đại sứ trong chuyến viếng thăm người em cùng cha khác mẹ của Saddam Hussein ở Geneva. Hannah đã nghe viên Trưởng phòng Hành chính nói về chuyến đi đó thậm chí từng chi tiết nhỏ nhất.
- Tôi cũng không biết tại sao cô lại không được mời đi cùng với ông Đại sứ, - cô đầu bếp nói tối hôm ấy.
Viên Trưởng phòng Hành chính lặng thinh trong gần hai phút cho tới lúc Muna rời khỏi bếp để về phòng riêng. Rồi anh ta tiết lộ một mẩu tin khiến cho Hannah lo lắng.
Ngày hôm sau, Hannah được phép đi bơi một mình. Nàng vui mừng vì có được một cái cớ để đi khỏi toà nhà, nhất là khi Kanuk phụ trách phái đoàn trong thời gian viên đại sứ đi vắng. Anh ta đã dành riêng chiếc Mercedes, vì thế nàng tự đi đến đại lộ Lannes bằng xe điện ngầm.
Nàng thất vọng không thấy người đàn ông bơi giỏi ở đâu cả khi nàng đã bơi ba mươi lần chiều dài. Sau khi đã hoàn tất phần tập luyện, nàng bám vào bờ, mệt mỏi và hơi thở hơi nhanh. Đột nhiên, nàng nhận thấy anh đang bơi về phía nàng trong đường bên ngoài. Khi anh chạm tay vào cuối đường, anh trở lại một cách êm xuôi và nói rất rõ:
- Đừng cứ động, Hannah. Tôi sẽ trở lại.
Hannah phỏng đoán anh hẳn là một người nào đó đã nhớ nàng từ thời nàng còn là một người mẫu, và phản ứng ngay lập tức của nàng là chạy trốn. Nhưng nàng vẫn tiếp tục bơi trong lúc nàng chờ anh trở lại, với ý nghĩ có lẽ anh là nhân viên Mossad mà Kratz đã dề cập tới.
Nàng quan sát anh bơi về phía nàng, và mỗi lúc một trở nên lo lắng hơn với từng kiểu bơi. Khi anh chạm tay vào mép bờ hồ, anh đột ngột ngừng lại và hỏi:
- Có phải cô chỉ có một mình.
- Vâng, - nàng đáp.
- Tôi đã tưởng tôi không thể trông thấy bà vợ của viên đại sứ. Bà ta thường đập tung tóe nước mà chẳng tiến tới được bao nhiêu. À, tôi là Simon Rosenthal. Đại tá Kratz đã yêu cầu tôi tiếp xúc. Tôi có một thông điệp cho cô.
Hannah cảm thấy ngốc nghếch khi bắt tay với người đàn ông trong lúc cả hai đang bám vào mép hồ bơi.
- Cô có biết đại lộ Bugeaud?
- Vâng, - nàng trả lời.
- Tốt, sẽ gặp cô tại quán rượu Porte Dauphine trong vòng mười lăm phút nữa.
Anh nhún người lên khỏi hồ và mất dạng về phía phòng thay áo quần nam trước khi nàng kịp trả lời.
Hai mươi lăm phút sau, Hannah bước vào quán rượu Porte Dauphine. Nàng tìm kiếm quanh phòng và suýt không trông thấy anh ngồi vắt vẻo phía sau một trong những chiếc ghế lưng cao ngay phía dưới một bức bích hoạ lớn sặc sỡ. Anh đứng lên để chào đón nàng rồi gọi một tách cà phê khác. Anh báo trước với nàng rằng họ chỉ ở cạnh nhau vài ba phút mà thôi, bởi vì nàng phải trở về Toà đại sứ không chậm trễ. Trong lúc nàng nhấm nháp ngụm cà phê chính hiệu đầu tiên mà nàng đã uống nhiều tuần nay.
Hannah nhìn anh gần hơn, và bắt đầu hồi tường lại cảm nghĩ của mình như thế nào khi được uống một cốc rượu với một người nào gây thích thú cho mình. Câu thứ hai của anh đánh bật nàng quay về với thực tại:
- Kratz dự kiến đưa cô đi khỏi Paris trong nay mai.
- Có lý do gì đặc biệt không - nàng hỏi.
- Ngày hành động của Baghdad đã được xác định.
- Cám ơn Chúa, - Hannah nói.
- Tại sao cô nói như thế - Scott hỏi câu đầu tiên.
- Viên đại sứ tin tưởng sẽ được triệu tập về Baghdad và nhận một chức vụ mới. Ông ta có ý định yêu cầu tôi đi theo ông ta, - Hannah trả lời. - Đó là điều viên Trường phòng Hành chính đang nói với tất cả mọi người, trừ Muna.
- Tôi sẽ báo tin cho Kratz.
- Này, Simon. Tôi đã nhặt được vài ba mẩu tin rất có thể hữu ích đối với Kratz.
Anh gật đầu và lắng nghe trong lúc Hannah bắt đầu cho anh biết nhiều chi tiết về tổ chức nội bộ của Toà đại sứ, và những cuộc đến và đi của nhiều chính trị gia cũng như thương nhân công khai nói ra những lời chống đối Saddam Hussein trong lúc vẫn cố gắng ký kết nhiều hợp đồng với ông ta. Mấy phút sau, anh ta chặn lời nàng và nói:
- Bây giờ cô nên đi. Họ có thể bắt đầu để ý đến sự vắng mặt của cô đấy. Tồi sẽ cố gắng sắp xếp một cuộc gặp khác khi nào có thể.
Nàng mỉm cười, đứng lên khỏi bàn và bỏ đi không nhìn trở lại.
Tối hôm ấy, Scott gửi một bức mật mã cho Dexter Hutchins ở Virginia để báo cho ông biết rằng anh đã tiếp xúc được với Hannah Kopec.
Một giờ sau, bức fax được chuyển đến với chỉ một chỉ thị.
--- ------ ------ ------ -------
1 Lincolns Inn: một trong bốn toà nhà Inns of Court (Grays Inn, Lincolns Inn, Inner Temple và Middle Temple) của bốn công ty luật ở London có đặc quyền nhận các luật sư tập sự.
Danh sách chương