"... chỉ một người còn sống..."
Chướng khí mù mịt, dẫu chưa thể trông rõ diện mạo của kẻ nọ nhưng tôi biết rõ... hắn không phải là Trần Thuyên.
Biến cố như thuỷ triều ập đến, nhấn chìm tôi trong dòng nước đục ngầu.
Chỉ thấy người kia rút ra một dải khăn dài, bao trùm lấy hai mắt tôi, thô bạo kéo tôi đứng dậy. Dựa theo tình trạng xóc nảy, tôi đoán mình bị ném vào trong xe ngựa, sau một quãng đường dài như vô tận thì tiếp tục được dẫn lên khoang thuyền chòng chành, vượt sóng nước tiếp tục di chuyển.
Tôi có cảm giác bản thân đã trải qua quá nửa cuộc đời kể từ thời điểm hai mắt bị bịt kín, đến khi bàn chân giẫm xuống mặt đất vững vàng mới thấy bụng dạ nôn nao khó tả. Khoảnh khắc dải khăn được tháo xuống, tôi còn băn khoăn tự hỏi có được trông thấy mây khói nghìn trùng, các loài hải quái mặt thú thân xà đang bơi lượn kéo thuyền ra xa hay không. [*]
[*] Mượn ý từ "Chuyện lạ nhà hàng chài" trong Thánh Tông Di Thảo
Không thể trách tôi được, bọn khốn nạn kia chỉ cho tôi đúng hai hớp nước, tuy chưa đói đến mức hoa mày chóng mặt nhưng cũng chẳng cách nào suy nghĩ thấu đáo, tỉnh táo tiếp nhận hiện thực.
Thôi, dù sao đây cũng không phải trọng điểm.
Thoát khỏi chiếc khăn hôi hám, tôi bình tĩnh đón nhận ánh sáng tràn tới, mãi sau đơ, khi thị lực bình thường trở lại mới cẩn thận quan sát người đàn ông cao lớn đang đứng trước mặt mình.
Đây hẳn là vị chủ công trong lời đồn.
Tuổi tác khoảng gần bốn mươi, dáng người khá cao ráo. Tóc tai gọn gàng, nếu tôi không nhầm thì còn tạo kiểu undercut cực kỳ thời thượng. Da ngăm đen, lông mày rậm, hốc mắt khá sâu, môi mỏng, mũi hơi tẹt,... đại khái nhìn qua giống nhân vật quần chúng hơn là boss phản diện.
Tôi hiên ngang đón nhận ánh mắt của y, hơi ngạc nhiên vì dường như người đàn ông này không hề có ác ý với mình, chỉ đơn giản là đang ngầm đánh giá mà thôi.
Nhìn ngắm đã đủ, y quay lưng, từng bước chậm rãi quay trở về với chiếc ghế to, đặt tại vị trí trên cùng của căn phòng. Đặc biệt ở chỗ, phía bên dưới là một bậc đá khá cao, như để tôn lên thân phận chủ công của y vậy.
Y biếng nhác ngả lưng, cất tiếng gọi: "Tố Nga."
Chẳng hề có màn đấu trí hay võ mồm căng thẳng như tôi tưởng, theo lệnh của gã chủ công, người phụ nữ tên là Tố Nga lù lù xuất hiện, đưa tôi rời khỏi căn phòng lớn.
Khoé miệng mím chặt, ả không thèm giấu giếm sự khinh miệt đối với tôi, chỉ lặng bước phía trước dẫn đường.
Hành lang tối tăm, duy nhất một ngọn đuốc nhỏ thắp ở điểm cuối, bên cạnh cánh cửa đang đóng chặt. Tố Nga sờ vào tay nắm, đẩy nhẹ.
Ả lùi về sau nhường lối cho tôi, đều giọng cung cấp thông tin: "Bên trái là phòng vệ sinh, có sẵn mấy thùng nước để tắm rửa rồi nhé. Chủ công gọi thì cô mới được ra ngoài."
Cô ả tỏ ra khá mất kiên nhẫn, dùng ánh mắt ra hiệu cho tôi làm theo mệnh lệnh.
Tôi chẳng muốn dùng dằng mất thời gian, đành nén lại tâm trạng rối bời mà bước vào trong.
Tố Nga kéo cánh cửa gỗ nặng nề, cạch một tiếng, cài chốt ở bên ngoài. Khoá nhốt là điều hiển nhiên, tôi không quá để tâm tới nó.
Trước mắt, tôi dành ra một khoảng thời gian ngắn để quan sát căn phòng mà mình tạm trú ngụ. Diện tích chỉ bằng một phần tư của phòng khách - nơi tôi được gã chủ công "tiếp đón" - ngoài cửa chính thì chỉ có một cánh cửa nhỏ ở bên trái, hẳn là dẫn tới phòng vệ sinh theo lời của Tố Nga.
Điểm khiến tôi chú ý là bức tường đá xù xì thô ráp bao quanh phòng, cùng một chất liệu với hai bên hành lang mình vừa đi qua. Khả năng cao nơi này được xây dựng bên trong một hang đá, tách biệt so với khu vực dân cư bình thường.
Để củng cố thêm suy đoán của tôi, toàn bộ nội thất trong phòng đều bằng đá, có dùng sức ba bò chín trâu cũng khó có thể suy chuyển.
Ánh đèn dầu lay động, tôi quơ lấy bộ váy áo được chuẩn bị sẵn, quyết định phải tranh thủ tắm gội thật sạch sẽ trước khi bản thân không chống đỡ nổi nữa.
Dòng nước lạnh lẽo xối thẳng xuống đỉnh đầu, băng giá lướt qua từng tấc da thớ thịt. Cơn đau buốt ập đến khiến tôi co rúm, tựa như khắp mình mẩy là vô số những vết thương sâu hoắm đang rỉ máu.
Tôi chật vật khoác từng lớp áo thùng thình, lê lết tới chiếc giường đá trong góc phòng.
Bóng đen dưới chân run rẩy, trong chớp mắt, toàn bộ sức mạnh đang giúp tôi đứng vững bỗng chốc sụp đổ, vỡ vụn.
Chỉ còn lại một mình, làm sao tôi có thể mạnh mẽ nổi? Lòng bàn tay che lấp gương mặt, lệ nóng ướt nhoà. Hình ảnh của Đông Ly, Quân Trì, Hồ Yên... cả Bách Chu vờn quanh tâm trí, có lẽ muốn bức tôi phát điên, hoặc đơn giản hơn, họ chỉ mong tôi không vội buông bỏ, cố gắng, kiên trì đi đến tận cùng, sáng tỏ mọi uẩn khúc.
Nhưng phải làm gì tiếp theo đây...
Tôi ngồi bệt dưới đất, tựa lưng vào tường đá. Số đèn dầu trong phòng đã tắt quá nửa, u tối dần áp đảo, tới tận lúc này tôi mới nhận ra bản thân cô độc biết bao.
Rất lâu về trước, tôi từng nghe Trần Thuyên nói rằng: "Chẳng quý một thước ngọc, chỉ trọng một tấc quang âm"*.
[*] Sách Hoài Nam Tử. Quang âm có nghĩa ánh sáng và bóng tối, cũng chỉ ngày-đêm, tức thời gian.
Khi ấy là cuối hè, thời tiết vô cùng dễ chịu. Rèm lụa bay phất phơ, cánh hoa trượt theo nếp gấp, bị tôi bắt được trước khi chạm xuống mặt đất.
Chẳng rõ Trần Thuyên quay lại lầu Thanh Quang từ khi nào, anh lặng lẽ đứng phía sau, vòng tay ôm chặt eo tôi. Trần Thuyên hơi cúi đầu, khẽ áp vào má tôi, cọ cọ.
Bên tai là tiếng anh thủ thỉ, dịu dàng.
Chẳng quý một thước ngọc, chỉ trọng một tấc quang âm.
Thoáng quay đầu, một lần chớp mi, đã thấy sáu, bảy năm trôi theo bóng câu bên cửa sổ.
Gương mặt thẫn thờ của Trần Thuyên năm mười ba tuổi vẫn luôn khắc sâu trong trí nhớ tôi. Như thể... cả đời này tôi cũng chẳng thể quên được hình ảnh cậu thiếu niên giãy dụa khi bị kéo lại, hay ánh mắt bất lực trông theo tôi chìm sâu dưới làn nước. Vậy mà hốt hoảng lục lọi trong ký ức, tôi lại như thấy một lớp bụi mờ phủ lên quãng thời gian mình sống tại lầu Thanh Quang, dẫu mới chỉ vài ba ngày ngắn ngủi trôi qua.
Bước chân vào cấm cung, tôi chưa bao giờ cho bản thân cơ hội được sống.
Tư duy của thế kỷ hai mươi mốt, vốn là một điều rất đỗi bình thường, lại biến thành sợi dây trói buộc tâm tưởng, ăn mòn sức sống của tôi suốt mấy năm nay.
Trần Thuyên cùng thân phận hoàng đế, cái chết của Đông Ly, phía hậu cung sóng gió... Mỗi sự việc, mỗi biến cố là một viên gạch, đắp xây lên bức tường ngăn cách hai chúng tôi. Tôi bướng bỉnh ngoan cố, từng chút từng chút một chối bỏ tình cảm từ Trần Thuyên, chỉ hận không thể nhấn chìm bản thân trong đau thương, cả ngày ngơ ngẩn.
Ngọn lửa le lói cứ vậy mà bùng cháy dữ dội, thiêu đốt cõi lòng.
Một chặng đường dài, đủ để soi tỏ những khác biệt giữa Trần Thuyên và tôi, tuy vậy, chính nó lại khiến tôi mờ mịt trước sự thật: Chúng tôi cũng có điểm chung!
Đúng thế, cả tôi và anh đều rất lý trí ở phương diện này - chúng tôi sẽ không bao giờ đặt tình yêu lên vị trí ưu tiên hàng đầu!
Trần Thuyên có quá nhiều vướng bận, chỉ riêng việc ngồi ở ngôi cao vạn thặng* đã khiến anh không giống với bất kỳ ai. Có lẽ đối với anh, chuyện yêu đương nam nữ được xếp cuối cùng, chớ nói đến việc lấy danh nghĩa tình yêu để làm này làm nọ.
Còn tôi đơn giản hơn rất nhiều: Tôi là người theo "chủ nghĩa cá nhân"**.
[*] Ngôi cao vạn thặng: Vạn thặng có nghĩa là vạn cỗ xe, ý chỉ ngôi vua.
[**] Chủ nghĩa cá nhân: Niệm Tâm mượn cụm từ này chỉ với mục đích thể hiện việc lo cho bản thân đầu tiên, không phải ý nghĩa tiêu cực của chủ nghĩa vị kỷ (chỉ biết đến mình).
Cũng bởi vậy mà tầm nhìn của tôi tương đối hạn hẹp, quá mức để tâm tới cảm xúc của bản thân đến nỗi chỉ biết cắm đầu cắm cổ, cố gắng phủ nhận tất cả.
Mơ mơ hồ hồ qua một hồi nghĩ ngợi suy tư, tôi cảm tưởng mình đã hiểu Trần Thuyên hơn, ở một mức độ nào đó. Như gánh nặng đất nước, dòng tộc trên vai anh, miêu tả bằng một câu "bận trăm công nghìn việc" cũng chẳng ngoa. Trần Thuyên luôn phải kiểm soát toàn cảnh, phân rõ lợi-hại để ra quyết định. Một người với khả năng nắm giữ toàn những "đao to búa lớn" trong lòng bàn tay chắc chắn cũng có thể để ý tới tiểu tiết vụn vặt. Vấn đề nằm ở chỗ người ta có muốn hay không thôi.
Ngược lại, khi chúng ta bị cuốn theo những những thứ nhỏ nhặt, nói A biết A, bảo B biết B... thì đến bao giờ mới nhìn nhận được vẫn còn cả một bảng chữ cái?
Tôi lấy một ví dụ dễ hiểu hơn như thế này: Bạn được sếp giao việc, phải viết một bản báo cáo cuối dự án. Bạn thức khuya dậy sớm tính tính toán toán, thậm chí còn kiểm tra tới toét cả mắt trước khi nộp lên. Vậy mà sếp bạn mới đọc qua đã chỉ ra được mấy lỗi sai, yêu cầu bạn làm lại.
(Dĩ nhiên những phân tích mà tôi đang kể đến không áp dụng được với tất cả mọi người. Trên đời nào có chuyện ai cũng giống ai chứ.)
Tóm lại, vấn đề nằm ở đâu? Kỹ năng, kinh nghiệm, góc nhìn? Có thể. Với câu hỏi này, tôi làm quái gì có khả năng trả lời.
Quay lại với mối quan hệ của tôi và Trần Thuyên, cái tôi muốn đề cập ở đây là việc anh hiểu cần phải trân trọng điều gì, còn tôi thì không.
Vẫn là câu nói cũ: "Chẳng quý một thước ngọc, chỉ trọng một tấc quang âm". Quang âm ấy à, dẫu là ngày tháng chúng tôi kề cận, hay để chỉ "thời điểm hoàn hảo" khi song phương đều có tình cảm với nhau, đều đúng.
Thế nên...
Cảm giác thít chặt lồng ngực, bóp nghẹt trái tim dần được lơi lỏng. Mí mắt tôi rũ xuống, cơn mộng mị kéo đến như lũ quét, chốc lát tôi đã chìm vào giấc ngủ.
...
Nghĩ thoáng hơn không có nghĩa là tôi có thể tạm gác lại mọi chuyện.
Ở tình cảnh hiện tại, Trần Thuyên, Đoàn Nhữ Hài, Đỗ Chi... đã trở thành nguồn sống của tôi, giữ cho tôi không phát điên. Nhưng mặt khác, tôi không cách nào trốn thoát khỏi cơn ác mộng về những người đã khuất. Chỉ cần chợp mắt là tôi sẽ thấy họ, thậm chí thi thoảng còn có ảo giác Đông Ly hoặc Hồ Yên đang có mặt trong căn phòng đá này, trò chuyện cùng tôi.
Không nhớ rõ đã là lần thứ bao nhiêu tôi hốt hoảng bật dậy, cả người tắm trong mồ hôi, hai bên thái dương ong ong như bị ai nện búa vào đầu. Đến khi thần trí thanh tỉnh hơn đôi chút tôi mới nhận ra tiếng gõ cửa dần trở nên vội vã, thể hiện rõ sự bực bội.
"Đây đây." Tôi tung chăn ngồi dậy, lớn giọng đáp.
Cửa mở, là người đàn ông mặt rỗ vẫn luôn canh giữ bên ngoài. Vừa thấy tôi ló đầu ra, gã lập tức dí khay đồ ăn vào người tôi, khó chịu buông lời cằn nhằn. Tôi không hiểu gã nói gì nhưng có thể đoán được vài phần qua giọng điệu.
Đúng thế, gã ta và tôi không nói cùng một ngôn ngữ. Chuyện này vốn chẳng ảnh hưởng gì tới tôi, dẫu sao nhiệm vụ của Mặt Rỗ cũng chỉ là ngăn tôi ra ngoài, muốn thể hiện quan điểm thì vung tay vung chân là đủ rồi. Tuy nhiên sau khi suy nghĩ kỹ lưỡng, tôi quyết định bắt chuyện với Mặt Rỗ nhằm xác nhận lại một việc.
"Mưa rào xua tan, còn dông rải rác!" Tôi dõng dạc đi thẳng vào vấn đề, lờ đi việc mình phát âm chưa chính xác. Đây là câu nói "dự báo thời tiết" mà tôi nghe bé Hỷ kể lại trong thời gian ở lộ Bắc Giang, khi ấy tôi và Trần Thuyên còn phải chạy loạn lên để điều tra về vụ bắn tên ngày nào.
Không ngoài dự đoán.
Đầu tiên Mặt Rỗ nhướn mày, miệng hơi hé, biểu cảm ngạc nhiên tột độ; tiếp đó, gã ta xuỳ một tiếng, tỏ ra khinh thường rồi mới đóng cửa lại.
Tôi thở dài, khỏi tốn công nghi ngờ thêm nữa. Kẻ xuống tay sát hại cả gia đình Hỷ, lừa tôi và Trần Thuyên uống thuốc mê để rồi bị "quỷ dựng tường" quấn chân, không ai khác chính là... Bách Chu.
Biết rõ cậu ta tội nghiệt chồng chất mà tôi vẫn thất vọng tràn trề. Tôi còn khẩn thiết xin Trần Thuyên tha cho Bách Chu, chỉ vì cậu ta trông giống với Đạt y đúc nữa chứ...
Nghĩ tới đây, nước mắt tự động chảy ra, chốc lát đã dàn dụa khắp mặt. Mới vài ba hôm thôi mà dường như tôi đã khóc cho nỗi buồn của cả một đời người, hai mắt sưng húp, nhìn cái gì cũng thấy tối tăm.
Tôi nổi giận với chính mình, vét nốt vài hạt cơm rồi ném thẳng cái bát xuống nền đất. Không phải tôi ham ăn mà đám người này thật sự rất keo kiệt, tôi phải biết trân trọng từng miếng cơm. Nếu tôi đoán đúng thì mỗi ngày họ cho tôi hai bữa, chỉ có nửa bát cơm trắng và ít cá kho, vô cùng ít ỏi.
Không muốn tôi chết đói, nhưng cũng không cho tôi đủ sức mạnh để làm xằng làm bậy. Được lắm.
Đếm đi đếm lại, có lẽ đã sang tới ngày thứ ba kể từ khi anh em Quân Trì ra đi.
Tim đập dồn dập trong lồng ngực, toàn bộ khí huyết như bị đun sôi, cảm giác này so với lúc tôi suýt chết vì bị ép tham gia trò Ma Sói chỉ hơn chứ không kém. Tôi thật sự mong mỏi thân xác của họ sẽ được ai đó, bất cứ ai, tìm thấy, và rồi thương cảm mà chôn họ xuống... Để họ có thể yên nghỉ dưới ba tấc đất, thay vì phơi thây giữa chốn đồng không mông quạnh.
Còn... hẳn là Bách Chu và lũ khốn kiếp kia đã được đồng bọn mang về an táng, ông trời thật biết trêu đùa!
Hung ác nguyền rủa một hồi, tôi thở hắt ra một hơi, cuối cùng mọi đầu mối vẫn quy về gã chủ công kia.
Lý do chủ công bắt tôi về rồi lại nhốt một nơi, chưa một lần nói chuyện chính thức là gì?
Y có thù oán với Trần Thuyên ư? Giả sử việc ám sát anh ngày ấy có liên quan tới toàn bộ tai hoạ mà chúng tôi gặp phải về sau, cũng có nghĩa là... Trần Thuyên luôn là mục tiêu mà y nhắm tới?
Thêm một câu hỏi quen thuộc nữa: Tôi, hoặc Đoàn Niệm Tâm, đóng vai trò gì ở đây? Phải biết rằng Quân Trì đã quen nàng từ lâu, gần gũi đến mức nảy sinh tình cảm. Còn lại, không rõ Quân Trì làm theo lệnh của Trần Thuyên hay tự mình tiếp cận Đoàn Niệm Tâm, tôi dám chắc ngay khi chị em Nhữ Hài xuất hiện ở kinh thành là Trần Thuyên đã nắm được rồi. [1]
Bữa ăn thứ sáu, Tố Nga xuất hiện. Ả mang cho một bộ váy áo mới, dặn dò: "Sáng mai chủ công sẽ gặp cô."
Giọng điệu Tố Nga lộ rõ vẻ hả hê, dường như ả không còn đề phòng tôi như ban đầu nữa. Người phụ nữ này thực sự rất dễ đoán, vui buồn yêu ghét, tất thảy đều phô bày trên mặt.
Tôi thử thăm dò: "Chị này, tên Tố Nga của chị hay thật đó."
Nói bừa một câu, nịnh nọt có chừng mực mới dễ lấy lòng người khác.
"À... vậy hả..." Biểu cảm của Tố Nga lập tức xoay chuyển một trăm tám mươi độ, biến thành cô thiếu nữ thẹn thùng. "Là... là chủ công ban tên cho ta. Ngài bảo nghe rất thơ ca..."
Trong lòng lóe lên một suy nghĩ, tôi hùa theo cô ả, tâng bốc tình cảm giữa ả và chủ công lên tận mây xanh, tới mấy câu "chim liền cánh, cây liền cành" cũng lôi ra khen ngợi.
Xem chừng Tố Nga rất vui, khi rời đi còn ngậm cười, miệng ngân nga hát.
...
Chờ mãi, chờ mãi rồi cũng đến lúc chốt cửa được ai đó kéo ra. Sáng rồi!
Ở nơi khỉ gió này tôi không thể phân biệt được ngày-đêm, sáng-tối, đều là nhờ hành động của người bên ngoài để phán đoán.
Ba lần bị bắt cóc, ba trải nghiệm khác nhau nhưng lại có một điểm chung: Ở tôi bị bắt nhốt đều không thể trông thấy... ánh sáng mặt trời.
Biến thái thật đấy, chẳng lẽ mấy người này là ma cà rồng, sợ ánh sáng hả? Đột nhiên nhớ ra mình thật sự đã chạm trán với một tên ma-càn-sùng, tôi sợ tới rụt cả cổ, không dám nghĩ ngợi lung tung thêm nữa.
Theo chân Mặt Rỗ, tôi được dẫn đi qua hành lang, quay lại phòng khách. Lợi dụng ống tay áo vừa to vừa dài che khuất, tôi bấm chặt móng vào lòng bàn tay, nhắc nhở bản thân phải tỉnh táo. Nghĩ tới việc phải giáp mặt với tên chủ công kia mà tôi căng thẳng tột độ, giấc ngủ đêm qua khá nông, dẫn đến kết cục mơ màng mù mịt của hiện tại.
Chủ công ngồi chễm chệ trên chiếc ghế to, lưng hơi ngả ra sau, một tay chống gò má, tay kia thả lỏng.
Từ vị trí của tôi lúc này, quả thực trông y khá là bệ vệ... không, phải là vô cùng quyền lực!
Giống hệt buổi đầu tiên gặp mặt, tôi và gã chủ công duy trì tình trạng đấu mắt với nhau. Đã thua về mọi mặt thì phải gắng gượng tinh thần, ít nhất là không để y áp đảo.
Nghĩ vậy, tôi hơi vênh mặt, trừng mắt nhìn y.
Thốt nhiên, chủ công phì cười. Y vẫy vẫy tay, ra hiệu cho tôi lại gần.
Sau đó, tôi nghe thấy y chậm rãi nhả từng chữ: "Chẳng rõ... dạo này Đạt có khoẻ không?"
Đúng là sét đánh trời quang, sấm rền vang vọng.
Từ ngạc nhiên biết thành kinh sợ, tôi bất giác lùi lại hai bước. Không chỉ là một người vượt thời gian, y còn quen biết em trai tôi nữa!
Lẽ nào...
"Em Tâm, Đạt kể về anh bao giờ chưa?" Tên chủ công xoa cằm, tỏ vẻ suy tư.
Tôi nuốt nước bọt, ngập ngừng: "Anh? Anh là ai?"
Chỉ chờ có vậy, chủ công nhảy xuống đất, tiến đến gần với tôi hơn. Đoạn, y chủ động bắt tay tôi, lắc lắc theo kiểu lãnh đạo hai bên gặp mặt bàn công chuyện.
"Chào Tâm nhé, anh là Long!" Y cười rộ lên. "Chúng mình là đồng hương đấy, vui không nè?"
Suy nghĩ đầu tiên của tôi: Long là thằng quái nào?
Suy nghĩ thứ hai: Hình như có... quen?
Suy nghĩ thứ ba giống như một phát súng, nổ cái đoàng trong tâm trí. Đúng vậy, làm sao tôi có thể quên được!
Chính là Long... đồng nghiệp của Đạt, lý do gián tiếp khiến tôi vượt thời gian thay em trai và sau đó... lần đầu gặp gỡ thái tử Trần Thuyên?
Tôi khẽ khàng thở ra một hơi: "Shit!"
Chưa bao giờ tôi muốn chửi thề như lúc này. Đi mãi, đi mãi rồi trở về với khởi nguồn ư?
Có vẻ như Long nghe thấy tôi vừa nói bậy, hai mắt sáng rực như đèn pha, suýt chút nữa đã nhảy cẫng lên: "Trời ơi! Lâu lắm rồi, thật sự lâu lắm rồi mới nghe được một chữ thân thương đến vậy!"
Y khoá chặt cổ tay tôi, kéo đi: "Chúng nó chuẩn bị bữa sáng rồi, anh cho em Tâm tha hồ ăn uống luôn!"
Đại khái, vô cùng nhiệt tình.
Chỉ có điều... tôi chưa hiểu ý nghĩa của từ "tha hồ" cho lắm. Duy nhất một nồi cháo trai to bự, tính để tôi húp hết ấy hả?
Thôi được rồi, chuyện này không quan trọng.
Nửa đầu bữa ăn, hành động của Long rất phấn khích, dường như muốn bày tỏ nỗi vui mừng khi được gặp đồng hương - như lời anh ta nói. Long nghẹn ngào: "Tốn công tốn sức đưa em Tâm về đây đúng là không uổng."
Tôi gượng gạo cười với y một cái, xem như đáp lời.
"Này nhé, em Tâm là chị gái của Đạt, anh là đồng nghiệp của Đạt... đây chính là duyên phận, duyên phận trời cho!" Y vung tay loạn xạ, hùng hồn kết luận.
Duyên phận? Duyên cái con khỉ! Đừng khiến bà buồn nôn nữa!
"Ờ mà tiện nhắc tới, chắc em Tâm cũng để ý, thằng Bách Chu trông giống Đạt phết nhỉ?" Long còn chưa dứt lời, trái tim tôi đã rung lên, gợi nhắc lại toàn bộ đau đớn mình phải chịu suốt mấy ngày qua. "Chẹp, anh từng cho nó ăn miếng cơm thôi mà nó theo anh suốt từ đó tới giờ. Thằng này giỏi, trung thành, nhưng cũng thích làm theo ý mình lắm..."
Long thật sự coi tôi là một người bạn cũ tình cờ gặp nhau nơi đất khách quê người, luôn miệng kể về Bách Chu. Tóm tắt lại là y đã từng cứu Bách Chu, và rồi vì trả ơn mà cậu ta bán mạng cho y, trà trộn bên cạnh Trần Thuyên.
Tôi cố gắng bình tĩnh, muốn mượn hành động múc thêm cháo để Long không chú ý tới việc toàn thân đang run rẩy.
Đột ngột, y nắm lấy cổ tay tôi rồi kéo về phía mình. Long cúi đầu săm soi cả hai bên tay, đoạn trề môi: "Thứ gì đây? Không đeo vòng anh tặng à?"
Thứ gì? Y dám gọi tràng hạt của Trần Thuyên là thứ gì? Tôi hít một hơi thật sâu, đè nén ham muốn nhào đến bóp cổ Long.
"Tặng... anh tặng vòng cho tôi á?" Trọng điểm nằm ở đây, tôi thầm nhắc nhở.
Nghe tôi hỏi, Long hơi hờn dỗi. Y múc cháo cho tôi, cười cười: "Trí nhớ của em Tâm kém lắm cơ. Chừng... ờ... chừng mười bảy năm trước thì phải, anh tặng em một cái vòng xinh lắm mà."
Những mười bảy năm? Tôi nhẩm tính, ý của Long là năm 1289?
Khi ấy Đoàn Niệm Tâm mới lên chín mười tuổi... Long đã gặp Đoàn Niệm Tâm hay sao?
Không, phải là tôi mới đúng!
Năm 1289 - vẫn là mốc thời gian quan trọng ấy. Nếu là thời điểm của thế kỷ hai mốt, Đạt muốn giới thiệu Long cho tôi... càng không hợp lý, khi ấy tôi và y đã biết đến nhau đâu.
Vậy chỉ có thể là "sự kiện" giữa tôi và cậu thái tử Trần Thuyên. Tôi coi đây là một dấu mốc quan trọng nhất nhì cuộc đời, bởi vậy mà ký ức về nó luôn rõ ràng, rành mạch. Giả như Long thật sự từng gặp tôi vào năm 1289 và tặng cho tôi một chiếc vòng - nghĩa là chúng tôi đã có tiếp xúc thì - thì tôi cũng sẽ ghi nhớ y...
Vừa suy đoán tới đây, cả người tôi nổi lên một tầng da gà, sau lưng đã đẫm mồ hôi lạnh từ lúc nào.
Trước mắt tôi như hiện ra một chiếc vòng thổ cẩm, không rõ hoạ tiết, nhưng rất rõ ràng là tôi đã cầm lấy nó và nhét vào trong áo. Một điều nữa, chắc chắn tôi đã làm rơi cái vòng ấy khi ngã xuống lòng sông rồi quay trở về thế kỷ hai mươi mốt.
Tôi ngẩng phắt đầu lên, bắt gặp ánh mắt hài lòng của Long.
"Là... là..."
Y gật đầu: "Em biết nói tiếng Anh không?"
Phát âm rất chuẩn, không hề có dáng dấp của một người bập bẹ ngoại ngữ như tôi đã tưởng. Ngày ấy Long dùng tên gì thì tôi quên lâu rồi, nhưng việc trò chuyện bằng tiếng Anh với một người ở thế kỷ mười ba... vì sao tôi lại chưa từng nghi ngờ chứ? Thậm chí... y còn cố tình tỏ ra không thông thạo để thăm dò tôi.
Đúng lúc này, Tố Nga cùng một người đàn ông khác tiến vào, dọn dẹp bát đũa. Thực tế là cô ả chỉ đứng đó trỏ tay năm ngón, ra cái vẻ của một bà chủ. Biết tôi đang nhìn, Tố Nga đánh mắt đưa tình với Long, yểu điệu rời khỏi căn phòng.
"À..." Tôi há miệng. "Đầu lòng hai ả tố nga. Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân?"
"Em Tâm cũng biết Truyện Kiều à?" Long vỗ tay khen ngợi.
Tôi chỉ biết đỡ trán, đúng là thơ ca theo nghĩa đen luôn.
Do Long còn có việc phải làm nên cuộc gặp mặt kết thúc ở đây. Y hứa hẹn sẽ cùng tôi ăn tối, thậm chí còn tận tình đưa tôi về tận phòng (giam).
Trước khi bỏ đi, Long vỗ vai tôi: "Thú thật với em Tâm, anh không nghĩ là tên nhãi hoàng đế kia sẽ tìm được đến đây đâu."
Được rồi, cuối cùng cũng nhắc tới Trần Thuyên. Cảm giác muốn lao vào đánh nhau bắt đầu trồi lên, tôi phải vuốt ngực mấy cái mới dịu xuống phần nào.
"Hay em Tâm ở lại bên anh luôn? Chúng ta cùng thống trị?" Y thấp giọng, khoé miệng hơi nhếch lên, lộ ra vẻ hiểm ác tôi chưa từng thấy trước đó.
We can rule the world.
À.
Bị thần kinh hả?
Chưa nói đến việc thằng dở hơi này bị ảo tưởng sức mạnh - chẳng trách y phải đặt ghế của mình lên bậc cao - y nghĩ y là ai mà muốn châm lửa đốt trời?
Lại còn... "ở bên anh"? Tôi cười khẩy, học theo Long hạ tông giọng xuống thật thấp: "Áo cừu tuy rách, cũng không thể dùng da chó mà vá được."*
Long ngẩn người: "Là sao?"
"Thôi, tối gặp." Tôi lắc lắc đầu, tự mình khép cửa lại.
[*] Xuân Thu hậu ngữ
—-
[1]
Miên man trong dòng suy tưởng, nhất thời Niệm Tâm không nhận ra mình đang cố tình phân tách bản thân và Đoàn Niệm Tâm, thậm chí còn có hơi hướng đẩy trách nhiệm sang cho nàng.
Nếu Niệm Tâm tự ngẫm lại, hẳn sẽ cảm thấy vô cùng xấu hổ vì đã tìm mọi cách để mình dễ thở hơn, bao gồm cả việc cho rằng Đoàn Niệm Tâm trước đây cũng phải gánh một phần sức nặng của hiện tại.
Thực ra, Đoàn Niệm Tâm rất đáng thương.
Mối duyên giữa nàng và Trần Thì Công chưa từng được nối đã đứt đoạn, để lại thương tổn chí mạng, cả về tinh thần lẫn thể xác.
Những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, Đoàn Niệm Tâm đã gặp được chàng. Chàng mạnh mẽ, phóng khoáng, ấm áp và dịu dàng như cơn gió xuân.
Nhưng Đoàn Niệm Tâm không thể quên được Trần Thì Công. Nàng biết hắn tệ bạc, chỉ là thời gian chưa đủ dài, vết thương còn rỉ máu, thật sự rất đau đớn.
Niệm Tâm không muốn giấu chàng. Hàng mi khẽ rủ, nàng buồn bã nói rằng nếu có thể, chàng hãy chờ đến khi nàng hoàn toàn "hồi phục", vết thương cũng thôi không còn ngứa ngáy.
Chờ đến khi nàng không thèm bận tâm tới kẻ kia nữa, được không?
Dĩ nhiên, chàng chấp thuận. Chờ đợi thôi mà, có gì khó khăn?
Khi ấy, chàng đã cười.
Chàng cảm thán, quả thật cái tên "Niệm Tâm" này rất đặc biệt.
Chủ nhân của chàng, anh em của chàng, bạn tốt của chàng... người ấy... cũng đang chờ một Niệm Tâm khác.
Chờ một ngày, một tháng, một năm.
Rồi một thập kỷ.
Người ấy chưa từng buông lơi hy vọng, dẫu rằng... tất cả chỉ là bóng trăng in dưới hồ nước, là hoa ảnh bay giữa không trung.
Chàng sẽ chờ, chàng có thể chờ.
Chỉ là...
Chàng không ngờ được... chính chàng lại là người đưa "Niệm Tâm" về với người ấy.
Niệm Tâm, không còn là Niệm Tâm của riêng chàng nữa rồi.
Chướng khí mù mịt, dẫu chưa thể trông rõ diện mạo của kẻ nọ nhưng tôi biết rõ... hắn không phải là Trần Thuyên.
Biến cố như thuỷ triều ập đến, nhấn chìm tôi trong dòng nước đục ngầu.
Chỉ thấy người kia rút ra một dải khăn dài, bao trùm lấy hai mắt tôi, thô bạo kéo tôi đứng dậy. Dựa theo tình trạng xóc nảy, tôi đoán mình bị ném vào trong xe ngựa, sau một quãng đường dài như vô tận thì tiếp tục được dẫn lên khoang thuyền chòng chành, vượt sóng nước tiếp tục di chuyển.
Tôi có cảm giác bản thân đã trải qua quá nửa cuộc đời kể từ thời điểm hai mắt bị bịt kín, đến khi bàn chân giẫm xuống mặt đất vững vàng mới thấy bụng dạ nôn nao khó tả. Khoảnh khắc dải khăn được tháo xuống, tôi còn băn khoăn tự hỏi có được trông thấy mây khói nghìn trùng, các loài hải quái mặt thú thân xà đang bơi lượn kéo thuyền ra xa hay không. [*]
[*] Mượn ý từ "Chuyện lạ nhà hàng chài" trong Thánh Tông Di Thảo
Không thể trách tôi được, bọn khốn nạn kia chỉ cho tôi đúng hai hớp nước, tuy chưa đói đến mức hoa mày chóng mặt nhưng cũng chẳng cách nào suy nghĩ thấu đáo, tỉnh táo tiếp nhận hiện thực.
Thôi, dù sao đây cũng không phải trọng điểm.
Thoát khỏi chiếc khăn hôi hám, tôi bình tĩnh đón nhận ánh sáng tràn tới, mãi sau đơ, khi thị lực bình thường trở lại mới cẩn thận quan sát người đàn ông cao lớn đang đứng trước mặt mình.
Đây hẳn là vị chủ công trong lời đồn.
Tuổi tác khoảng gần bốn mươi, dáng người khá cao ráo. Tóc tai gọn gàng, nếu tôi không nhầm thì còn tạo kiểu undercut cực kỳ thời thượng. Da ngăm đen, lông mày rậm, hốc mắt khá sâu, môi mỏng, mũi hơi tẹt,... đại khái nhìn qua giống nhân vật quần chúng hơn là boss phản diện.
Tôi hiên ngang đón nhận ánh mắt của y, hơi ngạc nhiên vì dường như người đàn ông này không hề có ác ý với mình, chỉ đơn giản là đang ngầm đánh giá mà thôi.
Nhìn ngắm đã đủ, y quay lưng, từng bước chậm rãi quay trở về với chiếc ghế to, đặt tại vị trí trên cùng của căn phòng. Đặc biệt ở chỗ, phía bên dưới là một bậc đá khá cao, như để tôn lên thân phận chủ công của y vậy.
Y biếng nhác ngả lưng, cất tiếng gọi: "Tố Nga."
Chẳng hề có màn đấu trí hay võ mồm căng thẳng như tôi tưởng, theo lệnh của gã chủ công, người phụ nữ tên là Tố Nga lù lù xuất hiện, đưa tôi rời khỏi căn phòng lớn.
Khoé miệng mím chặt, ả không thèm giấu giếm sự khinh miệt đối với tôi, chỉ lặng bước phía trước dẫn đường.
Hành lang tối tăm, duy nhất một ngọn đuốc nhỏ thắp ở điểm cuối, bên cạnh cánh cửa đang đóng chặt. Tố Nga sờ vào tay nắm, đẩy nhẹ.
Ả lùi về sau nhường lối cho tôi, đều giọng cung cấp thông tin: "Bên trái là phòng vệ sinh, có sẵn mấy thùng nước để tắm rửa rồi nhé. Chủ công gọi thì cô mới được ra ngoài."
Cô ả tỏ ra khá mất kiên nhẫn, dùng ánh mắt ra hiệu cho tôi làm theo mệnh lệnh.
Tôi chẳng muốn dùng dằng mất thời gian, đành nén lại tâm trạng rối bời mà bước vào trong.
Tố Nga kéo cánh cửa gỗ nặng nề, cạch một tiếng, cài chốt ở bên ngoài. Khoá nhốt là điều hiển nhiên, tôi không quá để tâm tới nó.
Trước mắt, tôi dành ra một khoảng thời gian ngắn để quan sát căn phòng mà mình tạm trú ngụ. Diện tích chỉ bằng một phần tư của phòng khách - nơi tôi được gã chủ công "tiếp đón" - ngoài cửa chính thì chỉ có một cánh cửa nhỏ ở bên trái, hẳn là dẫn tới phòng vệ sinh theo lời của Tố Nga.
Điểm khiến tôi chú ý là bức tường đá xù xì thô ráp bao quanh phòng, cùng một chất liệu với hai bên hành lang mình vừa đi qua. Khả năng cao nơi này được xây dựng bên trong một hang đá, tách biệt so với khu vực dân cư bình thường.
Để củng cố thêm suy đoán của tôi, toàn bộ nội thất trong phòng đều bằng đá, có dùng sức ba bò chín trâu cũng khó có thể suy chuyển.
Ánh đèn dầu lay động, tôi quơ lấy bộ váy áo được chuẩn bị sẵn, quyết định phải tranh thủ tắm gội thật sạch sẽ trước khi bản thân không chống đỡ nổi nữa.
Dòng nước lạnh lẽo xối thẳng xuống đỉnh đầu, băng giá lướt qua từng tấc da thớ thịt. Cơn đau buốt ập đến khiến tôi co rúm, tựa như khắp mình mẩy là vô số những vết thương sâu hoắm đang rỉ máu.
Tôi chật vật khoác từng lớp áo thùng thình, lê lết tới chiếc giường đá trong góc phòng.
Bóng đen dưới chân run rẩy, trong chớp mắt, toàn bộ sức mạnh đang giúp tôi đứng vững bỗng chốc sụp đổ, vỡ vụn.
Chỉ còn lại một mình, làm sao tôi có thể mạnh mẽ nổi? Lòng bàn tay che lấp gương mặt, lệ nóng ướt nhoà. Hình ảnh của Đông Ly, Quân Trì, Hồ Yên... cả Bách Chu vờn quanh tâm trí, có lẽ muốn bức tôi phát điên, hoặc đơn giản hơn, họ chỉ mong tôi không vội buông bỏ, cố gắng, kiên trì đi đến tận cùng, sáng tỏ mọi uẩn khúc.
Nhưng phải làm gì tiếp theo đây...
Tôi ngồi bệt dưới đất, tựa lưng vào tường đá. Số đèn dầu trong phòng đã tắt quá nửa, u tối dần áp đảo, tới tận lúc này tôi mới nhận ra bản thân cô độc biết bao.
Rất lâu về trước, tôi từng nghe Trần Thuyên nói rằng: "Chẳng quý một thước ngọc, chỉ trọng một tấc quang âm"*.
[*] Sách Hoài Nam Tử. Quang âm có nghĩa ánh sáng và bóng tối, cũng chỉ ngày-đêm, tức thời gian.
Khi ấy là cuối hè, thời tiết vô cùng dễ chịu. Rèm lụa bay phất phơ, cánh hoa trượt theo nếp gấp, bị tôi bắt được trước khi chạm xuống mặt đất.
Chẳng rõ Trần Thuyên quay lại lầu Thanh Quang từ khi nào, anh lặng lẽ đứng phía sau, vòng tay ôm chặt eo tôi. Trần Thuyên hơi cúi đầu, khẽ áp vào má tôi, cọ cọ.
Bên tai là tiếng anh thủ thỉ, dịu dàng.
Chẳng quý một thước ngọc, chỉ trọng một tấc quang âm.
Thoáng quay đầu, một lần chớp mi, đã thấy sáu, bảy năm trôi theo bóng câu bên cửa sổ.
Gương mặt thẫn thờ của Trần Thuyên năm mười ba tuổi vẫn luôn khắc sâu trong trí nhớ tôi. Như thể... cả đời này tôi cũng chẳng thể quên được hình ảnh cậu thiếu niên giãy dụa khi bị kéo lại, hay ánh mắt bất lực trông theo tôi chìm sâu dưới làn nước. Vậy mà hốt hoảng lục lọi trong ký ức, tôi lại như thấy một lớp bụi mờ phủ lên quãng thời gian mình sống tại lầu Thanh Quang, dẫu mới chỉ vài ba ngày ngắn ngủi trôi qua.
Bước chân vào cấm cung, tôi chưa bao giờ cho bản thân cơ hội được sống.
Tư duy của thế kỷ hai mươi mốt, vốn là một điều rất đỗi bình thường, lại biến thành sợi dây trói buộc tâm tưởng, ăn mòn sức sống của tôi suốt mấy năm nay.
Trần Thuyên cùng thân phận hoàng đế, cái chết của Đông Ly, phía hậu cung sóng gió... Mỗi sự việc, mỗi biến cố là một viên gạch, đắp xây lên bức tường ngăn cách hai chúng tôi. Tôi bướng bỉnh ngoan cố, từng chút từng chút một chối bỏ tình cảm từ Trần Thuyên, chỉ hận không thể nhấn chìm bản thân trong đau thương, cả ngày ngơ ngẩn.
Ngọn lửa le lói cứ vậy mà bùng cháy dữ dội, thiêu đốt cõi lòng.
Một chặng đường dài, đủ để soi tỏ những khác biệt giữa Trần Thuyên và tôi, tuy vậy, chính nó lại khiến tôi mờ mịt trước sự thật: Chúng tôi cũng có điểm chung!
Đúng thế, cả tôi và anh đều rất lý trí ở phương diện này - chúng tôi sẽ không bao giờ đặt tình yêu lên vị trí ưu tiên hàng đầu!
Trần Thuyên có quá nhiều vướng bận, chỉ riêng việc ngồi ở ngôi cao vạn thặng* đã khiến anh không giống với bất kỳ ai. Có lẽ đối với anh, chuyện yêu đương nam nữ được xếp cuối cùng, chớ nói đến việc lấy danh nghĩa tình yêu để làm này làm nọ.
Còn tôi đơn giản hơn rất nhiều: Tôi là người theo "chủ nghĩa cá nhân"**.
[*] Ngôi cao vạn thặng: Vạn thặng có nghĩa là vạn cỗ xe, ý chỉ ngôi vua.
[**] Chủ nghĩa cá nhân: Niệm Tâm mượn cụm từ này chỉ với mục đích thể hiện việc lo cho bản thân đầu tiên, không phải ý nghĩa tiêu cực của chủ nghĩa vị kỷ (chỉ biết đến mình).
Cũng bởi vậy mà tầm nhìn của tôi tương đối hạn hẹp, quá mức để tâm tới cảm xúc của bản thân đến nỗi chỉ biết cắm đầu cắm cổ, cố gắng phủ nhận tất cả.
Mơ mơ hồ hồ qua một hồi nghĩ ngợi suy tư, tôi cảm tưởng mình đã hiểu Trần Thuyên hơn, ở một mức độ nào đó. Như gánh nặng đất nước, dòng tộc trên vai anh, miêu tả bằng một câu "bận trăm công nghìn việc" cũng chẳng ngoa. Trần Thuyên luôn phải kiểm soát toàn cảnh, phân rõ lợi-hại để ra quyết định. Một người với khả năng nắm giữ toàn những "đao to búa lớn" trong lòng bàn tay chắc chắn cũng có thể để ý tới tiểu tiết vụn vặt. Vấn đề nằm ở chỗ người ta có muốn hay không thôi.
Ngược lại, khi chúng ta bị cuốn theo những những thứ nhỏ nhặt, nói A biết A, bảo B biết B... thì đến bao giờ mới nhìn nhận được vẫn còn cả một bảng chữ cái?
Tôi lấy một ví dụ dễ hiểu hơn như thế này: Bạn được sếp giao việc, phải viết một bản báo cáo cuối dự án. Bạn thức khuya dậy sớm tính tính toán toán, thậm chí còn kiểm tra tới toét cả mắt trước khi nộp lên. Vậy mà sếp bạn mới đọc qua đã chỉ ra được mấy lỗi sai, yêu cầu bạn làm lại.
(Dĩ nhiên những phân tích mà tôi đang kể đến không áp dụng được với tất cả mọi người. Trên đời nào có chuyện ai cũng giống ai chứ.)
Tóm lại, vấn đề nằm ở đâu? Kỹ năng, kinh nghiệm, góc nhìn? Có thể. Với câu hỏi này, tôi làm quái gì có khả năng trả lời.
Quay lại với mối quan hệ của tôi và Trần Thuyên, cái tôi muốn đề cập ở đây là việc anh hiểu cần phải trân trọng điều gì, còn tôi thì không.
Vẫn là câu nói cũ: "Chẳng quý một thước ngọc, chỉ trọng một tấc quang âm". Quang âm ấy à, dẫu là ngày tháng chúng tôi kề cận, hay để chỉ "thời điểm hoàn hảo" khi song phương đều có tình cảm với nhau, đều đúng.
Thế nên...
Cảm giác thít chặt lồng ngực, bóp nghẹt trái tim dần được lơi lỏng. Mí mắt tôi rũ xuống, cơn mộng mị kéo đến như lũ quét, chốc lát tôi đã chìm vào giấc ngủ.
...
Nghĩ thoáng hơn không có nghĩa là tôi có thể tạm gác lại mọi chuyện.
Ở tình cảnh hiện tại, Trần Thuyên, Đoàn Nhữ Hài, Đỗ Chi... đã trở thành nguồn sống của tôi, giữ cho tôi không phát điên. Nhưng mặt khác, tôi không cách nào trốn thoát khỏi cơn ác mộng về những người đã khuất. Chỉ cần chợp mắt là tôi sẽ thấy họ, thậm chí thi thoảng còn có ảo giác Đông Ly hoặc Hồ Yên đang có mặt trong căn phòng đá này, trò chuyện cùng tôi.
Không nhớ rõ đã là lần thứ bao nhiêu tôi hốt hoảng bật dậy, cả người tắm trong mồ hôi, hai bên thái dương ong ong như bị ai nện búa vào đầu. Đến khi thần trí thanh tỉnh hơn đôi chút tôi mới nhận ra tiếng gõ cửa dần trở nên vội vã, thể hiện rõ sự bực bội.
"Đây đây." Tôi tung chăn ngồi dậy, lớn giọng đáp.
Cửa mở, là người đàn ông mặt rỗ vẫn luôn canh giữ bên ngoài. Vừa thấy tôi ló đầu ra, gã lập tức dí khay đồ ăn vào người tôi, khó chịu buông lời cằn nhằn. Tôi không hiểu gã nói gì nhưng có thể đoán được vài phần qua giọng điệu.
Đúng thế, gã ta và tôi không nói cùng một ngôn ngữ. Chuyện này vốn chẳng ảnh hưởng gì tới tôi, dẫu sao nhiệm vụ của Mặt Rỗ cũng chỉ là ngăn tôi ra ngoài, muốn thể hiện quan điểm thì vung tay vung chân là đủ rồi. Tuy nhiên sau khi suy nghĩ kỹ lưỡng, tôi quyết định bắt chuyện với Mặt Rỗ nhằm xác nhận lại một việc.
"Mưa rào xua tan, còn dông rải rác!" Tôi dõng dạc đi thẳng vào vấn đề, lờ đi việc mình phát âm chưa chính xác. Đây là câu nói "dự báo thời tiết" mà tôi nghe bé Hỷ kể lại trong thời gian ở lộ Bắc Giang, khi ấy tôi và Trần Thuyên còn phải chạy loạn lên để điều tra về vụ bắn tên ngày nào.
Không ngoài dự đoán.
Đầu tiên Mặt Rỗ nhướn mày, miệng hơi hé, biểu cảm ngạc nhiên tột độ; tiếp đó, gã ta xuỳ một tiếng, tỏ ra khinh thường rồi mới đóng cửa lại.
Tôi thở dài, khỏi tốn công nghi ngờ thêm nữa. Kẻ xuống tay sát hại cả gia đình Hỷ, lừa tôi và Trần Thuyên uống thuốc mê để rồi bị "quỷ dựng tường" quấn chân, không ai khác chính là... Bách Chu.
Biết rõ cậu ta tội nghiệt chồng chất mà tôi vẫn thất vọng tràn trề. Tôi còn khẩn thiết xin Trần Thuyên tha cho Bách Chu, chỉ vì cậu ta trông giống với Đạt y đúc nữa chứ...
Nghĩ tới đây, nước mắt tự động chảy ra, chốc lát đã dàn dụa khắp mặt. Mới vài ba hôm thôi mà dường như tôi đã khóc cho nỗi buồn của cả một đời người, hai mắt sưng húp, nhìn cái gì cũng thấy tối tăm.
Tôi nổi giận với chính mình, vét nốt vài hạt cơm rồi ném thẳng cái bát xuống nền đất. Không phải tôi ham ăn mà đám người này thật sự rất keo kiệt, tôi phải biết trân trọng từng miếng cơm. Nếu tôi đoán đúng thì mỗi ngày họ cho tôi hai bữa, chỉ có nửa bát cơm trắng và ít cá kho, vô cùng ít ỏi.
Không muốn tôi chết đói, nhưng cũng không cho tôi đủ sức mạnh để làm xằng làm bậy. Được lắm.
Đếm đi đếm lại, có lẽ đã sang tới ngày thứ ba kể từ khi anh em Quân Trì ra đi.
Tim đập dồn dập trong lồng ngực, toàn bộ khí huyết như bị đun sôi, cảm giác này so với lúc tôi suýt chết vì bị ép tham gia trò Ma Sói chỉ hơn chứ không kém. Tôi thật sự mong mỏi thân xác của họ sẽ được ai đó, bất cứ ai, tìm thấy, và rồi thương cảm mà chôn họ xuống... Để họ có thể yên nghỉ dưới ba tấc đất, thay vì phơi thây giữa chốn đồng không mông quạnh.
Còn... hẳn là Bách Chu và lũ khốn kiếp kia đã được đồng bọn mang về an táng, ông trời thật biết trêu đùa!
Hung ác nguyền rủa một hồi, tôi thở hắt ra một hơi, cuối cùng mọi đầu mối vẫn quy về gã chủ công kia.
Lý do chủ công bắt tôi về rồi lại nhốt một nơi, chưa một lần nói chuyện chính thức là gì?
Y có thù oán với Trần Thuyên ư? Giả sử việc ám sát anh ngày ấy có liên quan tới toàn bộ tai hoạ mà chúng tôi gặp phải về sau, cũng có nghĩa là... Trần Thuyên luôn là mục tiêu mà y nhắm tới?
Thêm một câu hỏi quen thuộc nữa: Tôi, hoặc Đoàn Niệm Tâm, đóng vai trò gì ở đây? Phải biết rằng Quân Trì đã quen nàng từ lâu, gần gũi đến mức nảy sinh tình cảm. Còn lại, không rõ Quân Trì làm theo lệnh của Trần Thuyên hay tự mình tiếp cận Đoàn Niệm Tâm, tôi dám chắc ngay khi chị em Nhữ Hài xuất hiện ở kinh thành là Trần Thuyên đã nắm được rồi. [1]
Bữa ăn thứ sáu, Tố Nga xuất hiện. Ả mang cho một bộ váy áo mới, dặn dò: "Sáng mai chủ công sẽ gặp cô."
Giọng điệu Tố Nga lộ rõ vẻ hả hê, dường như ả không còn đề phòng tôi như ban đầu nữa. Người phụ nữ này thực sự rất dễ đoán, vui buồn yêu ghét, tất thảy đều phô bày trên mặt.
Tôi thử thăm dò: "Chị này, tên Tố Nga của chị hay thật đó."
Nói bừa một câu, nịnh nọt có chừng mực mới dễ lấy lòng người khác.
"À... vậy hả..." Biểu cảm của Tố Nga lập tức xoay chuyển một trăm tám mươi độ, biến thành cô thiếu nữ thẹn thùng. "Là... là chủ công ban tên cho ta. Ngài bảo nghe rất thơ ca..."
Trong lòng lóe lên một suy nghĩ, tôi hùa theo cô ả, tâng bốc tình cảm giữa ả và chủ công lên tận mây xanh, tới mấy câu "chim liền cánh, cây liền cành" cũng lôi ra khen ngợi.
Xem chừng Tố Nga rất vui, khi rời đi còn ngậm cười, miệng ngân nga hát.
...
Chờ mãi, chờ mãi rồi cũng đến lúc chốt cửa được ai đó kéo ra. Sáng rồi!
Ở nơi khỉ gió này tôi không thể phân biệt được ngày-đêm, sáng-tối, đều là nhờ hành động của người bên ngoài để phán đoán.
Ba lần bị bắt cóc, ba trải nghiệm khác nhau nhưng lại có một điểm chung: Ở tôi bị bắt nhốt đều không thể trông thấy... ánh sáng mặt trời.
Biến thái thật đấy, chẳng lẽ mấy người này là ma cà rồng, sợ ánh sáng hả? Đột nhiên nhớ ra mình thật sự đã chạm trán với một tên ma-càn-sùng, tôi sợ tới rụt cả cổ, không dám nghĩ ngợi lung tung thêm nữa.
Theo chân Mặt Rỗ, tôi được dẫn đi qua hành lang, quay lại phòng khách. Lợi dụng ống tay áo vừa to vừa dài che khuất, tôi bấm chặt móng vào lòng bàn tay, nhắc nhở bản thân phải tỉnh táo. Nghĩ tới việc phải giáp mặt với tên chủ công kia mà tôi căng thẳng tột độ, giấc ngủ đêm qua khá nông, dẫn đến kết cục mơ màng mù mịt của hiện tại.
Chủ công ngồi chễm chệ trên chiếc ghế to, lưng hơi ngả ra sau, một tay chống gò má, tay kia thả lỏng.
Từ vị trí của tôi lúc này, quả thực trông y khá là bệ vệ... không, phải là vô cùng quyền lực!
Giống hệt buổi đầu tiên gặp mặt, tôi và gã chủ công duy trì tình trạng đấu mắt với nhau. Đã thua về mọi mặt thì phải gắng gượng tinh thần, ít nhất là không để y áp đảo.
Nghĩ vậy, tôi hơi vênh mặt, trừng mắt nhìn y.
Thốt nhiên, chủ công phì cười. Y vẫy vẫy tay, ra hiệu cho tôi lại gần.
Sau đó, tôi nghe thấy y chậm rãi nhả từng chữ: "Chẳng rõ... dạo này Đạt có khoẻ không?"
Đúng là sét đánh trời quang, sấm rền vang vọng.
Từ ngạc nhiên biết thành kinh sợ, tôi bất giác lùi lại hai bước. Không chỉ là một người vượt thời gian, y còn quen biết em trai tôi nữa!
Lẽ nào...
"Em Tâm, Đạt kể về anh bao giờ chưa?" Tên chủ công xoa cằm, tỏ vẻ suy tư.
Tôi nuốt nước bọt, ngập ngừng: "Anh? Anh là ai?"
Chỉ chờ có vậy, chủ công nhảy xuống đất, tiến đến gần với tôi hơn. Đoạn, y chủ động bắt tay tôi, lắc lắc theo kiểu lãnh đạo hai bên gặp mặt bàn công chuyện.
"Chào Tâm nhé, anh là Long!" Y cười rộ lên. "Chúng mình là đồng hương đấy, vui không nè?"
Suy nghĩ đầu tiên của tôi: Long là thằng quái nào?
Suy nghĩ thứ hai: Hình như có... quen?
Suy nghĩ thứ ba giống như một phát súng, nổ cái đoàng trong tâm trí. Đúng vậy, làm sao tôi có thể quên được!
Chính là Long... đồng nghiệp của Đạt, lý do gián tiếp khiến tôi vượt thời gian thay em trai và sau đó... lần đầu gặp gỡ thái tử Trần Thuyên?
Tôi khẽ khàng thở ra một hơi: "Shit!"
Chưa bao giờ tôi muốn chửi thề như lúc này. Đi mãi, đi mãi rồi trở về với khởi nguồn ư?
Có vẻ như Long nghe thấy tôi vừa nói bậy, hai mắt sáng rực như đèn pha, suýt chút nữa đã nhảy cẫng lên: "Trời ơi! Lâu lắm rồi, thật sự lâu lắm rồi mới nghe được một chữ thân thương đến vậy!"
Y khoá chặt cổ tay tôi, kéo đi: "Chúng nó chuẩn bị bữa sáng rồi, anh cho em Tâm tha hồ ăn uống luôn!"
Đại khái, vô cùng nhiệt tình.
Chỉ có điều... tôi chưa hiểu ý nghĩa của từ "tha hồ" cho lắm. Duy nhất một nồi cháo trai to bự, tính để tôi húp hết ấy hả?
Thôi được rồi, chuyện này không quan trọng.
Nửa đầu bữa ăn, hành động của Long rất phấn khích, dường như muốn bày tỏ nỗi vui mừng khi được gặp đồng hương - như lời anh ta nói. Long nghẹn ngào: "Tốn công tốn sức đưa em Tâm về đây đúng là không uổng."
Tôi gượng gạo cười với y một cái, xem như đáp lời.
"Này nhé, em Tâm là chị gái của Đạt, anh là đồng nghiệp của Đạt... đây chính là duyên phận, duyên phận trời cho!" Y vung tay loạn xạ, hùng hồn kết luận.
Duyên phận? Duyên cái con khỉ! Đừng khiến bà buồn nôn nữa!
"Ờ mà tiện nhắc tới, chắc em Tâm cũng để ý, thằng Bách Chu trông giống Đạt phết nhỉ?" Long còn chưa dứt lời, trái tim tôi đã rung lên, gợi nhắc lại toàn bộ đau đớn mình phải chịu suốt mấy ngày qua. "Chẹp, anh từng cho nó ăn miếng cơm thôi mà nó theo anh suốt từ đó tới giờ. Thằng này giỏi, trung thành, nhưng cũng thích làm theo ý mình lắm..."
Long thật sự coi tôi là một người bạn cũ tình cờ gặp nhau nơi đất khách quê người, luôn miệng kể về Bách Chu. Tóm tắt lại là y đã từng cứu Bách Chu, và rồi vì trả ơn mà cậu ta bán mạng cho y, trà trộn bên cạnh Trần Thuyên.
Tôi cố gắng bình tĩnh, muốn mượn hành động múc thêm cháo để Long không chú ý tới việc toàn thân đang run rẩy.
Đột ngột, y nắm lấy cổ tay tôi rồi kéo về phía mình. Long cúi đầu săm soi cả hai bên tay, đoạn trề môi: "Thứ gì đây? Không đeo vòng anh tặng à?"
Thứ gì? Y dám gọi tràng hạt của Trần Thuyên là thứ gì? Tôi hít một hơi thật sâu, đè nén ham muốn nhào đến bóp cổ Long.
"Tặng... anh tặng vòng cho tôi á?" Trọng điểm nằm ở đây, tôi thầm nhắc nhở.
Nghe tôi hỏi, Long hơi hờn dỗi. Y múc cháo cho tôi, cười cười: "Trí nhớ của em Tâm kém lắm cơ. Chừng... ờ... chừng mười bảy năm trước thì phải, anh tặng em một cái vòng xinh lắm mà."
Những mười bảy năm? Tôi nhẩm tính, ý của Long là năm 1289?
Khi ấy Đoàn Niệm Tâm mới lên chín mười tuổi... Long đã gặp Đoàn Niệm Tâm hay sao?
Không, phải là tôi mới đúng!
Năm 1289 - vẫn là mốc thời gian quan trọng ấy. Nếu là thời điểm của thế kỷ hai mốt, Đạt muốn giới thiệu Long cho tôi... càng không hợp lý, khi ấy tôi và y đã biết đến nhau đâu.
Vậy chỉ có thể là "sự kiện" giữa tôi và cậu thái tử Trần Thuyên. Tôi coi đây là một dấu mốc quan trọng nhất nhì cuộc đời, bởi vậy mà ký ức về nó luôn rõ ràng, rành mạch. Giả như Long thật sự từng gặp tôi vào năm 1289 và tặng cho tôi một chiếc vòng - nghĩa là chúng tôi đã có tiếp xúc thì - thì tôi cũng sẽ ghi nhớ y...
Vừa suy đoán tới đây, cả người tôi nổi lên một tầng da gà, sau lưng đã đẫm mồ hôi lạnh từ lúc nào.
Trước mắt tôi như hiện ra một chiếc vòng thổ cẩm, không rõ hoạ tiết, nhưng rất rõ ràng là tôi đã cầm lấy nó và nhét vào trong áo. Một điều nữa, chắc chắn tôi đã làm rơi cái vòng ấy khi ngã xuống lòng sông rồi quay trở về thế kỷ hai mươi mốt.
Tôi ngẩng phắt đầu lên, bắt gặp ánh mắt hài lòng của Long.
"Là... là..."
Y gật đầu: "Em biết nói tiếng Anh không?"
Phát âm rất chuẩn, không hề có dáng dấp của một người bập bẹ ngoại ngữ như tôi đã tưởng. Ngày ấy Long dùng tên gì thì tôi quên lâu rồi, nhưng việc trò chuyện bằng tiếng Anh với một người ở thế kỷ mười ba... vì sao tôi lại chưa từng nghi ngờ chứ? Thậm chí... y còn cố tình tỏ ra không thông thạo để thăm dò tôi.
Đúng lúc này, Tố Nga cùng một người đàn ông khác tiến vào, dọn dẹp bát đũa. Thực tế là cô ả chỉ đứng đó trỏ tay năm ngón, ra cái vẻ của một bà chủ. Biết tôi đang nhìn, Tố Nga đánh mắt đưa tình với Long, yểu điệu rời khỏi căn phòng.
"À..." Tôi há miệng. "Đầu lòng hai ả tố nga. Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân?"
"Em Tâm cũng biết Truyện Kiều à?" Long vỗ tay khen ngợi.
Tôi chỉ biết đỡ trán, đúng là thơ ca theo nghĩa đen luôn.
Do Long còn có việc phải làm nên cuộc gặp mặt kết thúc ở đây. Y hứa hẹn sẽ cùng tôi ăn tối, thậm chí còn tận tình đưa tôi về tận phòng (giam).
Trước khi bỏ đi, Long vỗ vai tôi: "Thú thật với em Tâm, anh không nghĩ là tên nhãi hoàng đế kia sẽ tìm được đến đây đâu."
Được rồi, cuối cùng cũng nhắc tới Trần Thuyên. Cảm giác muốn lao vào đánh nhau bắt đầu trồi lên, tôi phải vuốt ngực mấy cái mới dịu xuống phần nào.
"Hay em Tâm ở lại bên anh luôn? Chúng ta cùng thống trị?" Y thấp giọng, khoé miệng hơi nhếch lên, lộ ra vẻ hiểm ác tôi chưa từng thấy trước đó.
We can rule the world.
À.
Bị thần kinh hả?
Chưa nói đến việc thằng dở hơi này bị ảo tưởng sức mạnh - chẳng trách y phải đặt ghế của mình lên bậc cao - y nghĩ y là ai mà muốn châm lửa đốt trời?
Lại còn... "ở bên anh"? Tôi cười khẩy, học theo Long hạ tông giọng xuống thật thấp: "Áo cừu tuy rách, cũng không thể dùng da chó mà vá được."*
Long ngẩn người: "Là sao?"
"Thôi, tối gặp." Tôi lắc lắc đầu, tự mình khép cửa lại.
[*] Xuân Thu hậu ngữ
—-
[1]
Miên man trong dòng suy tưởng, nhất thời Niệm Tâm không nhận ra mình đang cố tình phân tách bản thân và Đoàn Niệm Tâm, thậm chí còn có hơi hướng đẩy trách nhiệm sang cho nàng.
Nếu Niệm Tâm tự ngẫm lại, hẳn sẽ cảm thấy vô cùng xấu hổ vì đã tìm mọi cách để mình dễ thở hơn, bao gồm cả việc cho rằng Đoàn Niệm Tâm trước đây cũng phải gánh một phần sức nặng của hiện tại.
Thực ra, Đoàn Niệm Tâm rất đáng thương.
Mối duyên giữa nàng và Trần Thì Công chưa từng được nối đã đứt đoạn, để lại thương tổn chí mạng, cả về tinh thần lẫn thể xác.
Những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, Đoàn Niệm Tâm đã gặp được chàng. Chàng mạnh mẽ, phóng khoáng, ấm áp và dịu dàng như cơn gió xuân.
Nhưng Đoàn Niệm Tâm không thể quên được Trần Thì Công. Nàng biết hắn tệ bạc, chỉ là thời gian chưa đủ dài, vết thương còn rỉ máu, thật sự rất đau đớn.
Niệm Tâm không muốn giấu chàng. Hàng mi khẽ rủ, nàng buồn bã nói rằng nếu có thể, chàng hãy chờ đến khi nàng hoàn toàn "hồi phục", vết thương cũng thôi không còn ngứa ngáy.
Chờ đến khi nàng không thèm bận tâm tới kẻ kia nữa, được không?
Dĩ nhiên, chàng chấp thuận. Chờ đợi thôi mà, có gì khó khăn?
Khi ấy, chàng đã cười.
Chàng cảm thán, quả thật cái tên "Niệm Tâm" này rất đặc biệt.
Chủ nhân của chàng, anh em của chàng, bạn tốt của chàng... người ấy... cũng đang chờ một Niệm Tâm khác.
Chờ một ngày, một tháng, một năm.
Rồi một thập kỷ.
Người ấy chưa từng buông lơi hy vọng, dẫu rằng... tất cả chỉ là bóng trăng in dưới hồ nước, là hoa ảnh bay giữa không trung.
Chàng sẽ chờ, chàng có thể chờ.
Chỉ là...
Chàng không ngờ được... chính chàng lại là người đưa "Niệm Tâm" về với người ấy.
Niệm Tâm, không còn là Niệm Tâm của riêng chàng nữa rồi.
Danh sách chương