Trên kim điện, Hoàng Đế Chính Đức ngồi trên ngai vàng mà lòng dạ rối bời. “Lúc này chắc hẳn ở đầu chợ đã khai đao xử chém rồi thì phải?” Nghĩ đến đây, Chính Đức không khỏi cảm thấy phiền não.
Tiểu hoàng đế còn nhỏ, chưa có nhiều tâm cơ đế vương cho lắm. Cho nên y chỉ phản ứng đơn thuần về mặt tình cảm: y không thể nào chấp nhận được sự phản bội của Dương Lăng. Vừa nghe Dương Lăng cũng tham dự vào chuyện che giấu tin xấu về lăng tẩm của phụ hoàng mà y rất kính trọng, Chính Đức hận không thể tự tay giết chết gã bầy tôi mà y hết lòng đối đãi chân thành này.
Nhưng dù hận, y vẫn nhớ khi mình còn làm Thái Tử, rồi làm Hoàng Thượng, y luôn là một kẻ cô đơn, mãi cho đến khi Dương Lăng xuất hiện. Trong ánh mắt hắn nhìn y không có sự sợ hãi và nịnh nọt mà y thường thấy trên gương mặt của những kẻ khác, mà là một sự quan tâm chân thành. Do đó y cũng luôn coi Dương Lăng như một người bạn.
Nhưng... người bạn duy nhất của y lại đã phản bội y. Nghĩ đến đây, Chính Đức không nén được tiếng thở dài.
Ngự sử Lục Trọng Côn thấy Hoàng Đế không nghiêm túc nghe lão phát biểu, bèn cất cao giọng gọi lớn:
- Hoàng Thượng!
- Hả? Cái gì? Chính Đức ngây người một chốc, thu lại ánh mắt lơ đễnh, ngạc nhiên nhìn lão ngôn quan ngự sử đã ê a dài dòng nửa ngày mà y vẫn chưa biết lão muốn nói cái gì.
Lục Trọng Côn cố nén giận, bẩm:
- Giờ đang là đại tang của Tiên đế, giỗ đầu (1) chưa lâu, mới bắt đầu kỷ nguyên của Hoàng Thượng, mà người đã ham mê lạc thú, thỉnh thoảng lại đến dự tảo triều muộn, ngọ triều thì trễ đến xế chiều; sinh hoạt vô thường, ăn ngủ trái bữa, khiến cho tinh thần bị tổn hao, hại lỡ chính sự. Đó không phải là việc làm của minh quân đâu. Thần nghe đêm qua mưa lớn sấm vang, đánh vỡ mỏ diều hâu (*) của điện Phụng Thiên và con thú trên nóc Thái Miếu, cây cối trong thành bị gãy hơn trăm gốc. Hoàng Thượng nên lấy cái tai hoạ do trời gây ra ấy mà cảnh tỉnh.
(*: vật trang trí hai đầu nóc nhà kiểu Trung Quốc)
Chính Đức thờ ơ đáp:
- Biết rồi! Trẫm đã phái Khâm Thiên giám nghiệm tính cát hung.
Lục Trọng Côn cảm khái:
- Hoàng Thượng! Chiếu theo thông lệ của triều trước, hễ gặp thiên địa kịch biến, đế vương phải giảm bữa bớt vui, hạ chiếu tự ngẫm. Hoàng Thượng nên lệnh cho bá quan văn võ dâng tấu thảo luận khuyên ngăn, chỉ điểm tệ nạn đương thời mới phải.
Hoàng Đế Chính Đức thoáng nhướng mày, thầm nổi giận trong lòng: "Thật là quá vô lý! Mưa to gió lớn thổi ngã vài gốc cây, sấm sét đánh vỡ mấy con thú đá trên mái điện cũng muốn nói vòng nói vo để trút lên đầu trẫm. Cái gì mà 'đó không phải là việc làm của minh quân' chứ! Chẳng lẽ ta là hôn quân sao?"
Nhưng đã là ngôn quan, nghĩa là có thể tấu mà không bị hạch tội; cho dù là cha y, vị hoàng đế Hoằng Trị mẫu mực ấy, cũng từng có lúc bị bọn ngự sử tấu đến chịu không nổi. Vì vậy Chính Đức đành nén giận, bảo:
- Vậy thì hạ chiếu, lệnh cho bá quan vào can gián đi!
Chính Đức ho một tiếng, nói tiếp:
- Các vị ái khanh! Hôm nay nghịch thần dối gạt chuyện Đế Lăng bị tươm nước đã bị giải đến pháp trường xử tử. Việc dời lăng của Tiên đế đã là chuyện bắt buộc. Có thể tháo dỡ một phần vật liệu từ chỗ cũ để xây dựng lại lăng mới, như thế ước tính hao tốn khoảng ba trăm vạn lượng. Trẫm muốn trưng thu thêm một chút thuế khóa, các vị ái khanh có kiến nghị gì để điều trần không?
"Quả nhiên là đến lúc rồi đây!" Ba vị đại học sỹ không khỏi đưa mắt nhìn nhau. Hôm qua sau khi Chính Đức rời khỏi ngọ triều, Từ Quán đã vào cung bẩm báo chuyện khâm phạm đã cung khai nhận tội. Trong cơn giận ngất trời, Hoành Đế Chính Đức đã hất đổ bàn ngự (ngự trác), la hét ỏm tỏi muốn lập tức nghiêm trị đám nghịch thần tặc tử này. Ba vị đại học sỹ biết tin liền biết rằng chuyện dời lăng của Tiên đế đã ngã ngũ. Nhưng phí tổn khổng lồ này sẽ lấy từ đâu ra?
Kẻ khác có thể không biết tường tận, nhưng bọn họ còn chẳng biết mấy năm nay vì thiên tai liên miên không ngớt, tài chính của Đại Minh đã túng quẫn đến mức nào ư? Còn bọn Vương Quỳnh, Từ Quán, Hồng Chung chỉ hô hào giữ gìn bảo vệ vận mệnh Đại Minh nhằm để cho địa vị lẫn quyền thế bọn chúng sẽ tăng thêm một bậc; còn những uy hiếp trực tiếp khác đến địa vị lẫn vương quyền, bọn họ chỉ xem là thứ yếu.
Không còn cách nào khác, Lý Đông Dương đành liều mạng bước ra khỏi hàng tâu:
- Hoàng thượng! Thu nhập hằng năm của triều đình là bốn trăm vạn lượng, vừa đủ chi tiêu. Lăng tẩm tiên đế đã dùng hết ba phần tư, bộ Hộ đã cạn kiệt tiền bạc gom góp bấy lâu. Nếu di dời Hoàng Lăng, tất phải gia tăng thuế khóa. Dân chúng sẽ không chịu nổi cái khổ đâu.
Chính Đức nghe thế cả giận gắt:
- Bách tích Đại Minh có ức vạn (trăm triệu) người, chỉ thu mỗi người thêm một phần thuế, khanh không cần phải buông lời doạ nạt như vậy!?
Lý Đông Dương vội bẩm:
- Hoàng Thượng bớt giận! Hoàng Thượng có điều không biết, những năm gần đây thiên tai liên tiếp, Hà Nam Hà Bắc bị lũ lụt gây họa, Cam Túc Thiểm Tây hạn hán không mưa, ngay cả ở Giang Nam giá gạo cũng đã rất đắt đỏ, khiến cho khắp nơi đạo tặc hoành hành. May vì Tiên đế nhân từ, lấy thuế thấp nuôi dân, yêu thương dân chúng, trăm họ mới có thể miễn cưỡng vượt qua khó khăn. Nhưng dân chúng ở những vùng đất nghèo khổ đã phải mỗi ngày chỉ một bữa sống lay lắt qua ngày, nếu tăng thêm thuế má, sợ rằng sẽ gây nên biến loạn.
Lý Đông Dương chỉ lo Chính Đức không nghe lời khuyên can, gấp đến độ toát cả mồ hôi. Nếu không phải vì thời đó Đại Minh còn chưa biết đến truyện ngụ ngôn "Cọng rơm cuối cùng làm gãy lưng con lạc đà", lão cũng sẽ bắt chước Tiêu Phương đi đường vòng khuyên nhủ rồi.
Tạ Thiên lập tức bước ra tâu:
- Hoàng Thượng! Hôm nay rợ Miêu không ngừng nổi loạn gây hại cho hậu phương. Thát Đát đang vì Tiên đế về trời mà đang lom lom nhìn ngó Đại Minh chúng ta như hổ đói. Trong nước tổn hao, lũ lụt hạn hán dồn dập, dự trữ biên phòng thiếu hụt, thật sự không thể gây thêm tai hoạ nữa đâu.
Chính Đức đập bàn đánh "chát", quát:
- Thái Lăng không tốt, chẳng lẽ muốn Tiên đế vẫn an táng ở nơi đó ư? Hay đường đường là thiên tử Đại Minh ta lại phải nằm lại trong áo quan cả chục năm không thể nhập thổ an nghỉ, chờ cho dân chúng nghỉ ngơi lấy lại sức sao?
Uy danh Hoằng Trị trong đám quần thần cực cao, Chính Đức lại dùng tôn nghiêm của đế vương và đạo hiếu của người làm con mà lý sự, nên mặc dù trong quần thần có khối người phản đối tăng thuế nhưng nhất thời cũng đành cứng họng.
Dưới điện im lặng một hồi lâu, Lưu Kiện hiên ngang bước ra khỏi hàng, quỳ phục xuống đất tâu:
- Thần liều chết nói thẳng! Hoàng Thượng ở trong cung rộng rèm xinh có hay dân đen nhà củi lều tranh khó chống được bão giông? Hoàng thượng ăn ngon mặc đẹp, có hay dân đen cơm không đủ ăn, áo không đủ ấm? Tiên đế được khâm liệm về lăng, nghi lễ có định chế, bầy tôi như thần nào dám xem nhẹ. Thế nhưng việc cũng phân nặng, nhẹ, gấp rút và thư thả. Mạnh Tử nói: ”Dân vi quý, quân vi khinh, xã tắc giang sơn vi trọng (*)”, Đại Minh giữ nước là thuận theo thiên mệnh, thiên mệnh tức là bách tính. Đại Minh thuận theo thiên mệnh thì thuật phong thủy cỏn con sao đáng để e dè. Xây dựng Thái Lăng đã hao tốn của cải quốc gia, sao có thể dễ dàng nói hủy là hủy? Tiên đế nhân đức yêu thương con dân, tin rằng Tiên đế trên trời có linh, cũng sẽ xem trọng nhân dân chứ không xem nặng phong thuỷ. Cúi mong bệ hạ suy nghĩ kỹ lại.
(*: nguyên văn "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" nghĩa là, trong một nước quý trọng nhất là dân, kế đó là đất đai và lúa gạo (xã tắc), còn vua thì chỉ được xem nhẹ. Bởi do vua là do dân đặt ra chứ không phải vua đặt ra dân.)
Nói rồi Lưu Kiện úp mặt quỳ sấp tại chỗ. Lời của lão tuy rằng rất khách khí, thật ra cũng không ngoài việc nói bách tính mới là gốc rễ của xã tắc giang sơn, thuyết phong thủy là vô căn cứ, không thật. Còn về phần Tiên đế thì cứ an táng ở Thái Lăng là được rồi, đừng phung phí tiền bạc một cách mù quáng.
Trên kim điện, văn võ bá quan nghe vậy đều nín thở. Cái tính nết mưa nắng thất thường của vị tiểu hoàng đế này bọn họ đã sớm thưởng thức qua. Nếu như y nổi giận, kêu người lôi Lưu đại học sỹ xuống đình trượng (phạt gậy)(*), không phải ông già cao tuổi như vậy sẽ bị đánh chết tươi sao?
(*: đình là triều đình, trượng là gậy dùng để đánh người. Phàm là chuyện ở trong cung thì gọi là đình, như đình nghị, đình đối)
Bọn người Vương Quỳnh, Từ Quán có lòng ra mặt tranh luận giùm Chính Đức, nhưng dân gian đã xôn xao truyền miệng tin triều đình tăng thuế rồi, hơn nữa còn chỉ thẳng chính là do bọn họ sàm tấu, thành thử danh tiếng của bọn họ đã sa sút lắm rồi. Lúc này bọn họ ra mặt há chẳng phải xác nhận chuyện xấu đó sao? Thế là bọn họ cũng không dám bước lên phát ngôn bừa bãi.
Chính Đức nhìn ngó một hồi, thấy văn võ bá quan không ai ra mặt phụ họa tán đồng y, không ngờ y lại cảm thấy vừa bực vừa buồn cười: “Cái đám đại thần chết tiệt này! Hôm qua còn ông ổng bảo vừa là ảnh hưởng đến quốc vận vừa tổn hại cho hạnh phúc mai sau. Thế mà hôm nay ba vị đại học sỹ vừa lấy nhân dân ra ngăn cản thì không có lấy một người giúp ta. Rốt cuộc các ngươi là trung quân hay là yêu quý cái danh tiếng của bản thân các ngươi?”
Chính Đức đang chống hai tay lên ngự án, bất chợt đứng thẳng dậy chỉ vào Lưu Kiện, vừa định mở miệng nói, bỗng nhiên tướng quân giữ điện hối hả chạy vào, quỳ xuống hô to:
- Khải tấu Hoàng Thượng! Thượng thư bộ Hình Hồng Chung cho người phi ngựa về báo. Người vợ của phạm quan (quan phạm tội) Dương Lăng là Hàn thị xông vào pháp trường, tay cầm tranh vẽ của Tiên đế che trên đầu phạm quan Dương Lăng. Hồng Chung không dám tự ý hành hình, sợ tổn hại đến di vật của Tiên đế. Khẩn xin Hoàng Thượng định đoạt!
Bá quan bèn rào rào sôi nổi bàn tán. Có lẽ vì những buổi họp triều hằng ngày quá khô khan nhàm chán, cho nên vừa nghe tin vợ của Dương Lăng cầm tranh vẽ của Tiên đế xông vào pháp trường cứu chồng, văn võ bá quan liền như uống phải thuốc kích thích.
Đang quỳ sấp mặt ở dưới đất, Lưu Kiện nghe vậy cũng không khỏi mừng rỡ. Lão to gan nói thẳng, thật ra trong lòng cũng thấp tha thấp thỏm, tin vừa rồi đánh lạc sự chú ý của Chính Đức, lão sẽ không bị sao nữa. Lưu Kiện thầm thở phào, đưa ống tay áo lên lau mồ hôi lạnh trên trán.
Chính Đức nghe vậy thì đứng ngây tại chỗ, một lúc lâu mới lẩm bẩm lặp lại:
- Ngươi nói Ấu Nương, vợ của Dương Lăng xông vào pháp trường? Nàng cầm thủ bút của phụ hoàng đã ban thưởng cho nhà họ Dương từ đời nào rồi à? Trên đó vẽ gì?
Y lẩm bẩm với bản thân, âm thanh rất nhỏ, chỉ có tiểu thái giám ở trước bàn nghe được. Nhưng chưa được Chính Đức ra hiệu, hắn cũng không dám lớn tiếng hỏi thay cho y.
Chính Đức ngây người một hồi, rồi bắt đầu chậm rãi cất bước đi lại trên bệ rồng. Tất cả bá quan chăm chú dõi theo động tác của y, thấy Chính Đức lúc thì nghiến răng nghiến lợi, lúc thì lại ngơ ngẩn xuất thần. Mãi một lúc sau y mới quát:
- Truyền dụ! Sai Ngự mã giám Trương Vĩnh đến đó tra hỏi trước, thu hồi thủ bút của Tiên đế đưa cho trẫm xem. Bãi triều!
Ở đầu chợ, Hồng Chung hổn hà hổn hển đi đi lại lại trên đài hành hình. Mặt trời hừng hực trên cao, chói loà, nhưng lão vẫn không nhận ra mặt mình đã đầm đìa mồ hôi. Tuy vật mà Ấu Nương cầm không phải là thánh chỉ, và bức thư họa đó cũng không hề liên can gì đến vụ án này, nhưng đó chính là bức họa do tự tay Tiên đế vẽ. Ở trước mặt bao người, cướp thì không cướp được, làm hư hại cũng không xong, lão đành phải đực mặt đứng ở đây.
Chợt lão giậm chân quát:
- Hàn thị! Ngươi nghĩ kỹ đi, xông vào pháp trường cản trở hành hình chính là tội chém đầu. Chồng ngươi Dương Lăng vi phạm pháp lệnh, khi quân phạm thượng, là kẻ ác không thể dung tha. Hoàng Thượng chỉ giết một mình hắn là đã quá khai ân rồi. Ngươi tuổi hãy còn nhỏ, chẳng lẽ không tiếc mạng sao?
Đã nâng bức thư họa đến mỏi nhừ cả tay, Hàn Ấu Nương ngẩng đầu liếc xéo Hồng Chung rồi bảo:
- Ông không phải là người tốt!
- Cái gì?
Hồng Chung kinh ngạc sửng sốt, giận dữ quát:
- Dương Hàn thị, ngươi dám phỉ báng mệnh quan triều đình ư?
Hàn Ấu Nương quật lại:
- Tướng công ta là một nam nhi đầu đội trời, chân đạp đất, là vị quan tốt vì nước vì dân. Ông nói tướng công ta không phải là người tốt, vậy ông nhất định không phải là người tốt.
Dân chúng bu quanh xem náo nhiệt phần lớn là những kẻ quanh năm nghèo khổ, dựng sạp buôn bán sống qua ngày, vì chuyện tăng thuế nên đã hận mấy người Hồng Chung đến thấu xương, vừa nghe Hàn Ấu Nương nói vậy lập tức đồng loạt reo hò. Có kẻ lớn mật còn chen vào trong đám đông thừa cơ chửi lão ta, khiến Hồng Chung giận đến tím mặt.
Lão phất ống tay áo hầm hầm:
- Chỉ là đám tiểu nhân và đàn bà khó dạy, lão phu không thèm so đo với ngươi!
Hồng Chung giận đến líu lưỡi. Ngay vào lúc này, một người cưỡi khoái mã phi đến pháp trường, kỵ mã vận trang phục thái giám trong cung. Khoái mã chạy theo thông đạo tạo bởi hai sợi dây thừng bện bằng cỏ đến trước đài. Không ngờ lúc phóng người xuống ngựa, thân thủ người đó lại rất mạnh mẽ.
Dương Lăng biết Chính Đức có tình cảm quấn quýt như trẻ con quấn chị với Ấu Nương, vốn nghĩ rằng Chính Đức sẽ không vì chuyện của mình mà trút giận sang nàng. Nếu vẫn không ăn thua thì với tình cảm của Chính Đức đối với Tiên đế, khi thấy bức thư hoạ đó thì hắn cũng sẽ bỏ qua cho nàng. Nhưng hôm nay nàng đã gây ra chuyện náo loạn pháp trường, Dương Lăng thật không đoán được với tính nết bốc đồng, mưa nắng thất thường của hắn thì Chính Đức sẽ xử trí như thế nào.
Lúc này vừa thấy khoái mã trong cung chạy đến, tinh thần của y không khỏi phấn chấn hẳn lên. Hàn Ấu Nương cũng tròn mắt, căng thẳng dõi theo người vừa đến. Bốn bề tĩnh lặng, Trương Vĩnh phi thân xuống ngựa, bước lên đoạn đầu đài cao nửa thân người. Dương Lăng nhận ra lão, buột miệng gọi:
- Trương công công!
Trương Vĩnh bước đến gần nhưng không đáp lời Dương Lăng. Lão ra vẻ nhìn chăm chú bức thư hoạ một hồi, rồi cũng quỳ xuống đất cung kính bái lạy một lúc. Hồng Chung và Trình Văn Nghĩa trố mắt nhìn lão thong thả thi lễ xong xuôi, Hồng Chung mới không nhịn được bèn hỏi:
- Vị công công này, xin hỏi Hoàng Thượng có gì căn dặn?
Lúc này Trương Vĩnh đã gia nhập Ngự mã giám, chỉ huy Tả Tương mã, là một trong tứ đại thủ lĩnh dưới trướng Miêu Quỳ, chỉ là vẫn chưa có duyên gia nhập vào Tây Xưởng, lực lượng trung tâm của Miêu Quỳ. Nhưng thân phận và địa vị lão đã khác xa lúc trước, nói chuyện trước mặt Hồng thượng thư cũng có vài phần tự tin. Nghe Hồng Chung ra vẻ bề trên, Trương Vĩnh mỉm cười đáp:
- Đại nhân yên tâm chớ nóng! Chúng ta phụng thánh dụ hỏi Dương Hàn Thị mấy lời.
Nói rồi lão bước lên một bước, điềm đạm hỏi Ấu Nương:
- Dương Hàn Thị! Hoàng Thượng hỏi ngươi: Dương Lăng phạm tội khi quân phạm thượng, lý nên xử chém, ngươi thân phận nữ lưu lại xông vào pháp trường là muốn làm gì?” (TJ: là để cứu chồng bà, rõ thế mà cũng hỏi?!)
Hàn Ấu Nương phản đối:
- Tướng công ta bị nhục hình mà nhận, xin Hoàng Thượng hãy cho về xét xử lại.
Trương Vĩnh gật gù nói:
- Hiểu rồi! Các ngươi đợi đi, bức thư hoạ này của Tiên đế, ta muốn thỉnh về kinh đưa cho Hoàng Thượng xem qua. Dương Hàn Thị, xin hãy đưa bức thư hoạ đó cho ta.
Vốn Hàn Ấu Nương dựa cả vào bức thư hoạ này mới tạm thời bảo vệ được tướng công, nghe Trương Vĩnh nói vậy thì không khỏi chần chừ. Trương Vĩnh cười ha hả nói:
- Dương Hàn Thị! Ta đang phụng ý chỉ của Hoàng Thượng, chẳng lẽ còn có thể gạt ngươi sao?
Dương Lăng bèn trấn an nàng:
- Ấu Nương! Giao bức tranh vẽ của Tiên đế cho Trương công công đi, không cần phải hoài nghi.
Nghe y nói vậy, Hàn Ấu Nương mới nâng cao hai tay, cung kính dâng bức thư họa lên. Trương Vĩnh cẩn thận nhận lấy bức thư họa đã được bồi giấy trang trọng, cuộn lại, nhét chéo vào trong ngực rồi quay lại thượng thư Hồng Chung:
- Hồng đại nhân! Hoàng Thượng có khẩu dụ tạm thời đình chỉ hành hình, ở pháp trường chờ lệnh!
Nói đoạn lão xoay người bước xuống đài, nhảy lên ngựa phóng băng băng.
Trong điện Bảo Hoà, Chính Đức cầm bức vẽ nhẩm đọc: "Cây tùng trăm trượng um tùm, dẫu rằng sần sùi xấu xí, nhưng là vật liệu chính để xây nhà to." ("Sâm sâm bách trượng tùng, tuy lỗi kha đa tiết, dụng chi đại hạ, chung thị đống lương chi tài.")
Chính Đức đọc xong liền giận dữ đập bàn:
- Phụ hoàng! Người nghĩ rằng Dương Lăng lỗi nhỏ, trông đợi vào y rất nhiều. Thế nhưng hôm nay y phạm đại tội, còn có thể xem là một chút lỗi vặt sao?
Trương Vĩnh chợt đảo khoé mắt. Lão cẩn thận quan sát vẻ mặt Chính Đức rồi bẩm:
- Hoàng Thượng! Nô tài ngu dốt, nghĩ mãi không thông. Hoàng Thượng tín nhiệm Dương Lăng có thừa, tên Dương Lăng này có thể nói là tiền đồ như gấm, cớ gì chỉ đi xây lăng vỏn vẹn có mấy ngày mà đã ngu ngốc phạm vào tội lớn tày trời như vậy? Nô tài ít học, nhưng cũng biết nếu một kẻ phạm tội, thì nhất định là do kẻ ấy hám lợi. Nếu là tội khi quân thì món lợi càng phải lớn. Vậy thứ Dương Lăng mưu cầu chính là cái gì chứ?
Chính Đức chợt đổi sắc mặt, quay đầu nhìn lão nói:
- Lão Trương! Có gì thì nói, không cần quanh co với trẫm. Có phải khanh nói Dương Lăng không có lý do gì để khi quân?
Trương Vĩnh cười hùa đáp:
- Lão nô thật sự không dám nói như vậy. Có điều theo lý mà nói, cho dù công trình xây lăng có món lợi để y mưu cầu, cũng không thể tốt bằng đứng ra tố cáo chuyện này. Dương Lăng sao lại ngu xuẩn đến như vậy, lão nô thật nghĩ không thông.
Chính Đức hừ lớn một tiếng, nói:
- Có nhân chứng ở lăng chính miệng làm chứng, còn có những kẻ khác biết sự tình bị chết một cách kỳ lạ, như vậy vẫn chưa đủ để chứng minh sao? Huống chi bọn họ cũng đã nhận tội rồi.
Trương Vĩnh cười nịnh lấy lòng:
- Đúng đúng đúng! Cho nên lão nô mới nói mình ngu dốt. Kể ra mấy kẻ bọn họ thật chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, khi bị bắt giải về kinh không chịu nhận tội để bị phạt cho xong, phải đợi đến lúc bị dùng đến đại hình (tra tấn nặng) mới khai. Đấy chẳng phải là đê tiện sao?
Chính Đức nghe lão vẫn có hàm ý bọn Dương Lăng vì bị bức cung nên nhận tội, bèn quay sang liếc lão một cái. Đoạn y lại quay về xem xét tỉ mỉ bức thư hoạ của phụ hoàng thật lâu, nhớ lại lời ngày đó phụ hoàng đã nắm tay y dặn dò: "Hoàng nhi! Trong triều toàn là các vị lão thần, không thể trợ tá hoàng nhi cả đời. Dương Lăng là người trọng tình trọng nghĩa, có cái nhìn rất độc đáo về chính trị lẫn quân sự. Tôi luyện thật kỹ một phen, không chừng y sẽ có thể trở thành bề tôi đắc lực cho con đó.”
Chính Đức nhớ đến đây, cảm thấy nụ cười và dáng điệu của phụ hoàng tựa như đang ở trước mặt, liền không kềm nén nổi đau thương. Y lưỡng lự một hồi lâu rồi mới bảo:
- Đáng tiếc Kim Tỉnh ở Đế Lăng không thể tùy tiện động thổ. Bằng không trẫm thật muốn sai người đến khảo sát qua, xem thử Dương Lăng có thật sự đã lừa gạt trẫm hay không.
Trương Vĩnh vừa nghe liền bẩm ngay:
- Hoàng Thượng! Đúng là Thái Lăng vốn không thể tuỳ tiện động thổ, nhưng nay Hoàng Thượng muốn dời lăng, vậy là bỏ nơi đó rồi. Đừng nói là khảo sát một chút thôi, cho dù là khai quật mọi thứ lên cũng chẳng hề gì. Chi bằng Hoàng Thượng hãy phái người đi xem xét một chút; nếu chứng cứ xác thực, thì trong triều trên dưới cũng sẽ không ai có ý kiến gì nữa. Nếu như không có vấn đề gì, nếu phong thủy ở đó chưa từng bị phá hủy, mà chỉ mới động chạm một chút, không chừng mọi người sẽ nghĩ được một biện pháp nho nhỏ liền có thể tu bổ lại, vẫn có thể tiếp tục dùng làm Đế lăng. Lúc đó, Hoàng Thượng cũng sẽ không cần phải ra lệnh tăng thuế khiến cho bá quan khó xử nữa.
Chính Đức vừa nghe xong bất chợt vỗ trán, buột miệng:
- Đúng thật! Trẫm cứ mãi nhớ là nơi đó không thể động thổ, lại quên mất bây giờ không giống khi trước nữa. Trương Vĩnh! Khanh hãy mau đi truyền chỉ áp giải đám người Dương Lăng trở về thiên lao, trẫm phải sai người thân cận đến Thái Lăng xét nghiệm.
Chính Đức nói xong cảm thấy vô cùng thích chí. Hôm nay trên triều ba vị Cố mệnh lão thần cùng lên tiếng phản đối, phê phán việc tăng thuế một cách nghiêm trọng như vậy, Chính Đức vẫn chưa thật sự có gan áp chế Tam công, cưỡng ép ban chỉ. Hơn nữa đã thấy nét bút của phụ hoàng, lại nghe được lời của Trương Vĩnh, trong lòng y cũng bắt đầu hoài nghi. Nếu thật quả như lời Trương Vĩnh nói, há chẳng phải cả nhà sẽ đều vui ư?
- Lão nô tuân chỉ!
Trương Vĩnh cười hì hì đáp lời, rồi xoay người vội vàng đi ra.
Lão vừa bước ra khỏi cửa liền thấy mấy vị đại thần Lưu Kiện, Tạ Thiên, Từ Quán, Tiêu Phương, Lưu Vũ, Dương Phương đi đến điện Bảo Hoà. Vì vội đi truyền chỉ nên Trương Vĩnh cũng không quan tâm nhiều đến bọn họ, vẫn vội vã bước đi.
Lý Đông Dương và Tạ Thiên đến là vì việc trưng thuế. Có vài lời không tiện nói thẳng trên triều nên cả hai muốn đến hậu điện lý luận kỹ thêm với Hoàng Đế. Còn đám người Từ Quán thì lại đến để khuyên Hoàng Đế tăng thuế. Có điều bọn họ đã nghĩ ra một biện pháp dung hoà, đó là trưng thu thuế theo vùng, vùng nghèo thì tăng thuế ít, vùng giàu có thì tăng nhiều. Như vậy, thuế má của vùng giàu có năm nay sẽ phải tăng gấp đôi, nhưng vùng nghèo chỉ tăng ba phần. Mặc dù vẫn sẽ gây ra tiếng oán than, song chỉ là sẽ làm cho vùng giàu nghèo đi, vùng nghèo nghèo thêm, biện pháp này dù sao vẫn tốt hơn là tăng thuế đều khắp cả nước.
Không ngờ bọn họ vừa mới bước vào điện, Chính Đức đã vui vẻ bảo:
- Các vị ái khanh đến thật tốt! Trẫm đang muốn sai người đi đến Thái Lăng khám nghiệm, để thẩm tra xem có phải đám người Dương Lăng đã khi quân phạm thượng hay không. Các khanh thấy phái ai đi thì ổn?
Vị tiểu hoàng đế này luôn có những ý nghĩ kỳ quặc quái đản, mỗi khi có một ý tưởng gì thì chỉ làm được một nửa liền vất qua một bên để làm cái khác, những đại thần này sớm đã quen rồi. Tuy rằng đám lão thần này vẫn chưa bắt kịp lối tư duy của Chính Đức, nhưng cũng đã có thể tùy cơ ứng biến, điềm tĩnh giải quyết rồi.
Lý Đông Dương thoáng ngây ra rồi lập tức nói ngay:
- Thần tình nguyện đến Thái Lăng một chuyến.
Từ Quán biết lão phản đối tăng thuế, còn nghe Vương Quỳnh kể lão ta từng trực ngôn phản đối, bảo vệ Dương Lăng ở trước mặt vua Hoằng Trị; lão già này lại không tin phong thủy, không chừng sẽ vì tư tâm mà gỡ tội cho Dương Lăng. Vì vậy Từ Quán liền lập tức lên tiếng phản đối:
- Không được! Đường đường là đại học sỹ đương triều lại đi làm quan khám nghiệm sao?
Tạ Thiên phản bác:
- Từ thượng thư nói vậy là sai rồi! Chuyện của Thái Lăng, cho dù chúng ta không bàn đến phong thủy, nhưng lúc này liên quan đến việc tăng thuế cũng thật sự đã là chuyện can hệ đến vận mệnh quốc gia. Đó là chuyện trọng đại cỡ nào chứ? Lão thần cũng muốn xin Hoàng Thượng cho phép được đi.
Từ Quán là người tố cáo vụ án Đế Lăng thấm nước, để tránh hiềm nghi, đương nhiên lão không thể xin đi khám nghiệm được. Lão sốt ruột, vội nói:
- Đã là như vậy, chuyện này càng phải nên cẩn thận. Theo lão thần thấy, Hoàng Thượng nên tuyển chọn những triều thần không hề có lợi ích và thiệt hại gì với vụ án này đi đến đó mới ổn thoả.
Tiêu Phương bèn hỏi:
- Vậy theo Từ thượng thư, chúng ta nên cử ai đi?
Từ Quán thoáng trầm ngâm rồi bảo:
- Không bằng như vầy: Chọn một vị huân thích (hoàng thân quốc thích có công lao), một vị triều thần, một vị Hàn Lâm. Ba người cùng đi, lấy đất về đối chiếu với đất Kim Tỉnh mà bộ Lễ đã niêm phong cất giữ, có nhầm lẫn hay không liếc mắt sẽ thấy ngay. Ba bên kiềm chế giám sát lẫn nhau, cũng hết sức công bằng.
Lão tin chắc rằng Kim Tỉnh đã bị người động tay động chân, cho nên không chút lo sợ. Trong ba người được đề cử, một người là bầy tôi trong triều, một người là huân thích chỉ có công danh lợi lộc mà không hề có thực quyền, một người là quan dự khuyết, chưa từng can dự triều chính, nên đương nhiên là thoả đáng nhất.
Dương Phương nghe vậy cười nói:
- Đã như vậy, thần xin đề cử Thành quốc công Chu Cương. Quốc công tuổi cao đức trọng, công chánh vô tư, đã là huân khanh, lại là quốc thích, có thể nói là nhân tuyển thích hợp nhất.
Hoàng Đế Hiến Tông từng nạp con gái của Thành quốc công làm phi, cho nên Dương Phương mới nói như vậy.
Tiêu Phương rất có hảo cảm với Dương Lăng, mà kẻ muốn "hạ" Dương Lăng lại là Vương Quỳnh, tử thù của lão, nên hiển nhiên lão rất muốn bênh vực Dương Lăng. Có điều Tiêu Phương không dám mạo hiểm tiến cử chính bản thân. Lão chợt nhớ khi Dương Lăng chờ xét xử tội kháng chỉ, từng có một sỹ tử thi Hội viết một bài văn chương gấm vóc lên tiếng ủng hộ y. Đại thần trong triều biết chuyện này không nhiều, nhưng Tiêu Phương thích nhất là sưu tập những bài kỳ văn chốn phường chợ, nên lại biết rất rõ việc này. Tiêu Phương thầm nghĩ: "Sỹ tử này chắc hẳn là có chút giao tình với Dương Lăng. Nay hắn đã được vào Hàn Lâm Viện, tuy chưa chắc hắn sẽ chịu xả thân vì Dương Lăng, nhưng đến lúc xét nghiệm Kim Tỉnh ở Đế Lăng, chỉ cần hắn có thể tiện tay làm qua loa, nhất định sẽ tạo thuận lợi cho Dương Lăng.”
Nghĩ vậy Tiêu Phương vội tâu:
- Thần xin tiến cử Nghiêm Tung. Người này là tân khoa tiến sỹ năm nay, đã trúng tuyển làm Thứ cát sỹ Hàn Lâm Viện. Người này tài văn xuất chúng, lại đỗ đạt tiến sỹ tân khoa, chưa từng bước chân vào triều đình, có thể làm Khâm sai.
Chính Đức gật đầu nói:
- Được, vậy là hai người này đã được xác định. Còn trong các triều thần sẽ cử ai đi đây?
Mọi người đưa mắt nhìn nhau, nhất thời không ai dám lên tiếng. Sau khi tân đế đăng cơ, vụ án này đã trở thành võ đài để Lục Bộ thậm chí là Tam Công phân phối lại quyền lực và đấu đá lẫn nhau. Chỉ cần nhúng tay vào nhất định sẽ đắc tội với một bên, ai dám tùy tiện trả lời chứ?
Chính Đức thấy không ai lên tiếng, bèn nhìn vào từng người một. Bộ Lễ, Bộ Công, Bộ Hình, mấy nha môn này đều có liên quan đến vụ án, không dùng được. Chính Đức lắc đầu. Đột nhiên y nhìn thấy Thị lang bộ Binh Trần Hồng Mạc, bèn mừng rỡ nói:
- Bộ Binh không hề có liên can đến vụ án này, đại thần trong triều hãy do Trần khanh đại diện vậy.
Trần Hồng Mạc vừa nghe liền giật thót mình, lão nào có thể nhận nhiệm vụ làm kẻ đắc tội người ta này chứ. Lão cuống quýt thoái thác:
- Thần tạ ơn Hoàng Thượng tin cậy! Nhưng thần không dám giấu, tiến sỹ Khâm Thiên giám Hoa Phó là thân nhân của vi thần, mà vụ án này lại liên quan đến Khâm Thiên giám, thần nên lánh đi để tránh hiềm nghi mới phải.
Lão thấy Chính Đức lộ vẻ không vui, vội vàng nói thêm:
- Tuy nhiên vi thần xin tiến cử một người. Người này cũng là quan viên bộ Binh, thường ngày rất là cẩn trọng, hơn nữa hoàn toàn không có liên can gì đến vụ án này. Chỉ là quan chức hơi thấp kém một chút.
Chính Đức sốt ruột gắt:
- Trẫm muốn phái người đi, chỉ là muốn tìm vài người không liên can đến vụ án này để giúp trẫm kiểm tra rõ ràng mà thôi. Quan chức lớn hay nhỏ chẳng sao, người khanh nói là ai?
Trần Hồng Mạc vội đáp:
- Chủ sự bộ Binh Vương Thủ Nhân. Người này xưa nay có tiếng là người hiền, có thể đảm nhận trọng trách!
Chú thích:
(1) Nguyên văn “tiểu tường”: giỗ đầu.
Thời cổ, sau khi Hoàng đế, Hoàng thái hậu, Hoàng hậu mất 12 ngày thì cúng tiểu tường.
Từ thời Hán Văn Đế, để giảm nhẹ tang kỳ, triều đình sử dụng một ngày thay cho một năm, nên sau 12 ngày xem như đã đủ năm, sẽ cúng tiểu tường; sau 24 hoặc 25 ngày thì cúng đại tường, giải tang cho quan lại.
Tiểu hoàng đế còn nhỏ, chưa có nhiều tâm cơ đế vương cho lắm. Cho nên y chỉ phản ứng đơn thuần về mặt tình cảm: y không thể nào chấp nhận được sự phản bội của Dương Lăng. Vừa nghe Dương Lăng cũng tham dự vào chuyện che giấu tin xấu về lăng tẩm của phụ hoàng mà y rất kính trọng, Chính Đức hận không thể tự tay giết chết gã bầy tôi mà y hết lòng đối đãi chân thành này.
Nhưng dù hận, y vẫn nhớ khi mình còn làm Thái Tử, rồi làm Hoàng Thượng, y luôn là một kẻ cô đơn, mãi cho đến khi Dương Lăng xuất hiện. Trong ánh mắt hắn nhìn y không có sự sợ hãi và nịnh nọt mà y thường thấy trên gương mặt của những kẻ khác, mà là một sự quan tâm chân thành. Do đó y cũng luôn coi Dương Lăng như một người bạn.
Nhưng... người bạn duy nhất của y lại đã phản bội y. Nghĩ đến đây, Chính Đức không nén được tiếng thở dài.
Ngự sử Lục Trọng Côn thấy Hoàng Đế không nghiêm túc nghe lão phát biểu, bèn cất cao giọng gọi lớn:
- Hoàng Thượng!
- Hả? Cái gì? Chính Đức ngây người một chốc, thu lại ánh mắt lơ đễnh, ngạc nhiên nhìn lão ngôn quan ngự sử đã ê a dài dòng nửa ngày mà y vẫn chưa biết lão muốn nói cái gì.
Lục Trọng Côn cố nén giận, bẩm:
- Giờ đang là đại tang của Tiên đế, giỗ đầu (1) chưa lâu, mới bắt đầu kỷ nguyên của Hoàng Thượng, mà người đã ham mê lạc thú, thỉnh thoảng lại đến dự tảo triều muộn, ngọ triều thì trễ đến xế chiều; sinh hoạt vô thường, ăn ngủ trái bữa, khiến cho tinh thần bị tổn hao, hại lỡ chính sự. Đó không phải là việc làm của minh quân đâu. Thần nghe đêm qua mưa lớn sấm vang, đánh vỡ mỏ diều hâu (*) của điện Phụng Thiên và con thú trên nóc Thái Miếu, cây cối trong thành bị gãy hơn trăm gốc. Hoàng Thượng nên lấy cái tai hoạ do trời gây ra ấy mà cảnh tỉnh.
(*: vật trang trí hai đầu nóc nhà kiểu Trung Quốc)
Chính Đức thờ ơ đáp:
- Biết rồi! Trẫm đã phái Khâm Thiên giám nghiệm tính cát hung.
Lục Trọng Côn cảm khái:
- Hoàng Thượng! Chiếu theo thông lệ của triều trước, hễ gặp thiên địa kịch biến, đế vương phải giảm bữa bớt vui, hạ chiếu tự ngẫm. Hoàng Thượng nên lệnh cho bá quan văn võ dâng tấu thảo luận khuyên ngăn, chỉ điểm tệ nạn đương thời mới phải.
Hoàng Đế Chính Đức thoáng nhướng mày, thầm nổi giận trong lòng: "Thật là quá vô lý! Mưa to gió lớn thổi ngã vài gốc cây, sấm sét đánh vỡ mấy con thú đá trên mái điện cũng muốn nói vòng nói vo để trút lên đầu trẫm. Cái gì mà 'đó không phải là việc làm của minh quân' chứ! Chẳng lẽ ta là hôn quân sao?"
Nhưng đã là ngôn quan, nghĩa là có thể tấu mà không bị hạch tội; cho dù là cha y, vị hoàng đế Hoằng Trị mẫu mực ấy, cũng từng có lúc bị bọn ngự sử tấu đến chịu không nổi. Vì vậy Chính Đức đành nén giận, bảo:
- Vậy thì hạ chiếu, lệnh cho bá quan vào can gián đi!
Chính Đức ho một tiếng, nói tiếp:
- Các vị ái khanh! Hôm nay nghịch thần dối gạt chuyện Đế Lăng bị tươm nước đã bị giải đến pháp trường xử tử. Việc dời lăng của Tiên đế đã là chuyện bắt buộc. Có thể tháo dỡ một phần vật liệu từ chỗ cũ để xây dựng lại lăng mới, như thế ước tính hao tốn khoảng ba trăm vạn lượng. Trẫm muốn trưng thu thêm một chút thuế khóa, các vị ái khanh có kiến nghị gì để điều trần không?
"Quả nhiên là đến lúc rồi đây!" Ba vị đại học sỹ không khỏi đưa mắt nhìn nhau. Hôm qua sau khi Chính Đức rời khỏi ngọ triều, Từ Quán đã vào cung bẩm báo chuyện khâm phạm đã cung khai nhận tội. Trong cơn giận ngất trời, Hoành Đế Chính Đức đã hất đổ bàn ngự (ngự trác), la hét ỏm tỏi muốn lập tức nghiêm trị đám nghịch thần tặc tử này. Ba vị đại học sỹ biết tin liền biết rằng chuyện dời lăng của Tiên đế đã ngã ngũ. Nhưng phí tổn khổng lồ này sẽ lấy từ đâu ra?
Kẻ khác có thể không biết tường tận, nhưng bọn họ còn chẳng biết mấy năm nay vì thiên tai liên miên không ngớt, tài chính của Đại Minh đã túng quẫn đến mức nào ư? Còn bọn Vương Quỳnh, Từ Quán, Hồng Chung chỉ hô hào giữ gìn bảo vệ vận mệnh Đại Minh nhằm để cho địa vị lẫn quyền thế bọn chúng sẽ tăng thêm một bậc; còn những uy hiếp trực tiếp khác đến địa vị lẫn vương quyền, bọn họ chỉ xem là thứ yếu.
Không còn cách nào khác, Lý Đông Dương đành liều mạng bước ra khỏi hàng tâu:
- Hoàng thượng! Thu nhập hằng năm của triều đình là bốn trăm vạn lượng, vừa đủ chi tiêu. Lăng tẩm tiên đế đã dùng hết ba phần tư, bộ Hộ đã cạn kiệt tiền bạc gom góp bấy lâu. Nếu di dời Hoàng Lăng, tất phải gia tăng thuế khóa. Dân chúng sẽ không chịu nổi cái khổ đâu.
Chính Đức nghe thế cả giận gắt:
- Bách tích Đại Minh có ức vạn (trăm triệu) người, chỉ thu mỗi người thêm một phần thuế, khanh không cần phải buông lời doạ nạt như vậy!?
Lý Đông Dương vội bẩm:
- Hoàng Thượng bớt giận! Hoàng Thượng có điều không biết, những năm gần đây thiên tai liên tiếp, Hà Nam Hà Bắc bị lũ lụt gây họa, Cam Túc Thiểm Tây hạn hán không mưa, ngay cả ở Giang Nam giá gạo cũng đã rất đắt đỏ, khiến cho khắp nơi đạo tặc hoành hành. May vì Tiên đế nhân từ, lấy thuế thấp nuôi dân, yêu thương dân chúng, trăm họ mới có thể miễn cưỡng vượt qua khó khăn. Nhưng dân chúng ở những vùng đất nghèo khổ đã phải mỗi ngày chỉ một bữa sống lay lắt qua ngày, nếu tăng thêm thuế má, sợ rằng sẽ gây nên biến loạn.
Lý Đông Dương chỉ lo Chính Đức không nghe lời khuyên can, gấp đến độ toát cả mồ hôi. Nếu không phải vì thời đó Đại Minh còn chưa biết đến truyện ngụ ngôn "Cọng rơm cuối cùng làm gãy lưng con lạc đà", lão cũng sẽ bắt chước Tiêu Phương đi đường vòng khuyên nhủ rồi.
Tạ Thiên lập tức bước ra tâu:
- Hoàng Thượng! Hôm nay rợ Miêu không ngừng nổi loạn gây hại cho hậu phương. Thát Đát đang vì Tiên đế về trời mà đang lom lom nhìn ngó Đại Minh chúng ta như hổ đói. Trong nước tổn hao, lũ lụt hạn hán dồn dập, dự trữ biên phòng thiếu hụt, thật sự không thể gây thêm tai hoạ nữa đâu.
Chính Đức đập bàn đánh "chát", quát:
- Thái Lăng không tốt, chẳng lẽ muốn Tiên đế vẫn an táng ở nơi đó ư? Hay đường đường là thiên tử Đại Minh ta lại phải nằm lại trong áo quan cả chục năm không thể nhập thổ an nghỉ, chờ cho dân chúng nghỉ ngơi lấy lại sức sao?
Uy danh Hoằng Trị trong đám quần thần cực cao, Chính Đức lại dùng tôn nghiêm của đế vương và đạo hiếu của người làm con mà lý sự, nên mặc dù trong quần thần có khối người phản đối tăng thuế nhưng nhất thời cũng đành cứng họng.
Dưới điện im lặng một hồi lâu, Lưu Kiện hiên ngang bước ra khỏi hàng, quỳ phục xuống đất tâu:
- Thần liều chết nói thẳng! Hoàng Thượng ở trong cung rộng rèm xinh có hay dân đen nhà củi lều tranh khó chống được bão giông? Hoàng thượng ăn ngon mặc đẹp, có hay dân đen cơm không đủ ăn, áo không đủ ấm? Tiên đế được khâm liệm về lăng, nghi lễ có định chế, bầy tôi như thần nào dám xem nhẹ. Thế nhưng việc cũng phân nặng, nhẹ, gấp rút và thư thả. Mạnh Tử nói: ”Dân vi quý, quân vi khinh, xã tắc giang sơn vi trọng (*)”, Đại Minh giữ nước là thuận theo thiên mệnh, thiên mệnh tức là bách tính. Đại Minh thuận theo thiên mệnh thì thuật phong thủy cỏn con sao đáng để e dè. Xây dựng Thái Lăng đã hao tốn của cải quốc gia, sao có thể dễ dàng nói hủy là hủy? Tiên đế nhân đức yêu thương con dân, tin rằng Tiên đế trên trời có linh, cũng sẽ xem trọng nhân dân chứ không xem nặng phong thuỷ. Cúi mong bệ hạ suy nghĩ kỹ lại.
(*: nguyên văn "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" nghĩa là, trong một nước quý trọng nhất là dân, kế đó là đất đai và lúa gạo (xã tắc), còn vua thì chỉ được xem nhẹ. Bởi do vua là do dân đặt ra chứ không phải vua đặt ra dân.)
Nói rồi Lưu Kiện úp mặt quỳ sấp tại chỗ. Lời của lão tuy rằng rất khách khí, thật ra cũng không ngoài việc nói bách tính mới là gốc rễ của xã tắc giang sơn, thuyết phong thủy là vô căn cứ, không thật. Còn về phần Tiên đế thì cứ an táng ở Thái Lăng là được rồi, đừng phung phí tiền bạc một cách mù quáng.
Trên kim điện, văn võ bá quan nghe vậy đều nín thở. Cái tính nết mưa nắng thất thường của vị tiểu hoàng đế này bọn họ đã sớm thưởng thức qua. Nếu như y nổi giận, kêu người lôi Lưu đại học sỹ xuống đình trượng (phạt gậy)(*), không phải ông già cao tuổi như vậy sẽ bị đánh chết tươi sao?
(*: đình là triều đình, trượng là gậy dùng để đánh người. Phàm là chuyện ở trong cung thì gọi là đình, như đình nghị, đình đối)
Bọn người Vương Quỳnh, Từ Quán có lòng ra mặt tranh luận giùm Chính Đức, nhưng dân gian đã xôn xao truyền miệng tin triều đình tăng thuế rồi, hơn nữa còn chỉ thẳng chính là do bọn họ sàm tấu, thành thử danh tiếng của bọn họ đã sa sút lắm rồi. Lúc này bọn họ ra mặt há chẳng phải xác nhận chuyện xấu đó sao? Thế là bọn họ cũng không dám bước lên phát ngôn bừa bãi.
Chính Đức nhìn ngó một hồi, thấy văn võ bá quan không ai ra mặt phụ họa tán đồng y, không ngờ y lại cảm thấy vừa bực vừa buồn cười: “Cái đám đại thần chết tiệt này! Hôm qua còn ông ổng bảo vừa là ảnh hưởng đến quốc vận vừa tổn hại cho hạnh phúc mai sau. Thế mà hôm nay ba vị đại học sỹ vừa lấy nhân dân ra ngăn cản thì không có lấy một người giúp ta. Rốt cuộc các ngươi là trung quân hay là yêu quý cái danh tiếng của bản thân các ngươi?”
Chính Đức đang chống hai tay lên ngự án, bất chợt đứng thẳng dậy chỉ vào Lưu Kiện, vừa định mở miệng nói, bỗng nhiên tướng quân giữ điện hối hả chạy vào, quỳ xuống hô to:
- Khải tấu Hoàng Thượng! Thượng thư bộ Hình Hồng Chung cho người phi ngựa về báo. Người vợ của phạm quan (quan phạm tội) Dương Lăng là Hàn thị xông vào pháp trường, tay cầm tranh vẽ của Tiên đế che trên đầu phạm quan Dương Lăng. Hồng Chung không dám tự ý hành hình, sợ tổn hại đến di vật của Tiên đế. Khẩn xin Hoàng Thượng định đoạt!
Bá quan bèn rào rào sôi nổi bàn tán. Có lẽ vì những buổi họp triều hằng ngày quá khô khan nhàm chán, cho nên vừa nghe tin vợ của Dương Lăng cầm tranh vẽ của Tiên đế xông vào pháp trường cứu chồng, văn võ bá quan liền như uống phải thuốc kích thích.
Đang quỳ sấp mặt ở dưới đất, Lưu Kiện nghe vậy cũng không khỏi mừng rỡ. Lão to gan nói thẳng, thật ra trong lòng cũng thấp tha thấp thỏm, tin vừa rồi đánh lạc sự chú ý của Chính Đức, lão sẽ không bị sao nữa. Lưu Kiện thầm thở phào, đưa ống tay áo lên lau mồ hôi lạnh trên trán.
Chính Đức nghe vậy thì đứng ngây tại chỗ, một lúc lâu mới lẩm bẩm lặp lại:
- Ngươi nói Ấu Nương, vợ của Dương Lăng xông vào pháp trường? Nàng cầm thủ bút của phụ hoàng đã ban thưởng cho nhà họ Dương từ đời nào rồi à? Trên đó vẽ gì?
Y lẩm bẩm với bản thân, âm thanh rất nhỏ, chỉ có tiểu thái giám ở trước bàn nghe được. Nhưng chưa được Chính Đức ra hiệu, hắn cũng không dám lớn tiếng hỏi thay cho y.
Chính Đức ngây người một hồi, rồi bắt đầu chậm rãi cất bước đi lại trên bệ rồng. Tất cả bá quan chăm chú dõi theo động tác của y, thấy Chính Đức lúc thì nghiến răng nghiến lợi, lúc thì lại ngơ ngẩn xuất thần. Mãi một lúc sau y mới quát:
- Truyền dụ! Sai Ngự mã giám Trương Vĩnh đến đó tra hỏi trước, thu hồi thủ bút của Tiên đế đưa cho trẫm xem. Bãi triều!
Ở đầu chợ, Hồng Chung hổn hà hổn hển đi đi lại lại trên đài hành hình. Mặt trời hừng hực trên cao, chói loà, nhưng lão vẫn không nhận ra mặt mình đã đầm đìa mồ hôi. Tuy vật mà Ấu Nương cầm không phải là thánh chỉ, và bức thư họa đó cũng không hề liên can gì đến vụ án này, nhưng đó chính là bức họa do tự tay Tiên đế vẽ. Ở trước mặt bao người, cướp thì không cướp được, làm hư hại cũng không xong, lão đành phải đực mặt đứng ở đây.
Chợt lão giậm chân quát:
- Hàn thị! Ngươi nghĩ kỹ đi, xông vào pháp trường cản trở hành hình chính là tội chém đầu. Chồng ngươi Dương Lăng vi phạm pháp lệnh, khi quân phạm thượng, là kẻ ác không thể dung tha. Hoàng Thượng chỉ giết một mình hắn là đã quá khai ân rồi. Ngươi tuổi hãy còn nhỏ, chẳng lẽ không tiếc mạng sao?
Đã nâng bức thư họa đến mỏi nhừ cả tay, Hàn Ấu Nương ngẩng đầu liếc xéo Hồng Chung rồi bảo:
- Ông không phải là người tốt!
- Cái gì?
Hồng Chung kinh ngạc sửng sốt, giận dữ quát:
- Dương Hàn thị, ngươi dám phỉ báng mệnh quan triều đình ư?
Hàn Ấu Nương quật lại:
- Tướng công ta là một nam nhi đầu đội trời, chân đạp đất, là vị quan tốt vì nước vì dân. Ông nói tướng công ta không phải là người tốt, vậy ông nhất định không phải là người tốt.
Dân chúng bu quanh xem náo nhiệt phần lớn là những kẻ quanh năm nghèo khổ, dựng sạp buôn bán sống qua ngày, vì chuyện tăng thuế nên đã hận mấy người Hồng Chung đến thấu xương, vừa nghe Hàn Ấu Nương nói vậy lập tức đồng loạt reo hò. Có kẻ lớn mật còn chen vào trong đám đông thừa cơ chửi lão ta, khiến Hồng Chung giận đến tím mặt.
Lão phất ống tay áo hầm hầm:
- Chỉ là đám tiểu nhân và đàn bà khó dạy, lão phu không thèm so đo với ngươi!
Hồng Chung giận đến líu lưỡi. Ngay vào lúc này, một người cưỡi khoái mã phi đến pháp trường, kỵ mã vận trang phục thái giám trong cung. Khoái mã chạy theo thông đạo tạo bởi hai sợi dây thừng bện bằng cỏ đến trước đài. Không ngờ lúc phóng người xuống ngựa, thân thủ người đó lại rất mạnh mẽ.
Dương Lăng biết Chính Đức có tình cảm quấn quýt như trẻ con quấn chị với Ấu Nương, vốn nghĩ rằng Chính Đức sẽ không vì chuyện của mình mà trút giận sang nàng. Nếu vẫn không ăn thua thì với tình cảm của Chính Đức đối với Tiên đế, khi thấy bức thư hoạ đó thì hắn cũng sẽ bỏ qua cho nàng. Nhưng hôm nay nàng đã gây ra chuyện náo loạn pháp trường, Dương Lăng thật không đoán được với tính nết bốc đồng, mưa nắng thất thường của hắn thì Chính Đức sẽ xử trí như thế nào.
Lúc này vừa thấy khoái mã trong cung chạy đến, tinh thần của y không khỏi phấn chấn hẳn lên. Hàn Ấu Nương cũng tròn mắt, căng thẳng dõi theo người vừa đến. Bốn bề tĩnh lặng, Trương Vĩnh phi thân xuống ngựa, bước lên đoạn đầu đài cao nửa thân người. Dương Lăng nhận ra lão, buột miệng gọi:
- Trương công công!
Trương Vĩnh bước đến gần nhưng không đáp lời Dương Lăng. Lão ra vẻ nhìn chăm chú bức thư hoạ một hồi, rồi cũng quỳ xuống đất cung kính bái lạy một lúc. Hồng Chung và Trình Văn Nghĩa trố mắt nhìn lão thong thả thi lễ xong xuôi, Hồng Chung mới không nhịn được bèn hỏi:
- Vị công công này, xin hỏi Hoàng Thượng có gì căn dặn?
Lúc này Trương Vĩnh đã gia nhập Ngự mã giám, chỉ huy Tả Tương mã, là một trong tứ đại thủ lĩnh dưới trướng Miêu Quỳ, chỉ là vẫn chưa có duyên gia nhập vào Tây Xưởng, lực lượng trung tâm của Miêu Quỳ. Nhưng thân phận và địa vị lão đã khác xa lúc trước, nói chuyện trước mặt Hồng thượng thư cũng có vài phần tự tin. Nghe Hồng Chung ra vẻ bề trên, Trương Vĩnh mỉm cười đáp:
- Đại nhân yên tâm chớ nóng! Chúng ta phụng thánh dụ hỏi Dương Hàn Thị mấy lời.
Nói rồi lão bước lên một bước, điềm đạm hỏi Ấu Nương:
- Dương Hàn Thị! Hoàng Thượng hỏi ngươi: Dương Lăng phạm tội khi quân phạm thượng, lý nên xử chém, ngươi thân phận nữ lưu lại xông vào pháp trường là muốn làm gì?” (TJ: là để cứu chồng bà, rõ thế mà cũng hỏi?!)
Hàn Ấu Nương phản đối:
- Tướng công ta bị nhục hình mà nhận, xin Hoàng Thượng hãy cho về xét xử lại.
Trương Vĩnh gật gù nói:
- Hiểu rồi! Các ngươi đợi đi, bức thư hoạ này của Tiên đế, ta muốn thỉnh về kinh đưa cho Hoàng Thượng xem qua. Dương Hàn Thị, xin hãy đưa bức thư hoạ đó cho ta.
Vốn Hàn Ấu Nương dựa cả vào bức thư hoạ này mới tạm thời bảo vệ được tướng công, nghe Trương Vĩnh nói vậy thì không khỏi chần chừ. Trương Vĩnh cười ha hả nói:
- Dương Hàn Thị! Ta đang phụng ý chỉ của Hoàng Thượng, chẳng lẽ còn có thể gạt ngươi sao?
Dương Lăng bèn trấn an nàng:
- Ấu Nương! Giao bức tranh vẽ của Tiên đế cho Trương công công đi, không cần phải hoài nghi.
Nghe y nói vậy, Hàn Ấu Nương mới nâng cao hai tay, cung kính dâng bức thư họa lên. Trương Vĩnh cẩn thận nhận lấy bức thư họa đã được bồi giấy trang trọng, cuộn lại, nhét chéo vào trong ngực rồi quay lại thượng thư Hồng Chung:
- Hồng đại nhân! Hoàng Thượng có khẩu dụ tạm thời đình chỉ hành hình, ở pháp trường chờ lệnh!
Nói đoạn lão xoay người bước xuống đài, nhảy lên ngựa phóng băng băng.
Trong điện Bảo Hoà, Chính Đức cầm bức vẽ nhẩm đọc: "Cây tùng trăm trượng um tùm, dẫu rằng sần sùi xấu xí, nhưng là vật liệu chính để xây nhà to." ("Sâm sâm bách trượng tùng, tuy lỗi kha đa tiết, dụng chi đại hạ, chung thị đống lương chi tài.")
Chính Đức đọc xong liền giận dữ đập bàn:
- Phụ hoàng! Người nghĩ rằng Dương Lăng lỗi nhỏ, trông đợi vào y rất nhiều. Thế nhưng hôm nay y phạm đại tội, còn có thể xem là một chút lỗi vặt sao?
Trương Vĩnh chợt đảo khoé mắt. Lão cẩn thận quan sát vẻ mặt Chính Đức rồi bẩm:
- Hoàng Thượng! Nô tài ngu dốt, nghĩ mãi không thông. Hoàng Thượng tín nhiệm Dương Lăng có thừa, tên Dương Lăng này có thể nói là tiền đồ như gấm, cớ gì chỉ đi xây lăng vỏn vẹn có mấy ngày mà đã ngu ngốc phạm vào tội lớn tày trời như vậy? Nô tài ít học, nhưng cũng biết nếu một kẻ phạm tội, thì nhất định là do kẻ ấy hám lợi. Nếu là tội khi quân thì món lợi càng phải lớn. Vậy thứ Dương Lăng mưu cầu chính là cái gì chứ?
Chính Đức chợt đổi sắc mặt, quay đầu nhìn lão nói:
- Lão Trương! Có gì thì nói, không cần quanh co với trẫm. Có phải khanh nói Dương Lăng không có lý do gì để khi quân?
Trương Vĩnh cười hùa đáp:
- Lão nô thật sự không dám nói như vậy. Có điều theo lý mà nói, cho dù công trình xây lăng có món lợi để y mưu cầu, cũng không thể tốt bằng đứng ra tố cáo chuyện này. Dương Lăng sao lại ngu xuẩn đến như vậy, lão nô thật nghĩ không thông.
Chính Đức hừ lớn một tiếng, nói:
- Có nhân chứng ở lăng chính miệng làm chứng, còn có những kẻ khác biết sự tình bị chết một cách kỳ lạ, như vậy vẫn chưa đủ để chứng minh sao? Huống chi bọn họ cũng đã nhận tội rồi.
Trương Vĩnh cười nịnh lấy lòng:
- Đúng đúng đúng! Cho nên lão nô mới nói mình ngu dốt. Kể ra mấy kẻ bọn họ thật chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, khi bị bắt giải về kinh không chịu nhận tội để bị phạt cho xong, phải đợi đến lúc bị dùng đến đại hình (tra tấn nặng) mới khai. Đấy chẳng phải là đê tiện sao?
Chính Đức nghe lão vẫn có hàm ý bọn Dương Lăng vì bị bức cung nên nhận tội, bèn quay sang liếc lão một cái. Đoạn y lại quay về xem xét tỉ mỉ bức thư hoạ của phụ hoàng thật lâu, nhớ lại lời ngày đó phụ hoàng đã nắm tay y dặn dò: "Hoàng nhi! Trong triều toàn là các vị lão thần, không thể trợ tá hoàng nhi cả đời. Dương Lăng là người trọng tình trọng nghĩa, có cái nhìn rất độc đáo về chính trị lẫn quân sự. Tôi luyện thật kỹ một phen, không chừng y sẽ có thể trở thành bề tôi đắc lực cho con đó.”
Chính Đức nhớ đến đây, cảm thấy nụ cười và dáng điệu của phụ hoàng tựa như đang ở trước mặt, liền không kềm nén nổi đau thương. Y lưỡng lự một hồi lâu rồi mới bảo:
- Đáng tiếc Kim Tỉnh ở Đế Lăng không thể tùy tiện động thổ. Bằng không trẫm thật muốn sai người đến khảo sát qua, xem thử Dương Lăng có thật sự đã lừa gạt trẫm hay không.
Trương Vĩnh vừa nghe liền bẩm ngay:
- Hoàng Thượng! Đúng là Thái Lăng vốn không thể tuỳ tiện động thổ, nhưng nay Hoàng Thượng muốn dời lăng, vậy là bỏ nơi đó rồi. Đừng nói là khảo sát một chút thôi, cho dù là khai quật mọi thứ lên cũng chẳng hề gì. Chi bằng Hoàng Thượng hãy phái người đi xem xét một chút; nếu chứng cứ xác thực, thì trong triều trên dưới cũng sẽ không ai có ý kiến gì nữa. Nếu như không có vấn đề gì, nếu phong thủy ở đó chưa từng bị phá hủy, mà chỉ mới động chạm một chút, không chừng mọi người sẽ nghĩ được một biện pháp nho nhỏ liền có thể tu bổ lại, vẫn có thể tiếp tục dùng làm Đế lăng. Lúc đó, Hoàng Thượng cũng sẽ không cần phải ra lệnh tăng thuế khiến cho bá quan khó xử nữa.
Chính Đức vừa nghe xong bất chợt vỗ trán, buột miệng:
- Đúng thật! Trẫm cứ mãi nhớ là nơi đó không thể động thổ, lại quên mất bây giờ không giống khi trước nữa. Trương Vĩnh! Khanh hãy mau đi truyền chỉ áp giải đám người Dương Lăng trở về thiên lao, trẫm phải sai người thân cận đến Thái Lăng xét nghiệm.
Chính Đức nói xong cảm thấy vô cùng thích chí. Hôm nay trên triều ba vị Cố mệnh lão thần cùng lên tiếng phản đối, phê phán việc tăng thuế một cách nghiêm trọng như vậy, Chính Đức vẫn chưa thật sự có gan áp chế Tam công, cưỡng ép ban chỉ. Hơn nữa đã thấy nét bút của phụ hoàng, lại nghe được lời của Trương Vĩnh, trong lòng y cũng bắt đầu hoài nghi. Nếu thật quả như lời Trương Vĩnh nói, há chẳng phải cả nhà sẽ đều vui ư?
- Lão nô tuân chỉ!
Trương Vĩnh cười hì hì đáp lời, rồi xoay người vội vàng đi ra.
Lão vừa bước ra khỏi cửa liền thấy mấy vị đại thần Lưu Kiện, Tạ Thiên, Từ Quán, Tiêu Phương, Lưu Vũ, Dương Phương đi đến điện Bảo Hoà. Vì vội đi truyền chỉ nên Trương Vĩnh cũng không quan tâm nhiều đến bọn họ, vẫn vội vã bước đi.
Lý Đông Dương và Tạ Thiên đến là vì việc trưng thuế. Có vài lời không tiện nói thẳng trên triều nên cả hai muốn đến hậu điện lý luận kỹ thêm với Hoàng Đế. Còn đám người Từ Quán thì lại đến để khuyên Hoàng Đế tăng thuế. Có điều bọn họ đã nghĩ ra một biện pháp dung hoà, đó là trưng thu thuế theo vùng, vùng nghèo thì tăng thuế ít, vùng giàu có thì tăng nhiều. Như vậy, thuế má của vùng giàu có năm nay sẽ phải tăng gấp đôi, nhưng vùng nghèo chỉ tăng ba phần. Mặc dù vẫn sẽ gây ra tiếng oán than, song chỉ là sẽ làm cho vùng giàu nghèo đi, vùng nghèo nghèo thêm, biện pháp này dù sao vẫn tốt hơn là tăng thuế đều khắp cả nước.
Không ngờ bọn họ vừa mới bước vào điện, Chính Đức đã vui vẻ bảo:
- Các vị ái khanh đến thật tốt! Trẫm đang muốn sai người đi đến Thái Lăng khám nghiệm, để thẩm tra xem có phải đám người Dương Lăng đã khi quân phạm thượng hay không. Các khanh thấy phái ai đi thì ổn?
Vị tiểu hoàng đế này luôn có những ý nghĩ kỳ quặc quái đản, mỗi khi có một ý tưởng gì thì chỉ làm được một nửa liền vất qua một bên để làm cái khác, những đại thần này sớm đã quen rồi. Tuy rằng đám lão thần này vẫn chưa bắt kịp lối tư duy của Chính Đức, nhưng cũng đã có thể tùy cơ ứng biến, điềm tĩnh giải quyết rồi.
Lý Đông Dương thoáng ngây ra rồi lập tức nói ngay:
- Thần tình nguyện đến Thái Lăng một chuyến.
Từ Quán biết lão phản đối tăng thuế, còn nghe Vương Quỳnh kể lão ta từng trực ngôn phản đối, bảo vệ Dương Lăng ở trước mặt vua Hoằng Trị; lão già này lại không tin phong thủy, không chừng sẽ vì tư tâm mà gỡ tội cho Dương Lăng. Vì vậy Từ Quán liền lập tức lên tiếng phản đối:
- Không được! Đường đường là đại học sỹ đương triều lại đi làm quan khám nghiệm sao?
Tạ Thiên phản bác:
- Từ thượng thư nói vậy là sai rồi! Chuyện của Thái Lăng, cho dù chúng ta không bàn đến phong thủy, nhưng lúc này liên quan đến việc tăng thuế cũng thật sự đã là chuyện can hệ đến vận mệnh quốc gia. Đó là chuyện trọng đại cỡ nào chứ? Lão thần cũng muốn xin Hoàng Thượng cho phép được đi.
Từ Quán là người tố cáo vụ án Đế Lăng thấm nước, để tránh hiềm nghi, đương nhiên lão không thể xin đi khám nghiệm được. Lão sốt ruột, vội nói:
- Đã là như vậy, chuyện này càng phải nên cẩn thận. Theo lão thần thấy, Hoàng Thượng nên tuyển chọn những triều thần không hề có lợi ích và thiệt hại gì với vụ án này đi đến đó mới ổn thoả.
Tiêu Phương bèn hỏi:
- Vậy theo Từ thượng thư, chúng ta nên cử ai đi?
Từ Quán thoáng trầm ngâm rồi bảo:
- Không bằng như vầy: Chọn một vị huân thích (hoàng thân quốc thích có công lao), một vị triều thần, một vị Hàn Lâm. Ba người cùng đi, lấy đất về đối chiếu với đất Kim Tỉnh mà bộ Lễ đã niêm phong cất giữ, có nhầm lẫn hay không liếc mắt sẽ thấy ngay. Ba bên kiềm chế giám sát lẫn nhau, cũng hết sức công bằng.
Lão tin chắc rằng Kim Tỉnh đã bị người động tay động chân, cho nên không chút lo sợ. Trong ba người được đề cử, một người là bầy tôi trong triều, một người là huân thích chỉ có công danh lợi lộc mà không hề có thực quyền, một người là quan dự khuyết, chưa từng can dự triều chính, nên đương nhiên là thoả đáng nhất.
Dương Phương nghe vậy cười nói:
- Đã như vậy, thần xin đề cử Thành quốc công Chu Cương. Quốc công tuổi cao đức trọng, công chánh vô tư, đã là huân khanh, lại là quốc thích, có thể nói là nhân tuyển thích hợp nhất.
Hoàng Đế Hiến Tông từng nạp con gái của Thành quốc công làm phi, cho nên Dương Phương mới nói như vậy.
Tiêu Phương rất có hảo cảm với Dương Lăng, mà kẻ muốn "hạ" Dương Lăng lại là Vương Quỳnh, tử thù của lão, nên hiển nhiên lão rất muốn bênh vực Dương Lăng. Có điều Tiêu Phương không dám mạo hiểm tiến cử chính bản thân. Lão chợt nhớ khi Dương Lăng chờ xét xử tội kháng chỉ, từng có một sỹ tử thi Hội viết một bài văn chương gấm vóc lên tiếng ủng hộ y. Đại thần trong triều biết chuyện này không nhiều, nhưng Tiêu Phương thích nhất là sưu tập những bài kỳ văn chốn phường chợ, nên lại biết rất rõ việc này. Tiêu Phương thầm nghĩ: "Sỹ tử này chắc hẳn là có chút giao tình với Dương Lăng. Nay hắn đã được vào Hàn Lâm Viện, tuy chưa chắc hắn sẽ chịu xả thân vì Dương Lăng, nhưng đến lúc xét nghiệm Kim Tỉnh ở Đế Lăng, chỉ cần hắn có thể tiện tay làm qua loa, nhất định sẽ tạo thuận lợi cho Dương Lăng.”
Nghĩ vậy Tiêu Phương vội tâu:
- Thần xin tiến cử Nghiêm Tung. Người này là tân khoa tiến sỹ năm nay, đã trúng tuyển làm Thứ cát sỹ Hàn Lâm Viện. Người này tài văn xuất chúng, lại đỗ đạt tiến sỹ tân khoa, chưa từng bước chân vào triều đình, có thể làm Khâm sai.
Chính Đức gật đầu nói:
- Được, vậy là hai người này đã được xác định. Còn trong các triều thần sẽ cử ai đi đây?
Mọi người đưa mắt nhìn nhau, nhất thời không ai dám lên tiếng. Sau khi tân đế đăng cơ, vụ án này đã trở thành võ đài để Lục Bộ thậm chí là Tam Công phân phối lại quyền lực và đấu đá lẫn nhau. Chỉ cần nhúng tay vào nhất định sẽ đắc tội với một bên, ai dám tùy tiện trả lời chứ?
Chính Đức thấy không ai lên tiếng, bèn nhìn vào từng người một. Bộ Lễ, Bộ Công, Bộ Hình, mấy nha môn này đều có liên quan đến vụ án, không dùng được. Chính Đức lắc đầu. Đột nhiên y nhìn thấy Thị lang bộ Binh Trần Hồng Mạc, bèn mừng rỡ nói:
- Bộ Binh không hề có liên can đến vụ án này, đại thần trong triều hãy do Trần khanh đại diện vậy.
Trần Hồng Mạc vừa nghe liền giật thót mình, lão nào có thể nhận nhiệm vụ làm kẻ đắc tội người ta này chứ. Lão cuống quýt thoái thác:
- Thần tạ ơn Hoàng Thượng tin cậy! Nhưng thần không dám giấu, tiến sỹ Khâm Thiên giám Hoa Phó là thân nhân của vi thần, mà vụ án này lại liên quan đến Khâm Thiên giám, thần nên lánh đi để tránh hiềm nghi mới phải.
Lão thấy Chính Đức lộ vẻ không vui, vội vàng nói thêm:
- Tuy nhiên vi thần xin tiến cử một người. Người này cũng là quan viên bộ Binh, thường ngày rất là cẩn trọng, hơn nữa hoàn toàn không có liên can gì đến vụ án này. Chỉ là quan chức hơi thấp kém một chút.
Chính Đức sốt ruột gắt:
- Trẫm muốn phái người đi, chỉ là muốn tìm vài người không liên can đến vụ án này để giúp trẫm kiểm tra rõ ràng mà thôi. Quan chức lớn hay nhỏ chẳng sao, người khanh nói là ai?
Trần Hồng Mạc vội đáp:
- Chủ sự bộ Binh Vương Thủ Nhân. Người này xưa nay có tiếng là người hiền, có thể đảm nhận trọng trách!
Chú thích:
(1) Nguyên văn “tiểu tường”: giỗ đầu.
Thời cổ, sau khi Hoàng đế, Hoàng thái hậu, Hoàng hậu mất 12 ngày thì cúng tiểu tường.
Từ thời Hán Văn Đế, để giảm nhẹ tang kỳ, triều đình sử dụng một ngày thay cho một năm, nên sau 12 ngày xem như đã đủ năm, sẽ cúng tiểu tường; sau 24 hoặc 25 ngày thì cúng đại tường, giải tang cho quan lại.
Danh sách chương