Triệu Cấu phẫn nộ.
Y quăng mạnh một bản tấu chương lên không trung, tuốt bội kiếm đã nhiều năm không sử dụng ra, điên cuồng chém, bóng kiếm loang loáng, tấu chương tan thành những mảnh giấy nhỏ lơ lửng đáp xuống.
Y buông kiếm, nhìn nền đất đầy giấy vụn, cười lạnh.
Trên trang giấy này vốn là kiến nghị liên quan đến việc lập trữ của danh tướng Nhạc Phi: "Nếu nay muốn khôi phục quốc gia, ắt phải vững nền móng, an lòng dân, sau đó bệ hạ không được phép chìm đắm trong hưởng thụ, để thể hiện rằng chưa quên chí hướng phục thù..."
Đây đã không phải lần đầu tiên y thỉnh cầu Triệu Cấu lập trữ quân để "vững nền móng". Mà lần này, cuối cùng Triệu Cấu cũng không kiềm chế nổi nữa.
Khi giết Tông Tuyển, Tông Bàn, vì Thát Lãn nắm binh quyền trong tay, Hoàn Nhan Đản lấy lý do y là quý tộc từng lập công lớn mà tạm thời chưa hỏi tội, chỉ lệnh y rời khỏi triều đình, tới Yến Kinh nhậm chức Hình đài thượng thư tả thừa tướng. Sau khi Thát Lãn tới Yến Kinh lại càng hống hách kiêu căng, cùng Dực vương Cốt Lại mưu phản, cuối cùng vẫn bị Hoàn Nhan Đản hạ chỉ xử chết. Do đó, quyền lực chính trị, quân đội nước Kim lại rơi vào tay mấy trọng thần phe chủ chiến như Tông Cán, Tông Bật, sứ thần Nam Tống Vương Luận cũng bị Kim giam giữ. Ngày Bính Tý tháng Năm năm Thiệu Hưng thứ Mười, Hoàn Nhan Đản chính thức hủy bỏ việc hòa nghị trước đó, xuống chiếu mệnh phủ Nguyên soái thu hồi lại đất Hà Nam, Thiểm Tây. Kim phong Tông Bật làm Đô nguyên soái, lần nữa tiến quân về phía Nam, chia thành ba đường Xuyên Thiểm, Lưỡng Hoài và Kinh Tây đánh Tống, chỉ trong vòng một tháng đã đoạt lại được đất Hà Nam, Thiểm Tây trước đó trả về cho Tống.
Triệu Cấu vội vã triệu chư tướng tới bàn bạc đối sách, lệnh cho Tiết độ sứ Thiểm Tây Ngô Lân lĩnh binh mã chiến đấu ở khu vực Xuyên Thiểm, lệnh cho Hàn Thế Trung và Trương Tào giữ Đông lộ, quan trọng nhất là chiến trường Trung lộ, do Nhạc Phi, Lưu Ky lĩnh quân, đối kháng quân Kim chủ lực do Tông Bật thống lĩnh.
Khi dẫn quân kháng địch, Nhạc Phi nhân cơ hội này dâng lên mật tấu, lần nữa liên kết việc lập trữ và kế hoạch đánh Kim phục quốc, xin Triệu Cấu lấy việc lập trữ để an ủi lòng dân, không cho người Kim cơ hội nhân lúc loạn lạc tìm cách can dự vào chính trị triều Tống.
Mỗi lần nhắc tới việc này, Triệu Cấu đều không vui. Việc hệ trọng liên quan đến nội chính như lập trữ, sao có thể đến lượt một võ tướng dẫn binh bên ngoài vọng nghị? Huống chi là Nhạc Phi, kẻ đã nhiều lần dị nghị triều đình, thái độ cương liệt. Trước khi xuất chinh, Nhạc Phi từng vào triều dâng tấu, gặp được Triệu Viện, không ngừng khen ngợi y, vừa thẳng thừng vừa ám chỉ Triệu Viện có thể đảm đương trách nhiệm trị quốc nặng nề. Triệu Cấu lập tức lửa giận công tâm, song vẫn cố gắng trấn tĩnh như mọi lần, chỉ nhàn nhạt nói một câu: "Khanh dẫn binh bên ngoài, việc này không nên can thiệp nhiều."
Thế nhưng Nhạc Phi vẫn không biết thu liễm, không chịu an phận giữ chức mà thường xuyên dâng tấu, năm lần bảy lượt thỉnh cầu nhanh chóng lập trữ.
Lập trữ? Lập trữ? Triệu Viện ư? Đứa con trai không phải do chính mình sinh ra mà chỉ là nhận nuôi ấy? Y đã chắc chắn Hoàng đế Đại Tống tương lai sẽ không thể nào có con cháu ruột thịt nữa.
Mỗi lần trông thấy tấu chương của Nhạc Phi, Triệu Cấu đều có cảm giác như đang trông thấy khuôn mặt mang theo ý cười mỉa mai của y, nói những lời kiến nghị mình lập trữ. Việc mình mất đi năng lực sinh dục chắc chắn đã trở thành trò cười lớn nhất trong mắt y.
Xin bệ hạ hãy lập trữ, để quốc gia có nền móng, an ủi lòng dân... Ắt hẳn là hắn ta cố ý.
Bởi thế bèn phẫn nộ tuốt kiếm, chém nát tấu chương của y, tưởng tượng nụ cười của y cũng theo đó tan thành ngàn mảnh, nhìn vụn giấy đầy đất mới miễn cưỡng tìm lại được một chút dễ chịu.
Nghỉ ngơi một lát, điều hòa nhịp thở, Triệu Cấu cất bước đi về phía Tư Thiện đường nơi Triệu Viện học bài.
Tới Tư Thiện đường, nhìn qua khung cửa sổ, chỉ thấy Triệu Viện đang nằm bò trên mặt bàn khổ sở đọc "Tả thị Xuân Thu*", đọc tới chỗ hay liền cất giọng ngâm nga, khuôn mặt cũng xuất hiện thần sắc vui vẻ.
(* Tả thị Xuân Thu: Hay còn gọi là "Tả truyện", tác phẩm sớm nhất của Trung Quốc viết về lịch sử phản ánh giai đoạn từ năm 722 TCN đến năm 468 TCN - theo Wikipedia.)
"Tả thị Xuân Thu" là hôm qua Triệu Cấu nhắc tới với Triệu Viện trong lúc nói chuyện phiếm, nói bản thân khi còn trẻ thường hay đọc, cảm thấy rất có lợi ích, không ngờ hôm nay đứa nhỏ này đã tìm ra đọc lại. Lại ngước mắt, trông thấy trên bức vách trên tường có đề một bài thơ, rõ ràng là bút tích của Triệu Viện, trong đó có hai câu: "Phú quý ắt phải đạt được từ cần mẫn khổ cực, nam nhi phải đọc hết năm xe sách." Lòng Triệu Cấu thoáng lay động, nhớ lại quang cảnh mình vất vả học hành giữa đêm Đông giá rét thời niên thiếu, không nén được có chút cảm khái.
Không phải không thích đứa nhỏ này, chỉ là hy vọng, giang sơn mà y liều chết bảo vệ, có thể do một đứa con trai mang huyết mạch của chính mình kế thừa. Vì hy vọng vẫn chưa bao giờ tắt lịm này, y chưa từng chính thức hạ chỉ sắc phong Viện và Cừ làm hoàng tử, mặc dù vẫn xưng hô phụ tử với chúng. Cũng bởi hy vọng này, y không nén nổi phẫn nộ mỗi khi nghe thấy người khác kiến nghị lập Viện làm trữ quân, mặc dù y vẫn luôn yêu thích đứa nhỏ này.
Đứa nhỏ này cũng rất được lòng người, ngoại trừ Tần Cối nghiêng về Cừ, một loạt các đại thần còn lại đều vừa ý Viện, ngày thường không ngớt khen ngợi y, xem y như ứng cử viên duy nhất cho vị trí trữ quân. Tình cảnh này khiến Triệu Cấu không vui, tấn phong Cừ làm quốc công ngang hàng với Viện, cũng là có ý muốn nói, nếu đã muốn chọn trữ quân từ con nuôi của y, vậy thì Viện không phải sự lựa chọn duy nhất.
Khi rời khỏi Tư Thiện đường, nắng gắt như đổ lửa, còn chưa đi được mấy bước đã cảm thấy mồ hôi dính dớp toàn thân. Triệu Cấu bèn chuyển hướng đi về phía Thúy Hàn đường, nơi có những rặng trúc cao che nắng, mát mẻ nhất cấm cung.
Thúy Hàn đường vừa mới được xây dựng xong sau khi Từ Ninh cung chuẩn bị cho Thái hậu hoàn tất, quang cảnh yên tĩnh, một bên là những khối đá Thái hồ hình dáng kỳ lạ xếp thành một ngọn núi, dẫn nước chảy từ trên đỉnh xuống, hơi lạnh tản vào không khí, nước đổ vào ao sen bên dưới. Lúc này hoa sen đang lay động trong gió, đỏ trắng đan xen. Trong mái đình trước đường bày mấy trăm chậu các loài hoa phương Nam đang đua nhau khoe sắc: nhài, tố hinh, kiếm lan, xạ hương đằng, chu cẩn, ngọc quế, hồng tiêu, đồ bà. Sau hoa đặt bánh xe, mỗi khi gió thổi lại khiến hương thơm tỏa ngát cả điện. Trong đường còn có mấy chục chiếc chậu bạc, bên trong là băng tuyết tích trữ trong hầm từ mùa Đông, bởi thế gian phòng này mát mẻ vô cùng, hễ bước vào bên trong là có thể lãng quên sạch sẽ khói lửa nhân gian.
Lúc này, Anh Phất và Trương Tiệp dư đang ngồi bên chiếc bàn đá tròn trong đình nói chuyện, trước mặt mỗi người bày một chiếc bát sứ đựng nước mía tươi mát, còn có thêm mấy viên đá, mỗi khi dùng thìa khuấy lên phát ra âm thanh lanh canh. Hai người trông thấy Triệu Cấu bèn vội vã đứng lên hành lễ, đợi Triệu Cấu an tọa rồi mới lần lượt ngồi xuống, Anh Phất ngay sau đó liền mệnh thị nữ cũng dâng nước mía lên cho Triệu Cấu.
"Quan gia từ đâu tới vậy ạ?" Trương Tiệp dư cười hỏi.
Triệu Cấu đáp: "Ban nãy tới Tư Thiện đường thăm Viện."
Trương Tiệp dư vô cùng vui vẻ, lại hỏi: "Theo quan gia thấy, nó học hành thế nào ạ?"
Triệu Cấu thoáng nhìn nàng, rũ mắt nhẹ nhàng dùng thìa khuấy mấy viên đá trong bát, mặt không biểu cảm nói: "Đứa bé này thiên chất đặc biệt, như thần đầu thai. Những sách mà trẫm dạy nó học, nó đều ghi nhớ rất tốt."
Anh Phất ngồi bên cũng mỉm cười khen ngợi: "Kiến Quốc công thiên tư thông tuệ, cởi mở rộng lượng, mặc dù được quan gia sủng ái, song vẫn luôn cung kính khiêm nhường, làm việc cẩn thận. Mặc dù hãy còn nhỏ tuổi mà đã hiểu chuyện như vậy, quả thực là hiếm có."
Triệu Cấu nghe xong không nói năng gì, Trương Tiệp dư lại vui sướng vô cùng, không nén được cũng tự mình khen Triệu Viện: "Đứa nhỏ này thông minh vô cùng, lại hiếu học, ngoài đọc sách ra, kỵ xạ thư pháp không món nào không tinh thông. Trước đây Nhạc Thiếu bảo không phải cũng nói rồi sao, Viện anh minh dũng cảm, càng ngày càng giống quan gia rồi..."
Lời còn chưa dứt, chỉ nghe "bốp" một tiếng, Triệu Cấu đã vung tay cho nàng một cái tát. Xuống tay nặng vô cùng, Trương Tiệp dư nghiêng người, mất thăng bằng ngã sõng soài xuống nền đất.
Anh Phất kinh hãi, vội vã đứng dậy dìu Trương Tiệp dư lên.
"Tiện nhân," Triệu Cấu mắng Trương Tiệp dư: "Dám to gan cấu kết với ngoại thần, vọng nghị chuyện triều chính!"
Dường như vẫn chưa hết tức giận, y lại cầm bát nước mía lên, ném thẳng về phía Trương Tiệp dư, Anh Phất liếc thấy bèn lập tức lấy thân mình chắn phía trước. Chiếc bát bị quăng đi rất mạnh, Anh Phất không tránh được, nhắm mắt nghiêng đầu, chiếc bát đập thẳng vào trán nàng. Bát vỡ, máu trên trán Anh Phất tức thì tuôn như suối chảy.
Trương Tiệp dư kinh sợ, có chút luống cuống tay chân, vừa ngồi dậy vô thức đỡ Anh Phất, vừa quay đầu hoảng hốt thăm dò sắc mặt Triệu Cấu, cảm thấy tủi thân, hai mắt rưng rưng ánh lệ, song không dám rơi nước mắt. Kì thực nàng chưa từng qua lại với Nhạc Phi bao giờ, chỉ là trước nay vẫn luôn quan tâm tới con trai nuôi, bởi thế nội thị hầu hạ Triệu Viện phàm nghe được việc gì các quan viên nghị luận có liên quan Triệu Viện đều bẩm báo với nàng. Việc Nhạc Phi khen ngợi Triệu Viện cả triều đình đều biết, trong cung dĩ nhiên cũng nghe phong thanh, không chỉ Trương Tiệp dư, ngay tới Anh Phất và Phan Hiền phi lẽ nào không hề hay biết?
Cung nhân xung quanh nhất thời hoảng loạn, muốn trị thương cho Ngô Tài nhân, lại sợ Triệu Cấu không cho phép, chần chừ không biết phải làm thế nào. Mà Anh Phất không hề lau vết máu trên mặt, chỉ dập đầu quỳ xuống, nhẹ nhàng nói: "Quan gia bớt giận."
Triệu Cấu bình tĩnh lại, trông thấy máu trên trán nàng đang tí tách chảy xuống, dần dần đọng thành một vũng tròn trên mặt đất. Lát sau, ánh mắt mới chuyển tới trên người Trương Tiệp dư.
"Những việc mà ngươi làm trong mấy năm gần đây, lẽ nào ta không biết sao?" Ngữ khí của y còn lạnh lẽo hơn băng tuyết trong Thúy Hàn đường.
Khoảnh khắc ấy Trương Tiệp dư mờ mịt vô cùng, cẩn thận ngẫm nghĩ lại những việc mình đã làm, nhất thời không đoán ra nổi y muốn ám chỉ việc nào. Mà sắc mặt y vô cùng dọa người, nàng càng không dám biện giải bừa bãi, chỉ đành quỳ xuống thỉnh tội, lắp bắp: "Thần thiếp, thần thiếp..." Mồ hôi đã vã ra như tắm.
Triệu Cấu lại liếc nhìn Anh Phất, nói: "Xin lỗi, đã làm nàng bị thương." Sau đó ra hiệu cho cung nhân đi tới dìu nàng.
Anh Phất nhẹ nhàng đẩy cung nhân tới dìu đỡ ra, khấu đầu, rũ mắt, thái độ hèn mọn kính cẩn vô cùng, nói: "Thần thiếp và Trương tỷ tỷ tình như tỷ muội, muội muội tình nguyện chịu phạt thay tỷ tỷ. Huống chi thần thiếp ngu dốt, những năm nay hầu hạ quan gia ắt hẳn có chỗ chưa được thỏa đáng mà không tự biết. Mặc dù quan gia rộng lượng, lần nào cũng không tính toán với thần thiếp, thế nhưng kéo dài, chỉ e sẽ làm tổn phước của thần thiếp. Mà nay trời cao mượn tay quan gia trách phạt thần thiếp đôi chút, đối với thần thiếp kỳ thực là một việc may mắn."
Nghe thấy những lời này, sắc mặt Triệu Cấu mới thoáng hòa hoãn lại, chậm rãi đưa tay ra đích thân dìu nàng đứng lên, nói: "Mau băng bó vết thương đi, máu chảy nhiều như vậy, khuôn mặt tái cả đi rồi."
Đợi vết thương của Anh Phất được xử lý xong, Triệu Cấu dặn dò cung nhân đưa nàng quay về, bản thân cũng rời đi, Trương Tiệp dư vẫn đang quỳ lúc này mới bật khóc, bi thương dâng trào trong tim, gục xuống nền đất nức nở.
Sau khi kinh hãi hay tin, Triệu Viện lập tức tới đón Trương Tiệp dư quay về. Trương Tiệp dư khóc nói: "Mẹ con không cẩn thận, khiến cha con tức giận, chỉ e sẽ làm ảnh hưởng tới tiền đồ của con. Nay chỉ đành quỳ ở đây tạ tội, nếu không có lệnh của cha con, dứt khoát sẽ không tự ý quay về."
Triệu Viện cởi áo khoác ngoài ra, cùng mẹ quỳ trước tẩm cung Triệu Cấu tạ tội. Triệu Cấu mệnh người tới đỡ bọn họ đứng lên, y dập đầu khóc: "Viện hoảng sợ, việc này từ Viện mà nên, nguyện quỳ ngoài thềm thay mẹ chịu tội, xin Phụ hoàng hãy trách phạt Viện, cho mẹ về cung nghỉ ngơi."
Hồi lâu sau, trong điện mới truyền ra giọng nói lạnh nhạt của Triệu Cấu: "Đều quay về cả đi. Việc này không liên quan gì tới con."
Từ đó, trừ Nhạc Phi ra, không ai còn dám ho he nhắc tới việc lập trữ nữa, ngay tới việc so sánh Viện và Cừ mà cung quyến trước đây thích bàn luận cũng đã trở thành chủ đề cấm kỵ.
Trải qua việc này, tâm tình Trương Tiệp dư sầu muộn vô cùng, không còn thích nói cười như ngày xưa nữa, sức khỏe cũng kém dần đi, thường xuyên ngã bệnh. Triệu Cấu cảm thấy có chút tội lỗi, bởi thế tháng Hai năm Thiệu Hưng thứ mười bèn tấn phong nàng làm Uyển nghi, thế nhưng đồng thời cũng tấn phong cả Ngô Tài nhân, phẩm cấp cũng tương tự, là Uyển nghi.
Mệnh phụ triều Tống được chia thành năm cấp bậc: 1. Quý phi, Thục phi, Đức phi, Hiền phi; 2. Đại nghi, Quý nghi, Thục nghi, Thục dung, Thuận nghi, Thuận dung, Uyển nghi, Uyển dung, Chiêu nghi, Chiêu dung, Chiêu viên, Tu nghi, Tu dung, Tu viên, Xung nghi, Xung dung, Xung viên; 3. Tiệp dư; 4. Mỹ nhân; 5. Tài nhân, Quý nhân. Lần tấn phong này, Trương Tiệp dư chỉ tiến một phẩm, mà Ngô Tài nhân liên tiếp thăng ba cấp, từ đây hai người ngang hàng với nhau. Đối với Trương Tiệp dư mà nói, bề mặt là thăng, song thực chất là giáng.
Y quăng mạnh một bản tấu chương lên không trung, tuốt bội kiếm đã nhiều năm không sử dụng ra, điên cuồng chém, bóng kiếm loang loáng, tấu chương tan thành những mảnh giấy nhỏ lơ lửng đáp xuống.
Y buông kiếm, nhìn nền đất đầy giấy vụn, cười lạnh.
Trên trang giấy này vốn là kiến nghị liên quan đến việc lập trữ của danh tướng Nhạc Phi: "Nếu nay muốn khôi phục quốc gia, ắt phải vững nền móng, an lòng dân, sau đó bệ hạ không được phép chìm đắm trong hưởng thụ, để thể hiện rằng chưa quên chí hướng phục thù..."
Đây đã không phải lần đầu tiên y thỉnh cầu Triệu Cấu lập trữ quân để "vững nền móng". Mà lần này, cuối cùng Triệu Cấu cũng không kiềm chế nổi nữa.
Khi giết Tông Tuyển, Tông Bàn, vì Thát Lãn nắm binh quyền trong tay, Hoàn Nhan Đản lấy lý do y là quý tộc từng lập công lớn mà tạm thời chưa hỏi tội, chỉ lệnh y rời khỏi triều đình, tới Yến Kinh nhậm chức Hình đài thượng thư tả thừa tướng. Sau khi Thát Lãn tới Yến Kinh lại càng hống hách kiêu căng, cùng Dực vương Cốt Lại mưu phản, cuối cùng vẫn bị Hoàn Nhan Đản hạ chỉ xử chết. Do đó, quyền lực chính trị, quân đội nước Kim lại rơi vào tay mấy trọng thần phe chủ chiến như Tông Cán, Tông Bật, sứ thần Nam Tống Vương Luận cũng bị Kim giam giữ. Ngày Bính Tý tháng Năm năm Thiệu Hưng thứ Mười, Hoàn Nhan Đản chính thức hủy bỏ việc hòa nghị trước đó, xuống chiếu mệnh phủ Nguyên soái thu hồi lại đất Hà Nam, Thiểm Tây. Kim phong Tông Bật làm Đô nguyên soái, lần nữa tiến quân về phía Nam, chia thành ba đường Xuyên Thiểm, Lưỡng Hoài và Kinh Tây đánh Tống, chỉ trong vòng một tháng đã đoạt lại được đất Hà Nam, Thiểm Tây trước đó trả về cho Tống.
Triệu Cấu vội vã triệu chư tướng tới bàn bạc đối sách, lệnh cho Tiết độ sứ Thiểm Tây Ngô Lân lĩnh binh mã chiến đấu ở khu vực Xuyên Thiểm, lệnh cho Hàn Thế Trung và Trương Tào giữ Đông lộ, quan trọng nhất là chiến trường Trung lộ, do Nhạc Phi, Lưu Ky lĩnh quân, đối kháng quân Kim chủ lực do Tông Bật thống lĩnh.
Khi dẫn quân kháng địch, Nhạc Phi nhân cơ hội này dâng lên mật tấu, lần nữa liên kết việc lập trữ và kế hoạch đánh Kim phục quốc, xin Triệu Cấu lấy việc lập trữ để an ủi lòng dân, không cho người Kim cơ hội nhân lúc loạn lạc tìm cách can dự vào chính trị triều Tống.
Mỗi lần nhắc tới việc này, Triệu Cấu đều không vui. Việc hệ trọng liên quan đến nội chính như lập trữ, sao có thể đến lượt một võ tướng dẫn binh bên ngoài vọng nghị? Huống chi là Nhạc Phi, kẻ đã nhiều lần dị nghị triều đình, thái độ cương liệt. Trước khi xuất chinh, Nhạc Phi từng vào triều dâng tấu, gặp được Triệu Viện, không ngừng khen ngợi y, vừa thẳng thừng vừa ám chỉ Triệu Viện có thể đảm đương trách nhiệm trị quốc nặng nề. Triệu Cấu lập tức lửa giận công tâm, song vẫn cố gắng trấn tĩnh như mọi lần, chỉ nhàn nhạt nói một câu: "Khanh dẫn binh bên ngoài, việc này không nên can thiệp nhiều."
Thế nhưng Nhạc Phi vẫn không biết thu liễm, không chịu an phận giữ chức mà thường xuyên dâng tấu, năm lần bảy lượt thỉnh cầu nhanh chóng lập trữ.
Lập trữ? Lập trữ? Triệu Viện ư? Đứa con trai không phải do chính mình sinh ra mà chỉ là nhận nuôi ấy? Y đã chắc chắn Hoàng đế Đại Tống tương lai sẽ không thể nào có con cháu ruột thịt nữa.
Mỗi lần trông thấy tấu chương của Nhạc Phi, Triệu Cấu đều có cảm giác như đang trông thấy khuôn mặt mang theo ý cười mỉa mai của y, nói những lời kiến nghị mình lập trữ. Việc mình mất đi năng lực sinh dục chắc chắn đã trở thành trò cười lớn nhất trong mắt y.
Xin bệ hạ hãy lập trữ, để quốc gia có nền móng, an ủi lòng dân... Ắt hẳn là hắn ta cố ý.
Bởi thế bèn phẫn nộ tuốt kiếm, chém nát tấu chương của y, tưởng tượng nụ cười của y cũng theo đó tan thành ngàn mảnh, nhìn vụn giấy đầy đất mới miễn cưỡng tìm lại được một chút dễ chịu.
Nghỉ ngơi một lát, điều hòa nhịp thở, Triệu Cấu cất bước đi về phía Tư Thiện đường nơi Triệu Viện học bài.
Tới Tư Thiện đường, nhìn qua khung cửa sổ, chỉ thấy Triệu Viện đang nằm bò trên mặt bàn khổ sở đọc "Tả thị Xuân Thu*", đọc tới chỗ hay liền cất giọng ngâm nga, khuôn mặt cũng xuất hiện thần sắc vui vẻ.
(* Tả thị Xuân Thu: Hay còn gọi là "Tả truyện", tác phẩm sớm nhất của Trung Quốc viết về lịch sử phản ánh giai đoạn từ năm 722 TCN đến năm 468 TCN - theo Wikipedia.)
"Tả thị Xuân Thu" là hôm qua Triệu Cấu nhắc tới với Triệu Viện trong lúc nói chuyện phiếm, nói bản thân khi còn trẻ thường hay đọc, cảm thấy rất có lợi ích, không ngờ hôm nay đứa nhỏ này đã tìm ra đọc lại. Lại ngước mắt, trông thấy trên bức vách trên tường có đề một bài thơ, rõ ràng là bút tích của Triệu Viện, trong đó có hai câu: "Phú quý ắt phải đạt được từ cần mẫn khổ cực, nam nhi phải đọc hết năm xe sách." Lòng Triệu Cấu thoáng lay động, nhớ lại quang cảnh mình vất vả học hành giữa đêm Đông giá rét thời niên thiếu, không nén được có chút cảm khái.
Không phải không thích đứa nhỏ này, chỉ là hy vọng, giang sơn mà y liều chết bảo vệ, có thể do một đứa con trai mang huyết mạch của chính mình kế thừa. Vì hy vọng vẫn chưa bao giờ tắt lịm này, y chưa từng chính thức hạ chỉ sắc phong Viện và Cừ làm hoàng tử, mặc dù vẫn xưng hô phụ tử với chúng. Cũng bởi hy vọng này, y không nén nổi phẫn nộ mỗi khi nghe thấy người khác kiến nghị lập Viện làm trữ quân, mặc dù y vẫn luôn yêu thích đứa nhỏ này.
Đứa nhỏ này cũng rất được lòng người, ngoại trừ Tần Cối nghiêng về Cừ, một loạt các đại thần còn lại đều vừa ý Viện, ngày thường không ngớt khen ngợi y, xem y như ứng cử viên duy nhất cho vị trí trữ quân. Tình cảnh này khiến Triệu Cấu không vui, tấn phong Cừ làm quốc công ngang hàng với Viện, cũng là có ý muốn nói, nếu đã muốn chọn trữ quân từ con nuôi của y, vậy thì Viện không phải sự lựa chọn duy nhất.
Khi rời khỏi Tư Thiện đường, nắng gắt như đổ lửa, còn chưa đi được mấy bước đã cảm thấy mồ hôi dính dớp toàn thân. Triệu Cấu bèn chuyển hướng đi về phía Thúy Hàn đường, nơi có những rặng trúc cao che nắng, mát mẻ nhất cấm cung.
Thúy Hàn đường vừa mới được xây dựng xong sau khi Từ Ninh cung chuẩn bị cho Thái hậu hoàn tất, quang cảnh yên tĩnh, một bên là những khối đá Thái hồ hình dáng kỳ lạ xếp thành một ngọn núi, dẫn nước chảy từ trên đỉnh xuống, hơi lạnh tản vào không khí, nước đổ vào ao sen bên dưới. Lúc này hoa sen đang lay động trong gió, đỏ trắng đan xen. Trong mái đình trước đường bày mấy trăm chậu các loài hoa phương Nam đang đua nhau khoe sắc: nhài, tố hinh, kiếm lan, xạ hương đằng, chu cẩn, ngọc quế, hồng tiêu, đồ bà. Sau hoa đặt bánh xe, mỗi khi gió thổi lại khiến hương thơm tỏa ngát cả điện. Trong đường còn có mấy chục chiếc chậu bạc, bên trong là băng tuyết tích trữ trong hầm từ mùa Đông, bởi thế gian phòng này mát mẻ vô cùng, hễ bước vào bên trong là có thể lãng quên sạch sẽ khói lửa nhân gian.
Lúc này, Anh Phất và Trương Tiệp dư đang ngồi bên chiếc bàn đá tròn trong đình nói chuyện, trước mặt mỗi người bày một chiếc bát sứ đựng nước mía tươi mát, còn có thêm mấy viên đá, mỗi khi dùng thìa khuấy lên phát ra âm thanh lanh canh. Hai người trông thấy Triệu Cấu bèn vội vã đứng lên hành lễ, đợi Triệu Cấu an tọa rồi mới lần lượt ngồi xuống, Anh Phất ngay sau đó liền mệnh thị nữ cũng dâng nước mía lên cho Triệu Cấu.
"Quan gia từ đâu tới vậy ạ?" Trương Tiệp dư cười hỏi.
Triệu Cấu đáp: "Ban nãy tới Tư Thiện đường thăm Viện."
Trương Tiệp dư vô cùng vui vẻ, lại hỏi: "Theo quan gia thấy, nó học hành thế nào ạ?"
Triệu Cấu thoáng nhìn nàng, rũ mắt nhẹ nhàng dùng thìa khuấy mấy viên đá trong bát, mặt không biểu cảm nói: "Đứa bé này thiên chất đặc biệt, như thần đầu thai. Những sách mà trẫm dạy nó học, nó đều ghi nhớ rất tốt."
Anh Phất ngồi bên cũng mỉm cười khen ngợi: "Kiến Quốc công thiên tư thông tuệ, cởi mở rộng lượng, mặc dù được quan gia sủng ái, song vẫn luôn cung kính khiêm nhường, làm việc cẩn thận. Mặc dù hãy còn nhỏ tuổi mà đã hiểu chuyện như vậy, quả thực là hiếm có."
Triệu Cấu nghe xong không nói năng gì, Trương Tiệp dư lại vui sướng vô cùng, không nén được cũng tự mình khen Triệu Viện: "Đứa nhỏ này thông minh vô cùng, lại hiếu học, ngoài đọc sách ra, kỵ xạ thư pháp không món nào không tinh thông. Trước đây Nhạc Thiếu bảo không phải cũng nói rồi sao, Viện anh minh dũng cảm, càng ngày càng giống quan gia rồi..."
Lời còn chưa dứt, chỉ nghe "bốp" một tiếng, Triệu Cấu đã vung tay cho nàng một cái tát. Xuống tay nặng vô cùng, Trương Tiệp dư nghiêng người, mất thăng bằng ngã sõng soài xuống nền đất.
Anh Phất kinh hãi, vội vã đứng dậy dìu Trương Tiệp dư lên.
"Tiện nhân," Triệu Cấu mắng Trương Tiệp dư: "Dám to gan cấu kết với ngoại thần, vọng nghị chuyện triều chính!"
Dường như vẫn chưa hết tức giận, y lại cầm bát nước mía lên, ném thẳng về phía Trương Tiệp dư, Anh Phất liếc thấy bèn lập tức lấy thân mình chắn phía trước. Chiếc bát bị quăng đi rất mạnh, Anh Phất không tránh được, nhắm mắt nghiêng đầu, chiếc bát đập thẳng vào trán nàng. Bát vỡ, máu trên trán Anh Phất tức thì tuôn như suối chảy.
Trương Tiệp dư kinh sợ, có chút luống cuống tay chân, vừa ngồi dậy vô thức đỡ Anh Phất, vừa quay đầu hoảng hốt thăm dò sắc mặt Triệu Cấu, cảm thấy tủi thân, hai mắt rưng rưng ánh lệ, song không dám rơi nước mắt. Kì thực nàng chưa từng qua lại với Nhạc Phi bao giờ, chỉ là trước nay vẫn luôn quan tâm tới con trai nuôi, bởi thế nội thị hầu hạ Triệu Viện phàm nghe được việc gì các quan viên nghị luận có liên quan Triệu Viện đều bẩm báo với nàng. Việc Nhạc Phi khen ngợi Triệu Viện cả triều đình đều biết, trong cung dĩ nhiên cũng nghe phong thanh, không chỉ Trương Tiệp dư, ngay tới Anh Phất và Phan Hiền phi lẽ nào không hề hay biết?
Cung nhân xung quanh nhất thời hoảng loạn, muốn trị thương cho Ngô Tài nhân, lại sợ Triệu Cấu không cho phép, chần chừ không biết phải làm thế nào. Mà Anh Phất không hề lau vết máu trên mặt, chỉ dập đầu quỳ xuống, nhẹ nhàng nói: "Quan gia bớt giận."
Triệu Cấu bình tĩnh lại, trông thấy máu trên trán nàng đang tí tách chảy xuống, dần dần đọng thành một vũng tròn trên mặt đất. Lát sau, ánh mắt mới chuyển tới trên người Trương Tiệp dư.
"Những việc mà ngươi làm trong mấy năm gần đây, lẽ nào ta không biết sao?" Ngữ khí của y còn lạnh lẽo hơn băng tuyết trong Thúy Hàn đường.
Khoảnh khắc ấy Trương Tiệp dư mờ mịt vô cùng, cẩn thận ngẫm nghĩ lại những việc mình đã làm, nhất thời không đoán ra nổi y muốn ám chỉ việc nào. Mà sắc mặt y vô cùng dọa người, nàng càng không dám biện giải bừa bãi, chỉ đành quỳ xuống thỉnh tội, lắp bắp: "Thần thiếp, thần thiếp..." Mồ hôi đã vã ra như tắm.
Triệu Cấu lại liếc nhìn Anh Phất, nói: "Xin lỗi, đã làm nàng bị thương." Sau đó ra hiệu cho cung nhân đi tới dìu nàng.
Anh Phất nhẹ nhàng đẩy cung nhân tới dìu đỡ ra, khấu đầu, rũ mắt, thái độ hèn mọn kính cẩn vô cùng, nói: "Thần thiếp và Trương tỷ tỷ tình như tỷ muội, muội muội tình nguyện chịu phạt thay tỷ tỷ. Huống chi thần thiếp ngu dốt, những năm nay hầu hạ quan gia ắt hẳn có chỗ chưa được thỏa đáng mà không tự biết. Mặc dù quan gia rộng lượng, lần nào cũng không tính toán với thần thiếp, thế nhưng kéo dài, chỉ e sẽ làm tổn phước của thần thiếp. Mà nay trời cao mượn tay quan gia trách phạt thần thiếp đôi chút, đối với thần thiếp kỳ thực là một việc may mắn."
Nghe thấy những lời này, sắc mặt Triệu Cấu mới thoáng hòa hoãn lại, chậm rãi đưa tay ra đích thân dìu nàng đứng lên, nói: "Mau băng bó vết thương đi, máu chảy nhiều như vậy, khuôn mặt tái cả đi rồi."
Đợi vết thương của Anh Phất được xử lý xong, Triệu Cấu dặn dò cung nhân đưa nàng quay về, bản thân cũng rời đi, Trương Tiệp dư vẫn đang quỳ lúc này mới bật khóc, bi thương dâng trào trong tim, gục xuống nền đất nức nở.
Sau khi kinh hãi hay tin, Triệu Viện lập tức tới đón Trương Tiệp dư quay về. Trương Tiệp dư khóc nói: "Mẹ con không cẩn thận, khiến cha con tức giận, chỉ e sẽ làm ảnh hưởng tới tiền đồ của con. Nay chỉ đành quỳ ở đây tạ tội, nếu không có lệnh của cha con, dứt khoát sẽ không tự ý quay về."
Triệu Viện cởi áo khoác ngoài ra, cùng mẹ quỳ trước tẩm cung Triệu Cấu tạ tội. Triệu Cấu mệnh người tới đỡ bọn họ đứng lên, y dập đầu khóc: "Viện hoảng sợ, việc này từ Viện mà nên, nguyện quỳ ngoài thềm thay mẹ chịu tội, xin Phụ hoàng hãy trách phạt Viện, cho mẹ về cung nghỉ ngơi."
Hồi lâu sau, trong điện mới truyền ra giọng nói lạnh nhạt của Triệu Cấu: "Đều quay về cả đi. Việc này không liên quan gì tới con."
Từ đó, trừ Nhạc Phi ra, không ai còn dám ho he nhắc tới việc lập trữ nữa, ngay tới việc so sánh Viện và Cừ mà cung quyến trước đây thích bàn luận cũng đã trở thành chủ đề cấm kỵ.
Trải qua việc này, tâm tình Trương Tiệp dư sầu muộn vô cùng, không còn thích nói cười như ngày xưa nữa, sức khỏe cũng kém dần đi, thường xuyên ngã bệnh. Triệu Cấu cảm thấy có chút tội lỗi, bởi thế tháng Hai năm Thiệu Hưng thứ mười bèn tấn phong nàng làm Uyển nghi, thế nhưng đồng thời cũng tấn phong cả Ngô Tài nhân, phẩm cấp cũng tương tự, là Uyển nghi.
Mệnh phụ triều Tống được chia thành năm cấp bậc: 1. Quý phi, Thục phi, Đức phi, Hiền phi; 2. Đại nghi, Quý nghi, Thục nghi, Thục dung, Thuận nghi, Thuận dung, Uyển nghi, Uyển dung, Chiêu nghi, Chiêu dung, Chiêu viên, Tu nghi, Tu dung, Tu viên, Xung nghi, Xung dung, Xung viên; 3. Tiệp dư; 4. Mỹ nhân; 5. Tài nhân, Quý nhân. Lần tấn phong này, Trương Tiệp dư chỉ tiến một phẩm, mà Ngô Tài nhân liên tiếp thăng ba cấp, từ đây hai người ngang hàng với nhau. Đối với Trương Tiệp dư mà nói, bề mặt là thăng, song thực chất là giáng.
Danh sách chương