Những tháng ngày mẹ con tôi ở bên ngoại là những tháng ngày bình yên nhất trong cuộc hôn nhân của bọn tôi. Cứ vài ngày bố chồng tôi lại gọi điện hỏi thăm cháu 1 lần, chồng tôi thì cuối tuần nào cũng thu xếp sang thăm mẹ con tôi.
Ở đây con gái tôi được bà ngoại yêu thương, được hàng xóm cưng nựng chứ không bị hắt hủi như khi ở nhà chồng. Mẹ đẻ tôi nhất quyết không cho tôi đụng tay vào việc gì ngoài chăm con. Tinh thần tôi thoải mái hơn cộng với việc bà liên tục bồi bổ cho tôi nên hai mẹ con tăng cân thấy rõ. Chồng tôi mỗi lần về thăm lại bất ngờ về sự thay đổi của con gái.
Khi mẹ con tôi ở bên ngoại tròn 1 tháng thì bố chồng tôi và chú út có sang thăm, ông có ngỏ ý đón tôi về. Nhưng tôi nói muốn ở lại thêm ít hôm, chờ bao giờ chồng nghỉ mẹ con tôi sẽ về. Ông cũng vui vẻ đồng ý, còn luôn miệng khen bé Thỏ bụ bẫm, ông không quên cảm ơn bà ngoại đã chăm sóc mẹ con tôi suốt thời gian qua.
Thật ra tôi cũng muốn về bởi hàng ngày nhìn mẹ tôi vất vả lo toan cho mẹ con tôi, tôi cũng thấy có lỗi vô cùng. 23 năm chưa làm gì được cho mẹ, lại còn để mẹ phải vất vả phục vụ mẹ con tôi. Cũng may mấy năm nay nhà tôi không còn làm ruộng nữa chứ nếu không mẹ tôi vừa đi cấy vừa chăm tôi thì vất vả quá.
Mỗi lần thấy bà cặm cụi dưới bếp để làm đồ tẩm bổ cho tôi, tôi lại đau lòng nói với bà:
- Mẹ đừng sống vì bọn con nhiều quá như thế, đừng hi sinh tất cả vì bọn con. Mẹ nên giữ lại chút gì đó cho riêng mình, kể cả tiền bạc, thời gian hay sức khoẻ. Sau này làm sao dám chắc bọn con sẽ lo lại được cho mẹ, vì thế mẹ phải giữ lại chút gì đó để đảm bảo khi về già mẹ không phải lo lắng gì.
Mẹ tôi chỉ cười mà không nói gì, với bà anh em tôi chính là tài sản vô giá vậy nên chỉ cần chúng tôi vui vẻ bà có thể hi sinh tất cả.
Nhìn cái dáng hao gầy của bà, tôi trách bản thân nhiều lắm. Trách mình sao vô dụng, lớn từng này rồi vẫn phải để mẹ phiền lòng. Giận mình không báo hiếu được gì, còn khiến cho mẹ tuổi đã xế chiều vẫn phải vất vả lo toan. Có lẽ tôi không phải là 1 đứa con ngoan, chẳng biết đến bao giờ mới có thể để mẹ yên lòng.
Ngày bé tôi thấy người ta hay gọi những người có sức mạnh phi phàm là siêu nhân, tôi cứ nghĩ siêu nhân nào có thực. Mãi đến bây giờ tôi mới biết, mẹ tôi chính là siêu nhân phi phàm nhất trong cuộc đời tôi.
Trước đây có những chuyện tôi chưa hiểu hết lại cứ tủi thân rồi vô cớ giận dỗi với mẹ. Nhiều lần còn kiếm cớ để bà bị ông bà nội ngoại la rầy. Đến bây giờ, khi đã làm mẹ tôi mới biết, hoá ra chỉ có con cái là vô tâm quên mất rằng bố mẹ mình đang già đi từng ngày, chứ bố mẹ thì chẳng bao giờ nghĩ rằng con cái mình đã trưởng thành.
Vậy nên cả cuộc đời họ cứ mãi lo toan cho những đứa con bé bỏng ấy mà quên cả bản thân mình.
Nhìn mẹ mình, rồi lại nhớ đến những gì mẹ chồng tôi đối xử với tôi. Sao cùng một tiếng mẹ mà lại trái ngược nhau hoàn toàn, một người hết lòng hi sinh, lo lắng cho tôi. Người con lại thì chỉ chực tìm cách mắng chửi, vùi dập tôi.
Điều khiến tôi không muốn trở về nhất là tôi không muốn thấy mặt mẹ chồng, những việc mà tôi trải qua đủ để tôi căm hận bà đến tận xương tận tuỷ. Vậy nên tôi muốn chờ chồng tôi thuê được nhà tôi mới trở về để không phải sống chung với bà 1 ngày nào cả.
Vậy nhưng quê chồng tôi là 1 làng quê nghèo của Nam Định, dù mấy năm gần đây có 1 vài khu công nghiệp mọc lên, giúp cho người dân xung quanh đây có 1 công việc ổn đinh, cuộc sống cũng khá lên đôi chút. Nhưng mà để tìm được 1 căn nhà nhỏ cho 2 vợ chồng sống thì không dễ chút nào. Có 1 vài căn nhà cho thuê nhưng mà là thuê nguyên căn, giá khá cao, kinh tế vợ chồng tôi không thể nào đủ trang trải được.
Tôi thì chẳng thể ở mãi nhà mẹ đẻ, nên đành phải trở về nhà chồng sống trong thời gian tìm nhà riêng. Hôm tôi trở về bố chồng tôi có tổ chức 1 cuộc họp gia đình, với đầy đủ mọi thành viên. Ông muốn tất cả mọi khúc mắc hiểu lầm phải được giải quyết, tránh tối đã mâu thuẫn tiếp tục xảy ra. Ông nói:
- Hôm nay bố gọi mọi người về họp gia đình là để giải quyết mâu thuẫn giữa mẹ các con và Nhân. Bố muốn hai mẹ con ngồi lại thẳng thắn nói chuyện với nhau, ai sai chỗ nào thì nhận lỗi và sửa sai, ai còn thiếu xót gì thì cũng cố gắng hoàn thiện bản thân. Sao cho gia đình mình từ nay có thể sống hoà thuận với nhau. Bà Nết, bà có ý kiến gì thì nói đi.
- Tôi chẳng có ý kiến gì, đằng nào chúng nó cúng quyết ra ở riêng rồi thì họp với hành làm gì cho mệt.
- Chúng nó ra ở riêng hay không tôi chưa bàn đến, nhưng sự việc vừa rồi là bà sai, không lẽ bà không nhận ra mình sai? - Sai hay đúng tôi không cần biết, nó hỗn láo mất dậy thì tôi phải dậy. Các cụ nói cấm có sai, dậy con từ thủa còn thơ, dậy vợ từ thủa bơ vơ mới về. Con này từ nhỏ đã không có bố, thiếu sự dạy dỗ, về nhà mình lại được thằng Hưng nuông chiều nên láo hỗn quen đi rồi.
Tôi đã cố gắng bỏ qua mọi chuyện, cố gắng bình tâm để ngồi nói chuyện với bà vậy mà bà vẫn chì triết tôi, thậm chí còn lôi cả bố mẹ tôi vào. Bất giác không kìm được tôi bật khóc nói:
- Mẹ, con làm gì mà hết lần này đến lần khác mẹ bảo con mất dậy, hỗn láo. Con làm gì sai mà 5 lần 7 lượt mẹ lôi bố mẹ con ra mẹ chửi, con làm gì sai mẹ nói đi. Con gái con nằm viện mẹ không 1 lời hỏi han, mẹ chỉ biết lao vào mà đánh mà chửi, mặc kệ việc con đang bế bé Thỏ trên tay. Có bao giờ mẹ nghĩ nếu lỡ tay vào con bé sẽ thế nào không, hay mẹ chỉ biết thoả mãn cái tôi của bản thân mẹ?
Mẹ chồng tôi thấy thế thì lại lu loa:
- Mày còn hỏi tao à, bản thân mày làm gì mày không biết hay sao mà hỏi tao. Mày ngu nên mày khiến con mày nhập viện, tao vì thương xót cháu nên mới đánh mày để đòi lại công bằng cho con bé. Nhưng anh em mày thi nhau chửi tao thì tao cần đéo gì mà phải hỏi thăm cho bận háng?
- Mẹ, mẹ nói đủ chưa mẹ, mẹ muốn Nhân phải thế nào mẹ mới vừa lòng hả? Mẹ hỏi chị Hương xem có đúng là bác sĩ nói không được đắp chăn nhiều cho con bé, tránh để mồ hôi tiết ra sau đó ngấm ngược lại gây viêm phổi không. Chị nói cho mẹ nghe đi.
Chị Hương thấy chồng tôi đang mất bình tĩnh thì nhẹ nhàng xoa dịu:
- Cậu cứ bình tĩnh để mọi người nói, từ từ rồi mẹ sẽ hiểu ra mà. Chúng ta ở 2 thế hệ, cách sống và suy nghĩ hoàn khác nhau, vậy nên cũng không thể tránh khỏi mâu thuẫn được. Quan trọng là phải biết yêu thương, rộng lượng bỏ qua cho nhau những sai lầm. Có thế thì mới mong gia đình ấm êm được.
- Chị có rơi vào hoàn cảnh của em đâu mà chị biết, hàng đêm chị có chứng kiến cái cảnh người đầu ấp tay gối với mình ngay cả trong mơ cũng khóc không? Chị có bao giờ phải đau lòng nhìn người mình yêu thương gồng mình chịu những tổn thương mà không thể giúp đỡ không?
Tôi cảm nhận được nỗi đau trong từng câu nói của anh, hoá ra anh lại quan tâm tôi nhiều đến vậy. Vậy mà tôi vẫn ngây thơ nghĩ anh không biết gì, tôi đâu biết rằng bao lần giữa đêm anh anh tỉnh dậy để lau nước mắt cho tôi. Tôi cũng không biết có nhiều đêm anh thức trắng vì thương tôi. Cuộc đời tôi cũng chỉ cần được anh yêu thương như thế là quá hạnh phúc rồi.
Anh vội vàng quay mặt đi để lau đi giọt nước mắt trực tràn ra khỏi khoé mi, tất cả những hành động ấy của anh tôi đều biết. Câu nói của anh cũng khiến cho không khí trùng xuống, cả nhà ai cũng im lặng. Chỉ riêng mẹ chồng tôi vẫn không chịu nhân sai, bà nói:
- Ôi dào, nó bày trò nước mắt cá sấu chứ gì, tao còn lạ gì nó. Nó lại đơm đặt đủ thứ chuyện với mày nên mày mới nghe lời nó mà cãi tao. Bao năm qua mày luôn nghe lời tao, từ ngày mày lấy nó đến giờ mày mới bắt đầu trở mặt với tao. Đích thị dà do cái con mặt mâm kia xui mày chứ không ai khác.
- Bà thôi đi, sao con người bà lại cố chấp đến như thế. Ai cũng thấy bà sai chỉ riêng mình bà cứ nhất quyết đổ lỗi cho con dâu. Bà thật sự ngu dốt đến mức không phân biệt được đâu là đúng đâu là sai hả bà Nết. Hay bà quen cái kiểu cho mình là nhất nên không xem ai ra gì hả?
Ông quát to tới mức chú út đang chăm chú chơi game cũng phải giật mình nhìn lên. Mẹ chồng tôi thì khóc mếu trách bố chồng tôi không còn thương bà nữa. Bà trách ông vì 1 đứa xa lạ như tôi mà hết lần này đến lần khác chửi bới nhiếc móc bà. Cuối cũng bà lại kết tội tôi là sao chổi nên mới khiến gia đình bà bị xào xáo như thế. Bà vô lý tới mức bố chồng tôi phải ngán nghẩm nói:
- Tôi không sống nổi với bà mất thôi, bà làm ơn làm phúc để cho các con nó được yên ổn cho tôi nhờ với.
Rồi ông quay sang vợ chồng tôi nói:
- Nhân ạ, sự việc hôm trước bố thay mặt mẹ xin lỗi con, chuyện đã qua rồi mong con sẽ cho qua để gia đình ta được vui vẻ. Còn việc vợ chồng con muốn ra riêng bố không cản, bố tôn trọng quyết định cảu các con. Nhưng trước mắt chưa tìm được nhà thì cứ ở đây đã, vợ chồng con thì không sao chứ con cái Thỏ nó còn bé như thế bố sợ nó lại ốm thì khổ.
Chị Hương cũng đồng tình với ý kiến của bố chồng tôi, chị nói:
- Tạm thời cậu mợ cứ ở đây đã, khi nào tìm được nhà thì chuyển đi cũng chưa muộn, lúc ấy đích thân chị sẽ giúp cậu mợ chuyển nhà.
Không thấy ai phản đối nên bố chồng tôi thở phào nói:
- Vậy là chuyện chỗ ở đã giải quyết xong, còn những việc khác có ai có ý kiến gì không?
