Chiều ngày 9 tháng 3 năm 2003. Tuyết ngưng.
Tại nhà Mạch Dã ở thôn Đại Oa.
Sau khi rời khỏi tổ chuyên án, tôi gọi điện cho Lý Cường, nhờ chú ấy dẫn đường, rồi lại dặn dò chú: “Đừng nói cho ông biết là cháu đến thôn, không là ông lại mắng cháu vì tội không đến thăm ông.” Lý Cường gật đầu đồng ý.
Thẩm Thư không đồng ý lái xe, nói là thôn Đại Oa bé tí, đi bộ là được rồi, hơn nữa nếu lái xe sẽ gây áp lực cho người trong thôn, có khi lại không tìm hiểu được tình hình một cách chân thực. Lúc này tuyết đã ngưng, mặt đất, mái nhà, tán cây, đều được phủ dày một lớp tuyết trắng phau, cảnh sắc tráng lệ giữa mơ hồ giang sơn này, chỉ có thể nhìn thấy vào mùa đông ở phương Bắc.
Theo kiến nghị của Thẩm Thư, chạm dừng chân đầu tiên là nhà của Mạch Dã. Trước khi đến đã cho thăm dò trường học nơi anh ta làm việc, biết được dạo gần đây sức khỏe anh ta không được tốt, liên tục xin nghỉ phép ở nhà. Nhà của anh ta nằm ở đằng sau trạm lương dầu của thôn, là một căn nhà mái bằng tứ gian được lát gạch xanh ngói đỏ, tọa lạc ở trong một tòa đại viện. Lúc gần đến cửa nhà, tôi thoáng trông thấy khuôn mặt của một người phụ nữ ngó ra từ cửa sổ nhà hàng xóm ở phía Đông, giống như đang xuyên qua lớp kính để quan sát bọn tôi vậy. Tôi mơ hồ cảm thấy khuôn mặt ấy hình như đã gặp ở đâu rồi, đi được hai bước, đột nhiên nhớ ra, đó không phải là Lý Song Song, người đã xảy ra tranh chấp với mẹ Tứ Bình trong vụ án mà tôi xử lý vào cái lần trước khi đến thôn Đại Oa đó sao? Tôi hỏi Lý Cường: “Kia là nhà của Lý Song Song à chú? Bà ta và Mạch Dã là hàng xóm à?” Lý Cường đáp: “Không những là hàng xóm, nghe thiên hạ nói quan hệ của bà ta với Trương Phương trước đây còn rất tốt, hai người còn suốt ngày thì thầm to nhỏ với nhau cơ.” Tôi nhìn thấy nét thăm dò trong ánh mắt của Thẩm Thư, bèn kể lại một cách đơn giản cho cậu ấy nghe về vụ tranh chấp giữa mẹ Tứ Bình và Lý Song Song mà tôi đã hỗ trợ giải quyết. Thẩm Thư nói: “Sau khi ra khỏi nhà Mạch Dã, đến nhà Lý Song Song một chuyến xem sao, bọn họ là hàng xóm, lại còn là bạn, nói không chừng sẽ cung cấp được manh mối có giá trị.”
Đứng trước cửa nhà Mạch Dã gọi suốt một hồi mới có người bước ra, nhưng lại không phải Mạch Dã, mà là ông anh rể Trương Phàm. Trương Phàm vội chạy đến mở cửa, áy náy nói với Lý Cường: “Chú, trong nhà mở ti-vi nên cháu không nghe thấy động tĩnh ở bên ngoài, chú đợi lâu chưa?” Lý Cường đáp: “Không sao, sao cháu lại ở đây? Mấy vị này là cảnh sát từ thành phố xuống, giúp điều tra về vụ án của Trương Phương, đến đây để gặp Mạch Dã.”
Lý Cường vừa nhắc đến tên của Trương Phương, khóe mắt của Trương Phàm lại đỏ au, ứa nước mắt, nói: “Thực sự cảm ơn mọi người, trời lạnh thế này, mọi người lặn lội từ trên thành phố xuống đây, đã vất vả rồi, nếu có thể sớm phá được án, em gái cháu ở dưới cửu tuyền cũng nhắm được mắt. Cô cảnh sát đây, lần trước chúng ta đã gặp mặt, kể ra trong đội ngũ cảnh sát vẫn còn những người tài xinh đẹp như này nhỉ, nếu không phải tận mắt chứng kiến, tôi cũng không dám tin.” Câu nói cuối cùng của anh ta là dành cho tôi, xem ra trí nhớ của anh ta khá tốt, hơn nữa còn rất nhanh mồm nhanh miệng. Tôi cũng tự biết rõ ngoại hình của mình, nhưng nghe anh ta khen, vẫn cảm thấy rất vui. Người như Trương Phàm ở nông thôn bơi lội tự do giống như cá gặp nước vậy, không ngờ lại vì chăm sóc cho em gái mà sống độc thân, thật là hiếm có.
Trương Phàm lại nói: “Chú, Mạch Dã sau khi biết được tin dữ của Trương Phương thì suốt ngày ốm đau bệnh tật, nằm bẹp trên giường lò không chịu dậy. Cậu ta sống một mình đơn chiếc, ở thôn Đại Oa này chỉ có mỗi cháu là người thân thích, hễ rảnh là cháu lại đến giúp cậu ấy nấu chút cơm, dọn dẹp phòng, không thì chú bảo cậu ta biết làm sao?” Câu nói này là để trả lời câu hỏi ban nãy của Lý Cường. Tôi nhớ lần trước đã được Lý Cường kể, Trương Phàm và Mạch Dã cùng hợp tác mở một gánh hát nhỏ, vừa là bạn vừa là người thân, quan hệ rất tốt, xem ra việc Trương Phương gặp nạn, không khiến cho hai người xảy ra hiềm khích.
Sau khi bước vào phòng, tôi trông thấy một bố cục chuẩn nông thôn. Sáp với góc tường phía Bắc là một chiếc giường lò to, dài 6 – 7m, đủ cho 10 người nằm ngủ mà vẫn thừa. Những người lớn lên ở miền Nam hẳn sẽ cảm thấy lạ lẫm và hiếu kỳ với chiếc giường lò của người miền Bắc chúng tôi, thực ra đó chỉ là nơi để người xưa sưởi ấm mà thôi. Một chiếc giường lò có mấy cái miệng lò, lửa sẽ được đốt trong miệng lò, khiến cho chiếc giường lò nóng rực, căn phòng cũng trở nên ấm áp. Những người nằm không quen giường lò, sau một đêm ngủ trên giường, không chỉ môi khô miệng khát, có người còn bị chảy má.u cam.
Mạch Dã nằm trên giường lò, sắc mặt có chút tiều tụy, vàng mắt, môi nhợt nhạt, bộ dạng rất yếu ớt. Thấy chúng tôi bước vào, lăn lộn bò dậy, nói: “Thanh tra Lý, mọi người ngồi đi cho ấm.” Lý Cường đáp: “Cậu đang bệnh tật thế, không phải ngồi dậy đâu, chúng tôi đến thăm một tí rồi về.”
Trong căn phòng mịt mù mùi khét của lông chim cháy và thịt kho, tôi khìn khịt mũi, hỏi: “Mùi gì vậy? Sao hắc thế.” Vu Ngân Bảo cũng tiếp lời: “Đúng thật, trên giường lò còn có người ốm, mùi này làm sao mà dưỡng bệnh được?” Trương Phàm có chút ngại ngùng bưng một đĩa đen ngòm đến trước mặt chúng tôi, nói: “Là mùi của cái này, ngửi thì thấy hắc, nhưng ăn lại rất thơm. Mọi người nếm thử miếng.” Tôi thấy cái thứ đó ủ rũ như một con gà con bị nướng cháy, sợ hãi đẩy cái đĩa ra, nói: “Các anh ăn bậy ăn bạ gì thế.” Trương Phàm giải thích: “Là chim sẻ, những đứa trẻ trưởng thành ở thôn chúng tôi đều thích món này, mùa đông tuyết rơi sẽ dựng một cái sàn ở sân, nếu may thì chỉ một buổi chiều có thể bắt được mười mấy hai mươi con, bỏ vào lò nướng, thơm phức, mấy món đồ nướng ngày nay làm sao sánh được với hương vị thuần túy này. Mấy ngày nay Mạch Dã ốm đau bệnh tật, không biết sao mà tôi lại nhớ ra món này, nên đã nướng mấy con cho cậu ấy ăn.” Lý Cường nói: “Các cậu lớn bằng này rồi, vẫn còn bày cái trò này, nếu muốn ăn thì rửa cho sạch sẽ rồi đổ dầu vào mà xào.” Trương Phàm đáp: “Xào không ngon bằng thế này, nguyên chất nguyên vị.” Nói đoạn, anh ta xé thịt chim sẻ, vừa xé vừa mút ngón tay, bên trong lộ ra lớp thịt hồng hào, hơi nóng và mùi thơm bốc lên nghi ngút. Trương Phàm dùng hai ngón tay để vặn, đưa đến trước mắt tôi, tôi né ra sau, chỉ vào Vu Ngân Bảo nói: “Đưa cho cậu ta ăn, mồm cậu ta khỏe lắm.”
Vu Ngân Bảo thật thà nhận lấy một cách không khách sáo, xé hai miếng thịt nhét vào mồm, mới nhai hai miếng, cặp mắt híp liền trợn trừng, miễn cưỡng nhìn thấy đồng tử, có thể thấy mức độ kinh ngạc của cậu ta. Cậu ta nuốt con chim sẻ vào bụng, nhồm nhoàm reo lên: “Ngon quá, đúng là sơn hào, ngon.” Mọi người nhìn thấy bộ dạng của cậu ta đều phá lên cười, Trương Phàm lại xé ra một con đưa cho cậu ta, Vu Ngân Bảo đưa tay ngăn lại, nói: “Đừng cám dỗ tôi nữa, anh không thấy sếp tôi đang đứng đây à? Thu vén cá nhân, sẽ bị coi là hủ bại đấy.” Trương Phàm cười, lại đưa khắp một vòng, nhưng mọi người đều xua tay.
Tôi không muốn chỉ cắm đầu vào ăn mà bỏ lỡ chính sự, liền hỏi Mạch Dã: “Anh cảm thấy thế nào? Đã đi gặp bác sĩ chưa?” Mạch Dã lắc đầu đáp: “Không cần gặp bác sĩ, tự tôi tôi biết. Không có cách nào, sinh ra đã yếu vậy rồi, mấy ngày nay tôi vừa lo lắng vừa sợ hãi, lại ngủ không ngon, lúc nào cũng canh cánh trong lòng, chỉ cần nghỉ ngơi mấy bữa là sẽ hết thôi, cơ thể cũng sẽ khỏe lại.” Tôi nghe anh ta nói chuyện thiếu trung khí (khí trong dạ dày, có tác dụng tiêu hóa thức ăn và dinh dưỡng trong cơ thể), lại thấy mắt anh ta nổi đầy mạch má.u, đúng bộ dạng thiếu ăn thiếu ngủ, cơ thể mệt mỏi bực bội, liền an ủi anh ta: “Mong anh cố nén đau thương, cuộc sống thì vẫn phải tiếp diễn.”
Thẩm Thư im lặng nãy giờ, tôi không đoán ra ý đồ của cậu ta, liền dừng lại nhìn cậu ấy. Thẩm Thư biết ý, bèn hỏi Mạch Dã: “Anh không có bố mẹ giúp đỡ, một mình xây căn nhà lớn thế này, chắc không dễ dàng nhỉ? Chúng tôi có thể đi tham quan một vòng không?” Mạch Dã ho hai tiếng, đáp: “Ở quê khó sưởi ấm, trừ căn phòng này ra, hai gian kia đều không nhóm lửa, nếu anh muốn xem thì cứ xem, nhưng lạnh lắm đấy.”
