Sau khi bị đuổi ra khỏi nhà chừng bốn mươi ngày, huynh đệ Tam Lang cuối cùng quay trở về ngôi nhà nơi mình đã sinh sống từ nhỏ.
Nhưng cái cách trở về thì quá mức thê thảm. Bọn họ bị áp giải vào nhà, sau đó bị nhốt trong nhà củi.
Vốn là không cần nhốt Tiểu Lục Lang, nhưng cậu bé cứ ôm lấy Tam Lang, khóc lên khóc xuống. Trần Tam Lang cũng lo lắng bọn họ sẽ ngược đãi em trai mình nên cứ ôm chặt lấy Lục Lang không buông. Thế là Tiểu Lục Lang cũng bị nhốt vào luôn.
Từ túp lều chuyển sang nhà củi, thực ra môi trường đã tốt hơn nhiều rồi. Ít nhất thì nơi này cũng rộng hơn, không bị bí bách.
Không lo lắng gì cho vận mệnh của mình, Trần Tam Lang cẩn thận kiểm tra cơ thể Lục Lang. Hai đứa bé đều không có vấn đề gì lớn, chỉ là tinh thần có chút uể oải. Trong tình cảnh này, người bình thường sẽ chỉ cho rằng chúng sợ hãi quá mức. Nhưng Trần Tam Lang cẩn thận tỉ mỉ phát hiện thấy hai đứa trẻ đều bị nội thương ở mức độ khác nhau.
“Nội thương” không chỉ xuất hiện trong tiểu thuyết võ hiệp mà trong thế giới thực cũng tồn tại. Và đó chính là cái gọi là “ Thương ứ biến bệnh”(Tụ máu vết thương biến thành bệnh), các bộ phận mềm bị tổn thương và những di chứng về sau, có khả năng sẽ làm tắc những huyệt quan trọng của cơ thể con người, khiến cho ngoại thương trở thành nội thương, kéo dài mấy năm mà không khỏi bệnh, thậm chí còn dẫn đến chết yểu hoặc tàn tật.
Vết thương của Tiểu Lục Lang thì nhẹ hơn, chỉ có xương cổ bị trật. Tam Lang nắn lại về vị trí cũ thì có thể giải trừ được mầm bệnh. Ngũ Lang thì rắc rối hơn chút bởi vì gáy của nó chấm đất. Tuy mặt đất là bùn nhưng đó là chấn thương đến gáy, dẫn đến chấn động não nhẹ.
Đông y nhận định đây là tổn thương đến bộ não, sinh ra việc tắc nghẽn. Châm cứu là cách chữa trị đúng nhất, nhưng lại không có điều kiện như vậy nên chỉ có thể thay thế bằng cách xoa bóp. Hắn để Ngũ Lang ở tư thế ngồi. Đầu tiên là ngồi ở phía sau lưng Ngũ Lang, sau đó dùng hai ngón tay cái luân phiên bóp vào hai bên cơ ức đòn - chũm. Sau đó một tay đỡ lấy trán của nó, một tay kia thì dùng phương pháp nắn từ đường tóc phía trước ra phía sau gáy, sau đó giữ lấy huyệt phong trì, huyệt não không của nó.
Rồi lại chuyển sang bên người trước, hai ngón tay cái lần lượt ấn vào ấn đường (phần nằm giữa hai lông mày), ấn vào huyệt quang minh (Huyệt có tác dụng làm cho mắt sáng lên, vì vậy, gọi là Quang Minh), huyệt nghênh hương (Huyệt có tác dụng làm mũi được thông, đón nhận (nghênh) được mùi thơm (hương), vì vậy gọi là Nghênh Hương), huyệt thừa tương (Huyệt ở chỗ lõm, nơi thường nhận (thừa) nước miếng (tương) từ miệng chảy ra), sau đó lại dùng đầu ngón tay cái đẩy huyệt Giác Tôn, tiến hành làm luân phiên, rồi lại dùng hai bàn tay vỗ vỗ vào thóp đầu, cuối cùng chà xát hai tay, sau khi tay nóng lên thì chườm nóng lên đỉnh đầu của Ngũ Lang, kết thúc một lần trị liệu.
Làm xong, Tam Lang thấy hơi mệt nhưng thấy mạch của Ngũ Lang đã ổn định hơn rất nhiều thì cảm thấy vui sướng vô cùng. Chỉ cần xoa bóp vài lần nữa là sẽ không còn mầm bệnh nữa.
Tam Lang nhắm mắt dưỡng thần trong chốc lát rồi mới suy nghĩ đến hoàn cảnh hiện tại của mình. Tú bà đó chắc chắn sẽ không từ bỏ ý đồ, nhưng nhiều người có mặt như vậy thì khả năng dùng hình phạt riêng với mình không lớn. Chắc là sẽ đưa mình đến quan phủ. Nghe mấy người công nhân làm thuê kia nói trên đường “Kẻ dưới đánh người bề trên” là trọng tội, là phải khắc chữ lên mặt cho đày ải.
Vừa nghĩ đến phải trở thành kẻ tội phạm, trên trán còn phải khắc lên kim ấn, Tam Lang liền thấy nóng hết cả da đầu. Hắn đã đọc “Tặc phối quân đại toàn” trong “Truyện Thủy Hử” cảm giác thấy cuộc đời con người như vậy rõ ràng là chuyển sang một màu u tối, nếu muốn sống, ngoại trừ vào rừng làm cướp chứ không thì chẳng có con đường nào khác.
- Không muốn như vậy…!
Tam Lang không khỏi kêu lên một tiếng. Hắn thật sự không muốn cuộc đời mình bị hủy hoại như vậy.
Nếu chạy trốn thì sao? Như thế thì càng tệ hại hơn. Ngay cả một đứa trẻ mười tuổi cũng biết, thời đại này nếu như không có quan phủ mở đường dẫn lối thì nửa bước cũng khó đi. Tặc phối quân (ở thời Tống chỉ kẻ quân nhân bị phạm pháp, ý mắng người) còn có thể có tự do mà mong chờ, còn nếu trở thành người trốn chạy thì cả đời sẽ trốn chui trốn lủi trong rừng sâu núi thẳm rồi.
Tương lai bi thảm, trốn lại không trốn được, Tam Lang chợt cảm nhận thấy sự nghiêm khắc của luật pháp triều Đại Tống, không nhàn hạ hơn đời sau. Hắn không phải là siêu nhân quần lót mặc ngoài, cũng không phải là đạo sĩ trên núi có thuật xuyên tường, lại càng không phải là nhân vật chính trong tiểu thuyết nói đã xuyên việt là có thể nghênh ngang bước đi. Trong xã hội vương quyền khổng lồ, cá nhân con người thực sự là bé nhỏ…
Nhưng Trần Tam Lang lại không hối hận vì sự kích động của mình. Nếu được làm lại thì hắn vẫn sẽ phản ứng như thế. Từ xưa đến giờ hắn luôn tin “Cái đẹp của thế giới đến từ những hình thái khác nhau chứ không phải là sự lạnh lùng và chính xác tuyệt đối”. Lúc nào cũng tuân theo nội tâm của mình là giữ mình, là tiền đề của cuộc sống chân thực. Vì thế hắn cam tâm chấp nhận sự trừng phạt của sự kích động.
Huống hồ hắn cũng chẳng phải là kích động lên là mất hết lý trí con người. Việc hành hung đối với Hầu Thị không gây ra tổn hại về tính mạng, càng không phải là vận khí của bà ta, mà là Trần Tam Lang tránh chỗ hiểm…Với tri thức về y học của Trần Tam Lang, biết được mười mấy bộ phận hiểm của cơ thể con người, dù cho là với sức mạnh của một đứa trẻ con mà đánh thì có thể sẽ không chết ngay, nhưng một thời gian sau sẽ gây chết người. Hầu thị mặc dù ác nhưng tội chưa đến mức phải chết. Đây cũng là bản tính của hắn, vẫn chưa bị lửa giận nuốt hết lý trí.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Nghĩ đi nghĩ lại, không có cách nào cả, chỉ có thể nghe theo mệnh trời mà thôi.
Trần Tam Lang không khỏi than nhẹ một tiếng, chậm rãi mở to mắt, liền thấy Tiểu Lục Lang rụt rè ngồi xổm bên cạnh mình, trong đôi mắt to tràn đầy nước mắt.
- Làm sao thế tiểu Lục?
Tam Lang giơ tay, kéo nó vào lòng, vỗ nhẹ lưng nó.
- Đùi gà.
Lục Lang vừa mở miệng thì lại khóc nức nở:
- Là phải ăn từ từ…
- Tam ca đã dặn dò kỹ như thế!
Ngũ Lang khôi phục lại tinh thần, không kìm nổi khiển trách:
- Đệ lại dám không nghe lời!
- Ôi, ôi, lâu lắm không ăn thịt rồi.
Tam Lang áy náy khóc:
- Một lần không nỡ ăn hết.
- Lục Lang ngoan, Tam ca không trách đệ.
Tam Lang trong lòng đau xót, ôm chặt Lục Lang nói:
- Đều là tại ca ca không chăm sóc tốt cho đệ, sau này…
Nói đến đây, trong lòng lại ảm đảm, làm gì có cái gọi là sau này cơ chứ? Sau khi mình bị đi đày thì chỉ sợ là mãi mãi không được gặp lại nhau nữa. Trong đôi mắt hắn cũng có chút ươn ướt. Hắn hạ giọng nói:
- Sau này đệ phải nghe lời đó!
- Hu, hu, Lục Lang sẽ rất nghe lời Tam Ca.
Tiểu Lục Lang gật đầu rất mạnh, lau nước mắt đi nói:
- Sẽ không bướng nữa.
- Đệ thật là ngoan, không chỉ nghe lời Tam ca mà còn phải nghe lời Ngũ ca, Nhị ca, nghe lời phụ thân nữa.
Tam Lang lo lắng dặn dò nó. Tuy hắn vô cùng oán hận người cha kia, nhưng nghĩ đến tương lai ông ta có thể che chở cho Ngũ Lang và Lục Lang thì cũng chỉ có người đàn ông không biết chịu trách nhiệm đó thôi.
- Phụ thân, phụ thân làm sao mà mãi không về vậy?
Nghe thấy hắn nhắc đến phụ thân, Tiểu Lục Lang ngước mặt lên, thút thít nói.
Tam Lang nhẹ nhàng lau nước mắt cho nó, dịu dàng nói:
- Sắp về rồi, sắp đến đưa Lục Lang ra ngoài rồi.
- Đệ muốn ở cùng với Tam ca.
Tiểu Lục Lang nói rất kiên quyết.
- Được chứ, Tam ca sẽ cùng đi với đệ ra ngoài.
Tam Lang vuốt vuốt cái đầu nhỏ của em trai, tuy trong lòng trăm mối lo nhưng hắn không muốn Tiểu Lục Lang buồn.
Bị nhốt bên trong phòng củi đến nửa đêm, ba huynh đệ vừa đói vừa khát. Đột nhiên nghe thấy bên ngoài cửa có tiếng động, Tam Lang đi về phía tiếng động thì bất ngờ mò thấy một miếng bánh, trong lòng liền đoán ngay ra một người, hạ giọng nói:
- Tứ Lang?
Hắn làm sao dám tùy tiện ăn đồ của người khác. Nếu chẳng may bị ngộ độc chết thì chẳng phải oan uổng sao? Chết vinh còn hơn sống nhục. Nhất định phải hỏi rõ lai lịch.
...
Bên ngoài trầm mặc hồi lâu, cuối cùng cũng gật đầu một cái nói:
- Vâng!
- Đệ không trách ta làm mẹ đệ bị thương sao?
Tam Lang nói xong thì vểnh tai lên nghe. Hắn phải nghe xem hơi thở của Tứ Lang có bình ổn hay không. Thông thường mà nói, người nói dối thì hơi thở sẽ có chút loạn.
Tứ Lang lại trầm mặc một chút mới nói:
- Trách chứ, nhưng các huynh là huynh đệ của đệ…
- Tứ Lang, cảm ơn đệ.
Tam Lang yên lòng, gãi đầu nói:
- Mà có thể mang thêm chút nước đến được không? ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Trưa hôm sau, Đại Lang và Nhị Lang vội trở về từ trên trường trong thị trấn. Đại Lang mười lăm tuổi, Nhị Lang mười ba tuổi. Trong thời đại này thì cũng không còn được coi là trẻ con nữa. Hai người đau khổ cầu xin hai vị bề trên tha cho Tam Lang. Nhị Lang dập đầu xin lỗi Hầu Thị, cái trán cứ đập côm cốp trên sàn.
Nhưng Trần Hi Thế và Hầu Thị đã có quyết định rồi, làm sao có thể dao động bởi hai vãn bối đó được. Huống chi Hầu Thị oán giận Đại Lang tốt với người ngoài mà không nghĩ đến người nhà, càng hận không thể nhốt Nhị Lang, mắng nhiếc một trận rồi đuổi hai người ra ngoài, còn cố ý dặn dò nha hoàn đuổi Nhị Lang ra khỏi cửa.
Không dám chọc giận lão nương, Trần Đại Lang đành phải đưa Nhị Lang ra cửa.
Trần Đại Lang tên gọi là Trần Du. Trần Nhị Lang tên gọi là Trần Thầm, hai huynh đệ đứng ở cửa không nói lời nào.
- Nhị Lang.
Trần Du dù sao tuổi cũng lớn hơn, có suy nghĩ hơn:
- Trong nhà có ta rồi, đệ không cần phải lo lắng mấy người Tam Lang. Bây giờ đệ mau đến Mi Sơn tìm Nhị thúc. Lỗ Đại thúc tìm khắp thị trấn không tìm thấy thúc ấy. Ta nghe nói sắp phát danh sách giải thí (kỳ thi ở châu phủ thời Đường Tống) rồi. Nhị thúc đã quyết chí rồi thì nhất định sẽ chờ ở phủ thành đó.
Nghĩ một lúc anh ta lại nói:
- Đúng rồi, ta còn nhớ nhà của Tô bá bá chính là ở Mi Sơn đó. Đệ đến nhà tìm xem.
Nói xong, anh ta lấy ra từ trong người một xâu tiền đồng nói:
- Đệ ra bến sông, đi thuyền ấy. Đi nhanh về nhanh nhé.
Thôn Thạch Loan cách phủ thành chừng năm mươi dặm, hơn nữa toàn là đường núi, muốn đi phải mất hết một ngày, Trần Du không thể để em mình đi bộ được.
Chẳng cần thiết khách khí với đại ca, Trần Thầm nhận lấy xâu tiền, vái chào thật sâu nói:
- Đại ca, mấy người Tam đệ xin nhờ huynh!
- Đệ yên tâm đi, bọn họ cũng là đệ của ta mà.
Trần Du gật đầu cam đoan nói.
Trần Thầm gật đầu thật mạnh rồi xoay người đi, đi đến bến sông thì gặp thuyền vận chuyển than củi đi thành, cậu ta nhảy lên thuyền, đưa cho ông chủ thuyền tám đồng tiền rồi ngồi lên thuyền đi về phía Mi Châu.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Nhờ có phúc của đập Đô Giang, đoạn Dân Giang trong Mi Sơn này nước sông rất êm đềm, nước trong suốt mà xanh thẳm, vì thế nên còn có tên là Sông Pha Lê. Dọc theo sông Pha Lê nghịch lưu chừng năm mươi dặm là có thể đến phủ thành huyện Mi Sơn.
Mi Sơn không phải là một thành phố lớn, trong cảnh non nước xinh đẹp, cây cao bóng cả là các thành phố đan xen nhau. Các mái nhà thiên hình vạn trạng và các bức tường phòng hỏa. Các tòa nhà của quan phủ, chùa chiền và những thành lầu cao ngất, những tòa tháp đồng hồ điểm thêm vào đó, giản dị thanh nhã, đan xen nhau đầy thú vị khiến người ta nhìn mãi không chán mắt.
Trồng hoa sen đã trở thành một ngành sản xuất khổng lồ ở địa phương. Các con buôn hoa sen của các thành phố thị trấn lân cận đều đến đây mua bán hoa sen. Vì thế nên bên đường, đâu đâu cũng có thể nhìn thấy những ao sen lớn nhỏ. Hai tháng nữa thôi thì sẽ là một cảnh đẹp hoa sen nở bất tận.
Nhưng Trần Thầm không lòng dạ nào thưởng thức cảnh đẹp xanh trời xanh lá này, mà anh ta nghe ngóng được vị trí nhà họ Tô rồi thì liền đi thẳng về ngõ Sa Cấu ở góc phía tây nam huyện thành.
Trong ngõ Sa Cấu có một khu dân cư có kết cấu bậc trung. Từ cửa lớn tiến vào, trước mặt có một bức tường bình phong sơn dầu khiến cho người trên đường không thể nhìn vào bên trong căn nhà. Sau bức bình phong là một căn nhà bậc trung, phía trước có sân. Ở gần ngôi nhà, có một cây lê rất to, một cái hồ, một luống rau. Trong vườn hoa nhỏ của ngôi nhà có rất nhiều loại cây cối hoa quả, bên ngoài tường là rừng trúc được tạo thành bởi cả trăm nghìn cây.
Lúc này, một bé gái chừng mười tuổi đi đến, dẫn theo cùng hai đệ đệ, một muội muội đang ở bên hồ nước chơi trò chơi đấu cỏ gà. Nghe thấy có tiếng người gõ cửa, cô bé liền hỏi:
- Ai đó?
- Xin hỏi, nơi đây có phải là nhà của Tô bá Tô Lão Tuyền không?
Trần Thầm lên tiếng hỏi.
Nhưng cái cách trở về thì quá mức thê thảm. Bọn họ bị áp giải vào nhà, sau đó bị nhốt trong nhà củi.
Vốn là không cần nhốt Tiểu Lục Lang, nhưng cậu bé cứ ôm lấy Tam Lang, khóc lên khóc xuống. Trần Tam Lang cũng lo lắng bọn họ sẽ ngược đãi em trai mình nên cứ ôm chặt lấy Lục Lang không buông. Thế là Tiểu Lục Lang cũng bị nhốt vào luôn.
Từ túp lều chuyển sang nhà củi, thực ra môi trường đã tốt hơn nhiều rồi. Ít nhất thì nơi này cũng rộng hơn, không bị bí bách.
Không lo lắng gì cho vận mệnh của mình, Trần Tam Lang cẩn thận kiểm tra cơ thể Lục Lang. Hai đứa bé đều không có vấn đề gì lớn, chỉ là tinh thần có chút uể oải. Trong tình cảnh này, người bình thường sẽ chỉ cho rằng chúng sợ hãi quá mức. Nhưng Trần Tam Lang cẩn thận tỉ mỉ phát hiện thấy hai đứa trẻ đều bị nội thương ở mức độ khác nhau.
“Nội thương” không chỉ xuất hiện trong tiểu thuyết võ hiệp mà trong thế giới thực cũng tồn tại. Và đó chính là cái gọi là “ Thương ứ biến bệnh”(Tụ máu vết thương biến thành bệnh), các bộ phận mềm bị tổn thương và những di chứng về sau, có khả năng sẽ làm tắc những huyệt quan trọng của cơ thể con người, khiến cho ngoại thương trở thành nội thương, kéo dài mấy năm mà không khỏi bệnh, thậm chí còn dẫn đến chết yểu hoặc tàn tật.
Vết thương của Tiểu Lục Lang thì nhẹ hơn, chỉ có xương cổ bị trật. Tam Lang nắn lại về vị trí cũ thì có thể giải trừ được mầm bệnh. Ngũ Lang thì rắc rối hơn chút bởi vì gáy của nó chấm đất. Tuy mặt đất là bùn nhưng đó là chấn thương đến gáy, dẫn đến chấn động não nhẹ.
Đông y nhận định đây là tổn thương đến bộ não, sinh ra việc tắc nghẽn. Châm cứu là cách chữa trị đúng nhất, nhưng lại không có điều kiện như vậy nên chỉ có thể thay thế bằng cách xoa bóp. Hắn để Ngũ Lang ở tư thế ngồi. Đầu tiên là ngồi ở phía sau lưng Ngũ Lang, sau đó dùng hai ngón tay cái luân phiên bóp vào hai bên cơ ức đòn - chũm. Sau đó một tay đỡ lấy trán của nó, một tay kia thì dùng phương pháp nắn từ đường tóc phía trước ra phía sau gáy, sau đó giữ lấy huyệt phong trì, huyệt não không của nó.
Rồi lại chuyển sang bên người trước, hai ngón tay cái lần lượt ấn vào ấn đường (phần nằm giữa hai lông mày), ấn vào huyệt quang minh (Huyệt có tác dụng làm cho mắt sáng lên, vì vậy, gọi là Quang Minh), huyệt nghênh hương (Huyệt có tác dụng làm mũi được thông, đón nhận (nghênh) được mùi thơm (hương), vì vậy gọi là Nghênh Hương), huyệt thừa tương (Huyệt ở chỗ lõm, nơi thường nhận (thừa) nước miếng (tương) từ miệng chảy ra), sau đó lại dùng đầu ngón tay cái đẩy huyệt Giác Tôn, tiến hành làm luân phiên, rồi lại dùng hai bàn tay vỗ vỗ vào thóp đầu, cuối cùng chà xát hai tay, sau khi tay nóng lên thì chườm nóng lên đỉnh đầu của Ngũ Lang, kết thúc một lần trị liệu.
Làm xong, Tam Lang thấy hơi mệt nhưng thấy mạch của Ngũ Lang đã ổn định hơn rất nhiều thì cảm thấy vui sướng vô cùng. Chỉ cần xoa bóp vài lần nữa là sẽ không còn mầm bệnh nữa.
Tam Lang nhắm mắt dưỡng thần trong chốc lát rồi mới suy nghĩ đến hoàn cảnh hiện tại của mình. Tú bà đó chắc chắn sẽ không từ bỏ ý đồ, nhưng nhiều người có mặt như vậy thì khả năng dùng hình phạt riêng với mình không lớn. Chắc là sẽ đưa mình đến quan phủ. Nghe mấy người công nhân làm thuê kia nói trên đường “Kẻ dưới đánh người bề trên” là trọng tội, là phải khắc chữ lên mặt cho đày ải.
Vừa nghĩ đến phải trở thành kẻ tội phạm, trên trán còn phải khắc lên kim ấn, Tam Lang liền thấy nóng hết cả da đầu. Hắn đã đọc “Tặc phối quân đại toàn” trong “Truyện Thủy Hử” cảm giác thấy cuộc đời con người như vậy rõ ràng là chuyển sang một màu u tối, nếu muốn sống, ngoại trừ vào rừng làm cướp chứ không thì chẳng có con đường nào khác.
- Không muốn như vậy…!
Tam Lang không khỏi kêu lên một tiếng. Hắn thật sự không muốn cuộc đời mình bị hủy hoại như vậy.
Nếu chạy trốn thì sao? Như thế thì càng tệ hại hơn. Ngay cả một đứa trẻ mười tuổi cũng biết, thời đại này nếu như không có quan phủ mở đường dẫn lối thì nửa bước cũng khó đi. Tặc phối quân (ở thời Tống chỉ kẻ quân nhân bị phạm pháp, ý mắng người) còn có thể có tự do mà mong chờ, còn nếu trở thành người trốn chạy thì cả đời sẽ trốn chui trốn lủi trong rừng sâu núi thẳm rồi.
Tương lai bi thảm, trốn lại không trốn được, Tam Lang chợt cảm nhận thấy sự nghiêm khắc của luật pháp triều Đại Tống, không nhàn hạ hơn đời sau. Hắn không phải là siêu nhân quần lót mặc ngoài, cũng không phải là đạo sĩ trên núi có thuật xuyên tường, lại càng không phải là nhân vật chính trong tiểu thuyết nói đã xuyên việt là có thể nghênh ngang bước đi. Trong xã hội vương quyền khổng lồ, cá nhân con người thực sự là bé nhỏ…
Nhưng Trần Tam Lang lại không hối hận vì sự kích động của mình. Nếu được làm lại thì hắn vẫn sẽ phản ứng như thế. Từ xưa đến giờ hắn luôn tin “Cái đẹp của thế giới đến từ những hình thái khác nhau chứ không phải là sự lạnh lùng và chính xác tuyệt đối”. Lúc nào cũng tuân theo nội tâm của mình là giữ mình, là tiền đề của cuộc sống chân thực. Vì thế hắn cam tâm chấp nhận sự trừng phạt của sự kích động.
Huống hồ hắn cũng chẳng phải là kích động lên là mất hết lý trí con người. Việc hành hung đối với Hầu Thị không gây ra tổn hại về tính mạng, càng không phải là vận khí của bà ta, mà là Trần Tam Lang tránh chỗ hiểm…Với tri thức về y học của Trần Tam Lang, biết được mười mấy bộ phận hiểm của cơ thể con người, dù cho là với sức mạnh của một đứa trẻ con mà đánh thì có thể sẽ không chết ngay, nhưng một thời gian sau sẽ gây chết người. Hầu thị mặc dù ác nhưng tội chưa đến mức phải chết. Đây cũng là bản tính của hắn, vẫn chưa bị lửa giận nuốt hết lý trí.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Nghĩ đi nghĩ lại, không có cách nào cả, chỉ có thể nghe theo mệnh trời mà thôi.
Trần Tam Lang không khỏi than nhẹ một tiếng, chậm rãi mở to mắt, liền thấy Tiểu Lục Lang rụt rè ngồi xổm bên cạnh mình, trong đôi mắt to tràn đầy nước mắt.
- Làm sao thế tiểu Lục?
Tam Lang giơ tay, kéo nó vào lòng, vỗ nhẹ lưng nó.
- Đùi gà.
Lục Lang vừa mở miệng thì lại khóc nức nở:
- Là phải ăn từ từ…
- Tam ca đã dặn dò kỹ như thế!
Ngũ Lang khôi phục lại tinh thần, không kìm nổi khiển trách:
- Đệ lại dám không nghe lời!
- Ôi, ôi, lâu lắm không ăn thịt rồi.
Tam Lang áy náy khóc:
- Một lần không nỡ ăn hết.
- Lục Lang ngoan, Tam ca không trách đệ.
Tam Lang trong lòng đau xót, ôm chặt Lục Lang nói:
- Đều là tại ca ca không chăm sóc tốt cho đệ, sau này…
Nói đến đây, trong lòng lại ảm đảm, làm gì có cái gọi là sau này cơ chứ? Sau khi mình bị đi đày thì chỉ sợ là mãi mãi không được gặp lại nhau nữa. Trong đôi mắt hắn cũng có chút ươn ướt. Hắn hạ giọng nói:
- Sau này đệ phải nghe lời đó!
- Hu, hu, Lục Lang sẽ rất nghe lời Tam Ca.
Tiểu Lục Lang gật đầu rất mạnh, lau nước mắt đi nói:
- Sẽ không bướng nữa.
- Đệ thật là ngoan, không chỉ nghe lời Tam ca mà còn phải nghe lời Ngũ ca, Nhị ca, nghe lời phụ thân nữa.
Tam Lang lo lắng dặn dò nó. Tuy hắn vô cùng oán hận người cha kia, nhưng nghĩ đến tương lai ông ta có thể che chở cho Ngũ Lang và Lục Lang thì cũng chỉ có người đàn ông không biết chịu trách nhiệm đó thôi.
- Phụ thân, phụ thân làm sao mà mãi không về vậy?
Nghe thấy hắn nhắc đến phụ thân, Tiểu Lục Lang ngước mặt lên, thút thít nói.
Tam Lang nhẹ nhàng lau nước mắt cho nó, dịu dàng nói:
- Sắp về rồi, sắp đến đưa Lục Lang ra ngoài rồi.
- Đệ muốn ở cùng với Tam ca.
Tiểu Lục Lang nói rất kiên quyết.
- Được chứ, Tam ca sẽ cùng đi với đệ ra ngoài.
Tam Lang vuốt vuốt cái đầu nhỏ của em trai, tuy trong lòng trăm mối lo nhưng hắn không muốn Tiểu Lục Lang buồn.
Bị nhốt bên trong phòng củi đến nửa đêm, ba huynh đệ vừa đói vừa khát. Đột nhiên nghe thấy bên ngoài cửa có tiếng động, Tam Lang đi về phía tiếng động thì bất ngờ mò thấy một miếng bánh, trong lòng liền đoán ngay ra một người, hạ giọng nói:
- Tứ Lang?
Hắn làm sao dám tùy tiện ăn đồ của người khác. Nếu chẳng may bị ngộ độc chết thì chẳng phải oan uổng sao? Chết vinh còn hơn sống nhục. Nhất định phải hỏi rõ lai lịch.
...
Bên ngoài trầm mặc hồi lâu, cuối cùng cũng gật đầu một cái nói:
- Vâng!
- Đệ không trách ta làm mẹ đệ bị thương sao?
Tam Lang nói xong thì vểnh tai lên nghe. Hắn phải nghe xem hơi thở của Tứ Lang có bình ổn hay không. Thông thường mà nói, người nói dối thì hơi thở sẽ có chút loạn.
Tứ Lang lại trầm mặc một chút mới nói:
- Trách chứ, nhưng các huynh là huynh đệ của đệ…
- Tứ Lang, cảm ơn đệ.
Tam Lang yên lòng, gãi đầu nói:
- Mà có thể mang thêm chút nước đến được không? ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Trưa hôm sau, Đại Lang và Nhị Lang vội trở về từ trên trường trong thị trấn. Đại Lang mười lăm tuổi, Nhị Lang mười ba tuổi. Trong thời đại này thì cũng không còn được coi là trẻ con nữa. Hai người đau khổ cầu xin hai vị bề trên tha cho Tam Lang. Nhị Lang dập đầu xin lỗi Hầu Thị, cái trán cứ đập côm cốp trên sàn.
Nhưng Trần Hi Thế và Hầu Thị đã có quyết định rồi, làm sao có thể dao động bởi hai vãn bối đó được. Huống chi Hầu Thị oán giận Đại Lang tốt với người ngoài mà không nghĩ đến người nhà, càng hận không thể nhốt Nhị Lang, mắng nhiếc một trận rồi đuổi hai người ra ngoài, còn cố ý dặn dò nha hoàn đuổi Nhị Lang ra khỏi cửa.
Không dám chọc giận lão nương, Trần Đại Lang đành phải đưa Nhị Lang ra cửa.
Trần Đại Lang tên gọi là Trần Du. Trần Nhị Lang tên gọi là Trần Thầm, hai huynh đệ đứng ở cửa không nói lời nào.
- Nhị Lang.
Trần Du dù sao tuổi cũng lớn hơn, có suy nghĩ hơn:
- Trong nhà có ta rồi, đệ không cần phải lo lắng mấy người Tam Lang. Bây giờ đệ mau đến Mi Sơn tìm Nhị thúc. Lỗ Đại thúc tìm khắp thị trấn không tìm thấy thúc ấy. Ta nghe nói sắp phát danh sách giải thí (kỳ thi ở châu phủ thời Đường Tống) rồi. Nhị thúc đã quyết chí rồi thì nhất định sẽ chờ ở phủ thành đó.
Nghĩ một lúc anh ta lại nói:
- Đúng rồi, ta còn nhớ nhà của Tô bá bá chính là ở Mi Sơn đó. Đệ đến nhà tìm xem.
Nói xong, anh ta lấy ra từ trong người một xâu tiền đồng nói:
- Đệ ra bến sông, đi thuyền ấy. Đi nhanh về nhanh nhé.
Thôn Thạch Loan cách phủ thành chừng năm mươi dặm, hơn nữa toàn là đường núi, muốn đi phải mất hết một ngày, Trần Du không thể để em mình đi bộ được.
Chẳng cần thiết khách khí với đại ca, Trần Thầm nhận lấy xâu tiền, vái chào thật sâu nói:
- Đại ca, mấy người Tam đệ xin nhờ huynh!
- Đệ yên tâm đi, bọn họ cũng là đệ của ta mà.
Trần Du gật đầu cam đoan nói.
Trần Thầm gật đầu thật mạnh rồi xoay người đi, đi đến bến sông thì gặp thuyền vận chuyển than củi đi thành, cậu ta nhảy lên thuyền, đưa cho ông chủ thuyền tám đồng tiền rồi ngồi lên thuyền đi về phía Mi Châu.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Nhờ có phúc của đập Đô Giang, đoạn Dân Giang trong Mi Sơn này nước sông rất êm đềm, nước trong suốt mà xanh thẳm, vì thế nên còn có tên là Sông Pha Lê. Dọc theo sông Pha Lê nghịch lưu chừng năm mươi dặm là có thể đến phủ thành huyện Mi Sơn.
Mi Sơn không phải là một thành phố lớn, trong cảnh non nước xinh đẹp, cây cao bóng cả là các thành phố đan xen nhau. Các mái nhà thiên hình vạn trạng và các bức tường phòng hỏa. Các tòa nhà của quan phủ, chùa chiền và những thành lầu cao ngất, những tòa tháp đồng hồ điểm thêm vào đó, giản dị thanh nhã, đan xen nhau đầy thú vị khiến người ta nhìn mãi không chán mắt.
Trồng hoa sen đã trở thành một ngành sản xuất khổng lồ ở địa phương. Các con buôn hoa sen của các thành phố thị trấn lân cận đều đến đây mua bán hoa sen. Vì thế nên bên đường, đâu đâu cũng có thể nhìn thấy những ao sen lớn nhỏ. Hai tháng nữa thôi thì sẽ là một cảnh đẹp hoa sen nở bất tận.
Nhưng Trần Thầm không lòng dạ nào thưởng thức cảnh đẹp xanh trời xanh lá này, mà anh ta nghe ngóng được vị trí nhà họ Tô rồi thì liền đi thẳng về ngõ Sa Cấu ở góc phía tây nam huyện thành.
Trong ngõ Sa Cấu có một khu dân cư có kết cấu bậc trung. Từ cửa lớn tiến vào, trước mặt có một bức tường bình phong sơn dầu khiến cho người trên đường không thể nhìn vào bên trong căn nhà. Sau bức bình phong là một căn nhà bậc trung, phía trước có sân. Ở gần ngôi nhà, có một cây lê rất to, một cái hồ, một luống rau. Trong vườn hoa nhỏ của ngôi nhà có rất nhiều loại cây cối hoa quả, bên ngoài tường là rừng trúc được tạo thành bởi cả trăm nghìn cây.
Lúc này, một bé gái chừng mười tuổi đi đến, dẫn theo cùng hai đệ đệ, một muội muội đang ở bên hồ nước chơi trò chơi đấu cỏ gà. Nghe thấy có tiếng người gõ cửa, cô bé liền hỏi:
- Ai đó?
- Xin hỏi, nơi đây có phải là nhà của Tô bá Tô Lão Tuyền không?
Trần Thầm lên tiếng hỏi.
Danh sách chương