Trong cuốn nhật ký công tác giáo sư Tôn Học Vũ đánh rơi ở bảo tàng có vẽ hình Tần Vương Chiếu Cốt kính rất chuẩn xác, tuy tôi chưa được xem qua mặt sau của chiếc gương nhưng đặc điểm ngư phù không mắt khảm bên mặt gương đồng thì không thể lẫn đi đâu được. Xung quanh hình vẽ chiếc gương cổ còn chú thích rất nhiều chữ, có thể là ghi chép kết quả nghiên cứu và phân tích của giáo sư Tôn.
Tôi cứ tưởng Tần Vương Chiếu Cốt kính đã được giáo sư Trần nộp cho nhà nước, lẽ nào ông lại ngấm ngầm đưa cho giáo sư Tôn trước? Giáo sư Tôn đêm hôm khuya khoắc lẻn vào bảo tàng rốt cuộc để làm gì? Lòng đầy nghi hoặc, thấy cuốn nhật ký công tác chép nhiều nội dung, không thể tìm ra manh mối gì trong chốc lát, tôi liền gập lại bỏ vào túi áo khoác, định về nhà xem sau, trước mắt phải lợi dụng cơ hội hiếm có này chiêm ngưỡng lò đơn đời Hán kia cái đã.
Lúc này mặt bên của tủ kính đã bị cạy tung, chắc chắn là do giáo sư Tôn đã làm, Ngải Tiểu Hồng thấy thế lập tức định báo cảnh sát. Tôi bèn khuyên can: “Đằng nào cũng chỉ là hàng giả, vả lại không mất mát gì, đừng vì chuyện nhỏ này mà làm phiền tới lãnh đạo cấp và cơ quan công an, họ đã quá vất vả rồi. Cảnh sát nhân dân vì nhân dân, quần chúng nhân dân chúng ta cũng nên đồng tâm đồng lòng với cảnh sát nhân dân, sao có thể mang hết mọi rắc rối đẩy cho cảnh sát như vậy? Em nên nghĩ cho anh mình mới phải.”
Tiểu Hồng vốn là một cô gái thật thà nên gật đầu nói: “Anh Bát Nhất quả không hổ danh trưởng thành trong lò tôi rèn quân ngũ, lúc nảo cũng nghĩ cho người khác, đúng là em không nên gây thêm rắc rối cho anh mình. Vậy chúng ta mau đi xem cái lò đồng ngũ sắc chạm vàng chạm bạc ấy đi.”
Tiểu Hồng dẫn tôi và Shirley Dương tới trước lò đơn, lần này chẳng có gì ngăn trở, mọi chi tiết trên lò đều hiện ra tước mắt, tôi hỏi Tiểu Hồng: “Em Hồng này, trong bảo tàng của các em có lời thuyết minh món đồ này không?”
Tiểu Hồng nói đương nhiên là có, nguyên một đoạn dài hẳn hoi, đều do chuyên gia viết cả, rồi theo đó giới thiệu luôn cho chúng tôi nghe.
Tôi nghe được một lửa đã quầy quậy lắc đầu. Cái gọi là nội dung thuyết minh do “chuyên gia” dày công biên soạn đó so với lai lịch và công dụng thực sự của lò đơn Bình Sơn khác nhau một trời một vực, về căn bản là rất khập khiễng. Song đơn cung trong núi Bình Sơn Tương Tây không có mấy ghi chép trong sách sử, đến thời cận đại, ngoài đám Ban Sơn Xả Lĩnh từng đào qua mộ cổ này ra thì càng ít người biết đến, nghe mấy lới không đầu không cuối mấy ông chuyên gia bịa ra thà để tôi tự dựa vào nhãn lực và kinh nghiệm của mình suy đoán còn hơn.
Tôi giơ cao đèn pin soi lên thân lò để Shirley Dương nhìn cho rõ. Shirley Dương chỉ vào những chữ khắc nhấp nhô trên thành lò nói: “Thời Tần Hán tôn sùng phương thuật đơn dược nên gọi việc luyện tiên đơn bất tử là thuật Lư Hỏa. Những chữ khắc này có thể là dược quyết.”
Trong đơn cung Bình Sơn có hàng đống xác thối và quan quách được đào lên từ khắp mọi nơi, theo cách nhìn của hai tay trộm mộ sành sỏi là lão Trần và Gà Gô thì đây chính là nơi thực hiện hành vi bỉ ổi lấy người chết “luyện âm đơn”. Shirley Dương biết đọc cổ văn, cô nàng bảo những chữ khắc không hoàn chỉnh trên lò đơn đại ý nói rằng: “Cơ thể con người lấy thận làm nơi dẫn pháp, gốc sinh kim cội sinh mệnh, có lỗ thông lên cuống lưỡi. Thường tiết ra nước thần, trái là mồ hôi vàng, phải là dịch tiết ngọc, chảy xuống Đan Điền, Đan Điền đầy rồi chảy vào xương tủy, xương tủy đầy rồi chảy vào huyết mạch, huyết mạch đầy rồi chảy vào cung Nê Hoàn, cuối cùng chảy ngược vào thận, tuần hoàn như nhật nguyệt, sau khi chết nước vàng ngưng kết thành huyền châu.”
Tám bức tranh khắc hình tiên nhân luyện đơn trên thành lò, bốn bức mặt trước là phương pháp luyện âm đơn lấy huyền châu, nào là “mổ cổ thây lấy thận, đen đun nấu ninh hầm thành nước vàng dịch ngọc, trộn thêm chì thủy ngân luyện thành đơn hoàn”, nghe mà thấy buồn nôn.
Tôi nghĩ bụng không biết phương pháp luyện âm đơn này do ai nghĩ ra, nếu quả thật kim đơn được luyện ra từ cách đó, chỉ e là không phải tiên dược bất tử mà đáng mặt là thuốc độc chết người, ai ăn vào nấy xui xẻo thì có.
Bốn bức còn lại chỉ vẻn vẹn mấy dòng chữ khắc ngắn ngủi, trái ngược với âm đơn dược quyết, nói về nội đơn, cũng chính là thứ nội đơn mà chúng tôi đang tìm.
Xưa nay luyện nội đơn tức là luyện khí. Khí có thể dưỡng hình, lại trùm khắp lục phủ ngũ tạng, là do thu phát theo thất tình, bắt nguồn từ ngũ nhạc tứ độc, có sáu trạng thái biến khí đầy đủ gồm: thanh trọc, trong tĩnh, kiên cố như núi và sâu như nước; không có sáu khí này tất thể không thành công. Thanh long khí như mây lành vờn trăng; Chu tước khí như ráng hồng mặt nước; Câu trần khí tựa gió đen xu mây; Huyền vũ khí tựa khói quyện màn sương.
Hồi ở động Bách Nhãn tận cùng thảo nguyên Nội Mông, tôi từng tận mắt chứng kiến trong cơ thể to lớn của con chồn lông vàng già có một viên hồng hoàn chân đơn, cũng giống như ngưu hoàng, la bảo, là dạng kết thạch trong cơ thể sinh vật. Theo quan niệm phong thủy, cái gọi là “sinh khí” đều mông lung mơ hồ, vô hình vô chất, nội đơn trong cổ thây chính là kết tinh từ tinh hoa do sinh linh hấp thu giữa đất trời sông núi. Mục chữ “hóa” trong Thập lục tự âm dương phong thủy bí thuật đã trình bày tường tận, thực ra cái gọi là “nội đơn” hoàn toàn không thể kéo dài tuổi thọ, chứ đừng nói là trường sinh bất lão, mà chỉ là một dạng vật chất ngưng tụ từ sinh khí trời đất trong cơ thể sinh linh, nhưng pháp sư Giáng đầu Nam Dương muốn trừ thuật thi giáng cho Đa Linh tuyệt đối không thể thiếu được vật này.
Trước đây trong hoàng cung đại nội vốn sưu tầm rất nhiều nội đơn, trong chính sử ghi chép nổi tiếng nhất chính là “ngọc nhện” thời Bắc Tống, những viên nội đơn ngưng kết từ sinh khí đều có công dụng trừ thi độc triệt thi giáng. Nhưng nay những cổ vật đó hoặc đã bị huỷ bởi thiên tai nhân họa, hoặc thất lạc từ lâu, chỉ còn hy vọng tìm được trong minh phủ cổ mộ nào đó, đúng như lời cổ nhân đã dạy, tìm đơn dược trong địa cung mộ cổ, chính là hành động “cầu huyền trong phủ”.
