Lúc này, mây mù lại dần dần tụ lại, che đi đỉnh núi mông lung, Tông Cửu gia ngồi trên xe thất thần, không ngừng lẩm bẩm: "Núi non không khai ... trăm bước chín hồi..." như một kẻ si dại.

Tôi từng đọc cuốn sổ ghi chép của giáo sư Tôn nhiều lần, biết ông ta nghiên cứu giải mã các ký hiệu cổ đại đã nhiều năm, rất kiên trì với những câu đố kiểu này, nên suy nghĩ có phần cứng nhắc, thường đâm đầu vào ngõ cụt. Lúc này, thấy ông ta liên hệ đỉnh Thần Nữ với mộ Địa Tiên, tôi bèn bảo: "Truyền thuyết về đỉnh Thần Nữ này xa xưa quá rồi, cơ hồ xảy ra vào thời kỳ thần thoại, mà vua Đại Vũ cũng không phải vị vương không đầu; trong thần thoại chỉ có Hình Thiên múa búa là không có đầu, lấy bụng làm mặt, nhưng Hình Thiên không phải vương, sự tích cũng không có vùng Vu Hiệp này. Tôi thấy câu Nương tử không đến núi non không khai kia, không giống như có liên quan đến thần thoại đâu, có thể trong dãy Vu Sơn, có truyền thuyết gì tương ứng không chừng."

Shirley Dương cũng nói nên tập trung chú ý vào vùng phụ cận trấn Thanh Khê, nếu bài vè gợi ý lối vào thôn Địa Tiên của trung đoàn trưởng Phong không phải giả, vậy thì mộ cổ Địa Tiên đến tám chín phần là ở nơi có giếng muối, dù trong quá khứ không ai tìm thấy nhưng chúng ta có mấy điều kiện thuận lợi: trước tin là câu đố vị trí địa tiên kia để lại cho hậu nhân nhà họ Phong, ít nhất cũng được một nữa; ngoài ra còn có "tuyệt chiêu sát thủ" chính là tấm gương cổ bằng đồng xanh có thể chiêm đoán sinh khí của long mạch, đến thời điểm mấu chốt đem ra dùng, tí nhiều cũng có chút gợi ý.

Tôi đưa tay rờ rờ chiếc gương "Quy Khư quẻ kính' trong ba lô, nói với mọi người: "Dạo trước tôi có nhờ sư huynh Trương Doanh Xuyên giúp nghiên cứu cách dùng quẻ phù, may mà anh ấy là cao thủ chiêm nghiệm suy đoán, hiểu rất nhiều đạo thuật âm dương, lại tham khảo thêm quẻ số và lời chú cổ xưa của Đản nhân ở Nam Hải, gần đây cuối cùng đã có chút manh mối. Nhưng hải khí trong tấm gương cổ này sắp tiêu tán hết rồi, e rằng nhiều nhất cũng chỉ dùng được một lần nữa thôi, mà tôi cũng không dám chắc có thể hiểu được một nửa quẻ tượng hiện lên. Không đến lúc vạn bất đắc dĩ, tuyệt đối không thể tùy tiện sử dụng. Phát Khưu Mô Kim, Ban Sơn Xả Lĩnh để lại rất nhiều cổ thuật tầm long trộm mộ, tôi không tin bốn phép Vọng Văn Vấn Thiết không đối phó được thuật Quan Sơn chỉ mê của đám địa chủ trùm sỏ mỏ muối kia."

Tôn Cửu gia tỏ vẻ không đồng tình: "Các cậu còn trẻ, kinh nghiệm non nớt quá. Cậu bảo mộ cổ Địa Tiên chỉ cất tay là tìm được, dễ như ăn bắp à? Tôi đây dựa trên sử liệu suy đoán, Minh Hiếu Lăng an táng Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương chính là do Quan Sơn thái bảo chọn đất thiết kế, vị địa tiên kia tiếp nhận danh hiệu tổ tiên truyền lại, Quan Sơn kim bài cũng là vật vua ban, vì vậy Quan Sơn chỉ mê tuyệt đối không phải thứ vớ vẩn, mà là tinh túy của văn hóa truyền thống đấy."

Tôi không đồng tình với luận điệu của giáo sư Tôn: "Cứ suy luận như thế thì bùa Mô Kim còn là tổ tiên mười tám đời của kim bài Quan Sơn kia, mộ Tào công chính là do Mô Kim hiệu úy xây dựng mới gọi là linh dương treo sừng, không biết đâu mà tìm , cái thứ bố cục trên bàn giấy như Minh Hiểu Lăng kia mà đòi sánh à?"

Giáo sư Tôn nói: "Hồ Bát Nhất, cậu ăn nói ba hoa. Chuyện Mô Kim hiệu úy xây mộ Tào Tháo là cậu tiện mồn bịa ra đúng không? Làm gì có chính sử nào chép lại chứ? Đây không phải là thái độ chính xác cần có khi nhìn nhận lịch sử, tôi từ chối thảo luận với cậu."

Tôi cãi: "Thử nhìn lại tự cổ chí kim, có bao nhiêu việc lớn không được ghi vào chính sử? Sử sách xưa nay đều do triều đình viết ra, chẳng phải kẻ cầm quyền muốn viết thế nào thì viết ư? Những chuyện cơ mật thực sự, mấy tay viết sử làm sao biết được? Chẳng phải chỉ biết đem những bí ẩn không lời giải đáp đó, bôi thành mấy hàng mập mờ trên giấy trắng để người đời sau tự nghiền ngẫm suy luận ư? Bảo là sử xanh mà toàn những nội dung tăm tối mập mờ."

Tôi lại bảo giáo sư Tôn, mộ Tào Tháo được giấu trong vùng khí hồng hoang hỗn độn còn lại từ thuở trời đất chưa phân cách, nhìn tưởng không, mà thực ra là có. Lúc hạ táng, phải tìm bắt một xà nữ, đánh vảy chọc tiết trong mộ, chỉ man phần mỡ ra ngoài, sau đó niêm phong hầm mộ lại. Từ đó trở đi, không ai có thể nhìn thấy ngôi mộ này từ bên ngoài được nữa. Những khi tế bái, phải dùng mỡ xà nữ làm dầu đốt đèn mới có thể nhìn thấy chỗ ánh sáng đỏ lấp lóa trong núi mà cúng tế. Nhiều năm sau, khi mỡ xà nữ dùng hết, thần tiên cũng chẳng thể nào tìm được vị trí ngôi mộ ấy. Đây đều là thủ đoạn thần thông của Mô Kim hiệu úy thời xưa, vì vậy ngàn vạn lần không thể coi thường trí tuệ và kỹ thuật của người xưa được. Chúng ta chuyến này tìm kiếm mộ cổ Địa Tiên ở Vu Sơn, đừng hòng được thong dong.

Giáo sư Tôn một mực không tin, nguyên tắc của ông ta là "một chữ trong sách cũng đáng tin, trong thư tịch không ghi thì kiên quyết không tin", cực kỳ cố chấp. Dọc đường, chúng tôi cứ tranh luận không ngớt, trong khi Tuyền béo ngủ ngáy khò khò, chẳng ai để ý xem xe khách đã chạy được bao lâu, giữa chừng, Út đột nhiên gọi tài xế dừng xe lại.

Tôi còn tưởng đến bến rồi, vội vàng đánh thức Tuyền béo dậy, cả bọn lục tục xuống xe, đứng lại quan sát, chỉ thấy bốn phía đều là núi non trùng điệp giữa màn mây mù bảng lảng, rõ ràng là một nơi trước không thấy nhà sau chẳng thấy tiệm. Tôi liền hỏi Út xem đây là đâu?

Út nói: " Không phải đã nói rồi ư, mấy anh chẳng ai nhớ hết hở? Phải đi đường Năm Thước mới đến Thanh Khê được, từ chỗ này đi xuống, chính là đường Năm Thước đấy mà."

Tôi nhìn theo chiếc xe khác đưa chúng tôi đến đây, thấy chẳng còn tăm hơi đâu nữa, vốn định đến huyện thành nghỉ chân rồi mới hành động, nhưng kế hoạch lại không theo kịp biến hóa, đành tiến thẳng vào núi vậy. Út lớn chừng này tuổi rồi, cũng chỉ đi qua đây có một lần, có trời mới biết phải đi bao lâu mới tới?

Năm người chúng tôi men theo con đường nhỏ ngoằn ngoèo, đi vòng theo triền núi, không lâu sau liền tìn thấy dấu vết sạn đạo cổ xưa. Đó là vách đã thẳng đứng, đã phiến và gỗ bắc thành một con đường rộng năm thước treo lơ lửng bên trên. Từ thời Tiên Tần, đoạn sạn đạo cổ này đã được xây dựng để vận chuyển muối Vu ra bên ngoài núi. Công trình thời Tần không phải hạng vừa, Trường thành, sông Tần Hoài, sạn đạo cổ, Tần lăng, cung A Phòng... đều có mức độ hiểm trở và quy mô vĩ đại khiến người ta khó lòng tưởng tượng nổi.

Chúng tôi đặt chân lên đường Năm Thước, di xuyên qua hẻm núi mây mù thăm thẳm, cảm giác như đạp mây mà đi, mỗi bước hạ xuống, phiến đá đặt chân đều lung lay, có những chỗ cọc đá, phiến đá đều đã sụt lở, chỉ còn lại mấy khúc gỗ chỏng chơ bắc ngang. Tuyền béo thấy út di qua hết sức thong dong tự tại, thà chết cũng không chịu mất mặt, đành liều mình dấn bước, cứ tóm chặt lấy ba lô của tôi, nhích từng bước một.

Mọi người đều nín thở dán mình sát vào vách núi nhích lên từng bước, không ai dám lơ là, càng không dám nhìn ngó xung quanh, thi thoảng cũng buộc phải dừng chân nghỉ ngơi giây lát, phóng mắt nhìn ra, chỉ thấy toàn núi cao non cả trùng điệp. Dưới chân, nước xiết cuồn cuộn như sấm động hổ gầm, nhìn xuống khe núi toàn là mây mù, chỉ nghe tiếng nước lớn ầm ầm, mà không thấy được cảnh dòng nước xiết cuộn trào dữ dội.

Con đường Năn Thước cổ xưa này có lẽ cũng không dài lắm, nhưng tôi có cảm giác như thể đi mãi cũng không đến tận cùng, càng đi sâu vào trong núi, cảnh sắc xung quanh càng kỳ lạ. Rõ ràng trông thấy vách đá chắn ngang không còn đường để đi tiếp nữa, nhưng tới chỗ ngoặt, lại thấy mây rẽ ra một vùng trời mới, hơi nước mù mịt không tan nương theo thế núi lững lờ bốc lên, hóa thành mây bay, thành mưa bụi. Có nơi mây đen cuồn cuồn, có nơi lại sương trắng mang mang, mây mù vấn vít như ảo cảnh. Sạn đạo cổ cũng vì thế mà trở nên nguy hiểm bội phần, độ cao so với mực nước biển đã lên tới cả nghìn mét, chẳng ai dám phân tâm thưởng thức những khói mây biến ảo mời mịt mông lung kia nữa cả.

Khó khăn lắm mới đi đến tận cùng sạn đạo, người nào cũng tê chồn cả chân tay, ngồi xuống nghỉ ngơi hồi lâu vẫn thấy tâm thần hoảng hốt, khó mà tưởng tượng nổi sao mình có thể kiên trì đến tận lúc này. Nghĩ đến lúc trở về lại phải đi thêm một chuyến nữa, bất giác ai nấy đền rùng mình.

Út chỉ xuống dưới dốc núi bỏa tôi: "Anh Nhất nhìn đi, bên dưới chính là trấn Thanh Khê mà các anh muốn tìm đấy. Anh xem, phòng ốc trong trấn vẫn còn, nói không chừng nhà cũ của em cũng chưa bị sập đâu."

Lúc này mây mưa vừa tan, vầng tà dương đỏ như máu treo lơ lửng ở góc trời, sắc hoàng hôn thấm đẫm rặng núi xa xa, trời đất non song tự như một bức họa mông lung kỳ ảo. Tôi vội vực lại tinh thần, nhân lúc trời chưa tối hẳn , cầm ống nhòm lên quan sát dịa hình bên dưới, chỉ thấy một khu vực toàn kiến trúc dân cư theo phong cách cổ xưa phân bố rải rác ở lừng chừng núi, đường phố nối với nhau bằng bậc thang đá. Vì trấn cổ này hoang phế từ lâu, bên trong hoàn toàn không có anh đèn đuốc và dấu vết của con người, cơ hồ cả lũ chuột đồng mèo hoang cũng chẳng còn, hoàn toàn lặng ngắt như tờ, thậm chí trên bản đồ cũng chẳng còn đánh dấu nơi này nữa.

Lại quan sát xung quanh trấn cổ, bề mặt đất đã bị phá hoại nhiều chỗ, không thể quan sát hình thế phong thủy được, nếu mộ cổ Địa Tiên ở gần đây, tôi thực khó lòng tưởng tượng thuật Quan Sơn chỉ mê xem đất tìm long mạch bằng cách nào. Thấy sắc trời đã muộn, mọi người sau một chặng đường dài vất vả đều vừa đói vừa mệt, muốn hành động gì cũng phải đợi sáng mai tính tiếp. Nghĩ đoạn, tôi bèn lấy đèn pin mắt sói ra, điều chỉnh lại độ sáng rồi soi đường dưới chân, dẫn đầu đi xuống dốc núi, định tìm một nơi nghỉ ngơi qua đêm trong trấn.

Lúc cả nhóm xuống đến chân núi trời đã tối mịt, Út bảo tôi tìm một cành cây dài để dò đường, thì ra bắt đầu từ chỗ này, đường đi đầy những hố, có một bãi tha ma rất lớn, quan tài đã được chuyển đi nơi khác lúc di chuyển mộ tổ, để lại toàn huyệt rỗng, cỏ dại mọc cao quá gối, nếu không cầm gậy dò đường như người dò mìn, thì trong đêm tối mù mịt thế nào thế nào cũng có người hụt chân rơi xuống dưới.

Tôi đành dùng cành cây vừa đi vừa chọc chọc, bốn người còn lại bước theo sau lưng. Trong lùm cây bụi cỏ rất nhiều muỗn, chùm sáng đèn pin trên tay lại càng thu hút vô số muỗi mòng thiêu thân không ngừng lao bổ vào mặt người ta, vửa đi vừa phải vung tai đuổi. Tôi cũng không nhịn được nhăn nhó mặt mày, hoàn cảnh và địa hình của trấn Thanh Khê này phức tạp hơn nhiều so với dự liệu của tôi, chẳng hiểu rốt cuộc còn có những gì trong thị trấn như tòa thành chế này nữa?

Cả bọn chân thấp chân cao đi qua bãi tha ma, mặc dù chỗ hở ra ngoài trên cơ thể đều đã bôi thuốc chống muỗi, nhưng rốt cuộc vẫn bị bọn muỗi mòng như biệt đội cảm tử Thần Phong ở đua hút không biết bao nhiêu máu. Chúng tôi di vòng qua mấy cái hồ cạn khô, cuối cùng cũng vào được cổ trấn. Chỉ thấy các kiến trúc cổ trong trấn này đều vắng ngắt, cửa rả mở toang hoác, đa phần đến cả cánh cửa cũng bị gỡ mất, đồ đạc trong nhà đã được dọn đi hết, chỉ còn lại cái xác nhà với vô số khẩu hiệu trên tường, trong màn đêm tựa như những bóng ma cao lớn đen kịt. Thời tiết giữa hè nóng bức oi ả, chẳng có lấy một ngọn gió thổi qua, không khí ban đêm lại càng ẩm thấp bức bối, khiến cảm giác bất an trong lòng người cũng tăng lên gấp bội.

Giáo sư Tôn nói: "Cũng may chúng ta đi cả nhóm, nếu chỉ có một thân một mình, ai dám ở đây qua đêm chứ? Mau mau tìm một gian nhà nghỉ ngơi thôi, bằng không ở bên ngoài này bị muỗi đốt cả đêm, đến Kim Cương La Hán cũng không chịu nổi đâu."

Tôi bảo chúng ta không mang lều bạt, chắc chắn phải tìm căn nhà hoang nào đấy qua đêm rồi, có điều nhìn trăng nhạt sao mờ, nửa đêm về sáng quá nửa sẽ có mưa ròa kèm sấm chới, ông xem những căn nhà này đều lâu năm không được tu sửa, có thể sập xuống bất cứ lúc nào. Chuyện này muốn gấp cũng không được, phải chọn nơi nào kiên cố một chút mới yên tâm.

Tuyền béo giơ đèn pin mắt sói lên, đứng giữa phố quét mấy vòng: "Tôi thấy cái nào cũng thế cả, trời tối om rồi, đi đâu tìm chỗ yên ổn đây chứ? Chi bằng cứ xem vận may, vào bừa một căn đi, nhà không sập coi như chúng ta có phúc."

Tôi không tán thành cách làm ăn may của Tuyền béo, vận may nên để đến lúc mấu chốt mới lấy ra đặt cược, sao có thể lúc nào cũng nhờ cậy vào nó chứ? Vậy là tôi dẫn theo cả bọn tiếp tục đi dọc theo phố chính. Lúc này Shirley Dương lên tiếng hỏi Út: "Trong trấn có công trình kiểu như đồn cảnh sát hay bệnh viện không? Hay ... có chỗ phòng ốc lớn nhất, đẹp nhất không?"

Út nhớ kỹ lại rồi nói:" Đồn công an và bệnh viện thì không có đâu, hồi trước có hợp tác xã mua bán, nhà khách, trạm y tế cũng đều chẳng ra sao cả, nhà cửa cũ kỹ thô sơ, bây giờ chắc chắn không ở được. Nói đến to đẹp nhất, thì phải tính đến nhà họ Phong đầu tiên, khu nhà ấy to lắm, còn to hơn cả miếu Long Vương nữa. Nhưng mọi người đều nói ở đấy không sạch sẽ, là đất dữ, từ lâu đã không còn ai ở nữa rồi. Nhà học Phong chì là tên cũ thôi, mấy người chỉ đời sau đều không phải họ Phong, cổng chào bằng đá xanh với đôi sư tử đã trước nhà họ, đã có đến mấy trăm năm lịch sử rồi đấy".

Tôi vừa nghe nói đến giờ vẫn còn "dương trạch" năm xưa của Quan Sơn thái bảo, đương nhiên muốn đi xem thử, liền bảo Út dẫn đường. Cô rời khỏi nơi này đã lâu, cũng không nhớ đường lắm, may mà nhớ ra nhà cũ của họ Phong nằm ở trung tâm cổ trấn. Lần mò tìm tới, liền thấy phía trước một ngôi nhà tường trắng ngói đen, có đôi sư tử đá đứng ngoài cổng hộ vệ.

Đại bộ phận khu nhà cũ đã bị dỡ đi, không còn diện mạo năm xưa nữa, quy mô phần còn lại nhỏ hơn hồi trước rất nhiều, ngoài đôi sư tử đá trước cổng, chỉ còn lại một tòa lầu và một cổng chào cao lớn nguy nga bằng đá xanh, là kiến trúc cổ giữ được từ trước thời nhà Thanh.

Tôi thấy nước sơn trên mái hiên, cột nhà tuy đã tróc hết, nhưng chất gạch chất gỗ và cấu tạo đều xa hơn những nhà dân thông thường. Căn nhà tuy cũ kỹ lâu đời, nhưng còn kiên có hơn nhiều phòng ốc được xây dựng sau này trong thị trấn, chỉ là không biết hung trạch nhà họ Phong đêm nay có được thái bình hay không?

Lúc này trên trời đã bắt đầu lác đác hạt mưa, cả bọn chúng tôi đều mệt lử người, cũng không do dự thêm nữa, lập tức quyết định qua đêm trong ngôi nhà này, mỗi người cầm một chiếc đèn pin đi vào trong.

Tôi vừa bước vào liền ngẩn người tại chỗ, dưới ánh đèn pin mắt sói loang loáng, chỉ thấy trong phòng chứa rất nhiều thứ chẳng ai ngờ tới. Tôi lấy làm ngạc nhiên, sau nhà trước ngõ sao lại cõ nhiều sư tử đá hình dáng ký quái thế này? Đột nhiên, một tia chớp dài lóe lên như con rồng lướt qua giữa bầu không, trong khoảnh khắc chiếu sáng bừng cả phòng trong phòng ngoài. Qua cửa sổ và cửa sau, có thể trông thấy ở sân sau cũng xếp đầy những con thú đã kỳ dị.

Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện