Terry Martin đỗ xuống sân bay quốc tế San Francisco đúng vào ba giờ chiều ngày hôm sau, được chủ nhà của mình, giáo sư Paul Maslowski, một thiên tài, đứng đón trong bộ đồng phục Viện Hàn lâm Mỹ, áo jacket và bộ đồ da, và ngay lập tức được ôm lấy bằng vòng tay ấm áp của tình nồng nhiệt Mỹ.

- Betty và tôi đã chọn một khách sạn có vẻ rất kín đáo và tự hỏi liệu anh có thích ở cùng với chúng tôi hay không? Maslowski hỏi khi ông đưa khách ra khỏi khu sân bay và đi ra đường cao tốc.

- Cám ơn ông, thế thì tuyệt lắm, Martin nói, và quả thực anh nghĩ vậy.

- Các sinh viên đang mong ngóng được nghe anh giảng, Terry ạ. Không có nhiều trong chúng tôi đâu, dĩ nhiên – khoa Arập của chúng tôi hẳn là nhỏ hơn khoa của anh ở SOAS rồi, nhưng rất sôi nổi đấy.

- Tuyệt. Tôi cũng mong được gặp họ.

Hai người chuyện gẫu vui vẻ về mối say mê chung của mình, Lưỡng Hà thời Trung đại, cho đến khi họ về đến nhà riêng giáo sư Maslowski ở một vùng ngoại ô đang phát triển ở Công viên Menlo.

Tại đó anh gặp vợ của Paul, Betty, và được dẫn vào một phòng khách ấm áp và tiện nghi. Anh liếc nhìn đồng hồ: 15 phút nữa thì đến năm giờ.

- Tôi có thể dùng điện thoại không? anh hỏi khi đi xuống tầng.

- Dĩ nhiên rồi, Maslowski nói. Anh muốn gọi điện về nhà à?

- Không, chỉ trong vùng thôi. ông có cuốn danh bạ không?

Giáo sư đưa cho anh cuốn danh bạ điện thoại và đi ra. Đó là ở Livermore: Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore ở hạt Alameda. Anh đã đúng giờ.

- Có thể nối máy cho tôi tới Phòng Z không? anh hỏi, phát âm nó là Zed, khi người trực tổng đài trả lời.

- Ai cơ? cô gái hỏi.

- Phòng Zee, Martin sửa lại. Giám đốc văn phòng. - Xin hãy giữ máy.

Một giọng phụ nữ khác nói vào máy.

- Văn phòng giám đốc đây. Tôi có thể giúp gì cho ngài?

Giọng tiếng Anh. Martin giải thích anh là tiến sĩ Martin, một nhà khoa học từ Anh sang thăm, và rất mừng nếu có thể nói chuyện được với ngài giám đốc. Một giọng đàn ông vang lên.

- Tiến sĩ Martin phải không?

- Vâng.

- Tôi là Jim Jacobs, phó giám đốc. Tôi có thể giúp gì cho ngài?

- Xem nào, tôi biết đây là một thông tin quá vắn tắt. Nhưng tôi vừa tới đây trong một chuyến viếng thăm ngắn để giảng cho khoa Cận Đông ở Đại học Berkeley. Rồi tôi sẽ phải bay trở về. Vấn đề là, tôi tự hỏi liệu tôi có thể đến thăm Livermore để gặp ông không?

Sự bối rối lộ ra bên kia dây nói.

- Ngài có thể cho tôi biết là về việc gì không, thưa tiến sĩ Martin?

- Thật không dễ đâu. Tôi là một thành viên của Hội đồng Medusa bên Anh. Liệu điều đó có nói lên điều gì không?

- Tất nhiên là có rồi. Chúng tôi đang chuẩn bị đóng cửa trong chốc lát. Liệu ngày mai có được không thưa ngài?

- Tốt rồi. Tôi sẽ phải giảng bài trong buổi chiều. Thế buổi sáng nhé?

- 10 giờ nhé? Tiến sĩ Jacobs hỏi.

Việc hẹn gặp đã xong. Martin đã khéo léo tránh nêu mình hoàn toàn không phải là một nhà vật lý nguyên tử, mà là một chuyên gia tiếng Arập. Chẳng việc gì phải làm rối các vấn đề lên cả.

Đêm đó, qua thế giới thành Vienna, Karim đưa Edith Hardenberg lên giường. Sự quyến rũ của anh ta không vội vàng cũng chẳng cuống cuồng nhưng như thể trong một buổi tối có nhạc giao hưởng và ăn tối với sự tự nhiên hoàn hảo. Ngay cả khi cô đã lái xe đưa anh từ trung tâm thành phố về đến căn hộ của mình ở Grinzing, Edith cố thuyết phục mình rằng đó chỉ là cho một tách cà phê và một nụ hôn tạm biệt, dù sâu thẳm ý nghĩ cô biết đã sắp đến lúc đó rồi.

Khi anh ôm cô trong vòng tay và hôn cô thật dịu dàng nhưng đầy quả quyết, cô nghĩ chỉ cho phép anh ta làm thế mà thôi; lời tự dối mình trước đó rằng cô có thể chống cự lại dường như đã tan biến, và cô không thể ngăn được điều đó lại. Không, tận sâu bên trong, cô không còn muốn nữa.

Khi anh đặt cô nằm xuống và đưa cô vào trong buồng ngủ nhỏ bé của cô, cô chỉ quay mặt mình vào vai anh ta và để điều đó xảy ra. Cô hiếm khi cảm thấy mình ít nghiêm túc đến thế khi chiếc quần lót rơi xuống sàn nhà. Những ngón tay của anh ta có một ma lực mà Horst không bao giờ có dược.

Cô vẫn còn mặc quần lót khi anh dằn cô xuống chiếc chăn Bettkissen, chiếc chăn mềm to kiểu Vienna, và sức nóng từ cơ thể trẻ trung mạnh mẽ của anh giống như một thứ tiện nghi tuyệt vời trong một đêm mùa đông.

Cô không biết phải làm gì, thế !à cô nhắm chặt mắt và để cho điều đó xảy ra. Những cảm giác xa lạ, khủng khiếp, tội lỗi bắt đầu xâm chiếm cô với những cảm giác lạ lùng bên dưới những chú ý của môi anh ta và những ngón tay dò tìm nhẹ nhàng. Horst chưa từng bao giờ như thế cả.

Cô bắt đầu sợ khi môi anh ta chạm vào môi cô và từ ngực cô đi đến những chỗ khác, những chỗ xấu xa, cấm kỵ mà mẹ cô thường chỉ nói là "ở phía dưới".

Cô cố đẩy anh ra, yếu ớt phản dối, biết là những đợt sóng đã bắt đầu tràn ra từ thân dưới của cô không sạch sẽ và trong sáng gì, nhưng anh ta thật phấn hứng và trườn xuống dưới.

Anh không hề tỏ ra chú ý gì đến câu nói lắp đi lắp lại của cô "Nein, Karim, das sollst du nicth", anh không được làm thế, và những đợt sóng đã bắt đầu thành dòng và cô là một con tàu xoay tròn trong một đại dương điên rồ cho đến khi đợt sóng lớn cuối cùng tràn qua cô và cô rơi vào một cảm giác cô chưa từng bao giờ có trong suốt 39 năm cuộc đời mình.

Rồi cô ôm đầu anh ta vào tay và ấn khuôn mặt anh ta vào giữa đôi gò vú gày gò và lặng lẽ lắc anh.

Hai lần nữa trong đêm anh ta làm tình với cô, một lần ngay sau nửa đêm và lại làm nữa trong bóng tối trước khi bình minh, và mỗi lần anh lại dịu dàng và mạnh mẽ đến nỗi cô say lên vì yêu và tự mình dâng hiến cho anh theo cái cách cô chưa từng bao giờ nghĩ tới là có thể. Chỉ sau lần thứ hai cô mới có thể tự bắt mình choàng tay quanh người anh ta để vuốt ve trong khi anh ta ngủ và tự hỏi về làn da và tình yêu cô cảm thấy đối với mỗi inch trên đó.

Mặc dù không có ý tưởng nào rằng người khách của mình có quan tâm đến thế giới ngoài các nghiên cứu Arập, tiến sĩ Maslowski vẫn nhấn mạnh rằng ông sẽ lái xe chở Terry Martin tới Livermore trong buổi sáng chứ không để để anh phải đi xe buýt.

- Tôi cho rằng tôi có một chàng trai quan trọng hơn tại nhà mình mà tôi đã nghĩ, ông gợi ý khi lái xe. Nhưng dù Martin nói rõ điều đó là không đúng, nhà học giả xứ California biết khá đầy đủ về Phòng thí nghiệm Lawrence Livermore để biết rằng không phải ai ất ơ cũng vào được đó sau một cú điện thoại. Tiến sĩ Maslowski, với sự kín đáo rất cao thủ, ngăn mình không hỏi thêm về điều đó.

Ở cửa an toàn chính các vệ binh mặc đồng phục kiểm tra một danh sách, kiểm tra hộ chiếu của Martin, gọi một cú điện thoại, và đưa họ vào một khu để xe.

- Tôi sẽ đợi ở đây, Maslowski nói.

Công việc đang tiến triển. Phòng thí nghiệm là một tập hợp nhà cũ kỹ ở đường Vasco, một số trong chúng hiện đại, nhưng nhiều cái đã có từ những ngày khi nó còn là một căn cứ quân sự. Để thêm vào đống hỗn loạn các phong cách, các toà nhà "thời vụ" một cách nào đó đã trở nên thường xuyên được dựng lên giữa các doanh trại cũ. Martin được đưa đến một nhóm các văn phòng ở đại lộ phía đông của khu nhà.

Trông không giống thế lắm, nhưng nó ở bên ngoài đống nhà cửa này mà một nhóm các nhà khoa học đang điều khiển sự mở rộng của một công nghệ hạt nhân chuyển qua Thế giới Thứ ba.

Jim Jacobs trông già hơn Terry Martin một chút, sắp sang tuổi 40, một tiến sĩ, và là một nhà vật lý nguyên tử. Anh chào đón Martin vào văn phòng dán đầy giấy của mình.

- Buổi sáng lạnh ghê. Hẳn ông nghĩ Califorma phải ấm lắm. Ai cũng thế. Nhưng ở đây thì không đâu. Cà phê chứ?

- Vâng.

- Với đường hay kem nhỉ?

- Không, cà phê đen thôi.

Tiến sĩ Jacobs ấn một cái nút nội bộ.

- Sandy, mang cho chúng tôi hai tách cà phê được không?

- Của tôi thì cô biết rồi đấy. Và một cốc đen.

Anh ta mỉm cười qua cái bàn với người khách của mình. Anh không ngại ngần gì mà nói ra rằng anh đã nói chuyện với Washington để khẳng định về tên của người khách Anh và rằng anh ta thực sự là một thành viên của Hội đồng Medusa. Một số người ở bên phía Mỹ trong hội đồng, mà anh có biết, đã kiểm tra một danh sách và khẳng định là đúng. Jacobs rất có ấn tượng. Người khách có thể trông rất trẻ, nhưng anh ta hẳn là phải có thế lực ở Anh lắm. Phó giám đốc biết tất cả về Medusa bởi vì anh ta và các đồng nghiệp đã được tư vấn trong nhiều tuần về Iraq và anh đã trao tất cả những gì mình có, mọi chi tiết về câu chuyện nực cười và bỏ qua trong một phần của phương Tây rằng đã có trong Saddam Hussein vũ khí hạt nhân.

- Thế tôi có thể giúp gì nào? anh ta hỏi.

- Tôi biết sẽ dài lắm, Martin nói, mở cặp của mình ra. Nhưng tôi cho rằng ông đã nhìn thấy cái này rồi chứ?

Anh chìa ra một bản sao khoảng chục bức ảnh về nhà máy Tarmiya lên trên bàn, cái mà Paxman đã trái thượng lệnh mà đưa cho anh. Jacobs liếc nhìn và gật đầu.

- Tất nhiên, cũng có một đống được gửi từ Washington đến đây 3 hay 4 ngày trước gì đó. Tôi có thể nói gì nào?

Chúng chẳng nói lên điều gì cả. Không thể nói hơn cho anh điều tôi đã nói cho Washington. Chưa từng bao giờ nhìn thấy gì giống thế cả.

Sandy đi vào một khay cà phê, một cô gái tóc vàng hoe California đầy vẻ tự tin.

- Xin chào, mời ông.

- À, xin chào. ông giám đốc có ở đây không nhỉ?

Jacobs nhăn trán. Thế có nghĩa anh chưa ở cấp cao cho phép. "Giám đốc đang đi trượt tuyết ở Colorado cơ. Nhưng ở đây tôi đang có một số bộ óc giỏi nhất chúng tôi có, và hãy tin tôi, họ rất giỏi đấy."

- Ôi tất nhiên là thế rồi, Martin nói.

Sandy đặt hai tách cà phê lên bàn. Mắt cô rơi xuống những bức ảnh.

- Ôi lại chúng nữa kìa, cô nói.

- Phải, lại là chúng đấy, Jacobs nói, và mỉm cười độ lượng.

Tiến sĩ Martin ở đây nghĩ có thể có ai đó... cao tuổi hơn có thể xem xét chúng.

- Thế thì, cô nói, hãy mang chúng sang cho bố Lomax vậy.

Nói đoạn cô ra khỏi phòng.

- Bố Lomax là ai thế Martin hỏi.

- Ôi đừng để ý đi mà. Chỉ là cách gọi thân mật ở đây thôi.

Đã nghỉ hưu rồi, sống một mình trên núi kia. Lừng danh một thủa. Các cô gái thì thích ông, ông mang cho họ cả một núi hoa. ông già kỳ lắm.

Họ uống cà phê, nhưng không còn gì để nói nữa. Jacobs có việc phải làm. Anh xin lỗi lần nữa vì đã không thể giúp được gì nhiều. Rồi anh dẫn người khách đi ra, quay trở vào xưởng, và đóng cửa lại. Martin đợi ở hành lang một lúc, rồi thò đầu vào qua cửa

- Thế tôi có thể tìm thấy bố Lomax ở đâu? Anh hỏi Sandy.

- Tôi không biết. Sống đâu đó trên các ngọn đồi. Không ai lên đến đấy cả.

- Ông ấy có điện thoại không?

- Không, không có đường dây nào lên trên đó cả. Nhưng tôi nghĩ có thể ông ấy có một máy di động. Công ty bảo hiểm đặt dấu nhấn rồi. Tôi muốn nói ông ấy già kinh khủng.

Cách đó 10 múi giờ, là buổi tối ở Baghđad. Mike Martin đang đạp xe, đạp về phía tây bắc về phố Cảng Said. Anh vừa mới đi qua Câu lạc bộ Anh cũ kỹ ở đó thường được gọi là Southgate, và bởi vì anh nhớ lại từ hồi còn trẻ con, anh đã vào trong đó chơi.

Sự thiếu chú ý của anh suýt gây tai nạn. Anh đến được rìa Quảng trường Nafura và không hề nghĩ gì cả vẫn đạp dấn về phía trước. Tại đó một chiếc limousin to tướng đang đi ra từ bên trái anh, nó đi không đúng đường quy định, nhưng có cả hai đoàn hộ tống xe máy. Một trong số họ quặt rất gấp để tránh chiếc fellagha dở hơi với một cái giỏ đựng rau quả gắn vào phía sau, bánh trước của chiếc mô tô đè lên chiếc xe đạp nhỏ hơn và đẩy nó bật xuống đường.

Martin ngã nhoài cùng chiếc xe đạp của mình, nằm trên đường, rau dưa tung toé cả. Chiếc limousin phanh lại, dừng, và ngoặt đi trước khi phóng đi. Quỳ trên đầu gối, Martin nhìn lên khi chiếc xe đi ngang. Khuôn mặt người ở ghế sau nhìn chằm chằm ra khỏi cửa sổ vào kẻ dám làm chậm rãi mình một khoảnh khắc.

Đó là một khuôn mặt lạnh lẽo trong bộ quân phục của trung tướng, gày gò và đầy nét Arập, những đường nhăn dọc theo các chiều mũi để tạo nên cái miệng nghiệt ngã. Trong nửa giây, điều Martin chú ý nhất là đôi mắt. Không phải mắt lạnh lùng cũng không phải giận giữ, không phải đỏ long lên hay thậm chí cũng không ác độc. Đôi mắt trắng dã, trắng khủng khiếp và trắng hoàn toàn, đôi mắt của sự chết. Rồi khuôn mặt sau cửa sổ đi qua.

Anh không cần những tiếng thì thầm của hai người lao động đang nhấc anh đứng lên và giúp anh nhặt rau quả của mình. Anh đã nhìn thấy khuôn mặt đó trước rồi, nhưng mờ tối, rõ ràng được chụp ở một căn cứ, trong một bức ảnh trên cái bàn tại Riyadh nhiều tuần trước. Anh đã vừa nhìn thấy khuôn mặt đáng sợ nhất của Iraq sau Rais, có thể kể cả Rais luôn. Đó là người có tên Al Mu'azib, tức Đồ tể, kẻ tra khảo, chỉ huy AMAM, Omar Khatib.

Terry Martin cố gọi số máy anh có được trong giờ ăn trưa. Không có trả lời, chỉ có giọng nói mềm oặt trong máy ghi nói với anh: "Số điện thoại quý khách vừa gọi không liên lạc được hoặc ở ngoài vùng phủ sóng. Xin gọi lại sau".

Paul Maslowski đã chở Martin đi ăn trưa với các đồng nghiệp của ông ở trường đại học. Cuộc tranh luận rất sôi nổi và đầy chất học thuật. Trong bữa ăn Martin cảm ơn những người chủ nhà lần nữa đã mời anh và nhắc lại anh đánh giá cao sự nhiệt tình của họ đã tài trợ tài chính cho chuyến đi này. Anh lại cố thử gọi lần nữa sau bữa trưa khi đang trên dường về Barrows Hall, hướng về giám đốc Kathlene Keller của Khoa Cận Đông, nhưng lại một lần nữa không có trả lời.

Bài giảng rất tốt. Có 27 sinh viên cao học, tất cả đều đang làm tiến sĩ, và Martin rất ấn tượng về trình độ và độ sâu sắc hiểu biết của họ về các tác phẩm anh đã viết về chủ đề Caliphate đã lãnh đạo Lưỡng Hà trung tâm trong đó người châu Âu gọi là thời Trung Cổ. Khi một trong số các sinh viên đứng dậy cảm ơn anh đã đến để nói với họ và tất cả những người còn lại vỗ tay, Martin đỏ mặt và lắp bắp lời cảm ơn của mình đến họ. Tiếp sau đó, anh đi đến một điểm gọi điện thoại phải trả tiền trên tường trong hành lang. Lần này có một câu trả lời, và một giọng cộc cằn

- Vâng.

- Xin thứ lỗi, có phải tiến sĩ Lomax không?

- Chỉ có một người thôi mà, anh bạn. Tôi đây.

- Tôi biết điều này có vẻ ngu ngốc, nhưng tôi từ Anh đến, tôi muốn gặp ông. Tên tôi là Terry Martin.

- Nước Anh à? Xa xôi nhỉ. Thế anh muốn gì ở một thằng già như tôi nào, ông Martin?

- Muốn cầu tới một trí nhớ bền bỉ. Cho ông xem thứ này. Mọi người ở Livermore nói ông làm ở đó lâu hơn tất cả họ, dã từng nhìn thấy mọi thứ. Tôi muốn cho ông xem thứ này. Rất khó để giải thích trong điện thoại. Tôi có thể lên gặp ông không?

- Không phải phiếu thu thuế đấy chứ?

- Không.

- Thế thì là một tập playboy chăng?

- Chắc chắn là không rồi.

- Thế thì anh làm tôi tò mò rồi đấy. Anh biết đường chưa?

- Chưa. Tôi có giấy bút đây. Chỉ cho tôi nào.

Bố Lomax nói cho anh cách lên được nơi ông đang sống. Mất khá thời gian. Martin viết tất cả ra.

- Sáng mai nhé, nhà vật lý về hưu nói. Giờ thì quá muộn xe ô tô đấy lạc đường trong bóng tối mất. Và anh sẽ cần phải có bản đô

Một trong số hai chiếc E-8A J-STAR ở vùng Vịnh đã bắt được tín hiệu sáng đó, 27 tháng Giêng. Những chiếc J-STAR vẫn còn là những chiếc bay có kinh nghiệm và đang bay với các kỹ thuật viên dân sự ở trên khi chúng bị lao xuống trong sớm tháng Giêng từ căn cứ của mình ở nhà máy Grumman Melbourne ở Florida nửa đường thế giới sang A rập. Sáng đó, một trong hai chiếc đang bay trên căn cứ không quân Riyadh cao trên biên giới Iraq, vẫn còn ở trong lãnh thổ Saudi, nhìn bằng chiếc rađa Norden xuống và sang bên hơn một trăm dặm vào trong sa mạc phía tây của Iraq.

Không rõ lắm, nhưng nó chỉ ra được kim loại, đang di chuyển chậm chạp, rất xa trong nước Iraq, một đoàn xe không dài hơn hai, có thể là ba xe tải. Vẫn thế, chính là cái mà chiếc J-STAR có ở đó, cho nên người chỉ huy nhiệm vụ nói với một trong những chiếc AWAC đang bay vòng vòng ở đầu phía bắc biển Đỏ, cho các AWAC vị trí chính xác của đoàn xe nhỏ của Iraq.

Bên trong AWAC người chỉ huy nhiệm vụ ngồi đúng chỗ và nhìn nhanh tìm một nhân tố bay nào đó có thể đang tiện để cho đoàn xe một đòn choáng váng. Tất cả các đơn vị sa mạc phía tây đều đang hướng đến việc tìm các tên lửa Scud vào lúc đó, ngoài sự chú ý được đưa ra cho hai căn cứ không quân khổng lồ của Iraq gọi là H2 và H3 đang được định vị trong những sa mạc đó. Chiếc J-STAR nhẽ ra đã gọi một máy phóng Scud di động, ngay cả dù điều đó có thể là bất thường giữa thanh thiên bạch nhật như thế này.

AWACS cuối cùng cũng tìm ra một toán hai chiếc Eagle chiến đấu F-15E đang từ đường Scud Bắc đến phía nam này.

Don Walker đang lái về phía nam ở độ cao 20 nghìn fít sau một công vụ đến vùng ngoại ô Al Quam, nơi anh và người bay cùng, Randy Roberts, đã vừa tiêu diệt xong một căn cứ tên lửa hỗn hợp bảo vệ cho một trong số những nhà máy sản xuất khí đã được đánh dấu làm mục tiêu cho lần huỷ diệt sau đó.

Walker cầm máy nói và kiểm tra nhiên liệu. Đã xuống thấp rồi. Tệ hơn nữa, với những quả bom có laser hướng lối đã thả. những phần dưới máy bay anh chỉ còn lại hai Sidewinder và hai Sparrow.

Nhưng đó là các tên lửa không đối không trong trường hợp rơi đúng vào các máy bay tiêm kích Iraq. Ở nơi nào đó phía nam biên giới chiếc máy bay tiếp nhiên liệu của anh đang kiên nhẫn chờ đợi, và anh có thể cần từng giọt một để có thể về được tới Al Kharz. Nhưng đoàn xe chỉ là 50 dặm cách đó. Ngay cả nếu anh không có gì, thì cũng chẳng hại gì nếu đến đấy xem sao.

Người cùng bay với anh đã nghe được tất cả, và hai chiếc Eagle lăn vào trong một cái đường hầm bên phải mình. Từ độ cao 8000 fít, anh có thể nhìn thấy nguồn của tiếng động hiện ra trên màn hình chiếc J-STAR. Đó không phải là một máy phóng Scud, mà là hai xe tải và hai BRDM-2, những xe có gắn vũ khí nhẹ do Liên Xô làm đang lăn bánh, nhưng không phải xe tải.

Từ chỗ của mình, anh có thể nhìn thấy nhiều hơn rất nhiều là chiếc J-STAR. Ở dưới trong một wadi sâu ở dưới anh là một chiếc Land Rover chỏng chơ. Từ độ cao 5000 fít, anh có thể nhìn thấy 4 người SAS của Anh đang đứng quanh chiếc xe, những con kiến nhỏ bé trong bộ quần áo màu nâu của sa mạc.

Điều họ không trông thấy là bốn chiếc xe của Iraq đang tạo thành một gọng kìm xung quanh, cũng không thể thấy những tên lính Iraq đang tràn xuống từ các thùng xe của hai xe tải để bao vây lấy cái hố.

Don Walker đã gặp người của SAS Ở Oman. Anh biết họ hoạt động trong các sa mạc phía tây chống các máy phóng Scud; và nhiều người trong đội bay của anh đã từng có liên lạc radio với những cái giọng Anh nghe rất kỳ đó từ mặt đất khi các SAS đang hướng đến một mục tiêu họ không thể đến dược.

Cách 3000 fít, anh có thể thấy bốn người Anh đang nhìn lên vẻ tò mò. Thế là khi còn cách nửa dặm, là lính Iraq. Walker nhấn nút truyền tin của mình.

- Phía dưới, bắn lũ xe tải đi.

- Được rồi.

Dù anh chẳng còn bom hay hoả tiễn, đang còn ở bên cánh phải, ngay bên ngoài không khí, là một chiếc M-61 nòng Vulcan 20 ly, 6 barrel xoay có khả năng phóng ra tổng cộng 450 viên đạn cùng với tốc độ rất ấn tượng. Viên đạn cỡ nòng 20 ly là cỡ của một quả chuối nhỏ và sẽ nổ khi có tác động. Đối với những người đang ở trong xe tải hay chạy bên ngoài, chúng có thể phá hỏng bất kỳ cái gì.

Walker nhấn vào các nút Aim và Arm, và màn hình Head Up của anh - HUD - cho anh thấy hai chiếc xe hơi đang chạy thẳng qua màn hình của anh, rồi một cái chạy vụt qua, mà vị trí đã rơi đúng vào tầm.

Chiếc BRMD đầu tiên dính một trăm viên đạn thần công và thổi tung đi. Hơi phổng mũi, anh lại hướng nòng về Plexiglas của HUD vào cần của chiếc xe thử hai. Anh nhìn kim chỉ nhiên liệu đang xuống. Rồi anh đứng lên và bắn, trườn ra và lăn cho đến khi sa mạc màu nâu hiện ra dưới anh. Giữ cho nó chạy tiếp, Walker lại cho chiếc Eagle nhào xuống lần nữa. Chân trời màu xanh và nâu lại trở lại vị trí quen thuộc, cùng với sa mạc màu nâu ở đáy và trời xanh ở trên cùng.

Cả hai BRDM đều bùng cháy, một xe tăng đã lật ra, chiếc còn lại khựng lại. Những khuôn mặt nhỏ xíu kinh hoàng chạy ra ẩn nấp vào các tảng đá.

Bên trong wadi bốn người của SAS đã bắt được thông báo. Họ chạy ra ngoài, nhào xuống dòng suối cạn và chạy khỏi điểm bị phục kích. Họ không biết rõ điều xảy ra, nhưng họ biết người đã vừa cứu sống họ.

Những chiếc Eagle bay đi, đảo cánh, và trườn về phía biên giới nơi có chiếc tiếp nhiên liệu đang chờ.

NCO chỉ huy SAS là một trung sĩ tên là Peter Stephenson. Anh ta giơ tay lên chỉ vào những chiếc máy bay chiến đấu vừa bay đi và nói.

- Không biết anh bạn là ai, nhưng tôi nợ anh đấy.

Và điều đó đã xảy ra, bà Maslowski có một chiếc Jeep của Suzuki chạy được, và dù bà chưa từng bao giờ lái xe bốn bánh, bà nhấn mạnh với Terry Martin là hãy mượn nó. Chuyến bay của anh đến London phải đến năm giờ chiều, và anh đã hoãn vì không biết phải mất bao nhiêu thời giờ. Anh nói với bà anh đang định quay lại khoảng hai giờ là muộn nhất.

Tiến sĩ Maslowski phải quay về văn phòng của mình nhưng ông đã kịp tặng cho Martin một bản đồ để anh không thể bị lạc được.

Con đường đi đến thung lũng sông Mocho khiến anh phải ngược đường về Livermore, nơi anh tìm thấy con đường Mines chạy qua Tesla. Từng dặm một, những ngôi nhà cuối cùng của ngoại ô Livermore đã xa, và đường bắt đầu cao lên. Anh may mắn về mặt thời tiết. Mùa đông ở vùng đó chưa bao giờ lạnh, nhưng do gần biển nên có nhiều mây dày và những chỗ ngoặt gấp với sương mù. Ngày 27 tháng Giêng đó bầu trời xanh và trong sáng, không khí yên lành và lạnh.

Xuyên qua vùng gió anh có thể nhìn thấy chỏm băng của núi Cedar ở xa đó. Sau khi rẽ mười dặm, anh rời đường Mines và rẽ vào một đường bẩn, cho đến bên một cái đồi dốc. Ở dưới trong thung lũng mãi tít dưới, sông Mocho ánh lên trong mặt trời và rơi xuống giữa những tảng đá của mình. Bãi ỏ ở cả hai bên bờ hoà lẫn nhiều thứ ở phía trên, một đôi cái đang chống lại màu xanh, và con đường chạy dọc theo lề của dãy núi Cedar vào trong vùng hoang dã.

Anh đi qua một ngôi nhà trang trại màu xanh đơn độc, nhưng Lomax đã bảo anh đi đến cuối đường. Sau 3 dặm nữa anh tìm thấy túp lều, trơ trọi với một ống khói đá và một làn khói nhẹ đang toả lên trời xanh.

Anh dừng xe trong sân và đi ra. Từ một góc, một con bò Jersey đơn độc dò xét anh với đôi mắt ẩm ướt. Những âm thanh có tiết tấu đến từ đầu kia của túp lều, thế là anh bèn đi quanh để gặp được bố Lomax trong một góc tối nơi ở dưới thung lũng và dòng sông đã xa xôi.

Ông hẳn đã phải 75 tuổi, nhưng dù mối lo ngại của Sandy, ông trông thật phong độ với chòm râu rậm như một thứ trò tiêu khiển. Cao khoảng 6 fít hơn, trong bộ đồ jean nhàu nát và một chiếc áo phẳng, nhà khoa học già nua có vẻ chưa già lắm.

Mái tóc bạc sương phủ lên vai, và một chòm râu màu ngà voi phủ xuống. Những mảng lông còn trắng hơn hiện ra sau làn áo, và ông trông như không hề cảm thấy lạnh, trong khi Terry Martin thấy thật may vì ông mời anh một cốc rượu.

- Thấy khi nào? Nghe là anh sắp đến. Lomax nói, và chặt khúc củi cuối cùng chỉ với một nhát chặt. Rồi ông đặt rìu xuống và đi đến người khách. Họ bắt tay nhau, Lomax chỉ một khúc gỗ gần đó và tự mình cùng ngồi lên một cái.

- Tiến sĩ Martin phải không nhỉ?

- Vâng.

- Từ Anh?

- Vâng.

Lomax với lên túi trên, lôi ra một nắm thuốc lá và một tờ giấy và bắt đầu cuộn một điếu thuốc lá.

- Không đúng đắn về mặt chính trị, anh nghĩ thế à?

Lomax hỏi.

- Không, tôi không nghĩ thế.

Lomax nhăn nhó với vẻ đồng ý bề ngoài.

- Một tiến sĩ chuẩn mực về chính trị. Luôn muốn ngăn tôi không hút thuốc.

Martin để ý ông ta dùng thì quá khứ.

- Tôi cho là anh đã bỏ ông ta?

- Không đâu, ông ấy chứ. Chết tuần trước. 56 tuổi. Stress.

Thế điều gì đưa ông lên đây vậy?

Martin chìa chiếc cặp tài liệu ra.

- Tôi phải xin thứ lỗi vì chẳng ra sao. Có thể chỉ lãng phí thời gian của ông và của tôi mà thôi. Tôi chỉ tự hỏi liệu ông có thể nhìn một cái không.

Lomax cầm bức ảnh rõ nhất và nhìn chằm chằm vào đó

- Anh đến từ Anh thật chứ?

- Vâng.

- Anh đi xa thật để đến đưa cho tôi cái này.

- Ông có nhận ra không?

- Phải thế thôi. Thì đã làm việc ở đó suốt 5 năm trong đời tôi mà.

Miệng Martin trở nên tròn xoe.

- Ông thực đã ở đó à?

- Sông ở đó 5 năm đấy.

- Ở Tarmiya?

- Cái nơi quái gì thế. Đây là Oak Ridge.

Martin nuốt khan nhiều lần.

- Tiến sĩ Lomax, bức ảnh này do Hải quân Mỹ chụp được cách đây sáu ngày khi bay qua một nhà máy bị đánh bom ở Iraq đấy

Lomax liếc nhìn, đôi mắt xanh sáng dưới đôi kính trắng, rồi lại nhìn bức ảnh.

- Mẹ nó chứ, cuối cùng ông nói. Tôi đã báo trước lũ con hoang rồi mà. Ba năm trước. Đã viết một bài cảnh báo đó là một kiểu công nghệ của Thế giới Thứ ba thích sử dụng.

- Thế là thế nào?

- À, tôi đoán là họ đã nguỵ trang.

- Ai cơ?

- Anh cũng biết rồi đấy, những cái đầu đất.

- Những cái đĩa này - Frisbee trong nhà máy - ông có biết chúng ở đâu không?

- Dĩ nhiên, Calutron. Đó là một phiên bản của Oak Ridge cũ kỹ.

- Calu... - cái gì cơ?

Lomax lại trợn mắt nhìn.

- Anh không phải tiến sĩ khoa học à? Không phải nhà vật lý à?

- Không. Chuyên ngành của tôi là Arập.

Lomax lại nhăn mặt, như thể không phải nhà vật lý thì quả là một gánh nặng cho một con người để sống hết một cuộc đời

- Calutron. Cyclotron của California. Calutron, nói ngắn gọn.

- Thế chúng dùng làm gì?

- EMIS. Phản ứng phân hạch. Trong ngôn ngữ của anh, chúng tinh hoá uranium-238 để lọc những quả bom uranium- 235. Anh nói nó ở Iraq à?

- Phải. Nó đã bị vô tình đánh bom trúng một tuần trước.

Bức ảnh này được chụp ngày sau đó. Không ai tỏ ra hiểu nó có ý nghĩa gì hết.

Lomax chằm chằm nhìn qua thung lũng, ngậm đầu bít chì, và thả một làn khói ra xa.

- Mẹ nó chứ, ông lại nói. Thưa ngài, tôi sống ở trên này vì tôi muốn thế. Xa mọi thứ khói và đi lại - đã đủ năm rồi đấy. Không TV, nhưng tôi có nghe đài. Có phải về một người tên là Saddam Hussein không?

- Đúng đấy. Có thể nói về calutron cho tôi không?

Ông già nhả khỏi cái tẩu và lại nhìn chằm chằm, không chỉ qua thung lũng mà còn qua nhiều năm tháng.

- Năm 1943. Lâu rồi phải không? Gần 50 năm rồi. Trước khi anh sinh ra, trước phần lớn những người hôm nay. Một nhúm người chúng tôi thử sức để làm điều không thể. Chúng tôi còn trẻ, hăng hái, và tài ba, và không hề biết đó là không thể. Thế là chúng tôi đã bắt đầu làm. Có Fermi từ Italia, và Pontecorvo; Fuchs từ Đức, Nils Bom từ Đan Mạch, Nunn May từ Anh, và nhiều người khác. Và chúng tôi những người Mỹ: Urey và Oppie và Ernest. Tôi còn rất trẻ. Vừa mới 27 thôi. Phần lớn thời gian, chúng tôi cảm thấy theo cách của chúng tôi, làm những việc chưa từng bao giờ được thử, thử nghiệm những cái mà họ nói là không thể làm được. Chúng tôi có ngân sách mà hôm nay chẳng đủ để mua gì hết, và thế là chúng tôi làm ngày làm đêm và thử những lối tắt. Buộc phải - hạn cuối cùng đã rất gần cũng như tiền bạc. Và bằng cách nào đó chúng tôi đã làm được điều đó, trong ba năm. Chúng tôi đã mở được những mật mã và làm được bom. Little Boy và Fat Man. Rồi Không lực ném bom họ ở Hiroshima và Nagasaki, và thế giới nói chúng tôi lẽ ra không nên làm điều đó. Điều khó xử là, nếu chúng tôi không làm, ai đó cũng sẽ làm. Nước Đức của quân Nazi, hoặc nước Nga của Stalin...

- Thế còn calutron... Martin thử gợi ý.

- Phải. Anh đã nghe nói về Dự án Manhattan chứ?

- Dĩ nhiên rồi.

- Tốt, chúng tôi có những thiên tài ở Manhattan, đặc biệt là hai người. Robert J.Oppenheimer và Ernest O. Lawrence. Đã nghe về họ chưa?

- Rồi.

- Có nghĩ họ là đồng nghiệp đối tác không?

- Tôi cho là vậy.

- Thế thì sai rồi. Họ là đối thủ của nhau. Xem nào, tất cả chúng tôi đều biết chìa khoá là uranium, nguyên tố hiếm nhất trên thế giới. Và chúng tôi biết vào năm 1941 rằng chỉ uranium nhẹ, tức 235, có thể tạo ra phản ứng dây chuyền mà chúng tôi cần. Thủ thuật là phải tách được 7% của 235 giấu ở cách nào đó trong quặng uranium 238. Khi nước Mỹ bước vào cuộc chiến, chúng tôi đã có sự sửng sốt lớn. Sau nhiều năm lơ !à, người ta cần những cái đó. Lại vẫn chuyện như thế. Chúng tôi phải tìm cách tách những thứ đó ra. Oppenheimer đi đến chỗ triển khai khí - giảm uranium thành một chất lỏng rồi thành khí, flor uranium, độc và có tính ăn mòn, rất khó để làm việc. Trung tâm đến sau đó, do một người Mỹ bị người Nga bắt phát minh và được đưa vào việc ở Sukhumi. Trước lò trung tâm, trưng bày khí rất lâu và khó. Lawrence thì lại đi con đường khác - tách theo cách điện từ bằng cách gia tốc phân tử. Biết có nghĩa là gì không?

- Tôi sợ là không.

- Cơ bản mà nói, anh phải tăng tốc nguyên tử đến một mức kinh khủng, rồi sử dụng những nam châm khổng lồ để hút chúng vào trong một cái khoanh. Hai xe ô tô sẽ bị hút ngay vào đó một xe nặng và một xe nhẹ. Thế cái nào sẽ kết thúc ở đầu bên kia nào?

- Cái nặng hơn, Martin nói.

- Đúng rồi. Đó là nguyên lý. Các calutron phụ thuộc vào các nam châm khổng lồ cao khoảng 20 fít. Những cái đó – ông gõ tay xuống các Frisbee trên bức ảnh - là nam châm đấy. Cách bài trí là một sự lặp lại cái thứ của tôi ở Oak Ridge, Tennessee.

- Nếu chúng hoạt động được, thì tại sao họ là ngắt đứt chúng? Martin hỏi.

- Tốc độ, Lomax nói. Oppenheimer đã thắng. Cách của ông nhanh hơn. Các calutron cực kỳ chậm và cực kỳ đắt. Sau năm 1945, và thậm chí còn hơn khi người Áo đó bị người Nga sa thải và đi đến để trình diện với chúng tôi phát minh lò trung tâm của mình, công nghệ calutron đã bị bỏ rơi. Đã bị xếp hạng kém. Anh có thể biết tất cả các chi tiết này, và các bản vẽ, từ Thư viện Quốc hội. Có khả năng đó là cách mà người Iraq đã làm.

Hai người ngồi yên lặng trong nhiều phút.

. Điều ông nói, Martin gợi ý, có nghĩa là Iraq đã quyết định sử dụng công nghệ của Ford Mẫu T, và bởi vì mọi người đều đặt giả thuyết họ sẽ tìm những người đã sử dụng công nghệ đó, nên họ đã không bị để ý.

- Anh nói đúng rồi đấy, con trai ạ. Mọi người đã quên - Ford Mẫu T có thể cổ, nhưng vẫn xài được. Nếu có nó, nó có thể chuyển được từ A sang B. Và hiếm khi hỏng.

- Tiến sĩ Lomax, các nhà khoa học của chính phủ tôi và ông đã tư vấn biết rằng lraq đã có được một tầng máy ly tâm chạy khí làm việc được, và đã có trong năm vừa qua. Một cái khác là về việc đến được trọng tâm, nhưng có khả năng chưa vận hành được. Trên cơ sở này, họ tính toán rằng Iraq không thể có khả năng tạo ra đủ được uramum - nghĩa là, 35 kg - đủ để tạo một quả bom hạt nhân.

- Khá đúng đấy, Lomax gật đầu. Cần 5 năm với cái tầng đó, có khi còn hơn nữa. Tối thiểu là ba năm với hai cái.

- Nhưng giả sử họ đã sử dụng kèm vào đó các calutron. Nếu ông là giám đốc chương trình bom của Iraq, thì ông sẽ làm thế nào?

- Không phải cách đó, nhà vật lý già nói, và bắt đầu đốt một điếu thuốc mới. Họ có nói với anh là, ở London ấy, rằng anh bắt đầu nhầm lẫn, cái được gọi là tinh khiết một trăm phần trăm, và anh phải lọc nó 93% để có được chất lượng đủ làm bom không nhỉ?

Martin nghĩ về tiến sĩ Hipwell, với cách hút tẩu của ông ta, trong một căn phòng dưới Whitehall đã nói đúng điều đó.

- Có, họ có nói.

- Nhưng họ đã không chịu phiền nói rằng quá trình làm tinh khiết từ 0 đến 20 mất phần lớn thời gian? Họ không nói rằng sau đó nó sẽ tinh khiết hơn, và quá trình sẽ diễn ra nhanh hơn à?

- Không.

- Nhưng mà như thế đấy. Nếu họ có cả calutron và các lò trung tâm, thì tôi không thể sử dụng cùng lúc được đâu. Tôi sẽ sử dụng chúng nối tiếp nhau. Tôi sẽ chạy uranium ở bước đầu với calutron để có được nó từ số không đến 20, có thể 25 phần trăm; rồi sử dụng nó như là nhiên liệu cho các tầng mới.

- Tại sao?

- Có thể giảm nhiều thời gian cho các tầng của anh bằng một loạt 10 cái.

Martin nghĩ ngợi về điều đó trong khi bố Lomax thở phì phì.

- Thế ông tính khi nào Iraq có thể có được 35 kg uranium tinh chất?

- Phụ thuộc khi nào họ bắt đầu với các calutron.

Martin suy nghĩ. Sau khi các máy bay lsrael phá huỷ lò phản ứng của Iraq ở Osirak, Baghdad đã vận hành hai chính sách một lúc: phân tán và nhân đôi, chia sẻ các phòng thí nghiệm trên toàn quốc để không thể cùng bị đánh bom một lúc được, và sử dụng một kỹ thuật nguỵ trang tất cả bằng cách mua sắm và học hỏi kinh nghiệm. Osirak đã bị ném bom vào năm 1981.

- Thế cho rằng họ mua các phần trên thị trường chúng trong năm 1982 và lắp ráp chúng vào năm 1983.

Lomax cầm lấy một cây gậy từ dưới đất gần chân ông và bắt đầu hua hua vào bụi đất.

- Những chàng trai đó có vấn đề gì với sự cung ứng không? Những nguyên liệu cơ bản ấy? ông hỏi.

- Không, đầy đủ hết cả.

- Cứ cho là như thế, Lomax nhăn nhó. Mua thứ đồ đó ở siêu thị ngày nay.

Sau một lúc ông đập cây gậy lên bức ảnh.

- Tấm ảnh này chụp được khoảng 20 calutron. Đó là tất cả họ có à?

- Có thể còn có hơn nữa. Chúng tôi không biết được. Thì cứ giả sử đó là tất cả đang hoạt động.

- Tử năm 1983 phải không?

- Giả dụ là thế.

Lomax vẫn vẽ vẽ vào không khí.

- Ngài Hussein có thiếu điện bao giờ không?

Martin nghĩ về trạm diện 150 MW trên cát từ Tarmiya, và lời gợi ý từ Hố Đen rằng dây cáp được chạy ngầm dưới đất đến Tarmiya.

- Không, không thiếu điện.

- chúng ta đã từng thiếu, Lomax nói. Các calutron cần một lượng khổng lồ năng lượng điện để hoạt động. Ở Oak Ridge chúng tôi đã xây dựng trạm nhiệt điện chạy than lớn nhất thời đó. Thậm chí chúng tôi còn phải khấu vào lưới điện dân dụng. Mỗi lần chúng tôi cho chúng chạy, thì tạo ra sự khủng hoảng khắp Tennessee - những thứ kinh khủng - chúng tôi đã dùng rất nhiều.

Ông đi dò dẫm với cây gậy, tính toán, rồi xoá đi và lại tính trong cùng chỗ đó.

- Họ có thiếu dây đồng không?

- Không, họ cũng có thể mua nó trên thị trường tự do.

- Các nam châm khổng lồ đó phải được quấn bằng hàng nghìn dặm sợi dây đồng, Lomax nói. Quay trở lại cuộc chiến nhé, chúng tôi đã không hề có. Cần cho công nghiệp quốc phòng, từng ounce một. Có biết Lawrence đã làm thế nào không?

- Không.

- Đã vay tất cả các thanh đồng ở Fort Knox và đun lên để tạo ra sợi. Làm chỉ vừa đủ thôi. Chiến tranh kết thúc, chúng tôi phải mang tất cả về Fort Knox. Ông chun mũi. Ông quả là có tính cách mạnh.

Cuối cùng ông kết thúc và đứng thẳng lên.

- Nếu họ tập hợp được 20 calutron vào năm 1983 và chạy chúng cho đến năm 89... rồi có uranium được làm tinh 30% và cung cấp cho các lò trung tâm trong một năm, họ sẽ có đủ 35 kg của mình chìa khóa cho quả bom 93% của mình... tháng Mười một.

- Tháng Mười một tới, Martin nói.

Lomax nhổm dậy, đi lại, rồi ngồi xuống, và chỉ cho người khách chân mình.

- Không, con trai ạ, tháng Mười một vừa rồi.

Martin lái xe xuống khỏi núi và liếc nhìn đồng hồ. Giữa trưa. Tám giờ chiều ở London. Paxman có thể đã rời nhiệm sở và về nhà. Martin không có số điện thoại ở nhà của anh ta. Anh có thể chờ mười hai tiếng đồng hồ ở San Francisco để gọi điện thoại, hoặc có thể bay về. Anh quyết định bay. Martin xuống sân bay Heathrow vào 11 giờ trưa ngày 28 tháng Giêng và đã gặp được Paxman vào lúc 12 giờ 30. Khoảng 2 giờ chiều,

Steve Laing nói khẩn cấp với Harry Sinclair ở Đại sứ quán trong Quảng trường Grosvenor và một giờ sau đó trưởng trạm CIA ở London đã nói chuyện ở đường dây trực tiếp và cực kỳ an toàn đến phó giám đốc Bill Stewart.

Không phải chờ đến sáng ngày 30 tháng Giêng Bill Stewart mới có khả năng có được một báo cáo đầy đủ lên DCI, William Webster.

- Tôi kiểm tra, ông nói với vị cựu thẩm phán của Kansas. Tôi đã có người đến tận túp lều ở gần núi Cedar, và ông già, Lomax, đã xác nhận tất cả. Chúng tôi đã kiểm tra hồ sơ của ông ta - tất cả đều được lưu. Các hồ sơ từ Oak Ridge khẳng định những cái đĩa đó là calutron.

- Thế quái nào mà điều đó lại có thể xảy ra được? DCI hỏi. Thế nào mà chúng ta lại không hề để ý gì hết thế?

- Chà, ý tưởng có thể đến từ Jaafar Al-Jaafar, ông chủ Iraq của chương trình đó. Ngoài việc đến từ Harwell ở Anh, ông ta cũng đã từng được đào tạo ở CERN, bên ngoài Geneve. Đó là một máy gia tốc phân tử khổng lồ.

- Thế thì sao?

- Các calutron là các máy gia tốc phân tử. Bằng cách nào đi nữa, toàn bộ công nghệ calutron đã bị xếp xó từ năm 1949 rồi. Có thể yêu cầu nó từ đó.

- Thế còn các calutron - chúng đã được mua thế nào?

- Từng mẩu một, chủ yếu là từ Áo và Pháp. Các cuộc mua bán không làm ai chú ý vì bản chất lỗi thời của công nghệ này. Nhà máy được người Nam Tư xây dựng theo hợp đồng. Họ nói họ muốn có bản vẽ để xây dựng, thế là người Iraq chỉ đơn giản là đưa ra các bản vẽ của Oak Ridge - cho nên tại sao Tarmiya chính là một bản sao.

- Những cái đó diễn ra khi nào vậy? DCI hỏi.

- Năm 1980.

- Thế tại sao tay điệp viên đó, tên là gì nhỉ...

- Jericho, Stewart nói.

- Điều hắn ta nói lại không phải là nói dối à?

- Jericho từng có một lần báo cáo hắn ta nghe được Saddam Hussein nói vào lúc một cuộc họp kết thúc. Tôi e là chúng ta có thể không thể tiếp tục kết luận rằng thời gian đó anh ta đã nói sự thật.

- Và chúng ta đã đá Jericho rồi phải không?

- Hắn ta đòi một triệu đôla cho thông tin của mình. Chúng ta chưa từng bao giờ trả đến mức đó, và vào lúc đó...

- Chúa tôi, Bill, giá rẻ quá mà!

DCI đứng lên và đi ra khung cửa sổ bức tranh. Các mành đã được hạ xuống, không phải còn như họ vào tháng Tám và trong thung lũng sông Potomac đi ra biển.

- Bill, tôi muốn anh gặp Chip Barber ở Riyadh. Xem liệu có cách nào nối lại quan hệ với cái tên Jericho đó không.

- Khó đấy, thưa ngài. Một điệp viên người Anh ở tại Baghdad. Anh ta hoá trang thành người Arập. Nhưng chúng tôi đã gợi ý bên Nhà thế kỷ gọi anh ta về.

- Cầu Chúa họ chưa làm điều đó, Bill. Chúng ta lại cần Jericho rồi. Đừng bao giờ để ý đến tiền nong tôi sẽ lo. Ngay khi con cá chìm này tìm lại được, chúng ta sẽ phải tìm thấy và ném bom trước khi quá muộn.

- Vâng, thưa ngài. à, ai sẽ đi gặp để nói cho các vị tướng?

Giám đốc gật đầu, Tôi sẽ gặp Colin Powell và Brent Scowcroft trong hai giờ nữa.

Ngài làm thì tốt hơn tôi nhiều đó, Stewart nghĩ khi đi ra.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện