Mùa hè năm thứ 2 với gia đình Lưu Ngạn là một mùa hè đáng nhớ.[các bạn chú ý chút nhé, cái số "thứ hai" này là tính từ lúc a Đoan ra đi mà chưa trở lại cũng có thể hiểu là: "hai năm sau"]. Trong kỳ thi chuyển cấp, Lưu Tư Bách vì thành tích xuất sắc đã trúng tuyển vào trường trung học Viễn Nam, trở thành một cậu học sinh trung học. Mà Lưu Ngạn cũng đã đủ tiền để mở tiệm, anh thuê một gian hàng ở gần chợ trên trấn Bình Giang, chuyển quầy hàng trên xe ba gác kia vào quán ăn.

Đối với chuyện Lưu Tư Bách vào trung học, Lưu Ngạn vừa mừng vừa lo.

Trường trung học Viễn Nam là trường trung học tốt nhất huyện. Người trong huyện vẫn nói, vào được Viễn Nam coi như là bước một chân vào đại học, huống chi Lưu Tư Bách còn học ở lớp chọn, việc đỗ đại học có thể nói là nằm trong tầm tay.

Nhưng mà trường học tốt, nên việc giáo dục cũng rất nghiêm khắc. Trường học quy định là sơ trung hay trung học chỉ được nghỉ ba ngày cuối tháng, còn lại tất cả các ngày chủ nhật khác cho dù không đi học vẫn phải ở trong trường. Nếu như không có thầy giáo và phụ huynh cho phép thì không được ra vào trường, tất cả học sinh phải ở lại ký túc xá của trường. Đây là những quy định cứng nhắc, giống như là sông Ngân ngăn cách Chức Nữ và Ngưu Lang, làm cho Lưu Ngạn chỉ được gặp con trai một tháng một lần.

May mắn trường học còn có một quy định tương đối dễ chịu, đó là cho phép phụ huynh có thể đến thăm con vào chủ nhật, đồng thời có thể mang một số đồ cần thiết cho con mình. Vì thế, cứ chủ nhật là Lưu Ngạn lại đi xe lên thị trấn. Hồi đầu thì anh rất chịu khó, tuần nào cũng đi, về sau Lưu Tư Bách bảo anh không cần phải tuần nào cũng đến như vậy. Lưu Ngạn nghe lời con trai, hơn nữa sợ mình cứ đến nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến việc học của con, cho nên anh cũng không đến nữa. Thi thoảng nhớ con, anh cũng chỉ biết ngồi trong quán thở dài. Đứa con dính lấy mình hơn mười năm, lần này đột nhiên rời khỏi, đương nhiên anh sẽ cảm thấy khó chịu.

Gian nhà anh thuê được chia làm hai gian, cách nhau bởi một vách ngăn. Phía trước là quán ăn, phía sau anh kê hai cái giường, là nơi bắt đầu cuộc sống hàng ngày. Từ ngày mở quán, anh cũng ít về thôn hơn.

Việc buôn bán coi như không tồi, so với lúc trước chạy xe đi bán rong thì khá hơn không ít. Đồ ăn trong quán cũng khá nhiều, không chỉ giới hạn vằn thắn hay mì thịt bò, mà các loại mì hay bánh khác anh cũng bán, cho nên đặt tên quán là “Quán ăn vặt Lưu Ký.”

Cái biển tên này bị Trần Bàng bĩu môi chê bai khá lâu.

Năm nay con trai Trần Bàng cũng lên sơ trung, cậu nhóc đó thành tích không tốt lắm, nhưng có hộ khẩu trên trấn, Trần Bàng lại tìm người quen nhờ giúp đỡ, mất hơn một ngàn mới miễn cưỡng cho con vào trường Viễn Nam được, so với Lưu Tư Bách thì một đứa ở đầu một đứa ở cuối.

Vì hai đứa con học cùng trường nên hai nhà lại thêm thân nhau hơn. Khi Lưu Ngạn đưa đồ ăn cho Lưu Tư Bách cũng sẽ vòng qua nhà Trần Bàng một chút. Đôi khi Trần Bàng rảnh rỗi cũng phi xe đến quán của Lưu Ngạn ngồi chơi, uống bia với lạc, Lưu Ngạn vừa tiếp khách vừa nghe cậu ta huyên thuyên chuyện trên trời biển.

Lưu Ngạn tiễn khách về, liền đến ngồi đối điện cậu ta, Trần Bàng đã mở đến chai bia thứ ba.

Bia rượu và thuốc là những thứ Lưu Ngạn vẫn chưa quen được, vì vậy không ít lần Trần Bàng giễu cợt anh, không hút thuốc không uống rượu, không đánh bạc, cuộc đời còn gì thú vị chứ.

“Ông uống ít thôi, cẩn thận không về lại bị Hứa Hiểu Quyên trách đấy.” – Lưu Ngạn biết rõ là đối phó với Trần Bàng chỉ có vợ cậu ta mà thôi.

Quả nhiên, bàn tay Trần Bàng mở bia khựng lại, ngượng ngùng nói: “Đây là chai cuối cùng, hết thì thôi.”

Hiện tại đã là chạng vạng, không còn khách, Lưu Ngạn cũng không có việc gì nên ngồi tâm sự: “Cửa hàng của chú ông kinh doanh thế nào?”

“Cũng không tệ, ông ấy tính sang năm sẽ mở thêm một cái nữa, giao cho tôi quản lý.”

“Tôi có nên chúc mừng ông sớm không đây?” 

Trần Bàng hừ một tiếng: “Thôi đi, dù gì thì đấy cũng là cửa hàng của chú tôi, tuy rằng là người một nhà, nhưng vẫn là người làm công mà thôi, còn kém cả ông đấy.”

Lưu Ngạn cười cười, tuy rằng anh tự mở quán, nhưng cũng đã tính toán qua, hàng năm tiền thuế má, thuê nhà rồi nguyên liệu linh tinh cũng khá nhiều, tính ra cũng chưa chắc đã nhiều hơn lúc trước. Nhưng mà nếu nói ra thì chưa chắc người khác đã tin, nên anh cũng không nói.

Trần Bàng đột nhiên cảm thán: “Cuộc đời không thể đoán trước được. Hồi chúng ta học năm nhất đấy, có một anh bạn bỏ học đi làm công, ông còn nhớ không? Hồi đó anh ta vênh váo cỡ nào chứ, không hợp ý là lôi kéo đánh người. Hồi chúng ta thi cao đẳng tôi cũng có gặp một lần, anh ta mặc áo sơ mi, đóng thùng đàng hoàng, nhìn uy phong lắm đấy chứ. Ông đoán thử xem bây giờ anh ta thế nào? Mấy hôm trước tôi có gặp anh ta, nếu không nhờ cái vết bớt trên thái dương thì tôi cũng không thể nhận ra được. Hiện tại anh ta thê thảm lắm, không biết làm gì bên ngoài mà bị đánh què chân, chỉ có thể về làm ruộng. Đến bây giờ cũng vấn một thân một mình, ngay cả bản thân mình cũng không biết có nuôi nổi không nữa. Tuy rằng cũng có lúc tôi thấy không bằng bạn bằng bè, nhưng cũng phải xem là so với ai. So với anh ta, tôi thấy cuộc sống của tôi quá tuyệt vời. Nhưng mà nghĩ đến những người như Lăng Vân Đoan, sinh ra là để đả kích người khác, tôi thấy mình cũng chả bằng cứt chó. Tốt nghiệp hơn mười năm, bạn bè một lớp giờ cũng có năm bảy loại. Có tiền thì Mỹ hay châu Âu cũng như nhà mình, thích là đi, không có tiền, bước chân ra khỏi nhà cũng khó. Cuộc sống cũng thật trớ trêu.”

Lưu Ngạn yên lặng nghe, chờ cậu ta nói xong, mới cười nói: “Vậy thì ông cũng đừng so đo nữa, cuộc sống là của mình, so đo với người khác thì được lợi gì.”

Trần Bàng lại lắc đầu, uống một hớp bia: “Ông nghĩ thoáng được nhưng tôi thì không. Hai ngày trước trên huyện mở cái đại hội chó má gì đấy, long trọng lắm, các nhân hay xí nghiệp nào có đóng góp lớn được tặng cờ thưởng. Tặng cờ làm quái gì chứ? Cũng chỉ là cho nhau mặt mũi thôi! Ông không thấy cái lão rùa già kia cầm cờ với vẻ mặt khinh khỉnh thế nào đâu. Lão vênh với ai, đắc ý với ai chứ? Nhà xưởng phát triển như thế cũng đâu phải công lao của lão? Lão cũng chỉ là một thằng trưởng phân xưởng mà thôi, người có công phải là những kỹ sư từ trên tổng công ty xuống kia. Vậy mà đường làm quan của lão vẫn cứ mở rộng mãi, tôi nhìn mà uất không chịu được!”

Lưu Ngạn muốn cười, nhưng nhìn biểu tình oán giận mãnh liệt của cậu ta nên không dám cười to ra. Trần Bàng và lão trưởng xưởng có xích mích từ trước. Cũng không biết là cậu ta nghe được tin ở đâu ra, nói rằng việc hai người bị sa thải là do lão nhúng tay vào, vì với năng lực làm việc cẩn trọng của hai người, sao có chuyện dễ dàng bị sa thải vậ được. Không biết chuyện này có đúng hay không, Lưu Ngạn cũng đã chả thèm nghĩ đến, nhưng Trần Bàng lại không thể quên được, không có việc gì cũng phải chửi rủa lão rùa già vài câu.

“Ai, lần họp lớp gần đây nhất cũng là hai năm rồi nhỉ? Tôi vẫn đang giậm chân tại chỗ, ông thì khá rồi, chí ít cũng tự mình mở quán được. Ông đừng bảo tôi là so đo, nó lù lù ra đấy ai mà không biết chứ. Cậu xem Lăng Vân Đoan đấy, hai năm nay không thấy về, phân xưởng bên này cũng không thèm để mắt đến, đối với anh ta cái phân xưởng này có lẽ chả là gì, nhưng chúng ta có phấn đấu cả đời cũng không thể được! Ông nói xem, có đúng là người ăn không hết kẻ lần không ra không?”

Lần nào nói chuyện cậu ta cũng nhắc tới Lăng Vân Đoan, Lưu Ngạn có muốn không nghe cũng không được.

Đã sắp đến tháng chạp, hồi Lăng Vân Đoan đi là tháng giêng, tính sơ cũng được gần hai năm rồi.

Lưu Ngạn nhớ kỹ khi đó y nói không biết khi nào thì về, không biết có lại thêm một lần mười lăm năm nữa không? Có đôi lúc Lưu Ngạn vẫn cho rằng, những ngày anh đi bán hàng tiện thể mang đồ ăn sáng cho y chỉ là một giấc mơ, có nghĩ thế nào cũng không thấy chân thực. Có đôi lúc anh tưởng tượng, nếu như mười lăm năm sau Lăng Vân Đoan mới trở lại, đến lúc đó liệu y có còn nhớ anh là ai không? Khi đó anh cũng già, trí nhớ không còn tốt nữa, liệu có thể nhận ra y không? Hai lão già bước qua nhau, một người có tiền, một người không, chả ai nhớ ai cả.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện