Tô gia ở Mi Sơn, nghe nói là sau Thứ sử Mi châu – Tô Vị Đạo thời Đường. Nhưng lúc đó chỉ có sĩ tộc mới có gia phả, Trình gia tại sao được xưng là Giang Khanh, cũng chính bởi vì bọn họ có gia phả. Tô gia lại không có gia phả, cho nên không có những căn cứ xác đáng, cứ mờ mịt như vậy cho đến đời của Tô Tuân. Anh của ông ta – Tô Hoán đỗ tiến sĩ, cả gia tộc họ Tô theo đó cũng được vinh quang. Sau đó, cụ Tô Tự qua đời, lúc lập bia, có người đề nghị Tô gia cũng lập gia phả.

Nhiệm vụ vô cùng gian nan mà vinh quang này lại thuộc về người có học vấn thứ hai của toàn gia tộc – Tô Tuân. Ông đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, cuối cùng đã tìm hiểu rõ được nguồn gốc chín đời của gia tộc từ thời Tô Vị Đạo đến Tô Tự, giúp cho dòng họ Tô hơn ba trăm năm tại Mi Sơn tìm lại được tổ tông.

Đừng có xem thường cuốn gia phả nhỏ bé này, nó có thể giúp những người cùng tộc có chung dòng máu tập hợp lại tạo thành một dòng tộc. Quả nhiên như dự đoán, những người của gia tộc họ Tô như cảm thấy được huyết mạch liên thông, bọn họ đã nhất trí khắc lên bia đá, lấy thân phận là con cháu đứng trước phần mộ tổ tiên bái tế.

Vì để bảo vệ gia phả không chịu sự bào mòn theo sương gió, những người của gia tộc họ Tô đã góp một số tiền, xây một toà tộc phổ đình. Còn về việc khắc bia đá, thì giao lại cho Tô Tuân. Hôm nay, chính là ngày lập bia của tộc phổ, hơn ngàn người đàn ông của toàn gia tộc tề tựu về mộ phần tổ tiên để chúc mừng sự việc trọng đại này.

Trần Khác và Tống Đoan Bình cũng đến làm khách quý. Được Tô Tuân mời đến dự lễ, hai người bọn họ lại cảm thấy không có hứng thú, chỉ lễ độ đứng nghiêm chỉnh tại một bên đình, nhìn người Tô gia tại đó bị Tư Nghi chỉ huy làm cái này, làm cái kia.

Tống Đoan Bình hai mắt đăm đăm, nhỏ tiếng như muỗi kêu:
- Ngươi nói Tô lão bá bảo chúng ta đến làm gì? Trần Khác lắc đầu, hắn cũng là không rõ chuyện gì xảy ra.

- Ta cảm thấy, hành dộng của ông ấy không đơn giản như vậy.
Tống Đoan Bình nhỏ giọng:
- Trên đường đến, ngươi trông thấy dáng vẻ của ông ấy, chính là tư thế dốc hết sức.

- Ừ.
Trần Khác gật đầu, hắn cũng cảm thấy vậy, Tô Tuân nhất định là sắp giở chiêu rồi.

Hai người đang nói chuyện, thấy Tô Tuân đang đứng trước bia đình, liền im lặng.

Chỉ thấy Tô Lão Tuyền hôm nay mặc một bộ lễ phục màu xanh đen, ánh mắt nặng nề quét qua mọi người, âm thanh chấn động nói:
- Tô thị ta từ nhiều đời tổ tiên về trước đến Mi Sơn đã được mười đời, tại vùng đất Mi Sơn này, người họ Tô không dưới ngàn người, thế nhân có quan hệ thân cận lại không quá trăm người. Mỗi dịp tết, không thể cùng nhau xum họp vui vẻ, quan hệ ngày càng xa cách, càng không có hỗ trợ, giúp đỡ nhau. Như vậy sẽ không cách nào hướng về quê hương, thể hiện chúng ta là người cùng một tộc. Dẫn đến chúng ta thường bị những hào tộc khác ức hiếp. Do đó, không phụ sự ký thác của gia tộc, đã tạo thành “Tô thị tộc phổ”, tại phần mộ phía tây nam của tổ tiên lập đình, khắc bia đá kỉ niệm.

- Ta không từ gian nan để chỉnh sửa, tập hợp lại gia phả là bởi vì muốn nói với người của toàn gia tộc, máu mủ tình thâm, chúng ta là người một nhà! Mọi người đồng lòng. Ta hy vọng những người có mặt tại nơi đây, từ giờ trở đi, trong gia tộc có người qua đời, tất cả mọi người đều phải đi đưa tang; trong gia tộc có người kết hôn thì mọi người phải cùng nhau tham gia hôn lễ; trong gia tộc có những người cô đơn goá bụa, thì những người giàu có trong gia tộc phải thu nhận giúp đỡ. Nếu người nào trong gia tộc gặp phải ức hiếp, thì mọi người đều phải toàn lực ủng hộ. Nếu có kẻ không tuân theo, sẽ bị toàn tộc phỉ nhổ!

Những lời dạo đầu này của Tô Tuân quả thật là tình thâm nghĩa trọng, những người trong tộc nghe được ai nấy đều nước mắt ào ào. Ngay cả Trần Khác cũng cho rằng mình đến tham dự để xem một dòng họ hình thành như thế nào. Trước đây, mọi người không có khái niệm dòng họ, đều chỉ sống theo từng đơn vị gia đình nhỏ. Nhưng theo như cách thức này của Tô Tuân, dường như đúng là khởi nguồn giai đoạn hình thành các dòng họ lớn của hậu thế.

Nhưng đến khi hắn nghe đến “Nếu người nào trong gia tộc gặp phải ức hiếp, thì mọi người đều phải toàn lực ủng hộ”, vẻ mặt không khỏi có chút kì quái, Tô Lão Tuyền này, không phải chứ….

Quả nhiên, sau khi đã hoàn thành phần dạo nền, đã biểu lộ mục đích thật sự của Tô Tuân. Lời nói ông ta đã chuyển đến:
- Tại sao phải cường điệu điều này, bởi vì phong tục của quê hương đã bại hoại. Còn nhớ đến lúc ta còn nhỏ, mọi hương thân đều biết đến bài trừ cái ác, biểu dương cái thiện, gặp những người có hành động bất nghĩa, mọi người đều cùng nhau phỉ nhổ y, làm y không thể sống yên, còn bây giờ thì sao? Lại xem những hành động bất nghĩa đó như là điều thông thường, còn những tên bất nghĩa lại sống một cách bình an vô sự. Tất cả những điều này, đều hình thành từ mỗi một hương thân trong chúng ta.

Mọi người trong tộc ngơ ngác nhìn nhau. Tô Lão Tuyền này muốn mắng ai đây?

Chỉ nghe âm điệu Tô Tuân đột nhiên lên cao, rồi lớn tiếng:
- Những tên này là muốn nói đến vọng tộc được xưng là Giang Khanh tại vùng đất này. Cũng bởi vì y đã làm cho phong tục tại nơi đây trở nên vô cùng bại hoại, vượt xa lẽ thường!

- Người này không quan tâm cho những đứa con mồ côi của huynh đệ, bạc nghĩa đối với cốt nhục máu mủ.

- Người này cướp đoạt tiền của ruộng đất của tổ tiên, ức hiếp những cô nhi, thiếu đi đức tính hiếu thảo của nơi đây.

- Từ người này mà dẫn đến việc không thể dạy bảo những cô nhi, mọi lễ nghĩa tại đây đều bị hủ bại!

- Vợ người này tự ý lập thêm thiếp cho con, làm cho xáo xộn truyền thống chính thứ tại nơi đây.

- Người này chỉ dốc hết sức vì danh tiếng mà dung túng, không nghiêm trị những hành vi xấu xa của con, dẫn đến khuê môn tất loạn.

- Người này tham lam vô độ, đây là hành vi không biết liêm sỉ của tất cả những kẻ giàu có.

