Dịch giả: quantl
Một năm nay có thể nói Nam Lạc không quan tâm tới chuyện bên ngoài, mặc cho thiên địa thay đổi thất thường chỉ nhất tâm tế luyện Thái Âm bi thạch, dùng tinh khí thần giao hoà cùng một chỗ với Thái Âm linh mạch.
Thế nhưng không hiểu vì sao Bắc Linh lại cứ thường thường mang theo một số yêu tinh trở về, hoặc kiều mị, hoặc đoan trang, mỗi người đều vô cùng quyến rũ, dáng vẻ khác nhau. Từ khi Nam Lạc tế luyện Yêu Nguyệt tới mức thần khí hợp nhất thì chỉ liếc mắt là có thể nhìn thấu nguyên thân của các yêu nữ kia.
Nam Lạc bất đắc dĩ, hỏi Bắc Linh muốn làm gì, nàng cũng không đáp. Lần trước bắt Tuyền Âm tới mới biết rằng nàng muốn xem mình thích nữ tử như thế nào, điều này thật quá tà dị.
Bất quá Bắc Linh trong lòng Nam Lạc từ trước tới giờ vẫn vô cùng tà tính, làm việc chỉ bằng cảm hứng, ngay cả màu sắc y phục trên người mà còn biến đổi tuỳ ý nữa là.
Cũng may từ ngày chém chết Kim Sa Đại Vương nàng liền chạy đi tới núi đó hợp nhất một đám yêu quái, rất lâu rồi không tới quấy rầy hắn.
Khi Nam Lạc đang ở trong huyệt động tận núi sâu toàn lực tu hành tế luyện thì thế giới bên ngoài đã có biến hoá nghiêng trời lệch đất.
Trong các sinh linh tiên thiên có một con tên gọi là Côn Bằng, giỏi biến hoá, thông linh vạn vật, đắc đạo tự xưng làm Côn Bằng, rất nhiều người chỉ biết tên mà chưa biết chân thân của nó, nó cũng là một vị đỉnh cấp đại thần.
Khi Nam Lạc còn đang toàn lực tế luyện Thái Âm Bi thì Côn Bằng đã xuất hiện trên Thiên Đình, Thượng Đế lập tức thông cáo thiên hạ.
Phong Côn Bằng là Yêu Sư, chuyên trách giáo hoá chúng sinh, ở dưới Bất Chu Sơn khai đàn tràng chuyên để nó giảng đạo. Mà Côn Bằng cũng nói nó có tám trăm đại đạo, đều có thể nhập đạo cảnh, cũng từ đó bốn cảnh tiên, thần, đạo, thánh cũng được công bố cho chúng sinh.
Vô số sinh linh chen nhau mà tới, uy thế của Thiên Đình càng lúc càng thịnh.
Thiên Hoàng năm thứ tám, Đông Hoàng lại một lần nữa dò xét thiên địa, Tổ Vu Cộng Công ngăn cản, lập tức nổi giận, đại chiến.
Núi non vỡ nát, Trường Giang và Hoàng Hà cạn khô, Cộng Công đại bại, độn tẩu.
Đông Hoàng giận dữ truy kích, thề tiêu diệt bằng được thì Tổ Vu Câu Mang xuất hiện, nó có thân hình quái dị, thân chim mặt người, cưỡi trên hai rồng.
Hai người hợp chiến Đông Hoàng uy lực đại tăng nhưng vẫn không thể địch lại bại tẩu.
Đông Hoàng tiếp tục truy sát lại có hai nam tử quái dị xuất hiện, có người biết bọn họ là Nhục Thu và Thiên Ngô Tổ Vu, bốn người kết trận đại chiến, khó khăn lắm mới không bị bại tẩu, những vẫn ở thế hạ phong.
Bấy giờ địa vị thiên hạ đệ nhất của Đông Hoàng Thái Nhất đã không còn ai lay động nổi nữa. Năm đó Thiên Đình thành lập, Thái Nhất dùng uy áp phô thiên cái địa, nhưng vẫn có rất nhiều người không cảm nhận rõ được nhưng lần này bốn trong mười hai vị Tổ Vu hợp lực đại chiến mà vẫn ở thế hạ phong lúc này mọi người mới rõ năng lực của y.
Đại Vu mạnh như thế nào, ai cũng hiểu, Tổ Vu tuy ít xuất thủ nhưng từ Đại Vu cũng có thể đoán ra Tổ Vu có thực lực khủng khiếp cỡ nào, vậy mà bốn người kết trận vẫn không địch nổi Thái Nhất, điều này khiến cho mọi người có cảm giác run rẩy.
Cũng từ đó mà hiểu được thực lực bốn cảnh Tiên, Thần, Đạo, Thánh.
“Thái Nhất đã nhập Thánh Đạo, quả nhiên lợi hại, bọn ta trước mặt hắn chỉ là con kiến hôi mà thôi” Đó là ý kiến của rất nhiều người sau khi thấy Thái Nhất truy sát Cộng Công và bốn Tổ Vu hợp lực đại chiến.
Còn về kết thúc của trận chiến thì có người nói Thái Nhất thấy trong thời gian ngắn khó mà giết chết bốn Tổ Vu sợ sẽ đưa tới nhiều Tổ Vu hơn nên mới rút đi. Còn có người nói có Tổ Vu khác đã đến, từng có kẻ nhìn thấy một vị hồng y nữ tử đứng ở một ngọn núi sát với cuộc chiến, không chịu chút ảnh hưởng nào. Họ bảo đó là Tổ Vu Huyền Minh.
Còn có người nói các Tổ Vu khác đã bày trận ngoài vòng chiến định cùng bốn vị Tổ Vu hội hợp, kết trận tiện tay đánh chết Thái Nhất thế nhưng đúng lúc đó Thái Nhất đã bỏ đi.
Không ai cảm thấy Thái Nhất đã yếu đi mà địa vị của gã trong lòng mọi người càng lúc càng không thể lay động nổi. Sau trận này, địa vị của Thiên Đình lại càng cao vời, đã vượt qua bất kỳ một thế lực nào khác.
Bất quá có người ngẫm lại, mỗi vị Tổ Vu đều vô cùng cường đại không có chuyện đánh nhau lâu tới vậy còn không hiện thân hoặc không tới kịp. Lập tức liên tưởng tới tin đồn mười hai Tổ Vu bất hoà, liền cho đó là sự thực.
Sau trận đó Thiên Đình giống như mặt trời giữa trưa, tán tiên có ba nghìn sáu trăm, bảy trăm hai mươi yêu vương, có mười đại yêu thần pháp lực cao cường sâu không lường được.
Chỉ nội việc sắc phong đã có tới ba ngày ba đêm, không ai biết được có những người nào, trú ở đâu. Bọn họ cũng không cần phải ở lại Thiên Đình, chỉ cần lúc Thiên Đình tuyên triệu thì nhất định phải đi.
Ngày sắc phong, Thượng Đế Đế Tuấn triêu cáo thiên địa, nói vì một thế giới trong sáng, không có tranh đấu, không có giết chóc, lập một ý nguyện to lớn: “Nguyện đồng tồn cùng thiên địa”
Lời này không biết có bao nhiêu người tin nhưng khi y nói tới câu cuối cùng cả trời đất như cũng rung động, hư không gợn sóng phảng phất như đáp lại lời y.
Thiên Hoàng năm thứ mười, Nam Lạc cuối cùng cũng dung hợp khí tức của mình với Thái Âm linh mạch, Thái Âm Bi cũng đã được luyện tới mức vô hình.
Vô hình kia không phải thực sự là vô hình vô chất, mà là Thái Âm bi giữa hư không giống như là một luồng sáng hoặc giống hư là bóng trong gương, nếu dùng tay chạm vào thì sẽ đi qua, không thể cảm nhận được, tuy thế nhưng vẫn có thể nhìn được. Hơn nữa hai chữ Thái Âm vào lúc đêm tối lại càng rõ ràng, phảng phất như hô ứng với Thái Âm tinh trên trời.
Mỗi khi trăng tròn, trăng trên trời cao rải ánh sáng xuống thì Thái Âm bi thạch liền đại phóng quang mang, không chịu sự không chế, phảng phất như muốn dung hợp với ánh trăng.
Còn giường ngọc cũng không phải là loại ôn ngọc tầm thường, Nam Lạc đã phải đi sâu vào trong linh mạch lấy ra một khối ngọc thạch được ôn dưỡng không biết bao nhiêu năm.
Khối ngọc đó được gọi là Âm Ngọc, dựa theo Thái Âm Tế Thần Quyết khắc trên cấm pháp, dẫn khí tức của linh mạch lên giường ngọc để cảm thụ Thái Âm linh mạch. Tuy nhiên bây giờ thân thể hắn hãy còn ngồi trên giường ngọc nhưng tinh thần hắn đã không còn ở đây.
Nguyên nhân là nguyên thần hắn đã theo giường ngọc tiến vào Thái Âm linh mạch, vừa vào linh mạch hắn có một cảm giác vô cùng tuyệt vời giống như vào suối nước nóng, vô cùng ôn nhuận.
Một cảm giác không muốn rời đi sinh ra trong lòng hắn, phảng phất như cả ngọn núi lớn đều trở thành một bộ phận của mình, nhất thời có cảm giác pháp lực vô cùng vô tận.
Tựa hồ như pháp lực của cả sơn mạch sẽ động theo tâm ý của mình, chỉ một suy nghĩ mà có thể có được sức mạnh của cả một vùng sơn mạch.
Người là núi, núi là người
“Đây là Đạo Cảnh sao? Đạo Cảnh là như thế này sao?” Nam Lạc không khỏi tự hỏi mình như vậy. Chính hắn cũng có một cảm giác khó tả, cảm giác này rất kỳ diệu, dường như chỉ cần ở trong vùng sơn mạch này thì không gì hắn không thể làm được.
Nhưng hắn hiểu, chỉ cần nguyên thần chui ra ngoài thì cảm giác này sẽ biến mất, tuy có thể mượn lực lượng thiên địa nhiều hơn so với chỗ khác nhưng lại kém xa so với bây giờ.
Thái Âm linh mạch cũng không phải là đồ vật mà là một loại khí tức, tương tự như đại đạo nhưng lại không phải đại đạo. Cho nên có rất nhiều người chiến đấu với người khác ở trong đàn tràng của mình thì sẽ có được vô vàn lợi thế.
Chiếu theo Thái Âm Tinh Tế Thần Quyết bắt đầu dung mạch Thái Âm bi thạch và Thái Âm linh mạch, thái Âm bi thạch được nguyên thần cảu Nam Lạc nâng lên, bị khí tức của linh mạch bao phủ.
Thời gian từng ngày từng ngày trôi qua, thiên địa vẫn cứ biến hoá tranh đầu không ngừng. Nhưng tất cả tựa như không quan hệ gì với Nam Lạc, hắn đã chìm đắm vào trong cảm giác giao hoà này, hoà vào núi lớn, hoà vào hiên địa, thôn phệ ánh trăng, dung hợp linh mạch, biến Thái Âm linh mạch trở thành một phần thiên địa chi lực mà hắn có thể điều khiển.
Khi nguyên thần của Nam Lạc chui vào trong Thái Âm linh mạch không lâu thì Bắc Linh về. Khi nàng nhìn thấy khí tức Nam Lạc khi có khi không, mà Thái Âm bi thạch đã không còn liền đoán được tình hình của hẳn.
Cũng vì nàng từng truy vấn mà Nam Lạc cũng đã đem việc của mình nói cho nàng nghe, hoá ra là nàng chỉ hỏi cho có, sau này không quan tâm tới nữa, giống như đã quên mất rồi.
Lần này thấy khí tức của Nam Lạc như có như không liền đoán rằng hắn đã chui vào trong Thái Âm linh mạch để dung hợp bi thạch. Lập tức ngồi trên giường ngọc hộ pháp.
Ban đầu nàng còn có thể đả toạ tu luyện nhưng một thời gian dài sau đó thì lại không kiên nhẫn nổi mà đứng lên. Pháp lực của nàng chẳng phải do tu mà thành, thân là Phệ Linh Âm Trùng, có thể thôn phệ linh khí trong thiên địa, đặc biệt là pháp lực của người khác.
Đó là thiên phú thần thông của nàng, hơn nữa năng lực thôn phệ linh lực của nàng sau khi lột xác càng thêm kinh khủng, trước đây là trùng còn giờ là bướm, chí ít trong Thần Cảnh cũng đã là một cường giả chân chính.
Cho nên tu pháp lực bằng cách tĩnh toạ là một việc cực kỳ gian nan. Vì vậy nàng đi ra, bay ra khỏi núi, ngắm nghía khắp Lạc Linh Sơn, rồi đi vào trong hồ nước tắm rừa rồi giết một vài tiểu yêu vô tình đi ngang qua khi nàng tắm rồi lập tức trở về.
Nam Lạc vẫn ngồi ngay ngắn bất động, khí tức như có như không, hoà hợp với cả núi lớn, Thanh Nhan kiếm đặt trên hai chân hẳn, im lặng mà ẩn chứa sát khí vô tận
Một năm nay có thể nói Nam Lạc không quan tâm tới chuyện bên ngoài, mặc cho thiên địa thay đổi thất thường chỉ nhất tâm tế luyện Thái Âm bi thạch, dùng tinh khí thần giao hoà cùng một chỗ với Thái Âm linh mạch.
Thế nhưng không hiểu vì sao Bắc Linh lại cứ thường thường mang theo một số yêu tinh trở về, hoặc kiều mị, hoặc đoan trang, mỗi người đều vô cùng quyến rũ, dáng vẻ khác nhau. Từ khi Nam Lạc tế luyện Yêu Nguyệt tới mức thần khí hợp nhất thì chỉ liếc mắt là có thể nhìn thấu nguyên thân của các yêu nữ kia.
Nam Lạc bất đắc dĩ, hỏi Bắc Linh muốn làm gì, nàng cũng không đáp. Lần trước bắt Tuyền Âm tới mới biết rằng nàng muốn xem mình thích nữ tử như thế nào, điều này thật quá tà dị.
Bất quá Bắc Linh trong lòng Nam Lạc từ trước tới giờ vẫn vô cùng tà tính, làm việc chỉ bằng cảm hứng, ngay cả màu sắc y phục trên người mà còn biến đổi tuỳ ý nữa là.
Cũng may từ ngày chém chết Kim Sa Đại Vương nàng liền chạy đi tới núi đó hợp nhất một đám yêu quái, rất lâu rồi không tới quấy rầy hắn.
Khi Nam Lạc đang ở trong huyệt động tận núi sâu toàn lực tu hành tế luyện thì thế giới bên ngoài đã có biến hoá nghiêng trời lệch đất.
Trong các sinh linh tiên thiên có một con tên gọi là Côn Bằng, giỏi biến hoá, thông linh vạn vật, đắc đạo tự xưng làm Côn Bằng, rất nhiều người chỉ biết tên mà chưa biết chân thân của nó, nó cũng là một vị đỉnh cấp đại thần.
Khi Nam Lạc còn đang toàn lực tế luyện Thái Âm Bi thì Côn Bằng đã xuất hiện trên Thiên Đình, Thượng Đế lập tức thông cáo thiên hạ.
Phong Côn Bằng là Yêu Sư, chuyên trách giáo hoá chúng sinh, ở dưới Bất Chu Sơn khai đàn tràng chuyên để nó giảng đạo. Mà Côn Bằng cũng nói nó có tám trăm đại đạo, đều có thể nhập đạo cảnh, cũng từ đó bốn cảnh tiên, thần, đạo, thánh cũng được công bố cho chúng sinh.
Vô số sinh linh chen nhau mà tới, uy thế của Thiên Đình càng lúc càng thịnh.
Thiên Hoàng năm thứ tám, Đông Hoàng lại một lần nữa dò xét thiên địa, Tổ Vu Cộng Công ngăn cản, lập tức nổi giận, đại chiến.
Núi non vỡ nát, Trường Giang và Hoàng Hà cạn khô, Cộng Công đại bại, độn tẩu.
Đông Hoàng giận dữ truy kích, thề tiêu diệt bằng được thì Tổ Vu Câu Mang xuất hiện, nó có thân hình quái dị, thân chim mặt người, cưỡi trên hai rồng.
Hai người hợp chiến Đông Hoàng uy lực đại tăng nhưng vẫn không thể địch lại bại tẩu.
Đông Hoàng tiếp tục truy sát lại có hai nam tử quái dị xuất hiện, có người biết bọn họ là Nhục Thu và Thiên Ngô Tổ Vu, bốn người kết trận đại chiến, khó khăn lắm mới không bị bại tẩu, những vẫn ở thế hạ phong.
Bấy giờ địa vị thiên hạ đệ nhất của Đông Hoàng Thái Nhất đã không còn ai lay động nổi nữa. Năm đó Thiên Đình thành lập, Thái Nhất dùng uy áp phô thiên cái địa, nhưng vẫn có rất nhiều người không cảm nhận rõ được nhưng lần này bốn trong mười hai vị Tổ Vu hợp lực đại chiến mà vẫn ở thế hạ phong lúc này mọi người mới rõ năng lực của y.
Đại Vu mạnh như thế nào, ai cũng hiểu, Tổ Vu tuy ít xuất thủ nhưng từ Đại Vu cũng có thể đoán ra Tổ Vu có thực lực khủng khiếp cỡ nào, vậy mà bốn người kết trận vẫn không địch nổi Thái Nhất, điều này khiến cho mọi người có cảm giác run rẩy.
Cũng từ đó mà hiểu được thực lực bốn cảnh Tiên, Thần, Đạo, Thánh.
“Thái Nhất đã nhập Thánh Đạo, quả nhiên lợi hại, bọn ta trước mặt hắn chỉ là con kiến hôi mà thôi” Đó là ý kiến của rất nhiều người sau khi thấy Thái Nhất truy sát Cộng Công và bốn Tổ Vu hợp lực đại chiến.
Còn về kết thúc của trận chiến thì có người nói Thái Nhất thấy trong thời gian ngắn khó mà giết chết bốn Tổ Vu sợ sẽ đưa tới nhiều Tổ Vu hơn nên mới rút đi. Còn có người nói có Tổ Vu khác đã đến, từng có kẻ nhìn thấy một vị hồng y nữ tử đứng ở một ngọn núi sát với cuộc chiến, không chịu chút ảnh hưởng nào. Họ bảo đó là Tổ Vu Huyền Minh.
Còn có người nói các Tổ Vu khác đã bày trận ngoài vòng chiến định cùng bốn vị Tổ Vu hội hợp, kết trận tiện tay đánh chết Thái Nhất thế nhưng đúng lúc đó Thái Nhất đã bỏ đi.
Không ai cảm thấy Thái Nhất đã yếu đi mà địa vị của gã trong lòng mọi người càng lúc càng không thể lay động nổi. Sau trận này, địa vị của Thiên Đình lại càng cao vời, đã vượt qua bất kỳ một thế lực nào khác.
Bất quá có người ngẫm lại, mỗi vị Tổ Vu đều vô cùng cường đại không có chuyện đánh nhau lâu tới vậy còn không hiện thân hoặc không tới kịp. Lập tức liên tưởng tới tin đồn mười hai Tổ Vu bất hoà, liền cho đó là sự thực.
Sau trận đó Thiên Đình giống như mặt trời giữa trưa, tán tiên có ba nghìn sáu trăm, bảy trăm hai mươi yêu vương, có mười đại yêu thần pháp lực cao cường sâu không lường được.
Chỉ nội việc sắc phong đã có tới ba ngày ba đêm, không ai biết được có những người nào, trú ở đâu. Bọn họ cũng không cần phải ở lại Thiên Đình, chỉ cần lúc Thiên Đình tuyên triệu thì nhất định phải đi.
Ngày sắc phong, Thượng Đế Đế Tuấn triêu cáo thiên địa, nói vì một thế giới trong sáng, không có tranh đấu, không có giết chóc, lập một ý nguyện to lớn: “Nguyện đồng tồn cùng thiên địa”
Lời này không biết có bao nhiêu người tin nhưng khi y nói tới câu cuối cùng cả trời đất như cũng rung động, hư không gợn sóng phảng phất như đáp lại lời y.
Thiên Hoàng năm thứ mười, Nam Lạc cuối cùng cũng dung hợp khí tức của mình với Thái Âm linh mạch, Thái Âm Bi cũng đã được luyện tới mức vô hình.
Vô hình kia không phải thực sự là vô hình vô chất, mà là Thái Âm bi giữa hư không giống như là một luồng sáng hoặc giống hư là bóng trong gương, nếu dùng tay chạm vào thì sẽ đi qua, không thể cảm nhận được, tuy thế nhưng vẫn có thể nhìn được. Hơn nữa hai chữ Thái Âm vào lúc đêm tối lại càng rõ ràng, phảng phất như hô ứng với Thái Âm tinh trên trời.
Mỗi khi trăng tròn, trăng trên trời cao rải ánh sáng xuống thì Thái Âm bi thạch liền đại phóng quang mang, không chịu sự không chế, phảng phất như muốn dung hợp với ánh trăng.
Còn giường ngọc cũng không phải là loại ôn ngọc tầm thường, Nam Lạc đã phải đi sâu vào trong linh mạch lấy ra một khối ngọc thạch được ôn dưỡng không biết bao nhiêu năm.
Khối ngọc đó được gọi là Âm Ngọc, dựa theo Thái Âm Tế Thần Quyết khắc trên cấm pháp, dẫn khí tức của linh mạch lên giường ngọc để cảm thụ Thái Âm linh mạch. Tuy nhiên bây giờ thân thể hắn hãy còn ngồi trên giường ngọc nhưng tinh thần hắn đã không còn ở đây.
Nguyên nhân là nguyên thần hắn đã theo giường ngọc tiến vào Thái Âm linh mạch, vừa vào linh mạch hắn có một cảm giác vô cùng tuyệt vời giống như vào suối nước nóng, vô cùng ôn nhuận.
Một cảm giác không muốn rời đi sinh ra trong lòng hắn, phảng phất như cả ngọn núi lớn đều trở thành một bộ phận của mình, nhất thời có cảm giác pháp lực vô cùng vô tận.
Tựa hồ như pháp lực của cả sơn mạch sẽ động theo tâm ý của mình, chỉ một suy nghĩ mà có thể có được sức mạnh của cả một vùng sơn mạch.
Người là núi, núi là người
“Đây là Đạo Cảnh sao? Đạo Cảnh là như thế này sao?” Nam Lạc không khỏi tự hỏi mình như vậy. Chính hắn cũng có một cảm giác khó tả, cảm giác này rất kỳ diệu, dường như chỉ cần ở trong vùng sơn mạch này thì không gì hắn không thể làm được.
Nhưng hắn hiểu, chỉ cần nguyên thần chui ra ngoài thì cảm giác này sẽ biến mất, tuy có thể mượn lực lượng thiên địa nhiều hơn so với chỗ khác nhưng lại kém xa so với bây giờ.
Thái Âm linh mạch cũng không phải là đồ vật mà là một loại khí tức, tương tự như đại đạo nhưng lại không phải đại đạo. Cho nên có rất nhiều người chiến đấu với người khác ở trong đàn tràng của mình thì sẽ có được vô vàn lợi thế.
Chiếu theo Thái Âm Tinh Tế Thần Quyết bắt đầu dung mạch Thái Âm bi thạch và Thái Âm linh mạch, thái Âm bi thạch được nguyên thần cảu Nam Lạc nâng lên, bị khí tức của linh mạch bao phủ.
Thời gian từng ngày từng ngày trôi qua, thiên địa vẫn cứ biến hoá tranh đầu không ngừng. Nhưng tất cả tựa như không quan hệ gì với Nam Lạc, hắn đã chìm đắm vào trong cảm giác giao hoà này, hoà vào núi lớn, hoà vào hiên địa, thôn phệ ánh trăng, dung hợp linh mạch, biến Thái Âm linh mạch trở thành một phần thiên địa chi lực mà hắn có thể điều khiển.
Khi nguyên thần của Nam Lạc chui vào trong Thái Âm linh mạch không lâu thì Bắc Linh về. Khi nàng nhìn thấy khí tức Nam Lạc khi có khi không, mà Thái Âm bi thạch đã không còn liền đoán được tình hình của hẳn.
Cũng vì nàng từng truy vấn mà Nam Lạc cũng đã đem việc của mình nói cho nàng nghe, hoá ra là nàng chỉ hỏi cho có, sau này không quan tâm tới nữa, giống như đã quên mất rồi.
Lần này thấy khí tức của Nam Lạc như có như không liền đoán rằng hắn đã chui vào trong Thái Âm linh mạch để dung hợp bi thạch. Lập tức ngồi trên giường ngọc hộ pháp.
Ban đầu nàng còn có thể đả toạ tu luyện nhưng một thời gian dài sau đó thì lại không kiên nhẫn nổi mà đứng lên. Pháp lực của nàng chẳng phải do tu mà thành, thân là Phệ Linh Âm Trùng, có thể thôn phệ linh khí trong thiên địa, đặc biệt là pháp lực của người khác.
Đó là thiên phú thần thông của nàng, hơn nữa năng lực thôn phệ linh lực của nàng sau khi lột xác càng thêm kinh khủng, trước đây là trùng còn giờ là bướm, chí ít trong Thần Cảnh cũng đã là một cường giả chân chính.
Cho nên tu pháp lực bằng cách tĩnh toạ là một việc cực kỳ gian nan. Vì vậy nàng đi ra, bay ra khỏi núi, ngắm nghía khắp Lạc Linh Sơn, rồi đi vào trong hồ nước tắm rừa rồi giết một vài tiểu yêu vô tình đi ngang qua khi nàng tắm rồi lập tức trở về.
Nam Lạc vẫn ngồi ngay ngắn bất động, khí tức như có như không, hoà hợp với cả núi lớn, Thanh Nhan kiếm đặt trên hai chân hẳn, im lặng mà ẩn chứa sát khí vô tận
Danh sách chương