Lâm Dịch đến Biện Kinh, ba ngày sau Tô Minh Kiệt mới xử lý tốt vấn đề ở Giang Châu. Cũng không có gì bất ngờ, ông nghe kể lại chuyện xảy ra trên đường, sắc mặt cực kỳ kém, cũng không biết là vì tức giận Vân Nương thiếu chút nữa làm ông bị đội nón xanh, hay vì thương tiếc bản thân cứ thế mà mất đi một tiểu thiếp xinh đẹp. Tô phu nhân nhân cơ hội liền đề nghị đưa Vân Nương đến am ni cô để cầu phúc cho Tô lão phu nhân và Tô lão thái gia. Ông đã thuận theo mà đáp ứng. Bề ngoài thì nói là đi cầu phúc, kỳ thật chính là bị hưu trá hình. Chẳng qua là vì giữ chút thể diện ấy mà. Những gia tộc giàu có thường không bao giờ có chuyện hưu thiếp thất, duy trì nguyên tắc việc xấu nên giữ trong nhà, không đồn ra ngoài. Nhiều nhất cũng chỉ là tìm một nơi để giam lỏng, hoặc là đuổi đến ở nông thôn, để các gia đình nông dân nuôi dưỡng mà thôi.



Cách xử lý này theo Lâm Dịch thấy, so với bị hưu thì càng không có tính nhân đạo. Nếu bị bỏ thì còn có thể tái giá, mà làm thế này, nữ tử kia nhất định chỉ có thể sống quãng đời còn lại trong cô độc. Đối với Vân Nương, Lâm Dịch tuy rằng thông cảm với nàng, nhưng cũng không làm được gì. Ở thời đại này, chuyện hậu viện của phụ thân, lại là chuyện nữ nhân thì rất kiêng kị. Trong vấn đề này, nó không có quyền lên tiếng, nó càng không muốn làm chuyện gì đó giật gân ở xã hội phong kiến này. Nhưng, khi nhìn thấy tiểu Bác Huệ mới một tuổi, dáng vẻ cái gì cũng không hiểu, nó cảm thấy bé quả thật có chút đáng thương.



Tô Minh Kiệt nhìn bản tấu chương trước mặt, thượng cấp chỉ bảo ông ở nhà chờ tin tức, cũng không nói rõ tình huống như thế nào. Nhắc đến mới nói, huynh đệ Tô Minh Anh và Tô Minh Kiệt chức quan cũng không cao. Tô Minh Kiệt làm quan Tri phủ tứ phẩm, Tô Minh Anh cũng cùng lắm chỉ là quan Hồng lư Tự khanh (1) Tứ phẩm. Song, người dân xung quanh đều lờ mờ biết được Tô lão thái gia lúc trẻ làm quan rất kiệt xuất, chỉ không biết vì nguyên nhân gì mà cụ lại sớm lui về đây. Mỗi ngày Lâm Dịch lại nghe được nhiều hơn một chút. Bọn hạ nhân thì vội vàng úp úp mở mở, kiểu, "Chúng tôi chỉ nói nhảm thôi," khiến nó càng tò mò hơn. Xem ra việc lão thái gia từ quan là một chủ đề cấm kị. Có nguyên nhân là được, nếu không nó sẽ khó hiểu tại sao lão thái gia làm quan lớn như vậy mà lại không ong bướm như mấy đứa con?



(1) Hồng Lư Tự Khanh: một chức quan thời phong kiến, chuyên cai quản, xắp xếp bố trí các nghi lễ cung đình, thư tín; còn gọi là dịch quan, gần với nghề thông dịch viên hiện nay. Nhà Tần gọi là Điển khách, nhà Hán sửa lại thành Đại hành lệnh, Võ đế đổi lại thành Đại hồng lư, người đứng đầu sẽ gọi là Hồng lư Tự khanh. Bắc Tề gọi là Hồng lư tự. Các triều đại Nam Tống, Kim, hay Nguyên bãi bỏ chức quan này, đến thời nhà Minh Thanh thì được phục hồi.



Về Biện Kinh được vài ngày, trời vừa sáng đã bắt đầu rời giường đi thỉnh an Tô lão thái gia và Tô lão phu nhân. Ở Giang Châu bởi vì Tô phu nhân nuông chìu, nên thỉnh thoảng nó mới thỉnh an một lần. Tô Minh Kiệt cũng mắt nhắm mắt mở cho qua. Bây giờ về Biện Kinh, có những người bằng vai vế hay hậu bối, so ra còn lớn hơn nó, mà người nhỏ hơn so với nó còn đi thỉnh an hai vị lão nhân, nó sao có thể không biết hổ thẹn mà không đi.



Giờ chỉ mới vài ngày, Lâm Dịch đã chịu không nổi. Cũng may không phải mỗi ngày đều đi, chỉ cần mỗi tháng vào ngày mồng một và mười lăm đi thỉnh an hai vị lão nhân là được. Nếu không nó nhất định sẽ vì không ngủ đủ giấc mà phát cuồng.



<break>



Sau khi Lâm Dịch về Biện Kinh thì Tô Minh Kiệt cũng không để cho nó... học một mình nữa, mà cùng con cháu trong gia tộc lên lớp với nhau. Bởi vì năm đó nó và các ca ca cách biệt tuổi tác quá lớn, nên nó được học chung với mấy đứa cháu trai nhỏ tuổi hơn.



Mỗi ngày đều bị một nhóm tiểu tử gọi trước gọi sau là tam thúc, mặc dù có chút không quen, nhưng được cái bài học đơn giản, so với lúc ở Giang Châu thì có chút thoải mái hơn. Dù sao, nó cũng mang linh hồn trưởng thành, cũng có khả năng lý giải, vấn đề lĩnh ngộ so với mấy tiểu hài tử sáu bảy tuổi là cao hơn nhiều. Hơn nữa, tiến độ học tập của nó trước đây vốn đã hơn bọn nhỏ, những gì tiên sinh dạy, nó đều đã học qua, nên việc học gì đó cơ bản không có vấn đề.



Mãi cho đến một lần Lâm Dịch ngủ gục trên lớp của tiên sinh, bị Tô lão thái gia đến kiểm tra bắt tại trận, sau đó thì ngày tháng thanh nhàn của nó cũng không còn nữa. Tô lão thái gia chốc chốc lại gọi nó đến kiểm tra bài, mỗi lần đều hỏi những vấn đề thâm ảo, sâu xa. Lâm Dịch giả vờ không hiểu mấy lần, nào ngờ lúc trở về liền bị đổi phải học cùng với một nhóm lớn tuổi hơn. Từ đó, Lâm Dịch không dám lừa cụ nữa.



Vốn Lâm Dịch cho rằng Tô lão thái gia đối với mỗi tôn nhân đều như thế. Song, để ý nghe ngóng mới biết được, bình thường Tô lão thái gia tuyệt nhiên không quan tâm đến việc học của các tôn tử. Nếu đã như vậy, vì sao lại để ý đến nó nhỉ? Sau này biết được, Lâm Dịch lén quan sát cụ một lần. Nhưng mà, người càng già càng dày dạn kinh nghiệm, dù Lâm Dịch có quan sát thế nào cũng không tìm ra được sơ hở gì. Tô lão thái gia vẫn trước sau như một, kiểm tra học vấn của nó, nếu không hài lòng liền xử phạt, ngoài việc đó ra cũng không có gì đặc biệt cả.



Kỳ thật Lâm Dịch cũng lờ mờ đoán được chút ít, dù sao nó cũng không phải là một đứa trẻ thật sự. Tô lão thái gia có lẽ là đặc biệt muốn bồi dưỡng nó, chỉ là nó rốt cuộc có điểm gì để cụ vừa ý, nó cũng không biết. Dù sao nó cũng bỏ qua, đây là thời cổ đại, dường như việc tốt nhất cũng chỉ có đọc sách rồi ra làm quan mà thôi. Nếu nó muốn tồn tại ở thời đại này, làm nông dân hay thợ thủ công thì nó không biết, mà làm thương mại hẳn Tô Minh Kiệt sẽ đánh gãy chân nó. Hơn nữa thương nhân trong xã hội này địa vị rất thấp, thật sự không thích hợp. Có thể chọn cũng chỉ có con đường đọc sách này mà thôi.



Thời đại nhà Tống là thời đại sùng văn khí võ (2), văn nhân địa vị rất cao, mà võ tướng thì địa vị lại không tốt lắm. Quân tử lục nghệ: lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, sổ (3) cũng chỉ còn là cái danh mà thôi. Rất nhiều văn nhân đều không luyện tập cưỡi ngựa bắn cung nữa, còn cho rằng đó là hành vi tục tĩu tầm thường của con nhà võ.



(2) Sùng văn khí võ: coi trong văn nhân, ghét võ phu, hay coi trọng việc đọc sách, khinh thường việc tập võ.

(3) Quân tử lục nghệ: lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, sổ: người quân tử phải biết: lễ nghĩa, âm nhạc, cung tên, cưỡi ngựa, chữ viết, tính toán.



Vì thế khi Lâm Dịch nói với Tô Minh Kiệt là muốn tập võ, ông đã rất phản đối, còn trách nó trụy lạc, khuyên nó nên đem tâm tư đặt vào con đường chính đạo, còn nói gì mà lao tâm giả trì nhân, lao lực giả trì vu nhân (4), trở thành một kẻ vũ phu là không tôn trọng sách thánh hiền. Nhưng thái độ của Tô phu nhân lần này lại khác, cả gan dám làm trái ý nguyện của trượng phu mà ủng hộ nó. Có lẽ lần đó thoát chết làm cho bà ý thức được, kẻ trói gà không chặt thì thật nguy hiểm. Đây là thời đại mà pháp luật chưa được hoàn thiện, tính mạng không được đảm bảo. Không học cách bảo toàn tính mạng, Lâm Dịch sợ rằng nếu gặp phải chuyện như lần trước, bản thân nó sẽ không được may mắn như vậy nữa.



(4) Lao tâm giả trì nhân, lao lực giả trì vu nhân: là câu nói của Mạnh Tử trong Đằng Văn Công Chương Cú Thượng. Mạnh Tử cho rằng, sáng tạo là phát minh, lao động tay chân và lao động trí óc là khác biệt. Người lao động trí óc sẽ thống trị người lao động tay chân.



Điều làm nó kỳ quái là Tô lão thái gia tựa hồ không phản đối yêu cầu này của nó. Vì thế, có Tô lão thái gia ngầm đồng ý, Lâm Dịch và Tô phu nhân cùng nhau kiên trì. Thành ra, Tô Minh Kiệt đối với việc tập võ này cũng chỉ có thể chịu thua. Nhưng mà, vì việc này mà ông chiến tranh lạnh với Tô phu nhân một trận, thường xuyên đến chỗ tiểu thiếp kia. Càng kỳ lạ hơn là lần này Tô phu nhân cũng mặc kệ ông. Tô Minh Kiệt chơi chán, một thời gian sau cũng tự quay về.



Nói đến việc tập võ, có học mới biết, ti vi tiểu thuyết gì đó về đạp tuyết vô ngân (5), võ nghệ cao cường, thủy thượng phiêu (6) đều là thổi phồng cả. Nhớ lại lúc đó nó hỏi sư phụ dạy võ nghệ cho nó là có cách nào dạy khinh công để dễ chạy trốn không, người nọ liền đờ ra nhìn nó, làm Lâm Dịch lúc đó thật chỉ muốn kiếm một cái lỗ mà chui xuống.



(5) Đạp tuyết vô ngân: không ảnh hưởng đến sự vật, sự việc, có đường lớn mà không có dấu chân, có người mà không có tiếng động.

(6) Thủy thượng phiêu: đi trên nước.



Tiểu thuyết gì đó thật sự hại chết người. Cái gọi là khinh công chẳng qua là một loại phương pháp mượn lực để mà nhảy lên. Người lợi hại có thể ở ngay trước mặt nhảy lên cao mấy thước. Nguyên lý này cũng giống như việc thi nhảy cao ở hiện đại. Kỳ thật, nếu nghĩ kĩ, khinh công vân vân theo góc độ vật lý là không thể giải thích được. Con người sao có thể ở giữa không trung, không dựa vào vật gì mà có thể bay được chứ. Lâm Dịch, ngươi nên trở về với thực tại được rồi đó. Càng nghĩ, Lâm Dịch càng cảm thấy buồn cười. Hiện tại cũng không phải là thật, không thể trở về mà!



_______________________



P/S: Nay đăng tới đây thôi mọi người vote để mai mình tiếp tục đăng nha ;P. Phùuuu ~~~~~

Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện