Tướng mạo cậu khôi ngô, mày kiếm mắt sáng, sống mũi thẳng tắp, miệng cười nhưng mắt không cười. Nói chung là bản mặt rất khó ở, cô đoán là lúc đấy cậu chỉ cười cho có để người ta vẽ tranh.
Vì hôm nay cô đi đến chỗ của Trần Long, nên cậu bắt cô mang bức tranh của cậu đi theo. Giống như là có cặp mắt cậu đi theo trông chừng vậy, không cho cô xảy ra cái gì với Trần Long. Cô bật cười, người này đúng là “tính nóng như kem”.
Con Đậu kể với cô, hồi cậu mới về nhà họ Hà, đã gây ra một cú chấn động cho đám thiếu nữ trong kinh thành. Ai bảo cậu anh tuấn quá, lại tài giỏi nổi bật trong triều. Bao nhiêu là cô tiểu thư nhà quyền quý chết mê chết mệt cậu, nhưng khi gặp được cậu ngoài đời rồi thì đều sợ chạy mất dép. Bởi cậu chẳng biết thương hoa tiếc ngọc gì cả, lúc nào cũng trưng ra bộ mặt lạnh lùng kiểu muốn sống thì chớ có lại gần.
Nghe đâu một lần đi trên phố, có cô tiểu thư kia giả vờ yếu đuối ngã vào người cậu, cậu lại ngó lơ đi mất, làm cô ả ngã chỏng vó giữa đám đông, mất hết cả mặt mũi.
“Mẹ ơi!”
Thằng Bờm chạy lon ton qua, cô đỡ nó lên xe ngồi. Nó khoác cái tay nải nhỏ xíu, còn lại có người hầu theo sau, khệ nệ bưng đồ đạc nặng hơn.
“Con mang những gì mà nhiều thế? Chỗ mẹ không thiếu thứ gì cả, cái gì không cần thiết bỏ lại bớt đi.”
“Không! Con phải mang thật nhiều đồ về, có vậy cha dượng mới nể mặt con!”
Rồi nó quay ra nói với người hầu: “Cái này để đây, cái kia để đó, còn cái này để đây… Không được, ai bảo ngươi để đấy! Ta đánh gậy bây giờ!”
Khao Miêu kéo nó qua, nghiêm mặt nói: “Bờm! Người hầu cũng là con người, con không nên quát mắng họ thô lỗ như vậy.”
Từ bé đến giờ nó luôn được giấu nuôi ở bên ngoài, Trần Long lâu lâu mới ghé thăm, nào có ai dạy dỗ nó cái nào phải cái nào không. Ở cạnh nó chỉ có đám người hầu, suốt ngày rỉ tai nó:
“Sau này cậu sẽ kế thừa cả gia tộc lớn, cậu là tôn quý nhất, ai cũng đều phải nghe lời cậu.”
Lâu dần sinh ra cái tính cáu kỉnh quát mắng người hầu như vậy. Lần đầu tiên bị mẹ mắng, thằng Bờm ấm ức chui qua một góc ngồi. Cô thở dài, xích qua dỗ nó:
“Làm vậy là sai. Mẹ không thích con trai mẹ như thế, con có chịu sửa không?”
Thằng Bờm gật đầu nhưng mặt vẫn xị ra. Cô kéo hai má nó sang hai bên thành hình mặt cười: “Thôi đừng xị mặt nữa, cười lên nào.”
Thế là nó mỉm cười theo ý cô, miệng cười nhưng mắt không cười, với khuôn mặt khó ở thấy ghét. Khao Miêu hơi giật mình như sét đánh ngang tai. Giống thế này…
Cô hơi liếc nhìn bức tranh đặt một bên, rồi lại nhìn thằng Bờm. Lúc này nó đang cầm bánh ăn, đôi má bánh bao phồng ra, trông dễ thương muốn xỉu, không còn vẻ lạnh lùng doạ người giống như ai đó nữa…
Chắc là ảo giác thôi, cô tự nhủ. Hai mẹ con trò chuyện ríu rít một đường trở về.
“Trời đất, mợ cả nhặt ở đâu về một đứa trẻ con kìa!”
Người hầu của Hà phủ xúm xít vây xem. Hà lão gia lên triều, bà lớn về Văn phủ, cậu hai và cậu út người thì ốm liệt giường người thì điên dở, cho nên Hà phủ lúc này chỉ còn có mợ hai lo liệu.
“Chao ôi, chị dâu dẫn về cái gì thế kia?”
“Mợ hai đấy à, đây là con trai vợ chồng tôi nhận nuôi. Chúng bay đâu, còn không mau chào cậu chủ nhỏ!”
Khao Miêu không bị thái độ đâm bị thóc chọc bị gạo của mợ hai làm tức giận, ngược lại còn vui vẻ cười nói, đem thằng Bờm thị uy với người hầu.
“Chị… chị bị điên rồi! Không sợ anh cả tức giận quật chết cả lũ à?”
Mợ hai nhớ lại những “chiến tích” của A Phủ với cậu hai và cậu út, thoáng chốc mặt đã tái mét. Mợ ta cảm thấy tốt nhất không nên dây vào chuyện này, nhỡ anh cả tức lên bóp chết hết những kẻ nào liên can thì sao.
Mợ hai chạy mất dép về viện của mình. Đám người hầu cũng muốn chạy theo, liền bị Khao Miêu gọi lại, bắt từng đứa phải chào cậu chủ nhỏ rồi mới thả cho đi.
Cô cho người đi gọi thằng Tư đệ tử của lão Tự đến, chuẩn bị buổi tối Hà lão gia về thì làm lễ gọi hồn A Phủ. Nhận con nuôi là chuyện hệ trọng, phải đích thân A Phủ thừa nhận thằng Bờm, thì nó mới danh chính ngôn thuận được ở trong Hà phủ.
Khi Hà lão gia về đến phủ thì đã thấy đầy một bàn lễ lạt. Khao Miêu trình bày với ông ta chuyện vợ chồng cô nhận con nuôi, ông ta sa sầm mặt mũi đập bàn mắng: “Làm càn!”
Hôm đó thấy chân cô bị thương, Hà lão gia đã nghi ngờ liệu cô có liên quan đến vụ đổ hòn non bộ không, đã không ưa cô từ hôm đó rồi. Đối mặt với sự thịnh nộ của cha chồng, Khao Miêu chỉ bình tĩnh đáp: “Đây là ý của chồng con thưa cha.”
Cô gọi mọi người đến đông đủ, thằng Tư đốt nhang lầm rầm khấn làm lễ. Hôm đó nó giúp Hà lão gia trị vong mẹ A Phủ nên rất được ông ta tin tưởng. Một lát sau cả người nó rung lên bần bật, đang ngồi khoanh chân tự nhiên đổi thế co một chân, tay thì gác lên đầu gối chân đó.
Vì hôm nay cô đi đến chỗ của Trần Long, nên cậu bắt cô mang bức tranh của cậu đi theo. Giống như là có cặp mắt cậu đi theo trông chừng vậy, không cho cô xảy ra cái gì với Trần Long. Cô bật cười, người này đúng là “tính nóng như kem”.
Con Đậu kể với cô, hồi cậu mới về nhà họ Hà, đã gây ra một cú chấn động cho đám thiếu nữ trong kinh thành. Ai bảo cậu anh tuấn quá, lại tài giỏi nổi bật trong triều. Bao nhiêu là cô tiểu thư nhà quyền quý chết mê chết mệt cậu, nhưng khi gặp được cậu ngoài đời rồi thì đều sợ chạy mất dép. Bởi cậu chẳng biết thương hoa tiếc ngọc gì cả, lúc nào cũng trưng ra bộ mặt lạnh lùng kiểu muốn sống thì chớ có lại gần.
Nghe đâu một lần đi trên phố, có cô tiểu thư kia giả vờ yếu đuối ngã vào người cậu, cậu lại ngó lơ đi mất, làm cô ả ngã chỏng vó giữa đám đông, mất hết cả mặt mũi.
“Mẹ ơi!”
Thằng Bờm chạy lon ton qua, cô đỡ nó lên xe ngồi. Nó khoác cái tay nải nhỏ xíu, còn lại có người hầu theo sau, khệ nệ bưng đồ đạc nặng hơn.
“Con mang những gì mà nhiều thế? Chỗ mẹ không thiếu thứ gì cả, cái gì không cần thiết bỏ lại bớt đi.”
“Không! Con phải mang thật nhiều đồ về, có vậy cha dượng mới nể mặt con!”
Rồi nó quay ra nói với người hầu: “Cái này để đây, cái kia để đó, còn cái này để đây… Không được, ai bảo ngươi để đấy! Ta đánh gậy bây giờ!”
Khao Miêu kéo nó qua, nghiêm mặt nói: “Bờm! Người hầu cũng là con người, con không nên quát mắng họ thô lỗ như vậy.”
Từ bé đến giờ nó luôn được giấu nuôi ở bên ngoài, Trần Long lâu lâu mới ghé thăm, nào có ai dạy dỗ nó cái nào phải cái nào không. Ở cạnh nó chỉ có đám người hầu, suốt ngày rỉ tai nó:
“Sau này cậu sẽ kế thừa cả gia tộc lớn, cậu là tôn quý nhất, ai cũng đều phải nghe lời cậu.”
Lâu dần sinh ra cái tính cáu kỉnh quát mắng người hầu như vậy. Lần đầu tiên bị mẹ mắng, thằng Bờm ấm ức chui qua một góc ngồi. Cô thở dài, xích qua dỗ nó:
“Làm vậy là sai. Mẹ không thích con trai mẹ như thế, con có chịu sửa không?”
Thằng Bờm gật đầu nhưng mặt vẫn xị ra. Cô kéo hai má nó sang hai bên thành hình mặt cười: “Thôi đừng xị mặt nữa, cười lên nào.”
Thế là nó mỉm cười theo ý cô, miệng cười nhưng mắt không cười, với khuôn mặt khó ở thấy ghét. Khao Miêu hơi giật mình như sét đánh ngang tai. Giống thế này…
Cô hơi liếc nhìn bức tranh đặt một bên, rồi lại nhìn thằng Bờm. Lúc này nó đang cầm bánh ăn, đôi má bánh bao phồng ra, trông dễ thương muốn xỉu, không còn vẻ lạnh lùng doạ người giống như ai đó nữa…
Chắc là ảo giác thôi, cô tự nhủ. Hai mẹ con trò chuyện ríu rít một đường trở về.
“Trời đất, mợ cả nhặt ở đâu về một đứa trẻ con kìa!”
Người hầu của Hà phủ xúm xít vây xem. Hà lão gia lên triều, bà lớn về Văn phủ, cậu hai và cậu út người thì ốm liệt giường người thì điên dở, cho nên Hà phủ lúc này chỉ còn có mợ hai lo liệu.
“Chao ôi, chị dâu dẫn về cái gì thế kia?”
“Mợ hai đấy à, đây là con trai vợ chồng tôi nhận nuôi. Chúng bay đâu, còn không mau chào cậu chủ nhỏ!”
Khao Miêu không bị thái độ đâm bị thóc chọc bị gạo của mợ hai làm tức giận, ngược lại còn vui vẻ cười nói, đem thằng Bờm thị uy với người hầu.
“Chị… chị bị điên rồi! Không sợ anh cả tức giận quật chết cả lũ à?”
Mợ hai nhớ lại những “chiến tích” của A Phủ với cậu hai và cậu út, thoáng chốc mặt đã tái mét. Mợ ta cảm thấy tốt nhất không nên dây vào chuyện này, nhỡ anh cả tức lên bóp chết hết những kẻ nào liên can thì sao.
Mợ hai chạy mất dép về viện của mình. Đám người hầu cũng muốn chạy theo, liền bị Khao Miêu gọi lại, bắt từng đứa phải chào cậu chủ nhỏ rồi mới thả cho đi.
Cô cho người đi gọi thằng Tư đệ tử của lão Tự đến, chuẩn bị buổi tối Hà lão gia về thì làm lễ gọi hồn A Phủ. Nhận con nuôi là chuyện hệ trọng, phải đích thân A Phủ thừa nhận thằng Bờm, thì nó mới danh chính ngôn thuận được ở trong Hà phủ.
Khi Hà lão gia về đến phủ thì đã thấy đầy một bàn lễ lạt. Khao Miêu trình bày với ông ta chuyện vợ chồng cô nhận con nuôi, ông ta sa sầm mặt mũi đập bàn mắng: “Làm càn!”
Hôm đó thấy chân cô bị thương, Hà lão gia đã nghi ngờ liệu cô có liên quan đến vụ đổ hòn non bộ không, đã không ưa cô từ hôm đó rồi. Đối mặt với sự thịnh nộ của cha chồng, Khao Miêu chỉ bình tĩnh đáp: “Đây là ý của chồng con thưa cha.”
Cô gọi mọi người đến đông đủ, thằng Tư đốt nhang lầm rầm khấn làm lễ. Hôm đó nó giúp Hà lão gia trị vong mẹ A Phủ nên rất được ông ta tin tưởng. Một lát sau cả người nó rung lên bần bật, đang ngồi khoanh chân tự nhiên đổi thế co một chân, tay thì gác lên đầu gối chân đó.
Danh sách chương