Sau này nhớ lại chuyện đã xảy ra, Tần Chiêu Chiêu có cảm giác khi đó hẳn mình đã hóa điên thật. Lúc lăm lăm con dao trong tay lao về phía Lâm Sâm, trong đầu cô chỉ có duy nhất một ý niệm: Khinh người quá lắm, lần này tôi liều mạng với cậu. Cô quên hết mọi chuyện, bất chấp hậu quả; nếu không phải Kiều Mục và cán bộ lớp xông vào cản cô lại, không biết cô còn điên cuồng tới mức nào nữa.
Chính Kiều Mục là người giúp cô tỉnh táo lại, cậu và lớp trưởng thay phiên nhau nắm chặt tay cô, cố gắng an ủi để cô yên lòng: “Tần Chiêu Chiêu, không nên xúc động như vậy, mình tin cậu không phải kẻ cắp mà. Là Lâm Sâm cố tình đổ oan cho cậu thôi.”
Tần Chiêu Chiêu lại òa khóc, nước mắt ướt mặt, nức nở không thành tiếng. Kiều Mục tin tưởng cô, cậu ấy tin tưởng cô, với cô như vậy cũng đủ rồi. Cô không sợ cả thế giới này gọi mình là con nhỏ ăn trộm, là đồ ăn cắp; chỉ cần cậu không tin, thì bao nhiêu lạnh nhạt, chế giễu của người đời với cô đều chẳng đáng gì.
Thực tế, không chỉ một mình Kiều Mục tin tưởng cô, giáo viên chủ nhiệm cũng tin cô. Xưa nay cô vẫn luôn tỏ ra là người thành thật, an phận còn Lâm Sâm vốn nổi tiếng là học sinh cá biệt, chuyên kiếm cớ gây sự. Vì thế trong mắt giáo viên, rõ ràng là Lâm Sâm đang giở trò, kiếm chuyện để bắt nạt các bạn nữ. Kết quả, Lâm Sâm bị ban giám hiệu nghiêm khắc xử lý, còn cô thì chẳng bị ảnh hưởng gì.
Đến khi Đàm Hiểu Yến nghe được những chuyện xảy ra hôm ấy, cô không khỏi tán thưởng, cứ tấm tắc mãi: “Chiêu Chiêu, lẽ ra cậu phải sớm tỏ ra lợi hại như thế mới phải. Lần này cậy uy phong chí khí như vậy, từ nay về sau đảm bảo trong lớp không còn ai dám ức hiếp hay bắt nạt cậu nữa.”
Sau vụ đánh lộn ấy, suốt một thời gian dài các bạn trong lớp nhìn Tần Chiêu Chiêu bằng ánh mắt khác lạ, hiển nhiên họ đã phải nhìn nhận lại một cô bé xưa nay vẫn lặng lẽ, trầm mặc này rồi. Dương Thanh nói nhỏ cho cô biết: “Con trai trong lớp giờ đặt cho cậu một biệt danh mới: tiểu vũ trụ!”
Tiểu vũ trụ, là sao? Tần Chiêu Chiêu ngơ ngác. Dương Thanh mím môi cười. “Cậu có xem Saint Seiya không? Trong đó có câu nói kinh điển: “Tiểu vũ trụ bùng nổ đi!” Biệt danh này từ đây mà ra, chỉ có nó mới miêu tả chuẩn xác sự kiên cường bùng phát của cậu.”
Tự nhiên mang thêm cái biệt danh “tiểu vũ trụ” này nhưng quả thật từ đó về sau Tần Chiêu Chiêu không còn bị con trai trong lớp bắt nạt nữa. Giờ Lâm Sâm luôn tránh xa cô ba thước, đi ra đi vào đều vòng một vòng tránh xa bàn cô ngồi, tránh cô như tránh hủi. Con trai trong lớp giễu cậu ta bị cô dọa cho vỡ mật rồi, cậu ta liền phô ra gương mặt như thể vừa gặp hạn lớn. “Tần Chiêu Chiêu mà nổi cơn điên đúng là dọa chết người, người bình thường như tôi không muốn dính vào kẻ điên, còn tránh được tốt nhất là cứ tránh cho xa.”
“Cậu dám bảo cô ấy điên, cẩn thận cô ấy làm cho cái tiểu vũ trụ nhà cậu nổ tung luôn, xem cậu trốn đường nào.”
Những lời trêu chọc của đám con trai ngồi sau lọt vào tai Tần Chiêu Chiêu, cô cũng lờ đi như không nghe thấy. Cô vốn không phải người dễ kích động, chỉ cần người ta không ép quá, cô cũng chẳng đi gây sự với ai làm gì. Mấy lời đùa cợt, mấy câu chuyện phiếm vô thưởng vô phạt như vậy, ai muốn nói bao nhiêu thì cứ nói, cô đều có thể bỏ ngoài tai hết, coi như không biết gì.
Thấm thoắt học kỳ một lớp mười cũng kết thúc, gần Tết, trường tổ chức hội diễn văn nghệ đón năm mới, Kiều Mục tham gia một tiết mục độc tấu dương cầm. Từ tiểu học đến trung học, cậu đã tham gia không biết bao nhiêu những hội diễn thế này; cũng tham gia hết giải này đến giải khác từ cấp thành phố tới cấp tỉnh, mang về hết giải thưởng này đến giải thưởng kia. Trên sân khấu hội diễn văn nghệ của trường năm ấy, cậu mặc một bộ vest màu đen, ánh đèn chói lòa hướng về phía cậu, dẫn theo vô số ánh mắt chăm chú của khán giả toàn trường.
Đây là lần đầu tiên Tần Chiêu Chiêu được thấy một nam sinh mặc vest hẳn hoi, nam sinh bình thường tới trường nếu không mặc đồng phục cũng chỉ chọn những bộ đồ thoải mái. Con trai mười mấy tuổi chẳng mấy ai mua vest làm gì, dẫu có mua thường chỉ dùng áo vest với quần bò mà thôi. Bộ vest Kiều Mục mặc mới đúng kiểu trang phục thường thấy trong các hội nghị, âu phục đen, sơ mi trắng và một chiếc nơ bướm đen. Khoác bộ đồ này lên, trông cậu chẳng khác gì những chàng quý tộc trẻ tuổi hào hoa, phong nhã trong các bộ phim Châu Âu.
Nhìn Kiều Mục anh tuấn vô song trên sân khấu, Tần Chiêu Chiêu ngồi dưới tim đập loạn nhịp. Tiếng đàn tuyệt diệu vấn vương đôi bàn tay cậu, miên man không dứt, rót vào tai cô như tiếng đàn thơ. Từng nốt nhạc thấm sâu vào nơi mềm mại nhất trong đáy lòng cô, lay động tơ lòng, rung động khôn ngôi.
Tiết mục độc tấu của Kiều Mục kết thúc, dưới khán đài tiếng vỗ tay rộ lên như sấm, Tần Chiêu Chiêu cũng vỗ đến đỏ rát hai bàn tay, cô âm thầm nhớ thật kĩ tên khúc đàn: Lời thì thầm mùa thu.
Ban đầu cô còn hiểu nhầm, vì tiếng Hán thường có chuyện cùng âm khác chữ nên vừa nghe người dẫn chương trình giới thiệu, cô còn tưởng đó là tiết mục Mưa thu tí tách. Sau hội diễn, các bạn nữ trong lớp túm năm tụm ba cùng nhau bàn luận về tiết mục của Kiều Mục, cô cũng không kìm được nhận xét một câu: “Đàn rất hay, tiếng nhạc vang lên giống như thấy mình đang đứng giữa mênh mông mưa thu tí tách, trong lòng êm ái tinh khôi.”
Lăng Minh Mẫn sắc bén nhận ra cô chỉ là dân ngoại đạo không hiểu gì, bật cười. “Tần Chiêu Chiêu, cậu làm thế nào mà nghe ra mênh mông mưa rơi tí tách thế? Vốn dĩ khúc nhạc này đâu có tả cảnh mưa rơi mùa thu. Cậu hiểu sai rồi, bản nhạc là Lời thì thầm mùa thu, thì thầm là nhỏ to trò chuyện ấy, không phải “tí tách mưa rơi” đâu.”
Các bạn nữ trong lớp được dịp cười vang, Tần Chiêu Chiêu thẹn đỏ mặt, hai mắt rơm rớm. Trên lớp, cô âm thầm nín nhịn không khóc nhưng đêm hôm ấy về nhà đã lặng lẽ khóc suốt đêm, là dân ngoại đạo không hiểu nhạc lý nên cô mới bị Lăng Minh Mẫn giễu cợt như thế.
©STENT: http://www.luv-ebook.com
Trước kỳ nghỉ đông, thiệp mừng năm mới phấp phới khắp sân trường. Học sinh trung học thích nhất là tặng nhau thiệp mừng, vì thế mỗi dịp lễ tết các quán nhỏ quanh trường lại thi nhau bày ra vô số thiệp mừng đẹp đẽ để mọi người tự do lựa chọn. Thiệp mừng vô cùng phong phú, loại có nhạc, loại có hình, có thiệp ép hoa khô, cũng có cả thiệp 3D… muôn hình muôn vẻ, nhìn cũng đủ hoa mắt. Nhiều học sinh trong trường mua liền một lúc mười mấy, hai chục tấm.
Ngày ấy, Tần Chiêu Chiêu sợ nhất là những dịp thế này, vì cô không có nhiều tiền để mua thiệp tặng bạn bè. Học sinh trường trung học thực nghiệm phần lớn là con nhà khá giả nên thường chọn những món xinh đẹp, đắt tiền mang tới lớp; với tình hình của cô làm sao có thể “có đi có lại” với họ được chứ? Đúng lúc cô đang rầu ruột thì Đàm Hiểu Yến tìm tới, tặng cô một xấp thiệp chúc mừng, không phải một, hai tấm mà là cả xấp thiệp hình trái tim vô cùng độc đáo.
“Chiêu Chiêu, lấy mấy cái thiệp này đi tặng bạn cùng lớp nhé!”
“Cậu lấy đâu ra nhiều thiệp thế?”
“Lớp mình có một cậu nhà mở cửa hàng văn phòng phẩm. Hai hôm trước nhà họ mới nhập một lô thiệp thừ Quảng Châu về, mình bảo cậu ta lấy cho mình mấy tấm, ai dè cậu ta mang cho cả đống. Chẳng mất tiền, chia cho cậu một nửa, khỏi phải lo chuyện tiền nong mua thiệp nữa nhé!”