Chồng tôi dùng ánh mắt sắc lẹm nhìn mẹ chồng tôi mà nói:
- Con muốn từ nay mẹ để cho Nhân được chăm sóc bé Thỏ theo ý của cô ấy. Quỹ thời gian của cô ấy phải ưu tiên cho con gái con trước, sau đó mới tới những việc khác.
Bố chồng tôi gật gù đồng ý, còn chị Hương thì nói:
- Đúng rồi, bây giờ con cái Thỏ phải là quan trọng nhất, không được để nó ốm nữa đâu đấy. Khổ thân con bé, đã biết cái gì đâu mà bị người ta lấy máu rồi tiêm truyền đau như thế. Thế nhưng mợ Nhân cũng không được vì thế mà ỉ lại công việc cho mẹ đâu, biết chưa.
- Em biết rồi, có điều, em muốn…
Chồng tôi thấy tôi ấp úng thì nắm tay tôi nói:
- Em muốn gì cứ nói ra, cả nhà cùng giải quyết.
Tôi hít 1 hơi thật sâu để lấy can đảm mà nói:
- Thời gian này bé Thỏ còn nhỏ, con không thể đi chợ như trước, chồng con thì đi làm. Nếu để anh đi chợ xong về lại tất bật đi làm thì vất vả cho anh quá. Nên con có thể nhờ mẹ đi chợ được không, tiền ăn vợ chồng con sẽ đóng đầy đủ cho mẹ.
Mẹ chồng tôi thấy thế thì dãy lên nói:
- Thôi tao già rồi, mày đừng có hành hạ tao nữa. Việc của vợ chồng mày là phụng dưỡng bố mẹ thì cứ thế mà làm.
- Tôi thấy cái Nhân nó nói đúng đấy, bà rảnh dỗi thì đi chợ đi, vừa là để ra ngoài cho khuây khoả, vừa để bà bớt thời gian soi mói người khác lại. Không ai được ý kiến thêm gì về việc này nữa. Còn những việc khác ai có gì muốn nói cứ nói.
Thế là cuối cùng cuộc họp cũng kết thúc trong sự bất mãn của mẹ chồng tôi, sự cảm động của tôi. Tôi biết chồng tôi yêu thương tôi, nhưng chưa từng nghĩ anh lại đau lòng vì tôi nhiều đến vậy. Những gì hôm nay anh nói ngoài 2 từ cảm động ra thật lòng tôi không biết dùng từ gì để diễn tả nữa cả.
Tối đó tôi có bàn với chồng góp cho bà 3 triệu tiền ăn 1 tháng, nhưng anh gạt đi nói, 2 vợ chồng thì chỉ cần góp 2 triệu thôi. Rau nhà trồng được rồi, nước thì bơm ở giếng khoan lên cũng không mất tiền, chỉ có mua đồ ăn với tiền điện thôi. Mình còn phải lo bỉm sữa cho bé Thỏ, rồi cũng phải có chút tiền tiết kiệm nữa. Em thấy không, vừa rồi nếu không bán sợ dây anh tặng em thì lấy đâu ra tiền lo cho bé Thỏ nhập viện. Tôi thấy anh nói đúng nên cũng nghe theo.
Sáng hôm sau trước khi đi làm chồng tôi có đưa tiền ăn cho bà, trong phòng tôi nghe rõ tiếng bà hỏi:
- 2 triệu, vợ chồng mày đóng 2 triệu tiền ăn cho 4 người?
- Sao lại 4 người, con góp cho vợ chồng con, con thấy 2 triệu là hợp lý mà.
- Thế tao với bố mày ăn gì.
- Mẹ này, hiện tại bố mẹ vẫn còn khoẻ mạnh, lương bố cũng bằng lương con, trong khi con còn phải lo cho bé thỏ. Thời gian qua bọn con chẳng có 1 đồng tiết kiệm, không lẽ mẹ đành lòng đẻ cháu mẹ thiếu thốn hay sao?
Không nghe thấy tiếng bà đáp lại, lát sau thì thấy tiếng xe chồng tôi rời khỏi nhà. Tôi cứ nghĩ thế nào bà cũng sẽ vào phòng vặn vẹo tôi, nhưng tôi đã lầm. Bà chỉ ở ngoài kia quăng thúng đụng nịa chứ không hề động chạm gì đến tôi cả. Thế cũng tốt, dù sao thì tôi cũng chưa sẵn sàng đối mặt với bà sau những gì vừa xảy ra.
Vậy là mỗi tháng sau khi trừ chi tiêu đi thì vợ chồng tôi cũng tiết kiệm được khoảng 2 triệu. Dù ít nhưng cũng yên tâm, bởi tôi biết không có tiền thì đến lời nói cũng không có trọng lượng chứ đừng mong đến được xem trọng
Ở đây con gái tôi được bà ngoại yêu thương, được hàng xóm cưng nựng chứ không bị hắt hủi như khi ở nhà chồng. Mẹ đẻ tôi nhất quyết không cho tôi đụng tay vào việc gì ngoài chăm con. Tinh thần tôi thoải mái hơn cộng với việc bà liên tục bồi bổ cho tôi nên hai mẹ con tăng cân thấy rõ. Chồng tôi mỗi lần về thăm lại bất ngờ về sự thay đổi của con gái.
Khi mẹ con tôi ở bên ngoại tròn 1 tháng thì bố chồng tôi và chú út có sang thăm, ông có ngỏ ý đón tôi về. Nhưng tôi nói muốn ở lại thêm ít hôm, chờ bao giờ chồng nghỉ mẹ con tôi sẽ về. Ông cũng vui vẻ đồng ý, còn luôn miệng khen bé Thỏ bụ bẫm, ông không quên cảm ơn bà ngoại đã chăm sóc mẹ con tôi suốt thời gian qua.
Thật ra tôi cũng muốn về bởi hàng ngày nhìn mẹ tôi vất vả lo toan cho mẹ con tôi, tôi cũng thấy có lỗi vô cùng. 23 năm chưa làm gì được cho mẹ, lại còn để mẹ phải vất vả phục vụ mẹ con tôi. Cũng may mấy năm nay nhà tôi không còn làm ruộng nữa chứ nếu không mẹ tôi vừa đi cấy vừa chăm tôi thì vất vả quá.
Mỗi lần thấy bà cặm cụi dưới bếp để làm đồ tẩm bổ cho tôi, tôi lại đau lòng nói với bà:
- Mẹ đừng sống vì bọn con nhiều quá như thế, đừng hi sinh tất cả vì bọn con. Mẹ nên giữ lại chút gì đó cho riêng mình, kể cả tiền bạc, thời gian hay sức khoẻ. Sau này làm sao dám chắc bọn con sẽ lo lại được cho mẹ, vì thế mẹ phải giữ lại chút gì đó để đảm bảo khi về già mẹ không phải lo lắng gì.
Mẹ tôi chỉ cười mà không nói gì, với bà anh em tôi chính là tài sản vô giá vậy nên chỉ cần chúng tôi vui vẻ bà có thể hi sinh tất cả.
Nhìn cái dáng hao gầy của bà, tôi trách bản thân nhiều lắm. Trách mình sao vô dụng, lớn từng này rồi vẫn phải để mẹ phiền lòng. Giận mình không báo hiếu được gì, còn khiến cho mẹ tuổi đã xế chiều vẫn phải vất vả lo toan. Có lẽ tôi không phải là 1 đứa con ngoan, chẳng biết đến bao giờ mới có thể để mẹ yên lòng.
Ngày bé tôi thấy người ta hay gọi những người có sức mạnh phi phàm là siêu nhân, tôi cứ nghĩ siêu nhân nào có thực. Mãi đến bây giờ tôi mới biết, mẹ tôi chính là siêu nhân phi phàm nhất trong cuộc đời tôi.
Trước đây có những chuyện tôi chưa hiểu hết lại cứ tủi thân rồi vô cớ giận dỗi với mẹ. Nhiều lần còn kiếm cớ để bà bị ông bà nội ngoại la rầy. Đến bây giờ, khi đã làm mẹ tôi mới biết, hoá ra chỉ có con cái là vô tâm quên mất rằng bố mẹ mình đang già đi từng ngày, chứ bố mẹ thì chẳng bao giờ nghĩ rằng con cái mình đã trưởng thành.
Vậy nên cả cuộc đời họ cứ mãi lo toan cho những đứa con bé bỏng ấy mà quên cả bản thân mình.
Nhìn mẹ mình, rồi lại nhớ đến những gì mẹ chồng tôi đối xử với tôi. Sao cùng một tiếng mẹ mà lại trái ngược nhau hoàn toàn, một người hết lòng hi sinh, lo lắng cho tôi. Người con lại thì chỉ chực tìm cách mắng chửi, vùi dập tôi.
Điều khiến tôi không muốn trở về nhất là tôi không muốn thấy mặt mẹ chồng, những việc mà tôi trải qua đủ để tôi căm hận bà đến tận xương tận tuỷ. Vậy nên tôi muốn chờ chồng tôi thuê được nhà tôi mới trở về để không phải sống chung với bà 1 ngày nào cả.
Vậy nhưng quê chồng tôi là 1 làng quê nghèo của Nam Định, dù mấy năm gần đây có 1 vài khu công nghiệp mọc lên, giúp cho người dân xung quanh đây có 1 công việc ổn đinh, cuộc sống cũng khá lên đôi chút. Nhưng mà để tìm được 1 căn nhà nhỏ cho 2 vợ chồng sống thì không dễ chút nào. Có 1 vài căn nhà cho thuê nhưng mà là thuê nguyên căn, giá khá cao, kinh tế vợ chồng tôi không thể nào đủ trang trải được.
Tôi thì chẳng thể ở mãi nhà mẹ đẻ, nên đành phải trở về nhà chồng sống trong thời gian tìm nhà riêng. Hôm tôi trở về bố chồng tôi có tổ chức 1 cuộc họp gia đình, với đầy đủ mọi thành viên. Ông muốn tất cả mọi khúc mắc hiểu lầm phải được giải quyết, tránh tối đã mâu thuẫn tiếp tục xảy ra. Ông nói:
- Hôm nay bố gọi mọi người về họp gia đình là để giải quyết mâu thuẫn giữa mẹ các con và Nhân. Bố muốn hai mẹ con ngồi lại thẳng thắn nói chuyện với nhau, ai sai chỗ nào thì nhận lỗi và sửa sai, ai còn thiếu xót gì thì cũng cố gắng hoàn thiện bản thân. Sao cho gia đình mình từ nay có thể sống hoà thuận với nhau. Bà Nết, bà có ý kiến gì thì nói đi.
- Tôi chẳng có ý kiến gì, đằng nào chúng nó cúng quyết ra ở riêng rồi thì họp với hành làm gì cho mệt.
- Chúng nó ra ở riêng hay không tôi chưa bàn đến, nhưng sự việc vừa rồi là bà sai, không lẽ bà không nhận ra mình sai? - Sai hay đúng tôi không cần biết, nó hỗn láo mất dậy thì tôi phải dậy. Các cụ nói cấm có sai, dậy con từ thủa còn thơ, dậy vợ từ thủa bơ vơ mới về. Con này từ nhỏ đã không có bố, thiếu sự dạy dỗ, về nhà mình lại được thằng Hưng nuông chiều nên láo hỗn quen đi rồi.
Tôi đã cố gắng bỏ qua mọi chuyện, cố gắng bình tâm để ngồi nói chuyện với bà vậy mà bà vẫn chì triết tôi, thậm chí còn lôi cả bố mẹ tôi vào. Bất giác không kìm được tôi bật khóc nói:
- Mẹ, con làm gì mà hết lần này đến lần khác mẹ bảo con mất dậy, hỗn láo. Con làm gì sai mà 5 lần 7 lượt mẹ lôi bố mẹ con ra mẹ chửi, con làm gì sai mẹ nói đi. Con gái con nằm viện mẹ không 1 lời hỏi han, mẹ chỉ biết lao vào mà đánh mà chửi, mặc kệ việc con đang bế bé Thỏ trên tay. Có bao giờ mẹ nghĩ nếu lỡ tay vào con bé sẽ thế nào không, hay mẹ chỉ biết thoả mãn cái tôi của bản thân mẹ?
Mẹ chồng tôi thấy thế thì lại lu loa:
- Mày còn hỏi tao à, bản thân mày làm gì mày không biết hay sao mà hỏi tao. Mày ngu nên mày khiến con mày nhập viện, tao vì thương xót cháu nên mới đánh mày để đòi lại công bằng cho con bé. Nhưng anh em mày thi nhau chửi tao thì tao cần đéo gì mà phải hỏi thăm cho bận háng?
- Mẹ, mẹ nói đủ chưa mẹ, mẹ muốn Nhân phải thế nào mẹ mới vừa lòng hả? Mẹ hỏi chị Hương xem có đúng là bác sĩ nói không được đắp chăn nhiều cho con bé, tránh để mồ hôi tiết ra sau đó ngấm ngược lại gây viêm phổi không. Chị nói cho mẹ nghe đi.
Chị Hương thấy chồng tôi đang mất bình tĩnh thì nhẹ nhàng xoa dịu:
- Cậu cứ bình tĩnh để mọi người nói, từ từ rồi mẹ sẽ hiểu ra mà. Chúng ta ở 2 thế hệ, cách sống và suy nghĩ hoàn khác nhau, vậy nên cũng không thể tránh khỏi mâu thuẫn được. Quan trọng là phải biết yêu thương, rộng lượng bỏ qua cho nhau những sai lầm. Có thế thì mới mong gia đình ấm êm được.
- Chị có rơi vào hoàn cảnh của em đâu mà chị biết, hàng đêm chị có chứng kiến cái cảnh người đầu ấp tay gối với mình ngay cả trong mơ cũng khóc không? Chị có bao giờ phải đau lòng nhìn người mình yêu thương gồng mình chịu những tổn thương mà không thể giúp đỡ không?
Tôi cảm nhận được nỗi đau trong từng câu nói của anh, hoá ra anh lại quan tâm tôi nhiều đến vậy. Vậy mà tôi vẫn ngây thơ nghĩ anh không biết gì, tôi đâu biết rằng bao lần giữa đêm anh anh tỉnh dậy để lau nước mắt cho tôi. Tôi cũng không biết có nhiều đêm anh thức trắng vì thương tôi. Cuộc đời tôi cũng chỉ cần được anh yêu thương như thế là quá hạnh phúc rồi.
Anh vội vàng quay mặt đi để lau đi giọt nước mắt trực tràn ra khỏi khoé mi, tất cả những hành động ấy của anh tôi đều biết. Câu nói của anh cũng khiến cho không khí trùng xuống, cả nhà ai cũng im lặng. Chỉ riêng mẹ chồng tôi vẫn không chịu nhân sai, bà nói:
- Ôi dào, nó bày trò nước mắt cá sấu chứ gì, tao còn lạ gì nó. Nó lại đơm đặt đủ thứ chuyện với mày nên mày mới nghe lời nó mà cãi tao. Bao năm qua mày luôn nghe lời tao, từ ngày mày lấy nó đến giờ mày mới bắt đầu trở mặt với tao. Đích thị dà do cái con mặt mâm kia xui mày chứ không ai khác.
- Bà thôi đi, sao con người bà lại cố chấp đến như thế. Ai cũng thấy bà sai chỉ riêng mình bà cứ nhất quyết đổ lỗi cho con dâu. Bà thật sự ngu dốt đến mức không phân biệt được đâu là đúng đâu là sai hả bà Nết. Hay bà quen cái kiểu cho mình là nhất nên không xem ai ra gì hả?
Ông quát to tới mức chú út đang chăm chú chơi game cũng phải giật mình nhìn lên. Mẹ chồng tôi thì khóc mếu trách bố chồng tôi không còn thương bà nữa. Bà trách ông vì 1 đứa xa lạ như tôi mà hết lần này đến lần khác chửi bới nhiếc móc bà. Cuối cũng bà lại kết tội tôi là sao chổi nên mới khiến gia đình bà bị xào xáo như thế. Bà vô lý tới mức bố chồng tôi phải ngán nghẩm nói:
- Tôi không sống nổi với bà mất thôi, bà làm ơn làm phúc để cho các con nó được yên ổn cho tôi nhờ với.
Rồi ông quay sang vợ chồng tôi nói:
- Nhân ạ, sự việc hôm trước bố thay mặt mẹ xin lỗi con, chuyện đã qua rồi mong con sẽ cho qua để gia đình ta được vui vẻ. Còn việc vợ chồng con muốn ra riêng bố không cản, bố tôn trọng quyết định cảu các con. Nhưng trước mắt chưa tìm được nhà thì cứ ở đây đã, vợ chồng con thì không sao chứ con cái Thỏ nó còn bé như thế bố sợ nó lại ốm thì khổ.
Chị Hương cũng đồng tình với ý kiến của bố chồng tôi, chị nói:
- Tạm thời cậu mợ cứ ở đây đã, khi nào tìm được nhà thì chuyển đi cũng chưa muộn, lúc ấy đích thân chị sẽ giúp cậu mợ chuyển nhà.
Không thấy ai phản đối nên bố chồng tôi thở phào nói:
- Vậy là chuyện chỗ ở đã giải quyết xong, còn những việc khác có ai có ý kiến gì không?
Chồng tôi dùng ánh mắt sắc lẹm nhìn mẹ chồng tôi mà nói:
- Con muốn từ nay mẹ để cho Nhân được chăm sóc bé Thỏ theo ý của cô ấy. Quỹ thời gian của cô ấy phải ưu tiên cho con gái con trước, sau đó mới tới những việc khác.
Bố chồng tôi gật gù đồng ý, còn chị Hương thì nói:
- Đúng rồi, bây giờ con cái Thỏ phải là quan trọng nhất, không được để nó ốm nữa đâu đấy. Khổ thân con bé, đã biết cái gì đâu mà bị người ta lấy máu rồi tiêm truyền đau như thế. Thế nhưng mợ Nhân cũng không được vì thế mà ỉ lại công việc cho mẹ đâu, biết chưa.
- Em biết rồi, có điều, em muốn…
Chồng tôi thấy tôi ấp úng thì nắm tay tôi nói:
- Em muốn gì cứ nói ra, cả nhà cùng giải quyết.
Tôi hít 1 hơi thật sâu để lấy can đảm mà nói:
- Thời gian này bé Thỏ còn nhỏ, con không thể đi chợ như trước, chồng con thì đi làm. Nếu để anh đi chợ xong về lại tất bật đi làm thì vất vả cho anh quá. Nên con có thể nhờ mẹ đi chợ được không, tiền ăn vợ chồng con sẽ đóng đầy đủ cho mẹ.
Mẹ chồng tôi thấy thế thì dãy lên nói:
- Thôi tao già rồi, mày đừng có hành hạ tao nữa. Việc của vợ chồng mày là phụng dưỡng bố mẹ thì cứ thế mà làm.
- Tôi thấy cái Nhân nó nói đúng đấy, bà rảnh dỗi thì đi chợ đi, vừa là để ra ngoài cho khuây khoả, vừa để bà bớt thời gian soi mói người khác lại. Không ai được ý kiến thêm gì về việc này nữa. Còn những việc khác ai có gì muốn nói cứ nói.
Thế là cuối cùng cuộc họp cũng kết thúc trong sự bất mãn của mẹ chồng tôi, sự cảm động của tôi. Tôi biết chồng tôi yêu thương tôi, nhưng chưa từng nghĩ anh lại đau lòng vì tôi nhiều đến vậy. Những gì hôm nay anh nói ngoài 2 từ cảm động ra thật lòng tôi không biết dùng từ gì để diễn tả nữa cả.
Tối đó tôi có bàn với chồng góp cho bà 3 triệu tiền ăn 1 tháng, nhưng anh gạt đi nói, 2 vợ chồng thì chỉ cần góp 2 triệu thôi. Rau nhà trồng được rồi, nước thì bơm ở giếng khoan lên cũng không mất tiền, chỉ có mua đồ ăn với tiền điện thôi. Mình còn phải lo bỉm sữa cho bé Thỏ, rồi cũng phải có chút tiền tiết kiệm nữa. Em thấy không, vừa rồi nếu không bán sợ dây anh tặng em thì lấy đâu ra tiền lo cho bé Thỏ nhập viện. Tôi thấy anh nói đúng nên cũng nghe theo.
Sáng hôm sau trước khi đi làm chồng tôi có đưa tiền ăn cho bà, trong phòng tôi nghe rõ tiếng bà hỏi:
- 2 triệu, vợ chồng mày đóng 2 triệu tiền ăn cho 4 người?
- Sao lại 4 người, con góp cho vợ chồng con, con thấy 2 triệu là hợp lý mà.
- Thế tao với bố mày ăn gì.
- Mẹ này, hiện tại bố mẹ vẫn còn khoẻ mạnh, lương bố cũng bằng lương con, trong khi con còn phải lo cho bé thỏ. Thời gian qua bọn con chẳng có 1 đồng tiết kiệm, không lẽ mẹ đành lòng đẻ cháu mẹ thiếu thốn hay sao?
Không nghe thấy tiếng bà đáp lại, lát sau thì thấy tiếng xe chồng tôi rời khỏi nhà. Tôi cứ nghĩ thế nào bà cũng sẽ vào phòng vặn vẹo tôi, nhưng tôi đã lầm. Bà chỉ ở ngoài kia quăng thúng đụng nịa chứ không hề động chạm gì đến tôi cả. Thế cũng tốt, dù sao thì tôi cũng chưa sẵn sàng đối mặt với bà sau những gì vừa xảy ra.
Vậy là mỗi tháng sau khi trừ chi tiêu đi thì vợ chồng tôi cũng tiết kiệm được khoảng 2 triệu. Dù ít nhưng cũng yên tâm, bởi tôi biết không có tiền thì đến lời nói cũng không có trọng lượng chứ đừng mong đến được xem trọng
Danh sách chương