Chiều 27 Tết mẹ về sớm hơn thường ngày, tay lỉnh kỉnh túi hộp, chai lọ và cứ thế không ngơi tay cho đến tận nửa đêm để chuẩn bị cho buổi về quê sáng mai. Mấy anh em háo hức chờ đợi từ lâu, cuộn tròn trên giường, dõi mắt ra ngoài màn chờ mẹ hô lên một tiếng là ào cả ra. Nỗi háo hức, tò mò theo vào giấc ngủ với những quả bóng bay, chiếc áo mới bay lơ lửng trên đình màn, để sáng hôm sau, không phải đợi mẹ gọi đến tiếng thứ hai, mấy anh em vục dậy, nai nịt gọn gàng cho cuộc hành quân vui phơi phới.
Anh cả lon ton đi trước, với trách nhiệm của người đàn ông duy nhất trong gia đình khi bố đi vắng. Đôi chân của cậu bé lớp 4 suy dinh dưỡng quá ngắn so với chiếc xe đạp nam Thống Nhất, anh phải luồn xuống dưới khung, nửa ngồi nửa bò, đạp nửa vòng một trên đường mưa lem bem, bùn nhão bét, đe dọa những cú ngã lấm bẩn chiếc áo khoác duy nhất đã đột vá nhiều miếng, nhưng quan trọng hơn là cái túi anh treo tòn ten trước ghi đông, trong đó có mấy chai rượu cam, chanh, thứ sang nhất trên bàn thờ ngày Tết. Chị hai ngồi vắt vẻo đằng sau, trên túi quần áo của cả nhà, hai tay nhoe nhoét mực tím bám chặt yên xe, đôi mắt tròn xoe và nụ cười nghênh nghênh hàm răng sún. Mẹ thận trọng bấm chân xuống bàn đạp, trước tay lái là toàn bộ số hàng Tết cơ quan phân chia, và cả những bộ quần áo chắt chiu dành dụm mua cho các con vẫn còn bí mật bọc kín trong mấy lần giấy xi măng. Ngồi giữa mẹ và chị ba là con bé út ngật ngưỡng trên ghế dựa, mũi thò lò bị gió thổi khô, đóng vẩy lại như mũi mèo, mặt nẻ kẻ ngang dọc, chiếc mũ len tai thỏ gật gù theo nhịp đường ổ gà. Hai tay nó vẽ vòng vòng trên lưng áo mưa ngấm những vệt nước ngoằn ngoèo của mẹ.
Gần trưa thì về đến quê. Mẹ đặt em út xuống giường rồi chất lên xe một bao tải táo, quay ra chợ. Chị hai tự động trèo lên giường dỗ em trong khi anh cả tháo đồ, đặt trịnh trọng lên bàn thờ rồi đi nấu cơm, xào khoai tây bưng lên, cẩn thận múc ra hai âu, bọc lá chuối, ủ vào chăn cho nóng. Xới cho chị hai một bát, anh cả ngồi bón cho em út ăn từng miếng nhỏ với trứng luộc dầm mắm. Nhìn sang thấy chị hai, chị ba chăm chỉ nuốt cơm với khoai tây xào, anh xẻ cho một miếng nhỏ lòng trắng, hai chị tươi hẳn lên. Ăn xong, em út đã ngủ, chị hai, chị ba đi rửa bát, anh cả lấy cái quang treo nhỏ đặt âu cơm vào giữa, lót kín rơm, treo vào xe, đạp ra chợ đưa cơm cho mẹ và đón bà về.
Bà cũng chỉ chơi với các cháu được một lúc rồi tất bật ngâm gạo, ngâm đỗ, rửa lá. Bốn đứa sán lại bên bà. Xếp gạo, đỗ thành hàng lũ lượt bên giếng nước xong, bà lại vớ lấy tấm bạt mang ra vườn, trải xuống đất và hái táo rào rào. Đối với bọn trẻ, vườn táo là cả một thiên đường. Những cành táo la bổng quả sai lúc lỉu kéo sát mặt đất, tạo thành những vòm khum khum, đan lấy nhau, chỉ có thể người trong nhìn ra chứ người ngoài nhìn vào thì chịu, chơi trốn tìm rất thích. Thỉnh thoảng vớ được quả táo gẫy cành, teo lại, ăn vừa dai vừa chua chua, ngọt ngọt, ngon như mứt. Hái đầy một đống táo, bà đóng thành các bao tải, còn đâu dồn vào quang, gánh đi trước, anh cả vẹo sườn đạp xe chở theo sau. Ngày Tết ở quê, táo là thứ quà dễ bán nhưng rẻ mạt, lại quanh quẩn toàn người làng, nhiều khi vừa bán vừa cho, tiền thu về chẳng được bao nhiêu. Tối mịt mẹ mới về, mặt sạm đi vì lạnh, ngồi đếm lại tiền rồi khẽ bảo anh cả: “Sáng mai gom dép của các em lại, mẹ mang ra chợ hàn. Chịu khó đi hết năm nữa vậy. Năm sau...”.
Sáng 29, khi hàng xóm đã xào nấu tưng bừng, bà mới ngả lá, đỗ, gạo, thịt ra sân gói bánh. Những màu sắc tươi vui ngổn ngang trên nền sân gạch đỏ au hấp dẫn vô cùng. Bốn anh em ùa ra với bà, cái rét bỏ lại ngoài chiếu. Chị hai vừa trông em út vừa chỉ cho chị ba cách bẻ lá, tước lạt, hai tay thoăn thoắt rất thạo việc trong khi bà và anh cả gói từng chiếc bánh vuông chằn chặn như đóng khuôn. Lũ trẻ háo hức nhất vẫn là màn gói bánh chưng con, nhiều thịt, nhiều đỗ hơn hẳn các bánh khác, mà chỉ có một tí gạo thôi. Từng chùm, từng chùm được đánh dấu riêng cho mỗi đứa, xếp lên trên cùng của chiếc nồi đồng vừa được anh cả bắc lên ở góc vườn. Củi gộc táo cháy đượm và chắc, than bắn li ti như pháo hoa, chị hai và con bé út chụm đầu vào lì lụt nướng khoai.
Chiều mẹ mới về, táo đã biến thành những xâu thịt tái mét treo lủng lẳng trước ghi đông xe và một cành đào se sắt nụ gài sau gác ba ga. Mùi thức ăn làm chị ba và con bé út hết chạy sang hàng xóm chơi lại lút cút chạy về, nhòm vào bếp xem đã nấu xong chưa? Nhìn những ánh mắt thèm thuồng tội nghiệp và những cái bụng gầy hí hóp thở chờ đợi, mẹ ứa nước mắt, nghĩ ra một cách, bảo chị hai ra ruộng nhổ ít hành về nấu thịt. Chị ba quả quyết gật đầu là nhớ ruộng hành nhà mình ngoài đồng rồi dắt em chạy đi, bốn cái chân bé xíu líu ríu vào nhau. Đồng chiều giăng giăng sương mờ, lác đác tiếng pháo nổ và những đám khói nhỏ lờn vờn trong không khí. Mùi hương thoang thoảng, gió xuân mơn man trên hai má tơ mềm và mái tóc râu ngô bay lất phất khiến con bé thấy chị em mình như những thiên thần đang bay lâng lâng trong mùa xuân. Khi hai chị em mang được nắm hành về, hương cũng vừa tắt, bữa cỗ tất niên chờ đợi suốt một năm được bưng xuống. Giấc ngủ trẻ thơ đêm ấy đầy đủ, no tròn nhất trong cả năm thiếu thốn.
Giờ thì Tết đến nhà chẳng còn gói bánh chưng, mấy chị em chỉ việc lượn chợ sắm sanh thật nhiều hoa quả bánh trái và quần áo, giày dép đẹp, nhưng chẳng ai quên được những cái Tết chị được áo thì em được quần mới và những đôi dép hàn chồng hàn chéo sứt sẹo những Tết xưa thơ bé, nghèo nàn.
Anh cả lon ton đi trước, với trách nhiệm của người đàn ông duy nhất trong gia đình khi bố đi vắng. Đôi chân của cậu bé lớp 4 suy dinh dưỡng quá ngắn so với chiếc xe đạp nam Thống Nhất, anh phải luồn xuống dưới khung, nửa ngồi nửa bò, đạp nửa vòng một trên đường mưa lem bem, bùn nhão bét, đe dọa những cú ngã lấm bẩn chiếc áo khoác duy nhất đã đột vá nhiều miếng, nhưng quan trọng hơn là cái túi anh treo tòn ten trước ghi đông, trong đó có mấy chai rượu cam, chanh, thứ sang nhất trên bàn thờ ngày Tết. Chị hai ngồi vắt vẻo đằng sau, trên túi quần áo của cả nhà, hai tay nhoe nhoét mực tím bám chặt yên xe, đôi mắt tròn xoe và nụ cười nghênh nghênh hàm răng sún. Mẹ thận trọng bấm chân xuống bàn đạp, trước tay lái là toàn bộ số hàng Tết cơ quan phân chia, và cả những bộ quần áo chắt chiu dành dụm mua cho các con vẫn còn bí mật bọc kín trong mấy lần giấy xi măng. Ngồi giữa mẹ và chị ba là con bé út ngật ngưỡng trên ghế dựa, mũi thò lò bị gió thổi khô, đóng vẩy lại như mũi mèo, mặt nẻ kẻ ngang dọc, chiếc mũ len tai thỏ gật gù theo nhịp đường ổ gà. Hai tay nó vẽ vòng vòng trên lưng áo mưa ngấm những vệt nước ngoằn ngoèo của mẹ.
Gần trưa thì về đến quê. Mẹ đặt em út xuống giường rồi chất lên xe một bao tải táo, quay ra chợ. Chị hai tự động trèo lên giường dỗ em trong khi anh cả tháo đồ, đặt trịnh trọng lên bàn thờ rồi đi nấu cơm, xào khoai tây bưng lên, cẩn thận múc ra hai âu, bọc lá chuối, ủ vào chăn cho nóng. Xới cho chị hai một bát, anh cả ngồi bón cho em út ăn từng miếng nhỏ với trứng luộc dầm mắm. Nhìn sang thấy chị hai, chị ba chăm chỉ nuốt cơm với khoai tây xào, anh xẻ cho một miếng nhỏ lòng trắng, hai chị tươi hẳn lên. Ăn xong, em út đã ngủ, chị hai, chị ba đi rửa bát, anh cả lấy cái quang treo nhỏ đặt âu cơm vào giữa, lót kín rơm, treo vào xe, đạp ra chợ đưa cơm cho mẹ và đón bà về.
Bà cũng chỉ chơi với các cháu được một lúc rồi tất bật ngâm gạo, ngâm đỗ, rửa lá. Bốn đứa sán lại bên bà. Xếp gạo, đỗ thành hàng lũ lượt bên giếng nước xong, bà lại vớ lấy tấm bạt mang ra vườn, trải xuống đất và hái táo rào rào. Đối với bọn trẻ, vườn táo là cả một thiên đường. Những cành táo la bổng quả sai lúc lỉu kéo sát mặt đất, tạo thành những vòm khum khum, đan lấy nhau, chỉ có thể người trong nhìn ra chứ người ngoài nhìn vào thì chịu, chơi trốn tìm rất thích. Thỉnh thoảng vớ được quả táo gẫy cành, teo lại, ăn vừa dai vừa chua chua, ngọt ngọt, ngon như mứt. Hái đầy một đống táo, bà đóng thành các bao tải, còn đâu dồn vào quang, gánh đi trước, anh cả vẹo sườn đạp xe chở theo sau. Ngày Tết ở quê, táo là thứ quà dễ bán nhưng rẻ mạt, lại quanh quẩn toàn người làng, nhiều khi vừa bán vừa cho, tiền thu về chẳng được bao nhiêu. Tối mịt mẹ mới về, mặt sạm đi vì lạnh, ngồi đếm lại tiền rồi khẽ bảo anh cả: “Sáng mai gom dép của các em lại, mẹ mang ra chợ hàn. Chịu khó đi hết năm nữa vậy. Năm sau...”.
Sáng 29, khi hàng xóm đã xào nấu tưng bừng, bà mới ngả lá, đỗ, gạo, thịt ra sân gói bánh. Những màu sắc tươi vui ngổn ngang trên nền sân gạch đỏ au hấp dẫn vô cùng. Bốn anh em ùa ra với bà, cái rét bỏ lại ngoài chiếu. Chị hai vừa trông em út vừa chỉ cho chị ba cách bẻ lá, tước lạt, hai tay thoăn thoắt rất thạo việc trong khi bà và anh cả gói từng chiếc bánh vuông chằn chặn như đóng khuôn. Lũ trẻ háo hức nhất vẫn là màn gói bánh chưng con, nhiều thịt, nhiều đỗ hơn hẳn các bánh khác, mà chỉ có một tí gạo thôi. Từng chùm, từng chùm được đánh dấu riêng cho mỗi đứa, xếp lên trên cùng của chiếc nồi đồng vừa được anh cả bắc lên ở góc vườn. Củi gộc táo cháy đượm và chắc, than bắn li ti như pháo hoa, chị hai và con bé út chụm đầu vào lì lụt nướng khoai.
Chiều mẹ mới về, táo đã biến thành những xâu thịt tái mét treo lủng lẳng trước ghi đông xe và một cành đào se sắt nụ gài sau gác ba ga. Mùi thức ăn làm chị ba và con bé út hết chạy sang hàng xóm chơi lại lút cút chạy về, nhòm vào bếp xem đã nấu xong chưa? Nhìn những ánh mắt thèm thuồng tội nghiệp và những cái bụng gầy hí hóp thở chờ đợi, mẹ ứa nước mắt, nghĩ ra một cách, bảo chị hai ra ruộng nhổ ít hành về nấu thịt. Chị ba quả quyết gật đầu là nhớ ruộng hành nhà mình ngoài đồng rồi dắt em chạy đi, bốn cái chân bé xíu líu ríu vào nhau. Đồng chiều giăng giăng sương mờ, lác đác tiếng pháo nổ và những đám khói nhỏ lờn vờn trong không khí. Mùi hương thoang thoảng, gió xuân mơn man trên hai má tơ mềm và mái tóc râu ngô bay lất phất khiến con bé thấy chị em mình như những thiên thần đang bay lâng lâng trong mùa xuân. Khi hai chị em mang được nắm hành về, hương cũng vừa tắt, bữa cỗ tất niên chờ đợi suốt một năm được bưng xuống. Giấc ngủ trẻ thơ đêm ấy đầy đủ, no tròn nhất trong cả năm thiếu thốn.
Giờ thì Tết đến nhà chẳng còn gói bánh chưng, mấy chị em chỉ việc lượn chợ sắm sanh thật nhiều hoa quả bánh trái và quần áo, giày dép đẹp, nhưng chẳng ai quên được những cái Tết chị được áo thì em được quần mới và những đôi dép hàn chồng hàn chéo sứt sẹo những Tết xưa thơ bé, nghèo nàn.
Danh sách chương