Trong cửa chính có khắc Bàn Long, treo từng lớp màn che màu vàng sáng, sau mỗi màn che là một cánh cửa, cứ thế chạy dọc đến sâu bên trong thẩm cung.

Trên chiếc ghế có lót một miếng đệm màu vàng sáng, người ngồi trên đó là Quan gia triều Đại Tống Triệu Trinh. Y mặc trên người chiếc áo bào màu xanh nhạt, dùng vải lụa khảm ngọc bích để buộc tóc, mặt nở nụ cười nhìn hai đứa con nuôi đang ngồi đó.

Người ngồi trên đôn cẩm bên trái là một chàng thanh niên mặt mày thanh tú, nho nhã lịch sự, trên người y khoác quan phục màu tím, vẻ mặt đầy sự ân cần quan tâm.

Người ngồi trên đôn cẩm bên phải, là một chàng thanh niên có khuôn mặt chữ điền, mày rậm mắt sâu, y cũng mặc quan phục màu tím, trông nét mặt đầy vẻ ưu tư.

Đây chính là hai đứa con ông ta đã nuôi dạy từ bé, đứa lớn tên là Triệu Tông Thực, là đứa con trai thứ mười ba của đường huynh Triệu Doãn Nhượng ở quận Nhữ Nam, đứa nhỏ tên là Triệu Tông Tích, là đứa con trai thứ hai của đường huynh Triệu Doãn Bật ở quận Bắc Hải, hai đứa chênh nhau hai tuổi, năm xưa đều được y nuôi nấng trong cung.

Tuy rằng sau này y đã đưa chúng ra ngoài, nhưng Triệu Trinh chưa bao giờ thôi lo lắng cho chúng, ngay cả chuyện cưới xin của hai đứa nó, đều là do ông và Hoàng hậu một tay sắp đặt. Hai người họ cũng đối đãi với ông ta như cha ruột, định kỳ vào cung thăm hỏi, có thể nói tình cảm giữa họ cứ như cha con ruột thịt.

Nghe thấy hai người đến vấn an, Quan gia mỉm cười nói:
- Sức khỏe của ta đã khá hơn nhiều rồi, các con không phải lo lắng nữa.

- Thúc phụ vẫn phải nghỉ ngơi nhiều, chuyện quốc sự gì, đã có các Tướng công xử lý.
Giọng nói của Triệu Tông Thực cũng êm dịu như dung mạo của y vậy:
- Lần này nhất định phải an dưỡng cho khỏi hẳn, không được để lại di chứng gì.

- Ừ.
Triệu Trinh gật đầu, giọng ấm áp nói:
- Bệnh sởi của Đại Lang nhà con đã khỏi hẳn chưa? - Hôm trước đã khỏi hẳn rồi ạ, giờ lại tung tăng nhảy nhót lại rồi.
Nhắc đến con trai, nụ cười trên mặt của Triệu Tông Thực cuối cùng cũng rạng rỡ lên một chút, đứa con trai tám tuổi kia của y tên là Triệu Trọng Châm, là một đứa trẻ kháu khỉnh thông minh lạnh lợi, rất được Quan gia yêu mến.

- Đã lâu không gặp nó rồi.
Triệu Trinh trách móc nói:
- Sao không dẫn nó đến thăm ta vậy?

- Con sợ bệnh nó chưa dứt, lại mang bệnh khí đến.
Triệu Tông Thực ôn tồn nói:
- Hai ngày nữa, nó hoàn toàn bình phục rồi, con nhất định sẽ dẫn nó vào thăm thúc phụ.

- Cũng được.
Triệu Trinh gật gật đầu, lại xoay sang nói với Triệu Tông Tích:
- Còn con trai của con thì sao?

- Cả ngày hết ăn rồi lại ngủ.
Triệu Tông Tích nào có sung mãn như Triệu Tông Thực, 15 tuổi lập gia đình, 16 tuổi đã có con, con trai của y giờ mới đầy tháng thôi… cũng chính vì đã làm cha, nên y cũng không muốn giả ngây giả dại nữa, như vậy sẽ khiến con xem thường mình:
- Có điều chẳng bệnh tật gì.

- Đừng lơ là, con còn nhỏ phải cẩn thận chứ…
Triệu Trinh cảm thán một câu, dường như chạm vào nỗi niềm trong lòng, ông ta im lặng nửa buổi trời, sau mới dịu lại quay sang nói với hai người:
- Bài tập của các con, đã làm xong chưa?

- Làm xong rồi ạ.
Cả hai cùng gật đầu, mỗi người rút từ trong tay áo ra một quyển vở, cùng đứng dậy.

Ngay tức thì có Hoạn quan tiến lên trước nhận lấy vở, trình lên cho Triệu Trinh xem.

Triệu Trinh gật đầu, ra hiệu gã đặt lên bàn, nhìn hai người họ nói:
- Nói tóm lược lại xem.

- Tiểu bối chúng con tài thô học thiển, nào biết đến đại sự quốc chính? Phần lớn là đi theo lối mòn, ngẫu nhiên có một chút ý kiến cá nhân, Thúc phụ xem rồi đừng cười.
Đương nhiên là Triệu Tông Thực nói trước, y khiêm tốn vài câu, sau đó chậm rãi nói:
- Hài nhi cho rằng, muốn đạt được mục đích dòng sông chảy về Đông, phương pháp thiết thực nhất, chính là mở sông Lục Tháp, khiến nước sông Hoàng Hà chảy về biển theo đường sông Kinh Đông cũ.…Trong các đường sông Hoàng Hà cũ, con sông này chảy xuôi hơn cả, cự ly cách biển cũng tương đối ngắn, hơn nữa mình sẽ áp dụng thêm các biện pháp như đào thông bùn đất, phá bỏ vật cản, biến méo thành thẳng, tăng cường tu sửa bờ đê….

Bù lu bù la nói hết nửa ngày trời, thật chất trọng tâm chỉ tóm gọn một câu, phương án sông Lục Tháp hay!

Quan Gia lại vẫn duy trì tư thế lắng nghe, nhẫn nại nghe y nói hết, lúc này mới mỉm cười nói:
- Rất tốt, con đã bỏ ra không ít tâm tư.

- Thúc phụ quá khen rồi.
Triệu Tông Thực khiêm tốn nói.

-Tích Nhi, còn con thì sao?
Quan Gia nhìn Triệu Tông Tích nói.

- Hồi bẩm Thúc phụ.
Triệu Tông Tích hít thở sâu, cất cao giọng nói:
- Hài nhi cho rằng phương áp sông Lục Tháp, là một sai lầm nghiêm trọng.

- Ồ….
Quan Gia hơi kinh ngạc nói:
- Sao lại thế?

Triệu Tông Thực cũng hơi biến sắc, thoáng chốc chỉ cười không nói.

- Đạo lý rất đơn giản, nếu đường cũ Hoành Lũng có thể dùng được, hà tất phải đổi dòng Hoàng Hà nữa?
Triệu Tông Tích trầm giọng nói:
- Sông Hoàng Hà vốn dĩ đã có ba phần nước, bảy phần bùn, lý nào lại không bị ứ đọng. Hơn nữa bùn đất ùn tắc, đều là bắt nguồn từ hạ lưu, bùn đất ứ đọng ở hạ lưu càng cao, dòng chảy càng trở nên chậm chạp. Tốc độ trên dòng thượng lưu lại quá nhanh, tốc độ hạ lưu thì quá chậm, vỡ đê ở vùng trung lưu, đấy là chuyện hiển nhiên thôi.

- Hài nhi đặc biệt tìm đọc các tư liệu thủy văn, phát hiện ra từ năm cuối triều Đường, dòng chảy ở hạ lưu đã đầy ắp bùn đất, ngày một tăng nhiều. Hơn nữa đến triều đại ta, con đường Kinh Đông cũ cứ hết vỡ lại sửa, rồi hết sửa lại vỡ, đã tới mức độ không thể cứu vãn được nữa. Đây rốt cuộc là nguyên nhân do đâu? Hài nhi lại phái người đi điều tra thực tế, còn phỏng vấn cả những lão bá tánh có kinh nghiệm phong phú, theo đó con được biết rằng sông Hoàng Hà từ phía Đông Bộc Dương, đều đã ứ cao, đồng thời không đúng như lời đám người Lý Trọng Xương nói, chỉ có đất trên Đồng Thành mới gọi là đất cao.

- Trên thực tế từ trên Đồng Thành trở lên được xem là “đặc biệt cao” rồi, vả lại dòng chảy càng sang Đông càng cao, nơi cao nhất cũng chỉ cách Thương Hồ Khẩu gần trăm trượng, tránh cao thì phải xuống, từ cao xuống chỗ thấp, đó là bản tính của nước, cho nên nếu dòng chảy đã rời bỏ vùng đất cao, nó khó mà khôi phục lại đường cũ. Cho dù có dùng biện pháp mạnh miễn cưỡng khôi phục lại, nhưng không bao lâu sau chắc chắn đê ở hạ lưu sẽ lại vỡ lần nữa, dẫn tới cải tạo đường mới, còn đường cũ vẫn là đường cũ, sông Lục Tháp không thể khai thông được, lý do căn nguyên bên trong chính là như vậy!

- Lúc mới khởi công, đám người Lý Trọng Xương nói, sông Lục Tháp có tác dụng phân dòng chảy, giảm thiểu áp lực Hồng Thủy đối với Hoàng Hà. Nhưng theo Hài nhi được biết, trên thực tế sau khi phân lưu, hai châu Ân và Ký vẫn bị lũ như thường, nguy cơ rình rập tứ phía. Hơn nữa do việc phân lưu, vì hạ lưu không lối thoát nước, khiến cho nhiều châu như Tân, Thương, Đức, Bác, Tề gặp nạn. Nếu để nó hội tụ lại hết, tai họa càng tăng gấp mấy lần trước kia. Hơn nữa, năm châu trên, dân số đông đúc, một đường dọc Hà Bắc, của cải sung túc, nay dẫn nước vào, không chỉ dân chúng năm châu gặp nạn, phá hoại đồn điền, suốt đường Hà Bắc, sẽ thấy cảnh bần hàn trống rỗng. Tổn hại thực tế càng không thể tính hết. Có thể thấy rằng, kiến nghị xin mở sông Lục Tháp, thật sự là hoang đường không tưởng, toàn hại không lợi, tuyệt đối không thể dùng!

Lúc Triệu Tông Tích khẳng khái trình bày, so với lúc Triệu Tông Thực thao thao bất tuyệt, thái độ của Quan Gia, dường như không có gì khác biệt, ông ta đều lắng nghe một cách rất là nhẫn nại, chỉ có người thân cận với ông ta nhất, mới nhìn thấy được sự khác biệt đó từ trong những động tác nhỏ nhặt nhất.

Lúc mới nghe người trước trình bày, tai của Triệu Trinh khẽ động đậy, còn sau khi nghe người thứ hai nói hết, tai của Quan Gia cứ thẳng đơ suốt.

Sau một hồi, Quan Gia mới cười nói:
- Tích Nhi, con phải biết là, lời này của con truyền ra ngoài, sẽ đắc tội người khác đấy.

- Nhưng Hài nhi càng lo sợ con dân của Thúc phụ gặp phải thảm họa nước lũ vô vọng.

Hai chữ “vô vọng”, làm Triệu Trinh đau nhói, ánh mắt nhỏ dài kia của Quan Gia khẽ híp lại, xong lại hỏi Triệu Tông Thực nói:
- Thực Nhi thấy thế nào?

- Hài nhi nghe đệ đệ nói, dường như rất có đạo lý.
Triệu Tông Thực mỉm cười nói:
- Nhưng con nghĩ thủy thần ba đời nhà Lý Gia, Lý Trọng Xương tài học uyên thâm, chắc chắn sẽ không phạm phải lỗi lầm nhỏ nhặt này, vì vậy Hài nhi vẫn là tin vào phán đoán của hai vị Tể Tướng.

- Ừm…
Triệu Trinh nghe xong, gật đầu, có vẻ ông ấy cũng nghĩ như vậy.

- Thúc phụ!
Trong lòng Triệu Tông Tích thầm than thở, đứng phắt dậy tay nắm chặt nói:
- Mấy chục vạn tính mạng thân gia của con dân Đại Tống, không thể có bất kỳ mạo hiểm nào đâu!

- Ừm…
Triệu Trinh cũng gật đầu, dường như có chút tán đồng với ý kiến này.

-------------------------

Bước ra từ trong điện Phúc Ninh, hai huynh đệ kề vai nhau đi ra ngoài.

- Hiền đệ, bệnh của đệ khỏi chưa?
Triệu Tông Thực ôn tồn hỏi.

- Huynh trưởng, đệ không có bệnh, đó chỉ là nhàn quá sinh chán, chơi vui thôi.
Triệu Tông Tích mỉm cười nói.

- Đã làm cha rồi, phải có bộ dạng của người lớn đi.
Triệu Tông Thực đưa tay ra, vừa cười vừa nhặt một chiếc lá khô từ trên vai của y xuống, mỉm cười nói:
- Biểu hiện hôm nay của đệ rất tốt.

- Đa tạ đại ca khích lệ.
Triệu Tông Tích gượng cười nói:
- Đệ chính là thẳng tính như vậy, những lời vừa rồi mà tới tai cha đệ, đệ chịu đòn là cái chắc.

- Làm gì có chứ, Vương Thúc vui mừng còn không kịp nữa.
Triệu Tông Thực lắc đầu cười nói:
- Phải rồi, ta có một bộ “Đại Hoang Kinh”, cũng khá thú vị, khi nào đệ rảnh qua thưởng thức cùng đây?

- Tiểu đệ không thiếu thời gian, hôm nào ca ca có ngày rỗi, phái người đến gọi đệ là được, bất kỳ lúc nào.

- Ha ha…được.
Trong lúc nói chuyện hai người đã đến cửa cung điện, vừa bước ra khỏi cổng, liền thấy phố lớn phồn hoa. Hoạn quan dắt ngựa tới, cầm lấy dây cương, Triệu Tông Thực cười nói:
- Thế thì hôm khác gặp lại.

- Chào ca ca.
Triệu Tông Tích chắp tay thi lễ.

Trông theo dáng Triệu Tông Thực khuất xa dần, lúc này y mới xìu mặt xuống, gượng cười nói:
- Nửa người của ta sắp đông cứng rồi đây.

- Sao ngươi không nói.
Người dắt ngựa không ngờ lại là Trần Khác, hắn cười ha hả nói:
- Nửa người y sắp bị nướng cháy rồi?
Quan hệ của hai người đã không giấu được nữa, hà tất phải giấu giấu diếm diếm làm gì?

- Ha ha…
Triệu Tông Tích cười nói:
- Còn chưa biết tức giận thế nào đây.

- Tức thì tức đi.
Trần Khác cười nói:
- Còn sợ y à?

- Ngươi đừng nói thế
Triệu Tông Tích lo lắng nói:
- Y có 27 người huynh đệ.

- Ôi dào, cha y cũng khá đấy nhỉ?
Trần Khác trợn tròn mắt nói.

- Đấy cũng là bản lĩnh mà.
Trần Tông Tích gật đầu nói:
- Huynh đệ nhiều rồi, thế nào cũng có kẻ cực đoan hung tàn, nghe nói lão bát và lão thập lục nhà y, có quan hệ sâu đậm với “Vô Ưu Động” và “Quỷ Phàn Lầu”.

- Vô Ưu Động, Quỷ Phàn Lầu ư?
Trần KHác khẽ nhíu mày nói:
- Đó là gì?

- Tòa thành Biện Lương này trải qua nhiều năm xây dựng, mương máng dưới đất cực kỳ sâu rộng.
Triệu Tông Tích chỉ chỉ dưới chân nói:
- Nên có khá nhiều kẻ liều mạng, ẩn mình trong đó, tự xưng là “Vô Ưu Động”, nghe nói cái to nhất một trong số đó là “Quỷ Phàn Lầu” do Cái Bang dựng nên, chuyên bắt các phụ nữ xuống dưới để cưỡng bức bán dâm.

- Không phải chứ.
Trần Khác nhìn tòa thành Biện Kinh phồn hoa sầm uất, khó mà tin lời:
- Trong thành Biện Kinh cứ cách năm dặm là có một cửa hàng, mỗi quầy lại kinh doanh mặt hàng khác nhau, có biết bao nhiêu quân cảnh? Tại sao lại không diệt trừ bọn chúng?

- Sao mà chưa từng diệt qua chứ? Nhiều thế hệ phủ doãn khai Phong, cũng chẳng phải đã phái người xuống càng quét đó thôi.
Triệu Tông Tích lắc đầu nói:
- Nhưng mà, thành Biện Kinh này có đến một triệu mấy trăm người, trong đó có biết bao nhiêu tên vô lại phố phường? Mỗi ngày lại sinh ra biết bao du côn? Quét hết một đám rồi lại một đám, giống y như nhặt rau hẹ vậy, không làm sạch được đâu…
Ngừng một lúc, y nén giọng thấp xuống nói:
- Hơn nữa, những bang phái còn sống sót sau vụ càn quét, tất cả đều có bối cảnh cả đấy, chẳng phải vừa rồi ta đã nói đó sao…

- Thì ra là có ô dù che chắn…
Trần Khác hiểu ra vấn đề.

- Nói tóm lại, ngươi muôn ngàn lần phải cẩn thận
Triệu Tông Tích nói:
- Trong số những gã ăn mày bên đường, tám phần là những loại người đó, bọn chúng không dám làm gì ta, chỉ sợ chúng sẽ để mắt đến ngươi, để ta bảo đám lão Tiền đi theo ngươi vậy.
Lão Tiền, là trưởng vệ sĩ của Triệu Tông Tích.

- Cũng tốt.
Trần Khác gật đầu, chẳng cần thiết đóng vai hảo hán.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện