Chỉ có một lần Hanna nhìn vào khán giả và về phía tôi. Còn thì trong tất cả các ngày xử án cô chỉ nhìn về phía ghế băng khi được một nữ cảnh sát dẫn vào và ngồi xuống. Trông có vẻ ngạo mạn, và cũng có vẻ ngạo mạn khi cô không nói chuyện với các bị cáo khác và hầu như cũng chẳng nói chuyện với luật sư của mình. Các bị cáo khác cũng ít chuyện trò với nhau hơn, khi phiên xử ngày càng kéo dài. Họ đứng với người nhà và bạn bè trong giờ giải lao. Vẫy tay gọi mỗi sáng khi nhìn vào khán giả. Hanna ngồi tại chỗ trong giờ nghỉ.
Và tôi nhìn cô từ phía sau. Tôi thấy đầu, gáy và đôi vai cô. Tôi đọc ý nghĩ qua đầu, gáy và đôi vai cô. Nếu nói đến cô, cô ngẩng đầu thật cao. Khi cảm thấy mình bị đối xử bất công, vu khống, tấn công và cố tìm lời đáp lại thì vai cô vươn ra trước, gáy vồng lên làm lộ rõ những làn cơ. Những phản ứng của cô thường thất bại, và vai cô cũng thường xuôi xuống. Không bao giờ cô nhún vai, không bao giờ lắc đầu. Cô quá tập trung tinh thần nên không thể vô tình nhún vai hay lắc đầu. Cô cũng không cho phép mình nghiêng đầu, gục đầu hay chống đầu lên tay. Cô ngồi đó như khối băng. Ngồi như thế chắc mỏi lắm.
Thỉnh thoảng vài sợi tóc tuột ra khỏi búi, xoăn lại, thả xuống gáy và bị gió thổi cọ đi cọ lại trên gáy. Thỉnh thoảng Hanna mặc áo dài khoét cổ đủ rộng để lộ ra vết chàm trên vai trái. Lúc đó tôi nhớ đã từng thổi bay tóc khỏi gáy cô, đã từng hôn lên gáy này và vết chàm này. Nhưng hồi ức chỉ là một nhận thức. Tôi không có cảm xúc nào cả.
Trong phiên xử kéo dài hàng tuần lễ, tôi không cảm thấy gì, cảm giác của tôi như bị đánh thuốc tê. Vài lần tôi kích động bằng cách tưởng tượng ra Hanna trong những tội danh người ta buộc cho cô một cách rõ rệt như tôi có thể. Cũng như Hanna trong kỷ niệm trào lên trong tôi khi thấy lọn tóc trên gáy và vết chàm của cô. Tựa như khi cấu vào cánh tay bị tiêm thuốc tê đã mất cảm giác. Cánh tay không biết là bị tiêm thuốc tê đã mất cảm giác. Cánh tay không biết là bị ngón tay cấu, còn ngón tay biết là vừa cấu vào cánh tay, và bộ não thoạt tiên không phân biệt được hai quá trình đó. Nhưng liền đó nó phân biệt chính xác được ngay. Có thể cấu mạnh đến nỗi để lại trên cánh tay một vết trắng bệch. Nhưng máu lại chảy, và vết cấu lại có màu. Nhưng không vì thế mà cảm giác đã có lại.
Ai đã cho tôi mũi thuốc tê? Tự tôi, vì nếu không có thuốc tê thì tôi không chịu đựng nổi? Thuốc tê không chỉ có tác dụng trong tòa án và không chỉ gây hậu quả để tôi coi tôi là một người khác, người ấy đã yêu và thèm khát Hanna, người ấy tôi rất biết, nhưng đó không phải là tôi. Kể cả trong các việc khác, tôi vẫn đứng cạnh tôi, quan sát tôi, thấy tôi ở trường, ở cạnh bố mẹ và anh chị em, ở cạnh bạn bè, nhưng trong thâm tâm tôi không hề tham dự.
Một thời gian sau, tôi cho rằng có thể thấy ở các bạn khác cũng tồn tại cảm giác tê liệt như vậy. Không kể đến các luật sư, vốn là những người trong toàn bộ phiên tòa luôn luôn đao to búa lớn, gây gổ hiếu thắng, tỉ mẩn mổ xẻ hay cũng tàn nhẫn vô liêm sỉ, tùy theo tính khí cá nhận và chính trị. Tuy phiên tòa có khi to mồm hơn, nhưng qua ngày hôm sau họ lại nạp đủ lực để gào thét như sáng sớm hôm trước. Các công tố viên cố giữ cân bằng và thể hiện từ ngày nọ qua ngày kia sự năng nổ hệt như thế. Song họ không thành công, ban đầu vì những sự kiện và kết quả xử làm họ thất kinh, về sau tác dụng mạnh nhất đối với các thẩm phán và bồi thẩm. Trong mấy tuần đầu của phiên tòa, những sự việc khủng khiếp được trình bày lúc thì đẫm nước mắt, lúc thì với giọng nghẹn ngào, lúc thì hoảng sợ và thảng thốt, làm cho họ xúc động ra mặt hay phải cố gắng trấn tĩnh. Về sau các khuôn mặt trở lại bình thường, họ lại có thể mỉm cười thì thầm với nhau một nhận xét nào đó, hay cũng tỏ ra chút sốt ruột khi nhaan chứng nhầm lẫn vặt vãnh. Khi nói đến một chuyến đi sang Israel để lấy lời kể của một nhân chứng, ai nấy vui vẻ nghĩ đến chuyến du lịch. Chỉ có các sinh viên khác là lúc nào cũng luôn bị sốc. Mỗi tuần họ chỉ ra tòa có một lần, và lần nào cũng lại tái diễn nỗi kinh hoàng ập vào khung cảnh thường nhật. Còn tôi, do ngày nào cũng có mặt nên tôi quan sát phản ứng của họ từ xa.
Như một tù nhân ở trại tập trung quen sống sót qua từng tháng một và ghi nhận nỗi kinh hoàng của những người mới đến một cách vô cảm, ghi nhận với sự tê liệt mà họ vẫn có khi chứng kiến cảnh giết chóc. Tất cả hồi ký của những người sống sót nói về sự tê liệt này, nó làm mọi động thái của cuộc sống bị thu hẹp, làm con người trở nên vô cảm và tàn nhẫn, biến phòng hơi ngạt và là thiêu người thành chuyện hằng ngày. Cả trong những bút tích hiếm hoi của các thủ phạm, phòng hơi ngạt và lò thiêu người trở thành môi trường thường nhật, bản thân thủ phạm rút gọn thành một vài động thái, chúng như kẻ bị đánh thuốc mê hay say rượu trong bản tính riêng tàn nhẫn, vô cảm và tê liệt. Các bị cáo trong mắt tôi vẫn và sẽ mãi mãi mắc chân trong nỗi tê liệt ấy, nói cách khác là tê liệt đến trơ như đá.
Ngay từ ngày ấy và đến hôm nay tôi đã có cảm giác nặng nề khi nghĩ đến nỗi tê liệt chung và cả khi nghĩ đến sự tê liệt ấy không chỉ đè lên thủ phạm và nạn nhân, mà cả lên chúng tôi là thẩm phán hay bồi thẩm, công tố viên hay thư ký tòa án. Cảm giác nặng nề đó xuất hiện từ ngày ấy và cả bây giờ, khi tôi so sánh thủ phạm, nạn nhân, người chết, người sống sót và lớp hậu bối với nhau. Có được phép so sánh họ với nhau không? Trong khi nói chuyện, khi đề cập đến so sánh kiểu ấy thì mặc dù tôi vẫn nhấn mạnh rằng so sánh ấy không cào bằng điểm khác biệt giữa những người bị cưỡng bức vào trại tập trung và những kẻ tự bước vào đó. Giữa những người chịu đau khổ và những kẻ gây ra đau khổ, điểm khác biệt đó cần được nêu ý nghĩa quan trọng có tính quyết định toàn diện nhất. Song bản thân tôi vấp phải phản ứng ngạc nhiên và bất bình, kể cả tôi nói ra điều đó không phải để đáp lại lời phê phán của người khác, mà trước khi họ nói ra những lời phê phán.
Đồng thời tôi tự hỏi, như tôi ngày đó đã bắt đầu tự hỏi: kỳ thực thì thế hệ hậu sinh của tôi đã và đang phải hiểu những sự kiện kinh hoàng về cuộc tàn sát người Do Thái ra sao? Chúng ta không nên cho rằng phải hiểu được những gì không thể hiểu, chúng ta không được phép so sánh những gì không thể so sánh, chúng ta không được phép hỏi sâu hơn khi người hỏi - tuy không nghi vấn những nỗi kinh hoàng song vẫn đem ra để bàn luận - không thấy đó là lý do buộc phải câm miệng bởi kinh hoàng, hổ thẹn và mặc cảm tội lỗi. Phải chăng chúng ta nên câm miệng trước nỗi kinh hoàng, hổ thẹn và mặc cảm tội lỗi? Để đi đến kết cục nào? Không phải là lòng hăng hái đi khảo cứu và minh chứng của tôi mang theo đến lớp chuyên đề đã nguội lạnh trong phiên xử, nhưng khi một hậu sinh phải câm miệng trước nỗi kinh hoàng, hổ thẹn và mặc cảm tội lỗi. Có thế thôi sao?
Và tôi nhìn cô từ phía sau. Tôi thấy đầu, gáy và đôi vai cô. Tôi đọc ý nghĩ qua đầu, gáy và đôi vai cô. Nếu nói đến cô, cô ngẩng đầu thật cao. Khi cảm thấy mình bị đối xử bất công, vu khống, tấn công và cố tìm lời đáp lại thì vai cô vươn ra trước, gáy vồng lên làm lộ rõ những làn cơ. Những phản ứng của cô thường thất bại, và vai cô cũng thường xuôi xuống. Không bao giờ cô nhún vai, không bao giờ lắc đầu. Cô quá tập trung tinh thần nên không thể vô tình nhún vai hay lắc đầu. Cô cũng không cho phép mình nghiêng đầu, gục đầu hay chống đầu lên tay. Cô ngồi đó như khối băng. Ngồi như thế chắc mỏi lắm.
Thỉnh thoảng vài sợi tóc tuột ra khỏi búi, xoăn lại, thả xuống gáy và bị gió thổi cọ đi cọ lại trên gáy. Thỉnh thoảng Hanna mặc áo dài khoét cổ đủ rộng để lộ ra vết chàm trên vai trái. Lúc đó tôi nhớ đã từng thổi bay tóc khỏi gáy cô, đã từng hôn lên gáy này và vết chàm này. Nhưng hồi ức chỉ là một nhận thức. Tôi không có cảm xúc nào cả.
Trong phiên xử kéo dài hàng tuần lễ, tôi không cảm thấy gì, cảm giác của tôi như bị đánh thuốc tê. Vài lần tôi kích động bằng cách tưởng tượng ra Hanna trong những tội danh người ta buộc cho cô một cách rõ rệt như tôi có thể. Cũng như Hanna trong kỷ niệm trào lên trong tôi khi thấy lọn tóc trên gáy và vết chàm của cô. Tựa như khi cấu vào cánh tay bị tiêm thuốc tê đã mất cảm giác. Cánh tay không biết là bị tiêm thuốc tê đã mất cảm giác. Cánh tay không biết là bị ngón tay cấu, còn ngón tay biết là vừa cấu vào cánh tay, và bộ não thoạt tiên không phân biệt được hai quá trình đó. Nhưng liền đó nó phân biệt chính xác được ngay. Có thể cấu mạnh đến nỗi để lại trên cánh tay một vết trắng bệch. Nhưng máu lại chảy, và vết cấu lại có màu. Nhưng không vì thế mà cảm giác đã có lại.
Ai đã cho tôi mũi thuốc tê? Tự tôi, vì nếu không có thuốc tê thì tôi không chịu đựng nổi? Thuốc tê không chỉ có tác dụng trong tòa án và không chỉ gây hậu quả để tôi coi tôi là một người khác, người ấy đã yêu và thèm khát Hanna, người ấy tôi rất biết, nhưng đó không phải là tôi. Kể cả trong các việc khác, tôi vẫn đứng cạnh tôi, quan sát tôi, thấy tôi ở trường, ở cạnh bố mẹ và anh chị em, ở cạnh bạn bè, nhưng trong thâm tâm tôi không hề tham dự.
Một thời gian sau, tôi cho rằng có thể thấy ở các bạn khác cũng tồn tại cảm giác tê liệt như vậy. Không kể đến các luật sư, vốn là những người trong toàn bộ phiên tòa luôn luôn đao to búa lớn, gây gổ hiếu thắng, tỉ mẩn mổ xẻ hay cũng tàn nhẫn vô liêm sỉ, tùy theo tính khí cá nhận và chính trị. Tuy phiên tòa có khi to mồm hơn, nhưng qua ngày hôm sau họ lại nạp đủ lực để gào thét như sáng sớm hôm trước. Các công tố viên cố giữ cân bằng và thể hiện từ ngày nọ qua ngày kia sự năng nổ hệt như thế. Song họ không thành công, ban đầu vì những sự kiện và kết quả xử làm họ thất kinh, về sau tác dụng mạnh nhất đối với các thẩm phán và bồi thẩm. Trong mấy tuần đầu của phiên tòa, những sự việc khủng khiếp được trình bày lúc thì đẫm nước mắt, lúc thì với giọng nghẹn ngào, lúc thì hoảng sợ và thảng thốt, làm cho họ xúc động ra mặt hay phải cố gắng trấn tĩnh. Về sau các khuôn mặt trở lại bình thường, họ lại có thể mỉm cười thì thầm với nhau một nhận xét nào đó, hay cũng tỏ ra chút sốt ruột khi nhaan chứng nhầm lẫn vặt vãnh. Khi nói đến một chuyến đi sang Israel để lấy lời kể của một nhân chứng, ai nấy vui vẻ nghĩ đến chuyến du lịch. Chỉ có các sinh viên khác là lúc nào cũng luôn bị sốc. Mỗi tuần họ chỉ ra tòa có một lần, và lần nào cũng lại tái diễn nỗi kinh hoàng ập vào khung cảnh thường nhật. Còn tôi, do ngày nào cũng có mặt nên tôi quan sát phản ứng của họ từ xa.
Như một tù nhân ở trại tập trung quen sống sót qua từng tháng một và ghi nhận nỗi kinh hoàng của những người mới đến một cách vô cảm, ghi nhận với sự tê liệt mà họ vẫn có khi chứng kiến cảnh giết chóc. Tất cả hồi ký của những người sống sót nói về sự tê liệt này, nó làm mọi động thái của cuộc sống bị thu hẹp, làm con người trở nên vô cảm và tàn nhẫn, biến phòng hơi ngạt và là thiêu người thành chuyện hằng ngày. Cả trong những bút tích hiếm hoi của các thủ phạm, phòng hơi ngạt và lò thiêu người trở thành môi trường thường nhật, bản thân thủ phạm rút gọn thành một vài động thái, chúng như kẻ bị đánh thuốc mê hay say rượu trong bản tính riêng tàn nhẫn, vô cảm và tê liệt. Các bị cáo trong mắt tôi vẫn và sẽ mãi mãi mắc chân trong nỗi tê liệt ấy, nói cách khác là tê liệt đến trơ như đá.
Ngay từ ngày ấy và đến hôm nay tôi đã có cảm giác nặng nề khi nghĩ đến nỗi tê liệt chung và cả khi nghĩ đến sự tê liệt ấy không chỉ đè lên thủ phạm và nạn nhân, mà cả lên chúng tôi là thẩm phán hay bồi thẩm, công tố viên hay thư ký tòa án. Cảm giác nặng nề đó xuất hiện từ ngày ấy và cả bây giờ, khi tôi so sánh thủ phạm, nạn nhân, người chết, người sống sót và lớp hậu bối với nhau. Có được phép so sánh họ với nhau không? Trong khi nói chuyện, khi đề cập đến so sánh kiểu ấy thì mặc dù tôi vẫn nhấn mạnh rằng so sánh ấy không cào bằng điểm khác biệt giữa những người bị cưỡng bức vào trại tập trung và những kẻ tự bước vào đó. Giữa những người chịu đau khổ và những kẻ gây ra đau khổ, điểm khác biệt đó cần được nêu ý nghĩa quan trọng có tính quyết định toàn diện nhất. Song bản thân tôi vấp phải phản ứng ngạc nhiên và bất bình, kể cả tôi nói ra điều đó không phải để đáp lại lời phê phán của người khác, mà trước khi họ nói ra những lời phê phán.
Đồng thời tôi tự hỏi, như tôi ngày đó đã bắt đầu tự hỏi: kỳ thực thì thế hệ hậu sinh của tôi đã và đang phải hiểu những sự kiện kinh hoàng về cuộc tàn sát người Do Thái ra sao? Chúng ta không nên cho rằng phải hiểu được những gì không thể hiểu, chúng ta không được phép so sánh những gì không thể so sánh, chúng ta không được phép hỏi sâu hơn khi người hỏi - tuy không nghi vấn những nỗi kinh hoàng song vẫn đem ra để bàn luận - không thấy đó là lý do buộc phải câm miệng bởi kinh hoàng, hổ thẹn và mặc cảm tội lỗi. Phải chăng chúng ta nên câm miệng trước nỗi kinh hoàng, hổ thẹn và mặc cảm tội lỗi? Để đi đến kết cục nào? Không phải là lòng hăng hái đi khảo cứu và minh chứng của tôi mang theo đến lớp chuyên đề đã nguội lạnh trong phiên xử, nhưng khi một hậu sinh phải câm miệng trước nỗi kinh hoàng, hổ thẹn và mặc cảm tội lỗi. Có thế thôi sao?
Danh sách chương