Vừa bước qua ngưỡng cửa, Thục đã hạch sách tôi ngay, theo cái kiểu cha mẹ vẫn rầy con cái chơi với bạn xấu:
- Sao anh lại chơi với con Rùa? Đang bực mình, tôi hừ mũi hỏi lại:
- Sao tao lại không thể chơi với con Rùa?
- Vì tụi em không đứa nào chơi với nó.
Lý do của thằng Thục nghe rất chướng tai. Nhưng tôi không cãi, chỉ nói:
- Tao thấy bé Loan rất mến con Rùa.
- Chỉ mấy đứa con gái ngốc nghếch mới đánh bạn với nó thôi.
- Chị Rùa không thèm chơi với tụi anh thì có!
Tiếng bé Loan thình lình cất lên đằng sau lưng tôi, và tôi phải thú nhận là tôi hết sức khoái trá khi thấy gương mặt thằng Thục đột ngột méo đi.
- Mày… mày…
Thục ấp a ấp úng, trông nó như người vừa nuốt phải lưỡi.
Bé Loan bước lại chỗ Thục, thò tay véo thằng này một cái:
- Nói xấu chị Rùa nè!
Thằng Thục có vẻ rất ngán bé Loan, dù nó lớn hơn con bé đến bốn tuổi. Con bé này véo nó chắc là đau lắm nhưng Thục chỉ biết ôm cánh tay xuýt xoa.
Bữa đó, tôi chở thằng Thục về tới đầu cầu treo. Khi leo xuống khỏi yên và giao xe lại cho nó, tôi cười nói:
- Tao biết mày thù con Rùa chuyện nó giành nắp keng với mày nè.
Thằng Thục cầm lấy ghi- đông, mặt đột nhiên nghiêm trọng:
- Tụi em không chơi với nó vì nó là một đứa… một đứa…
- Một đứa gì?
- Một đứa…. – Thục nhíu mày, nó lục lọi vốn từ trông vất vả như đang tìm một đồng xu đánh rơi trong bể cá – Nói chung nó là một đứa… một đứa không bình thường.
- Tao vẫn chưa hiểu một đứa không bình thường là một đứa như thế nào! – Tôi liếm môi, vẫn nhìn chằm chằm vào mặt Thục.
- Là nó không giống như tụi em. Nó không giống bất cứ ai ở trong làng.
Tôi nhún vai:
- Ai bảo mày vậy?
- Ông Hai Sắn bảo. Ổng bảo ông thường bắt gặp nó trò chuyện hàng giờ với các con vật.
Tôi vỗ vai Thục:
- Tao đã tận mắt thấy con Rùa nói chuyện với con ngỗng nhà nó.
- Đó! Anh thấy chưa? – Thục reo lên, giọng đắc thắng như thể điều tra viên vừa tóm được chứng cứ của tội phạm – Em đâu có bịa chuyện.
- Nhưng tao thấy chẳng có gì là không bình thường cả. Hôm nào mày thử nói chuyện với con ngỗng xem, biết đâu nó hiểu được tiếng mày. – Tôi đáp, giọng bỡn cợt. Bằng thái độ đó tôi muốn thằng Thục biết là tôi không đứng về phía nó.
Tôi cố ý bông đùa, nào ngờ Thục gật đầu:
- Em thử rồi.
- Mày thử rồi? – Tôi dựng mắt lên – Mày đã nói chuyện với con ngỗng nhà Rùa rồi hả?
- Dạ.
Thằng Thục làm tôi tò mò quá thể:
- Kết quả sao?
- Kết quả là nó rượt em và mổ vào mông em một phát bầm tím đến mấy ngày.
- Ha ha ha…
Tôi không muốn chế giễu thằng Thục nhưng tiếng cười vẫn cứ phát ra.
- Anh đừng cười nhạo em. – Thục sa sầm mặt – Em nói thật đó. Anh không nên chơi với con Rùa.
- Tao cứ chơi.
- Ông Hai Sắn còn bảo cứ vài ngày con Rùa lại vào rừng để làm chuyện mờ ám gì đó. Ông Bốn Lai cũng bảo thế.
- Chuyện mờ ám là chuyện gì?
Thục đột nhiên thấp giọng như sợ ai nghe lỏm:
- Có thể nó liên lạc với giặc cướp.
- Trong rừng có giặc cướp á?
Thục nhăn nhó, có vẻ không hài lòng về câu hỏi của tôi:
- Anh quên ba con Rùa chết là do rượt theo bọn cướp rồi sao. Sào huyệt của bọn chúng ở trong rừng chứ đâu.
- Ông Hai Sắn và ông Bốn Lai bảo thế à?
- Dạ.
- Mày tin mấy ông đó sao? – Tôi nheo một bên mắt, giọng đã bắt đâu bực bội.
- Tin chứ. – Thục gật đầu, phớt lờ vẻ mặt khó coi của tôi. – Họ đều là thợ săn, chuyện gì trong rừng mà họ chẳng biết. Ông Bốn Lai còn đề nghị thầy Điền cấm con Rùa ra khỏi nhà nữa kìa.
- Tao thì tao chẳng tin.
Tôi đá chân vào bánh xe sau:
- Trời tối rồi. Thôi, mày về đi kẻo mẹ mong.
Đợi thằng Thục chạy xe lên cầu treo, tôi quay mình lần về lối cũ.
Dĩ nhiên tôi không tin câu chuyện của mấy ông thợ săn, mặc dù tôi không hiểu tại sao họ lại bịa chuyện để nói xấu con Rùa.
Trời tối dần trên vai, và tôi vừa đi vừa sung sướng căng ngực hít thở mùi vị của buổi chiều. Như một loại trái cây, khi chín dần thành đêm, buổi chiều cũng tỏa ra hương thơm đặc biệt của nó, trong đó có mùi gió, mùi cỏ, mùi lá cây và phảng phất cả thứ hương mọc kín đáo đâu đây khiến cánh mũi tôi không ngớt phập phồng.
Tôi lại nghĩ đến con Rùa khi đá chân vào bụi mắc cỡ bên đường để thấy những chiếc lá khép lại như rèm mi dài của nó.
- Sao anh lại chơi với con Rùa? Đang bực mình, tôi hừ mũi hỏi lại:
- Sao tao lại không thể chơi với con Rùa?
- Vì tụi em không đứa nào chơi với nó.
Lý do của thằng Thục nghe rất chướng tai. Nhưng tôi không cãi, chỉ nói:
- Tao thấy bé Loan rất mến con Rùa.
- Chỉ mấy đứa con gái ngốc nghếch mới đánh bạn với nó thôi.
- Chị Rùa không thèm chơi với tụi anh thì có!
Tiếng bé Loan thình lình cất lên đằng sau lưng tôi, và tôi phải thú nhận là tôi hết sức khoái trá khi thấy gương mặt thằng Thục đột ngột méo đi.
- Mày… mày…
Thục ấp a ấp úng, trông nó như người vừa nuốt phải lưỡi.
Bé Loan bước lại chỗ Thục, thò tay véo thằng này một cái:
- Nói xấu chị Rùa nè!
Thằng Thục có vẻ rất ngán bé Loan, dù nó lớn hơn con bé đến bốn tuổi. Con bé này véo nó chắc là đau lắm nhưng Thục chỉ biết ôm cánh tay xuýt xoa.
Bữa đó, tôi chở thằng Thục về tới đầu cầu treo. Khi leo xuống khỏi yên và giao xe lại cho nó, tôi cười nói:
- Tao biết mày thù con Rùa chuyện nó giành nắp keng với mày nè.
Thằng Thục cầm lấy ghi- đông, mặt đột nhiên nghiêm trọng:
- Tụi em không chơi với nó vì nó là một đứa… một đứa…
- Một đứa gì?
- Một đứa…. – Thục nhíu mày, nó lục lọi vốn từ trông vất vả như đang tìm một đồng xu đánh rơi trong bể cá – Nói chung nó là một đứa… một đứa không bình thường.
- Tao vẫn chưa hiểu một đứa không bình thường là một đứa như thế nào! – Tôi liếm môi, vẫn nhìn chằm chằm vào mặt Thục.
- Là nó không giống như tụi em. Nó không giống bất cứ ai ở trong làng.
Tôi nhún vai:
- Ai bảo mày vậy?
- Ông Hai Sắn bảo. Ổng bảo ông thường bắt gặp nó trò chuyện hàng giờ với các con vật.
Tôi vỗ vai Thục:
- Tao đã tận mắt thấy con Rùa nói chuyện với con ngỗng nhà nó.
- Đó! Anh thấy chưa? – Thục reo lên, giọng đắc thắng như thể điều tra viên vừa tóm được chứng cứ của tội phạm – Em đâu có bịa chuyện.
- Nhưng tao thấy chẳng có gì là không bình thường cả. Hôm nào mày thử nói chuyện với con ngỗng xem, biết đâu nó hiểu được tiếng mày. – Tôi đáp, giọng bỡn cợt. Bằng thái độ đó tôi muốn thằng Thục biết là tôi không đứng về phía nó.
Tôi cố ý bông đùa, nào ngờ Thục gật đầu:
- Em thử rồi.
- Mày thử rồi? – Tôi dựng mắt lên – Mày đã nói chuyện với con ngỗng nhà Rùa rồi hả?
- Dạ.
Thằng Thục làm tôi tò mò quá thể:
- Kết quả sao?
- Kết quả là nó rượt em và mổ vào mông em một phát bầm tím đến mấy ngày.
- Ha ha ha…
Tôi không muốn chế giễu thằng Thục nhưng tiếng cười vẫn cứ phát ra.
- Anh đừng cười nhạo em. – Thục sa sầm mặt – Em nói thật đó. Anh không nên chơi với con Rùa.
- Tao cứ chơi.
- Ông Hai Sắn còn bảo cứ vài ngày con Rùa lại vào rừng để làm chuyện mờ ám gì đó. Ông Bốn Lai cũng bảo thế.
- Chuyện mờ ám là chuyện gì?
Thục đột nhiên thấp giọng như sợ ai nghe lỏm:
- Có thể nó liên lạc với giặc cướp.
- Trong rừng có giặc cướp á?
Thục nhăn nhó, có vẻ không hài lòng về câu hỏi của tôi:
- Anh quên ba con Rùa chết là do rượt theo bọn cướp rồi sao. Sào huyệt của bọn chúng ở trong rừng chứ đâu.
- Ông Hai Sắn và ông Bốn Lai bảo thế à?
- Dạ.
- Mày tin mấy ông đó sao? – Tôi nheo một bên mắt, giọng đã bắt đâu bực bội.
- Tin chứ. – Thục gật đầu, phớt lờ vẻ mặt khó coi của tôi. – Họ đều là thợ săn, chuyện gì trong rừng mà họ chẳng biết. Ông Bốn Lai còn đề nghị thầy Điền cấm con Rùa ra khỏi nhà nữa kìa.
- Tao thì tao chẳng tin.
Tôi đá chân vào bánh xe sau:
- Trời tối rồi. Thôi, mày về đi kẻo mẹ mong.
Đợi thằng Thục chạy xe lên cầu treo, tôi quay mình lần về lối cũ.
Dĩ nhiên tôi không tin câu chuyện của mấy ông thợ săn, mặc dù tôi không hiểu tại sao họ lại bịa chuyện để nói xấu con Rùa.
Trời tối dần trên vai, và tôi vừa đi vừa sung sướng căng ngực hít thở mùi vị của buổi chiều. Như một loại trái cây, khi chín dần thành đêm, buổi chiều cũng tỏa ra hương thơm đặc biệt của nó, trong đó có mùi gió, mùi cỏ, mùi lá cây và phảng phất cả thứ hương mọc kín đáo đâu đây khiến cánh mũi tôi không ngớt phập phồng.
Tôi lại nghĩ đến con Rùa khi đá chân vào bụi mắc cỡ bên đường để thấy những chiếc lá khép lại như rèm mi dài của nó.
Danh sách chương