Đàm Hiểu Yến nói xong còn hấp háy nhìn Tần Chiêu Chiêu, nháy mắt cười, cô hiểu rõ Hiểu Yến cũng lo lắng cho mình, trong lòng dâng lên một niềm cảm động. Ba năm cấp hai, chẳng ai hiểu tình cảnh khó xử của cô như Đàm Hiểu Yến. Đến giờ tuy không còn học chung nữa nhưng cô ấy vẫn nghĩ tới chỗ khó xử của mình mà cố gắng giúp đỡ. Chuyện như vậy làm sao cô không cảm kích đây?
Xấp thiệp của Đàm Hiểu Yến đã giúp Tần Chiêu Chiêu giải quyết một nỗi lo canh cánh trong lòng. Sau khi cân nhắc tặng thiệp cho các bạn nữ xong, cô cứ nghĩ mãi làm sao để tặng được thiệp cho Kiều Mục.
Ngày đó, không ít nam nữ sinh trong lớp cũng tặng thiệp chúc mừng cho nhau. Thiếu niên ở tuổi này cơ hồ đều có những tình cảm dịu ngọt dành cho bạn khác giới, hầu như ai cũng có một người bạn thân khác giới nào đó, thông thường có thể là bạn cùng bàn hoặc người ngồi trước mặt, sau lưng. Cái gọi là “nhất cự ly” chính là ở chỗ người ở cạnh nhau lâu ngày sẽ dễ thân nhau. Nhưng Tần Chiêu Chiêu cũng không thân thiết gì với bạn nam ngồi sau, đối với nam sinh khác trong lớp còn xa cách hơn, chẳng mấy khi nói chuyện với ai. Nói cách khác, trong lớp ngoài Kiều Mục ra cô chẳng biết tặng thiệp cho bạn nam nào.
Nhưng mà, cô không thể chỉ tặng thiệp cho mỗi Kiều Mục được, như vậy sẽ khiến người ta thấy cô đối xử khác lạ với cậu. Suy đi tính lại, cuối cùng cô quyết định sẽ tặng cho mỗi người trong ban cán sự lớp một tấm; Kiều Mục cũng nằm trong ban cán sự, như vậy sẽ không có gì đặc biệt.
Tối đó Tần Chiêu Chiêu loay hoay ngồi nghĩ xem nên viết gì lên tấm thiệp gửi Kiều Mục, cuối cùng chỉ viết một câu đơn giản: “Kiều Mục, chúc cậu năm mới vui vẻ!”
Muốn nói rất nhiều nhưng không thể và cũng không dám nói, chỉ dám đặt bút viết một lời chúc phúc. Những ẩn tình gửi gắm qua hàng chữ này, người cô thầm thương có thể vĩnh viễn không bao giờ hiểu được.
Hôm sau tới lớp, Tần Chiêu Chiêu bất ngờ nhận ra chỗ ngồi của Kiều Mục trống không. Lăng Minh Mẫn đang nói với lớp trưởng, ông ngoại Kiều Mục đột ngột bị nhồi máu cơ tim, cả nhà họ nhận được tin đã nhanh chóng tới Thượng Hải rồi, chắc cậu không về kịp kỳ thi cuối kỳ này.
Tần Chiêu Chiêu vô cùng thất vọng nhìn xuống tấm thiệp chưa kịp trao trong tay. Nếu có thể gửi thiệp này cho cậu thì tốt quá, có điều cô không biết địa chỉ ở Thượng Hải của cậu. Có thể Lăng Minh Mẫn có địa chỉ, nhưng lấy cớ gì mà hỏi xin được đây?
Kỳ một năm lớp mười kết thúc. Kỳ nghỉ đông mới bắt đầu mà Tần Chiêu Chiêu chỉ mong nó qua thật nhanh, cô tha thiết chờ tới ngày khai giảng để được gặp lại Kiều Mục. Tới lúc đó hẳn là cậu đã quay về rồi.
Ngày đầu tiên của kỳ hai năm lớp mười, Tần Chiêu Chiêu bất ngờ nghe được tin khiến cô vô cùng đau lòng: Kiều Mục sẽ ở lại Thượng Hải học.
Tin từ Lăng Minh Mẫn, trong lớp cũng chỉ có mình cô giữ liên lạc với Kiều Mục.
Lăng Minh Mẫn kể từ khi tốt nghiệp cấp hai, hộ khẩu của Kiều Mục đã chuyển tới nhà ông bà ngoại ở Thượng Hải theo chính sách thanh niên trí thức trở lại thành phố.
Vốn dĩ cậu đã có thể bắt đầu học cấp ba ở Thượng Hải rồi nhưng mẹ cậu không nỡ rời xa con trai, một mặt lại lo những ảnh hưởng xấu đến quá trình trưởng thành nếu để cậu xa cha mẹ đi ăn nhờ ở đậu nơi xa. Tuy rằng ông bà ngoại thương cháu trai nhưng cậu mợ cũng có con gái, làm sao có thể tự nhiên đeo thêm một đứa cháu nữa? Dẫu điều kiện ở tỉnh lẻ kém xa Thượng Hải nhưng ở đây Kiều gia cũng được người ta trân trọng, Kiều Mục cũng nổi trội hơn hẳn bạn bè cùng trang lứa. Giờ mà tới Thượng Hải, chuyện thích nghi lại từ đầu với điều kiện cuộc sống mới là chuyện không hề dễ dàng, một đứa bé xa cha mẹ rất khó tự mình ứng phó. Vì thế, dẫu đã chuyển hộ khẩu của Kiều Mục về Thượng Hải nhưng Mục Lan vẫn kiên quyết để con học tiếp ở đây, đến khi nào thi đại học thì về Thượng Hải cũng được.
