“Hô hoán cái gì đấy? Còn nữa, con gái con đứa, sao lại tùy tiện vào phòng
đàn ông con trai thế?” Liễu Vĩnh nghe thấy tiếng Như Nguyệt Quận chúa,
vén màn thò đầu ra, thái độ rất bực mình, hừ hừ nói: “Tiểu Mị ở phòng
bên cạnh.”
Liễu Vĩnh rất buồn bực, hắn còn chưa làm gì, Lâm Mị đã tự cắn lưỡi đến chảy máu, chân trần nhảy xuống đất chạy trối chết. Hắn đuổi theo không kịp, lại thấy nàng vọt vào phòng bên cạnh, đóng cửa “rầm” một tiếng. Bị đập cửa vào mặt như thế (nguyên văn là “ăn bế môn canh” nghĩa là bị người khác đóng cửa không tiếp), hắn chỉ có thể về phòng, đang suy nghĩ phải làm thế nào mới dụ được Lâm Mị ra. Không ngờ lại có Như Nguyệt Quận chúa xông tới.
Như Nguyệt Quận chúa vừa nghe Liễu Vĩnh nói thế, lại đưa mắt nhìn chân giường lần nữa, cảm thấy nghi ngờ, tiểu Mị không ở trong này, thế tại sao chân giường lại có giày của tiểu Mị? “Tiểu Mị đi đường núi nên bị sưng chân, không xỏ được giày nữa mới để ở đây. Quận chúa cầm sang giúp nàng đi!” Liễu Vĩnh nhìn theo tầm mắt của Như Nguyệt Quận chúa, mới phát hiện đôi giày ở chân giường, giọng điệu trở nên ôn hòa hơn, chờ Như Nguyệt Quận chúa tiến đến cầm đôi giày, hắn lại thấp giọng dặn dò: “Chuyện đôi giày ở đây đừng kể với người khác, không tiểu Mị lại bị hiểu lầm.”
Lâm Mị ở phòng bên cạnh cũng nghe thấy tiếng người, vội sửa sang xiêm y mở cửa, để Cố nhũ mẫu và người hầu vào. Như Nguyệt Quận chúa che che giấu giấu đôi giày cũng vào phòng, thấy Cố nhũ mẫu chỉ hỏi Lâm Mị có bị sợ hãi không, không hề chú ý đến cô ấy, liền lặng lẽ đặt đôi giày xuống chân giường, lại ra vẻ lơ đãng nói: “Tiểu Mị, sàn lạnh lắm, cô đi giày đi rồi hãy nói chuyện.”
Cố nhũ mẫu đang bảo người hầu xách nước vào phòng, nghe Như Nguyệt Quận chúa nói thế, mới biết là Lâm Mị không mang giày, vén váy nàng lên thấy bàn chân sưng đỏ, ngón chân cũng bị trầy da mấy chỗ, liền mắng chửi hai tên du côn, lại an ủi Lâm Mị: “Vết thương không sâu, không để lại sẹo đâu.”
Sợ hãi suốt một buổi tối, vừa rồi lại suýt chút nữa thì **, Lâm Mị kinh hồn bạt vía, chẳng có tâm trí nào cho vết thương ở chân, chỉ nhờ Cố nhũ mẫu sang phòng Liễu Vĩnh lấy thuốc để bôi.
Lại nói đến phu nhân Vĩnh Bình Hầu nghe được tin Lâm Mị không bị sao, mới thấy yên lòng. Nhưng nghĩ đến chuyện Lâm Mị và Liễu Vĩnh tuy có hôn ước, có điều cô nam quả nữ ở chung một đêm cũng không phải chuyện thỏa đáng. Phương án giải quyết, chỉ có thể tổ chức đám cưới càng nhanh càng tốt, cho thiên hạ đỡ có cớ dị nghị.
Sáng sớm hôm sau, bà liền cho người đi đón Lâm Mị hồi phủ, quở trách mấy câu sao không cẩn thận linh tinh, rồi bảo nàng về phòng nghỉ ngơi. Nhất thời lại nói với Chu Mẫn Mẫn: “Không biết họ hàng gia tộc Liễu Vĩnh còn người nào không? Đến lúc lo liệu chuyện kết hôn, nó không có trưởng bối phụ mẫu đã đành, vẫn phải có người trong gia tộc chủ trì mới phải. Chuyện khác không nói, tam sính lục lễ, chẳng lẽ nó định tự mình xử lý? Còn ra thể thống gì?”
Chu Mẫn Mẫn nói: “Gia tộc chắc chắn còn người, gửi thư mời lên kinh là được.”
Phu nhân Vĩnh Bình Hầu nói xong, lại nghĩ đến chuyện Chu Minh Dương đứng trước bàn dân thiên hạ thừa nhận là đã cùng Tả Lê lén quyết định chung thân, giận nghiến răng nói: “Hết đứa lớn đến đứa nhỏ, không đứa nào khiến ta bớt lo. Tả Lê cũng mười tám tuổi rồi, bàn bao nhiêu hôn sự không thành, giờ đột nhiên nói đã cùng Minh Dương lén quyết định chung thân, lừa được ai? Tuy ta không chê con dâu béo, nhưng chẳng lẽ anh trai con không chê? Ta còn phải tiến cung cầu kiến Hoàng hậu phân trần đây.”
Tả Lê cũng đã suy nghĩ một đêm, lòng biết rõ, Chu Minh Dương làm thế là vì không muốn chảy máu chất xám vào tay Hạ Như Phong, thứ hai là muốn mượn cô ấy để né Nhị Công chúa. Hai lý do này, một là vì nước, một là để khỏi làm Phò mã, nhưng hoàn toàn chẳng liên quan gì đến cô ấy. Nếu cô ấy nhân cơ hội này gả vào Hầu phủ, quãng đời còn lại sẽ là những tháng ngày bằng mặt không bằng lòng với Chu Minh Dương, đó không phải cuộc sống cô ấy mong muốn.
Tả phu nhân không vui mà ngược lại còn rầu, nếu một thanh niên bình thường cùng Tả Lê lén quyết định chung thân, bà có thể vui mừng, nhưng Chu Minh Dương là chàng rể mà Thái hậu và Hoàng hậu chọn lựa, sao có thể nhúng chàm? Kể ra, Hạ Như Phong kia kỳ thật cũng là một hảo hán. Tiếc một nỗi hắn lại là người Đại Hạ! Bà nghĩ thế liền nói: “Nếu Hạ Như Phong là người Đại Chu Quốc chúng ta thì tốt!”
Hạ Như Phong giăng một cái bẫy, muốn mượn Liễu Vĩnh và Lâm Mị khiến Hầu gia và Tể tướng bất hoà, nhưng giờ kế hoạch đổ bể, nghĩ tới chuyện tới Đại Chu Quốc rồi không thể ra về tay trắng, bèn cùng mưu sĩ bàn bạc một phen, kết luận rằng nếu có thể rước Tả Lê về Đại Hạ Quốc, hơn hẳn so với việc rước thiên kim nhà Tể tướng.
Quan điểm thẩm mỹ của Đại Hạ Quốc hơi khác so với Đại Chu Quốc, ngực nở mông to như Tả Lê trong mắt người Đại Hạ là dễ đẻ dễ nuôi, đẹp phúc hậu. Huống hồ ở Đại Hạ Quốc, phụ nữ quý tộc còn nhiều người không biết chữ nữa là phụ nữ thường dân. Tả Lê có khả năng thư pháp, đương nhiên là Hạ Như Phong tán thưởng.
Hạ Như Phong nghĩ một đêm, buổi sáng liền xin cầu kiến Nguyên Tông Hoàng đế, trên Kim Loan Điện cầu được ban hôn, chỉ một lòng muốn lấy Tả Lê.
Tả Lê vừa ngủ dậy, đã có nội thị tuyên nàng tiến cung. Đến khi biết là Hạ Như Phong cầu hôn, không khỏi ngạc nhiên, hỏi lại: “Tại sao Hạ Vương gia lại kiên trì như thế?”
“Tả tiểu thư viết đẹp ít ai sánh được, tài mạo song toàn, nếu có thể rước về làm phi, chính là phúc của Đại Hạ, phúc của Như Phong.”
Chu Minh Dương và Hạ Như Phong, kẻ nào chân thành thật lòng hơn, đương nhiên là Tả Lê nhận ra. Nhưng nếu cô ấy đến Đại Hạ Quốc làm dâu, ngộ nhỡ tương lai quan hệ hai nước thay đổi thì biết làm sao?
Hạ Như Phong thấy thần sắc Tả Lê, liền nói: “Nếu muốn quan hệ hai nước tốt đẹp mãi mãi, Tả tiểu thư cũng nên dốc một phần sức lực.”
Ở lại Đại Chu Quốc làm gái quá lứa lỡ thì, hay là đến Đại Hạ Quốc làm vương phi?
“Ta không thích làm lẽ, trắc phi cũng không thích.” Tả Lê lại đưa ra một vấn đề hóc búa khác.
Hạ Như Phong khép mắt nói: “Chính phi của Vương phủ đã qua đời năm ngoái. Nếu cô đồng ý, đương nhiên cô là chính phi.”
Buổi chiều hôm đó, Hoàng thượng ban hai thánh chỉ, thứ nhất, là gả Nhị Công chúa đến Hầu phủ, làm dâu trưởng Hầu phủ, làm lễ bình thường tại gia, không phải quốc lễ. Thứ hai, là gả Tả Lê cho Hạ Như Phong làm phi, đương sự tự chọn ngày thành hôn.
Tin tức vừa truyền đến Hầu phủ, mọi người xôn xao hỏi nhau: “Không phải hôm qua Đại thiếu gia đã thừa nhận là cùng Tả tiểu thư lén quyết định chung thân sao? Tại sao giờ Tả tiểu thư lại gả cho Hạ Như Phong?”
Phu nhân Vĩnh Bình Hầu nghe được tin đó, không khỏi thở phào. Trước đây bà không tình nguyện để Chu Minh Dương làm Phò mã, vì sợ Chu Minh Dương phải đi ở rể Hoàng gia, sau đó không còn được lo liệu cho Hầu phủ nữa. Giờ Hoàng thượng đã hạ chỉ, Công chúa hạ gả lại chỉ cần làm đám cưới như bình thường, ai còn cự tuyệt? Huống hồ Nhị Công chúa tuy được nuông chiều, nhưng cũng không phải người không biết phải trái đúng sai. Chờ đến khi có con, tự nhiên sẽ toàn tâm toàn ý với Hầu phủ. So với việc cưới cô béo Tả Lê, không biết là lợi hơn bao nhiêu lần.
Chu Minh Dương cũng ngạc nhiên vạn phần, ngàn nghĩ vạn nghĩ, không thể ngờ Hạ Như Phong vẫn tiến cung xin tứ hôn. Tả Lê chỉ hỏi Hạ Như Phong mấy vấn đề, rồi cũng vui vẻ nhận lời.
Những ngày tiếp theo, phu nhân Vĩnh Bình Hầu bận đến tối mắt tối mũi. Năm sau, có con trai lớn cưới Nhị Công chúa, con gái ruột gả cho Hoa Quận vương. Năm nay, có con gái nuôi gả cho Trạng nguyên. Mà chuyện cưới xin thì quyết là không thể qua loa bôi bác.
Phần Lâm Mị có phu nhân Vĩnh Bình Hầu lo liệu, nàng chẳng có gì để rầu rĩ. Nhưng Liễu Vĩnh lại rất rầu rĩ, Hầu phủ là danh gia vọng tộc, hắn lấy bổng lộc dành dụm mấy năm ra làm sính lễ cũng tạm đủ. Nhưng còn những lễ tiết cần trưởng bối chủ trì? Bao nhiêu nghi lễ nếu không có trưởng bối ra mặt thì thật thiếu sót vô cùng. Hầu phủ tuyệt đối không đồng ý.
Liễu nhũ mẫu hiểu điều Liễu Vĩnh nghĩ, liền khuyên nhủ: “Thiếu gia, chuyện của lão gia và phu nhân năm đó, cũng không thể đổ hết trách nhiệm lên gia tộc. Giờ thiếu gia lấy vợ, thiếu phu nhân cần được ghi tên vào gia phả, sau này vẫn phải nhận tổ quy tông. Thiếu gia vất vả đấu tranh mấy năm, không phải vì thân cô thế cô, không có ai giúp đỡ sao sao? Không bằng mượn cơ hội này, thỉnh chú thím lên kinh chủ trì hôn sự.”
Dù làm quan hay buôn bán, không có tông tộc phù trợ, liền chỉ như bèo nổi trên nước, gió thổi là tan tác. Liễu Vĩnh sao có thể không minh bạch? Nhưng chuyện năm đó sao có thể tiêu tan?
Liễu nhũ mẫu lại khuyên nhủ: “Người khác không nói cũng được, chú thím của thiếu gia sao có thể không nhận?”
Sau này có con, cuối cùng cũng phải ghi tên vào gia phả. Bản thân hắn không có anh chị em ruột nào giúp đỡ, dù sao cũng phải tìm một đường lui cho tiểu Mị và các con. Liễu Vĩnh nghĩ đến đó, rốt cục gật đầu nói: “Được rồi, vì tiểu Mị và con, cháu sẽ gửi thư về quê nhận họ hàng.”
Tiểu Mị… và con? Mắt Liễu nhũ mẫu sáng lên, vội nhìn sang Liễu Vĩnh, lại thấy Liễu Vĩnh cúi đầu mài mực, chuyên tâm luyện chữ, không dám hỏi gì. Nhớ lại buổi tối ở Lan Nhược đạo quan. Tuy bà ấy không nhanh chân bằng Như Nguyệt Quận chúa, nhưng vẫn kịp thấy chân giường có hai đôi giày. Không lẽ, trong bụng thiếu phu nhân tương lai đã có tiểu thiếu gia tương lai?
Liễu Vĩnh rất buồn bực, hắn còn chưa làm gì, Lâm Mị đã tự cắn lưỡi đến chảy máu, chân trần nhảy xuống đất chạy trối chết. Hắn đuổi theo không kịp, lại thấy nàng vọt vào phòng bên cạnh, đóng cửa “rầm” một tiếng. Bị đập cửa vào mặt như thế (nguyên văn là “ăn bế môn canh” nghĩa là bị người khác đóng cửa không tiếp), hắn chỉ có thể về phòng, đang suy nghĩ phải làm thế nào mới dụ được Lâm Mị ra. Không ngờ lại có Như Nguyệt Quận chúa xông tới.
Như Nguyệt Quận chúa vừa nghe Liễu Vĩnh nói thế, lại đưa mắt nhìn chân giường lần nữa, cảm thấy nghi ngờ, tiểu Mị không ở trong này, thế tại sao chân giường lại có giày của tiểu Mị? “Tiểu Mị đi đường núi nên bị sưng chân, không xỏ được giày nữa mới để ở đây. Quận chúa cầm sang giúp nàng đi!” Liễu Vĩnh nhìn theo tầm mắt của Như Nguyệt Quận chúa, mới phát hiện đôi giày ở chân giường, giọng điệu trở nên ôn hòa hơn, chờ Như Nguyệt Quận chúa tiến đến cầm đôi giày, hắn lại thấp giọng dặn dò: “Chuyện đôi giày ở đây đừng kể với người khác, không tiểu Mị lại bị hiểu lầm.”
Lâm Mị ở phòng bên cạnh cũng nghe thấy tiếng người, vội sửa sang xiêm y mở cửa, để Cố nhũ mẫu và người hầu vào. Như Nguyệt Quận chúa che che giấu giấu đôi giày cũng vào phòng, thấy Cố nhũ mẫu chỉ hỏi Lâm Mị có bị sợ hãi không, không hề chú ý đến cô ấy, liền lặng lẽ đặt đôi giày xuống chân giường, lại ra vẻ lơ đãng nói: “Tiểu Mị, sàn lạnh lắm, cô đi giày đi rồi hãy nói chuyện.”
Cố nhũ mẫu đang bảo người hầu xách nước vào phòng, nghe Như Nguyệt Quận chúa nói thế, mới biết là Lâm Mị không mang giày, vén váy nàng lên thấy bàn chân sưng đỏ, ngón chân cũng bị trầy da mấy chỗ, liền mắng chửi hai tên du côn, lại an ủi Lâm Mị: “Vết thương không sâu, không để lại sẹo đâu.”
Sợ hãi suốt một buổi tối, vừa rồi lại suýt chút nữa thì **, Lâm Mị kinh hồn bạt vía, chẳng có tâm trí nào cho vết thương ở chân, chỉ nhờ Cố nhũ mẫu sang phòng Liễu Vĩnh lấy thuốc để bôi.
Lại nói đến phu nhân Vĩnh Bình Hầu nghe được tin Lâm Mị không bị sao, mới thấy yên lòng. Nhưng nghĩ đến chuyện Lâm Mị và Liễu Vĩnh tuy có hôn ước, có điều cô nam quả nữ ở chung một đêm cũng không phải chuyện thỏa đáng. Phương án giải quyết, chỉ có thể tổ chức đám cưới càng nhanh càng tốt, cho thiên hạ đỡ có cớ dị nghị.
Sáng sớm hôm sau, bà liền cho người đi đón Lâm Mị hồi phủ, quở trách mấy câu sao không cẩn thận linh tinh, rồi bảo nàng về phòng nghỉ ngơi. Nhất thời lại nói với Chu Mẫn Mẫn: “Không biết họ hàng gia tộc Liễu Vĩnh còn người nào không? Đến lúc lo liệu chuyện kết hôn, nó không có trưởng bối phụ mẫu đã đành, vẫn phải có người trong gia tộc chủ trì mới phải. Chuyện khác không nói, tam sính lục lễ, chẳng lẽ nó định tự mình xử lý? Còn ra thể thống gì?”
Chu Mẫn Mẫn nói: “Gia tộc chắc chắn còn người, gửi thư mời lên kinh là được.”
Phu nhân Vĩnh Bình Hầu nói xong, lại nghĩ đến chuyện Chu Minh Dương đứng trước bàn dân thiên hạ thừa nhận là đã cùng Tả Lê lén quyết định chung thân, giận nghiến răng nói: “Hết đứa lớn đến đứa nhỏ, không đứa nào khiến ta bớt lo. Tả Lê cũng mười tám tuổi rồi, bàn bao nhiêu hôn sự không thành, giờ đột nhiên nói đã cùng Minh Dương lén quyết định chung thân, lừa được ai? Tuy ta không chê con dâu béo, nhưng chẳng lẽ anh trai con không chê? Ta còn phải tiến cung cầu kiến Hoàng hậu phân trần đây.”
Tả Lê cũng đã suy nghĩ một đêm, lòng biết rõ, Chu Minh Dương làm thế là vì không muốn chảy máu chất xám vào tay Hạ Như Phong, thứ hai là muốn mượn cô ấy để né Nhị Công chúa. Hai lý do này, một là vì nước, một là để khỏi làm Phò mã, nhưng hoàn toàn chẳng liên quan gì đến cô ấy. Nếu cô ấy nhân cơ hội này gả vào Hầu phủ, quãng đời còn lại sẽ là những tháng ngày bằng mặt không bằng lòng với Chu Minh Dương, đó không phải cuộc sống cô ấy mong muốn.
Tả phu nhân không vui mà ngược lại còn rầu, nếu một thanh niên bình thường cùng Tả Lê lén quyết định chung thân, bà có thể vui mừng, nhưng Chu Minh Dương là chàng rể mà Thái hậu và Hoàng hậu chọn lựa, sao có thể nhúng chàm? Kể ra, Hạ Như Phong kia kỳ thật cũng là một hảo hán. Tiếc một nỗi hắn lại là người Đại Hạ! Bà nghĩ thế liền nói: “Nếu Hạ Như Phong là người Đại Chu Quốc chúng ta thì tốt!”
Hạ Như Phong giăng một cái bẫy, muốn mượn Liễu Vĩnh và Lâm Mị khiến Hầu gia và Tể tướng bất hoà, nhưng giờ kế hoạch đổ bể, nghĩ tới chuyện tới Đại Chu Quốc rồi không thể ra về tay trắng, bèn cùng mưu sĩ bàn bạc một phen, kết luận rằng nếu có thể rước Tả Lê về Đại Hạ Quốc, hơn hẳn so với việc rước thiên kim nhà Tể tướng.
Quan điểm thẩm mỹ của Đại Hạ Quốc hơi khác so với Đại Chu Quốc, ngực nở mông to như Tả Lê trong mắt người Đại Hạ là dễ đẻ dễ nuôi, đẹp phúc hậu. Huống hồ ở Đại Hạ Quốc, phụ nữ quý tộc còn nhiều người không biết chữ nữa là phụ nữ thường dân. Tả Lê có khả năng thư pháp, đương nhiên là Hạ Như Phong tán thưởng.
Hạ Như Phong nghĩ một đêm, buổi sáng liền xin cầu kiến Nguyên Tông Hoàng đế, trên Kim Loan Điện cầu được ban hôn, chỉ một lòng muốn lấy Tả Lê.
Tả Lê vừa ngủ dậy, đã có nội thị tuyên nàng tiến cung. Đến khi biết là Hạ Như Phong cầu hôn, không khỏi ngạc nhiên, hỏi lại: “Tại sao Hạ Vương gia lại kiên trì như thế?”
“Tả tiểu thư viết đẹp ít ai sánh được, tài mạo song toàn, nếu có thể rước về làm phi, chính là phúc của Đại Hạ, phúc của Như Phong.”
Chu Minh Dương và Hạ Như Phong, kẻ nào chân thành thật lòng hơn, đương nhiên là Tả Lê nhận ra. Nhưng nếu cô ấy đến Đại Hạ Quốc làm dâu, ngộ nhỡ tương lai quan hệ hai nước thay đổi thì biết làm sao?
Hạ Như Phong thấy thần sắc Tả Lê, liền nói: “Nếu muốn quan hệ hai nước tốt đẹp mãi mãi, Tả tiểu thư cũng nên dốc một phần sức lực.”
Ở lại Đại Chu Quốc làm gái quá lứa lỡ thì, hay là đến Đại Hạ Quốc làm vương phi?
“Ta không thích làm lẽ, trắc phi cũng không thích.” Tả Lê lại đưa ra một vấn đề hóc búa khác.
Hạ Như Phong khép mắt nói: “Chính phi của Vương phủ đã qua đời năm ngoái. Nếu cô đồng ý, đương nhiên cô là chính phi.”
Buổi chiều hôm đó, Hoàng thượng ban hai thánh chỉ, thứ nhất, là gả Nhị Công chúa đến Hầu phủ, làm dâu trưởng Hầu phủ, làm lễ bình thường tại gia, không phải quốc lễ. Thứ hai, là gả Tả Lê cho Hạ Như Phong làm phi, đương sự tự chọn ngày thành hôn.
Tin tức vừa truyền đến Hầu phủ, mọi người xôn xao hỏi nhau: “Không phải hôm qua Đại thiếu gia đã thừa nhận là cùng Tả tiểu thư lén quyết định chung thân sao? Tại sao giờ Tả tiểu thư lại gả cho Hạ Như Phong?”
Phu nhân Vĩnh Bình Hầu nghe được tin đó, không khỏi thở phào. Trước đây bà không tình nguyện để Chu Minh Dương làm Phò mã, vì sợ Chu Minh Dương phải đi ở rể Hoàng gia, sau đó không còn được lo liệu cho Hầu phủ nữa. Giờ Hoàng thượng đã hạ chỉ, Công chúa hạ gả lại chỉ cần làm đám cưới như bình thường, ai còn cự tuyệt? Huống hồ Nhị Công chúa tuy được nuông chiều, nhưng cũng không phải người không biết phải trái đúng sai. Chờ đến khi có con, tự nhiên sẽ toàn tâm toàn ý với Hầu phủ. So với việc cưới cô béo Tả Lê, không biết là lợi hơn bao nhiêu lần.
Chu Minh Dương cũng ngạc nhiên vạn phần, ngàn nghĩ vạn nghĩ, không thể ngờ Hạ Như Phong vẫn tiến cung xin tứ hôn. Tả Lê chỉ hỏi Hạ Như Phong mấy vấn đề, rồi cũng vui vẻ nhận lời.
Những ngày tiếp theo, phu nhân Vĩnh Bình Hầu bận đến tối mắt tối mũi. Năm sau, có con trai lớn cưới Nhị Công chúa, con gái ruột gả cho Hoa Quận vương. Năm nay, có con gái nuôi gả cho Trạng nguyên. Mà chuyện cưới xin thì quyết là không thể qua loa bôi bác.
Phần Lâm Mị có phu nhân Vĩnh Bình Hầu lo liệu, nàng chẳng có gì để rầu rĩ. Nhưng Liễu Vĩnh lại rất rầu rĩ, Hầu phủ là danh gia vọng tộc, hắn lấy bổng lộc dành dụm mấy năm ra làm sính lễ cũng tạm đủ. Nhưng còn những lễ tiết cần trưởng bối chủ trì? Bao nhiêu nghi lễ nếu không có trưởng bối ra mặt thì thật thiếu sót vô cùng. Hầu phủ tuyệt đối không đồng ý.
Liễu nhũ mẫu hiểu điều Liễu Vĩnh nghĩ, liền khuyên nhủ: “Thiếu gia, chuyện của lão gia và phu nhân năm đó, cũng không thể đổ hết trách nhiệm lên gia tộc. Giờ thiếu gia lấy vợ, thiếu phu nhân cần được ghi tên vào gia phả, sau này vẫn phải nhận tổ quy tông. Thiếu gia vất vả đấu tranh mấy năm, không phải vì thân cô thế cô, không có ai giúp đỡ sao sao? Không bằng mượn cơ hội này, thỉnh chú thím lên kinh chủ trì hôn sự.”
Dù làm quan hay buôn bán, không có tông tộc phù trợ, liền chỉ như bèo nổi trên nước, gió thổi là tan tác. Liễu Vĩnh sao có thể không minh bạch? Nhưng chuyện năm đó sao có thể tiêu tan?
Liễu nhũ mẫu lại khuyên nhủ: “Người khác không nói cũng được, chú thím của thiếu gia sao có thể không nhận?”
Sau này có con, cuối cùng cũng phải ghi tên vào gia phả. Bản thân hắn không có anh chị em ruột nào giúp đỡ, dù sao cũng phải tìm một đường lui cho tiểu Mị và các con. Liễu Vĩnh nghĩ đến đó, rốt cục gật đầu nói: “Được rồi, vì tiểu Mị và con, cháu sẽ gửi thư về quê nhận họ hàng.”
Tiểu Mị… và con? Mắt Liễu nhũ mẫu sáng lên, vội nhìn sang Liễu Vĩnh, lại thấy Liễu Vĩnh cúi đầu mài mực, chuyên tâm luyện chữ, không dám hỏi gì. Nhớ lại buổi tối ở Lan Nhược đạo quan. Tuy bà ấy không nhanh chân bằng Như Nguyệt Quận chúa, nhưng vẫn kịp thấy chân giường có hai đôi giày. Không lẽ, trong bụng thiếu phu nhân tương lai đã có tiểu thiếu gia tương lai?
Danh sách chương