Tôi thầm kinh hãi, không ngờ địa tiên Phong Soái Cổ lại khinh nhờn thần linh đến mức này, cả miếu Quan Đế cũng dám đem ra làm vật ngụy trang, chỉ không biết rốt cuộc đây là miếu thờ tà thần gì, mà hoàn toàn khác hẳn với khí tượng trang nghiêm lúc nãy, một chính một tà, chênh lệch quá lớn, thật chẳng khác nào quạ đen với chim khách, họa phúc hung cát khó lường, e rằng chẳng phải nơi tốt lành gì.

Tôi thoáng động tâm, vội kéo Tuyển béo đang dùng sức bậy cửa lại: "Đừng chạm vào cửa, nơi này thờ hung thần ác sát, chắc chắn không phải là Phục Ma chân quân, cẩn thận trên cửa có ám khí."

Sau đó, mọi người đứng tại chỗ cầm đèn pin soi xung quanh đại điện, phát hiện không chỉ tượng chính trên khám thờ, mà cả Chu Thương, Quan Bình đứng hai bên Võ Thánh cũng đá biến thành quỷ sai ở chốn m tào Địa phủ tự lúc nào, toàn thân khoác áo đỏ, đầu búi tóc chổng ngược, mặt mũi hung hãn đáng sợ.

Chúng tôi còn ngỡ mình nhìn lầm, dụi dụi mắt nhìn kỹ lại, thì ra trên các tượng đất đều phủ một lớp vải bố quét sơn. lúc này đã bị những sợi dây mảnh giấu bên trong khám thờ keo giật lên, treo lơ lửng trên xà nhà, làm lộ ra chân thân tà thần trong miếu.

Vừa nãy chúng tôi đều đổ dồn chú ý vào cành tượng lạ trong núi Quan Tài, không ai lưu tâm đến động tĩnh trong miếu. Kỳ thực, trước khi vào đây, cả bọn đã kiểm tra xung quanh, thấy bên ngoài miếu không có cơ quan ám khí gì cả, không ngờ bản thân ngôi miếu Quan Đế này lại chính là một cạm bãy. Tuy chúng tôi đã hết sức cẩn thận, song gặp phải loại miếu thờ quái dị ngoài sức tưởng tượng, vẫn không khỏi trúng bẫy.

Trong điện đường tĩnh lặng như tờ, song tạm thời không có cơ quan cạm bẫy nào phát động, chỉ là không khí hết sức kỳ dị. Tôi càng lúc càng cảm thấy không ổn, cần phải nhanh chóng thoát thân, bèn mượn ánh đèn gắn trên mũ quan sát xung quanh một vòng, chỉ thấy Thanh Long Yểm Nguyệt đao lạnh lẽo nặng nề kia vẫn gác trên giá, trong đầu chợt lóe lên một ý nghĩ.

Trong xã hội Trung Quốc cũ, tục lệ thờ cúng các vị văn võ tiên thánh đã được lưu truyền từ xa xưa, nếu miếu Quan Đế quy mô tương đối lớn thì sẽ có một gian Đạo điện riêng ở bên mé, chuyên thờ cúng thanh đao của Quan Công; nếu miếu thờ nhỏ hơn, thì thanh đao sẽ được Chu Thương khiêng vác, hoặc đặt trên giá sơn son thiếp vàng.

Tôi thấy thanh đao ấy rất nặng, thầm nghĩ, cửa điện rất có khả năng được nối với cạm bẫy, muốn phá cửa cũng chẳng mấy tốn sức nhưng có thể sẽ là hành động tự đào mồ chôn mình, cớ sao không dùng thanh đao nặng mấy chục cân này phá tường mà ra? Nghĩ đoạn, bèn lập tức gọi Tuyền béo bước lên khiêng đao.

Mọi người vừa đi được mấy bước, chợt thấy phía sau bức tượng hung thần trông như ác quỷ kia có một tấm biển bằng gỗ, nến đen chữ vàng, trên viết ba chữ "Pháo thần miếu", Út dường như nhận ra vật này, luôn miệng kêu hỏng rổi hỏng rồi. Gian điện này không chỉ cửa sổ, vách tường mà ngay cả mái ngói lưu ly và xà nhà cũng không thể đụng vào, bên trong chắc chắn có giấu Lạc Địa Khai Hoa pháo, một khi chạm phải, cả ngôi miếu sẽ nổ tung, mọi người ở đây đều tan thành tro bụi.

Tuyển béo vốn đang hăng tiết, toan xông thẳng vào ngôi nhà cũ họ Phong đổ đấu mò vàng, lúc này thấy xuất sự bất lợi, không khỏi cằn nhằn mình đen đủi, chắc hẳn lúc ra khỏi cửa lại quên mất không thắp hương cho tổ sư gia rồi.

Tôi bất lực lắc đầu, không phải chúng ta xui xẻo, mà là giai cấp địa chủ giảo hoạt quá, nhưng tôi chưa từng nghe trên đời này có miếu Pháo thần gì cả, chẳng lẽ ngôi miếu này là một thùng thuốc nổ lớn? Thật sự chỉ có vào mà không có ra sao?

Shirley Dương cũng quay sang hỏi út: "Miếu Pháo thần là gì vậy? Làm sao khẳng định được trong miếu này có chôn giấu Lạc Địa Khai Hoa pháo?"

Nghe Út nói, chúng tôi mới vỡ lẽ. Thì ra, tập tục thờ Pháo thần trong dân gian bắt nguồn từ trấn Thanh Khê ở Vu Sơn. Khởi nguyên của tập tục này là do đào hầm khai thác muối khoáng cần sử dụng thuốc nổ tự chế, bởi kỹ thuật hết sức nguyên thủy lạc hậu, thường hay xảy ra chuyện nô lệ khai thác muối khoáng bị nổ chết, nên dân chúng mới ngầm xây dựng miếu thờ Pháo thần. Đây là thần linh được cung phụng trong các mỏ khoáng, ban đầu miếu thờ chỉ thấp nhỏ giống miếu Thổ địa, bình thường, các loại hỏa dược dùng để phá núi khai động đều được cất giữ trong miếu này, tác dụng thực ra không khác kho thuốc nổ là mấy.

Lâu dần, người ta phát giác Pháo thần trong miếu thường hay "hiển linh", dù là nổ sập đường hầm hay hầm mỏ, chôn sống bao nhiêu nô lệ khai khoáng hoặc kho hỏa dược bị nước vào... những sự việc tương tự như vậy, đều được đám công nhân khai khoáng vơ vào thành Pháo thần hiển linh. Giống như tục dong thuyền ra biển phải cúng bái Mẹ Tổ vậy, thờ Pháo thần là một dạng tín ngưỡng nghề nghiệp cổ xưa, bắt đầu xuất hiện từ khoảng thời nhà Minh ở Trung Quốc.

Về sau, dần dần thành tập tục, ngoài những người khai khoáng, ngay cả doanh hỏa khí trong quân đội, kể cả đội Hồng y đại pháo mua từ Bồ Đào Nha, phàm là nơi có dính dáng đến hỏa dược, đều thờ Pháo thần. Thời nhà Minh, hỏa khí bắt đầu phát triển, nhưng quan niệm vẫn tương đối cổ hủ mê tín, hỏa pháo sử dụng trong quân đội đều được phong chức tướng quân, ví dụ như Thần Vũ, Thần Uy, Trấn Uy tướng quân... Đại pháo cũ quá hoặc bị tổn hại cũng không được phép dỡ ra nấu lại, mà phải đào mộ mai táng. Những chuyện này đều từ phong tục thờ Pháo thần mà ra.

Sau này, lại vì Thanh Thái tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích bị thương do hỏa pháo oanh kích ngoài thành Ninh Viễn, cuối cùng không chữa được mà qua đời, nên triều đình Đại Thanh triệt để cấm tiệt miếu Pháo thần, tất cả các loại mộ Pháo vương, miếu Pháo gia đều bị dỡ bỏ, san bằng, hủy hoại, chỉ riêng ở nơi phát nguyên phong tục này là vẫn còn người bí mật thờ cúng Pháo thần. Miếu thờ đa phần được xây dựng ở hang động dưới lòng đất, người ngoài tuyệt đối không thể biết được. Dân chúng khu vực Thanh Khê sinh sống bằng nghề phá núi khai khoáng, già trẻ gái trai đều biết chuyện này. Vì là bí mật thờ phụng, nên thời nhà Thanh, miếu Pháo thần ở Thanh Khê thường được ngụy ttang thành các loại miếu khác, đa phần là miếu Dược vương hoặc miếu Thổ địa, nhưng chưa từng thấy ai dám lấy miếu Quan Đế ra để che đậy cho miếu Pháo thần.

Ngoài ra, ở Phong Oa sơn, vì thường chế tạo môt số hỏa khí, tỷ như Thần Nha Phi Hỏa, Hỏa Long Xuất Thủy. cũng có truyền thống thờ Pháo thần. Tương truyền, tượng thần có nhiều hình thái khác nhau, nhưng nhất thiết phải ôm một khấu pháo, hai bên có đồng tử áo đỏ đứng hầu.

Thời cổ, hỏa pháo Tây còn được gọi là "phất lang cơ" từ khi hỏa pháo Bồ Đào Nha truyền vào Trung Quốc những năm Chính Đức triều Minh, liền có tên này, từ đó đến nay vẫn đươc coi là pháp khí của Pháo thần. Tôi và Shirley Dương tuy không biết chuyện vé Pháo thần, nhưng cũng nhận ra vật này, hồi ở Phan Gia Viên, tôi từng thấy rất nhiều bản vẽ binh khí cũ, bên trong có vẽ thứ hỏa khí này.

Thứ hỏa khí ôm trong lòng tượng Pháo thần bằng đất kia đương nhiên là đồ giả, nhưng ở đây có một chi tiết cần coi trọng, hỏa pháo trong lòng tượng Pháo thần được dân gian thờ phụng thảy đều màu đỏ, ý chỉ áo đỏ và thuốc nổ; ngoài ra còn một loại hỏa pháo màu đen, biểu thị trong miếu Pháo thần có thiết đặt hỏa khí sát nhân, đa phần đều là Ngũ Lôi Khai Hoa pháo hoặc Lạc Địa Khai Hoa pháo.

Loại cơ quan kích hoạt thuốc nổ này ở Phong Oa sơn được gọi là hỏa tiêu, sơn khẩu pháo trong lòng Pháo thần thành màu đen, chính là một loại ám hiệu mà các vị sư phụ ở Phong Oa sơn sử dụng, ngoài những người thiết đặt cơ quan, người ngoài không thể biết được. Dù Út đã được học qua ngón nghề này, nhưng chưa từng gặp trong thực tế bao giờ, còn non kinh nghiệm, mãi đến lúc nhìn tháy khẩu pháo sơn màu đen và tấm biến gỗ đằng sau tượng đất, cô mới thình lình nhớ ra.

Trong ngôi miếu Pháo thần này, ắt hẳn đã bó trí vô số hỏa dược, cũng may vừa nãy chúng tôi chưa lỗ mãng phá cửa phá tường, bằng không đã dẫn động ngòi nổ, khiến cả bọn nổ banh xác rồi.

Thuổc nổ chắc hẳn được giấu trong tường và các cột nhà, xà nhà, cửa sổ cửa ra vào đều chỉ đóng được không mở được, bốn vách tường nếu chịu lực tác động quá mạnh cũng sẽ làm thuổc nổ bùng phát. Mặc dù hỏa dược chôn ở đây đều là loại thuổc nổ tự chế từ mấy trăm năm trước, nhưng núi Quan Tài là đất tàng phong tụ khí, rất có thể đến nay chúng vẫn còn khả năng phát nổ, một khi nổ tung, tấm thân máu thịt của con người quyết không thế chống đỡ được.

Thuốc nổ vốn là một trong tứ đại phát minh cổ đại, đến thời nhà Minh, ứng dụng của hỏa dược, hỏa khí đã dần trở nên thành thục hoàn thiện, uy lực thuốc nổ tự chế nguyên thủy tuy không bằng loại bây giờ, nhưng lực sát thương tuyệt đối không thể coi thường. Lạc Địa Khai Hoa pháo tương tự như bom bi, nghe tên là biết nghĩa, sau khi pháo nó, đinh sắt, mảnh sắt bên trong sẽ tóe ra như tiên nữ rắc hoa, gây sát thương trên diện rộng, còn Ngũ Lôi Khai Hoa pháo thì là loại nổ liên tục mấy phát liền.

Mọi người nghe đến đây, đều cảm thấy vô kế khả thi, một khi cửa điện mở ra, e rằng cả ngôi miếu này sẽ bị nó bay lên trời mất, nhưng nếu không nghĩ cách thoát ra ngoài, há chẳng phải bị nhốt ở đây tới chết sao? Cứ nghĩ đến việc xung quanh toàn thuốc nổ, lòng chúng tôi càng rối như tơ vò, cuống quýt như kiến bò chảo nóng, hai chân không sao đứng yên một chỗ được.

Tôi cố nén tâm trạng nóng như lửa đốt xuồng, bình tĩnh suy nghĩ lại, phen này chúng tôi đến cổ trấn Thanh Khê tìm mộ cổ Địa Tiên, cơ hồ mỗi bước đều khác xa dự tính, tất chuyện này đều nhờ công giáo sư Tôn từ đầu không chịu nói ra sự thật, đế đến nỗi lôi cả đám vào đường cùng thế này, nhưng giờ có trách ai cũng chẳng ích lợi gì, việc duy nhất có ý nghĩa thời điểm này là phải dốc hết khả năng ra ứng phó với nguy trước mắt.

Tôi đang định bàn với Shirley Dương xem có thể mạo hiểm gỡ bỏ ngòi nổ hay không, chợt nghe Tôn Cửu gia bên cạnh lên tiếng: "Suýt nữa quên mất, trong thôn Địa Tiên toàn là âm dương trạch thôi!"

Chúng tôi chưa hiểu ý, ngạc nhiên hỏi: "m dương trạch là cái gì? Chẳng lẽ thôn Địa Tiên này không phải là âm trạch à?" Tôn Cửu gia lắc đầu: "Không phải không phải, hôm nay xảy ra nhiéu chuyện quá, tâm trí tôi rối loạn, bỏ sót mất chi tiết này. Còn nhớ, năm ấy anh trai tôi đã nói, tất cả phòng ốc trong thôn Địa Tiên đểu là âm dương trạch."

Dương trạch chính là nhà ở của người sống, còn âm trạch là huyệt mộ mai táng người chết, địa tiên Phong Soái Cổ có bệnh nghiện thu thập các loại trân bảo trong mộ cổ, chẳng những thé, ông ta còn có một quái tật, không chỉ các loại minh khí quý giá bồi táng trong mộ, mà ngay cả các thứ như quan quách, xác cổ, gạch mộ, bích họa... ông ta cúng muốn chiếm làm của riêng, coi như tính mạng vậy.

Lúc ông ta xây dựng thôn Địa Tiên trong núi Quan Tài, đã bê nguyên dạng tất cả những mộ cổ mà Quan Sơn thái bảo từng trộm xây dưới lòng đất, trên là dương trạch, dưới là âm trạch, tầng dưới của các nhà cửa phòng ốc đều là mộ thất. Những mộ thất này có đủ loại từ đời Tam Đại đến đời Nguyên Minh, tuy nằm dưới mặt đất song cũng có cửa và mộ đạo thông nhau, chẳng khác nào đường phố bên trên vậy, nhưng không ai biết tại sao ông ca lại làm như thế.

Bên dưới ngôi miếu Pháo thần này, chắc chắn cũng có mộ thất, đi qua mộ đạo cũng có thể đến trang viện nhà họ Phong, chỉ là không biết dưới đất có giấu Lạc Địa Khai Hoa pháo hay không. Trên lý thuyết thì hẳn là không có, vì địa tiên Phong Soái Cổ tuyệt đối không tùy tiện hủy hoại âm trạch, nhưng nghe nói các loại cơ quan ám khí trong mộ thất thảy đều được bố trí theo phép cổ, nếu muốn đi theo đường mộ đạo, ắt phải nghĩ cách đói phó với đủ loại cơ quan bên trong mộ cổ các đời.

Có câu dùng người thì không nghi, nghi người thì đừng dùng, sau khi giáo sư Tôn lấy vong linh tổ tiên trên trời ra thề độc, lấn lượt kiểm chứng được các sự việc, tôi đã tạm thời gạt bỏ mối nghi ngờ với lão ta, bằng không muốn đi một bước cũng khó khăn vô cùng. Nghĩ đoạn, tôi lập tức tán đồng: "Đây cũng là một cách, dẫu sao cũng còn hơn bị vây khốn ở trong này. Các cụ có dạy, chỉ có anh hùng đuổi hổ báo, đâu ra hào kiệt sợ sài lang, nghệ nhân đổ đấu như Mô Kim hiệu úy chúng tôi, có mộ thất nào không dám vào chứ?"

Miếu Pháo thần nom có vẻ tĩnh lặng, thực chất lại đầy rẫy nguy cơ, trong tình huống tiến thoái lưỡng nan, cả bọn bèn quyét định đánh cuộc một phen, chuẩn bị thoát thân theo đường mộ đạo bên dưới, nhưng chính bản thân giáo sư Tôn cũng không dám đảm bảo độ chính xác của thông tin mật được truyền từ đời này sang đời khác trong gia đình mình, bên dưới miếu đường có mộ thất hay không vẫn còn rất khó nói.

Vậy là năm người chúng tôi xếp thành hàng ngang, dè dặt dùng xẻng công binh và Nga Mi thích bằng thép luyện cạy từng miếng gạch lát sàn lên, phát hiện sát chân tường chỗ nào cũng có thuốc nổ, xếp thành từng hàng kín mít. Ngũ Lôi Khai Hoa pháo không phải mìn, không có cách nào cắt được ngòi nổ, chỉ có thể tìm cách tránh đi, toàn bộ ngôi miếu chi riêng xung quanh tượng Pháo thần là không bố trí cơ quan hỏa dược.

Mọi người sợ chạm phải cơ quan dẫn nổ, không ai dám dùng lực quá mạnh, chi chầm chậm cạy mấy viên gạch xanh bên trên, thấy bên dưới là một lớp đất nện, khổ nỗi xẻng công binh quá ngắn, đem đào dất thì không dùng được sức, vả lại trong tầng đất nện này có khả năng còn trộn lấn cả gạo nếp và nước tiểu trẻ con, chất đất chắc dẻo két dính, chúng tôi mới đào được vài xẻng, đã mướt mồ hôi trán.

Tôi đành cùng Tuyền béo đi vác thanh Thanh Long Yểm Nguyệt đao lại, làm theo phép chữ "thiết (cắt)" trong phép cổ của Ban Sơn đạo nhân để lại, đầu tiên rưới một ít rượu trắng mang theo bên người xuống đất, để tầng đất nện tơi ra một chút, sau đó xoay chuyển đầu đao, dùng đoạn mũi đao ba cạnh đâm mạnh xuống. Thanh đao Quan Công này tựa như một cái cuốc sắt nặng mấy chục cân, bổ xuống lớp đất nện cứng rắn cảm giác hết sức thuận tay.

Đâm vỡ rổi xúc hết tầng đất nện, quả nhiên lại đến một tầng bùn khô dày hơn thước, bên dưới là rầm gỗ. Đào tới đây, đã đủ chứng minh bên dưới miếu đích thực có mộ thất, gỗ dùng cất mộ chắc hẳn đều lấy từ mộ cổ thật, những súc gỗ hình vuông đã mục nát quá nửa, mùi ẩm mốc xộc lên tận mũi. Chúng tôi dùng đao Quan Công chọc mấy phát, những khúc gỗ mục kê san sát liền sụt xuống ở giữa, để lộ một hang động tối đen như mực, âm phong bên trong thổi ra vù vù.

Tuyén béo mừng rỡ nói: "Xem ra dân binh đã nối liền các địa đạo trong thôn với nhau rồi." Cậu ta chưa dứt lời, liền nghe tiếng bức tượng đất trong miếu Pháo thần chao đảo ầm ầm một chập. Thì ra, rầm gỗ dưới đất đã bị ngấm nước ngầm từ khi còn ở trong ngôi mộ ban đầu, không chịu được tải nặng, một cột gò bị lún sụt, dẫn đến máy thanh rầm ngang quanh đó cũng nhất loạt gãy rời.

Máy cây rầm gỗ đứt gẫy ấy, vừa khéo lạy nằm ngay bên dưới tượng Pháo thần ôm hỏa pháo. Bệ thờ lay động, bức tượng dất nặng nề đập vào bức tường phía sau, cái đầu Pháo thần văng ra, thân hình đó vật xuống đất đánh "rầm* ngay lập tức, trên tường liền phát ra những tiếng kẹt kẹt quái dị.

Quả tim ai nấy đều trầm xuống, biết rằng ngòi nổ Lạc Địa Khai Hoa pháo đã bị kích hoạt. Tôi vội đẩy Tôn Cửu gia đang ngẩn người ra tại chỗ: "Đi mau, còn đợi gì nữa?"

Lúc này, vách tường cột kèo trong miếu đều vang lên tiếng chốt lãy tanh tách, tôi chẳng kịp xem xem tình hình bên dưới thế nào, đã vừa đẩy vừa kéo giáo sư Tôn nhảy xuống mộ thất, sau đó mấy người khác cũng nhanh chóng nhảy xuống theo. Tuyền béo cảm tháy thanh đao Quan Công này nặng nề chắc chắn, dùng rất thuận tay, tuy một người không vung nổi, nhưng lúc phá quan phá quách mà dùng thì vừa khéo, không nỡ bỏ lại, đương khi vội vã cũng không quên kéo theo cả thanh đao lớn.

Gian mộ thất do mấy trăm khúc gỗ xếp lại mà thành này rất chật hẹp, người ở bên trong không thể đứng thẳng, lại còn kê một chiếc quách cổ bằng gỗ. Tôi là người cuối cùng nhảy xuống, vừa khéo rơi đúng vào nắp quách gỗ, đà rơi còn chưa hêdt, đã nghe trên đầu liên tiếp vang lên những tiếng nổ ì ùng như sấm, bùn đát gạch vụn rào rào trút xuống người.

Trong miếu Pháo thần bên trên, những quả Lạc Địa Khai Hoa pháo không ngừng phát nổ, gạch đá bắn tung tóe, gỗ mục trong mộ thất bị chấn động, lần lượt rạn nứt, nhất thời cả gạch lẫn gỗ đều sụp xuống. Tôi lăn tròn dưới đất giữa màn bụi mù mịt dày đặc, cảm giác mộ thất có chế sụp đổ hoàn toàn bất cứ lúc nào, đâu kịp nhổm dậy, trong hỗn loạn cứ thế lăn lê bò toài về hướng cửa mộ, đụng phải đồng bọn cũng chẳng phân biệt được đấy là ai, chỉ liều mạng đẩy người đó ra phía ngoài.

Trong lúc hoảng loạn không kịp quan sát cho kỹ, chỉ thấy bên ngoài mộ thất có cái quách gỗ ấy, hình như ỉà một mộ đạo lát đá xanh vừa dài vừa hẹp. Lúc tôi xông ra, khắp đầu khắp mặt toàn là bùn đất, nhìn quanh thấy cả bọn đều đủ mặt, chỉ có Tuyền béo bị một khúc gỗ đập trúng đầu, tuy đã đội mũ bảo hiểm dùng cho leo núi, nhưng khúc gỗ vẫn cào rách một vệt trên mặt cậu ta. Tuyền béo không hề để tâm, giơ tay quệt bừa mấy cái, cũng chẳng hiểu là bùn nhão hay máu tươi nữa. Tôi chưa kịp kiểm tra tình hình những người còn lại, mộ thất sau lưng đã bị gỗ mục và bùn đất vùi lấp hoàn toàn, chỉ cần chậm nửa bước nữa thì tôi cũng bị chôn sống luôn bên trong. Cả bọn vẫn còn kinh hồn bở vía, chưa định thần lại được, bỗng thấy ở phía xa tít tối om trong mộ đạo chợt bùng lên mấy đốm sáng ảm đạm như lửa ma trơi, làm sắc mặt người nào người nấy đều xanh lét.

Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện