Lão Thủy ma trống biết chiếc áo khoác da chuột là một vật không hề tầm thường, lão ta hỏi Tư Mã Khôi: ‘Đây là chiếc áo da chuột bách niên trong rừng sâu núi thẳm, không biết Bát lão gia định giá bao nhiêu?”



Tư Mã Khôi định lùi một bước để tiến hai bước liền nói: “Lưu sư phụ, coi như tôi phục ông bác rồi đấy, ông bác quả là có nhãn lực hơn người, không ngờ lại nhận ra nó được làm bằng da chuột bách niên. Tôi vốn định nói nó là da của con xích long tuấn mã, nhưng xem ra không thể nào múa rìu qua mắt thợ được nữa. Thế ông bác thấy nó đáng giá bao nhiêu tiền?”



Lưu Hoại Thủy gật đầu bảo: “Nhìn lông và da của nó thì có lẽ nó là loại chuột lửa chuyên sống trong hang núi ở Quan Ngoại, chí ít cũng phải sống trên một trăm năm, nếu không thì không thể lột được nguyên miếng da to thế này. Trước đây vua Khang Hy ra ngoài đi săn vào mùa đông, đều phải đeo đôi găng tay da chuột lửa do sứ thần Triều Tiên Cống nạp, nên cho dù là những ngày giá tháng rét nhất trong năm thì tay vẫn ướt đẫm mồ hôi như thường, nhưng đôi găng tay ấy cũng chỉ to bằng nửa mảnh da chuột của lão gia mà thôi”.



Lão ta không vội bàn luận đến giá tiền, chỉ hỏi Tư Mã Khôi: “Chiếc áo da chuột này chắc hẳn phải có truyền kỳ gì đó chứ? Chẳng lẽ nó là vật tổ tiên nhà Bát lão gia để lại?”



Tư Mã Khôi biết rõ thị trường ở đây, nếu nói thẳng là vật do Triệu Lão Biệt trao đổi, thì cho dù chiếc áo khoác da chuột bách niên này có quý hiếm đến đâu, cũng vẫn chỉ là món hàng trong dân gian, không thể sánh với đôi găng tay da chuột lửa mà vua Khang Hy từng đeo. Lúc này, anh đành thuận miệng ba hoa khoác lác luôn một bài: “Lưu sư phụ à! Ông bác cũng biết rõ gốc gác gia đình tôi rồi đấy, chẳng giấu gì ông bác, chiếc áo khoác da chuột này đúng là cũng có chút lai lịch, nếu hôm nay không gặp được bác, thì cho dù người ta có mang long bào đai ngọc ra đổi, tôi cũng nhất quyết không bằng lòng.




Nghĩ lại năm đó, thái tổ Cao hoàng đế Nỗ Nhĩ Cáp Xích thời tiền Thanh lấy bảy đại hận tế trời, thu thập bộ hạ, lấy mười ba bộ áo giáp của cha để lại trang bị khởi nghĩa để chống nhà Minh, xông pha trăm ngàn trận mạc, cung tên vô tình, binh đao loạn lạc, không biết trải qua bao nhiêu trận chiến, nào là lấy Đồ Luân, diệt Ha Đạt, thôn tính Huy Phát, chinh phục Ô La, bình Diệp Hách, chém đầu tướng Ni Kham Ngoại Lan, tiêu diệt sạch liên minh chín bộ tộc Hải Tây Nữ Chân. Đó quả đúng là…”



Lão Lưu Hoại Thủy nghe đến đây thì nói chen ngang: “Khoan đã, Bát lão gia! Tôi phải chặn lời lão gia một tiếng, có phải lão gia định kể chiếc áo da chuột này là do thái tổ hoàng đế vô tình đi săn được trong núi, từ đó trấn hưng Quan Ngoại, nhưng cũng chính bởi người quên mặc chiếc áo này, nên mới bị đại bác của tên binh lược phó sứ, hữu tham chính nhà Minh là Viên Sùng Hoán bắn trọng thương ở dưới chân thành Ninh Viễn không? Lão gia chớ quên: chúng ta đều là người quen biết rõ gốc gác của nhau, mấy lời vờ vĩnh ấy miễn được thì xin miễn cho, theo như quan sát của tôi thì bộ lông da này được lột cách đây lâu nhất cũng không thể xa hơn thời Dân quốc được”.



Tư Mã Khôi chửi thầm trong bụng: “Tiên sư thằng cha này, gian gì mà gian từ xương gian đi, mắt còn tinh hơn cả cú vọ”. Anh biết không thể vòng vo tam quốc thêm nữa, bèn nói tuột ra sự thật: “Nó là vật được lấy từ miếu sơn thần trong lâm trường vùng Quan Ngoại, nói thế nào thì nói đây đúng là da chuột bách niên thứ thiệt đấy. Ông bác cứ xem thoải mái rồi cho một cái giá, nếu thấy thích hợp thì thôi tôi cũng thí cho ông bác, còn như không được giá thì tôi thà mang nó về làm ga trải giường cho xong”.



Lão Lưu Hoại Thủy là con cáo già lọc lõi. Từ trước giải phóng, lão ta đã bắt đầu sống nhờ vào bát cơm này, nên lão đã sớm nhận ra Tư Mã Khôi và Hải ngọng đang cần tiền gấp, lão chẳng lo chiếc áo khoác da chuột này lọt khỏi tay mình, bèn nói thẳng: “Chuột lửa sổng trong rừng sâu núi thẳm vốn dĩ đã là loài động vật vồ cùng quý hiếm, chúng rất thích gặm nến sáp dầu thông, thông thường tuổi thọ có khi lên đến mười mấy năm. Nếu vị vương gia bối lạc thời tiền Thanh nào trong phủ có mảnh da chuột – chỉ cần to bằng bàn tay, thì cũng đã mang đi giấu kỹ như bảo bối rồi. Chỉ có những con chuột lửa sống ẩn giật thành tinh cả trăm năm, mới có thể lột được một tấm da lớn và hoàn chỉnh thế này. Chiếc áo khoác của lão gia quả thực vô cùng quý giá.



Nhưng không phải Thủy ma trống tôi ưa mượn gió bẻ măng, ăn chặn lúc người khác gặp khó khăn. Lão gia xin chớ quên bây giờ là thời thế nào, cho dù lão gia có mang cây đàn tì bà mà nàng Dương Quý Phi khi xưa vẫn ôm trong lòng, hay chiếc gối hình hổ phục của Tông thái tổ Triệu Khuông Dan đi nữa, nhưng lão gia cứ thử đi dò hỏi khắp Tứ Cửu thành này mà xem, ở đâu cũng chỉ tiên đồng cá con cả thôi, chẳng đắt hơn đám đồng nhôm sắt vụn là mấy. Món đồ này tuy rằng tốt thật, nhưng lại ít người biết đến nên rất khó bán được giá, người bình thường hầu như không hiểu giá trị của nó, người hiểu giá trị của nó lại chưa chắc có tiền để mua. Hai nhà chúng ta tuy rằng có mối thâm tình lâu năm, nhưng bây giờ chúng ta gặp nhau lại không đúng thời điểm. Trong cái xã hội này tình cảm đáng giá bao nhiêu tiền một cân chứ? Bởi thế nên cùng lắm tôi cũng chỉ có thể trả cho lão gia bấy nhiêu thôi…”, nói đoạn, lão ta xòe ra ba ngón tay ra, nói như đinh đóng cột: “Ba trăm đồng chẵn, không thể trả thêm, nửa cắc cũng không thêm, nếu lão gia đồng ý thí nó cho tôi, thì chúng ta cứ tiền tươi thóc thật mà trao ngay tại chỗ.”



Lúc bấy giờ, lương tháng của một công nhân bình thường chỉ có mấy chục đồng, như tiền công theo tàu hỏa nuôi lợn suốt chặng đường dài từ Trường Sa đến Quảng Đông cả đi lẫn về mới có hai mươi đồng, vì vậy ba trăm đồng nói nhiều cũng không nhiều, nhưng bảo ít cũng không hề ít. Tư Mã Khôi biết rõ chiếc áo da chuột bách niên này chắc chắn còn đáng giá hơn thế nhiều, nhưng bây giờ muốn được việc của mình nên đành phải nhịn đau để cho lão già Lưu Hoại Thủy chém một nhát, số tiền đó chí ít cũng đổi được dăm quả cà ba củ khoai vớ vẩn. Vả lại, nước xa không cứu được lửa gần, chiếc áo da chuột quý giá thì quý giá thật, nhưng đâu thể giải quyết được cơn đói trước mắt, trong tình hình này mà phải đi tìm những người mua khác thì cũng rất phiền phức. Thế là anh đành đồng ý nhượng lại chiếc áo khoác da chuột bách niên cho lão già Lưu Hoại Thủy, hai bên tiền trao cháo múc một cách chóng vánh.



Lão Lưu Hoại Thủy ngoác rộng cái mồm cười sung sướng như bắt được vàng, lão ta bảo người khác tản đi trước, rồi mới hỏi thăm xem mấy năm nay sau khi rời Bắc Kinh Tư Mã Khôi đi đâu, cuối cùng lão xem đồng hồ rồi thảng thốt: “Ái chà! đã chiều rồi cơ à, hai vị lão gia đã dùng bữa ở đâu chưa? Nếu chưa, thì hôm nay lão Lưu tôi xin được mời cơm, chúng ta đến quán Thiên Hứng làm đĩa gan xào nhé!”



Hải ngọng gạt ngang: “Mấy cái thứ nội tạng ấy thì có gì ngon cơ chứ? Ông già nhà tôi trước đây hay đi họp ở Bắc Kinh, lúc về nhà kể rằng trình độ nấu nướng của mấy tay đầu bếp trong khách sạn Kinh Tây khá ổn, ăn cũng vừa miệng. Tôi cứ tơ tưởng mãi chuyện này, đâu phải chỉ một hai ngày, bây giờ khó khăn lắm mới đặt chân được tới đất Bắc Kinh, hay là Lưu sư phụ dẫn anh em tôi đến đó một chuyến cho mở mang tầm mắt?”.



Lão già họ Lưu chần chừ đáp: “Khách sạn Kinh Tây là nơi để tiếp đãi các bộ trưởng đến họp hành, dân thường chúng ta ăn cơm chẳng phải chỉ để cho no cái bụng thôi sao? Cần gì đến tiêu chuẩn cao thế, vả lại ăn gan xào và an nội tạng là hai việc khác nhau, nếu lão gia không đến quán Thiên Hứng ăn thử món gan xào, thì cũng coi như uổng phí chuvến đi đến Bắc Kinh này đấy!”




Tư Mã Khôi còn đang nóng lòng muốn dò hỏi một số chuyện tò Lưu Hoại Thủy, vừa hay lại có thể trò chuyện nhân lúc ăn uống, bèn nói: “Thôi, đi Thiên Hứng làm gì cho xa xôi, tôi thấy ngay ở đầu ngõ có một quán xào thập cẩm, chúng ta cứ đến đó ăn để ứng phó chốc lát với cái dạ dày là được rồi.”



Thế là ba người liền kéo nhau ra đầu ngõ, vào một tiệm ăn nhỏ ở ven đường, gọi hơn một cân dạ dày xào, lão Lưu Hoại Thủy vẫn mơ tưởng đến việc tìm hiểu xem Tư Mã Khôi có còn báu vật gia truyền nào nữa hay không, bèn vừa ăn vừa dò hỏi, nhưng Tư Mã Khôi không để ý đến, mà hỏi ngược lại: “Lưu sư phụ, nghe nói sau giải phóng, ông bác vẫn nhúng tay làm mấy vụ cạo đỉnh cho người ta, có thật vậy không hả?”



Lão Lưu Hoại Thủy cười hì hì đáp: “Bát lão gia nắm bắt thông tin cũng nhanh nhạv thật đấy, nói thế cũng phải…”



Hải ngọng nghe không hiểu đầu cua tai nheo, bèn hỏi: “Cạo đỉnh gì thế? Lưu sư phụ! Ông bác mang quả kính lão to tổ bố này… đi cắt tóc cho con người ta ấy à?” Lão Lưu Hoại Thủy vừa nói vừa kéo tay áo, rồi làm động tác như đang lấy xẻng cào đất: “Cạo đầu thì cạo chứ sao, có điều cái tôi cạo không phải là đầu người, đội khai quật khảo cổ chuyên môn đi cạo đầu cho mồ mả, tôi làm chân thợ xẻng cho các bậc chuyên gia đó, cũng coi là một tay bay có tiếng đấy!”



Tư Mã Khôi thấy đã hỏi đúng người đúng việc, bèn tiếp tục dò la: “Thế ông bác có biết một vị Hoa kiều mới từ Pháp về, tên là Thắng Thiên Viễn không? Ông ta là chuyên gia khảo cổ sa mạc và điền hoang. Sau khi về nước, có lẽ ông ta….”



Nào ngờ, Tư Mã Khôi mới hỏi được một nửa, thì lão Lưu Hoại Thủy đã bảo: “Ông chủ Viễn à? Tôi quen quá đi chứ, ông ấy không phải người tầm thường đâu, nói thế nào nhỉ…cái nắm xương già này của tôi cũng do ông ấy cứu về đấy!”



Thì ra hội lão Lưu Hoại Thủy đều là những bậc cao thủ độc môn do tổ tông truyền lại, có kẻ giỏi làm hàng giả, có kẻ giỏi trộm mộ, giám định đồ cổ – cũng là một cái tài. Bọn họ hiểu sơn kinh, tường thủy pháp, nhờ vào kinh nghiệm phong phú, họ chỉ cần đi lòng vòng trên đồng hoang, đứng lại nhìn mấy cái, bốc nắm đất lên hít vài hơi là có thể phán đoán dưới đất có cổ mộ hav không, ngay cả xẻng Lạc Dương(1) cũng không cần dùng đến. Sau giải phóng, nhóm người này đương nhiên khó lòng lọt lưới pháp luật, tất cả đều bị cơ quan công an tóm cổ nhốt vào nhà đá chờ định tội, một số tên phạm tội nghiêm trọng đều bị chính phủ xử bắn.



(1) Xẻng Lạc Dương: là loại xẻng đặc dụng, một loại công cụ khao cô học, phần đầu là một đoạn sắt hình lòng máng, cạnh sac bén, dưới có cán cầm, cán có thể nối dài, dùng để đào giếng hoặc đào sâu lấy mẫu đất.



Năm 1953, giáo sư Thắng Thiên Viễn về nước, ông liên tiếp chủ trì một số hoạt động khai quật khảo cổ, nhưng trợ thủ có kinh nghiệm lại quá ít ỏi, không tiện điều động xử lý công việc. Ông bèn viết báo cáo xin phóng thích một số phạm nhân có tình tiết phạm tội tương đối nhẹ, cho họ cơ hội lấy công chuộc tội, phục vụ nhân dân. Thế là hội lão Lưu Hoại Thủy liền được thả ra khỏi trại giam, bọn họ luôn đi theo giáo sư Thắng Thiên Viễn làm trợ thủ và công nhân thời vụ. Sau này, rất nhiều nơi học theo chính sách này, mời một loạt các cao nhân thời cũ vào đội khảo cổ trợ giúp công tác khai quật, nhưng theo quy định có liên quan, những người này không được phép chuyển đổi thành nhân viên chính thức, tất cả đều do Cục lao động nhất loạt quản lý và được trả công theo chế độ đãi ngộ như nhân viên tạp vụ lo trà nước điếu đóm.




Khi đại Cách mạng Văn hóa của giai cấp vô sản bùng nổ toàn diện, tuyệt đại đa số cán bộ và thành phần trí thức làm việc trong các bảo tàng và vụ viện đều bị đẩy xuống vùng nông thôn cải tạo tư tưởng, chỉ có những công chức bệnh tật già yếu mới được giữ lại đơn vị cũ. Hội lão Lưu Hoại Thủy vì thuộc thành phần giai cấp công nhân, toàn bộ hồ sơ trước đây đều bị hỏa hoạn thiêu cháy, nhờ vậy mới thoát nạn, đồng thời được sắp xếp làm công tác quét dọn nhà vệ sinh trong thành phố. Bọn lão che giấu thân phận thật sự, cúp đuôi làm người, lén lút mua bán đồ cổ.



Chính bởi vậy, lão Thủy ma trống mới không quên ân nghĩa sâu nặng của giáo sư Thắng Thiên Viễn. Theo lời kể của lão, giáo sư Thắng Thiên Viễn là người có tư tưởng phóng khoáng, hòa đồng với mọi người, tuy thân là bậc lãnh đạo, lại từng đến Việt Nam, Ai Cập. Là chuyên gia khảo cổ tầm cỡ quốc gia, nhưng ông không bao giờ tỏ ra hống hách với cấp dưới. Nhiếp ảnh, khiêu vũ, sưu tầm, cưỡi ngựa, săn bắn… thú vui nào ông cũng yêu thích, chơi cái gì cũng kiệt xuất, làm cái gì ra cái nấy, lại không đạo đức giả như những bậc trí thức bình thường khác, cũng không ưa mặc đồ tây, đeo đồng hồ đắt tiền, phong thái lúc nào cũng nho nhã ung dung, bởi vậy hội lão vẫn ngầm gọi giáo sư là ông chủ Viễn. Nhưng lúc ông chủ Viên cùng đội khảo cổ ra hiện trường làm việc, thì lão Lưu tận mắt chứng kiến giáo sư phăng phăng vượt núi băng rừng bằng chân đất, mùa hè không gạt mồ hôi, mùa mưa không giương ô che, bất luận điều kiện làm việc gian khổ thê nào, ông cũng không hề nhíu mày lấy một cái, nên không ai là không kính phục ông.



Có điều, năm 1963 thì ông chủ Viễn không còn nữa. Đôi lúc nghĩ đến việc này, trong lòng lão lại thấy rầu rầu, muốn tìm chỗ không người gạt trộm nước mắt.



Tư Mã Khôi nghe lão Lưu Hoại Thủy nói rất khó hiểu, cái gọi là “không còn nữa” là ám chỉ đã chết hay là mất tích? Người đang sống sờ sờ sao tự nhiên lại không còn nữa? Anh bèn hỏi: “Ông bác có biết tường tận những chuyện liên quan đến ông chủ Viễn không?”



Lão Lưu Hoại Thủy nhớ lại đoạn ký ức đáng sợ, gương mặt phút chốc trầm hẳn xuống. Lão ra quầy phục vụ gọi thêm chai Nhị Oa Đầu và hai cốc bia. Sau khi uống ừng ực vào bụng, khuôn mặt già nua của lão liền đỏ phừng phừng, lúc này mới bắt đầu bật loa rè: “Năm đó ông chủ Viễn đã căn dặn việc này là bí mật quốc gia, lẽ ra tôi không được phép tiết lộ, nhưng Bát lão gia đâu phải người ngoài, giữa chúng ta làm gì có chuyện nào không thế nói được? Lão gia xem ma trống tôi sống đến ngần này tuổi đầu, lúc trẻ gan dạ liều mạng, thường xuyên chui xuống hầm mộ lật nắp quan tài, cả đời làm bạn với đống xương người, có chuyện quái lạ nào tôi chưa từng gặp? Nhưng chuyện xảy ra năm 1963 thực sự quá sức tà mị, đến tận bây giờ thỉnh thoảng hồi tưởng lại, cho dù giữa ngày hạ chí cũng vẫn lạnh toát mình mẩy…”



Tài nghệ và nhãn lực của lão Lưu Hoại Thủy quả thực có điểm hơn người, không những thế lại có tuyệt kỹ phác họa cha truyền con nối. Cái gọi là phác họa, tức là dùng giấy bút phác thảo sơ qua các bức bích họa hay phù điêu cổ, thông thường những kẻ giỏi làm đồ giả cổ đều biết kỹ thuật này, vẽ làm sao phải toát ra được cả hình dáng và thần thái của vật, đủ làm người khác nghĩ giả là thật, đôi lúc các bức bích họa trong địa cung huyệt mộ hoặc các bức họa màu trên nắp quan tài, sau khi đột ngột tiếp xúc với không khí sẽ nhanh chóng chuyển từ nét tươi tắn rõ ràng sang mờ mịt ảm đạm. Lão Lưu Hoại Thủy có bản lĩnh phục hồi nguyên dạng những bức họa mờ mịt đường nét trên giấy vẽ.



Cũng chính bởi tài năng đó nên giáo sư Thắng Thiên Viễn vô cùng xem trọng lão. Mỗi lúc ra ngoài làm việc, giáo sư thường dẫn lão theo làm trợ lý cho mình. Cuối hè năm ấy, đúng lúc thời tiết nóng bức đỉnh điểm, lão Lưu Hoại Thủy cùng đội khai quật khảo cổ – do giáo sư Thắng Thiên Viễn dẫn đầu, đang làm việc trong động đá ở núi Mạch Tích thuộc tỉnh Cam Túc thì đột ngột nhận được lệnh của cấp trên, yêu cầu giáo sư Thắng Thiên Viễn cùng mọt trợ lý lên xe quân sự rời khỏi vị trí, không được phép hỏi đi đâu cũng không được phép hỏi đi làm việc gì, lúc ra đến cửa đã thấy xe chờ sẵn ở bên ngoài.



Giáo sư Thắng Thiên Viên liền gọi Lưu Hoại Thủy đi cùng, hai người vội vàng mang theo những vật dụng càn thiết, lên chiếc xe Zeep quân dụng mà quân đội cử đến đón. Đoạn đường xe băng qua toàn là đường hầm và đường núi quanh co, càng đi càng thấy hoang vu hơn, cuối cùng xe đi vào bên trong một ngọn núi lớn, ven đường không còn nhìn thấy nửa bóng người nào nữa.


Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện