Khi quân Minh rút lui thì họ chết càng mau, giơ lưng ra để quân Nam việt nã súng, nhưng sau khi đổi bằn tính mệnh trân bảy ngàn người nữa thì họ đã lên được bờ bên kia, quân Nam Việt không hề lao xuống suối truy kích, vì khi đó chắc chắn họ sẽ gặp hồi mã thương của hơn một vạn quân trường thương binh trên bờ. Với khoảng cách 500m kỵ binh xung kích thì không đến một thời thần họ sẽ tới nơi, lúc đó quân Nam Việt đang loay hoay dưới suối sẽ trở thành Dê béo trong mắt các kỵ binh phương Bắc này. 

Lúc này trợt nhớ ra Nguyễn Cảnh Dị vội vàng bắn một hiệu lệnh pháo hoa khác, nhưng đã chậm, Năm khẩu pháo 150mm đẽ được buộc dây thả trôi xuống sau đồi các binh sĩ đã đợi sẵn ở đây để vận chuyển pháo lên thuyền tai Sông Vọng Lâu cạnh đó đào thoát. Họ không nghĩ đến dã chiến lại có thể đánh cho quân minh đông gấp mười lần tan tác như vậy. Nếu biết trước họ đã tiếp tục nã phão mở rộng thành quả, không nếu biết trước họ đã điều 100 khẩu pháo lạ đây hủy diệt luôn đạo quân này. 

Vì đêm tối nên việc thu thập chiến lợi phẩm là không thể, cho nên có thể sáng hôm sau Minh quân sẽ trục vớt được một phần súng ống và gây dựng lại đội hỏa thương, nói chung thắng lớn một trận nhưng thế cục vẫn cứ nhập nhèm, tổn thất pháo binh của MInh quân thì Nguyễn Cảnh Chân không rõ nên Nam Việt quyết định lui quân cố thủ trường thành. 

Liễu Tông thì sau phen hoảng hồn hôm qua đánh chết hắn cũng không dám xuất quân, cử ra thám báo dày đặc, Liễu Tông phái người thông báo tình hình cho Dương Lăng chờ chỉ thị tiếp theo. Thế cục Vọng Lâu biến thành dằng co kéo dài. 

Tin thắng trận tại Vọng Lâu truyền về làm cho Hãn Vương gia mặt rồng rạng rỡ, quả thật súng công xoay rất thích hợp kỵ binh, hắn không hề sai khi đi theo hướng ấy. Nhưng nếu thủ thành thì cần một vũ khí uy lực hơn. Với tổn thất 12 người ngã ngựa bị thương tiêu diệt gần hai vạn địch nhân Nguyễn Cảnh Dị thành ngôi sao sáng chói trong giới quân sự Nam Việt quốc, nagy lập tức được thăng tử tước Nam Việt Phiêu Kỵ tướng quân. Toàn quân Vọng lâu được trọng thưởng, ủy lạo quân do lão tướng Trần Phúc chủ trì sau hai ngày sẽ tới nơi theo đường thủy, Toàn biên quân Vọng lâu tưng bừng vui sướng, các tướng lĩnh sau khi nghe tin thắng trận tại Đông Triều thì cũng biết được chiến tranh đã sớm kết thúc rồi, quân địch chắc chắn sẽ rút lui, họ đang chờ để cho chúng một chiêu thống kích. 

Ngày 17 tháng năm âm lịch năm 1402 cũng là ngày biến động của Minh triều rộng lớn, Yên vương tạo phản rồi. Với 30 vạn cấm quân thủ Kim Đô thì đáng ra an toang của Kiến văn Hoàng đế rất cao, vì Thát Đát mốn vượt qua trăm vạn đại quân biên tái của Minh triều đã khó rồi, đến Kim đô khả hội còn hơi sức mà đấu với cấm quân tinh nhuệ của Kiến văn. Thế nhưng đó là phòng ngoại hoạn Kiến văn Hoàng Đế không ngờ nổi nguy cơ lấy đi mạng già của hắn lại là nội loạn. Hoàng đệ, Yên Vương Chu Đệ của hắn tập trung 30 vạn đại quân tiến vào bao vây Kim Đô trong chỉ mất 3 ngày. Bắc bình ngay kế Kim Đô không hiểu sao Kiến Văn lại để cho một con hổ ngủ bên gối của mình. Sau khi đón ra ngoài được các con trai của mình là Chu Cao Sí, Chu Cao Hú, Chu Cao Toại, Yên Vương Không kiêng dè gì mà tấn công Kin Đô ( Nam Kinh). 

Cấm vệ quân thì đã có 10 vạn điều đi chinh phạt đại Ngu, năm vạn đưa cho Dương Lăng huấn luyện hỏa thương kỵ kiểu mới tấn công Hải nam đảo, giờ đây Kim đô chỉ còn mười lăm vạn cấm vệ quân. Thế nhưng chỗ chết người làm anh em nhà họ Chu này thằng nào cũng có dã tâm bừng bừng, mười lăm vạn cấm vệ quân này có một phần bị Yên Vương mua chuộc, lại có một phần nhỏ do Ninh Vương mua chuộc còn lại một phần ít là do các Vương gia khác cài cắm một hai người thăm dò thông tin hướng gió. Ngày thứ năm tức là 22 tháng năm âm lịch năm 1402, vì có nội ứng lại thêm pháo mạnh tầm xa 2km, súng trường tầm xa 250m Yên Vương đã công phá thành ngoài. Kiến Văn hạ lệnh cố thủ tử cấm thành đồng thời hạ chiếu cần Vương. Mặc dù nhận được các nghiên cứu mới tân kì của Dương Lăng, Yên Vương chỉ có thể chế tạo được hàng nhái chất lượng kém như vậy ,nhưng nó lại ăn đứt quân cấm vệ của kiến Văn. Vậy nên tử cấm thành nguy ngập sớm tối. Ngay khi 4 vạn quân cấm vệ phản chiến mở cổng thành ngoài thì Trương Phụ tổng binh dẫn 1 vạn cấm quân lén chạy ra ngoài xuôi về nam. Hắn là nhân vật mà Nguyên Hãn dặn dò Ninh Vương mua chuộc bằng được. 

Vừa xuôi nam Trương Phụ vừa rêu rao việc Yên Vương muốn giết anh soán ngôi, việc bất trung , bất hiếu vậy hắn thà chết không nhận Yên Vương là Đế,kể cả khi Kiến Văn hoàng đế bị sát hại đi nữa. Hắn kêu gào thêm Ninh Vương hiền đức đang dựng quân cần Vương nên hắn xuôi Nam đầu nhập vào đấy. Rất nhiều người bị thu hút bởi cái trung dũng , hiếu , nghĩa đầy mà đi theo Trương Phụ.Nhưng có ai hiểu cho vì sao cách thiên sơn vạn thủy mà Trương Phụ như thần tiên có thể biết Ninh Vương đang tụ binh cần Vương.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện