Tôi tổn thương, tôi giận anh là thật đấy, nhưng mà giận anh rồi thì tôi biết nói chuyện với ai. Vậy nên sau vài lời xin lỗi đường mật của anh tôi cũng bỏ qua dù trong lòng vẫn còn hụt hẫng lắm.
Tối đó anh ôm tôi vào lòng, cái ôm đầu tiên sau 1 tuần giận dỗi, cái ôm khiến sự ấm ức trong lòng tôi dâng cao, kéo theo là nước mắt. Anh thấy thế thì vội vàng lau nước mắt cho tôi và nói:
- Em sao thế, anh xin lỗi rồi mà.
- Anh, anh thấy thất vọng vì em cãi lại mẹ đúng không? - Sao em lại nghĩ như thế?
- Từ trước đến nay anh luôn bênh em, lần này thấy em làm trái ý mẹ nên anh nổi giận còn gì.
Anh nhẹ nhàng hôn lên trán tôi, sau đó nhìn thẳng vào mắt tôi nói:
- Anh không giận vì em cãi lại mẹ, có thể em không tin nhưng anh thấy mừng khi em đã biết tự lên tiếng bảo vệ bản thân. Thấy em mạnh mẽ hơn anh cũng bớt lo, anh buồn vì thấy cách em cho con ăn khác quá. Từ trước đến nay anh đều thấy người ta cho con ăn bột trước tiên, thấy em cho con ăn thô sớm, mà con bé lại không ăn, chỉ đem chét lung tung rồi để bụng đói. Anh vừa xót con, vừa nghĩ rằng em chưa biết cách làm mẹ nên buồn.
- Vậy sao anh im lặng lâu đến vậy?
- Hàng ngày anh vẫn âm thầm quan sát em và con, cả cái cách mà em cho con ăn, rồi con thay đổi từng ngày nữa. Em biết không, anh đã lên mạng tìm hiểu về phương pháp ăn dặm BLW mà em đang áp dụng. Anh hiểu ra là do anh cố chấp cổ hủ chứ không phải do em chưa biết cách làm mẹ. Khi nhìn thấy con gái lần đầu tiên biết đưa thức ăn vào miệng và nhai anh hạnh phúc lắm. Lúc ấy anh đã rất muốn nói chuyện với em, nhưng em lại cứ lạnh lùng đi qua anh, em còn chẳng thèm nhìn anh, nên anh chẳng biết mở lời thế nào cả. Sau đó anh quyết định để đến khi phương pháp ăn của em thành công, em chứng minh được mình đúng với cả nhà, lúc đó có lẽ sẽ thích hợp hơn để bắt đầu nói chuyện. Áp lực trong việc hướng dẫn cho con ăn, việc bố mẹ chỉ trích giảm đi thì em sẽ dễ tha thứ cho anh hơn phải không nào.
Tôi chợt nhận ra không phải là anh hiểu lầm tôi mà chính bản thân tôi đang hiểu lầm anh, anh vẫn luôn nghĩ cho tôi vậy mà tôi lại luôn trách hờn anh bao ngày qua. Để rồi cả hai đều nghĩ đối phương đang giận mình, chính sự im lặng mới là thứ đáng sợ. Giá như chúng tôi chịu ngồi lại thẳng thắn nói chuyện với nhau sớm hơn, có lẽ đã không phải sống trong dằn vặt, mệt mỏi suốt mấy ngày qua như thế.
Bàn tay anh lại bắt đầu tiến xa hơn, tôi biết nhưng vẫn giả bộ làm lơ, lần này tôi sẽ để mặc anh cầm cương, còn tôi sẽ nhắm mắt mà hưởng thụ. Coi như để bù đắp cho mấy ngày qua, dấu mốc đánh dấu sự hạnh phúc trở lại của vợ chồng tôi.
Cuộc sống lại trở về quỹ đạo như nó vốn phải thế, bé thỏ cũng đang tập bò, ăn uống vô cùng hợp tác nên trộm vía có nhỉnh hơn những em bé khác cùng trang lứa. Mẹ chồng tôi được dịp lại bế cháu đi khoe khắp xóm, gặp ai bà cũng bảo:
- Cháu tôi nó giống hệt bố nó nên bụ bẫn, ngày bé á, bố nó cũng đậm thẩm lẩm như thế này này.
Thế hoá ra con tôi bụ là nhờ giống bố chứ tôi làm gì có công lao gì đâu, nhưng cũng chẳng thể chạy theo mà nói là nhở con cho ăn đúng phương pháp nên thế được. Thôi cứ kệ bà, muốn nói gì thì nói, miễn sao bà yêu thương con tôi và để tôi chăm nó theo ý mình là được rồi.
Khi bé Thỏ được tròn 7 tháng ăn uống đã vào khuôn khổ, bò cũng đã cứng tôi có bàn với chồng nhờ mẹ chồng tôi trông giúp để tôi đi làm. Ban đầu anh muốn tôi ở nhà để lo cho con được tốt nhất bao giờ con bé cứng cáp thì tính tiếp. Tôi đi làm thì cũng lo cho con thật đấy, nhưng đâu thể ôm nó mãi trong lòng được.
Hơn 1 năm qua tôi ở nhà nội trợ cũng có đôi chút ngột ngạt, tôi muốn đi làm vừa là để thư thái con người, vừa là để phụ chồng lo kinh tế. Sau này bé Thỏ lớn đi học sẽ có rất nhiều khoản tiền phát sinh, rồi chúng tôi cũng phải dành tiền để còn sinh thêm em cho Thỏ nữa chứ. Mà kiếm ra tiền rồi biết đâu mẹ chồng tôi lại coi trọng tôi hơn thì sao. Người ta vẫn bảo: “Muốn chó ngừng sủa thì phải có xương, muồn được người thương thì phải có tiền” đấy thôi.
Sau rất nhiều ngày tỉ tê thì chồng tôi cũng thuận theo ý tôi, vậy nhưng khi anh đưa ra ý kiến thì mẹ chồng tôi gạt phát đi.
- Thôi thôi, tao không trông được đâu còn cho ăn cho uống nữa, tao không làm được như mẹ nó đâu.
- Mẹ yên tâm, cô ấy sẽ chuẩn bị và sơ chế hết mọi thứ, mẹ chỉ việc đun nóng lên cho cháu ăn mà thôi.
Thấy thế tôi cũng nói thêm:
- Vâng, buổi trưa con cũng sẽ về cho con bé ti, và dỗ cho nó ngủ. Nên mẹ chỉ cần giúp bọn con trông cháu thôi. Những thứ khác bọn con sẽ cố gắng lo chu toàn.
- Thôi thôi, không được đâu, tao già rồi, con chúng mày thì nghịch làm sao mà tao theo nó cả ngày được.
Chồng tôi đưa ánh mắt cầu cứu sang nhìn bố chồng nhưng ông chỉ lạnh lùng nói:
- Mẹ mày hay bị đau lưng, đau khớp, lại chuẩn bị đến vụ mùa, thôi cái Nhân cứ ở nhà bao giờ con bé 1 tuổi, cai sữa cho đi trẻ được thì đi làm.
- Mẹ làm mùa còn vất vả bằng mấy trông cháu, bọn con sẽ thuê người làm, mà nhà mình sau vụ này cũng trả bớt ruộng đi, cấy ít thôi, được mấy đồng đâu mà lại vất vả.
Thấy chồng tôi nói thế thì mẹ chồng tôi quát:
- Không cấy thì lấy cái gì mà đút vào mồm, mày làm như gạo thóc nó ở trên trời rơi xuống ấy. Chỉ được cái tinh ăn mù làm.
Bà đã nói thế thì tôi biết chẳng còn hi vọng gì cả, nhưng chồng tôi vẫn cố nói thêm:
- Bọn con đi làm sẽ đưa tiền cho mẹ đong lúa được chưa, đã chết đói đâu mà mẹ lo.
Thế nhưng mẹ chồng tôi vẫn nhất quyết không trông cháu giúp tôi, con bé thì còn quá nhỏ để đi gửi trẻ, vậy là tôi lại tiếp tục ở nhà nội trợ. Tháng ngày quanh quẩn nơi góc nhà xó bếp, vẫn tiếp diễn, thôi thì lại tự nhủ lòng rằng vì anh vì con mà cố gắng vậy.
Tôi cũng từng nghĩ đến phương án sẽ gửi con cho mẹ đẻ, bà chắc chắn sẽ giúp tôi trông và chăm con gái cẩn thận. Nhưng như thế đồng nghĩa với việc vợ chồng tôi lại phải xa nhau, bé Thỏ cũng bắt đầu nhận thức được mọi thứ, biết phân biệt ai quen ai lạ. Con bé cũng rất quấn bố, nhìn cái cách mà hai bố con nói chuyện rồi nô đùa tôi không nỡ bắt bố con anh phải xa nhau.
Ngày mùa đến cũng là lúc cả hai mẹ con tôi cùng vất vả, con bé luôn phải chơi 1 mình cho tôi dọn dẹp giặt dũ và cơm nước. Tôi còn phải lo phơi lúa nữa nên không có nhiều thời gian dành cho con bé như trước. Có những lúc làm xong quay ra nhìn con lấm lem mà thương, rồi cả những lần đang làm mà con khóc đòi bế, mệt mỏi, áp lực, cáu quá nên tôi đã mắng con bé.
Lúc bình tâm lại mới thấy hối hận, con bé thấy mẹ mắng thì cũng chỉ biết oà lên khóc nức nở chứ nào đã biết gì. Có lẽ còn chẳng hiểu vì sao mình lại bị mẹ mắng, bởi mong muốn được mẹ ôm ấp vỗ về của nó đâu có gì là sai.
- ---*----*----
Một cái tết nữa lại chậm chạp đến, năm nay gia đình tôi có thêm thành viên mới là bé Thỏ cùng đón giao thừa. Vậy là đã là cái tết thứ 2 kể từ khi lấy chồng, cuộc hôn nhân của tôi cũng như bao cặp vợ chồng khác. Có sóng gió, cãi vã, hiểu lầm, nhưng điều quan trọng nhất là sau đó chúng tôi chịu ngồi lại và lắng nghe nhau nói, vậy nên sau mỗi lần giận hờn chúng tôi lại hiểu và yêu nhau nhiều hơn.
Tết năm nay tôi thấy nhẹ nhàng hơn năm ngoái, có lẽ vì tôi đã tự biết cách bảo vệ mình, hoặc là do có bé Thỏ, cũng có khi là tôi đã quen với việc xa nhà nên cũng thản nhiên mà chấp nhận. Dù là gì đi nữa thì tôi cũng vui khi thấy vợ chồng chị Hương tay trong tay cùng nhau sang nhà tôi chúc tết.
Sau chuyện lần trước đây là lần đầu tiên tôi thấy anh chị đi cùng nhau, anh Nam vẫn còn chút gượng gạo khi nói chuyện với cả nhà. Nhưng cách anh nhìn chị tôi hiểu anh đã gạt bỏ được mọi vướng bận trong lòng mình. Vậy là anh chị đã bỏ qua cho nhau mọi lỗi lầm, mong sao sau vết đổ kia anh chị sẽ sống vì nhau và vì con hơn.
Ăn tết xong làng quê tôi ai nấy lại tất bật với công việc, ai làm việc người ấy, một vụ lúa mới lại bắt đầu, con gái tôi lại cùng mẹ lo toan công việc nhà. Tôi đã học được cách kiềm chết cảm xúc của mình với con gái hơn, thay vì quát mắng con bé, tôi chọn cách giải thích với con bé là tôi đang bận, không thể bế nó được, và tất nhiên cũng không quên lời hứa sẽ bù đắp cho con bé khi rảnh rỗi. Tôi không rõ con bé có hiểu hết lời tôi nói hay không, nhưng trộm vía con bé ngoan và bớt mè nheo hơn hẳn.
Vụ mùa còn chưa xong thì thấy chú út dẫn bạn gái về ra mắt, một cô gái nhìn bề ngoài có vẻ hiền lành, cô bé không cao lắm nhưng bù lại có nụ cười duyên và làn da trắng sứ vô cùng ấn tượng.
Nghe chú giới thiệu thì cô bé đó tên Cầm, sinh năm 1996, là người dân tộc Thái, thuộc vùng Tây Bắc. Nhìn Cầm tôi lại nhớ đến bài thơ mình từng đọc ở đâu đó:
Cô gái Thái không chua không chát
Ngọt ngào như tiếng cười câu hát
Giỏi đánh cồng, ham xoè quạt
Thích gội đầu lá sả tóc như rêu
Thích làm nương, đi xúc, dệt, thêu…
Không biết bài thơ kia đúng được mấy phần nhưng mái tóc của Cầm đúng là đẹp thật, mái tóc dài đến ngang hông chưa từng qua nhuộm ép, mái tóc ấy mang mầu đen truyền thống của người Việt.
Tôi cứ mãi ngắm nhìn mái tóc ấy, rồi thích thú ngồi nghe cô bé kể chuyện về những căn nhà, ngọn đồi đặc chưng của Sơn la – Mộc Châu, rồi chuyện rừng sim và cả hoa ban trắng mà không hay biết rằng mẹ chồng tôi đang nhìn tôi hằn học.
Lúc mới gặp Cầm bà cũng niềm nở giống ngày đầu tôi về ra mắt vậy, thế nhưng vừa nghe chú út nói bạn gái mình là người dân tộc bà thay đổi thái độ ngay. Bà khó chịu với Cầm ra mặt, còn phản đối con trai mình quen cầm ngay trước mặt cô bé. Cầm không dám nói gì, nhưng nhìn ánh mắt tôi đoán con bé buồn và tổn thương nhiều lắm.
Bố chồng tôi thì điềm đạm hơn, ông không phản đối cũng chẳng đồng ý với việc chú út xin cưới Cầm, ông lặng lẽ ngồi quan sát phản ứng của Cầm.
Có điều tình yêu càng ngăn cấm thì lại càng bùng cháy, mặc kệ mẹ chồng tôi phản đối, chú út quả quyết sẽ lấy Cầm bằng được. Lý do chú đưa ra là vì chú yêu cầm, và trong bụng cầm con đang mang giọt máu của chú.
Tôi vô tình đưa ánh mắt nhìn xuống bụng cầm, thật sự tôi thấy lo cho cô bé nhiều lắm. Tôi được bố mẹ chồng đồng ý mà còn phải trải qua biết bao nhiêu là chuyện, vậy thì Cầm nếu cố chấp về đây làm dâu sẽ thế nào? Nhưng với hoàn cảnh hiện tại thì cô bé cũng đâu thể có lựa chọn nào khác.
Không nhận được sự đồng ý của bố mẹ chồng tôi, Cầm buồn bã ra về, chỉ đem theo lời hứa của chú út:
- Em cứ yên tâm mà chăm sóc cho con, mọi chuyện anh sẽ lo, anh nhất định sẽ thuyết phục bố mẹ, sau đó sẽ tới nhà em thưa chuyện sau.
- Vậy nếu bố mẹ anh vẫn nhất quyết không đồng ý thì sao?
- Thì anh vẫn sẽ lấy em, anh yêu em nên cả đời này sẽ chỉ lấy 1 mình em thôi, còn con của chúng ta nữa chứ.
- Nhưng mà…
Chú út lau nước mắt cho Cầm mà an ủi:
- Nếu bố mẹ không đồng ý em sẽ phải chịu thiệt thòi 1 chút, chúng ta chỉ có thể đăng ký kết hôn được không em?
Cầm vừa khóc vừa gật đầu, chú út thấy thế lại xót xa nói:
- Thôi nào, nín đi em, em khóc sẽ ảnh hưởng đến con đấy, nín đi anh đưa em ra bắt xe sau đó sẽ quay lại thuyết phục bố mẹ. Em phải tin ở anh chứ.
Hai người họ đi khuất mà tôi vẫn thấy xót xa, nếu Cầm chưa mang thai nhất định tôi sẽ khuyên cô bé không nên cố chấp về đây làm dâu. Nhưng biết làm sao được, phận gái như 12 bến nước, trong nhờ đục chịu mà thôi.
Phía trong nhà mẹ tôi vẫn lớn tiếng chê bai người dân tộc là ngu, là nghèo, chỉ nghe qua thôi cũng biết bà coi thường người dân tộc cỡ nào.
Khi chú út trở về bà ngay lập tức hỏi:
- Chửa mấy tháng rồi.
- Thai đã được 5 tuần rồi, để con cho mẹ xem phiếu khám thai, cháu nội mẹ đáng yêu lắm.
- Khỏi cần, đã thành hình đâu mà yêu với ghét, bảo nó phá đi.
Ai cũng chết sững với câu nói của bà, nhất là chú út, chú hét lên:
- Mẹ có biết như thế là thất đức không, đấy là 1 mạng người, 1 mạng người đấy mẹ hiểu không.
Bà chép miệng nói:
- Ôi dào, chưa thành hình, chưa có tim thai thì sao gọi là người, ối đưa chửa 5 6 tháng vẫn đưa nhau đi phá có sao đâu. Tao nói rồi đấy, tao nhất quyết không đồng ý đâu, lấy cái con dân tộc ấy về thì giải quyết được cái gì. Trên đời thiếu gái hay sao mà đâm đầu về vùng dân tộc xa xôi hẻo lánh.
Bố chồng tôi cũng lên tiếng phản đối:
- Nếu chúng nó chưa có gì bà phản đối, ngăn cấm như thế nào tôi không ý kiến, nhưng mà bây giờ chúng nó đã có con với nhau. Dù gì cũng là cháu nội của mình, là máu mủ nhà mình thì mình phải nhận. Bà không được nói những câu như thế, người ngoài nghe thấy lại đánh giá mình ác đức
Vợ chồng tôi cũng hết lời khuyên can bà, nhưng bà đều gạt cả đi mà nói:
- Hay ho gì cái ngữ dân tộc ấy, hay là nó bỏ bùa mày rồi hả Hùng. Tao nói cho mà nghe nó nằm ngửa với mày được thì nó cũng nằm ngửa với thằng khác được, như con Nhân đây này, nó…
Hụ. hụ hụ…
Ngụm nước vừa mới uống bị mắc nghẹn lại nơi cuống họng, thời gian qua tôi cứ nghĩ bà đã bỏ qua chuyện cũ, vậy mà hôm nay bà lại lôi tôi ra để bêu rếu với chú út. Sao tôi đã cố hiền mà bà chẳng để cho tôi được hiền thế này, lần này nhất định tôi phải làm cho ra lẽ mọi thứ.
Tối đó anh ôm tôi vào lòng, cái ôm đầu tiên sau 1 tuần giận dỗi, cái ôm khiến sự ấm ức trong lòng tôi dâng cao, kéo theo là nước mắt. Anh thấy thế thì vội vàng lau nước mắt cho tôi và nói:
- Em sao thế, anh xin lỗi rồi mà.
- Anh, anh thấy thất vọng vì em cãi lại mẹ đúng không? - Sao em lại nghĩ như thế?
- Từ trước đến nay anh luôn bênh em, lần này thấy em làm trái ý mẹ nên anh nổi giận còn gì.
Anh nhẹ nhàng hôn lên trán tôi, sau đó nhìn thẳng vào mắt tôi nói:
- Anh không giận vì em cãi lại mẹ, có thể em không tin nhưng anh thấy mừng khi em đã biết tự lên tiếng bảo vệ bản thân. Thấy em mạnh mẽ hơn anh cũng bớt lo, anh buồn vì thấy cách em cho con ăn khác quá. Từ trước đến nay anh đều thấy người ta cho con ăn bột trước tiên, thấy em cho con ăn thô sớm, mà con bé lại không ăn, chỉ đem chét lung tung rồi để bụng đói. Anh vừa xót con, vừa nghĩ rằng em chưa biết cách làm mẹ nên buồn.
- Vậy sao anh im lặng lâu đến vậy?
- Hàng ngày anh vẫn âm thầm quan sát em và con, cả cái cách mà em cho con ăn, rồi con thay đổi từng ngày nữa. Em biết không, anh đã lên mạng tìm hiểu về phương pháp ăn dặm BLW mà em đang áp dụng. Anh hiểu ra là do anh cố chấp cổ hủ chứ không phải do em chưa biết cách làm mẹ. Khi nhìn thấy con gái lần đầu tiên biết đưa thức ăn vào miệng và nhai anh hạnh phúc lắm. Lúc ấy anh đã rất muốn nói chuyện với em, nhưng em lại cứ lạnh lùng đi qua anh, em còn chẳng thèm nhìn anh, nên anh chẳng biết mở lời thế nào cả. Sau đó anh quyết định để đến khi phương pháp ăn của em thành công, em chứng minh được mình đúng với cả nhà, lúc đó có lẽ sẽ thích hợp hơn để bắt đầu nói chuyện. Áp lực trong việc hướng dẫn cho con ăn, việc bố mẹ chỉ trích giảm đi thì em sẽ dễ tha thứ cho anh hơn phải không nào.
Tôi chợt nhận ra không phải là anh hiểu lầm tôi mà chính bản thân tôi đang hiểu lầm anh, anh vẫn luôn nghĩ cho tôi vậy mà tôi lại luôn trách hờn anh bao ngày qua. Để rồi cả hai đều nghĩ đối phương đang giận mình, chính sự im lặng mới là thứ đáng sợ. Giá như chúng tôi chịu ngồi lại thẳng thắn nói chuyện với nhau sớm hơn, có lẽ đã không phải sống trong dằn vặt, mệt mỏi suốt mấy ngày qua như thế.
Bàn tay anh lại bắt đầu tiến xa hơn, tôi biết nhưng vẫn giả bộ làm lơ, lần này tôi sẽ để mặc anh cầm cương, còn tôi sẽ nhắm mắt mà hưởng thụ. Coi như để bù đắp cho mấy ngày qua, dấu mốc đánh dấu sự hạnh phúc trở lại của vợ chồng tôi.
Cuộc sống lại trở về quỹ đạo như nó vốn phải thế, bé thỏ cũng đang tập bò, ăn uống vô cùng hợp tác nên trộm vía có nhỉnh hơn những em bé khác cùng trang lứa. Mẹ chồng tôi được dịp lại bế cháu đi khoe khắp xóm, gặp ai bà cũng bảo:
- Cháu tôi nó giống hệt bố nó nên bụ bẫn, ngày bé á, bố nó cũng đậm thẩm lẩm như thế này này.
Thế hoá ra con tôi bụ là nhờ giống bố chứ tôi làm gì có công lao gì đâu, nhưng cũng chẳng thể chạy theo mà nói là nhở con cho ăn đúng phương pháp nên thế được. Thôi cứ kệ bà, muốn nói gì thì nói, miễn sao bà yêu thương con tôi và để tôi chăm nó theo ý mình là được rồi.
Khi bé Thỏ được tròn 7 tháng ăn uống đã vào khuôn khổ, bò cũng đã cứng tôi có bàn với chồng nhờ mẹ chồng tôi trông giúp để tôi đi làm. Ban đầu anh muốn tôi ở nhà để lo cho con được tốt nhất bao giờ con bé cứng cáp thì tính tiếp. Tôi đi làm thì cũng lo cho con thật đấy, nhưng đâu thể ôm nó mãi trong lòng được.
Hơn 1 năm qua tôi ở nhà nội trợ cũng có đôi chút ngột ngạt, tôi muốn đi làm vừa là để thư thái con người, vừa là để phụ chồng lo kinh tế. Sau này bé Thỏ lớn đi học sẽ có rất nhiều khoản tiền phát sinh, rồi chúng tôi cũng phải dành tiền để còn sinh thêm em cho Thỏ nữa chứ. Mà kiếm ra tiền rồi biết đâu mẹ chồng tôi lại coi trọng tôi hơn thì sao. Người ta vẫn bảo: “Muốn chó ngừng sủa thì phải có xương, muồn được người thương thì phải có tiền” đấy thôi.
Sau rất nhiều ngày tỉ tê thì chồng tôi cũng thuận theo ý tôi, vậy nhưng khi anh đưa ra ý kiến thì mẹ chồng tôi gạt phát đi.
- Thôi thôi, tao không trông được đâu còn cho ăn cho uống nữa, tao không làm được như mẹ nó đâu.
- Mẹ yên tâm, cô ấy sẽ chuẩn bị và sơ chế hết mọi thứ, mẹ chỉ việc đun nóng lên cho cháu ăn mà thôi.
Thấy thế tôi cũng nói thêm:
- Vâng, buổi trưa con cũng sẽ về cho con bé ti, và dỗ cho nó ngủ. Nên mẹ chỉ cần giúp bọn con trông cháu thôi. Những thứ khác bọn con sẽ cố gắng lo chu toàn.
- Thôi thôi, không được đâu, tao già rồi, con chúng mày thì nghịch làm sao mà tao theo nó cả ngày được.
Chồng tôi đưa ánh mắt cầu cứu sang nhìn bố chồng nhưng ông chỉ lạnh lùng nói:
- Mẹ mày hay bị đau lưng, đau khớp, lại chuẩn bị đến vụ mùa, thôi cái Nhân cứ ở nhà bao giờ con bé 1 tuổi, cai sữa cho đi trẻ được thì đi làm.
- Mẹ làm mùa còn vất vả bằng mấy trông cháu, bọn con sẽ thuê người làm, mà nhà mình sau vụ này cũng trả bớt ruộng đi, cấy ít thôi, được mấy đồng đâu mà lại vất vả.
Thấy chồng tôi nói thế thì mẹ chồng tôi quát:
- Không cấy thì lấy cái gì mà đút vào mồm, mày làm như gạo thóc nó ở trên trời rơi xuống ấy. Chỉ được cái tinh ăn mù làm.
Bà đã nói thế thì tôi biết chẳng còn hi vọng gì cả, nhưng chồng tôi vẫn cố nói thêm:
- Bọn con đi làm sẽ đưa tiền cho mẹ đong lúa được chưa, đã chết đói đâu mà mẹ lo.
Thế nhưng mẹ chồng tôi vẫn nhất quyết không trông cháu giúp tôi, con bé thì còn quá nhỏ để đi gửi trẻ, vậy là tôi lại tiếp tục ở nhà nội trợ. Tháng ngày quanh quẩn nơi góc nhà xó bếp, vẫn tiếp diễn, thôi thì lại tự nhủ lòng rằng vì anh vì con mà cố gắng vậy.
Tôi cũng từng nghĩ đến phương án sẽ gửi con cho mẹ đẻ, bà chắc chắn sẽ giúp tôi trông và chăm con gái cẩn thận. Nhưng như thế đồng nghĩa với việc vợ chồng tôi lại phải xa nhau, bé Thỏ cũng bắt đầu nhận thức được mọi thứ, biết phân biệt ai quen ai lạ. Con bé cũng rất quấn bố, nhìn cái cách mà hai bố con nói chuyện rồi nô đùa tôi không nỡ bắt bố con anh phải xa nhau.
Ngày mùa đến cũng là lúc cả hai mẹ con tôi cùng vất vả, con bé luôn phải chơi 1 mình cho tôi dọn dẹp giặt dũ và cơm nước. Tôi còn phải lo phơi lúa nữa nên không có nhiều thời gian dành cho con bé như trước. Có những lúc làm xong quay ra nhìn con lấm lem mà thương, rồi cả những lần đang làm mà con khóc đòi bế, mệt mỏi, áp lực, cáu quá nên tôi đã mắng con bé.
Lúc bình tâm lại mới thấy hối hận, con bé thấy mẹ mắng thì cũng chỉ biết oà lên khóc nức nở chứ nào đã biết gì. Có lẽ còn chẳng hiểu vì sao mình lại bị mẹ mắng, bởi mong muốn được mẹ ôm ấp vỗ về của nó đâu có gì là sai.
- ---*----*----
Một cái tết nữa lại chậm chạp đến, năm nay gia đình tôi có thêm thành viên mới là bé Thỏ cùng đón giao thừa. Vậy là đã là cái tết thứ 2 kể từ khi lấy chồng, cuộc hôn nhân của tôi cũng như bao cặp vợ chồng khác. Có sóng gió, cãi vã, hiểu lầm, nhưng điều quan trọng nhất là sau đó chúng tôi chịu ngồi lại và lắng nghe nhau nói, vậy nên sau mỗi lần giận hờn chúng tôi lại hiểu và yêu nhau nhiều hơn.
Tết năm nay tôi thấy nhẹ nhàng hơn năm ngoái, có lẽ vì tôi đã tự biết cách bảo vệ mình, hoặc là do có bé Thỏ, cũng có khi là tôi đã quen với việc xa nhà nên cũng thản nhiên mà chấp nhận. Dù là gì đi nữa thì tôi cũng vui khi thấy vợ chồng chị Hương tay trong tay cùng nhau sang nhà tôi chúc tết.
Sau chuyện lần trước đây là lần đầu tiên tôi thấy anh chị đi cùng nhau, anh Nam vẫn còn chút gượng gạo khi nói chuyện với cả nhà. Nhưng cách anh nhìn chị tôi hiểu anh đã gạt bỏ được mọi vướng bận trong lòng mình. Vậy là anh chị đã bỏ qua cho nhau mọi lỗi lầm, mong sao sau vết đổ kia anh chị sẽ sống vì nhau và vì con hơn.
Ăn tết xong làng quê tôi ai nấy lại tất bật với công việc, ai làm việc người ấy, một vụ lúa mới lại bắt đầu, con gái tôi lại cùng mẹ lo toan công việc nhà. Tôi đã học được cách kiềm chết cảm xúc của mình với con gái hơn, thay vì quát mắng con bé, tôi chọn cách giải thích với con bé là tôi đang bận, không thể bế nó được, và tất nhiên cũng không quên lời hứa sẽ bù đắp cho con bé khi rảnh rỗi. Tôi không rõ con bé có hiểu hết lời tôi nói hay không, nhưng trộm vía con bé ngoan và bớt mè nheo hơn hẳn.
Vụ mùa còn chưa xong thì thấy chú út dẫn bạn gái về ra mắt, một cô gái nhìn bề ngoài có vẻ hiền lành, cô bé không cao lắm nhưng bù lại có nụ cười duyên và làn da trắng sứ vô cùng ấn tượng.
Nghe chú giới thiệu thì cô bé đó tên Cầm, sinh năm 1996, là người dân tộc Thái, thuộc vùng Tây Bắc. Nhìn Cầm tôi lại nhớ đến bài thơ mình từng đọc ở đâu đó:
Cô gái Thái không chua không chát
Ngọt ngào như tiếng cười câu hát
Giỏi đánh cồng, ham xoè quạt
Thích gội đầu lá sả tóc như rêu
Thích làm nương, đi xúc, dệt, thêu…
Không biết bài thơ kia đúng được mấy phần nhưng mái tóc của Cầm đúng là đẹp thật, mái tóc dài đến ngang hông chưa từng qua nhuộm ép, mái tóc ấy mang mầu đen truyền thống của người Việt.
Tôi cứ mãi ngắm nhìn mái tóc ấy, rồi thích thú ngồi nghe cô bé kể chuyện về những căn nhà, ngọn đồi đặc chưng của Sơn la – Mộc Châu, rồi chuyện rừng sim và cả hoa ban trắng mà không hay biết rằng mẹ chồng tôi đang nhìn tôi hằn học.
Lúc mới gặp Cầm bà cũng niềm nở giống ngày đầu tôi về ra mắt vậy, thế nhưng vừa nghe chú út nói bạn gái mình là người dân tộc bà thay đổi thái độ ngay. Bà khó chịu với Cầm ra mặt, còn phản đối con trai mình quen cầm ngay trước mặt cô bé. Cầm không dám nói gì, nhưng nhìn ánh mắt tôi đoán con bé buồn và tổn thương nhiều lắm.
Bố chồng tôi thì điềm đạm hơn, ông không phản đối cũng chẳng đồng ý với việc chú út xin cưới Cầm, ông lặng lẽ ngồi quan sát phản ứng của Cầm.
Có điều tình yêu càng ngăn cấm thì lại càng bùng cháy, mặc kệ mẹ chồng tôi phản đối, chú út quả quyết sẽ lấy Cầm bằng được. Lý do chú đưa ra là vì chú yêu cầm, và trong bụng cầm con đang mang giọt máu của chú.
Tôi vô tình đưa ánh mắt nhìn xuống bụng cầm, thật sự tôi thấy lo cho cô bé nhiều lắm. Tôi được bố mẹ chồng đồng ý mà còn phải trải qua biết bao nhiêu là chuyện, vậy thì Cầm nếu cố chấp về đây làm dâu sẽ thế nào? Nhưng với hoàn cảnh hiện tại thì cô bé cũng đâu thể có lựa chọn nào khác.
Không nhận được sự đồng ý của bố mẹ chồng tôi, Cầm buồn bã ra về, chỉ đem theo lời hứa của chú út:
- Em cứ yên tâm mà chăm sóc cho con, mọi chuyện anh sẽ lo, anh nhất định sẽ thuyết phục bố mẹ, sau đó sẽ tới nhà em thưa chuyện sau.
- Vậy nếu bố mẹ anh vẫn nhất quyết không đồng ý thì sao?
- Thì anh vẫn sẽ lấy em, anh yêu em nên cả đời này sẽ chỉ lấy 1 mình em thôi, còn con của chúng ta nữa chứ.
- Nhưng mà…
Chú út lau nước mắt cho Cầm mà an ủi:
- Nếu bố mẹ không đồng ý em sẽ phải chịu thiệt thòi 1 chút, chúng ta chỉ có thể đăng ký kết hôn được không em?
Cầm vừa khóc vừa gật đầu, chú út thấy thế lại xót xa nói:
- Thôi nào, nín đi em, em khóc sẽ ảnh hưởng đến con đấy, nín đi anh đưa em ra bắt xe sau đó sẽ quay lại thuyết phục bố mẹ. Em phải tin ở anh chứ.
Hai người họ đi khuất mà tôi vẫn thấy xót xa, nếu Cầm chưa mang thai nhất định tôi sẽ khuyên cô bé không nên cố chấp về đây làm dâu. Nhưng biết làm sao được, phận gái như 12 bến nước, trong nhờ đục chịu mà thôi.
Phía trong nhà mẹ tôi vẫn lớn tiếng chê bai người dân tộc là ngu, là nghèo, chỉ nghe qua thôi cũng biết bà coi thường người dân tộc cỡ nào.
Khi chú út trở về bà ngay lập tức hỏi:
- Chửa mấy tháng rồi.
- Thai đã được 5 tuần rồi, để con cho mẹ xem phiếu khám thai, cháu nội mẹ đáng yêu lắm.
- Khỏi cần, đã thành hình đâu mà yêu với ghét, bảo nó phá đi.
Ai cũng chết sững với câu nói của bà, nhất là chú út, chú hét lên:
- Mẹ có biết như thế là thất đức không, đấy là 1 mạng người, 1 mạng người đấy mẹ hiểu không.
Bà chép miệng nói:
- Ôi dào, chưa thành hình, chưa có tim thai thì sao gọi là người, ối đưa chửa 5 6 tháng vẫn đưa nhau đi phá có sao đâu. Tao nói rồi đấy, tao nhất quyết không đồng ý đâu, lấy cái con dân tộc ấy về thì giải quyết được cái gì. Trên đời thiếu gái hay sao mà đâm đầu về vùng dân tộc xa xôi hẻo lánh.
Bố chồng tôi cũng lên tiếng phản đối:
- Nếu chúng nó chưa có gì bà phản đối, ngăn cấm như thế nào tôi không ý kiến, nhưng mà bây giờ chúng nó đã có con với nhau. Dù gì cũng là cháu nội của mình, là máu mủ nhà mình thì mình phải nhận. Bà không được nói những câu như thế, người ngoài nghe thấy lại đánh giá mình ác đức
Vợ chồng tôi cũng hết lời khuyên can bà, nhưng bà đều gạt cả đi mà nói:
- Hay ho gì cái ngữ dân tộc ấy, hay là nó bỏ bùa mày rồi hả Hùng. Tao nói cho mà nghe nó nằm ngửa với mày được thì nó cũng nằm ngửa với thằng khác được, như con Nhân đây này, nó…
Hụ. hụ hụ…
Ngụm nước vừa mới uống bị mắc nghẹn lại nơi cuống họng, thời gian qua tôi cứ nghĩ bà đã bỏ qua chuyện cũ, vậy mà hôm nay bà lại lôi tôi ra để bêu rếu với chú út. Sao tôi đã cố hiền mà bà chẳng để cho tôi được hiền thế này, lần này nhất định tôi phải làm cho ra lẽ mọi thứ.
Danh sách chương