Lúc Kiều Mục đến, Tần Chiêu Chiêu không hay biết gì, cô còn mải nghe giáo viên vạch giới hạn bài thi. Cuối tháng này thi cuối kỳ rồi, cô không thể lơ là. Từ ngày đi làm thêm, cô có phần xao nhãng chuyện học hành bài vở. Dù sao thời gian và tinh lực của một người cũng có giới hạn, kéo căng đầu này sẽ buông chùng đầu kia, được cái này thì mất cái khác. Cũng may, nền tảng của cô vốn tốt, không trốn môn chuyên ngành nên dẫu không học hành cẩn thận như trước, cô vẫn có thể nước đến chân mới nhảy, trót lọt vượt qua các môn phụ.
Tạ Á kéo tay cô. “Tần Chiêu Chiêu, ngoài cửa hình như có một cậu rất được đang vẫy cậu đấy.”
Tần Chiêu Chiêu nghiêng đầu nhìn qua cửa sổ, đập vào mắt cô là gương mặt Kiều Mục và ánh mặt trời chói lòa ngày hè. Trái tim cô như bị thứ gì chạm phải, chầm chậm lay động, đung đưa.
Còn lâu mới tan học, giảng viên vẫn thao thao bất tuyệt về phạm vi ôn tập và các vấn đề mấu chốt, Tần Chiêu Chiêu không an lòng, mất hết tập trung. Kiều Mục đang ở ngoài kia? Cậu chủ động tới tìm cô? Có chuyện gì quan trọng không? Hay là cần cô giúp gì? Càng nghĩ cô càng thấy không thể ngồi yên trong lớp được nữa. Lần đầu tiên trong đời, cô dám to gan bắt chước đám con trai lừa lúc giảng viên không chú ý là chuồn khỏi cửa sau.
Mọi người trong lớp vừa ngạc nhiên vừa hăm hở nhìn Tần Chiêu Chiêu. Cô nàng xưa giờ nổi tiếng là sinh viên trung thực, nề nếp, chăm chỉ, cố gắng nhất giờ cũng bắt chước “vượt ngục” ngay trước mắt giảng viên. Lúc cô trốn được khỏi cửa sau, trong lớp bỗng bật ra một tràng cười khẽ.
Giảng viên trên bục không hiểu chuyện gì, ngẩng đầu hỏi: “Các em cười gì?”
Sinh viên bên dưới cười nghiêng ngả.
Tần Chiêu Chiêu ra khỏi lớp, Kiều Mục đã đón ngay. “Sao lại lén ra ngoài thế này?”
“Cậu đến mà… Mình sợ cậu tìm mình có chuyện gấp.”
“Không có gì đâu, tiện đường đi qua nên vào thăm cậu chút thôi. Đúng rồi, nghe mợ mình nói mấy hôm trước cậu có qua lấy đánh giá phản hồi, còn giúp mợ giặt đồ nữa. Cảm ơn nhé!”
“Chuyện nhỏ không cần cảm ơn đâu. Mấy chuyện này ở nhà mình làm quen rồi. Sao hôm nay cậu lại rảnh rỗi qua đây thế? Không phải đi học à? Không cần luyện đàn sao?”
“Mình học theo cậu, cũng đi làm thêm.”
Kiều Mục kể cho cô nghe, cậu mới nhận dạy dương cầm cho một cô bé năm tuổi ở phố bên. Mỗi tuần một buổi, bốn lăm phút công năm mươi đồng.
Lần đầu tiên Kiều Mục tới trường của Tần Chiêu Chiêu, cô dắt cậu đi thăm trường. Đây là một ngôi trường cổ kính, khuôn viên không lớn nhưng cảnh sắc rất đẹp. Cây cối hoa cỏ, hồ nước, giả sơn, cầu nhỏ vắt qua dòng nước chảy… cảnh vật thấp thoáng sau tán cây xanh rì, tạo nên một vẻ tĩnh lặng, tao nhã trữ tình. Ở trường, Tần Chiêu Chiêu thích nhất là con đường rợp bóng ngô đồng, bóng cây lay động, vô cùng lãng mạn, nên thơ. Chẳng cần tay trong tay, chỉ cần được như bằng hữu chầm chậm sóng đôi trên con đường xinh đẹp này cũng đủ khiến Tần Chiêu Chiêu hạnh phúc lắm rồi.
Sánh vai cùng bước dưới ánh mặt trời, nghiêng đầu có thể thấy được gương mặt đẹp nhất thế gian của mình. Niềm hạnh phúc tựa như tán cây xanh rì dịu dàng bao bọc Tần Chiêu Chiêu, tình yêu giấu kín của cô giống như ánh mặt trời lọt qua kẽ lá, lặng lẽ, dịu êm.
Sau lần Kiều Mục tới tìm Tần Chiêu Chiêu, trừ Phương Thanh Dĩnh nghỉ học hôm đó, bạn bè trong lớp đều xúm lại, tò mò hỏi cô người đó là ai? Trước giờ chưa bao giờ thấy con trai tới thăm cô, vậy mà lần này Kiều Mục vừa xuất hiện đã rực rỡ, chói lòa như ánh mặt trời tháng Sáu, còn làm cô trốn học giữa giờ nữa, mọi người không thể không thấy tò mò.
Tạ Á hỏi thẳng: “Tần Chiêu Chiêu, cái cậu đó là ai vậy? Đẹp trai quá!”
Thường Khả Hân đoán già đoán non: “Tần Chiêu Chiêu, cậu ta không phải là người bạn học cũ cậu từng nhắc tới đấy chứ? Trước cậu hay tới thăm cậu ta hả?”
Chương Hồng Mai không tưởng tượng nổi. “Bạn học cũ của cậu? Vậy cậu ấy cũng đến từ cái xó quê mùa như cậu à? Nhìn chẳng giống tí nào!”
Từ Anh hỏi: “Cậu ấy học trường nào thế? Nhìn rất có khí chất, hay là học ở trường nghệ thuật?”
Tần Chiêu Chiêu gật đầu, nói Kiều Mục học ở Học viện âm nhạc Thượng Hải, mọi người trầm trồ: “Oa! Tài tử âm nhạc hả trời!”
Mấy người họ có vẻ rất hứng thú với anh chàng tài tử âm nhạc này, xúm lại quanh Tần Chiêu Chiêu mỗi người một câu, hỏi xem sao cô lại quen cậu, cậu là người thế nào, bao nhiêu tuổi, có bạn gái chưa… Cô ậm ừ cho qua, chỉ nhấn mạnh một chuyện: “Cậu ấy có bạn gái rồi, cùng lớp cấp ba, rất xinh.”
Sắp tới kỳ thi cuối kỳ, Tần Chiêu Chiêu bắt đầu giảm bớt thời gian làm thêm; mặc dù ôn bài vất bả, cô vẫn bỏ chút thời gian tới thăm nhà bà ngoại Kiều Mục. Vẫn giả là đi điều tra thị trường, nhưng vào nhà rồi cô cũng không ngồi chơi, chủ động giúp mợ giặt giũ, dọn dẹp. Cô không có ý gì, chỉ nghĩ nếu mình làm giúp một việc, Kiều Mục sẽ bớt được một việc; cô tình nguyện san sẻ công việc với cậu. Nói thẳng ra, nếu có thế, cô sẵn sàng bớt thời gian qua đây giúp đỡ, nhưng cô không thể tỏ ra cần mẫn khó hiểu như thế được, tự nhiên chạy tới nhiều, người ta sẽ nghi ngờ, không quen không thân sao lại nhiệt tình tới giúp chăm lo một bà già liệt giường? Sau hai lần Tần Chiêu Chiêu chủ động tới giúp việc, mợ Kiều Mục đã có vẻ nhã nhặn hơn, tiễn cô về còn dặn nếu rảnh nhớ ghé chơi. Mời mọc cho lịch sự vậy, thực chất có người vừa vào cửa đã nhận việc hộ, bà mừng còn không hết. Bất kể vì lý do gì, lời mời này cũng đủ khiến Tần Chiêu Chiêu cảm thấy vô cùng vui vẻ.
Thi cuối kỳ suôn sẻ, nghỉ hè nhưng Tần Chiêu Chiêu không muốn về nhà, cô định ở lại Thượng Hải kiếm việc làm thêm hè, vừa tiết kiệm tiền đi đường vừa có thể kiếm tiền nộp học phí cho bản thân, mà quan trọng hơn là có cớ thỉnh thoảng tới nhà bà ngoại Kiều Mục. Ba mẹ cô cũng không nghi ngờ gì, chỉ dặn đi dặn lại đừng cố gắng chịu khổ, nhất định phải tự chăm sóc bản thân cẩn thận.
Sinh viên năm thứ nhất không có nhiều lựa chọn công việc làm thêm hè, quanh đi quẩn lại cũng chỉ có tiếp thị sản phẩm, phát tờ rơi, bán hàng hoặc phục vụ ở nhà hàng… Các công ty lớn tuyển sinh viên làm thêm đều yêu cầu là sinh viên năm thứ ba trở lên. Tần Chiêu Chiêu được nhận vào vị trí bán hàng cho một siêu thị.
Tới siêu thị trình diện xong xuôi, cô được quản lý cho phụ trách trông coi quầy hàng đồ ăn vặt. Công việc bán hàng không quá vất vả, chỉ cần đứng quản lý hoặc bổ sung các loại hàng hóa lên giá hàng, tiện thể giám sát xem có khách hàng nào xấu tính có hành vi ăn cắp hay không. Công việc chia theo ca, mỗi tuần lại đổi ca một lần.
Hôm nay Mười ba tháng Bảy, lẽ ra Tần Chiêu Chiêu đi làm ca tối nhưng Tạ Á khăng khăng bắt cô đổi ca với đồng nghiệp. Đêm đó sẽ công bố kết quả Bắc Kinh cạnh tranh giành quyền đăng cai Thế vận hội Olympics 2008, rất nhiều trường ở Thượng Hải tổ chức cho giáo viên và học sinh xem truyền hình trực tiếp sự kiện này, Đại học Phục Đán còn tổ chức chương trình Sinh viên Phục Đán đón chào Olympics. Tạ Á kéo Tần Chiêu Chiêu tới Phục Đán. “Đi đi mà, nhất định là vô cùng náo nhiệt, nếu giành được quyền đăng cai nhất định còn náo nhiệt hơn. Mình không về quê để chờ xem cái này mà.”
Tần Chiêu Chiêu chưa bao giờ hứng thú với những nơi tưng bừng náo nhiệt, cũng không để ý chuyện Bắc Kinh đăng cai Olympics, nhưng Tạ Á nhất định lôi cô theo, cô đành miễn cưỡng đi cùng. Tám rưỡi mới bắt đầu chương trình, năm giờ hai người tới sảnh đã chật kín người, xem ra giới trẻ vô cùng quan tâm đến sự kiện đặc biệt này. Lúc Samarach đứng tại Moscow dõng dạc tuyên bố nơi đăng cai Thế vận hội 2008 là… “Beijing[1]”, cả sảnh như vỡ òa trong tiếng vỗ tay dồn dập. Tất cả giáo viên, sinh viên đều sung sướng đến phát điên, cả trường Phục Đán hóa thành một biển hoan lạc.
[1] Bắc Kinh.
Giờ phút này, cả thành Thượng Hải cũng vỡ òa. Từ phố lớn tới hẻm nhỏ, từ nhà hàng tới quán trà, quảng trường, công viên, các khu dân cư… vô số người Trung Quốc nhất tề vỗ tay vang dội… Bắc Kinh đã giành được quyền đăng cai Thế vận hội.
Đêm đó, Thượng Hải sục sôi như đón Tết, gần nửa đêm nhưng đâu đâu cũng đèn đuốc rực trời, pháo nổ đì đùng khắp nơi, từng đợt pháo hoa đủ màu sắc bắn lên bầu trời đêm xanh thẫm; ngoài đường người người tụ tập ăn mừng. Tần Chiêu Chiêu và Tạ Á hòa vào một nhóm sinh viên mừng vui đổ ra đường, bắt đầu tuần hành ăn mừng; giữa đường không ít người chủ động gia nhập, hàng ngũ cứ thế đông dần lên. Mọi người sung sướng cười vang, nhảy múa, reo hò; rất nhiều hàng quán ven đường treo cờ đỏ tươi; dân chúng hai bên đường xem xong ti vi cũng ghé ra cửa sổ, hòa chung tiếng reo hò với dòng người bên dưới:
“Bắc Kinh muôn năm!”
“Trung Quốc muôn năm!”
Tiếng reo hò cuộn trào như sóng thần vang dội bầu trời đêm Thượng Hải rực rỡ khói màu.
Tần Chiêu Chiêu chưa bao giờ được chứng kiến cảnh cả thành phố sôi trào, tưng bừng, kích động như vậy. Cô bị chấn động bởi cơn cuồng hoan tưởng vỡ òa cả thành phố.
Hôm sau, trang nhất báo chiều Tân Dân hân hoan đưa tin Trung Quốc đã giành được quyền đăng cai Thế vận hội, Tạ Á cất kĩ tờ báo, nói đây là thời khắc lịch sử mà cô được chứng kiến, vô cùng quý giá.
Mấy ngày sau, Thượng Hải vẫn còn chìm trong bầu không khí hạnh phúc ấy. Suốt mấy ngày, ai nấy hoan hỉ muốn nâng cốc chúc mừng, siêu thị của Tần Chiêu Chiêu không đủ bia phục vụ nhu cầu của người mua. Quản lý mừng rỡ, mặt mày hớn hở, treo ngay một tấm băng rôn đỏ trước siêu thị: Nhiệt liệt chúc mừng Bắc Kinh giành được quyền đăng cai Thế vận hội.
Hai tháng làm việc ở siêu thị, ban đầu Tần Chiêu Chiêu cảm thấy thật khổ sở. Phụ trách quầy đồ ăn vặt, ngày ngày đánh bạn với đủ loại bánh mứt kẹo ngon lành, màu sắc sặc sỡ, miệng cô lại nổi hứng thèm ăn nhưng tiếc tiền mua. Rất nhiều đồ ăn ngon, cô lấy đâu ra tiền mà mua chừng ấy thứ về nhấm nháp? Trừ những lúc thật sự quá thèm mới bỏ tiền mua một ít ăn cho đỡ, nếu không cô sẽ cắn răng nhịn; chỉ thấy mà không được ăn, không cần nói cũng biết khó chịu đến mức nào.
Cũng may, ít lâu sau cô được chuyển vị trí, quản lý điều cô sang quầy bán mỹ phẩm, cuối cùng đã có thể nắm mắt làm ngơ. Ở quầy này, Tần Chiêu Chiêu làm việc cùng A Phân, được bạn dạy rất nhiều kiến thức làm đẹp căn bản như phân loại da, với những làn da khác nhau cần những loại mỹ phẩm nào… A Phân còn dùng đồ mẫu dạy Tần Chiêu Chiêu làm thế nào để trang điểm cho thật trang nhã, tuy học xong nhưng Tần Chiêu Chiêu vẫn không có cơ hội thực hành bởi giá mỹ phẩm đắt vô cùng. Một hộp phấn nhỏ cũng bảy, tám mươi đồng; một bộ đồ trang điểm ít nhất cũng phải có son môi, bút kẻ mắt, mascara… mua đủ cũng vài trăm đồng. Cô không nỡ bỏ chừng đó tiền đầu tư “tân trang mặt mũi”. A Phân khuyên cô ít nhất cũng nên mua một thỏi son Maybelline giá rẻ, đây là món mỹ phẩm đầu tiên cô có.
Công việc ở siêu thị tương đối nhàn nhã nhưng cũng khá nhàm chán, ngày ngày đứng bên quầy nhìn khách hàng ngược xuôi như nước. Nếu trực tối sẽ có nhiều chuyện thú vị hơn, vì gần siêu thị có một hộp đêm, buổi tối thường có rất nhiều tiếp viên túm năm tụm ba đến làm ăn. Bọn họ ai nấy đều trang điểm lòe loẹt, trang phục hở hang khiến Tần Chiêu Chiêu được phen “mở rộng tầm mắt”.
Một lần, có một tiếp viên đầy đặn mặc một bộ đồ hở ngực vào siêu thị, ánh mắt mọi người đổ dồn lên người cô gái ấy. Áo trễ quá đi, ngực lớn quá… Nói như A Phân thì: “Ngực to thế không biết, thế này còn gì là ngực nữa, giống hai quả bóng hơn!”
Tần Chiêu Chiêu nhìn chiếc áo khoe tới ba phần tư bộ ngực đầy đặn, chỉ biết nghẹn họng nhìn trân trân, mặc thế này có khác gì không mặc?
A Phân có vẻ quen thuộc. “Mấy cô tiếp viên hộp đêm ăn mặc thế này là chuyện thường! Khoe càng nhiều thì càng dễ hút khách, nếu không làm sao kiếm được tiền?”
Tần Chiêu Chiêu hít một hơi lạnh, tan việc liền thức suốt đêm viết một phong thư dài gửi Đàm Hiểu Yến.
Rời Hổ Môn, Đàm Hiểu Yến ôm hành lý đi Thâm Quyến nhờ cậy một học trò của ba ngày trước là Ngô Quắc Anh. Ngô Quắc Anh năm nay hai mươi lăm tuổi, trước kia theo học hàn điện với ba Hiểu Yến ở Hồng Cơ, sau khi nghỉ việc đã xuôi nam tới Thâm Quyến, nghe nói chị sống không tồi, còn đồng ý giới thiệu việc làm cho cô.
Đàm Hiểu Yến lòng đầy mong mỏi tới Thâm Quyến, không đầy hai ngày liền gọi điện than thở: “Chiêu Chiêu, mình chẳng biết nên làm gì bây giờ nữa. Hóa ra Ngô Quắc Anh làm tiếp viên ở Thâm Quyến, chị ấy giới thiệu mình đi làm ở hộp đêm.”
Tần Chiêu Chiêu giật mình. “Hiểu Yến, những chốn như thế ngàn vạn lần không được tới nhé!”
Đàm Hiểu Yến cũng không muốn, tuy Ngô Quắc Anh nói làm tiếp viên chỉ cần tiếp khách, mời uống chút rượu, hát hò một chút là có thể kiếm được tiền, nhưng cô vẫn không muốn. Ngô Quắc Anh không ép, chỉ dặn cô đừng kể với người ở nhà chị ở đây làm tiếp viên, chị cho cô ở cùng, từ từ tìm việc làm.
Một cô gái trẻ tốt nghiệp trung cấp, không bằng cấp, không kinh nghiệm, muốn tìm một công việc tốt thật không dễ. Đàm Hiểu Yến ngược xuôi ở chợ việc làm mấy lần, quanh đi quẩn lại cũng chỉ có những việc như công nhân xưởng hay phục vụ khách sạn, cô không muốn làm. Cuối cùng, cô ứng tuyển vào chân thủ kho ở một siêu thị văn phòng phẩm, bao ăn ngủ, lương tháng tám trăm đồng. Hai hôm sau, họ gọi điện báo cô đi làm, cô lập tức thu dọn hành lý tạm biệt Ngô Quắc Anh.
Làm việc ở siêu thị được hai tháng, bà chủ có một cô cháu họ xa thi trượt đại học đành chạy tới Thâm Quyến xin việc. Người nhà xuất hiện, chân coi kho của cô không còn. Siêu thị cũng không thiếu người, bà chủ không muốn nuôi thêm một kẻ nhàn rỗi, vì thế cho cô nghỉ việc. Bọn họ vô cớ đuổi việc cũng không bồi thường vì những công việc lương tháng mấy trăm ngàn này không ký hợp đồng lao động, ở hay đi chỉ một câu nói của họ là xong. Ít ra ông chủ vẫn có chút áy náy, nói cô cứ ở ký túc xá công ty vài ngày rồi đi tìm việc mới.
Trời tháng Bảy nóng như thiêu như đốt, ánh mặt trời như kim sa kim phấn vây lấy người. Hơi nóng rần rật mang đến chút áp lực tới nghẹt thở. Trời nóng bức, Đàm Hiểu Yến bôn ba khắp đường lớn đường nhỏ ở Thâm Quyến không ngừng nộp đơn xin việc.
Việc tốt khó tìm, nhất là lại tìm vội vàng như thế; mấy ngày liền chưa tìm được việc, bà chủ đã khó chịu. Ký túc xá mỗi người một chỗ, Đàm Hiểu Yến chưa đi thì cháu họ vẫn phải ở nhà bà, đương nhiên không thể vui nổi, trong lời nói cũng có vài phần mỉa mai. Đàm Hiểu Yến tuổi trẻ khí thịnh, không chịu nổi mấy câu khó nghe liền xách túi đi thẳng, thà ở đầu đường còn hơn ở lại nhìn cái bản mặt khó chịu của bà chủ.
Lúc tức giận không suy nghĩ nhiều, đến khi thật sự chơ vơ giữa đường rồi, Đàm Hiểu Yến từ từ nghĩ lại mới thấy nản. Ông chủ đã đồng ý cho cô ở lại đến lúc tìm được việc mới, chỉ cần lờ cái mặt khó coi của bà chủ là xong, vậy mà cô lại nóng nảy quá, mới bị móc máy vài câu đã đùng đùng xách túi đi. Cô đi là đúng ý bà chủ, đã thế bản thân còn lang thang đầu đường. Đúng là ngu không ai bằng!
Do dự một lúc, Đàm Hiểu Yến mang một bụng âu sầu, uất ức bắt một chiếc xe bus. Xe bus đi qua đường Thâm Nam nổi tiếng Thâm Quyến. Đại lộ Thâm Nam thẳng tắp là con đường phồn hoa, đông đúc xuyên qua lòng thành phố Thâm Quyến. Đại học Thâm Quyến, viện khoa học kĩ thuật, thành Hoa Kiều, công viên trung tâm, công viên Cửa sổ thế giới, phố mua sắm Đông Môn, cao ốc Địa Vương… Một loạt những công trình kiến trúc hiện đại như châu ngọc điểm xuyết hai bên đường. Đêm xuống, đèn neon lấp lánh sáng hơn tinh tú trên trời, con đường rực rỡ, huy hoàng dưới ánh đèn lung linh. Đường Thâm Nam không chỉ là con đường để đi lại, bản thân nó còn tóm gọn tất cả những cảnh sắc kinh điển của thành phố này.
Đàm Hiểu Yến rất thích đại lộ Thâm Nam. Lần đầu tiên đi qua con đường này cô đã có ấn tượng vô cùng sâu sắc, con đường xinh đẹp, bừng lên sức sống và hơi thở hiện đại, tươi mới. Những lúc rảnh rỗi, cô sẽ bắt xe bus đi một vòng quanh Thâm Nam ngắm cảnh; đến giờ không còn chỗ nào để đi, cô vẫn theo thói cũ bắt xe bus đi vòng quanh, định mượn cảnh giải sầu.
Đại lộ Thâm Nam vẫn xinh đẹp như thế, nhưng càng ngắm nhìn cô càng thấy tâm trạng mình u ám. Cảnh đẹp không những không giúp cô xua tan nỗi phiền muộn mà còn khiến cô buồn bực, khó chịu hơn. Tới một điểm dừng, cô xuống xe, tìm bốt điện thoại gần nhất gọi điện cho Tần Chiêu Chiêu.
Tần Chiêu Chiêu vừa quay về ký túc xá, nghe thấy tiếng bạn tốt trong điện thoại có phần khác lạ, cô lo lắng hỏi han. Đàm Hiểu Yến kể hết đầu đuôi, cuối cùng nói: “Chiêu Chiêu à, giờ mình một thân một mình xách hành lý đi giữa đường Thâm Nam. Lúc trước từng kể cậu nghe đại lộ Thâm Nam đẹp đẽ, cây cối xanh tươi lại nhiều công trình đẹp mắt, những lúc rảnh rỗi mình hay tới đây chơi. Đêm nay đường Thâm Nam vẫn rộng rãi, đẹp đẽ như thế, nhưng không hiểu sao lòng mình khó chịu tới vậy. Bởi vì nó có đẹp cũng không liên quan tới mình, nơi này không phải chốn của mình. Mình chỉ là một đứa tha hương làm thuê, Thâm Quyến lớn như vậy nhưng không có chốn dung thân cho kẻ làm thuê như mình.” Nói xong, chỉ còn tiếng nức nở, cô gái mười chín tuổi đau đớn nghẹn ngào.
Đại lộ Thâm Nam đẹp đẽ hẳn sẽ nhớ mãi đêm hè ấy, một cô gái trẻ tha hương bất lực, tủi thân bật khóc giữa đường. Tần Chiêu Chiêu cũng vĩnh viễn không thể quên tiếng khóc nức nở của Đàm Hiểu Yến trong điện thoại, lòng cô nhói lên một niềm chua xót.
Thế giới ngoài kia tươi đẹp quá, nhưng chẳng biết phải làm sao… Người trẻ ôm mộng lớn ra đời tìm kiếm tương lai, trải qua gió mưa của thế giới ngoài kia thì đều thấm thía ý tứ của hai câu nói này.
Đàm Hiểu Yến lang thang giữa Thâm Quyến không ai thân thiết, người quen duy nhất là Ngô Quắc Anh, cô chỉ có thể nhờ đến chị. Chị cho cô ở lại, còn khuyên cô nên tới hộp đêm thử một lần. “Hộp đêm cũng chẳng có gì, em chỉ cần ngồi chung mời khách uống rượu, hát hò chút thôi, không cần phải biểu diễn gì đâu.”
Đàm Hiểu Yến ở nhờ nhà chị, không nỡ từ chối, đành đi theo một lần. Cô chẳng có áo quần tử tế, chỉ để mặt mộc, mặc một chiếc áo trắng, váy xanh tới hộp đêm. Ngô Quắc Anh gặp một vị khách quen, giới thiệu Đàm Hiểu Yến: “Đây là em gái cùng quê em, xin nhờ ông chủ Hách quan tâm một chút, đừng dọa em nó sợ.”
Không biết có phải nhờ lời nhắc nhở của chị hay không, mà ông chủ Hách rất nhã nhặn, chỉ cùng Đàm Hiểu Yến hát vài bài, lúc đi còn cho cô hai trăm đồng. Cô bất ngờ trợn tròn mắt, lần đầu tiên trong đời tiền đến tay dễ dàng như thế. Lúc ấy, cô tự nhiên muốn đồng ý đi làm ở hộp đêm với Ngô Quắc Anh. Kiếm tiền dễ quá đi! Bản tính con người ham ăn lười làm, nếu có thể kiếm tiền dễ dàng thì ai sẽ đồng ý chịu khổ đây?
Đàm Hiểu Yến gọi điện kể cho Tần Chiêu Chiêu nghe những gì đã gặp ở hộp đêm, cô tinh tế nhận ra bạn mình đã có phần dao động, liền khuyên nhủ thật lâu. Đêm nay, mắt thấy tiếp viên hộp đêm mặc trang phục hở hang, cô lại viết một bức thư dài gửi bạn. Hiếu Yến không có số điện thoại cố định, chỉ có thể liên lạc qua thư. Cô viết thư dặn bạn tuyệt đối đừng tới hộp đêm, nơi đó giống một chảo nhuộm, đã rơi vào không muốn ô uế cũng chẳng dễ dàng.
Tạ Á kéo tay cô. “Tần Chiêu Chiêu, ngoài cửa hình như có một cậu rất được đang vẫy cậu đấy.”
Tần Chiêu Chiêu nghiêng đầu nhìn qua cửa sổ, đập vào mắt cô là gương mặt Kiều Mục và ánh mặt trời chói lòa ngày hè. Trái tim cô như bị thứ gì chạm phải, chầm chậm lay động, đung đưa.
Còn lâu mới tan học, giảng viên vẫn thao thao bất tuyệt về phạm vi ôn tập và các vấn đề mấu chốt, Tần Chiêu Chiêu không an lòng, mất hết tập trung. Kiều Mục đang ở ngoài kia? Cậu chủ động tới tìm cô? Có chuyện gì quan trọng không? Hay là cần cô giúp gì? Càng nghĩ cô càng thấy không thể ngồi yên trong lớp được nữa. Lần đầu tiên trong đời, cô dám to gan bắt chước đám con trai lừa lúc giảng viên không chú ý là chuồn khỏi cửa sau.
Mọi người trong lớp vừa ngạc nhiên vừa hăm hở nhìn Tần Chiêu Chiêu. Cô nàng xưa giờ nổi tiếng là sinh viên trung thực, nề nếp, chăm chỉ, cố gắng nhất giờ cũng bắt chước “vượt ngục” ngay trước mắt giảng viên. Lúc cô trốn được khỏi cửa sau, trong lớp bỗng bật ra một tràng cười khẽ.
Giảng viên trên bục không hiểu chuyện gì, ngẩng đầu hỏi: “Các em cười gì?”
Sinh viên bên dưới cười nghiêng ngả.
Tần Chiêu Chiêu ra khỏi lớp, Kiều Mục đã đón ngay. “Sao lại lén ra ngoài thế này?”
“Cậu đến mà… Mình sợ cậu tìm mình có chuyện gấp.”
“Không có gì đâu, tiện đường đi qua nên vào thăm cậu chút thôi. Đúng rồi, nghe mợ mình nói mấy hôm trước cậu có qua lấy đánh giá phản hồi, còn giúp mợ giặt đồ nữa. Cảm ơn nhé!”
“Chuyện nhỏ không cần cảm ơn đâu. Mấy chuyện này ở nhà mình làm quen rồi. Sao hôm nay cậu lại rảnh rỗi qua đây thế? Không phải đi học à? Không cần luyện đàn sao?”
“Mình học theo cậu, cũng đi làm thêm.”
Kiều Mục kể cho cô nghe, cậu mới nhận dạy dương cầm cho một cô bé năm tuổi ở phố bên. Mỗi tuần một buổi, bốn lăm phút công năm mươi đồng.
Lần đầu tiên Kiều Mục tới trường của Tần Chiêu Chiêu, cô dắt cậu đi thăm trường. Đây là một ngôi trường cổ kính, khuôn viên không lớn nhưng cảnh sắc rất đẹp. Cây cối hoa cỏ, hồ nước, giả sơn, cầu nhỏ vắt qua dòng nước chảy… cảnh vật thấp thoáng sau tán cây xanh rì, tạo nên một vẻ tĩnh lặng, tao nhã trữ tình. Ở trường, Tần Chiêu Chiêu thích nhất là con đường rợp bóng ngô đồng, bóng cây lay động, vô cùng lãng mạn, nên thơ. Chẳng cần tay trong tay, chỉ cần được như bằng hữu chầm chậm sóng đôi trên con đường xinh đẹp này cũng đủ khiến Tần Chiêu Chiêu hạnh phúc lắm rồi.
Sánh vai cùng bước dưới ánh mặt trời, nghiêng đầu có thể thấy được gương mặt đẹp nhất thế gian của mình. Niềm hạnh phúc tựa như tán cây xanh rì dịu dàng bao bọc Tần Chiêu Chiêu, tình yêu giấu kín của cô giống như ánh mặt trời lọt qua kẽ lá, lặng lẽ, dịu êm.
Sau lần Kiều Mục tới tìm Tần Chiêu Chiêu, trừ Phương Thanh Dĩnh nghỉ học hôm đó, bạn bè trong lớp đều xúm lại, tò mò hỏi cô người đó là ai? Trước giờ chưa bao giờ thấy con trai tới thăm cô, vậy mà lần này Kiều Mục vừa xuất hiện đã rực rỡ, chói lòa như ánh mặt trời tháng Sáu, còn làm cô trốn học giữa giờ nữa, mọi người không thể không thấy tò mò.
Tạ Á hỏi thẳng: “Tần Chiêu Chiêu, cái cậu đó là ai vậy? Đẹp trai quá!”
Thường Khả Hân đoán già đoán non: “Tần Chiêu Chiêu, cậu ta không phải là người bạn học cũ cậu từng nhắc tới đấy chứ? Trước cậu hay tới thăm cậu ta hả?”
Chương Hồng Mai không tưởng tượng nổi. “Bạn học cũ của cậu? Vậy cậu ấy cũng đến từ cái xó quê mùa như cậu à? Nhìn chẳng giống tí nào!”
Từ Anh hỏi: “Cậu ấy học trường nào thế? Nhìn rất có khí chất, hay là học ở trường nghệ thuật?”
Tần Chiêu Chiêu gật đầu, nói Kiều Mục học ở Học viện âm nhạc Thượng Hải, mọi người trầm trồ: “Oa! Tài tử âm nhạc hả trời!”
Mấy người họ có vẻ rất hứng thú với anh chàng tài tử âm nhạc này, xúm lại quanh Tần Chiêu Chiêu mỗi người một câu, hỏi xem sao cô lại quen cậu, cậu là người thế nào, bao nhiêu tuổi, có bạn gái chưa… Cô ậm ừ cho qua, chỉ nhấn mạnh một chuyện: “Cậu ấy có bạn gái rồi, cùng lớp cấp ba, rất xinh.”
Sắp tới kỳ thi cuối kỳ, Tần Chiêu Chiêu bắt đầu giảm bớt thời gian làm thêm; mặc dù ôn bài vất bả, cô vẫn bỏ chút thời gian tới thăm nhà bà ngoại Kiều Mục. Vẫn giả là đi điều tra thị trường, nhưng vào nhà rồi cô cũng không ngồi chơi, chủ động giúp mợ giặt giũ, dọn dẹp. Cô không có ý gì, chỉ nghĩ nếu mình làm giúp một việc, Kiều Mục sẽ bớt được một việc; cô tình nguyện san sẻ công việc với cậu. Nói thẳng ra, nếu có thế, cô sẵn sàng bớt thời gian qua đây giúp đỡ, nhưng cô không thể tỏ ra cần mẫn khó hiểu như thế được, tự nhiên chạy tới nhiều, người ta sẽ nghi ngờ, không quen không thân sao lại nhiệt tình tới giúp chăm lo một bà già liệt giường? Sau hai lần Tần Chiêu Chiêu chủ động tới giúp việc, mợ Kiều Mục đã có vẻ nhã nhặn hơn, tiễn cô về còn dặn nếu rảnh nhớ ghé chơi. Mời mọc cho lịch sự vậy, thực chất có người vừa vào cửa đã nhận việc hộ, bà mừng còn không hết. Bất kể vì lý do gì, lời mời này cũng đủ khiến Tần Chiêu Chiêu cảm thấy vô cùng vui vẻ.
Thi cuối kỳ suôn sẻ, nghỉ hè nhưng Tần Chiêu Chiêu không muốn về nhà, cô định ở lại Thượng Hải kiếm việc làm thêm hè, vừa tiết kiệm tiền đi đường vừa có thể kiếm tiền nộp học phí cho bản thân, mà quan trọng hơn là có cớ thỉnh thoảng tới nhà bà ngoại Kiều Mục. Ba mẹ cô cũng không nghi ngờ gì, chỉ dặn đi dặn lại đừng cố gắng chịu khổ, nhất định phải tự chăm sóc bản thân cẩn thận.
Sinh viên năm thứ nhất không có nhiều lựa chọn công việc làm thêm hè, quanh đi quẩn lại cũng chỉ có tiếp thị sản phẩm, phát tờ rơi, bán hàng hoặc phục vụ ở nhà hàng… Các công ty lớn tuyển sinh viên làm thêm đều yêu cầu là sinh viên năm thứ ba trở lên. Tần Chiêu Chiêu được nhận vào vị trí bán hàng cho một siêu thị.
Tới siêu thị trình diện xong xuôi, cô được quản lý cho phụ trách trông coi quầy hàng đồ ăn vặt. Công việc bán hàng không quá vất vả, chỉ cần đứng quản lý hoặc bổ sung các loại hàng hóa lên giá hàng, tiện thể giám sát xem có khách hàng nào xấu tính có hành vi ăn cắp hay không. Công việc chia theo ca, mỗi tuần lại đổi ca một lần.
Hôm nay Mười ba tháng Bảy, lẽ ra Tần Chiêu Chiêu đi làm ca tối nhưng Tạ Á khăng khăng bắt cô đổi ca với đồng nghiệp. Đêm đó sẽ công bố kết quả Bắc Kinh cạnh tranh giành quyền đăng cai Thế vận hội Olympics 2008, rất nhiều trường ở Thượng Hải tổ chức cho giáo viên và học sinh xem truyền hình trực tiếp sự kiện này, Đại học Phục Đán còn tổ chức chương trình Sinh viên Phục Đán đón chào Olympics. Tạ Á kéo Tần Chiêu Chiêu tới Phục Đán. “Đi đi mà, nhất định là vô cùng náo nhiệt, nếu giành được quyền đăng cai nhất định còn náo nhiệt hơn. Mình không về quê để chờ xem cái này mà.”
Tần Chiêu Chiêu chưa bao giờ hứng thú với những nơi tưng bừng náo nhiệt, cũng không để ý chuyện Bắc Kinh đăng cai Olympics, nhưng Tạ Á nhất định lôi cô theo, cô đành miễn cưỡng đi cùng. Tám rưỡi mới bắt đầu chương trình, năm giờ hai người tới sảnh đã chật kín người, xem ra giới trẻ vô cùng quan tâm đến sự kiện đặc biệt này. Lúc Samarach đứng tại Moscow dõng dạc tuyên bố nơi đăng cai Thế vận hội 2008 là… “Beijing[1]”, cả sảnh như vỡ òa trong tiếng vỗ tay dồn dập. Tất cả giáo viên, sinh viên đều sung sướng đến phát điên, cả trường Phục Đán hóa thành một biển hoan lạc.
[1] Bắc Kinh.
Giờ phút này, cả thành Thượng Hải cũng vỡ òa. Từ phố lớn tới hẻm nhỏ, từ nhà hàng tới quán trà, quảng trường, công viên, các khu dân cư… vô số người Trung Quốc nhất tề vỗ tay vang dội… Bắc Kinh đã giành được quyền đăng cai Thế vận hội.
Đêm đó, Thượng Hải sục sôi như đón Tết, gần nửa đêm nhưng đâu đâu cũng đèn đuốc rực trời, pháo nổ đì đùng khắp nơi, từng đợt pháo hoa đủ màu sắc bắn lên bầu trời đêm xanh thẫm; ngoài đường người người tụ tập ăn mừng. Tần Chiêu Chiêu và Tạ Á hòa vào một nhóm sinh viên mừng vui đổ ra đường, bắt đầu tuần hành ăn mừng; giữa đường không ít người chủ động gia nhập, hàng ngũ cứ thế đông dần lên. Mọi người sung sướng cười vang, nhảy múa, reo hò; rất nhiều hàng quán ven đường treo cờ đỏ tươi; dân chúng hai bên đường xem xong ti vi cũng ghé ra cửa sổ, hòa chung tiếng reo hò với dòng người bên dưới:
“Bắc Kinh muôn năm!”
“Trung Quốc muôn năm!”
Tiếng reo hò cuộn trào như sóng thần vang dội bầu trời đêm Thượng Hải rực rỡ khói màu.
Tần Chiêu Chiêu chưa bao giờ được chứng kiến cảnh cả thành phố sôi trào, tưng bừng, kích động như vậy. Cô bị chấn động bởi cơn cuồng hoan tưởng vỡ òa cả thành phố.
Hôm sau, trang nhất báo chiều Tân Dân hân hoan đưa tin Trung Quốc đã giành được quyền đăng cai Thế vận hội, Tạ Á cất kĩ tờ báo, nói đây là thời khắc lịch sử mà cô được chứng kiến, vô cùng quý giá.
Mấy ngày sau, Thượng Hải vẫn còn chìm trong bầu không khí hạnh phúc ấy. Suốt mấy ngày, ai nấy hoan hỉ muốn nâng cốc chúc mừng, siêu thị của Tần Chiêu Chiêu không đủ bia phục vụ nhu cầu của người mua. Quản lý mừng rỡ, mặt mày hớn hở, treo ngay một tấm băng rôn đỏ trước siêu thị: Nhiệt liệt chúc mừng Bắc Kinh giành được quyền đăng cai Thế vận hội.
Hai tháng làm việc ở siêu thị, ban đầu Tần Chiêu Chiêu cảm thấy thật khổ sở. Phụ trách quầy đồ ăn vặt, ngày ngày đánh bạn với đủ loại bánh mứt kẹo ngon lành, màu sắc sặc sỡ, miệng cô lại nổi hứng thèm ăn nhưng tiếc tiền mua. Rất nhiều đồ ăn ngon, cô lấy đâu ra tiền mà mua chừng ấy thứ về nhấm nháp? Trừ những lúc thật sự quá thèm mới bỏ tiền mua một ít ăn cho đỡ, nếu không cô sẽ cắn răng nhịn; chỉ thấy mà không được ăn, không cần nói cũng biết khó chịu đến mức nào.
Cũng may, ít lâu sau cô được chuyển vị trí, quản lý điều cô sang quầy bán mỹ phẩm, cuối cùng đã có thể nắm mắt làm ngơ. Ở quầy này, Tần Chiêu Chiêu làm việc cùng A Phân, được bạn dạy rất nhiều kiến thức làm đẹp căn bản như phân loại da, với những làn da khác nhau cần những loại mỹ phẩm nào… A Phân còn dùng đồ mẫu dạy Tần Chiêu Chiêu làm thế nào để trang điểm cho thật trang nhã, tuy học xong nhưng Tần Chiêu Chiêu vẫn không có cơ hội thực hành bởi giá mỹ phẩm đắt vô cùng. Một hộp phấn nhỏ cũng bảy, tám mươi đồng; một bộ đồ trang điểm ít nhất cũng phải có son môi, bút kẻ mắt, mascara… mua đủ cũng vài trăm đồng. Cô không nỡ bỏ chừng đó tiền đầu tư “tân trang mặt mũi”. A Phân khuyên cô ít nhất cũng nên mua một thỏi son Maybelline giá rẻ, đây là món mỹ phẩm đầu tiên cô có.
Công việc ở siêu thị tương đối nhàn nhã nhưng cũng khá nhàm chán, ngày ngày đứng bên quầy nhìn khách hàng ngược xuôi như nước. Nếu trực tối sẽ có nhiều chuyện thú vị hơn, vì gần siêu thị có một hộp đêm, buổi tối thường có rất nhiều tiếp viên túm năm tụm ba đến làm ăn. Bọn họ ai nấy đều trang điểm lòe loẹt, trang phục hở hang khiến Tần Chiêu Chiêu được phen “mở rộng tầm mắt”.
Một lần, có một tiếp viên đầy đặn mặc một bộ đồ hở ngực vào siêu thị, ánh mắt mọi người đổ dồn lên người cô gái ấy. Áo trễ quá đi, ngực lớn quá… Nói như A Phân thì: “Ngực to thế không biết, thế này còn gì là ngực nữa, giống hai quả bóng hơn!”
Tần Chiêu Chiêu nhìn chiếc áo khoe tới ba phần tư bộ ngực đầy đặn, chỉ biết nghẹn họng nhìn trân trân, mặc thế này có khác gì không mặc?
A Phân có vẻ quen thuộc. “Mấy cô tiếp viên hộp đêm ăn mặc thế này là chuyện thường! Khoe càng nhiều thì càng dễ hút khách, nếu không làm sao kiếm được tiền?”
Tần Chiêu Chiêu hít một hơi lạnh, tan việc liền thức suốt đêm viết một phong thư dài gửi Đàm Hiểu Yến.
Rời Hổ Môn, Đàm Hiểu Yến ôm hành lý đi Thâm Quyến nhờ cậy một học trò của ba ngày trước là Ngô Quắc Anh. Ngô Quắc Anh năm nay hai mươi lăm tuổi, trước kia theo học hàn điện với ba Hiểu Yến ở Hồng Cơ, sau khi nghỉ việc đã xuôi nam tới Thâm Quyến, nghe nói chị sống không tồi, còn đồng ý giới thiệu việc làm cho cô.
Đàm Hiểu Yến lòng đầy mong mỏi tới Thâm Quyến, không đầy hai ngày liền gọi điện than thở: “Chiêu Chiêu, mình chẳng biết nên làm gì bây giờ nữa. Hóa ra Ngô Quắc Anh làm tiếp viên ở Thâm Quyến, chị ấy giới thiệu mình đi làm ở hộp đêm.”
Tần Chiêu Chiêu giật mình. “Hiểu Yến, những chốn như thế ngàn vạn lần không được tới nhé!”
Đàm Hiểu Yến cũng không muốn, tuy Ngô Quắc Anh nói làm tiếp viên chỉ cần tiếp khách, mời uống chút rượu, hát hò một chút là có thể kiếm được tiền, nhưng cô vẫn không muốn. Ngô Quắc Anh không ép, chỉ dặn cô đừng kể với người ở nhà chị ở đây làm tiếp viên, chị cho cô ở cùng, từ từ tìm việc làm.
Một cô gái trẻ tốt nghiệp trung cấp, không bằng cấp, không kinh nghiệm, muốn tìm một công việc tốt thật không dễ. Đàm Hiểu Yến ngược xuôi ở chợ việc làm mấy lần, quanh đi quẩn lại cũng chỉ có những việc như công nhân xưởng hay phục vụ khách sạn, cô không muốn làm. Cuối cùng, cô ứng tuyển vào chân thủ kho ở một siêu thị văn phòng phẩm, bao ăn ngủ, lương tháng tám trăm đồng. Hai hôm sau, họ gọi điện báo cô đi làm, cô lập tức thu dọn hành lý tạm biệt Ngô Quắc Anh.
Làm việc ở siêu thị được hai tháng, bà chủ có một cô cháu họ xa thi trượt đại học đành chạy tới Thâm Quyến xin việc. Người nhà xuất hiện, chân coi kho của cô không còn. Siêu thị cũng không thiếu người, bà chủ không muốn nuôi thêm một kẻ nhàn rỗi, vì thế cho cô nghỉ việc. Bọn họ vô cớ đuổi việc cũng không bồi thường vì những công việc lương tháng mấy trăm ngàn này không ký hợp đồng lao động, ở hay đi chỉ một câu nói của họ là xong. Ít ra ông chủ vẫn có chút áy náy, nói cô cứ ở ký túc xá công ty vài ngày rồi đi tìm việc mới.
Trời tháng Bảy nóng như thiêu như đốt, ánh mặt trời như kim sa kim phấn vây lấy người. Hơi nóng rần rật mang đến chút áp lực tới nghẹt thở. Trời nóng bức, Đàm Hiểu Yến bôn ba khắp đường lớn đường nhỏ ở Thâm Quyến không ngừng nộp đơn xin việc.
Việc tốt khó tìm, nhất là lại tìm vội vàng như thế; mấy ngày liền chưa tìm được việc, bà chủ đã khó chịu. Ký túc xá mỗi người một chỗ, Đàm Hiểu Yến chưa đi thì cháu họ vẫn phải ở nhà bà, đương nhiên không thể vui nổi, trong lời nói cũng có vài phần mỉa mai. Đàm Hiểu Yến tuổi trẻ khí thịnh, không chịu nổi mấy câu khó nghe liền xách túi đi thẳng, thà ở đầu đường còn hơn ở lại nhìn cái bản mặt khó chịu của bà chủ.
Lúc tức giận không suy nghĩ nhiều, đến khi thật sự chơ vơ giữa đường rồi, Đàm Hiểu Yến từ từ nghĩ lại mới thấy nản. Ông chủ đã đồng ý cho cô ở lại đến lúc tìm được việc mới, chỉ cần lờ cái mặt khó coi của bà chủ là xong, vậy mà cô lại nóng nảy quá, mới bị móc máy vài câu đã đùng đùng xách túi đi. Cô đi là đúng ý bà chủ, đã thế bản thân còn lang thang đầu đường. Đúng là ngu không ai bằng!
Do dự một lúc, Đàm Hiểu Yến mang một bụng âu sầu, uất ức bắt một chiếc xe bus. Xe bus đi qua đường Thâm Nam nổi tiếng Thâm Quyến. Đại lộ Thâm Nam thẳng tắp là con đường phồn hoa, đông đúc xuyên qua lòng thành phố Thâm Quyến. Đại học Thâm Quyến, viện khoa học kĩ thuật, thành Hoa Kiều, công viên trung tâm, công viên Cửa sổ thế giới, phố mua sắm Đông Môn, cao ốc Địa Vương… Một loạt những công trình kiến trúc hiện đại như châu ngọc điểm xuyết hai bên đường. Đêm xuống, đèn neon lấp lánh sáng hơn tinh tú trên trời, con đường rực rỡ, huy hoàng dưới ánh đèn lung linh. Đường Thâm Nam không chỉ là con đường để đi lại, bản thân nó còn tóm gọn tất cả những cảnh sắc kinh điển của thành phố này.
Đàm Hiểu Yến rất thích đại lộ Thâm Nam. Lần đầu tiên đi qua con đường này cô đã có ấn tượng vô cùng sâu sắc, con đường xinh đẹp, bừng lên sức sống và hơi thở hiện đại, tươi mới. Những lúc rảnh rỗi, cô sẽ bắt xe bus đi một vòng quanh Thâm Nam ngắm cảnh; đến giờ không còn chỗ nào để đi, cô vẫn theo thói cũ bắt xe bus đi vòng quanh, định mượn cảnh giải sầu.
Đại lộ Thâm Nam vẫn xinh đẹp như thế, nhưng càng ngắm nhìn cô càng thấy tâm trạng mình u ám. Cảnh đẹp không những không giúp cô xua tan nỗi phiền muộn mà còn khiến cô buồn bực, khó chịu hơn. Tới một điểm dừng, cô xuống xe, tìm bốt điện thoại gần nhất gọi điện cho Tần Chiêu Chiêu.
Tần Chiêu Chiêu vừa quay về ký túc xá, nghe thấy tiếng bạn tốt trong điện thoại có phần khác lạ, cô lo lắng hỏi han. Đàm Hiểu Yến kể hết đầu đuôi, cuối cùng nói: “Chiêu Chiêu à, giờ mình một thân một mình xách hành lý đi giữa đường Thâm Nam. Lúc trước từng kể cậu nghe đại lộ Thâm Nam đẹp đẽ, cây cối xanh tươi lại nhiều công trình đẹp mắt, những lúc rảnh rỗi mình hay tới đây chơi. Đêm nay đường Thâm Nam vẫn rộng rãi, đẹp đẽ như thế, nhưng không hiểu sao lòng mình khó chịu tới vậy. Bởi vì nó có đẹp cũng không liên quan tới mình, nơi này không phải chốn của mình. Mình chỉ là một đứa tha hương làm thuê, Thâm Quyến lớn như vậy nhưng không có chốn dung thân cho kẻ làm thuê như mình.” Nói xong, chỉ còn tiếng nức nở, cô gái mười chín tuổi đau đớn nghẹn ngào.
Đại lộ Thâm Nam đẹp đẽ hẳn sẽ nhớ mãi đêm hè ấy, một cô gái trẻ tha hương bất lực, tủi thân bật khóc giữa đường. Tần Chiêu Chiêu cũng vĩnh viễn không thể quên tiếng khóc nức nở của Đàm Hiểu Yến trong điện thoại, lòng cô nhói lên một niềm chua xót.
Thế giới ngoài kia tươi đẹp quá, nhưng chẳng biết phải làm sao… Người trẻ ôm mộng lớn ra đời tìm kiếm tương lai, trải qua gió mưa của thế giới ngoài kia thì đều thấm thía ý tứ của hai câu nói này.
Đàm Hiểu Yến lang thang giữa Thâm Quyến không ai thân thiết, người quen duy nhất là Ngô Quắc Anh, cô chỉ có thể nhờ đến chị. Chị cho cô ở lại, còn khuyên cô nên tới hộp đêm thử một lần. “Hộp đêm cũng chẳng có gì, em chỉ cần ngồi chung mời khách uống rượu, hát hò chút thôi, không cần phải biểu diễn gì đâu.”
Đàm Hiểu Yến ở nhờ nhà chị, không nỡ từ chối, đành đi theo một lần. Cô chẳng có áo quần tử tế, chỉ để mặt mộc, mặc một chiếc áo trắng, váy xanh tới hộp đêm. Ngô Quắc Anh gặp một vị khách quen, giới thiệu Đàm Hiểu Yến: “Đây là em gái cùng quê em, xin nhờ ông chủ Hách quan tâm một chút, đừng dọa em nó sợ.”
Không biết có phải nhờ lời nhắc nhở của chị hay không, mà ông chủ Hách rất nhã nhặn, chỉ cùng Đàm Hiểu Yến hát vài bài, lúc đi còn cho cô hai trăm đồng. Cô bất ngờ trợn tròn mắt, lần đầu tiên trong đời tiền đến tay dễ dàng như thế. Lúc ấy, cô tự nhiên muốn đồng ý đi làm ở hộp đêm với Ngô Quắc Anh. Kiếm tiền dễ quá đi! Bản tính con người ham ăn lười làm, nếu có thể kiếm tiền dễ dàng thì ai sẽ đồng ý chịu khổ đây?
Đàm Hiểu Yến gọi điện kể cho Tần Chiêu Chiêu nghe những gì đã gặp ở hộp đêm, cô tinh tế nhận ra bạn mình đã có phần dao động, liền khuyên nhủ thật lâu. Đêm nay, mắt thấy tiếp viên hộp đêm mặc trang phục hở hang, cô lại viết một bức thư dài gửi bạn. Hiếu Yến không có số điện thoại cố định, chỉ có thể liên lạc qua thư. Cô viết thư dặn bạn tuyệt đối đừng tới hộp đêm, nơi đó giống một chảo nhuộm, đã rơi vào không muốn ô uế cũng chẳng dễ dàng.
Danh sách chương