Đó là lúc tôi bắt đầu phản bội cô.
Không phải tôi đã kể ra việc gì bí mật hoặc làm tổn hại đến Hanna. Tôi chẳng để lộ điều gì mà lẽ ra phải giữ gìn. Tôi đã giữ kín những gì đáng lẽ phải công khai ra. Tôi không thú nhận có quan hệ với cô. Tôi biết, chối bỏ là một hình thức rõ rệt của phản bội. Bên ngoài không thể phân biệt được ai đó chối bỏ hay chỉ kín đáo, tôn trọng người khác, tránh rắc rối và phiền phức. Nhưng người nào không chịu thú nhận, người đó biết rõ. Sự chối bỏ làm hại đến mối quan hệ không khác gì phản bội trắng trợn.
Tôi không nhớ lần đầu tiên tôi phủ nhận quan hệ với Hanna vào lúc nào. Từ những quan hệ đồng môn của các buổi chiều hè đã nảy nở tình bạn. Ngoài cậu bạn ngồi cạnh mà tôi đã quen từ lớp cũ, ở lớp mới tôi thích nhất Holger Schlueter, người say mê môn Sử và Văn giống tôi, chúng tôi nhanh chóng thân nhau. Tôi cũng nhanh làm thân với Sophie, nhà cô cách có mấy phố và chúng tôi đi cùng đường tới bể bơi. Thoạt tiên tôi tự nhủ rằng độ thân mật với bạn bè chưa đủ để tôi kể về Hanna, kế đó là tôi không tìm được cơ hội, không tìm được thời điểm và câu chữ thích hợp. Rốt cuộc thì mọi sự đã quá muộn để còn kể về Hanna và khoe cô cùng các bí mật trẻ con khác. Tôi tự nhủ, muộn đến thế này mới kể về cô thì ắt sẽ gây ấn tượng sai lạc, rằng tôi ngậm miệng về Hanna bởi quan hệ với cô có gì không hay làm tôi phải áy náy. Nhưng muốn tự huyễn hoặc mình ra sao thì tùy – tôi biết là mình đã phản bội Hanna khi làm ra vẻ để cho các bạn biết hết các việc quan trọng trong cuộc đời mình, nhưng lại không nói gì về Hanna.
Bọn bạn nhận ra rằng tôi không hẳn cởi mở, nhưng như thế cũng chẳng có ích gì. Một buổi tối trên đường về nhà, Sophie và tôi gặp cơn dông và trú mưa dưới mái hiên một ngôi nhà vườn ở khu Neuenheim, hồi ấy chưa có khu nhà của trường đại học mà toàn ruộng và vườn. Trời sấm chớp, bão mưa nặng hạt. Nhiệt độ phải sụt đến năm độ. Chúng tôi rét run, và tôi quàng tay ôm cô.
“Hỏi bạn nhé?” Cô không nhìn tôi, mà nhìn vào cơn mưa.
“Gì cơ?”
“Bạn ốm lâu đúng không, bị viêm gan, có phải vì thế mà bạn có vấn đề. Bạn sợ không bình phục hẳn à? Hay các bác sĩ nói gì? Ngày nào bạn cũng phải đến bệnh viện để lọc máu hay truyền dịch à?”
Căn bệnh tên là Hanna. Tôi xấu hổ, song lại càng không thể kể về Hanna. “Không phải đâu, Sophie, tớ hết bệnh rồi. các chỉ số về gan bình thường, một năm nữa thậm chí tớ còn được phép uống rượu nếu muốn, nhưng tớ không muốn. Tớ đang…” Đã xoay quanh Hanna thì tôi không muốn nói rằng tôi đang có vấn đề. “Tại sao tớ đến muộn hoặc về sớm, đó là chuyện khác.”
“Bạn không muốn nói chuyện ấy, hay thật ra có muốn nhưng không biết nói như thế nào?”
Tôi không muốn, hay không biết làm thế nào? Tôi cũng chẳng biết nữa. Nhưng khi chúng tôi đứng đó dưới ánh chớp, trong tiếng sấm vang rền sát gần, trong tiếng mưa sầm sập, cùng run rẩy và sưởi ấm cho nhau đôi chút – tôi có cảm giác là nên kể cho Sophie, cho chính Sophie nghe chuyện Hanna. “Có lẽ lần khác tớ sẽ kể cho bạn nghe.”
Nhưng chuyện ấy không bao giờ xảy ra.
Không phải tôi đã kể ra việc gì bí mật hoặc làm tổn hại đến Hanna. Tôi chẳng để lộ điều gì mà lẽ ra phải giữ gìn. Tôi đã giữ kín những gì đáng lẽ phải công khai ra. Tôi không thú nhận có quan hệ với cô. Tôi biết, chối bỏ là một hình thức rõ rệt của phản bội. Bên ngoài không thể phân biệt được ai đó chối bỏ hay chỉ kín đáo, tôn trọng người khác, tránh rắc rối và phiền phức. Nhưng người nào không chịu thú nhận, người đó biết rõ. Sự chối bỏ làm hại đến mối quan hệ không khác gì phản bội trắng trợn.
Tôi không nhớ lần đầu tiên tôi phủ nhận quan hệ với Hanna vào lúc nào. Từ những quan hệ đồng môn của các buổi chiều hè đã nảy nở tình bạn. Ngoài cậu bạn ngồi cạnh mà tôi đã quen từ lớp cũ, ở lớp mới tôi thích nhất Holger Schlueter, người say mê môn Sử và Văn giống tôi, chúng tôi nhanh chóng thân nhau. Tôi cũng nhanh làm thân với Sophie, nhà cô cách có mấy phố và chúng tôi đi cùng đường tới bể bơi. Thoạt tiên tôi tự nhủ rằng độ thân mật với bạn bè chưa đủ để tôi kể về Hanna, kế đó là tôi không tìm được cơ hội, không tìm được thời điểm và câu chữ thích hợp. Rốt cuộc thì mọi sự đã quá muộn để còn kể về Hanna và khoe cô cùng các bí mật trẻ con khác. Tôi tự nhủ, muộn đến thế này mới kể về cô thì ắt sẽ gây ấn tượng sai lạc, rằng tôi ngậm miệng về Hanna bởi quan hệ với cô có gì không hay làm tôi phải áy náy. Nhưng muốn tự huyễn hoặc mình ra sao thì tùy – tôi biết là mình đã phản bội Hanna khi làm ra vẻ để cho các bạn biết hết các việc quan trọng trong cuộc đời mình, nhưng lại không nói gì về Hanna.
Bọn bạn nhận ra rằng tôi không hẳn cởi mở, nhưng như thế cũng chẳng có ích gì. Một buổi tối trên đường về nhà, Sophie và tôi gặp cơn dông và trú mưa dưới mái hiên một ngôi nhà vườn ở khu Neuenheim, hồi ấy chưa có khu nhà của trường đại học mà toàn ruộng và vườn. Trời sấm chớp, bão mưa nặng hạt. Nhiệt độ phải sụt đến năm độ. Chúng tôi rét run, và tôi quàng tay ôm cô.
“Hỏi bạn nhé?” Cô không nhìn tôi, mà nhìn vào cơn mưa.
“Gì cơ?”
“Bạn ốm lâu đúng không, bị viêm gan, có phải vì thế mà bạn có vấn đề. Bạn sợ không bình phục hẳn à? Hay các bác sĩ nói gì? Ngày nào bạn cũng phải đến bệnh viện để lọc máu hay truyền dịch à?”
Căn bệnh tên là Hanna. Tôi xấu hổ, song lại càng không thể kể về Hanna. “Không phải đâu, Sophie, tớ hết bệnh rồi. các chỉ số về gan bình thường, một năm nữa thậm chí tớ còn được phép uống rượu nếu muốn, nhưng tớ không muốn. Tớ đang…” Đã xoay quanh Hanna thì tôi không muốn nói rằng tôi đang có vấn đề. “Tại sao tớ đến muộn hoặc về sớm, đó là chuyện khác.”
“Bạn không muốn nói chuyện ấy, hay thật ra có muốn nhưng không biết nói như thế nào?”
Tôi không muốn, hay không biết làm thế nào? Tôi cũng chẳng biết nữa. Nhưng khi chúng tôi đứng đó dưới ánh chớp, trong tiếng sấm vang rền sát gần, trong tiếng mưa sầm sập, cùng run rẩy và sưởi ấm cho nhau đôi chút – tôi có cảm giác là nên kể cho Sophie, cho chính Sophie nghe chuyện Hanna. “Có lẽ lần khác tớ sẽ kể cho bạn nghe.”
Nhưng chuyện ấy không bao giờ xảy ra.
Danh sách chương