Trần Khác, Tống Đoan Bình, huynh đệ Tô Thức, cùng với tất cả người trong dòng họ Tô tại đây, đều kinh ngạc đến cằm như rớt xuống đất, thằng khờ cũng còn nghe ra là ông ta đang mắng ai, còn mắng đến không còn gì để nói.

Còn chưa hết, lại nghe Tô tuân tiếp tục phê phán:
- Từ sáu hành vi ác độc trên, nếu là thời điểm khi ta còn trẻ, chính là hành vi bất nghĩa bị mọi người phỉ nhổ. Bây giờ, lại có một số người vô tri nói “y là loại người thuộc tầng lớp nào chứ, còn làm như vậy, chúng ta đương nhiên cũng có thể.” Không ngờ đến y có tiền tài, thế lực hiển hách, tỳ thiếp xinh đẹp, đủ để làm lung lay hết bọn tiểu nhân tại đây, dựa vào quan tước, tài lực đủ để làm dao động quan phủ; dựa vào hoa ngôn xảo ngữ, gian trá lừa lọc để che mắt quân tử, quả thật là một bọn cường đạo tại vùng đất này.

Thoắt cái, ngữ khí của Tô Tuân cũng chậm lại:
- Ta không dám đem những điều này nói cho mọi hương thân, chỉ có thể ghi vào “Tộc phổ đình kí”, lén nhắc nhở mọi người chớ có chịu ảnh hưởng bởi y, hai là để chính y nghe được, để mà nóng mặt, chột dạ, lo lắng ăn không ngon.

Mối thù lớn như vậy, không chỉ mắng chửi mà hả dạ, mà còn phải khắc lên trên bia. Tô Lão Tuyền căm hận mà đưa ra đề nghị cay độc, thật là làm cho người ta không rét mà run.

- Thế nhưng, ta thích…
Trần Khác âm thầm tán dương, giống như Khổng phu tử đã dạy – lấy đức báo oán, vậy lấy gì báo đức? Cho nên cứ lấy oán báo oán, lấy đức báo đức đi!


Trở lên thuyền tại Thanh Thần, Tô Tuân thoáng qua chút lo lắng, rồi lại ôm một vò rượu, vừa uống vừa cười, giống như vừa làm được một việc cực kì vui vẻ.

Bốn người Trần Khác ngồi ở đuôi thuyền, nhỏ giọng nói chuyện.

- Lão tử nhà ngươi, thủ đoạn cũng quá cay độc rồi, lại ở trên bia gia tộc mắng chửi Trình Tuấn như vậy, trực tiếp ép Trình gia đến chân tường.
Tống Đoan Bình đưa ngón tay cái lên nói:
- Quả nhiên gừng càng già càng cay!

- Đâu phải là cay bình thường, mà là cay độc đó chứ.
Trần Khác cũng khâm phục nói:
- Chiêu này của Tô lão bá so với chủ ý của ta cao siêu hơn rồi, có thể nói là một chiêu nắm giữ càn khôn.

-….
Tô Gia huynh đệ lại có chút xấu hổ, dù sao cũng là việc xấu trong nhà, hiện tại lại bị cha rêu rao ra ngoài, bọn họ không cách nào thoải mái giống như hai người Trần Tống này, càng không muốn bình luận. Nhưng huynh đệ hai người bọn họ lại là người rất thông minh, đương nhiên có thể hiểu được, cha làm lớn chuyện như vậy, cục diện sẽ hoàn toàn xoay chuyển .

Cách làm của Tô Tuân dường như là lỗ mãng, nhưng trong binh pháp thì “tiên hạ thủ vi cường”. Biết rằng xung đột là không thể tránh khỏi, ta phải ra tay trước ngươi, sớm nắm lấy vấn đề của nhà ngươi, làm ra một án văn lớn, rầm rộ thông cáo thiên hạ, để mâu thuẫn của hai nhà cho toàn bộ thiên hạ biết.

Huống chi, Trình Tuấn vẫn là quan lại cấp tỉnh, hai nhà lại có những xung đột gì tiếp theo tại công đường, tất nhiên là sự quan tâm của mọi người.

Chỉ cần là sự quan tâm của mọi người, sự việc sẽ dễ giải quyết rồi. Bởi nếu quan huyện có thiên vị, tất sẽ bị người người nói là 'Quan lại bao che cho nhau'. Tại triều đại khác thì không phải là chuyện gì lớn, nhưng tại đời Tống là ngoại lệ, không nói đến có Ma Khám ti (bộ phận quan lại chuyên điều tra mọi vấn đề), Ngự Sử đài thế nào, chỉ nói đến chế độ thiết lập quan lại chồng chất lên nhau thôi cũng đủ mất mạng rồi.

Thời Tống, chế độ đảm nhiệm chức quan cấp cao không lặp lại. Chỉ cần biết, tri châu cũng được, tri huyện cũng được, đều không phải là chức quan chính thức, chỉ là một loại quan sai, toàn bộ phân ra nhiều tên gọi khác nhau là “Tri châu sự”, “Tri huyện sự”. Mà chức quan, có thể là chủ sự của một nha môn nào đó tại kinh thành, loại như Viên Ngoại Lang, chỉ là trước giờ chưa từng được xếp vào chế độ chính thức của nhà nước mà thôi.

Không biết là các vị đại nhân cố ý không làm hay là tại đó, vốn dĩ không có vị trí của bọn họ. Thật sự ngồi tại vị trí của họ, lại là một quan chức tại nha môn khác, cũng bị sai phái đến.

Đừng nói người ngoài cảm thấy chóng mặt mất phương hướng, ngay cả bản thân quan viên cũng không biết bản thân rốt cục là thuộc về nha môn nào.

Không biết là phải rồi, đây là chỗ huyền diệu trong thuật đế vương của Thái tổ hoàng đế. Ngươi không cần biết bản thân thuộc về nơi nào, chỉ cần biết bổn phận được phân của bản thân, xem bản thân là một phần của vương triều đại Tống, nơi nào cần thì đi đến nơi đó là được.

Còn về những quan chức không có bổn phận thì không may mắn trở thành một trong những viên quan vô dụng, dư thừa mà không dùng đến thì gọi là “vô dụng”. Mà tại Đại Tống, những viên quan vô dụng, dư thừa chiếm hầu như một nửa trong đội ngũ quan lại, tạo thành cục diện soi nhiều mà thịt ít. Nhất là những quan chức thay thế tạm thời, đều là mấy người hy vọng đạt được lợi ích, bằng cách đợi người đương nhiệm phạm sai lầm, để tiếp nhận chức vụ của người đó.

Công vụ không có nhiệm kì cố định, còn có quá nhiều người chờ đợi được nhận công vụ, làm cho các quan viên không thể không cẩn thận. ‘Sóng yên biển lặng, không gây thị phi’ là thái độ làm quan của đại đa số quan viên.

Cho nên một khi sự việc đã làm lớn, quan phủ chỉ có thể xử lí theo lẽ công bằng, cái gì mà “lệ thường” đều là mây bay…

Mà Tô Tuân đã đem pháo đốt đến Trình gia, khắc lên cả bia của gia tộc, làm cho việc người của Trình gia muốn che dấu, diệt toàn bộ dấu tích, tiêu trừ mọi ảnh hưởng là không thể. Trừ phi bọn họ phá bia gia phả họ Tô, nhưng việc không cố kị mà đào bới mộ phần tổ tiên của người ta, sự việc càng lớn hơn nữa.

Cho nên người của Trình gia không những không thể phá tấm bia đó, còn phải phái người canh giữ nó, để tránh bị vu oan hãm hại.

Thế nhưng Trình gia lại không dám kiện Tô Tuân tội phỉ báng, bởi vì mỗi sự việc ông ta chỉ ra đều có căn cứ, nếu như tra rõ ra, mất mặt chỉ có Trình gia

Đây chính là hai người đánh nhau, chỉ có một đạo lí, bất luận khí lực của ngươi lớn đến đâu, nếu để ta nắm được thóp thì sẽ không còn làm được gì nữa.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện