Mải nghĩ về chuyện linh hồn khiến tôi bắt đầu liên tưởng. Ngay tại góc phòng là một người có thân hình phát sáng giống mẹ tôi trong giấc mơ. Tôi đảo mắt qua góc tường khác rồi đảo mắt lại góc tường cũ vẫn trông thấy người đó. Không lẽ cái đầu tôi chưa liên tưởng xong. Tôi nhắm mắt lại khoảng một phút, khi mở mắt ra thì không trông thấy người kia nữa. Tôi thở phào một cách nhẹ nhõm. Toan chui vào trong chăn chợp mắt một chút thì tôi lại trông thấy cái người đang phát sáng hồi nãy. Giờ anh ta đứng ngay dưới chiếc đồng hồ, nhìn tôi chằm chằm. Tôi cố giữ bình tĩnh mặc dù tim tôi sắp văng khỏi lồng ngực đến nơi.
Người đó lên tiếng:
- Nhà ngoại cảm? Tôi còn không chắc đó có phải là tiếng nói của cái thân hình phát sáng trông như linh hồn kia không. Giờ thì người tôi cứng đờ, không thể cử động được tứ chi như lúc nằm lăn trên đường vì bị xe hơi tông phải. Tôi lắc đầu lia lịa, cố xóa nhòa hình ảnh người này ra khỏi tầm mắt mình nhưng anh ta vẫn còn nguyên đó. Nói là người này có vẻ không hợp lý bởi tất cả những gì tôi trông thấy chỉ là một tấm thân trong suốt, phát ra thứ ánh sáng mộng mị.
- Không có gì để nói sao?
Linh hồn kia lại lên tiếng, không những vậy còn đang tiến về chỗ tôi. Giờ thì tôi có động lực để cử động rồi. Tôi rút vội dây truyền dịch ra khỏi tay mà không hề cảm nhận thấy một chút gì gọi là đau nhói. Ôm lấy cánh tay lạnh ngắt, tôi mắt nhắm mắt mở xỏ chân vào dép chạy khỏi cái nơi quỷ quái này trước khi chứng kiến thêm bất kỳ điều gì nữa, từ tiếng nói đến hình ảnh. Hành lang vắng vẻ ngoài phòng bệnh càng khiến tôi hoảng hơn, tôi cần phải chạy tới chỗ đông người, chạy tới nơi thoáng đãng để ổn định lại tinh thần. Tôi cứ chạy cho tới khi đâm sầm vào người nào đó.
Cánh tay cứng như thép kia nắm chặt lấy khủy tay tôi và kéo lại giúp tôi khỏi ngã ngửa ra sau. Nhưng theo mấy nguyên tắc vật lý cơ bản thì tôi đâm sầm vào người ta thêm một lần nữa. Da mặt tôi chạm vào lồng ngực ấm nóng này, tai tôi còn nghe rõ nhịp tim của người ta đang đập. Tôi ngước mặt lên liền trông thấy một đôi mắt xám kỳ bí, tôi chưa từng trông thấy ai có màu mắt như vậy cả, cũng không ngoại trừ khả năng anh ta đeo kính áp tròng màu xám. Biết mình đang dùng ánh mắt soi mói để nhìn ngó người khác tôi liền đứng né sang một bên. Anh ta chỉ nhíu mày rồi xách theo túi hoa quả trên tay đi dọc hành lang. Tôi đoán anh ta đi thăm bệnh.
Cuộc gặp mặt bất ngờ khiến tôi đỡ hơn phần nào. Tôi tiếp tục đi, tới bên cánh cửa sổ cuối dãy hành lang đang để mở để hít thở không khí trong lành. Một làn gió thổi nhẹ qua mái tóc tôi còn tôi thì dang hai tay ra đón nhận hương vị của cuộc sống.
- Thoải mái không?
Tôi không biết ngày hôm nay còn phải hứng chịu thêm bao nhiêu khoảnh khoắc tim nhảy khỏi lồng ngực nữa. Nhận ra giọng nói dịu như ru ngủ của bác sĩ Quân, tôi quay lại nhìn anh ta với vẻ mặt của người vừa bị quấy rầy:
- Đừng có xuất hiện bất thình lình thế chứ. Em còn tưởng…
Quân giúp tôi hoàn thành câu nói:
- Tưởng mình gặp ma à?
- Không. - Đúng là tôi định nói vậy nhưng tôi vẫn tỏ vẻ như sự thực không phải vậy. - Đừng có nhắc đến ma ở đây.
Quân tựa lưng vào tường, khoanh tay lại:
- Xin lỗi vì đã làm em sợ.
Tự nhiên tôi cảm thấy mình cư xử có phần hơi quá. Tôi vuốt lại tóc tai, tới bên cửa sổ dòm xuống hàng cây xanh đung đưa theo gió:
- Em chỉ không muốn nghe mấy điều không thực thôi.
- Em nghĩ ma không có thực? - Quân mỉm cười. - Các nhà khoa học đại tài trên thế giới cũng chưa chứng minh rõ ràng vấn đề này đấy.
Tôi vẫn ngang bướng bảo vệ câu nói của mình:
- Bởi vì họ là nhà khoa học và bởi vì ma là điều phi khoa học nên họ làm sao chứng minh được chứ.
Quân vỗ tay bôm bốp:
- Phản bác hay lắm. Giờ tới lượt phiên bác sĩ hỏi tội bệnh nhân đây, để xem em phản bác thế nào. Tại sao không nằm trên giường bệnh mà chạy ra ngoài này? Em không muốn mau lành để trở về nhà sao?
Tôi vừa mới nói với bác sĩ là ma không có thực mà giờ lại báo cho anh ta rằng tôi chạy ra ngoài này vì gặp ma chắc anh ta sẽ cười lăn lộn mất. Tôi liền đánh câu chuyện sang hướng khác vì chẳng nghĩ ra lý do nào hợp lý cho việc có mặt ở đây cả:
- Em nghĩ mình hoàn toàn lành lặn rồi. Giờ em có thể xuất viện luôn không?
- Muốn xuất viện phải có sự đồng ý của bác sĩ, và sau đó người giám hộ đi làm đơn. - Anh ta nói như thể đang cố gây khó dễ cho tôi. - Em có đủ hai điều trên chứ?
Tôi biết bác sĩ Quân có thể nói một câu đồng ý cho tôi xuất viện và nhắn ngay cho bố tôi đến viện làm đơn nhưng anh ta lại hỏi mấy câu vô nghĩa đó thì chỉ có khả năng duy nhất đó là tôi vẫn phải ở lại viện điều trị thêm. Đáng lẽ ra tôi phải thi vào ngành y để vặn lại mấy tay bác sĩ này mới đúng.
- Gặp chuyện gì đó bất ổn thì báo lại anh nhé. - Quân rời khỏi nơi này. - Ví dụ như trông thấy ảo giác chẳng hạn.
Anh ta vừa nhắc tới ảo giác. Tôi chắc chắn mình không hề nghe nhầm rồi tôi tự trấn an tinh thần rằng con ma ban nãy chỉ là ảo giác. Do tôi quá mệt mỏi nên mới trông thấy mấy thứ như vậy. Tôi ngoan ngoãn trở lại phòng bệnh và cho rằng bác sĩ đúng khi chưa để tôi xuất viện. Không thể biết tôi sẽ bị thầy giáo phạt nặng thế nào khi ngồi trong lớp rồi hét toáng lên vì lỡ trông thấy ảo giác. Mong rằng thời gian để ảo giác biến mất hoàn toàn không kéo dài quá lâu bởi còn vài tháng nữa tôi phải hoàn thành bài thi cuối kỳ nếu muốn có một mùa hè vui vẻ.
Tôi trở về phòng bệnh của mình một cách lén lút như đi ăn trộm. Khi không còn thấy con ma đó nữa tôi mới dám đóng cửa lại, tiến vào trong. Chỉ đi có vài phút mà bàn đựng đồ đã được lấp đầy bởi các loại hoa quả tươi ngon. Tôi nghĩ là bố mình vừa ghé qua. Không thấy tôi thật quá dễ dàng cho ông bởi ông có thể rời đi ngay mà chẳng cần nói ra mấy lý do muôn thuở. Trong thâm tâm tôi giận bố lắm nhưng vẫn ngồi gọt hoa quả mà ông mang tới rồi ăn một cách ngon lành.
Cuộc sống trong viện của tôi thật đơn giản, ăn xong đi ngủ, ngủ dậy lại tiếp tục ăn, ăn gần hết đống hoa quả mà bố mua cho. Trong nửa ngày (tính từ lúc tôi tỉnh dậy) thì tôi đã có tới năm giấc ngủ ngắn như vậy rồi. Tôi đủ khỏe để không cần phải truyền dịch nữa, thật may mắn vì tôi ghét cảm giác lạnh ngắt tay chân. Tôi chưa muốn nói vấn đề ảo giác cho bác sĩ bởi tôi muốn chắc chắn mình sẽ gặp ảo giác lần hai, lần ba. Tôi chẳng muốn phung phí tiền điều trị.
Chẳng có việc gì làm, chẳng có ai bầu bạn, tôi cứ nằm lỳ trên giường nhìn ra cửa sổ cho tới khi chiều buông xuống. Không còn tia nắng nào xuyên qua kính cửa nữa, tôi tới đóng cửa lại, buông rèm xuống khiến phòng bệnh lại kín mít như xưa. Khi vừa quay lưng lại, toan bước lên giường tiếp tục giấc ngủ ngắn thứ sáu thì bố tôi đã xuất hiện. Tôi cố gắng ngăn ý muốn chạy tới ôm lấy ông để ông biết rằng con gái của ông đang giận. Vậy mà ông lại nở nụ cười hiền hậu khiến tôi yếu lòng.
Bố bỏ chiếc mũ kê-pi[1] rađể lộ mái tóc cua bạc trắng, dang hai tay gọi tôi tiến tới. Chẳng phải suy nghĩ nhiều, tôi chạy tới ôm lấy thân hình quá khổ của ông:
- Ở đây một mình, con chẳng thể ngủ được nếu đèn điện không sáng.
Bố xoa lưng tôi:
- Bố tới đây để chịu phạt với con gái mà. Nói đi, trên người còn đau chỗ nào không?
Tôi kéo ông tới ngồi bên giường với mình. Miệng liến thoắng khi cuối cùng cũng có người để nói chuyện:
- Con thấy mấy vết thương nhận được ở lớp võ tự vệ còn nặng hơn nhiều. Con muốn xuất viện.
Trán bố tôi nhăn lại ngay:
- Chuyện xuất viện là chuyện của bác sĩ. Khi nào con lành lặn hẳn, cậu ta sẽ gọi cho bố. Chuyện bố sắp sửa nói mới là việc quan trọng.
Thấy tôi đang trong tư thế chăm chú, sẵn sàng lắng nghe, bố liền nói:
- Bố đang điều tra chiếc xe đã gây tai nạn cho con rồi bỏ trốn. Con có nhìn được mặt tài xế hay nhớ biển số xe không?
Tôi nhận ra lý do ông tới thăm tôi có tới chín phần là để điều tra thông tin chứ không đơn thuần là ở lại chịu phạt với con gái như những gì ông nói. Tôi chẳng muốn trả lời bất kỳ câu hỏi nào của ông nữa, tôi quay mặt đi nơi khác, giọng nói mang đầy vẻ ấm ức:
- Con cứ nghĩ người tới thăm con là bố của con. Không ngờ chỉ là một ông cảnh sát già. Xin lỗi, tôi là bệnh nhân, tôi cần nghỉ ngơi, mời ngài cảnh sát ra về cho.
Bố đặt tay lên vai tôi, nói lời dỗ dành nhưng vẫn không quên lồng ghép công việc vào giữa:
- Bố biết giờ không phải là lúc thích hợp nhưng con cần phải kể cho bố nghe bất cứ thứ gì con trông thấy khi tai nạn xảy ra. Kẻ tông phải con vẫn còn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật đấy.
Tôi bắt đầu to tiếng với bố:
- Chiếc xe đó tông vào con khi con chỉ mới nghe loáng thoáng tiếng động cơ. Sau cú va chạm con nằm bất động dưới mặt đường. Con cứ nằm đó và đợi bố đến nhưng chắc hẳn là bố lại đang bận rộn với mớ công việc của mình, để cuối cùng người đưa con tới bệnh viện lại là cậu bạn mà con chỉ trông thấy một lần mỗi tuần vào giờ học chính trị kéo dài một tiếng. Nếu bố điều tra xong rồi thì về đồn cảnh sát lập hồ sơ đi.
Chẳng nhìn xem nét mặt của ông lúc nghe tôi nói trông ra sao, tôi nằm xuống giường, trùm chăn qua đầu, răng cắn chặt môi bởi tôi sợ mình sẽ khóc mất. Tôi có thể nghe thấy tiếng thở dài của bố. Tiếng ông bước chân đi đi lại lại quanh giường bệnh. Có lẽ ông phải đi đến mấy chục vòng rồi mới rời khỏi căn phòng. Ông đóng cửa nhẹ nhàng nhưng tôi vẫn nghe rõ âm thanh đó, âm thanh của sự bỏ rơi.
Tôi vẫn nằm trong chiếc chăn trùm kín người. Thu mình trong bóng tối đó, tôi nhớ tới giấc mơ mà mình được gặp mẹ. Bất giác tôi nói thành lời:
- Mẹ vẫn đang dõi theo con ở thế giới đó phải không?
- Có thể đấy.
Không nhầm lẫn vào đâu được. Vẫn là tiếng nói của vật thể vô định mà tôi gặp sáng nay. Nếu cho đó là ảo giác thì chẳng hợp lý bởi âm thanh này rất thực. Tôi nuốt nước miếng, ló mình từ từ ra khỏi chăn. Đèn trong phòng vẫn sáng nên mất một lúc tôi mới dòm thấy con ma đó đang treo mình lơ lửng trên trần nhà. Tôi biết hành động tôi sắp sửa làm có hơi điên khùng một chút nhưng, tôi cần thử nói chuyện với người này. Tôi muốn chắc chắn đây là hiện thực trước khi la hét tán loạn rồi chạy khỏi nơi này giống buổi sáng.
- Anh nghe thấy tôi à? Cũng nhìn thấy tôi.
Con ma đó trườn tới chỗ tôi làm tôi phát khiếp:
- Chính cô “mở cửa” mà. Cô muốn gặp tôi.
Tôi phủ định điều này:
- Không đời nào. Có ai lại muốn gặp ma chứ. Nhưng anh là thật à? Ý của tôi, anh là ma hả? Tôi đang nói chuyện với ma sao?
- Phải, tôi biết rõ mình là ai. - Anh ta nói. - Còn cô thì chẳng biết mình là ai cả.
Tôi dụi mắt để xem có phải mình gặp ảo ảnh không. Nhưng chẳng ăn thua, anh ta vẫn lượn lờ tại đó:
- Tôi chẳng hiểu anh nói gì cả. Có điều, anh có thể không xuất hiện nữa được không? Tôi đang cố gắng giữ bản thân không ngất đi đấy. Trời ơi! Có lẽ đầu tôi bị chấn thương nặng quá rồi.
- Khi còn sống tôi cũng không nghĩ ma có thật. - Anh ta kể lể. - Cho tới lúc chết đi tôi mới hiểu thật sự trên đời có ma.
Tôi cấu vào tay mình thật mạnh để cảm nhận cơn đau. Tôi thấy đau, vậy là tôi không hề mơ:
- Cứ cho là trên đời có ma đi. Tại sao tới giờ tôi mới trông thấy một con trong khi số người chết hàng ngày nhiều không đếm xuể. Xin lỗi, không có ý xúc phạm đâu.
Anh ta xoay vài vòng tại chỗ:
- Ma không được phép xuất hiện trong thế giới thực trừ phi cánh cửa giữa hai thế giới mở ra.
Đầu tôi bắt đầu mông lung hệt như khi phải học hàng tá công thức tích phân cùng một lúc:
- Khi nào thì cửa mở?
- Khi những người như cô cho phép. - Anh ta nói một cách rất khó hiểu. - Cô mở cửa, và cô trông thấy các linh hồn, các linh hồn cũng trông thấy cô.
Tôi bắt đầu trò chuyện với anh ta thoải mái hơn bởi anh ta có là ma thật thì cũng chẳng thể làm gì nổi tôi với cái thân thể trong suốt kia:
- Sao anh cứ quanh quẩn chỗ tôi vậy? Tôi nghĩ là anh muốn nhởn nhơ ở nhà để gặp người thân hơn cơ.
- Tôi rất muốn. - Giọng anh ta hơi buồn. - Nhưng họ không giống cô, họ không thể thấy tôi, tôi cũng không thể thấy họ. Cô biết không, thế giới bên kia rất buồn tẻ, tất cả chỉ là bóng tối và sự tĩnh lặng, ngoài các linh hồn ra tôi chỉ có thể gặp mặt những người như cô khi cửa được mở.
- Xin lỗi vì đã chen ngang. - Tôi đặt ra thắc mắc vì tin rằng con ma này biết nhiều điều. - Rốt cuộc những người như tôi là sao?
- Nhà ngoại cảm. - Anh ta ngước đôi mắt trong suốt lên trần như đang hồi tưởng. - Sáng nay khi cô bỏ chạy vì sợ hãi tôi có trông thấy một nhà ngoại cảm khác mang bọc hoa quả vào. Ngoài ra tôi không biết thêm nhà ngoại cảm nào cả, tôi đi đây đi đó không được nhiều hơn nữa không phải lúc nào họ cũng trong trạng thái mở cửa.
- Bọc hoa quả đó do bố tôi mang đến. - Tôi mỉm cười vì nghĩ con ma này đang nói dối. - Anh nghĩ bố tôi là nhà ngoại cảm chắc.
Anh ta thốt lên:
- Trông cô lớn thế này mà bố cô lại trẻ đến vậy ư?
Ngẫm lại thì, tôi không trông thấy ai đã để bọc hoa quả vào mà chỉ phỏng đoán đó là của bố. Nhìn đống vỏ nằm bừa bộn trên bàn do tôi lười biếng chưa chịu dọn dẹp tôi liền hỏi:
- Người đó trông như thế nào? Anh có thể tả ngoại hình cho tôi biết được không? Nếu có người nhìn thấy ma như tôi thì tôi phải tới chỗ người ta để tìm hiểu việc này.
Anh ta chui xuống gậm giường rồi nhô cái đầu lên mặt giường khiến tôi thót tim:
- Tôi phải trốn xuống đây khi bắt gặp hắn ta. Đôi mắt xám đó khiến tôi sợ hãi.
- Mắt xám?
Tôi chợt nhớ ra người đàn ông tôi gặp ở hành lang hồi sáng, và tay anh ta đúng là có cầm túi hoa quả. Vậy là tôi đoán đúng, anh ta đi thăm bệnh, hơn nữa còn là thăm tôi. Nếu những lời con ma kia nói là thật thì tôi là một nhà ngoại cảm và tôi có khả năng đóng cửa, mở cửa bất cứ khi nào tôi muốn. Toan định hỏi anh ta cách đóng cửa thì có rất nhiều tiếng rú rùng rợn vang lên. Vài con ma khác xuyên qua cửa sổ, xuyên qua các bức vách xuất hiện bên cạnh tôi. Không như con ma lịch sự kia, chúng soi mói, chạy xuyên qua người tôi, buông những lời khó nghe như thể đã lâu lắm rồi chúng không được trông thấy con người. Tức giận, tôi xỏ chân vào dép chạy khỏi căn phòng mà một vài con vẫn quấn theo tôi không buông. Con thì bay sát nút tôi, con thì lù lù thả thân thể xuống từ trần nhà, con thì lượn lờ dưới chân tôi một cách thô bỉ.
- Biến hết đi!
Bọn chúng cười hả hê khi thấy tôi sợ hãi. Còn tôi chỉ có thể chạy và chạy. Tôi không biết làm sao để đóng cửa lại, thậm chí tôi còn chẳng biết mình mở cửa ra từ lúc nào. Tôi cố gắng nhớ lại cách thức cánh cửa vô hình hoạt động thì vô tình đâm phải ai đó. Cảm giác này nói cho tôi biết rằng đây không phải lần đầu tôi chạm phải anh ta. Chính là người đàn ông có đôi mắt xám lạnh lẽo mang hoa quả tới phòng bệnh cho tôi.
Những con ma chắc cũng trông thấy anh ta. Bọn chúng sợ hãi ra mặt chắc chắn là vì anh ta chứ không phải vì tôi. Chẳng hò hét ỏm tỏi nữa, bọn chúng lần lượt bay xuyên qua trần nhà, lặn tăm trong tích tắc.
- Đóng cửa lại.
Tất nhiên anh ta không bảo tôi đóng cửa theo nghĩa đen. Tôi vừa thở hổn hển vừa túm lấy tay áo anh ta khi anh ta chuẩn bị rời đi:
- Tôi không biết cách.
Đôi mắt xám kia nhìn tôi. Tôi tự hỏi đôi mắt ấy đáng sợ ở điểm nào, nó rất đẹp, rất thu hút:
- Ngưng nghĩ về những người đã chết. Tập trung vào cuộc sống thực, tập trung vào thứ gì đó thật mạnh mẽ tồn tại ở thế giới thực.
Nếu có điều gì đó mạnh mẽ tồn tại trong cuộc sống của riêng tôi có lẽ đó là đôi mắt xám bí ẩn của anh ta. Ngay cả khi anh ta đã quay lưng lại đôi mắt đó vẫn không hề mờ nhạt trong ký ức của tôi. Giống như chỉ cần nhìn một lần cũng đủ để in sâu vào tâm trí. Tôi rất muốn trông thấy đôi mắt đó một lần nữa.
- Con đây rồi. Bố đi tìm con từ nãy đến giờ.
Nghe giọng của bố tôi vỡ òa trong hạnh phúc. Chẳng sự hờn dỗi nào có thể ngăn tôi ôm lấy ông ngay lúc này. Tôi không kìm lòng nổi nữa mà khóc như một đứa trẻ:
- Con muốn về nhà.
- Được rồi. - Bố dỗ dành tôi. Một câu dỗ dành thực sự, không liên quan đến công việc của ông. - Đừng khóc nữa. Bố sẽ gọi cho bác sĩ để con được điều trị tại nhà.
Đã lâu lắm rồi, bố không thực hiện điều gì theo ý muốn của tôi. Cuộc điện thoại của ông với bác sĩ Quân diễn ra lâu hơn dự kiến của tôi một chút. Sau khi bố gác máy, nhìn nụ cười của ông thì tôi hiểu rằng đàm phán đã thành công. Tôi được phép điều trị tại nhà. Một ngày làm bệnh nhân của tôi sẽ không còn nhàm chán nữa.
Tôi trở về phòng, phải chăng tôi đã đóng được cánh cửa kia lại rồi bởi tôi không còn trông thấy bất kỳ một con ma nào bay lượn trên giường bệnh cũ của tôi cả. Tôi thay bộ đồ bệnh nhân bằng bộ áo quần trong ba lô mà bố nhờ Linh mang đến cho tôi từ lúc tôi vẫn còn hôn mê. Tắt đèn phòng, bỏ lại những điều đáng sợ sau lưng, tôi rời khỏi bệnh viện cùng bố.
Khi chiếc xe của bố bắt đầu lăn bánh ra đường lớn, tôi liền tâm sự với ông:
- Khoảng thời gian hôn mê từ khi nằm ngất trên mặt đường tới sáng nay con ở với mẹ trong giấc mơ. Mẹ không gọi con lại gần mà lại xua đuổi con đi. Thế là con tỉnh lại.
- Tất nhiên rồi, con yêu ạ! - Bố tôi nói. - Mẹ con sợ con ngủ quên nên đánh thức con đấy.
Giọng bố tôi nghẹn lại:
- Bố biết con luôn giận bố từ ngày đó, ngày mà mẹ con không qua khỏi trong ca phẫu thuật cuối cùng. Bố không dám đối mặt với sự thực là mẹ con sẽ ra đi nên tìm một nơi nào đó để trốn tránh. Bố thật ích kỷ phải không con, bố không nên để con lại đó một mình.
- Con hiểu rồi. - Tôi đưa tay lên gạt giọt nước mắt sắp trào ra. - Đó là điều khiến con ghét bố nhưng giờ con nghĩ là cảm xúc đó đã vơi đi nhiều rồi.
Tôi tựa đầu vào ghế, nhắm hai mắt lại cố gắng khiến sự ghét bỏ tôi dành cho bố nhiều năm qua vơi đi nốt. Đáng lẽ tôi phải biết ông không hề cảm thấy dễ chịu gì sau sự ra đi của mẹ. Và chắc chắn ông cũng chẳng cảm thấy dễ chịu gì khi không phải là người đưa tôi đến bệnh viện. Có khi nào ông dành hết sự quan tâm, lo lắng cho tôi vào việc điều tra kẻ đã gây tai nạn không?
*** Người đàn ông có đôi mắt xám chăm chú nhìn Khả Ngân từ khi cô theo bố rời khỏi bệnh viện tới lúc cô bước lên xe. Khóe miệng anh ta mỉm cười. Chỉ khi chiếc xe chở Khả Ngân đi mất hút anh ta mới trở lại dãy hành lang dài của bệnh viện. Tìm tới phòng của bác sĩ Quân.
Cửa vừa hé mở, Quân đã hỏi một câu mập mờ:
- Đúng không?
Người đàn ông kia nháy mắt, đóng sầm cửa trước khi để lại câu nói:
- Cô ấy là một trong chúng ta.
Người đó lên tiếng:
- Nhà ngoại cảm? Tôi còn không chắc đó có phải là tiếng nói của cái thân hình phát sáng trông như linh hồn kia không. Giờ thì người tôi cứng đờ, không thể cử động được tứ chi như lúc nằm lăn trên đường vì bị xe hơi tông phải. Tôi lắc đầu lia lịa, cố xóa nhòa hình ảnh người này ra khỏi tầm mắt mình nhưng anh ta vẫn còn nguyên đó. Nói là người này có vẻ không hợp lý bởi tất cả những gì tôi trông thấy chỉ là một tấm thân trong suốt, phát ra thứ ánh sáng mộng mị.
- Không có gì để nói sao?
Linh hồn kia lại lên tiếng, không những vậy còn đang tiến về chỗ tôi. Giờ thì tôi có động lực để cử động rồi. Tôi rút vội dây truyền dịch ra khỏi tay mà không hề cảm nhận thấy một chút gì gọi là đau nhói. Ôm lấy cánh tay lạnh ngắt, tôi mắt nhắm mắt mở xỏ chân vào dép chạy khỏi cái nơi quỷ quái này trước khi chứng kiến thêm bất kỳ điều gì nữa, từ tiếng nói đến hình ảnh. Hành lang vắng vẻ ngoài phòng bệnh càng khiến tôi hoảng hơn, tôi cần phải chạy tới chỗ đông người, chạy tới nơi thoáng đãng để ổn định lại tinh thần. Tôi cứ chạy cho tới khi đâm sầm vào người nào đó.
Cánh tay cứng như thép kia nắm chặt lấy khủy tay tôi và kéo lại giúp tôi khỏi ngã ngửa ra sau. Nhưng theo mấy nguyên tắc vật lý cơ bản thì tôi đâm sầm vào người ta thêm một lần nữa. Da mặt tôi chạm vào lồng ngực ấm nóng này, tai tôi còn nghe rõ nhịp tim của người ta đang đập. Tôi ngước mặt lên liền trông thấy một đôi mắt xám kỳ bí, tôi chưa từng trông thấy ai có màu mắt như vậy cả, cũng không ngoại trừ khả năng anh ta đeo kính áp tròng màu xám. Biết mình đang dùng ánh mắt soi mói để nhìn ngó người khác tôi liền đứng né sang một bên. Anh ta chỉ nhíu mày rồi xách theo túi hoa quả trên tay đi dọc hành lang. Tôi đoán anh ta đi thăm bệnh.
Cuộc gặp mặt bất ngờ khiến tôi đỡ hơn phần nào. Tôi tiếp tục đi, tới bên cánh cửa sổ cuối dãy hành lang đang để mở để hít thở không khí trong lành. Một làn gió thổi nhẹ qua mái tóc tôi còn tôi thì dang hai tay ra đón nhận hương vị của cuộc sống.
- Thoải mái không?
Tôi không biết ngày hôm nay còn phải hứng chịu thêm bao nhiêu khoảnh khoắc tim nhảy khỏi lồng ngực nữa. Nhận ra giọng nói dịu như ru ngủ của bác sĩ Quân, tôi quay lại nhìn anh ta với vẻ mặt của người vừa bị quấy rầy:
- Đừng có xuất hiện bất thình lình thế chứ. Em còn tưởng…
Quân giúp tôi hoàn thành câu nói:
- Tưởng mình gặp ma à?
- Không. - Đúng là tôi định nói vậy nhưng tôi vẫn tỏ vẻ như sự thực không phải vậy. - Đừng có nhắc đến ma ở đây.
Quân tựa lưng vào tường, khoanh tay lại:
- Xin lỗi vì đã làm em sợ.
Tự nhiên tôi cảm thấy mình cư xử có phần hơi quá. Tôi vuốt lại tóc tai, tới bên cửa sổ dòm xuống hàng cây xanh đung đưa theo gió:
- Em chỉ không muốn nghe mấy điều không thực thôi.
- Em nghĩ ma không có thực? - Quân mỉm cười. - Các nhà khoa học đại tài trên thế giới cũng chưa chứng minh rõ ràng vấn đề này đấy.
Tôi vẫn ngang bướng bảo vệ câu nói của mình:
- Bởi vì họ là nhà khoa học và bởi vì ma là điều phi khoa học nên họ làm sao chứng minh được chứ.
Quân vỗ tay bôm bốp:
- Phản bác hay lắm. Giờ tới lượt phiên bác sĩ hỏi tội bệnh nhân đây, để xem em phản bác thế nào. Tại sao không nằm trên giường bệnh mà chạy ra ngoài này? Em không muốn mau lành để trở về nhà sao?
Tôi vừa mới nói với bác sĩ là ma không có thực mà giờ lại báo cho anh ta rằng tôi chạy ra ngoài này vì gặp ma chắc anh ta sẽ cười lăn lộn mất. Tôi liền đánh câu chuyện sang hướng khác vì chẳng nghĩ ra lý do nào hợp lý cho việc có mặt ở đây cả:
- Em nghĩ mình hoàn toàn lành lặn rồi. Giờ em có thể xuất viện luôn không?
- Muốn xuất viện phải có sự đồng ý của bác sĩ, và sau đó người giám hộ đi làm đơn. - Anh ta nói như thể đang cố gây khó dễ cho tôi. - Em có đủ hai điều trên chứ?
Tôi biết bác sĩ Quân có thể nói một câu đồng ý cho tôi xuất viện và nhắn ngay cho bố tôi đến viện làm đơn nhưng anh ta lại hỏi mấy câu vô nghĩa đó thì chỉ có khả năng duy nhất đó là tôi vẫn phải ở lại viện điều trị thêm. Đáng lẽ ra tôi phải thi vào ngành y để vặn lại mấy tay bác sĩ này mới đúng.
- Gặp chuyện gì đó bất ổn thì báo lại anh nhé. - Quân rời khỏi nơi này. - Ví dụ như trông thấy ảo giác chẳng hạn.
Anh ta vừa nhắc tới ảo giác. Tôi chắc chắn mình không hề nghe nhầm rồi tôi tự trấn an tinh thần rằng con ma ban nãy chỉ là ảo giác. Do tôi quá mệt mỏi nên mới trông thấy mấy thứ như vậy. Tôi ngoan ngoãn trở lại phòng bệnh và cho rằng bác sĩ đúng khi chưa để tôi xuất viện. Không thể biết tôi sẽ bị thầy giáo phạt nặng thế nào khi ngồi trong lớp rồi hét toáng lên vì lỡ trông thấy ảo giác. Mong rằng thời gian để ảo giác biến mất hoàn toàn không kéo dài quá lâu bởi còn vài tháng nữa tôi phải hoàn thành bài thi cuối kỳ nếu muốn có một mùa hè vui vẻ.
Tôi trở về phòng bệnh của mình một cách lén lút như đi ăn trộm. Khi không còn thấy con ma đó nữa tôi mới dám đóng cửa lại, tiến vào trong. Chỉ đi có vài phút mà bàn đựng đồ đã được lấp đầy bởi các loại hoa quả tươi ngon. Tôi nghĩ là bố mình vừa ghé qua. Không thấy tôi thật quá dễ dàng cho ông bởi ông có thể rời đi ngay mà chẳng cần nói ra mấy lý do muôn thuở. Trong thâm tâm tôi giận bố lắm nhưng vẫn ngồi gọt hoa quả mà ông mang tới rồi ăn một cách ngon lành.
Cuộc sống trong viện của tôi thật đơn giản, ăn xong đi ngủ, ngủ dậy lại tiếp tục ăn, ăn gần hết đống hoa quả mà bố mua cho. Trong nửa ngày (tính từ lúc tôi tỉnh dậy) thì tôi đã có tới năm giấc ngủ ngắn như vậy rồi. Tôi đủ khỏe để không cần phải truyền dịch nữa, thật may mắn vì tôi ghét cảm giác lạnh ngắt tay chân. Tôi chưa muốn nói vấn đề ảo giác cho bác sĩ bởi tôi muốn chắc chắn mình sẽ gặp ảo giác lần hai, lần ba. Tôi chẳng muốn phung phí tiền điều trị.
Chẳng có việc gì làm, chẳng có ai bầu bạn, tôi cứ nằm lỳ trên giường nhìn ra cửa sổ cho tới khi chiều buông xuống. Không còn tia nắng nào xuyên qua kính cửa nữa, tôi tới đóng cửa lại, buông rèm xuống khiến phòng bệnh lại kín mít như xưa. Khi vừa quay lưng lại, toan bước lên giường tiếp tục giấc ngủ ngắn thứ sáu thì bố tôi đã xuất hiện. Tôi cố gắng ngăn ý muốn chạy tới ôm lấy ông để ông biết rằng con gái của ông đang giận. Vậy mà ông lại nở nụ cười hiền hậu khiến tôi yếu lòng.
Bố bỏ chiếc mũ kê-pi[1] rađể lộ mái tóc cua bạc trắng, dang hai tay gọi tôi tiến tới. Chẳng phải suy nghĩ nhiều, tôi chạy tới ôm lấy thân hình quá khổ của ông:
- Ở đây một mình, con chẳng thể ngủ được nếu đèn điện không sáng.
Bố xoa lưng tôi:
- Bố tới đây để chịu phạt với con gái mà. Nói đi, trên người còn đau chỗ nào không?
Tôi kéo ông tới ngồi bên giường với mình. Miệng liến thoắng khi cuối cùng cũng có người để nói chuyện:
- Con thấy mấy vết thương nhận được ở lớp võ tự vệ còn nặng hơn nhiều. Con muốn xuất viện.
Trán bố tôi nhăn lại ngay:
- Chuyện xuất viện là chuyện của bác sĩ. Khi nào con lành lặn hẳn, cậu ta sẽ gọi cho bố. Chuyện bố sắp sửa nói mới là việc quan trọng.
Thấy tôi đang trong tư thế chăm chú, sẵn sàng lắng nghe, bố liền nói:
- Bố đang điều tra chiếc xe đã gây tai nạn cho con rồi bỏ trốn. Con có nhìn được mặt tài xế hay nhớ biển số xe không?
Tôi nhận ra lý do ông tới thăm tôi có tới chín phần là để điều tra thông tin chứ không đơn thuần là ở lại chịu phạt với con gái như những gì ông nói. Tôi chẳng muốn trả lời bất kỳ câu hỏi nào của ông nữa, tôi quay mặt đi nơi khác, giọng nói mang đầy vẻ ấm ức:
- Con cứ nghĩ người tới thăm con là bố của con. Không ngờ chỉ là một ông cảnh sát già. Xin lỗi, tôi là bệnh nhân, tôi cần nghỉ ngơi, mời ngài cảnh sát ra về cho.
Bố đặt tay lên vai tôi, nói lời dỗ dành nhưng vẫn không quên lồng ghép công việc vào giữa:
- Bố biết giờ không phải là lúc thích hợp nhưng con cần phải kể cho bố nghe bất cứ thứ gì con trông thấy khi tai nạn xảy ra. Kẻ tông phải con vẫn còn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật đấy.
Tôi bắt đầu to tiếng với bố:
- Chiếc xe đó tông vào con khi con chỉ mới nghe loáng thoáng tiếng động cơ. Sau cú va chạm con nằm bất động dưới mặt đường. Con cứ nằm đó và đợi bố đến nhưng chắc hẳn là bố lại đang bận rộn với mớ công việc của mình, để cuối cùng người đưa con tới bệnh viện lại là cậu bạn mà con chỉ trông thấy một lần mỗi tuần vào giờ học chính trị kéo dài một tiếng. Nếu bố điều tra xong rồi thì về đồn cảnh sát lập hồ sơ đi.
Chẳng nhìn xem nét mặt của ông lúc nghe tôi nói trông ra sao, tôi nằm xuống giường, trùm chăn qua đầu, răng cắn chặt môi bởi tôi sợ mình sẽ khóc mất. Tôi có thể nghe thấy tiếng thở dài của bố. Tiếng ông bước chân đi đi lại lại quanh giường bệnh. Có lẽ ông phải đi đến mấy chục vòng rồi mới rời khỏi căn phòng. Ông đóng cửa nhẹ nhàng nhưng tôi vẫn nghe rõ âm thanh đó, âm thanh của sự bỏ rơi.
Tôi vẫn nằm trong chiếc chăn trùm kín người. Thu mình trong bóng tối đó, tôi nhớ tới giấc mơ mà mình được gặp mẹ. Bất giác tôi nói thành lời:
- Mẹ vẫn đang dõi theo con ở thế giới đó phải không?
- Có thể đấy.
Không nhầm lẫn vào đâu được. Vẫn là tiếng nói của vật thể vô định mà tôi gặp sáng nay. Nếu cho đó là ảo giác thì chẳng hợp lý bởi âm thanh này rất thực. Tôi nuốt nước miếng, ló mình từ từ ra khỏi chăn. Đèn trong phòng vẫn sáng nên mất một lúc tôi mới dòm thấy con ma đó đang treo mình lơ lửng trên trần nhà. Tôi biết hành động tôi sắp sửa làm có hơi điên khùng một chút nhưng, tôi cần thử nói chuyện với người này. Tôi muốn chắc chắn đây là hiện thực trước khi la hét tán loạn rồi chạy khỏi nơi này giống buổi sáng.
- Anh nghe thấy tôi à? Cũng nhìn thấy tôi.
Con ma đó trườn tới chỗ tôi làm tôi phát khiếp:
- Chính cô “mở cửa” mà. Cô muốn gặp tôi.
Tôi phủ định điều này:
- Không đời nào. Có ai lại muốn gặp ma chứ. Nhưng anh là thật à? Ý của tôi, anh là ma hả? Tôi đang nói chuyện với ma sao?
- Phải, tôi biết rõ mình là ai. - Anh ta nói. - Còn cô thì chẳng biết mình là ai cả.
Tôi dụi mắt để xem có phải mình gặp ảo ảnh không. Nhưng chẳng ăn thua, anh ta vẫn lượn lờ tại đó:
- Tôi chẳng hiểu anh nói gì cả. Có điều, anh có thể không xuất hiện nữa được không? Tôi đang cố gắng giữ bản thân không ngất đi đấy. Trời ơi! Có lẽ đầu tôi bị chấn thương nặng quá rồi.
- Khi còn sống tôi cũng không nghĩ ma có thật. - Anh ta kể lể. - Cho tới lúc chết đi tôi mới hiểu thật sự trên đời có ma.
Tôi cấu vào tay mình thật mạnh để cảm nhận cơn đau. Tôi thấy đau, vậy là tôi không hề mơ:
- Cứ cho là trên đời có ma đi. Tại sao tới giờ tôi mới trông thấy một con trong khi số người chết hàng ngày nhiều không đếm xuể. Xin lỗi, không có ý xúc phạm đâu.
Anh ta xoay vài vòng tại chỗ:
- Ma không được phép xuất hiện trong thế giới thực trừ phi cánh cửa giữa hai thế giới mở ra.
Đầu tôi bắt đầu mông lung hệt như khi phải học hàng tá công thức tích phân cùng một lúc:
- Khi nào thì cửa mở?
- Khi những người như cô cho phép. - Anh ta nói một cách rất khó hiểu. - Cô mở cửa, và cô trông thấy các linh hồn, các linh hồn cũng trông thấy cô.
Tôi bắt đầu trò chuyện với anh ta thoải mái hơn bởi anh ta có là ma thật thì cũng chẳng thể làm gì nổi tôi với cái thân thể trong suốt kia:
- Sao anh cứ quanh quẩn chỗ tôi vậy? Tôi nghĩ là anh muốn nhởn nhơ ở nhà để gặp người thân hơn cơ.
- Tôi rất muốn. - Giọng anh ta hơi buồn. - Nhưng họ không giống cô, họ không thể thấy tôi, tôi cũng không thể thấy họ. Cô biết không, thế giới bên kia rất buồn tẻ, tất cả chỉ là bóng tối và sự tĩnh lặng, ngoài các linh hồn ra tôi chỉ có thể gặp mặt những người như cô khi cửa được mở.
- Xin lỗi vì đã chen ngang. - Tôi đặt ra thắc mắc vì tin rằng con ma này biết nhiều điều. - Rốt cuộc những người như tôi là sao?
- Nhà ngoại cảm. - Anh ta ngước đôi mắt trong suốt lên trần như đang hồi tưởng. - Sáng nay khi cô bỏ chạy vì sợ hãi tôi có trông thấy một nhà ngoại cảm khác mang bọc hoa quả vào. Ngoài ra tôi không biết thêm nhà ngoại cảm nào cả, tôi đi đây đi đó không được nhiều hơn nữa không phải lúc nào họ cũng trong trạng thái mở cửa.
- Bọc hoa quả đó do bố tôi mang đến. - Tôi mỉm cười vì nghĩ con ma này đang nói dối. - Anh nghĩ bố tôi là nhà ngoại cảm chắc.
Anh ta thốt lên:
- Trông cô lớn thế này mà bố cô lại trẻ đến vậy ư?
Ngẫm lại thì, tôi không trông thấy ai đã để bọc hoa quả vào mà chỉ phỏng đoán đó là của bố. Nhìn đống vỏ nằm bừa bộn trên bàn do tôi lười biếng chưa chịu dọn dẹp tôi liền hỏi:
- Người đó trông như thế nào? Anh có thể tả ngoại hình cho tôi biết được không? Nếu có người nhìn thấy ma như tôi thì tôi phải tới chỗ người ta để tìm hiểu việc này.
Anh ta chui xuống gậm giường rồi nhô cái đầu lên mặt giường khiến tôi thót tim:
- Tôi phải trốn xuống đây khi bắt gặp hắn ta. Đôi mắt xám đó khiến tôi sợ hãi.
- Mắt xám?
Tôi chợt nhớ ra người đàn ông tôi gặp ở hành lang hồi sáng, và tay anh ta đúng là có cầm túi hoa quả. Vậy là tôi đoán đúng, anh ta đi thăm bệnh, hơn nữa còn là thăm tôi. Nếu những lời con ma kia nói là thật thì tôi là một nhà ngoại cảm và tôi có khả năng đóng cửa, mở cửa bất cứ khi nào tôi muốn. Toan định hỏi anh ta cách đóng cửa thì có rất nhiều tiếng rú rùng rợn vang lên. Vài con ma khác xuyên qua cửa sổ, xuyên qua các bức vách xuất hiện bên cạnh tôi. Không như con ma lịch sự kia, chúng soi mói, chạy xuyên qua người tôi, buông những lời khó nghe như thể đã lâu lắm rồi chúng không được trông thấy con người. Tức giận, tôi xỏ chân vào dép chạy khỏi căn phòng mà một vài con vẫn quấn theo tôi không buông. Con thì bay sát nút tôi, con thì lù lù thả thân thể xuống từ trần nhà, con thì lượn lờ dưới chân tôi một cách thô bỉ.
- Biến hết đi!
Bọn chúng cười hả hê khi thấy tôi sợ hãi. Còn tôi chỉ có thể chạy và chạy. Tôi không biết làm sao để đóng cửa lại, thậm chí tôi còn chẳng biết mình mở cửa ra từ lúc nào. Tôi cố gắng nhớ lại cách thức cánh cửa vô hình hoạt động thì vô tình đâm phải ai đó. Cảm giác này nói cho tôi biết rằng đây không phải lần đầu tôi chạm phải anh ta. Chính là người đàn ông có đôi mắt xám lạnh lẽo mang hoa quả tới phòng bệnh cho tôi.
Những con ma chắc cũng trông thấy anh ta. Bọn chúng sợ hãi ra mặt chắc chắn là vì anh ta chứ không phải vì tôi. Chẳng hò hét ỏm tỏi nữa, bọn chúng lần lượt bay xuyên qua trần nhà, lặn tăm trong tích tắc.
- Đóng cửa lại.
Tất nhiên anh ta không bảo tôi đóng cửa theo nghĩa đen. Tôi vừa thở hổn hển vừa túm lấy tay áo anh ta khi anh ta chuẩn bị rời đi:
- Tôi không biết cách.
Đôi mắt xám kia nhìn tôi. Tôi tự hỏi đôi mắt ấy đáng sợ ở điểm nào, nó rất đẹp, rất thu hút:
- Ngưng nghĩ về những người đã chết. Tập trung vào cuộc sống thực, tập trung vào thứ gì đó thật mạnh mẽ tồn tại ở thế giới thực.
Nếu có điều gì đó mạnh mẽ tồn tại trong cuộc sống của riêng tôi có lẽ đó là đôi mắt xám bí ẩn của anh ta. Ngay cả khi anh ta đã quay lưng lại đôi mắt đó vẫn không hề mờ nhạt trong ký ức của tôi. Giống như chỉ cần nhìn một lần cũng đủ để in sâu vào tâm trí. Tôi rất muốn trông thấy đôi mắt đó một lần nữa.
- Con đây rồi. Bố đi tìm con từ nãy đến giờ.
Nghe giọng của bố tôi vỡ òa trong hạnh phúc. Chẳng sự hờn dỗi nào có thể ngăn tôi ôm lấy ông ngay lúc này. Tôi không kìm lòng nổi nữa mà khóc như một đứa trẻ:
- Con muốn về nhà.
- Được rồi. - Bố dỗ dành tôi. Một câu dỗ dành thực sự, không liên quan đến công việc của ông. - Đừng khóc nữa. Bố sẽ gọi cho bác sĩ để con được điều trị tại nhà.
Đã lâu lắm rồi, bố không thực hiện điều gì theo ý muốn của tôi. Cuộc điện thoại của ông với bác sĩ Quân diễn ra lâu hơn dự kiến của tôi một chút. Sau khi bố gác máy, nhìn nụ cười của ông thì tôi hiểu rằng đàm phán đã thành công. Tôi được phép điều trị tại nhà. Một ngày làm bệnh nhân của tôi sẽ không còn nhàm chán nữa.
Tôi trở về phòng, phải chăng tôi đã đóng được cánh cửa kia lại rồi bởi tôi không còn trông thấy bất kỳ một con ma nào bay lượn trên giường bệnh cũ của tôi cả. Tôi thay bộ đồ bệnh nhân bằng bộ áo quần trong ba lô mà bố nhờ Linh mang đến cho tôi từ lúc tôi vẫn còn hôn mê. Tắt đèn phòng, bỏ lại những điều đáng sợ sau lưng, tôi rời khỏi bệnh viện cùng bố.
Khi chiếc xe của bố bắt đầu lăn bánh ra đường lớn, tôi liền tâm sự với ông:
- Khoảng thời gian hôn mê từ khi nằm ngất trên mặt đường tới sáng nay con ở với mẹ trong giấc mơ. Mẹ không gọi con lại gần mà lại xua đuổi con đi. Thế là con tỉnh lại.
- Tất nhiên rồi, con yêu ạ! - Bố tôi nói. - Mẹ con sợ con ngủ quên nên đánh thức con đấy.
Giọng bố tôi nghẹn lại:
- Bố biết con luôn giận bố từ ngày đó, ngày mà mẹ con không qua khỏi trong ca phẫu thuật cuối cùng. Bố không dám đối mặt với sự thực là mẹ con sẽ ra đi nên tìm một nơi nào đó để trốn tránh. Bố thật ích kỷ phải không con, bố không nên để con lại đó một mình.
- Con hiểu rồi. - Tôi đưa tay lên gạt giọt nước mắt sắp trào ra. - Đó là điều khiến con ghét bố nhưng giờ con nghĩ là cảm xúc đó đã vơi đi nhiều rồi.
Tôi tựa đầu vào ghế, nhắm hai mắt lại cố gắng khiến sự ghét bỏ tôi dành cho bố nhiều năm qua vơi đi nốt. Đáng lẽ tôi phải biết ông không hề cảm thấy dễ chịu gì sau sự ra đi của mẹ. Và chắc chắn ông cũng chẳng cảm thấy dễ chịu gì khi không phải là người đưa tôi đến bệnh viện. Có khi nào ông dành hết sự quan tâm, lo lắng cho tôi vào việc điều tra kẻ đã gây tai nạn không?
*** Người đàn ông có đôi mắt xám chăm chú nhìn Khả Ngân từ khi cô theo bố rời khỏi bệnh viện tới lúc cô bước lên xe. Khóe miệng anh ta mỉm cười. Chỉ khi chiếc xe chở Khả Ngân đi mất hút anh ta mới trở lại dãy hành lang dài của bệnh viện. Tìm tới phòng của bác sĩ Quân.
Cửa vừa hé mở, Quân đã hỏi một câu mập mờ:
- Đúng không?
Người đàn ông kia nháy mắt, đóng sầm cửa trước khi để lại câu nói:
- Cô ấy là một trong chúng ta.
Danh sách chương