"Cuộc chiến đấu đầu tiên đã đánh và kết thúc," Martin nói với cái gương mười ngày sau. "Nhưng sẽ có những cuộc chiến đấu thứ hai, thứ ba, ta sẽ chiến đấu mãi, trừ phi... "
Gã không nói hết câu, và nhìn quanh gian phòng nhỏ bé tầm thường và để đôi mắt ngừng lại buồn bã trên đống bản thảo bị gửi trả về, vẫn ở trong những chiếc phong bì dài nằm ở một góc trên sàn. Gã không có tem để chúng tiếp tục đi chu du, đã một tháng nay, chúng nằm chất đống ở đó. Rồi thì sẽ còn nhiều bản thảo nữa trở về, ngày mai, ngày kia, ngày kìa, cho đến khi chúng trở về hết. Gã không còn cách nào để lại tiếp tục cho chúng ra đi lần nữa. Tiền thuê máy chữ tháng đó gã còn chịu lại, vì gã chỉ còn vừa đủ tiền trả tiền trọ trong tuần và tiền ký quỹ cho Sở tìm việc.
Gã ngồi xuống và nhìn chiếc bàn một cách suy nghĩ. Có những vết mực trên đó, bất giác gã thấy rằng gã rất yêu nó.
"Ôi, bàn cũ kỹ thân mến," gã nói. "Ta đã từng sống qua những giờ phút sung sướng với ngươi, rốt cục ngươi vẫn là người bạn tốt của ta. Ngươi không bao giờ ruồng rẫy ta, không bao giờ gửi thư từ chối, cho những tác phẩm của ta là vô giá trị, không bao giờ ngươi phàn nàn vì phải làm việc quá giờ."
Gã để rơi đôi cánh tay trên bàn và vùi mặt vào đó. Cổ họng gã đau nhói, gã muốn khóc to lên. Điều đó làm gã nhớ lại cuộc chiến đấu đầu tiên hồi gã mới lên tám, nước mắt chảy ròng ròng xuống má, gã xông vào đấm thằng bé kia, lớn hơn gã hai tuổi, nó đánh gã, nện gã cho đến khi gã kiệt sức. Gã trông thấy một lũ trẻ con đứng vòng quanh gào thét như những kẻ man rợ, khi cuối cùng gã gục xuống, quằn quại đau đớn, nôn oẹ, máu trào ra khỏi mũi, nước mắt chảy ròng ròng từ đôi mắt thâm tím.
"Hỡi thằng bé đáng thương kia," gã lẩm bẩm, "lần này mày lại vẫn bị đánh gục một cách thảm hại như thế. Mày đã bị đánh tơi bời. Mày đã gục ngã và kiệt lực rồi."
Nhưng hình ảnh của một cuộc chiến đấu đầu tiên ấy vẫn còn vương lại trước mắt gã và trong khi gã ngắm nhìn, gã thấy nó tan đi rồi lại hợp thành một chuỗi những trận đánh nhau nối tiếp. Sáu tháng sau, thằng Mặt phó mát (tên thằng bé) lại đánh gã gục một lần nữa, nhưng lần này gã cũng đã đánh cho nó tím mắt. Như vậy cũng đã khá đấy chứ! Gã trông thấy những trận đánh nhau, nối tiếp xảy ra, gã luôn luôn bị đánh gục, còn thằng Mặt phó mát thì dương dương đắc ý. Nhưng không bao giờ gã bỏ chạy. Nhớ lại chuyện đó, gã cảm thấy như có thêm sức mạnh. Gã luôn luôn đứng lại và chịu đòn. Mặt phó mát là một thằng đánh nhau sừng sỏ có phần hung ác, không một lần nào nó tỏ ra thương hại gã. Những gã đã đứng lại! Đã đứng lại đến cùng!
Rồi gã nhìn thấy một ngõ hẻm chật hẹp giữa những dãy nhà xiêu vẹo ọp ẹp. Cuối ngõ có một cái nhà gạch hai tầng đứng án ngữ. Từ đó phát ra tiếng rập đều đều của máy in, in những số phát hành đợt đầu tiên của tờ "Người điều tra." Gã mười một tuổi, thằng Mặt phó mát mười ba, cả hai cùng đi bán báo, vì thế cho nên hai đứa mới đứng ở đây đợi. Và tất nhiên, thằng Mặt phó mát lại lao vào đánh nhau với gã, và lại một lần nữa trận đấu vẫn chưa ngã ngũ, vì bốn giờ kém mười lăm, buồng máy in mở cửa, lũ trẻ con ùa vào gấp báo.
"Đến mai tao sẽ ày biết tay!" Gã nghe thấy thằng Mặt phó mát đe doạ, gã nghe thấy chính tiếng nói của gã, yếu ớt, run run, cố kìm nước mắt, nhận lời thách thức ngày mai sẽ lại đến đây.
Hôm sau, tan học, gã chạy vội tới chỗ đó, đến trước thằng Mặt phó mát hai phút. Bọn trẻ con xui gã cứ đánh đi, được đấy, chúng mách nước và vạch ra những chỗ yếu trong cách đánh của gã, cam đoan thế nào gã cũng thắng nếu nghe lời chúng. Chính những thằng ấy cũng lại mách nước cho Mặt phó mát. Chúng khoái cái trận này lắm! Gã ngừng lại trong ký ức một lúc lâu, thèm muốn địa vị của chúng được đứng xem cái cảnh gã và thằng Mặt phó mát đánh nhau. Trận đấu bắt đầu, và tiếp tục, không phân thành hiệp liền trong ba mươi phút cho đến khi buồng máy in mở cửa.
Gã nhìn cái bóng cũ ngày bé của mình ngày này qua ngày khác, ở trường vội vã chạy về ngõ hẻm toà báo "Người điều tra". Gã không thể đi nhanh được. Người gã cứng đơ, chân khập khiễng vì đánh nhau liên mien. Từ cổ tay đến khuỷu tay, thâm tím lại, vì gã đã giơ lên để đỡ không biết bao nhiêu cú đấm, và một vài chỗ bị loét ra đã mưng mủ, sưng tấy lên. Đầu, cánh tay, bả vai, sống lưng, đau nhức nhối, khắp người đau nhức nhối. Đầu óc gã nặng nề, quay cuồng. Đến trường gã không đùa nghịch, mà cũng chẳng học hành gì hết. Ngay cứ phải ngồi yên suốt ngày ở bàn học đối với gã cũng là một điều khổ não. Từ khi mà hàng ngày cứ phải đi đánh nhau như thế, thời gian dài tưởng chừng như hàng thế kỷ trôi đi trong cơn ác mộng, trong cái tương lai vô định của những trận đánh nhau hàng ngày. Gã thường nghĩ tại sao không đánh gục được thằng Mặt phó mát để ình thoát khỏi cảnh khổ này, gã không bao giờ nghĩ đến chuyện ngừng đánh, để cho thằng Mặt phó mát ngang nhiên bắt nạt.
Và thế là hàng ngày gã cứ lê bước đến cái ngõ này, tâm hồn cũng như thể xác đau đớn, nhưng gã đã học tập được đức kiên nhẫn để mà đương đầu với kẻ thù muôn thuở - thằng Mặt phó mát. Thằng này cũng mệt mỏi đau đớn chẳng kém gì, và có lẽ cũng muốn thôi không đánh nhau nữa, nếu không vì bọn trẻ con bán báo nhìn vào; trước mặt chúng, nó không muốn để cho lòng kiêu hãnh của nó bị tổn thương. Một buổi chiều, theo đúng như những qui định không được đá, không được đấm vào bụng dưới, không được đánh khi một bên đã ngã, trong hai mươi phút liền hai đứa quần nhau chí tử hòng đánh gục nhau. Thằng Mặt phó mát, thở hồng hộc, lảo đảo đề nghị thôi đấu. Martin gục đầu trong tay, lòng kích động khi nhớ lại hình ảnh của chính gã, vào buổi chiều xa xưa đó, lảo đảo thở hồng hộc, máu ở môi bị đánh toạc sặc vào mồm, trôi xuống cổ họng, loạng choạng tiến về thằng thằng Mặt phó mát, nhổ ra một bãi máu để có thể nói được, rồi hét vào mặt nó rằng gã nhất định không thôi, nếu nó muốn thì nó cứ xin hàng đi. Thằng Mặt phó mát không hàng, và cuộc đánh nhau lại tiếp tục.
Ngày hôm sau, rồi những ngày hôm sau nữa, tưởng như không bao giờ hết, đã chứng kiến những buổi chiều đánh nhau ấy. Mỗi ngày khi giơ tay lên để bắt đầu đánh, tay gã đau ghê gớm, và những cú đầu tiên đấm và bị đấm làm cho tâm hồn gã rã rời; nhưng rồi sau đó tất cả như tê điếng, gã lao vào đánh không còn biết gì nữa, như trong một giấc mộng, gã thấy bộ mặt to bạnh, đôi mắt thú dữ bốc lửa của thằng Mặt phó mát lắc lư, giỡn múa. Gã cứ nhằm vào cái bộ mặt ấy, tất cả những cái khác chung quanh chỉ còn là một khoảng không quay lộn. Trên đời này, không còn cái gì khác, chỉ có bộ mặt ấy thôi. Và gã không thể biết đến nghỉ ngơi, nghỉ ngơi sung sướng, chừng nào gã chưa đánh được cho cái bộ mặt ấy nát ra như tương, bằng những đốt ngón tay đẫm máu của gã, hoặc là cho đến lúc những đốt ngón tay đẫm máu của cái bộ mặt kia đấm cho gã nát như tương. Lúc đó có sao nữa, gã mới nghỉ ngơi được. Nhưng thôi đấu đối với gã, đối với Martin này, thôi không đánh nhau nữa, - không thể được.
Rồi một hôm, khi gã lê đến ngỏ hẻm tờ báo "Người điều tra" thì không thấy thằng Mặt phó mát đâu. Thằng Mặt phó mát không đến. Bọn trẻ con tán tụng gã, nói rằng gã đã hạ được thằng Mặt phó mát. Nhưng Martin không hài lòng. Gã chưa hạ được thằng Mặt phó mát, mà thằng Mặt phó mát cũng chưa hạ được gã. Vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Mãi về sau gã mới biết là bố thằng Mặt phó mát đã chết bất thình lình ngày hôm đó.
Rồi, gã nhớ lại sau đó mấy năm, một đêm gã ngồi trong khu rẻ tiền trên thượng tầng Nhà hát lớn. Lúc ấy gã mười bảy và vừa đi biển về. Một cuộc xô xát xảy ra, một kẻ nào đang trêu ghẹo ai đó. Martin xông vào can thiệp và thấy mình đang đứng trước đôi mắt bốc lửa của thằng Mặt phó mát.
"Tan hát, tao sẽ ày biết tay," kẻ địch của gã rít lên.
Martin gật đầu. Thằng cha du côn 1 gác khu vực này chạy lại chỗ xảy ra nhốn nháo.
"Sau màn cuối, tao sẽ gặp mày ở ngoài cửa." Martin nói khẽ, trong lúc đó gã vẫn chăm chú theo dõi "điệu vũ của người da đen" trên sâu khấu.
Tên du côn quắc mắt nhìn và bước đi chỗ khác.
"Mày có bọn chứ?" gã hỏi thằng Mặt phó mát, lúc tan hát.
"Hẳn rồi!"
"Thế thì tao cũng sẽ rủ bọn." Martin nói.
Trong lúc nghỉ giải lao giữa hai màn, gã đi tập hợp bọn của gã - ba tay mà gã quen trong xưởng kim đinh, một thợ đốt lò ở Sở hỏa xa, năm sáu tay anh chị khu rạp hát và một số ở khu Chợ - Mười tám đáng ghê sợ.
Tan hát ra, hai bọn cứ lặng lẽ đi ở hai bên lề đường. Đến một góc phố yên tĩnh chúng họp lại, thành lập một "hội nghị quân sự."
"Địa điểm là ở cầu Phố Tám," một thằng tóc đỏ trong bọn thằng Mặt phó mát nói. "Cứ đánh nhau ngay ở giữa cầu dưới ánh đèn điện, bọn cớm có tới theo lối nào ta cũng có thể lẩn đi được."
"Đối với tao, được lắm!" Martin nói, sau khi bàn bạc với những tên đầu sỏ trong bọn.
Cầu Phố Tám bắc ngang qua một nhánh của sông Antonio, dài ba dãy phố. Giữa cầu và ở hai đầu có đèn điện. Không một người cảnh sát nào đi qua những chỗ đầu cầu có ánh đèn ấy mà không bị nhìn thấy. Cái địa điểm yên ổn cho cuộc đánh nhau này như sống lại dưới mắt gã. Gã nhìn thấy hai bọn, lầm lì, dữ tợn, giữ đúng khoảng cách nhau và ở sau đấu thủ của mình. Gã thấy gã và thằng Mặt phó mát cởi trần trùng trục. Cách đó một quãng ngắn, có bố trí người canh, nhiệm vụ là phải luôn luôn nhìn về phía ánh đèn ở đầu cầu. Một tên trong bọn anh chị rạp hát cầm áo ngoài, áo sơ mi và mũ của Martin sẵn sàng chuồn đến chỗ yên ổn nếu cảnh sát tới. Martin thấy mình đi vào giữa, đối diện với thằng Mặt phó mát, và gã lại nghe thấy tiếng gã nói, tay giơ lên đe dọa:
"Lần này, không có bắt tay giảng hoà. Hiểu không? Chỉ có đánh thôi! Không có ném khăn. Đây là một trận đánh nhau để thanh toán món nợ cũ, phải đánh cho đến cùng. Hiểu không? Nhất định phải có thằng gục."
Thằng Mặt phó mát ra ý do dự - Martin thấy rõ như vậy - nhưng trước mặt hai bọn, tính kiêu căng nguy hại cũ của nó bị động chạm.
"Được, chơi đi," nó trả lời. "Lải nhải làm cái gì, tao sẽ đánh đến cùng với mày."
Thế rồi hai đứa lao vào nhau, như hai con bò tót non, đương độ sung sức, với những nắm tay trần, với lòng căm thù, với ý muốn làm cho đau đớn, tổn thương, huỷ diệt. Tất cả những cái gì mà con người thu hoạch được qua hàng ngàn năm đau khổ trong quá trình sáng tạo thì bây giờ đã mất hết. Chỉ còn lại ánh đèn điện, cái mốc đá trên con đường của cuộc phiêu lưu lớn của con người. Martin và Mặt phó mát là hai kẻ mọi rợ của thời kỳ đồ đá, sống ở những nơi hang hốc, những gốc cây. Chúng ngập xuống càng ngày càng sâu trong cái vực thẳm bùn nhơ, trở về trong cái cặn bã của cuộc sống ban đầu man dại, vật lộn mù quáng như một chất hoá học, như những nguyên tử, như những mảnh sao trên trời, va vào nhau, lùi lại, rồi lại va vào nhau, cứ thế khôn cùng.
"Trời ơi! Chỉ là những con vật! Những con vật man rợ." Martin lẩm bẩm khi gã hình dung lại cuộc đánh nhau. Đối với gã, với trí tưởng tượng vô cùng mạnh mẽ, hình như gã đang nhìn vào một cái máy hoạt cảnh. Gã vừa là khán giả, vừa là diễn viên. Những tháng dài học tập, trau dồi làm cho gã rùng mình trước cảnh đó, rồi hiện tại bị xoá mờ đi trước ý thức của gã, những bóng mà của quá khứ chế ngự gã, gã lại là Martin Eden vừa mới ở biển về và đang đánh nhau với thằng Mặt phó mát ở Cầu Phố Tám. Gã đã phải chịu đựng, đem hết sức lực, đổ mồ hôi đổ máu, và sung sướng mỗi khi nắm tay trần của gã nện trúng đích.
Cả hai đều là những cơn lốc căm thù, xoay lộn chung quanh nhau một cách khủng khiếp. Thời gian trôi qua, và hai bọn đối địch đứng lặng đi. Chưa bao giờ chúng được chứng kiến một cuộc đánh nhau hung bạo đến như vậy, và chúng kinh hãi. Hai kẻ đánh nhau còn là những kẻ tàn bạo hơn chúng. Tất cả cái liều lĩnh, tất cả sức lực của tuổi trẻ được đem dốc ra lúc đầu, sau đó chúng đánh thận trọng hơn, có suy tính hơn. Hai bên chưa ai thắng ai. Martin nghe thấy có đứa nói: "Đánh thế này chưa biết ai thắng ai bại." Rồi, gã làm một động tác giả, né trái né phải, nhưng bị đánh một cú kinh khủng và gã cảm thấy má bị toác lòi cả xương ra. Không một nắm tay trần nào có thể đấm được như vậy. Gã nghe thấy tiếng xì xào kinh ngạc khi gã bị thương một cách đáng sợ như thế; má gã đẫm máu. Nhưng gã không nao núng. Gã bắt đầu hết sức thận trọng, bởi vì gã khôn ngoan thừa biết tất cả những mánh lới bần tiện và những thủ đoạn bẩn thỉu của đồng loại. Gã để ý nhìn, chờ đợi rồi gã giả vờ lao vào một cách điên cuồng nhưng nửa chừng ngừng ngay lại, vì gã trông thấy ánh kim khí loé lên.
"Giơ tay lên!" Gã thét. "Mày đã dùng quả đấm đồng để đánh tao!"
Hai bọn xông lên, gầm ghè. Chỉ trong một giây là sẽ thành một cuộc loạn đả và như thế là gã mất cơ hội trả thù. Gã như điên lên.
"Chúng mày giãn ra!" Gã rít lên khàn khàn. "Hiểu không? Chúng mày hiểu không?"
Cả hai bọn lùi lại. Chúng là những kẻ dã man, nhưng gã còn là kẻ dã man hơn, một sinh vật khủng khiếp vượt lên trên chúng, chế ngự chúng.
"Đây là việc của tao, không đứa nào được dính vào. Đưa ngay quả đấm đồng đây!"
Thằng Mặt phó mát, đã dịu đi một chút và hơi sợ đưa nộp ngay cá vũ khí bần tiện.
"Chính mày đã lén đưa cho nó, cái thằng tóc đỏ đang lẩn vào trong bọn kia," Martin nói tiếp rồi quẳng quả đấm xuống nước. "Tao đã trông thấy mày, nhưng không hiểu mày định làm cái trò gì. Nếu mày còn giở cái ngón ấy ra nữa, tao đánh ất xác. Hiểu không?"
Chúng lại đánh tiếp, tuy đã mệt hết sức, mệt không thể tưởng tượng được. Hai bọn dã man, tính khát máu đã thoả mãn, lúc này kinh hãi trước cảnh đó, phải cùng nhau xin hai đứa thôi đánh nhau nữa. Và thằng Mặt phó mát sẵn sàng gục xuống mà chết, hay là cứ đứng mà chết, một con quỷ xám ngoét, hình thù không còn gì là của thằng Mặt phó mát nữa; bị đánh tơi bời, nó đã dao động, nao núng lắm, nhưng Martin vẫn cứ lao vào, đấm túi bụi.
Rồi, sau một giây lát dài tưởng chừng một thế kỷ, thằng Mặt phó mát đuối sức rất nhanh, trong cuộc hỗn chiến giữa những cú đấm giáng xuống như mưa bỗng nghe một tiếng rắc, cánh tay phải của Martin thõng ngay xuống. Một cái xương đã bị gãy. Mọi người đều nghe rõ và biết như vậy. Thằng Mặt phó mát cũng biết như vậy, như một con hổ nó lao vào kẻ địch đánh liên hồi. Bọn của Martin ào ra can thiệp. Choáng váng vì những cú đấm tới tấp ấy, Martin chửi bới thô tục, quát chúng lùi lại, nấc lên, gầm lên trong sự đau khổ và tuyệt vọng đến cực độ.
Nhưng gã cứ đấm, đấm một cách ngoan cường, chỉ với cánh tay trái, trong một tình trạng nửa mê nửa tỉnh, và như từ ở một nơi xa xăm nào, gã nghe thấy tiếng thì thào kinh hãi của hai bọn và một kẻ nào đó run run nói: "Chúng mày ơi, đây không phải là để đánh nhau nữa, đây là giết nhau, phải ngăn chúng nó lại."
Nhưng không đứa nào ngăn lại cả, và gã sung sướng đấm tiếp, đấm một cách mệt mỏi, đấm liên miên không ngớt chỉ bằng một tay, cứ nện xuống một cái gì đẫm máu trước mặt gã, không phải là một bộ mặt nữa, mà là một cái gì khủng khiếp, một vật không tên, lắc lư, ghê tởm, rền rĩ, nó cứ đứng ở trước con mắt đã hoa lên của gã, cứ đứng đó không đi. Gã lại đấm tiếp, đấm tiếp, chậm hơn, chậm hơn: chút sức lực cuối cùng của gã vừa ứa ra hết, qua hàng bao thế kỷ qua bao chặng thời gian dài vô tận, chỉ mờ mờ, gã cũng thấy cái vật không tên kia khuỵu dần chầm chậm xuống cái sàn gỗ gồ ghề của mặt cầu. Lát sau, gã đứng cúi mình trên vật đó, lảo đảo lắc lư trên đôi chân run run, nắm lấy không khí để đứng cho vững, và nói bằng một giọng mà chính gã cũng không nhận ra nữa.
"Mày có muốn nữa không? Nói đi, mày có muốn nữa không? Gã cứ nói đi nói lại mãi mỗi câu đó - hỏi, thúc giục, đe dọa để xem nó có muốn nữa không - trong khi đó gã cảm thấy mấy đứa bạn đặt tay lên người gã, vỗ vào lưng gã, cố khoác áo cho gã. Rồi như có một tấm màn đen kịt, quên lãng ào tới.
Chiếc đồng hồ báo thức để trên bàn reo lên, nhưng Martin Eden đầu vẫn gục trong hai cánh tay, không nghe thấy. Gã không nghe thấy gì cả. Gã không nghĩ gì cả. Gã hoàn toàn sống lại cuộc sống cũ đến nỗi gã mê lịm đi như gã đã từng mê lịm mấy năm trước đây ở Cầu Phố Tám. Hoàn toàn trong giây phút dài dặc, tấm màn đen quên lãng bao trùm lấy gã. Rồi như một người từ cõi chết trở về, gã vùng đứng lên, mắt bốc lửa, mồ hôi toát ra đầm đìa cả mặt, gã thét lớn:
"Tao đã đánh gục được mày, thằng Mặt phó mát kia! Tao đã mất mười một năm trời, nhưng tao đã đánh gục được mày!"
Đầu gối đã run lên, gã cảm thấy ngây ngất, gã lảo đảo lùi lại giường, gieo mình xuống ngồi trên thành giường. Gã hãy còn chìm trong quá khứ. Gã nhìn quanh phòng, bối rối, hoảng hốt tự hỏi không hiểu mình ở đâu, cho đến tận khi gã chợt trông thấy những bản thảo ở góc phòng. Rồi những bánh xe của ký ức lại lăn về phía trước qua bốn năm của thời gian, gã nhận thức hiện tại với những cuốn sách mà gã đã mở, với vũ trụ mà gã đã chinh phục từ những trang sách đó, với những giấc mơ tham vọng của gã và với tình yêu đối với người con gái trong trắng đa cảm, yếu ớt, thần tiên, người con gái ấy sẽ chết vì kinh hãi nếu được chứng kiến, dù chỉ một phút thôi, những cái gã đã từng sống qua, một phút thôi trong tất cả sự ngợp ngụa của cuộc đời mà gã đã lội qua.
Gã đứng lên, và tới trước gương.
Gã nói một cách long trọng: "Martin Eden, thế là ngươi đã từ bùn lầy mà vươn lên đấy! Ngươi đã rửa mắt của ngươi trong ánh sáng huy hoàng, ngươi đã vươn đôi vai tới các vì sao, đã làm tất cả những gì mà cuộc đời đã làm, đã để cho tất cả "những thú tính chết đi" 2 ; vật lộn để nắm lấy cái di sản cao quí nhất của khả năng nhân loại."
Chú thích:
1. Ở các rạp hát và các tiệm rượu thường phải thuê những tên du côn khoẻ, có võ để giữ trật tự, ngăn những cuộc ẩu đả, phá phách.
2. Nguyên văn: "ape and tiger die" - một câu thơ trong bài "In Memorism" của Tennyson.
Gã không nói hết câu, và nhìn quanh gian phòng nhỏ bé tầm thường và để đôi mắt ngừng lại buồn bã trên đống bản thảo bị gửi trả về, vẫn ở trong những chiếc phong bì dài nằm ở một góc trên sàn. Gã không có tem để chúng tiếp tục đi chu du, đã một tháng nay, chúng nằm chất đống ở đó. Rồi thì sẽ còn nhiều bản thảo nữa trở về, ngày mai, ngày kia, ngày kìa, cho đến khi chúng trở về hết. Gã không còn cách nào để lại tiếp tục cho chúng ra đi lần nữa. Tiền thuê máy chữ tháng đó gã còn chịu lại, vì gã chỉ còn vừa đủ tiền trả tiền trọ trong tuần và tiền ký quỹ cho Sở tìm việc.
Gã ngồi xuống và nhìn chiếc bàn một cách suy nghĩ. Có những vết mực trên đó, bất giác gã thấy rằng gã rất yêu nó.
"Ôi, bàn cũ kỹ thân mến," gã nói. "Ta đã từng sống qua những giờ phút sung sướng với ngươi, rốt cục ngươi vẫn là người bạn tốt của ta. Ngươi không bao giờ ruồng rẫy ta, không bao giờ gửi thư từ chối, cho những tác phẩm của ta là vô giá trị, không bao giờ ngươi phàn nàn vì phải làm việc quá giờ."
Gã để rơi đôi cánh tay trên bàn và vùi mặt vào đó. Cổ họng gã đau nhói, gã muốn khóc to lên. Điều đó làm gã nhớ lại cuộc chiến đấu đầu tiên hồi gã mới lên tám, nước mắt chảy ròng ròng xuống má, gã xông vào đấm thằng bé kia, lớn hơn gã hai tuổi, nó đánh gã, nện gã cho đến khi gã kiệt sức. Gã trông thấy một lũ trẻ con đứng vòng quanh gào thét như những kẻ man rợ, khi cuối cùng gã gục xuống, quằn quại đau đớn, nôn oẹ, máu trào ra khỏi mũi, nước mắt chảy ròng ròng từ đôi mắt thâm tím.
"Hỡi thằng bé đáng thương kia," gã lẩm bẩm, "lần này mày lại vẫn bị đánh gục một cách thảm hại như thế. Mày đã bị đánh tơi bời. Mày đã gục ngã và kiệt lực rồi."
Nhưng hình ảnh của một cuộc chiến đấu đầu tiên ấy vẫn còn vương lại trước mắt gã và trong khi gã ngắm nhìn, gã thấy nó tan đi rồi lại hợp thành một chuỗi những trận đánh nhau nối tiếp. Sáu tháng sau, thằng Mặt phó mát (tên thằng bé) lại đánh gã gục một lần nữa, nhưng lần này gã cũng đã đánh cho nó tím mắt. Như vậy cũng đã khá đấy chứ! Gã trông thấy những trận đánh nhau, nối tiếp xảy ra, gã luôn luôn bị đánh gục, còn thằng Mặt phó mát thì dương dương đắc ý. Nhưng không bao giờ gã bỏ chạy. Nhớ lại chuyện đó, gã cảm thấy như có thêm sức mạnh. Gã luôn luôn đứng lại và chịu đòn. Mặt phó mát là một thằng đánh nhau sừng sỏ có phần hung ác, không một lần nào nó tỏ ra thương hại gã. Những gã đã đứng lại! Đã đứng lại đến cùng!
Rồi gã nhìn thấy một ngõ hẻm chật hẹp giữa những dãy nhà xiêu vẹo ọp ẹp. Cuối ngõ có một cái nhà gạch hai tầng đứng án ngữ. Từ đó phát ra tiếng rập đều đều của máy in, in những số phát hành đợt đầu tiên của tờ "Người điều tra." Gã mười một tuổi, thằng Mặt phó mát mười ba, cả hai cùng đi bán báo, vì thế cho nên hai đứa mới đứng ở đây đợi. Và tất nhiên, thằng Mặt phó mát lại lao vào đánh nhau với gã, và lại một lần nữa trận đấu vẫn chưa ngã ngũ, vì bốn giờ kém mười lăm, buồng máy in mở cửa, lũ trẻ con ùa vào gấp báo.
"Đến mai tao sẽ ày biết tay!" Gã nghe thấy thằng Mặt phó mát đe doạ, gã nghe thấy chính tiếng nói của gã, yếu ớt, run run, cố kìm nước mắt, nhận lời thách thức ngày mai sẽ lại đến đây.
Hôm sau, tan học, gã chạy vội tới chỗ đó, đến trước thằng Mặt phó mát hai phút. Bọn trẻ con xui gã cứ đánh đi, được đấy, chúng mách nước và vạch ra những chỗ yếu trong cách đánh của gã, cam đoan thế nào gã cũng thắng nếu nghe lời chúng. Chính những thằng ấy cũng lại mách nước cho Mặt phó mát. Chúng khoái cái trận này lắm! Gã ngừng lại trong ký ức một lúc lâu, thèm muốn địa vị của chúng được đứng xem cái cảnh gã và thằng Mặt phó mát đánh nhau. Trận đấu bắt đầu, và tiếp tục, không phân thành hiệp liền trong ba mươi phút cho đến khi buồng máy in mở cửa.
Gã nhìn cái bóng cũ ngày bé của mình ngày này qua ngày khác, ở trường vội vã chạy về ngõ hẻm toà báo "Người điều tra". Gã không thể đi nhanh được. Người gã cứng đơ, chân khập khiễng vì đánh nhau liên mien. Từ cổ tay đến khuỷu tay, thâm tím lại, vì gã đã giơ lên để đỡ không biết bao nhiêu cú đấm, và một vài chỗ bị loét ra đã mưng mủ, sưng tấy lên. Đầu, cánh tay, bả vai, sống lưng, đau nhức nhối, khắp người đau nhức nhối. Đầu óc gã nặng nề, quay cuồng. Đến trường gã không đùa nghịch, mà cũng chẳng học hành gì hết. Ngay cứ phải ngồi yên suốt ngày ở bàn học đối với gã cũng là một điều khổ não. Từ khi mà hàng ngày cứ phải đi đánh nhau như thế, thời gian dài tưởng chừng như hàng thế kỷ trôi đi trong cơn ác mộng, trong cái tương lai vô định của những trận đánh nhau hàng ngày. Gã thường nghĩ tại sao không đánh gục được thằng Mặt phó mát để ình thoát khỏi cảnh khổ này, gã không bao giờ nghĩ đến chuyện ngừng đánh, để cho thằng Mặt phó mát ngang nhiên bắt nạt.
Và thế là hàng ngày gã cứ lê bước đến cái ngõ này, tâm hồn cũng như thể xác đau đớn, nhưng gã đã học tập được đức kiên nhẫn để mà đương đầu với kẻ thù muôn thuở - thằng Mặt phó mát. Thằng này cũng mệt mỏi đau đớn chẳng kém gì, và có lẽ cũng muốn thôi không đánh nhau nữa, nếu không vì bọn trẻ con bán báo nhìn vào; trước mặt chúng, nó không muốn để cho lòng kiêu hãnh của nó bị tổn thương. Một buổi chiều, theo đúng như những qui định không được đá, không được đấm vào bụng dưới, không được đánh khi một bên đã ngã, trong hai mươi phút liền hai đứa quần nhau chí tử hòng đánh gục nhau. Thằng Mặt phó mát, thở hồng hộc, lảo đảo đề nghị thôi đấu. Martin gục đầu trong tay, lòng kích động khi nhớ lại hình ảnh của chính gã, vào buổi chiều xa xưa đó, lảo đảo thở hồng hộc, máu ở môi bị đánh toạc sặc vào mồm, trôi xuống cổ họng, loạng choạng tiến về thằng thằng Mặt phó mát, nhổ ra một bãi máu để có thể nói được, rồi hét vào mặt nó rằng gã nhất định không thôi, nếu nó muốn thì nó cứ xin hàng đi. Thằng Mặt phó mát không hàng, và cuộc đánh nhau lại tiếp tục.
Ngày hôm sau, rồi những ngày hôm sau nữa, tưởng như không bao giờ hết, đã chứng kiến những buổi chiều đánh nhau ấy. Mỗi ngày khi giơ tay lên để bắt đầu đánh, tay gã đau ghê gớm, và những cú đầu tiên đấm và bị đấm làm cho tâm hồn gã rã rời; nhưng rồi sau đó tất cả như tê điếng, gã lao vào đánh không còn biết gì nữa, như trong một giấc mộng, gã thấy bộ mặt to bạnh, đôi mắt thú dữ bốc lửa của thằng Mặt phó mát lắc lư, giỡn múa. Gã cứ nhằm vào cái bộ mặt ấy, tất cả những cái khác chung quanh chỉ còn là một khoảng không quay lộn. Trên đời này, không còn cái gì khác, chỉ có bộ mặt ấy thôi. Và gã không thể biết đến nghỉ ngơi, nghỉ ngơi sung sướng, chừng nào gã chưa đánh được cho cái bộ mặt ấy nát ra như tương, bằng những đốt ngón tay đẫm máu của gã, hoặc là cho đến lúc những đốt ngón tay đẫm máu của cái bộ mặt kia đấm cho gã nát như tương. Lúc đó có sao nữa, gã mới nghỉ ngơi được. Nhưng thôi đấu đối với gã, đối với Martin này, thôi không đánh nhau nữa, - không thể được.
Rồi một hôm, khi gã lê đến ngỏ hẻm tờ báo "Người điều tra" thì không thấy thằng Mặt phó mát đâu. Thằng Mặt phó mát không đến. Bọn trẻ con tán tụng gã, nói rằng gã đã hạ được thằng Mặt phó mát. Nhưng Martin không hài lòng. Gã chưa hạ được thằng Mặt phó mát, mà thằng Mặt phó mát cũng chưa hạ được gã. Vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Mãi về sau gã mới biết là bố thằng Mặt phó mát đã chết bất thình lình ngày hôm đó.
Rồi, gã nhớ lại sau đó mấy năm, một đêm gã ngồi trong khu rẻ tiền trên thượng tầng Nhà hát lớn. Lúc ấy gã mười bảy và vừa đi biển về. Một cuộc xô xát xảy ra, một kẻ nào đang trêu ghẹo ai đó. Martin xông vào can thiệp và thấy mình đang đứng trước đôi mắt bốc lửa của thằng Mặt phó mát.
"Tan hát, tao sẽ ày biết tay," kẻ địch của gã rít lên.
Martin gật đầu. Thằng cha du côn 1 gác khu vực này chạy lại chỗ xảy ra nhốn nháo.
"Sau màn cuối, tao sẽ gặp mày ở ngoài cửa." Martin nói khẽ, trong lúc đó gã vẫn chăm chú theo dõi "điệu vũ của người da đen" trên sâu khấu.
Tên du côn quắc mắt nhìn và bước đi chỗ khác.
"Mày có bọn chứ?" gã hỏi thằng Mặt phó mát, lúc tan hát.
"Hẳn rồi!"
"Thế thì tao cũng sẽ rủ bọn." Martin nói.
Trong lúc nghỉ giải lao giữa hai màn, gã đi tập hợp bọn của gã - ba tay mà gã quen trong xưởng kim đinh, một thợ đốt lò ở Sở hỏa xa, năm sáu tay anh chị khu rạp hát và một số ở khu Chợ - Mười tám đáng ghê sợ.
Tan hát ra, hai bọn cứ lặng lẽ đi ở hai bên lề đường. Đến một góc phố yên tĩnh chúng họp lại, thành lập một "hội nghị quân sự."
"Địa điểm là ở cầu Phố Tám," một thằng tóc đỏ trong bọn thằng Mặt phó mát nói. "Cứ đánh nhau ngay ở giữa cầu dưới ánh đèn điện, bọn cớm có tới theo lối nào ta cũng có thể lẩn đi được."
"Đối với tao, được lắm!" Martin nói, sau khi bàn bạc với những tên đầu sỏ trong bọn.
Cầu Phố Tám bắc ngang qua một nhánh của sông Antonio, dài ba dãy phố. Giữa cầu và ở hai đầu có đèn điện. Không một người cảnh sát nào đi qua những chỗ đầu cầu có ánh đèn ấy mà không bị nhìn thấy. Cái địa điểm yên ổn cho cuộc đánh nhau này như sống lại dưới mắt gã. Gã nhìn thấy hai bọn, lầm lì, dữ tợn, giữ đúng khoảng cách nhau và ở sau đấu thủ của mình. Gã thấy gã và thằng Mặt phó mát cởi trần trùng trục. Cách đó một quãng ngắn, có bố trí người canh, nhiệm vụ là phải luôn luôn nhìn về phía ánh đèn ở đầu cầu. Một tên trong bọn anh chị rạp hát cầm áo ngoài, áo sơ mi và mũ của Martin sẵn sàng chuồn đến chỗ yên ổn nếu cảnh sát tới. Martin thấy mình đi vào giữa, đối diện với thằng Mặt phó mát, và gã lại nghe thấy tiếng gã nói, tay giơ lên đe dọa:
"Lần này, không có bắt tay giảng hoà. Hiểu không? Chỉ có đánh thôi! Không có ném khăn. Đây là một trận đánh nhau để thanh toán món nợ cũ, phải đánh cho đến cùng. Hiểu không? Nhất định phải có thằng gục."
Thằng Mặt phó mát ra ý do dự - Martin thấy rõ như vậy - nhưng trước mặt hai bọn, tính kiêu căng nguy hại cũ của nó bị động chạm.
"Được, chơi đi," nó trả lời. "Lải nhải làm cái gì, tao sẽ đánh đến cùng với mày."
Thế rồi hai đứa lao vào nhau, như hai con bò tót non, đương độ sung sức, với những nắm tay trần, với lòng căm thù, với ý muốn làm cho đau đớn, tổn thương, huỷ diệt. Tất cả những cái gì mà con người thu hoạch được qua hàng ngàn năm đau khổ trong quá trình sáng tạo thì bây giờ đã mất hết. Chỉ còn lại ánh đèn điện, cái mốc đá trên con đường của cuộc phiêu lưu lớn của con người. Martin và Mặt phó mát là hai kẻ mọi rợ của thời kỳ đồ đá, sống ở những nơi hang hốc, những gốc cây. Chúng ngập xuống càng ngày càng sâu trong cái vực thẳm bùn nhơ, trở về trong cái cặn bã của cuộc sống ban đầu man dại, vật lộn mù quáng như một chất hoá học, như những nguyên tử, như những mảnh sao trên trời, va vào nhau, lùi lại, rồi lại va vào nhau, cứ thế khôn cùng.
"Trời ơi! Chỉ là những con vật! Những con vật man rợ." Martin lẩm bẩm khi gã hình dung lại cuộc đánh nhau. Đối với gã, với trí tưởng tượng vô cùng mạnh mẽ, hình như gã đang nhìn vào một cái máy hoạt cảnh. Gã vừa là khán giả, vừa là diễn viên. Những tháng dài học tập, trau dồi làm cho gã rùng mình trước cảnh đó, rồi hiện tại bị xoá mờ đi trước ý thức của gã, những bóng mà của quá khứ chế ngự gã, gã lại là Martin Eden vừa mới ở biển về và đang đánh nhau với thằng Mặt phó mát ở Cầu Phố Tám. Gã đã phải chịu đựng, đem hết sức lực, đổ mồ hôi đổ máu, và sung sướng mỗi khi nắm tay trần của gã nện trúng đích.
Cả hai đều là những cơn lốc căm thù, xoay lộn chung quanh nhau một cách khủng khiếp. Thời gian trôi qua, và hai bọn đối địch đứng lặng đi. Chưa bao giờ chúng được chứng kiến một cuộc đánh nhau hung bạo đến như vậy, và chúng kinh hãi. Hai kẻ đánh nhau còn là những kẻ tàn bạo hơn chúng. Tất cả cái liều lĩnh, tất cả sức lực của tuổi trẻ được đem dốc ra lúc đầu, sau đó chúng đánh thận trọng hơn, có suy tính hơn. Hai bên chưa ai thắng ai. Martin nghe thấy có đứa nói: "Đánh thế này chưa biết ai thắng ai bại." Rồi, gã làm một động tác giả, né trái né phải, nhưng bị đánh một cú kinh khủng và gã cảm thấy má bị toác lòi cả xương ra. Không một nắm tay trần nào có thể đấm được như vậy. Gã nghe thấy tiếng xì xào kinh ngạc khi gã bị thương một cách đáng sợ như thế; má gã đẫm máu. Nhưng gã không nao núng. Gã bắt đầu hết sức thận trọng, bởi vì gã khôn ngoan thừa biết tất cả những mánh lới bần tiện và những thủ đoạn bẩn thỉu của đồng loại. Gã để ý nhìn, chờ đợi rồi gã giả vờ lao vào một cách điên cuồng nhưng nửa chừng ngừng ngay lại, vì gã trông thấy ánh kim khí loé lên.
"Giơ tay lên!" Gã thét. "Mày đã dùng quả đấm đồng để đánh tao!"
Hai bọn xông lên, gầm ghè. Chỉ trong một giây là sẽ thành một cuộc loạn đả và như thế là gã mất cơ hội trả thù. Gã như điên lên.
"Chúng mày giãn ra!" Gã rít lên khàn khàn. "Hiểu không? Chúng mày hiểu không?"
Cả hai bọn lùi lại. Chúng là những kẻ dã man, nhưng gã còn là kẻ dã man hơn, một sinh vật khủng khiếp vượt lên trên chúng, chế ngự chúng.
"Đây là việc của tao, không đứa nào được dính vào. Đưa ngay quả đấm đồng đây!"
Thằng Mặt phó mát, đã dịu đi một chút và hơi sợ đưa nộp ngay cá vũ khí bần tiện.
"Chính mày đã lén đưa cho nó, cái thằng tóc đỏ đang lẩn vào trong bọn kia," Martin nói tiếp rồi quẳng quả đấm xuống nước. "Tao đã trông thấy mày, nhưng không hiểu mày định làm cái trò gì. Nếu mày còn giở cái ngón ấy ra nữa, tao đánh ất xác. Hiểu không?"
Chúng lại đánh tiếp, tuy đã mệt hết sức, mệt không thể tưởng tượng được. Hai bọn dã man, tính khát máu đã thoả mãn, lúc này kinh hãi trước cảnh đó, phải cùng nhau xin hai đứa thôi đánh nhau nữa. Và thằng Mặt phó mát sẵn sàng gục xuống mà chết, hay là cứ đứng mà chết, một con quỷ xám ngoét, hình thù không còn gì là của thằng Mặt phó mát nữa; bị đánh tơi bời, nó đã dao động, nao núng lắm, nhưng Martin vẫn cứ lao vào, đấm túi bụi.
Rồi, sau một giây lát dài tưởng chừng một thế kỷ, thằng Mặt phó mát đuối sức rất nhanh, trong cuộc hỗn chiến giữa những cú đấm giáng xuống như mưa bỗng nghe một tiếng rắc, cánh tay phải của Martin thõng ngay xuống. Một cái xương đã bị gãy. Mọi người đều nghe rõ và biết như vậy. Thằng Mặt phó mát cũng biết như vậy, như một con hổ nó lao vào kẻ địch đánh liên hồi. Bọn của Martin ào ra can thiệp. Choáng váng vì những cú đấm tới tấp ấy, Martin chửi bới thô tục, quát chúng lùi lại, nấc lên, gầm lên trong sự đau khổ và tuyệt vọng đến cực độ.
Nhưng gã cứ đấm, đấm một cách ngoan cường, chỉ với cánh tay trái, trong một tình trạng nửa mê nửa tỉnh, và như từ ở một nơi xa xăm nào, gã nghe thấy tiếng thì thào kinh hãi của hai bọn và một kẻ nào đó run run nói: "Chúng mày ơi, đây không phải là để đánh nhau nữa, đây là giết nhau, phải ngăn chúng nó lại."
Nhưng không đứa nào ngăn lại cả, và gã sung sướng đấm tiếp, đấm một cách mệt mỏi, đấm liên miên không ngớt chỉ bằng một tay, cứ nện xuống một cái gì đẫm máu trước mặt gã, không phải là một bộ mặt nữa, mà là một cái gì khủng khiếp, một vật không tên, lắc lư, ghê tởm, rền rĩ, nó cứ đứng ở trước con mắt đã hoa lên của gã, cứ đứng đó không đi. Gã lại đấm tiếp, đấm tiếp, chậm hơn, chậm hơn: chút sức lực cuối cùng của gã vừa ứa ra hết, qua hàng bao thế kỷ qua bao chặng thời gian dài vô tận, chỉ mờ mờ, gã cũng thấy cái vật không tên kia khuỵu dần chầm chậm xuống cái sàn gỗ gồ ghề của mặt cầu. Lát sau, gã đứng cúi mình trên vật đó, lảo đảo lắc lư trên đôi chân run run, nắm lấy không khí để đứng cho vững, và nói bằng một giọng mà chính gã cũng không nhận ra nữa.
"Mày có muốn nữa không? Nói đi, mày có muốn nữa không? Gã cứ nói đi nói lại mãi mỗi câu đó - hỏi, thúc giục, đe dọa để xem nó có muốn nữa không - trong khi đó gã cảm thấy mấy đứa bạn đặt tay lên người gã, vỗ vào lưng gã, cố khoác áo cho gã. Rồi như có một tấm màn đen kịt, quên lãng ào tới.
Chiếc đồng hồ báo thức để trên bàn reo lên, nhưng Martin Eden đầu vẫn gục trong hai cánh tay, không nghe thấy. Gã không nghe thấy gì cả. Gã không nghĩ gì cả. Gã hoàn toàn sống lại cuộc sống cũ đến nỗi gã mê lịm đi như gã đã từng mê lịm mấy năm trước đây ở Cầu Phố Tám. Hoàn toàn trong giây phút dài dặc, tấm màn đen quên lãng bao trùm lấy gã. Rồi như một người từ cõi chết trở về, gã vùng đứng lên, mắt bốc lửa, mồ hôi toát ra đầm đìa cả mặt, gã thét lớn:
"Tao đã đánh gục được mày, thằng Mặt phó mát kia! Tao đã mất mười một năm trời, nhưng tao đã đánh gục được mày!"
Đầu gối đã run lên, gã cảm thấy ngây ngất, gã lảo đảo lùi lại giường, gieo mình xuống ngồi trên thành giường. Gã hãy còn chìm trong quá khứ. Gã nhìn quanh phòng, bối rối, hoảng hốt tự hỏi không hiểu mình ở đâu, cho đến tận khi gã chợt trông thấy những bản thảo ở góc phòng. Rồi những bánh xe của ký ức lại lăn về phía trước qua bốn năm của thời gian, gã nhận thức hiện tại với những cuốn sách mà gã đã mở, với vũ trụ mà gã đã chinh phục từ những trang sách đó, với những giấc mơ tham vọng của gã và với tình yêu đối với người con gái trong trắng đa cảm, yếu ớt, thần tiên, người con gái ấy sẽ chết vì kinh hãi nếu được chứng kiến, dù chỉ một phút thôi, những cái gã đã từng sống qua, một phút thôi trong tất cả sự ngợp ngụa của cuộc đời mà gã đã lội qua.
Gã đứng lên, và tới trước gương.
Gã nói một cách long trọng: "Martin Eden, thế là ngươi đã từ bùn lầy mà vươn lên đấy! Ngươi đã rửa mắt của ngươi trong ánh sáng huy hoàng, ngươi đã vươn đôi vai tới các vì sao, đã làm tất cả những gì mà cuộc đời đã làm, đã để cho tất cả "những thú tính chết đi" 2 ; vật lộn để nắm lấy cái di sản cao quí nhất của khả năng nhân loại."
Chú thích:
1. Ở các rạp hát và các tiệm rượu thường phải thuê những tên du côn khoẻ, có võ để giữ trật tự, ngăn những cuộc ẩu đả, phá phách.
2. Nguyên văn: "ape and tiger die" - một câu thơ trong bài "In Memorism" của Tennyson.
Danh sách chương