Diệp Thanh ngồi cạnh Lăng Minh Mẫn thấy kỳ lạ, hỏi: “Thế giờ sao Kiều Mục lại ở lại Thượng Hải học luôn?”
“Vì lúc nghỉ đông ở Thượng Hải, Kiều Mục thích thú học organ electone[1], cậu ấy ở lại Thượng Hải chủ yếu là để học đàn. Mẹ cậu ấy làm thủ tục xin nghỉ chờ hưu rồi cũng ở lại Thượng Hải với con trai.”
[1] Loại nhạc cụ điện tử, gồm bàn phím nhiều lớp (hai bộ phím trở lên) và bàn đạp; được trình diễn bởi một người. Đàn electone có thể trình diễn cùng với đàn dây, nhạc cụ hơi làm bằng gỗ và kèn đồng. Một chiếc đàn electone có thể đạt được hiệu quả thay thế cho cả một dàn nhạc với quy mô khoảng hai mươi người.
Tần Chiêu Chiêu trầm ngâm một bên, dỏng tai nghe các bạn nói chuyện. Lần đầu tiên cô được nghe cái tên “organ electone”, rốt cuộc đây là loại nhạc cụ gì? Rõ ràng đàn organ bình thường và phổ thông hơn so với dương cầm nhiều, tại sao Kiều Mục đã học dương cầm rồi giờ còn phải học thêm cái organ electone này?
Chuông báo vào lớp vang lên, cả buổi hôm đó Tần Chiêu Chiêu như ngồi trên mây, hồn vía đã bay đi đâu mất cả, trong đầu toàn những suy tư về Kiều Mục. Cậu lưu lại Thượng Hải để học organ electone, đó là loại đàn gì? Vì sao phải tới tận Thượng Hải mới học được? Ở đây không học được sao?
Tan học, Tần Chiêu Chiêu dạo một vòng qua các tiệm bán nhạc cụ trong thành phố hỏi về organ electone. Cô muốn biết đó là nhạc cụ gì mà có thể níu chân Kiều Mục ở lại Thượng Hải. Nhưng hỏi một lượt không thấy cửa hàng nào bán loại đàn này, một chủ cửa hàng giải thích cho cô: “Organ electone là loại nhạc cụ điện tử có bàn phím rất lớn, kết cấu phức tạp, riêng cây đàn ấy cũng đủ thay thế cho cả một dàn nhạc rồi. Đàn này rất đắt, chỉ những tiệm nhạc cụ ở thành phố lớn mới có sẵn hàng. Ở tỉnh lẻ này không ai dám nhập loại đàn đắt như thế về, năm, bảy năm không bán được, đọng vốn lại đó thì chết.”
Tần Chiêu Chiêu thất vọng trở về. Chẳng trách Kiều Mục vì học đàn mà ở lại Thượng Hải, loại đàn đắt như thế, chốn tỉnh lẻ này không ai bán, cũng chẳng có thầy dạy. Thượng Hải, chỉ có Thượng Hải mới có thể thỏa mãn mơ ước của cậu mà thôi. Thành phố nhỏ bé nơi tỉnh lẻ này sao có thể níu bước chân cậu được?
Kiều Mục đã đi rồi nhưng Tần Chiêu Chiêu vẫn theo thói quen mỗi ngày đến lớp đều liếc nhìn về chỗ cậu ngồi trước kia. Chỗ ngồi trống trải, lòng cô cũng theo đó trống rỗng. Trong đầu cô chỉ thấy toàn bóng dáng cậu, thường vô thức nghĩ và nhung nhớ cậu. Cậu ở Thượng Hải xa xôi có khỏe không? Cậu có hiểu phương ngữ ở đó không? Đồ ở đó có ăn quen không? Có thích ứng được với thời tiết nơi đó không?…
Kiều Mục tới Thượng Hải, vì thế giờ Thượng Hải là nơi Tần Chiêu Chiêu chú ý nhiều nhất.
Trên báo có đưa tin về Thượng Hải, cô sẽ xem đi xem lại vài lần, đi chợ thấy món đồ mang mác Thượng Hải, nếu giá cả phải chăng cô sẽ không do dự bỏ tiền ra mua, tới mục dự báo thời tiết sau giờ thời sự, cô cũng sẽ chủ tâm chờ đón phần tin tức thời tiết ở Thượng Hải…
Nhưng chú ý nhất vẫn là Lăng Minh Mẫn, vì đó là người có tin tức về Kiều Mục. Nếu Kiều Mục có gửi thư về cho cô ấy, đọc thư xong cô ấy và Diệp Thanh sẽ bàn luận mấy câu về tình hình của cậu. Lúc này hai tai của Tần Chiêu Chiêu sẽ cực kỳ nhạy cảm, giống như radar bắt toàn bộ sóng trong những lời bàn luận từ bàn bên truyền ra.
Theo lời hai người kia, Tần Chiêu Chiêu biết ông ngoại của Kiều mục đã mất, bà ngoại chịu đả kích lớn như vậy nên thân thể yếu đi thấy rõ, cậu mợ vừa phải chăm con nhỏ vừa phải lo cho bà đã già nên Kiều Mục không ở cùng nhà với bà ngoại. Mẹ cậu đã thuê một căn nhà khác, hằng ngày ngoài việc chăm sóc con trai chuyện ăn học, bà cũng thường xuyên về thăm thân mẫu. Ba cậu vẫn ở đây nhưng lúc rảnh sẽ tới Thượng Hải thăm nom hai mẹ con họ.
Tần Chiêu Chiêu dụng tâm nghe không sót lời nào, nhớ kĩ từng chữ. Chỉ cần là chuyện liên quan tới Kiều Mục, có thế nào cô cũng ghi lòng tạc dạ, dứt khoát không quên.
Chính Kiều Mục là người giúp cô tỉnh táo lại, cậu và lớp trưởng thay phiên nhau nắm chặt tay cô, cố gắng an ủi để cô yên lòng: “Tần Chiêu Chiêu, không nên xúc động như vậy, mình tin cậu không phải kẻ cắp mà. Là Lâm Sâm cố tình đổ oan cho cậu thôi.”
Tần Chiêu Chiêu lại òa khóc, nước mắt ướt mặt, nức nở không thành tiếng. Kiều Mục tin tưởng cô, cậu ấy tin tưởng cô, với cô như vậy cũng đủ rồi. Cô không sợ cả thế giới này gọi mình là con nhỏ ăn trộm, là đồ ăn cắp; chỉ cần cậu không tin, thì bao nhiêu lạnh nhạt, chế giễu của người đời với cô đều chẳng đáng gì.
Thực tế, không chỉ một mình Kiều Mục tin tưởng cô, giáo viên chủ nhiệm cũng tin cô. Xưa nay cô vẫn luôn tỏ ra là người thành thật, an phận còn Lâm Sâm vốn nổi tiếng là học sinh cá biệt, chuyên kiếm cớ gây sự. Vì thế trong mắt giáo viên, rõ ràng là Lâm Sâm đang giở trò, kiếm chuyện để bắt nạt các bạn nữ. Kết quả, Lâm Sâm bị ban giám hiệu nghiêm khắc xử lý, còn cô thì chẳng bị ảnh hưởng gì.
Đến khi Đàm Hiểu Yến nghe được những chuyện xảy ra hôm ấy, cô không khỏi tán thưởng, cứ tấm tắc mãi: “Chiêu Chiêu, lẽ ra cậu phải sớm tỏ ra lợi hại như thế mới phải. Lần này cậy uy phong chí khí như vậy, từ nay về sau đảm bảo trong lớp không còn ai dám ức hiếp hay bắt nạt cậu nữa.”
Sau vụ đánh lộn ấy, suốt một thời gian dài các bạn trong lớp nhìn Tần Chiêu Chiêu bằng ánh mắt khác lạ, hiển nhiên họ đã phải nhìn nhận lại một cô bé xưa nay vẫn lặng lẽ, trầm mặc này rồi. Dương Thanh nói nhỏ cho cô biết: “Con trai trong lớp giờ đặt cho cậu một biệt danh mới: tiểu vũ trụ!”
Tiểu vũ trụ, là sao? Tần Chiêu Chiêu ngơ ngác. Dương Thanh mím môi cười. “Cậu có xem Saint Seiya không? Trong đó có câu nói kinh điển: “Tiểu vũ trụ bùng nổ đi!” Biệt danh này từ đây mà ra, chỉ có nó mới miêu tả chuẩn xác sự kiên cường bùng phát của cậu.”
Tự nhiên mang thêm cái biệt danh “tiểu vũ trụ” này nhưng quả thật từ đó về sau Tần Chiêu Chiêu không còn bị con trai trong lớp bắt nạt nữa. Giờ Lâm Sâm luôn tránh xa cô ba thước, đi ra đi vào đều vòng một vòng tránh xa bàn cô ngồi, tránh cô như tránh hủi. Con trai trong lớp giễu cậu ta bị cô dọa cho vỡ mật rồi, cậu ta liền phô ra gương mặt như thể vừa gặp hạn lớn. “Tần Chiêu Chiêu mà nổi cơn điên đúng là dọa chết người, người bình thường như tôi không muốn dính vào kẻ điên, còn tránh được tốt nhất là cứ tránh cho xa.”
“Cậu dám bảo cô ấy điên, cẩn thận cô ấy làm cho cái tiểu vũ trụ nhà cậu nổ tung luôn, xem cậu trốn đường nào.”
Những lời trêu chọc của đám con trai ngồi sau lọt vào tai Tần Chiêu Chiêu, cô cũng lờ đi như không nghe thấy. Cô vốn không phải người dễ kích động, chỉ cần người ta không ép quá, cô cũng chẳng đi gây sự với ai làm gì. Mấy lời đùa cợt, mấy câu chuyện phiếm vô thưởng vô phạt như vậy, ai muốn nói bao nhiêu thì cứ nói, cô đều có thể bỏ ngoài tai hết, coi như không biết gì.
Thấm thoắt học kỳ một lớp mười cũng kết thúc, gần Tết, trường tổ chức hội diễn văn nghệ đón năm mới, Kiều Mục tham gia một tiết mục độc tấu dương cầm. Từ tiểu học đến trung học, cậu đã tham gia không biết bao nhiêu những hội diễn thế này; cũng tham gia hết giải này đến giải khác từ cấp thành phố tới cấp tỉnh, mang về hết giải thưởng này đến giải thưởng kia. Trên sân khấu hội diễn văn nghệ của trường năm ấy, cậu mặc một bộ vest màu đen, ánh đèn chói lòa hướng về phía cậu, dẫn theo vô số ánh mắt chăm chú của khán giả toàn trường.
Đây là lần đầu tiên Tần Chiêu Chiêu được thấy một nam sinh mặc vest hẳn hoi, nam sinh bình thường tới trường nếu không mặc đồng phục cũng chỉ chọn những bộ đồ thoải mái. Con trai mười mấy tuổi chẳng mấy ai mua vest làm gì, dẫu có mua thường chỉ dùng áo vest với quần bò mà thôi. Bộ vest Kiều Mục mặc mới đúng kiểu trang phục thường thấy trong các hội nghị, âu phục đen, sơ mi trắng và một chiếc nơ bướm đen. Khoác bộ đồ này lên, trông cậu chẳng khác gì những chàng quý tộc trẻ tuổi hào hoa, phong nhã trong các bộ phim Châu Âu.
Nhìn Kiều Mục anh tuấn vô song trên sân khấu, Tần Chiêu Chiêu ngồi dưới tim đập loạn nhịp. Tiếng đàn tuyệt diệu vấn vương đôi bàn tay cậu, miên man không dứt, rót vào tai cô như tiếng đàn thơ. Từng nốt nhạc thấm sâu vào nơi mềm mại nhất trong đáy lòng cô, lay động tơ lòng, rung động khôn ngôi.
Tiết mục độc tấu của Kiều Mục kết thúc, dưới khán đài tiếng vỗ tay rộ lên như sấm, Tần Chiêu Chiêu cũng vỗ đến đỏ rát hai bàn tay, cô âm thầm nhớ thật kĩ tên khúc đàn: Lời thì thầm mùa thu.
Ban đầu cô còn hiểu nhầm, vì tiếng Hán thường có chuyện cùng âm khác chữ nên vừa nghe người dẫn chương trình giới thiệu, cô còn tưởng đó là tiết mục Mưa thu tí tách. Sau hội diễn, các bạn nữ trong lớp túm năm tụm ba cùng nhau bàn luận về tiết mục của Kiều Mục, cô cũng không kìm được nhận xét một câu: “Đàn rất hay, tiếng nhạc vang lên giống như thấy mình đang đứng giữa mênh mông mưa thu tí tách, trong lòng êm ái tinh khôi.”
Lăng Minh Mẫn sắc bén nhận ra cô chỉ là dân ngoại đạo không hiểu gì, bật cười. “Tần Chiêu Chiêu, cậu làm thế nào mà nghe ra mênh mông mưa rơi tí tách thế? Vốn dĩ khúc nhạc này đâu có tả cảnh mưa rơi mùa thu. Cậu hiểu sai rồi, bản nhạc là Lời thì thầm mùa thu, thì thầm là nhỏ to trò chuyện ấy, không phải “tí tách mưa rơi” đâu.”
Các bạn nữ trong lớp được dịp cười vang, Tần Chiêu Chiêu thẹn đỏ mặt, hai mắt rơm rớm. Trên lớp, cô âm thầm nín nhịn không khóc nhưng đêm hôm ấy về nhà đã lặng lẽ khóc suốt đêm, là dân ngoại đạo không hiểu nhạc lý nên cô mới bị Lăng Minh Mẫn giễu cợt như thế.
©STENT: http://www.luv-ebook.com
Trước kỳ nghỉ đông, thiệp mừng năm mới phấp phới khắp sân trường. Học sinh trung học thích nhất là tặng nhau thiệp mừng, vì thế mỗi dịp lễ tết các quán nhỏ quanh trường lại thi nhau bày ra vô số thiệp mừng đẹp đẽ để mọi người tự do lựa chọn. Thiệp mừng vô cùng phong phú, loại có nhạc, loại có hình, có thiệp ép hoa khô, cũng có cả thiệp 3D… muôn hình muôn vẻ, nhìn cũng đủ hoa mắt. Nhiều học sinh trong trường mua liền một lúc mười mấy, hai chục tấm.
Ngày ấy, Tần Chiêu Chiêu sợ nhất là những dịp thế này, vì cô không có nhiều tiền để mua thiệp tặng bạn bè. Học sinh trường trung học thực nghiệm phần lớn là con nhà khá giả nên thường chọn những món xinh đẹp, đắt tiền mang tới lớp; với tình hình của cô làm sao có thể “có đi có lại” với họ được chứ? Đúng lúc cô đang rầu ruột thì Đàm Hiểu Yến tìm tới, tặng cô một xấp thiệp chúc mừng, không phải một, hai tấm mà là cả xấp thiệp hình trái tim vô cùng độc đáo.
“Chiêu Chiêu, lấy mấy cái thiệp này đi tặng bạn cùng lớp nhé!”
“Cậu lấy đâu ra nhiều thiệp thế?”
“Lớp mình có một cậu nhà mở cửa hàng văn phòng phẩm. Hai hôm trước nhà họ mới nhập một lô thiệp thừ Quảng Châu về, mình bảo cậu ta lấy cho mình mấy tấm, ai dè cậu ta mang cho cả đống. Chẳng mất tiền, chia cho cậu một nửa, khỏi phải lo chuyện tiền nong mua thiệp nữa nhé!”
Đàm Hiểu Yến nói xong còn hấp háy nhìn Tần Chiêu Chiêu, nháy mắt cười, cô hiểu rõ Hiểu Yến cũng lo lắng cho mình, trong lòng dâng lên một niềm cảm động. Ba năm cấp hai, chẳng ai hiểu tình cảnh khó xử của cô như Đàm Hiểu Yến. Đến giờ tuy không còn học chung nữa nhưng cô ấy vẫn nghĩ tới chỗ khó xử của mình mà cố gắng giúp đỡ. Chuyện như vậy làm sao cô không cảm kích đây?
Xấp thiệp của Đàm Hiểu Yến đã giúp Tần Chiêu Chiêu giải quyết một nỗi lo canh cánh trong lòng. Sau khi cân nhắc tặng thiệp cho các bạn nữ xong, cô cứ nghĩ mãi làm sao để tặng được thiệp cho Kiều Mục.
Ngày đó, không ít nam nữ sinh trong lớp cũng tặng thiệp chúc mừng cho nhau. Thiếu niên ở tuổi này cơ hồ đều có những tình cảm dịu ngọt dành cho bạn khác giới, hầu như ai cũng có một người bạn thân khác giới nào đó, thông thường có thể là bạn cùng bàn hoặc người ngồi trước mặt, sau lưng. Cái gọi là “nhất cự ly” chính là ở chỗ người ở cạnh nhau lâu ngày sẽ dễ thân nhau. Nhưng Tần Chiêu Chiêu cũng không thân thiết gì với bạn nam ngồi sau, đối với nam sinh khác trong lớp còn xa cách hơn, chẳng mấy khi nói chuyện với ai. Nói cách khác, trong lớp ngoài Kiều Mục ra cô chẳng biết tặng thiệp cho bạn nam nào.
Nhưng mà, cô không thể chỉ tặng thiệp cho mỗi Kiều Mục được, như vậy sẽ khiến người ta thấy cô đối xử khác lạ với cậu. Suy đi tính lại, cuối cùng cô quyết định sẽ tặng cho mỗi người trong ban cán sự lớp một tấm; Kiều Mục cũng nằm trong ban cán sự, như vậy sẽ không có gì đặc biệt.
Tối đó Tần Chiêu Chiêu loay hoay ngồi nghĩ xem nên viết gì lên tấm thiệp gửi Kiều Mục, cuối cùng chỉ viết một câu đơn giản: “Kiều Mục, chúc cậu năm mới vui vẻ!”
Muốn nói rất nhiều nhưng không thể và cũng không dám nói, chỉ dám đặt bút viết một lời chúc phúc. Những ẩn tình gửi gắm qua hàng chữ này, người cô thầm thương có thể vĩnh viễn không bao giờ hiểu được.
Hôm sau tới lớp, Tần Chiêu Chiêu bất ngờ nhận ra chỗ ngồi của Kiều Mục trống không. Lăng Minh Mẫn đang nói với lớp trưởng, ông ngoại Kiều Mục đột ngột bị nhồi máu cơ tim, cả nhà họ nhận được tin đã nhanh chóng tới Thượng Hải rồi, chắc cậu không về kịp kỳ thi cuối kỳ này.
Tần Chiêu Chiêu vô cùng thất vọng nhìn xuống tấm thiệp chưa kịp trao trong tay. Nếu có thể gửi thiệp này cho cậu thì tốt quá, có điều cô không biết địa chỉ ở Thượng Hải của cậu. Có thể Lăng Minh Mẫn có địa chỉ, nhưng lấy cớ gì mà hỏi xin được đây?
Kỳ một năm lớp mười kết thúc. Kỳ nghỉ đông mới bắt đầu mà Tần Chiêu Chiêu chỉ mong nó qua thật nhanh, cô tha thiết chờ tới ngày khai giảng để được gặp lại Kiều Mục. Tới lúc đó hẳn là cậu đã quay về rồi.
Ngày đầu tiên của kỳ hai năm lớp mười, Tần Chiêu Chiêu bất ngờ nghe được tin khiến cô vô cùng đau lòng: Kiều Mục sẽ ở lại Thượng Hải học.
Tin từ Lăng Minh Mẫn, trong lớp cũng chỉ có mình cô giữ liên lạc với Kiều Mục.
Lăng Minh Mẫn kể từ khi tốt nghiệp cấp hai, hộ khẩu của Kiều Mục đã chuyển tới nhà ông bà ngoại ở Thượng Hải theo chính sách thanh niên trí thức trở lại thành phố.
Vốn dĩ cậu đã có thể bắt đầu học cấp ba ở Thượng Hải rồi nhưng mẹ cậu không nỡ rời xa con trai, một mặt lại lo những ảnh hưởng xấu đến quá trình trưởng thành nếu để cậu xa cha mẹ đi ăn nhờ ở đậu nơi xa. Tuy rằng ông bà ngoại thương cháu trai nhưng cậu mợ cũng có con gái, làm sao có thể tự nhiên đeo thêm một đứa cháu nữa? Dẫu điều kiện ở tỉnh lẻ kém xa Thượng Hải nhưng ở đây Kiều gia cũng được người ta trân trọng, Kiều Mục cũng nổi trội hơn hẳn bạn bè cùng trang lứa. Giờ mà tới Thượng Hải, chuyện thích nghi lại từ đầu với điều kiện cuộc sống mới là chuyện không hề dễ dàng, một đứa bé xa cha mẹ rất khó tự mình ứng phó. Vì thế, dẫu đã chuyển hộ khẩu của Kiều Mục về Thượng Hải nhưng Mục Lan vẫn kiên quyết để con học tiếp ở đây, đến khi nào thi đại học thì về Thượng Hải cũng được.
Diệp Thanh ngồi cạnh Lăng Minh Mẫn thấy kỳ lạ, hỏi: “Thế giờ sao Kiều Mục lại ở lại Thượng Hải học luôn?”
“Vì lúc nghỉ đông ở Thượng Hải, Kiều Mục thích thú học organ electone[1], cậu ấy ở lại Thượng Hải chủ yếu là để học đàn. Mẹ cậu ấy làm thủ tục xin nghỉ chờ hưu rồi cũng ở lại Thượng Hải với con trai.”
[1] Loại nhạc cụ điện tử, gồm bàn phím nhiều lớp (hai bộ phím trở lên) và bàn đạp; được trình diễn bởi một người. Đàn electone có thể trình diễn cùng với đàn dây, nhạc cụ hơi làm bằng gỗ và kèn đồng. Một chiếc đàn electone có thể đạt được hiệu quả thay thế cho cả một dàn nhạc với quy mô khoảng hai mươi người.
Tần Chiêu Chiêu trầm ngâm một bên, dỏng tai nghe các bạn nói chuyện. Lần đầu tiên cô được nghe cái tên “organ electone”, rốt cuộc đây là loại nhạc cụ gì? Rõ ràng đàn organ bình thường và phổ thông hơn so với dương cầm nhiều, tại sao Kiều Mục đã học dương cầm rồi giờ còn phải học thêm cái organ electone này?
Chuông báo vào lớp vang lên, cả buổi hôm đó Tần Chiêu Chiêu như ngồi trên mây, hồn vía đã bay đi đâu mất cả, trong đầu toàn những suy tư về Kiều Mục. Cậu lưu lại Thượng Hải để học organ electone, đó là loại đàn gì? Vì sao phải tới tận Thượng Hải mới học được? Ở đây không học được sao?
Tan học, Tần Chiêu Chiêu dạo một vòng qua các tiệm bán nhạc cụ trong thành phố hỏi về organ electone. Cô muốn biết đó là nhạc cụ gì mà có thể níu chân Kiều Mục ở lại Thượng Hải. Nhưng hỏi một lượt không thấy cửa hàng nào bán loại đàn này, một chủ cửa hàng giải thích cho cô: “Organ electone là loại nhạc cụ điện tử có bàn phím rất lớn, kết cấu phức tạp, riêng cây đàn ấy cũng đủ thay thế cho cả một dàn nhạc rồi. Đàn này rất đắt, chỉ những tiệm nhạc cụ ở thành phố lớn mới có sẵn hàng. Ở tỉnh lẻ này không ai dám nhập loại đàn đắt như thế về, năm, bảy năm không bán được, đọng vốn lại đó thì chết.”
Tần Chiêu Chiêu thất vọng trở về. Chẳng trách Kiều Mục vì học đàn mà ở lại Thượng Hải, loại đàn đắt như thế, chốn tỉnh lẻ này không ai bán, cũng chẳng có thầy dạy. Thượng Hải, chỉ có Thượng Hải mới có thể thỏa mãn mơ ước của cậu mà thôi. Thành phố nhỏ bé nơi tỉnh lẻ này sao có thể níu bước chân cậu được?
Kiều Mục đã đi rồi nhưng Tần Chiêu Chiêu vẫn theo thói quen mỗi ngày đến lớp đều liếc nhìn về chỗ cậu ngồi trước kia. Chỗ ngồi trống trải, lòng cô cũng theo đó trống rỗng. Trong đầu cô chỉ thấy toàn bóng dáng cậu, thường vô thức nghĩ và nhung nhớ cậu. Cậu ở Thượng Hải xa xôi có khỏe không? Cậu có hiểu phương ngữ ở đó không? Đồ ở đó có ăn quen không? Có thích ứng được với thời tiết nơi đó không?…
Kiều Mục tới Thượng Hải, vì thế giờ Thượng Hải là nơi Tần Chiêu Chiêu chú ý nhiều nhất.
Trên báo có đưa tin về Thượng Hải, cô sẽ xem đi xem lại vài lần, đi chợ thấy món đồ mang mác Thượng Hải, nếu giá cả phải chăng cô sẽ không do dự bỏ tiền ra mua, tới mục dự báo thời tiết sau giờ thời sự, cô cũng sẽ chủ tâm chờ đón phần tin tức thời tiết ở Thượng Hải…
Nhưng chú ý nhất vẫn là Lăng Minh Mẫn, vì đó là người có tin tức về Kiều Mục. Nếu Kiều Mục có gửi thư về cho cô ấy, đọc thư xong cô ấy và Diệp Thanh sẽ bàn luận mấy câu về tình hình của cậu. Lúc này hai tai của Tần Chiêu Chiêu sẽ cực kỳ nhạy cảm, giống như radar bắt toàn bộ sóng trong những lời bàn luận từ bàn bên truyền ra.
Theo lời hai người kia, Tần Chiêu Chiêu biết ông ngoại của Kiều mục đã mất, bà ngoại chịu đả kích lớn như vậy nên thân thể yếu đi thấy rõ, cậu mợ vừa phải chăm con nhỏ vừa phải lo cho bà đã già nên Kiều Mục không ở cùng nhà với bà ngoại. Mẹ cậu đã thuê một căn nhà khác, hằng ngày ngoài việc chăm sóc con trai chuyện ăn học, bà cũng thường xuyên về thăm thân mẫu. Ba cậu vẫn ở đây nhưng lúc rảnh sẽ tới Thượng Hải thăm nom hai mẹ con họ.
Tần Chiêu Chiêu dụng tâm nghe không sót lời nào, nhớ kĩ từng chữ. Chỉ cần là chuyện liên quan tới Kiều Mục, có thế nào cô cũng ghi lòng tạc dạ, dứt khoát không quên.
Danh sách chương