Chúng tôi bám theo Thẩm Thư đến hai gian còn lại để dạo một vòng, lạnh thật, không ấm hơn bên ngoài trời là bao, lúc nói chuyện thấy rõ hơi hà ra. Cả hai gian phòng này đều chỉ to bằng một nửa gian mà Mạch Dã nằm nghỉ, một gian là buồng ngủ nhỏ, có phân nửa chiếc giường lò, một mé giáp tường, mé còn lại dùng ván gỗ để chắn, vừa giống giường lò lại vừa giống giường đệm. Gian còn lại chất mấy đồ linh tinh, là một phòng kho. Gia cụ trong hai gian phòng này đều không nhiều, hiện lên khá rộng rãi, vừa nhìn là biết. Thẩm Thư hứng thú lượn một vòng, không ngớt lời khen bố cục và chất lượng kiến trúc của căn phòng. Trở về phòng ngủ của Mạch Dã, lại nói: “Hôm nay không có việc gì khác, chỉ là đến thăm anh chút thôi. Người đã đi rồi, không ai có thể níu lại được, người sống phải kiên cường lên, nếu sau này anh nhớ ra điều gì, cho rằng có liên quan tới Trương Phương, bất cứ lúc nào cũng có thể liên hệ với chúng tôi, 24/7 đều được.” Nói đoạn, đưa cho Mạch Dã tấm danh thiế.p, rồi lại nói với Trương Phàm: “Anh có tình hình gì mới cũng mau chóng liên hệ với chúng tôi, chúng ta cùng nhau cố gắng, tranh thủ thời gian sớm nhất để bắt được hung thủ về nhận tội.” Mạch Dã và Trương Phàm đều đồng ý, nhận lấy danh thiế.p, cẩn thận cất nó vào.
Khi chúng tôi cáo từ để ra về, Thẩm Thư bỗng nhiên nhớ ra, hỏi: “Mấy nay các anh ở nhà, có phát hiện ra ngoài bộ quần áo của Trương Phương, còn thiếu mất thứ gì hay không?” Mạch Dã đơ ra một hồi rồi đáp: “Không thiếu gì cả, hôm ấy cô ấy đã mặc bộ quần áo đó mà rời đi, những thứ khác đều còn đây.” Thẩm Thư gật đầu, không nói gì, quay lưng bước đi.
Tại nhà Mạch Dã ở thôn Đại Oa.
Sau khi rời khỏi tổ chuyên án, tôi gọi điện cho Lý Cường, nhờ chú ấy dẫn đường, rồi lại dặn dò chú: “Đừng nói cho ông biết là cháu đến thôn, không là ông lại mắng cháu vì tội không đến thăm ông.” Lý Cường gật đầu đồng ý.
Thẩm Thư không đồng ý lái xe, nói là thôn Đại Oa bé tí, đi bộ là được rồi, hơn nữa nếu lái xe sẽ gây áp lực cho người trong thôn, có khi lại không tìm hiểu được tình hình một cách chân thực. Lúc này tuyết đã ngưng, mặt đất, mái nhà, tán cây, đều được phủ dày một lớp tuyết trắng phau, cảnh sắc tráng lệ giữa mơ hồ giang sơn này, chỉ có thể nhìn thấy vào mùa đông ở phương Bắc.
Theo kiến nghị của Thẩm Thư, chạm dừng chân đầu tiên là nhà của Mạch Dã. Trước khi đến đã cho thăm dò trường học nơi anh ta làm việc, biết được dạo gần đây sức khỏe anh ta không được tốt, liên tục xin nghỉ phép ở nhà. Nhà của anh ta nằm ở đằng sau trạm lương dầu của thôn, là một căn nhà mái bằng tứ gian được lát gạch xanh ngói đỏ, tọa lạc ở trong một tòa đại viện. Lúc gần đến cửa nhà, tôi thoáng trông thấy khuôn mặt của một người phụ nữ ngó ra từ cửa sổ nhà hàng xóm ở phía Đông, giống như đang xuyên qua lớp kính để quan sát bọn tôi vậy. Tôi mơ hồ cảm thấy khuôn mặt ấy hình như đã gặp ở đâu rồi, đi được hai bước, đột nhiên nhớ ra, đó không phải là Lý Song Song, người đã xảy ra tranh chấp với mẹ Tứ Bình trong vụ án mà tôi xử lý vào cái lần trước khi đến thôn Đại Oa đó sao? Tôi hỏi Lý Cường: “Kia là nhà của Lý Song Song à chú? Bà ta và Mạch Dã là hàng xóm à?” Lý Cường đáp: “Không những là hàng xóm, nghe thiên hạ nói quan hệ của bà ta với Trương Phương trước đây còn rất tốt, hai người còn suốt ngày thì thầm to nhỏ với nhau cơ.” Tôi nhìn thấy nét thăm dò trong ánh mắt của Thẩm Thư, bèn kể lại một cách đơn giản cho cậu ấy nghe về vụ tranh chấp giữa mẹ Tứ Bình và Lý Song Song mà tôi đã hỗ trợ giải quyết. Thẩm Thư nói: “Sau khi ra khỏi nhà Mạch Dã, đến nhà Lý Song Song một chuyến xem sao, bọn họ là hàng xóm, lại còn là bạn, nói không chừng sẽ cung cấp được manh mối có giá trị.”
Đứng trước cửa nhà Mạch Dã gọi suốt một hồi mới có người bước ra, nhưng lại không phải Mạch Dã, mà là ông anh rể Trương Phàm. Trương Phàm vội chạy đến mở cửa, áy náy nói với Lý Cường: “Chú, trong nhà mở ti-vi nên cháu không nghe thấy động tĩnh ở bên ngoài, chú đợi lâu chưa?” Lý Cường đáp: “Không sao, sao cháu lại ở đây? Mấy vị này là cảnh sát từ thành phố xuống, giúp điều tra về vụ án của Trương Phương, đến đây để gặp Mạch Dã.”
Lý Cường vừa nhắc đến tên của Trương Phương, khóe mắt của Trương Phàm lại đỏ au, ứa nước mắt, nói: “Thực sự cảm ơn mọi người, trời lạnh thế này, mọi người lặn lội từ trên thành phố xuống đây, đã vất vả rồi, nếu có thể sớm phá được án, em gái cháu ở dưới cửu tuyền cũng nhắm được mắt. Cô cảnh sát đây, lần trước chúng ta đã gặp mặt, kể ra trong đội ngũ cảnh sát vẫn còn những người tài xinh đẹp như này nhỉ, nếu không phải tận mắt chứng kiến, tôi cũng không dám tin.” Câu nói cuối cùng của anh ta là dành cho tôi, xem ra trí nhớ của anh ta khá tốt, hơn nữa còn rất nhanh mồm nhanh miệng. Tôi cũng tự biết rõ ngoại hình của mình, nhưng nghe anh ta khen, vẫn cảm thấy rất vui. Người như Trương Phàm ở nông thôn bơi lội tự do giống như cá gặp nước vậy, không ngờ lại vì chăm sóc cho em gái mà sống độc thân, thật là hiếm có.
Trương Phàm lại nói: “Chú, Mạch Dã sau khi biết được tin dữ của Trương Phương thì suốt ngày ốm đau bệnh tật, nằm bẹp trên giường lò không chịu dậy. Cậu ta sống một mình đơn chiếc, ở thôn Đại Oa này chỉ có mỗi cháu là người thân thích, hễ rảnh là cháu lại đến giúp cậu ấy nấu chút cơm, dọn dẹp phòng, không thì chú bảo cậu ta biết làm sao?” Câu nói này là để trả lời câu hỏi ban nãy của Lý Cường. Tôi nhớ lần trước đã được Lý Cường kể, Trương Phàm và Mạch Dã cùng hợp tác mở một gánh hát nhỏ, vừa là bạn vừa là người thân, quan hệ rất tốt, xem ra việc Trương Phương gặp nạn, không khiến cho hai người xảy ra hiềm khích.
Sau khi bước vào phòng, tôi trông thấy một bố cục chuẩn nông thôn. Sáp với góc tường phía Bắc là một chiếc giường lò to, dài 6 – 7m, đủ cho 10 người nằm ngủ mà vẫn thừa. Những người lớn lên ở miền Nam hẳn sẽ cảm thấy lạ lẫm và hiếu kỳ với chiếc giường lò của người miền Bắc chúng tôi, thực ra đó chỉ là nơi để người xưa sưởi ấm mà thôi. Một chiếc giường lò có mấy cái miệng lò, lửa sẽ được đốt trong miệng lò, khiến cho chiếc giường lò nóng rực, căn phòng cũng trở nên ấm áp. Những người nằm không quen giường lò, sau một đêm ngủ trên giường, không chỉ môi khô miệng khát, có người còn bị chảy má.u cam.
Mạch Dã nằm trên giường lò, sắc mặt có chút tiều tụy, vàng mắt, môi nhợt nhạt, bộ dạng rất yếu ớt. Thấy chúng tôi bước vào, lăn lộn bò dậy, nói: “Thanh tra Lý, mọi người ngồi đi cho ấm.” Lý Cường đáp: “Cậu đang bệnh tật thế, không phải ngồi dậy đâu, chúng tôi đến thăm một tí rồi về.”
Trong căn phòng mịt mù mùi khét của lông chim cháy và thịt kho, tôi khìn khịt mũi, hỏi: “Mùi gì vậy? Sao hắc thế.” Vu Ngân Bảo cũng tiếp lời: “Đúng thật, trên giường lò còn có người ốm, mùi này làm sao mà dưỡng bệnh được?” Trương Phàm có chút ngại ngùng bưng một đĩa đen ngòm đến trước mặt chúng tôi, nói: “Là mùi của cái này, ngửi thì thấy hắc, nhưng ăn lại rất thơm. Mọi người nếm thử miếng.” Tôi thấy cái thứ đó ủ rũ như một con gà con bị nướng cháy, sợ hãi đẩy cái đĩa ra, nói: “Các anh ăn bậy ăn bạ gì thế.” Trương Phàm giải thích: “Là chim sẻ, những đứa trẻ trưởng thành ở thôn chúng tôi đều thích món này, mùa đông tuyết rơi sẽ dựng một cái sàn ở sân, nếu may thì chỉ một buổi chiều có thể bắt được mười mấy hai mươi con, bỏ vào lò nướng, thơm phức, mấy món đồ nướng ngày nay làm sao sánh được với hương vị thuần túy này. Mấy ngày nay Mạch Dã ốm đau bệnh tật, không biết sao mà tôi lại nhớ ra món này, nên đã nướng mấy con cho cậu ấy ăn.” Lý Cường nói: “Các cậu lớn bằng này rồi, vẫn còn bày cái trò này, nếu muốn ăn thì rửa cho sạch sẽ rồi đổ dầu vào mà xào.” Trương Phàm đáp: “Xào không ngon bằng thế này, nguyên chất nguyên vị.” Nói đoạn, anh ta xé thịt chim sẻ, vừa xé vừa mút ngón tay, bên trong lộ ra lớp thịt hồng hào, hơi nóng và mùi thơm bốc lên nghi ngút. Trương Phàm dùng hai ngón tay để vặn, đưa đến trước mắt tôi, tôi né ra sau, chỉ vào Vu Ngân Bảo nói: “Đưa cho cậu ta ăn, mồm cậu ta khỏe lắm.”
Vu Ngân Bảo thật thà nhận lấy một cách không khách sáo, xé hai miếng thịt nhét vào mồm, mới nhai hai miếng, cặp mắt híp liền trợn trừng, miễn cưỡng nhìn thấy đồng tử, có thể thấy mức độ kinh ngạc của cậu ta. Cậu ta nuốt con chim sẻ vào bụng, nhồm nhoàm reo lên: “Ngon quá, đúng là sơn hào, ngon.” Mọi người nhìn thấy bộ dạng của cậu ta đều phá lên cười, Trương Phàm lại xé ra một con đưa cho cậu ta, Vu Ngân Bảo đưa tay ngăn lại, nói: “Đừng cám dỗ tôi nữa, anh không thấy sếp tôi đang đứng đây à? Thu vén cá nhân, sẽ bị coi là hủ bại đấy.” Trương Phàm cười, lại đưa khắp một vòng, nhưng mọi người đều xua tay.
Tôi không muốn chỉ cắm đầu vào ăn mà bỏ lỡ chính sự, liền hỏi Mạch Dã: “Anh cảm thấy thế nào? Đã đi gặp bác sĩ chưa?” Mạch Dã lắc đầu đáp: “Không cần gặp bác sĩ, tự tôi tôi biết. Không có cách nào, sinh ra đã yếu vậy rồi, mấy ngày nay tôi vừa lo lắng vừa sợ hãi, lại ngủ không ngon, lúc nào cũng canh cánh trong lòng, chỉ cần nghỉ ngơi mấy bữa là sẽ hết thôi, cơ thể cũng sẽ khỏe lại.” Tôi nghe anh ta nói chuyện thiếu trung khí (khí trong dạ dày, có tác dụng tiêu hóa thức ăn và dinh dưỡng trong cơ thể), lại thấy mắt anh ta nổi đầy mạch má.u, đúng bộ dạng thiếu ăn thiếu ngủ, cơ thể mệt mỏi bực bội, liền an ủi anh ta: “Mong anh cố nén đau thương, cuộc sống thì vẫn phải tiếp diễn.”
Thẩm Thư im lặng nãy giờ, tôi không đoán ra ý đồ của cậu ta, liền dừng lại nhìn cậu ấy. Thẩm Thư biết ý, bèn hỏi Mạch Dã: “Anh không có bố mẹ giúp đỡ, một mình xây căn nhà lớn thế này, chắc không dễ dàng nhỉ? Chúng tôi có thể đi tham quan một vòng không?” Mạch Dã ho hai tiếng, đáp: “Ở quê khó sưởi ấm, trừ căn phòng này ra, hai gian kia đều không nhóm lửa, nếu anh muốn xem thì cứ xem, nhưng lạnh lắm đấy.”
Chúng tôi bám theo Thẩm Thư đến hai gian còn lại để dạo một vòng, lạnh thật, không ấm hơn bên ngoài trời là bao, lúc nói chuyện thấy rõ hơi hà ra. Cả hai gian phòng này đều chỉ to bằng một nửa gian mà Mạch Dã nằm nghỉ, một gian là buồng ngủ nhỏ, có phân nửa chiếc giường lò, một mé giáp tường, mé còn lại dùng ván gỗ để chắn, vừa giống giường lò lại vừa giống giường đệm. Gian còn lại chất mấy đồ linh tinh, là một phòng kho. Gia cụ trong hai gian phòng này đều không nhiều, hiện lên khá rộng rãi, vừa nhìn là biết. Thẩm Thư hứng thú lượn một vòng, không ngớt lời khen bố cục và chất lượng kiến trúc của căn phòng. Trở về phòng ngủ của Mạch Dã, lại nói: “Hôm nay không có việc gì khác, chỉ là đến thăm anh chút thôi. Người đã đi rồi, không ai có thể níu lại được, người sống phải kiên cường lên, nếu sau này anh nhớ ra điều gì, cho rằng có liên quan tới Trương Phương, bất cứ lúc nào cũng có thể liên hệ với chúng tôi, 24/7 đều được.” Nói đoạn, đưa cho Mạch Dã tấm danh thiế.p, rồi lại nói với Trương Phàm: “Anh có tình hình gì mới cũng mau chóng liên hệ với chúng tôi, chúng ta cùng nhau cố gắng, tranh thủ thời gian sớm nhất để bắt được hung thủ về nhận tội.” Mạch Dã và Trương Phàm đều đồng ý, nhận lấy danh thiế.p, cẩn thận cất nó vào.
Khi chúng tôi cáo từ để ra về, Thẩm Thư bỗng nhiên nhớ ra, hỏi: “Mấy nay các anh ở nhà, có phát hiện ra ngoài bộ quần áo của Trương Phương, còn thiếu mất thứ gì hay không?” Mạch Dã đơ ra một hồi rồi đáp: “Không thiếu gì cả, hôm ấy cô ấy đã mặc bộ quần áo đó mà rời đi, những thứ khác đều còn đây.” Thẩm Thư gật đầu, không nói gì, quay lưng bước đi.
Danh sách chương