Nhưng trên chiếc lò đơn ngũ sắc chạm khảm vàng bạc lại không hề nói mộ cổ nơi nào có kim đơn, tôi vẫn chưa hết hy vọng, lại xem xét tiếp trên dưới chiếc lò, vừa xem vừa nói với Shirley Dương: “Giáo sư Tôn là chuyên gia nghiên cứu mật văn phù hiệu cổ đại, sao lại phải lén lút đột nhập vào bảo tàng xem chiếc lò này nhỉ? Chẳng lẽ lão già này cũng muốn nuốt đơn dược cầu thần tiên bất tử hay sao? Tinh thần giác ngộ không đến nỗi thấp thế chứ, quần chúng nhân dân đã nuôi không lão bao nhiêu năm nay rồi…”
Shirley Dương chợt giữ lấy cái đèn pin đang khua khoắng trong tay tôi, rọi vào đỉnh lò: “Có thể giáo sư Tôn muốn xem phần này…phần thân trước lò đồng có nguồn gốc từ Quy Khư.”
Đỉnh lò trên cao là một khối hoa văn, được đúc rất tinh xảo, cả người và vật đều xoay nghiêng, thần thái cổ phát sinh động, hơi giống một bức tranh liên hoàn, trước là biển khơi sóng vỗ, “long binh” túm tụm vác một chiếc cổ đỉnh lên bờ, hình dáng đặc điểm chiếc đỉnh này hoàn toàn giống với đỉnh đồng được người Hận Thiên dùng long hỏa đúc thành.
Tiếp đó bách điểu đua tiếng, một người như Thiên tử nằm ngang cạnh cái đỉnh, dường như chết rồi đem đỉnh cổ làm vật tùy tàng, trên đỉnh đồng lần lượt trang trí bốn miếng cổ phù bao gồm: long, nhân, ngư, quỷ, đều khảm trên một mặt khay tròn trên thân đỉnh, nhìn rất giống Tần Vương Chiếu Cốt kính.
Tiếp theo là sơn lăng bị sét trời giội xuống, rất nhiều người cùng khiêng cái đỉnh khổng lồ ra khỏi mộ cổ, bấy giờ đỉnh đã chia năm xẻ bảy, còn bị người ta đem đúc thành lò đơn.
Bức tranh này hẳn là ghi lại lai lịch lò đơn, tiền thân chính là cổ vật người Hận Thiên tiến cống vào thời Chu vương, được một vị Chu Thiên tử nào đó chôn theo lúc hạ táng, sau đó do thiên tai tác động nên đồ dùng trong mộ cổ phơi cả ra ngoài, chiếc đỉnh đồng này bị người ta lấy đi, đem đúc thành lò đơn. Xem ra, mấy quẻ phù thượng cổ kia đều từ Quy Khư truyền tới.
Tôi biết người Hận Thiên tinh thông quẻ cổ, có thể soi nến chiêm bốc vạn tượng, nhưng có một việc tôi quên mất, đó là Tần Vương Chiếu Cốt kính đã là một bộ với mấy miếng quẻ phù không mắt thần bí kia, nên bản thân nó cũng chính là một mặt của gương cổ Quy Khư, nếu thế thì lai lịch của tần Vương Chiếu Cốt kính e rằng không giống như lời giáo sư Trần đã nói. Lẽ nào chúng tôi đã bị lừa ngay từ lúc đầu, cái gì mà gương soi trấn thi, cái gì mà mặt gương ngấm thi khí không được soi vào, đều chẳng liên can gì đến gương Nam Hải này. Tần Vương Chiếu Cốt kính có lẽ là thật, nhưng nhất định không phải là chiếc gương cổ mà chúng tôi vớt được trong con thuyền bị đắm dưới Nam Hải, có quỷ mới biết bên trong chiếc gương này ẩn chứ bí mật gì.
Sắc mặt Shirley Dương cũng chẳng dễ coi là mấy, cô nàng đương nhiên đã biết bọn chúng tôi bị lừa, nhưng ánh mắt lại toát lên nghi vấn: “Việc giáo sư Tôn đột nhập vào bảo tàng để xem lò đơn ngũ sắc, lẽ nào có liên quan đến tấm gương được gọi là Tần Vương Chiếu Cốt kính ông ta đang nghiên cứu? Ông ta say mê chiếc gương cổ ấy đến vậy, rốt cuộc muốn làm gì?”
Tôi nói: “Không muốn người khác biết trừ phi đừng làm. Nhật ký công tác của lão già ấy đã rơi vào tay chúng ta, về đến nhà khách xem kỹ một lượt, lo gì không tìm ra căn nguyên của lão.”
Chúng tôi lại xem xét chiếc lò đơn ngũ sắc trừ trong ra ngoài lần nữa, sau đó bảo Tiểu Hồng dẫn đi xem cỗ quan tài quét sơn vẽ hình tiên nữ và các tác phẩm phục chế đồng quỷ đồng nhân, cảm thấy không bỏ sót thứ gì nữa mới hài lòng thỏa dạ.
Ngải Tiểu Hồng đưa chúng tôi ra khỏi cổng bảo tàng, tôi bắt tay cô khách sáo nói: “Anh với ông anh ưa gây chuyện của em là chiến hữu, em cũng như em gái anh vậy, không cần khách sáo nhiều lời làm gì, nhưng vẫn phải cảm ơn em tối nay đã dẫn bọn anh đi tham quan cổ vật, lại còn được biết thêm báu vật trấn quán của bảo tàng Tự Nhiên, tiêu bản dơi trắng thành tinh sinh tiền chuyên ăn thịt người nữa.”
Tiểu Hồng nói: “Anh Bát Nhất đừng trêu em nữa mà, sau này anh chị có thời gian tới Hồ Nam, em sẽ dẫn đi tham quan bảo vật trấn quán của Hồ Nam chúng em, đó là nhuận thu ngàn năm, một kỳ tích trên đời, ý nghĩa hơn tiêu bản dơi trắng nhiều. Anh đã nhìn thấy cổ thây ngàn năm đích thị bao giờ chưa? Không phải là giả đâu nhá.”
Tôi cười hì hì nói: “Trước đây có nhìn một hai lần, nhưng không phải trong bảo tàng nên không dám xem lỹ, đợi lần sau tới chỗ em phải ngắm nghía cho đã đời mới được.” Nói xong liền vẫy tay từ biệt Tiểu Hồng.
Lúc chúng tôi ra về đã là nữa đêm về sáng trên đường chẳng gặp cái xe nào, đành cùng Shirley Dương đi xe “của bộ”, về đến nhà khách thì cả phổi lẫn khí quản đều đông cứng, tôi vội rót nước phích ra pha trà, rồi đến áo khoác cũng không buồn cởi, châm một điếu thuốc chuẩn bị xem cuốn nhật ký công tác của giáo sư Tôn.
Đang định giở ra đọc thì Shirley Dương đột nhiên giữ lất cuốn nhật ký, nói: “Tôi thấy làm thế này không hay cho lắm. Đây đều là tâm huyết của giáo sư Tôn, chúng ta không nên xem trộm khi chưa được ông ấy đồng ý…”
Tôi nói: “Xem trộm cũng có dăm bảy loại, có một loại là vô tình mà nhìn thấy, lão ấy đánh rồi bị tôi vô tình liếc qua mấy cái, về lý mà nói thì không thể coi là xem trộm được. Vả lại trong thiên hạ này người trùng họ trùng tên nhiều vô số kể, chúng ta không xem rõ nội dung, chỉ dựa vào mỗi cái tên đã đưa cho giáo sư Tôn, làm thế sao được?”
Tôi cố gắng lay chuyển Shirley Dương, thuyết phục cô nàng cùng tôi kiểm tra cuốn nhật ký công tác. Lúc này trong nhà khách không có ma nào quấy rầy, nói ra thì Hồ Bát Nhất tôi cũng yêu thích khảo cổ nghiệp dư, đương nhiên cần tĩnh tâm xem xét tỉ mẩn từng trang một. Tôi bảo Shirley Dương: “Giáo sư Tôn từng nói với tôi công việc của lão toàn là cơ mật quốc gia, cái mả mẹ nhà lão, ba hoa bốc phét không phải đóng thuế mà, để xem lão chuyên gia chuyên nghiên cứu Long Cốt thiên thư này có bí mật quốc gia gì…”
Tôi sớm đã không nén được tò mò, vừa nói vừa lật vừa giở cuốn nhật ký. Cuốn sổ này trông rất đỗi bình thường, bên trong cứ vài chục trang lại cài một tầm ảnh màu trang trí, chụp toàn cảnh quang trong thành Bắc Kinh, bao gồm quảng trường Thiên An Môn, đại lễ đường Nhân Dân, Di Hòa Viên…, giấy sổ màu vàng nhạt, kẹp rất nhiều ngân phiếu, có lẽ dùng đã nhiều năm. Trang thứ nhất được đóng dấu đỏ văn phòng phẩm đơn vị nơi giáo sư Tôn trực thuộc, phía dưới có dòng chữ viết bằng bút chì “Thận trọng từ lời nói đến việc làm”, dưới cùng ký tên “Tôn Học Vũ”.
Lật sang trang thứ hai chỉ thấy có một dòng chữ, tôi và Shirley Dương đều bất giác sững người, lòng đầy kinh ngạc, đồng thanh buột miệng: “Sao giáo sư Tôn lại biết Quan Sơn thái bảo thời Minh nhỉ?”
Tôi cứ tưởng Tần Vương Chiếu Cốt kính đã được giáo sư Trần nộp cho nhà nước, lẽ nào ông lại ngấm ngầm đưa cho giáo sư Tôn trước? Giáo sư Tôn đêm hôm khuya khoắc lẻn vào bảo tàng rốt cuộc để làm gì? Lòng đầy nghi hoặc, thấy cuốn nhật ký công tác chép nhiều nội dung, không thể tìm ra manh mối gì trong chốc lát, tôi liền gập lại bỏ vào túi áo khoác, định về nhà xem sau, trước mắt phải lợi dụng cơ hội hiếm có này chiêm ngưỡng lò đơn đời Hán kia cái đã.
Lúc này mặt bên của tủ kính đã bị cạy tung, chắc chắn là do giáo sư Tôn đã làm, Ngải Tiểu Hồng thấy thế lập tức định báo cảnh sát. Tôi bèn khuyên can: “Đằng nào cũng chỉ là hàng giả, vả lại không mất mát gì, đừng vì chuyện nhỏ này mà làm phiền tới lãnh đạo cấp và cơ quan công an, họ đã quá vất vả rồi. Cảnh sát nhân dân vì nhân dân, quần chúng nhân dân chúng ta cũng nên đồng tâm đồng lòng với cảnh sát nhân dân, sao có thể mang hết mọi rắc rối đẩy cho cảnh sát như vậy? Em nên nghĩ cho anh mình mới phải.”
Tiểu Hồng vốn là một cô gái thật thà nên gật đầu nói: “Anh Bát Nhất quả không hổ danh trưởng thành trong lò tôi rèn quân ngũ, lúc nảo cũng nghĩ cho người khác, đúng là em không nên gây thêm rắc rối cho anh mình. Vậy chúng ta mau đi xem cái lò đồng ngũ sắc chạm vàng chạm bạc ấy đi.”
Tiểu Hồng dẫn tôi và Shirley Dương tới trước lò đơn, lần này chẳng có gì ngăn trở, mọi chi tiết trên lò đều hiện ra tước mắt, tôi hỏi Tiểu Hồng: “Em Hồng này, trong bảo tàng của các em có lời thuyết minh món đồ này không?”
Tiểu Hồng nói đương nhiên là có, nguyên một đoạn dài hẳn hoi, đều do chuyên gia viết cả, rồi theo đó giới thiệu luôn cho chúng tôi nghe.
Tôi nghe được một lửa đã quầy quậy lắc đầu. Cái gọi là nội dung thuyết minh do “chuyên gia” dày công biên soạn đó so với lai lịch và công dụng thực sự của lò đơn Bình Sơn khác nhau một trời một vực, về căn bản là rất khập khiễng. Song đơn cung trong núi Bình Sơn Tương Tây không có mấy ghi chép trong sách sử, đến thời cận đại, ngoài đám Ban Sơn Xả Lĩnh từng đào qua mộ cổ này ra thì càng ít người biết đến, nghe mấy lới không đầu không cuối mấy ông chuyên gia bịa ra thà để tôi tự dựa vào nhãn lực và kinh nghiệm của mình suy đoán còn hơn.
Tôi giơ cao đèn pin soi lên thân lò để Shirley Dương nhìn cho rõ. Shirley Dương chỉ vào những chữ khắc nhấp nhô trên thành lò nói: “Thời Tần Hán tôn sùng phương thuật đơn dược nên gọi việc luyện tiên đơn bất tử là thuật Lư Hỏa. Những chữ khắc này có thể là dược quyết.”
Trong đơn cung Bình Sơn có hàng đống xác thối và quan quách được đào lên từ khắp mọi nơi, theo cách nhìn của hai tay trộm mộ sành sỏi là lão Trần và Gà Gô thì đây chính là nơi thực hiện hành vi bỉ ổi lấy người chết “luyện âm đơn”. Shirley Dương biết đọc cổ văn, cô nàng bảo những chữ khắc không hoàn chỉnh trên lò đơn đại ý nói rằng: “Cơ thể con người lấy thận làm nơi dẫn pháp, gốc sinh kim cội sinh mệnh, có lỗ thông lên cuống lưỡi. Thường tiết ra nước thần, trái là mồ hôi vàng, phải là dịch tiết ngọc, chảy xuống Đan Điền, Đan Điền đầy rồi chảy vào xương tủy, xương tủy đầy rồi chảy vào huyết mạch, huyết mạch đầy rồi chảy vào cung Nê Hoàn, cuối cùng chảy ngược vào thận, tuần hoàn như nhật nguyệt, sau khi chết nước vàng ngưng kết thành huyền châu.”
Tám bức tranh khắc hình tiên nhân luyện đơn trên thành lò, bốn bức mặt trước là phương pháp luyện âm đơn lấy huyền châu, nào là “mổ cổ thây lấy thận, đen đun nấu ninh hầm thành nước vàng dịch ngọc, trộn thêm chì thủy ngân luyện thành đơn hoàn”, nghe mà thấy buồn nôn.
Tôi nghĩ bụng không biết phương pháp luyện âm đơn này do ai nghĩ ra, nếu quả thật kim đơn được luyện ra từ cách đó, chỉ e là không phải tiên dược bất tử mà đáng mặt là thuốc độc chết người, ai ăn vào nấy xui xẻo thì có.
Bốn bức còn lại chỉ vẻn vẹn mấy dòng chữ khắc ngắn ngủi, trái ngược với âm đơn dược quyết, nói về nội đơn, cũng chính là thứ nội đơn mà chúng tôi đang tìm.
Xưa nay luyện nội đơn tức là luyện khí. Khí có thể dưỡng hình, lại trùm khắp lục phủ ngũ tạng, là do thu phát theo thất tình, bắt nguồn từ ngũ nhạc tứ độc, có sáu trạng thái biến khí đầy đủ gồm: thanh trọc, trong tĩnh, kiên cố như núi và sâu như nước; không có sáu khí này tất thể không thành công. Thanh long khí như mây lành vờn trăng; Chu tước khí như ráng hồng mặt nước; Câu trần khí tựa gió đen xu mây; Huyền vũ khí tựa khói quyện màn sương.
Hồi ở động Bách Nhãn tận cùng thảo nguyên Nội Mông, tôi từng tận mắt chứng kiến trong cơ thể to lớn của con chồn lông vàng già có một viên hồng hoàn chân đơn, cũng giống như ngưu hoàng, la bảo, là dạng kết thạch trong cơ thể sinh vật. Theo quan niệm phong thủy, cái gọi là “sinh khí” đều mông lung mơ hồ, vô hình vô chất, nội đơn trong cổ thây chính là kết tinh từ tinh hoa do sinh linh hấp thu giữa đất trời sông núi. Mục chữ “hóa” trong Thập lục tự âm dương phong thủy bí thuật đã trình bày tường tận, thực ra cái gọi là “nội đơn” hoàn toàn không thể kéo dài tuổi thọ, chứ đừng nói là trường sinh bất lão, mà chỉ là một dạng vật chất ngưng tụ từ sinh khí trời đất trong cơ thể sinh linh, nhưng pháp sư Giáng đầu Nam Dương muốn trừ thuật thi giáng cho Đa Linh tuyệt đối không thể thiếu được vật này.
Trước đây trong hoàng cung đại nội vốn sưu tầm rất nhiều nội đơn, trong chính sử ghi chép nổi tiếng nhất chính là “ngọc nhện” thời Bắc Tống, những viên nội đơn ngưng kết từ sinh khí đều có công dụng trừ thi độc triệt thi giáng. Nhưng nay những cổ vật đó hoặc đã bị huỷ bởi thiên tai nhân họa, hoặc thất lạc từ lâu, chỉ còn hy vọng tìm được trong minh phủ cổ mộ nào đó, đúng như lời cổ nhân đã dạy, tìm đơn dược trong địa cung mộ cổ, chính là hành động “cầu huyền trong phủ”.
Nhưng trên chiếc lò đơn ngũ sắc chạm khảm vàng bạc lại không hề nói mộ cổ nơi nào có kim đơn, tôi vẫn chưa hết hy vọng, lại xem xét tiếp trên dưới chiếc lò, vừa xem vừa nói với Shirley Dương: “Giáo sư Tôn là chuyên gia nghiên cứu mật văn phù hiệu cổ đại, sao lại phải lén lút đột nhập vào bảo tàng xem chiếc lò này nhỉ? Chẳng lẽ lão già này cũng muốn nuốt đơn dược cầu thần tiên bất tử hay sao? Tinh thần giác ngộ không đến nỗi thấp thế chứ, quần chúng nhân dân đã nuôi không lão bao nhiêu năm nay rồi…”
Shirley Dương chợt giữ lấy cái đèn pin đang khua khoắng trong tay tôi, rọi vào đỉnh lò: “Có thể giáo sư Tôn muốn xem phần này…phần thân trước lò đồng có nguồn gốc từ Quy Khư.”
Đỉnh lò trên cao là một khối hoa văn, được đúc rất tinh xảo, cả người và vật đều xoay nghiêng, thần thái cổ phát sinh động, hơi giống một bức tranh liên hoàn, trước là biển khơi sóng vỗ, “long binh” túm tụm vác một chiếc cổ đỉnh lên bờ, hình dáng đặc điểm chiếc đỉnh này hoàn toàn giống với đỉnh đồng được người Hận Thiên dùng long hỏa đúc thành.
Tiếp đó bách điểu đua tiếng, một người như Thiên tử nằm ngang cạnh cái đỉnh, dường như chết rồi đem đỉnh cổ làm vật tùy tàng, trên đỉnh đồng lần lượt trang trí bốn miếng cổ phù bao gồm: long, nhân, ngư, quỷ, đều khảm trên một mặt khay tròn trên thân đỉnh, nhìn rất giống Tần Vương Chiếu Cốt kính.
Tiếp theo là sơn lăng bị sét trời giội xuống, rất nhiều người cùng khiêng cái đỉnh khổng lồ ra khỏi mộ cổ, bấy giờ đỉnh đã chia năm xẻ bảy, còn bị người ta đem đúc thành lò đơn.
Bức tranh này hẳn là ghi lại lai lịch lò đơn, tiền thân chính là cổ vật người Hận Thiên tiến cống vào thời Chu vương, được một vị Chu Thiên tử nào đó chôn theo lúc hạ táng, sau đó do thiên tai tác động nên đồ dùng trong mộ cổ phơi cả ra ngoài, chiếc đỉnh đồng này bị người ta lấy đi, đem đúc thành lò đơn. Xem ra, mấy quẻ phù thượng cổ kia đều từ Quy Khư truyền tới.
Tôi biết người Hận Thiên tinh thông quẻ cổ, có thể soi nến chiêm bốc vạn tượng, nhưng có một việc tôi quên mất, đó là Tần Vương Chiếu Cốt kính đã là một bộ với mấy miếng quẻ phù không mắt thần bí kia, nên bản thân nó cũng chính là một mặt của gương cổ Quy Khư, nếu thế thì lai lịch của tần Vương Chiếu Cốt kính e rằng không giống như lời giáo sư Trần đã nói. Lẽ nào chúng tôi đã bị lừa ngay từ lúc đầu, cái gì mà gương soi trấn thi, cái gì mà mặt gương ngấm thi khí không được soi vào, đều chẳng liên can gì đến gương Nam Hải này. Tần Vương Chiếu Cốt kính có lẽ là thật, nhưng nhất định không phải là chiếc gương cổ mà chúng tôi vớt được trong con thuyền bị đắm dưới Nam Hải, có quỷ mới biết bên trong chiếc gương này ẩn chứ bí mật gì.
Sắc mặt Shirley Dương cũng chẳng dễ coi là mấy, cô nàng đương nhiên đã biết bọn chúng tôi bị lừa, nhưng ánh mắt lại toát lên nghi vấn: “Việc giáo sư Tôn đột nhập vào bảo tàng để xem lò đơn ngũ sắc, lẽ nào có liên quan đến tấm gương được gọi là Tần Vương Chiếu Cốt kính ông ta đang nghiên cứu? Ông ta say mê chiếc gương cổ ấy đến vậy, rốt cuộc muốn làm gì?”
Tôi nói: “Không muốn người khác biết trừ phi đừng làm. Nhật ký công tác của lão già ấy đã rơi vào tay chúng ta, về đến nhà khách xem kỹ một lượt, lo gì không tìm ra căn nguyên của lão.”
Chúng tôi lại xem xét chiếc lò đơn ngũ sắc trừ trong ra ngoài lần nữa, sau đó bảo Tiểu Hồng dẫn đi xem cỗ quan tài quét sơn vẽ hình tiên nữ và các tác phẩm phục chế đồng quỷ đồng nhân, cảm thấy không bỏ sót thứ gì nữa mới hài lòng thỏa dạ.
Ngải Tiểu Hồng đưa chúng tôi ra khỏi cổng bảo tàng, tôi bắt tay cô khách sáo nói: “Anh với ông anh ưa gây chuyện của em là chiến hữu, em cũng như em gái anh vậy, không cần khách sáo nhiều lời làm gì, nhưng vẫn phải cảm ơn em tối nay đã dẫn bọn anh đi tham quan cổ vật, lại còn được biết thêm báu vật trấn quán của bảo tàng Tự Nhiên, tiêu bản dơi trắng thành tinh sinh tiền chuyên ăn thịt người nữa.”
Tiểu Hồng nói: “Anh Bát Nhất đừng trêu em nữa mà, sau này anh chị có thời gian tới Hồ Nam, em sẽ dẫn đi tham quan bảo vật trấn quán của Hồ Nam chúng em, đó là nhuận thu ngàn năm, một kỳ tích trên đời, ý nghĩa hơn tiêu bản dơi trắng nhiều. Anh đã nhìn thấy cổ thây ngàn năm đích thị bao giờ chưa? Không phải là giả đâu nhá.”
Tôi cười hì hì nói: “Trước đây có nhìn một hai lần, nhưng không phải trong bảo tàng nên không dám xem lỹ, đợi lần sau tới chỗ em phải ngắm nghía cho đã đời mới được.” Nói xong liền vẫy tay từ biệt Tiểu Hồng.
Lúc chúng tôi ra về đã là nữa đêm về sáng trên đường chẳng gặp cái xe nào, đành cùng Shirley Dương đi xe “của bộ”, về đến nhà khách thì cả phổi lẫn khí quản đều đông cứng, tôi vội rót nước phích ra pha trà, rồi đến áo khoác cũng không buồn cởi, châm một điếu thuốc chuẩn bị xem cuốn nhật ký công tác của giáo sư Tôn.
Đang định giở ra đọc thì Shirley Dương đột nhiên giữ lất cuốn nhật ký, nói: “Tôi thấy làm thế này không hay cho lắm. Đây đều là tâm huyết của giáo sư Tôn, chúng ta không nên xem trộm khi chưa được ông ấy đồng ý…”
Tôi nói: “Xem trộm cũng có dăm bảy loại, có một loại là vô tình mà nhìn thấy, lão ấy đánh rồi bị tôi vô tình liếc qua mấy cái, về lý mà nói thì không thể coi là xem trộm được. Vả lại trong thiên hạ này người trùng họ trùng tên nhiều vô số kể, chúng ta không xem rõ nội dung, chỉ dựa vào mỗi cái tên đã đưa cho giáo sư Tôn, làm thế sao được?”
Tôi cố gắng lay chuyển Shirley Dương, thuyết phục cô nàng cùng tôi kiểm tra cuốn nhật ký công tác. Lúc này trong nhà khách không có ma nào quấy rầy, nói ra thì Hồ Bát Nhất tôi cũng yêu thích khảo cổ nghiệp dư, đương nhiên cần tĩnh tâm xem xét tỉ mẩn từng trang một. Tôi bảo Shirley Dương: “Giáo sư Tôn từng nói với tôi công việc của lão toàn là cơ mật quốc gia, cái mả mẹ nhà lão, ba hoa bốc phét không phải đóng thuế mà, để xem lão chuyên gia chuyên nghiên cứu Long Cốt thiên thư này có bí mật quốc gia gì…”
Tôi sớm đã không nén được tò mò, vừa nói vừa lật vừa giở cuốn nhật ký. Cuốn sổ này trông rất đỗi bình thường, bên trong cứ vài chục trang lại cài một tầm ảnh màu trang trí, chụp toàn cảnh quang trong thành Bắc Kinh, bao gồm quảng trường Thiên An Môn, đại lễ đường Nhân Dân, Di Hòa Viên…, giấy sổ màu vàng nhạt, kẹp rất nhiều ngân phiếu, có lẽ dùng đã nhiều năm. Trang thứ nhất được đóng dấu đỏ văn phòng phẩm đơn vị nơi giáo sư Tôn trực thuộc, phía dưới có dòng chữ viết bằng bút chì “Thận trọng từ lời nói đến việc làm”, dưới cùng ký tên “Tôn Học Vũ”.
Lật sang trang thứ hai chỉ thấy có một dòng chữ, tôi và Shirley Dương đều bất giác sững người, lòng đầy kinh ngạc, đồng thanh buột miệng: “Sao giáo sư Tôn lại biết Quan Sơn thái bảo thời Minh nhỉ?”
Danh sách chương